1174.28
Nước: Việt Nam (Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn)
267 bài thơ
3 bình luận
38 người thích
Tạo ngày 30/06/2005 23:29 bởi Vanachi, đã sửa 3 lần, lần cuối ngày 10/04/2007 18:55 bởi Vanachi
Nguyễn Bỉnh Khiêm 阮秉謙 (1491 - 28/11/1585) huý là Văn Đạt 文達, tự Hanh Phủ 亨甫, hiệu Bạch Vân am 白雲庵, Bạch Vân cư sĩ 白雲居士, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Xuất thân từ một gia đình trí thức Nho học, cha là Nguyễn Văn Định có văn tài, học hạnh. Mẹ là Nhữ Thị Thục, con thượng thư Nhữ Văn Lan, thông tuệ, giỏi văn chương, am tường lý số. Nguyễn Bỉnh Khiêm thông minh, hiếu học, từ nhỏ đã được mẹ đem thơ quốc âm và kinh truyện ra dạy. Lớn lên, vào Thanh Hoá, theo học bảng nhãn Lương Đắc Bằng, được thầy truyền thụ môn học Dịch lý và sách Thái Ất thần kinh. Tuy học giỏi, nhưng lớn lên vào lúc xã hội loạn lạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm ẩn chí, đợi thời, không chịu ra thi. Mãi sau này, Mạc thay Lê, tình hình xã hội ổn định, ông mới ra ứng thi,…

 

Bạch Vân am thi tập - 白雲庵詩集

  1. Bộ Minh nhân Tư Minh phủ công sai viên
    4
  2. Cảm hứng
    4
  3. Cự ngao đới sơn
    10
  4. Du Phổ Minh tự
    4
  5. Dữ Cao Xá hữu nhân biệt hậu
    8
  6. Đào hoa phàm nhị thủ kỳ 1
    2
  7. Đào hoa phàm nhị thủ kỳ 2
    3
  8. Đình tiền mai
    3
  9. Độc “Thượng thư” hữu cảm
    3
  10. Đông cúc
    3
  11. Hạ cảnh
    3
  12. Hồng cận hoa
    3
  13. Hữu cảm kỳ 1
    5
  14. Hữu cảm kỳ 2
    2
  15. Khuê tình
    2
  16. Ký Khoái Châu phủ phủ tá Cao Xá hữu nhân
    3
  17. Lan
    2
  18. Loạn hậu quy cố viên vịnh mai
    4
  19. Lưu đề Đoan quốc công
    3
  20. Lưu đề Thạch quận công nhị thủ kỳ 1
    2
  21. Lưu đề Thạch quận công nhị thủ kỳ 2
    3
  22. Ngộ Trung nguyên xá tội
    2
  23. Ngụ hứng (Cận thuỷ mao trai sổ trúc chuyên)
    4
  24. Ngụ hứng (Đột ngột môn tiền thập nhị phong)
    5
  25. Ngụ hứng kỳ 1
    3
  26. Ngụ hứng phàm tứ thủ kỳ 1
    2
  27. Ngụ hứng phàm tứ thủ kỳ 2
    2
  28. Ngụ hứng phàm tứ thủ kỳ 3
    2
  29. Ngụ hứng phàm tứ thủ kỳ 4
    2
  30. Ngụ ý
    1
  31. Ngụ ý phàm tứ thủ cảnh thế tam thủ kỳ 1
    1
  32. Ngụ ý phàm tứ thủ cảnh thế tam thủ kỳ 2
    2
  33. Ngụ ý phàm tứ thủ cảnh thế tam thủ kỳ 3
    2
  34. Ngụ ý phàm tứ thủ cảnh thế tam thủ kỳ 4
    2
  35. Nguyên Đán thuật hoài
    3
  36. Nhân thôn
    2
  37. Phục quái
    2
  38. Quan kỳ ngẫu hứng
    2
  39. Quan kỳ ngụ hứng
    1
  40. Tân quán ngụ hứng kỳ 15
    3
  41. Tân quán ngụ hứng kỳ 16
    3
  42. Thu thanh
    2
  43. Thuỷ hành phó doanh cảm tác
    2
  44. Tống lão thiếp hoàn thôn cư
    2
  45. Trách tử
    2
  46. Trung Tân ngụ hứng
    4
  47. Trung Tân quán ngụ hứng
    2
  48. Trừ tịch tức sự
    2
  49. Tự thuật nhị thủ kỳ 1
    2
  50. Tự thuật nhị thủ kỳ 2
    2
  51. Ưu đàm hoa
    3
  52. Vấn ngư giả
    4
  53. Vịnh thương cối
    1
  54. Vọng triều lâu
    2
  55. Vô đề (I)
    2
  56. Vô đề (II)
    2
  57. 2
  58. Xuân đán cảm tác
    2
  59. Xuân hàn
    5

Bạch Vân gia huấn

Bạch Vân quốc ngữ thi tập

  1. Bài 1 - Thú nhàn
  2. Bài 2
  3. Bài 3 - An phận thì hơn
  4. Bài 4
  5. Bài 5
  6. Bài 6 - Lòng thư thái
  7. Bài 7
  8. Bài 8
  9. Bài 9
  10. Bài 10
  11. Bài 11
  12. Bài 12 - Điền viên thú
  13. Bài 13 - Nhẹ đường danh lợi
  14. Bài 14
  15. Bài 15
  16. Bài 16 - Tự thuật
    1
  17. Bài 17
  18. Bài 18
  19. Bài 19
  20. Bài 20
  21. Bài 21
  22. Bài 22
  23. Bài 23
  24. Bài 24
  25. Bài 25
  26. Bài 26
  27. Bài 27
  28. Bài 28 - Thú ẩn dật
  29. Bài 29
  30. Bài 30
  31. Bài 31 - Nước non
  32. Bài 32 - Điền viên thú
  33. Bài 33
  34. Bai 34 - Nhẫn thì qua
    3
  35. Bài 35
  36. Bài 36
  37. Bài 37
  38. Bài 38
  39. Bài 39
  40. Bài 40
  41. Bài 41
  42. Bài 42 - Khuyên đời
  43. Bài 43
  44. Bài 44 - Mặc chê khen
  45. Bài 45
  46. Bài 46
  47. Bài 47
  48. Bài 48 - Vô sự
  49. Bài 49
  50. Bài 50
  51. Bài 51
  52. Bài 52
  53. Bài 53
  54. Bài 54 - Mùa thu chơi thuyền
  55. Bài 55 - Thú tiêu dao
  56. Bài 56
  57. Bài 57
  58. Bài 58 - Thế tục
  59. Bài 59
  60. Bài 60
  61. Bài 61
  62. Bài 62
  63. Bài 63
  64. Bài 64
  65. Bài 65 - Chớ cậy rằng hơn
  66. Bài 66
  67. Bài 67
  68. Bài 68
  69. Bài 69 - Tự thán
  70. Bài 70
  71. Bài 71
  72. Bài 72
  73. Bài 73
  74. Bài 74
  75. Bài 75
  76. Bài 76 - Đường đời hiểm hóc
  77. Bài 77 - Thế gian biến đổi
  78. Bài 78 - Hoà vi quý
  79. Bài 79 - Cảnh nhàn
    8
  80. Bài 80 - Của nặng hơn người
  81. Bài 81 - Vô sự là hơn
    2
  82. Bài 82
  83. Bài 83 - Đạo thường
  84. Bài 84
  85. Bài 85
  86. Bài 86 - Có phúc có phần
  87. Bài 87
  88. Bài 88
  89. Bài 89
  90. Bài 90
  91. Bài 91 - Tiêu sái tự nhiên
  92. Bài 92 - Thú thanh nhàn
    2
  93. Bài 93 - Thú dưỡng thân
  94. Bài 94
  95. Bài 95
  96. Bài 96
  97. Bài 97
  98. Bài 98
  99. Bài 99 - Mặc ai tài trí
  100. Bài 100
  101. Bài 101
  102. Bài 102 - Dại khôn
  103. Bài 103
  104. Bài 104
  105. Bài 105
  106. Bài 106
  107. Bài 107
  108. Bài 108
  109. Bài 109
  110. Bài 110
  111. Bài 111
  112. Bài 112
  113. Bài 113
  114. Bài 114
  115. Bài 115
  116. Bài 116
  117. Bài 117
  118. Bài 118
  119. Bài 119
  120. Bài 120
  121. Bài 121
  122. Bài 122
  123. Bài 123
  124. Bài 124
  125. Bài 125
  126. Bài 126
  127. Bài 127
  128. Bài 128
  129. Bài 129
  130. Bài 130
  131. Bài 131
  132. Bài 132
  133. Bài 133
  134. Bài 134
  135. Bài 135
  136. Bài 136
  137. Bài 137
  138. Bài 138
  139. Bài 139
  140. Bài 140
  141. Bài 141
  142. Bài 142
  143. Bài 143
  144. Bài 144
  145. Bài 145
  146. Bài 146
  147. Bài 147
  148. Bài 148
  149. Bài 149
  150. Bài 150
  151. Bài 151
  152. Bài 152
  153. Bài 153

Cương thường tổng quát

Sấm ký

Tuyển tập chung

 

 

Ảnh đại diện

Nguyễn Bỉnh Khiêm, “vầng mây trắng” thanh cao

Người đời thường biết đến Nguyễn Bỉnh Khiêm dưới danh hiệu Trạng Trình (1), có những bài “sấm” trứ danh đoán những việc xảy ra tới hằng trăm năm sau khi ông mất, hoặc là một nhà thơ ẩn dật cầu nhàn sau khi chán nản trước công danh. Tuy là một người tinh thông dịch số, nhưng Bạch Vân cư sĩ (Người ẩn sĩ ở am Mây Trắng) không phải chỉ là một tiên tri như nhiều người lầm tưởng, ông cũng chẳng phải là một người bi quan hưởng nhàn của Đạo gia. Thực ra, ông là một kẻ sĩ với lòng yêu nước thương nòi, cả đời bận tâm đến sự an nguy hạnh phúc của dân hơn cả chính bản thân. Nơi ông, văn cũng như người, đã biểu lộ một tâm hồn trong sáng thanh cao, với đạo lý rạng ngời của Nho gia kết hợp cùng vẻ đẹp của truyền thống Việt. Qua cuộc đời và tác phẩm, chúng ta cùng tìm hiểu một con người mà “bóng mát đạo đức” đã trùm lên gần cả một thế kỷ đau thương của quê hương và dân tộc: Thời Nam Bắc triều, sẽ mở màn cho cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh.

I. ƯỚC MỘT TÔI HIỀN, CHÚA THÁNH MINH (2)

Nguyễn bỉnh Khiêm chào đời vào những năm thịnh đạt cuối cùng của triều vua Lê Thánh Tông. Sau đó là thời suy sụp của nhà Hậu Lê, với những vị vua yếu đuối ăn chơi, hoặc bất tài, hung bạo. Trong triều, quyền lực đã lần lượt rơi vào tay các dũng tướng như Trịnh Duy Sản, Trịnh Tuy, Trần Chân, Nguyễn Hoằng Du... Ngoài xã hội thì giặc giã nổi lên, dân chúng khổ sở, lầm than. Cho tới năm 1527, Mạc Đăng Dung đã thanh toán hầu hết các thế lực bên ngoài, ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều đại mới: nhà Mạc.

Kẻ sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chào đời và lớn lên trong hoàn cảnh đó. Năm 1534, ông ứng thi và đậu giải nguyên dưới triều vị vua xuất sắc nhất của nhà Mạc: Mạc Đăng Doanh. Những người không hiểu rõ chữ Trung của Nho giáo, câu nệ theo học thuyết Tống Nho của Trình, Chu (3); đã cho rằng việc ông phò nhà Mạc là một lầm lẫn: vì họ Mạc là phản thần tiếm vị vua Lê, phò tá kẻ “soán nguỵ” thì còn đâu là trung nghĩa? Nhất là khi ông là người tinh thông lý số, biết luật thiên địa tuần hoàn và mệnh Trời sẽ trở lại với nhà Lê, sao vì chút công danh mà không giữ tròn tiết tháo?

Thật ra quan niệm “Tôi trung không thờ hai chủ” bắt ngờ uồn từ học thuyết Tống Nho nghiệt ngã, đã được các vua chúa của ta vào thời Lê Nguyễn ca ngợi, tiếng là để giữ vững đạo lý kỷ cương, nhưng thực ra là để củng cố ngôi vị của mình và của dòng họ. Phù trợ một dòng họ chính thống để dân chúng chịu khổ vì sưu cao thuế nặng, đất nước loạn ly vì binh đao giặc cướp. Hay làm một cuộc đổi đời như Hồ Quý Ly đời Trần, Mạc Đăng Dung đời Hậu Lê, hầu đem lại thái bình, no ấm cho dân? Chữ “Trung”, nếu hiểu theo đúng nghĩa của Khổng học lúc ban đầu, hẳn phải trở về với thuyết “Chính Danh” của Khổng Tử, để các tầng lớp xã hội được” định phận”. Áp dụng vào cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy, ông thật có lý lúc ra giúp nước khi gặp vua hiền, hơn là vào Nam theo mấy ông tướng như Trịnh Duy Sản, Nguyễn Hoằng Dụ để phò vua Lê trên hư vị, sau đó là tranh chấp quyền hành. Hơn nữa, nào ông đã nhận gì bỗng lộc của nhà Lê mà bắt ông phải trung trinh giữ tròn tiết tháo? Vả lại, ông là người đã quan sát thời cuộc và suy nghĩ kỹ càng trước khi dấn thân vào hoạn lộ. Ông đã bỏ qua sáu khoa thi thời nhà Lê suy đồi (18 năm). Sau này, dù nhà Mạc đã có những cải cách quan trọng lúc ban đầu, nhưng ông cũng bỏ thêm hai khoa thi nữa để chờ đợi và suy nghĩ, 6 năm là một thời gian dài để những người lên án ông là bộp chộp hoặc say “mộng công hầu”, phải làm thinh. Chúng ta cùng giở lại “Đại Việt Sử Ký” của nhà Lê, tuy đối địch với nhà Mạc, nhưng cũng thành tâm ca ngợi những năm thịnh trị của thời Đại Chính (4): “Nhà Mạc xuống lệnh cấm các xứ trong ngoài dân chúng không được cầm giáo mác, dao nhọn, binh khí đi đường, ai trái lệnh thì bị bắt. Từ đó kẻ buôn bán hành nhân đều đi lại tay không. Đêm không trộm cướp. Người ta đuổi trâu bò ra đồng chẳng cần lùa về, một tháng kiểm điểm một lần, có khi đẻ con ra thêm thì chẳng biết súc vật nhà nào nữa. Trong mười năm liền đi đường không lượm đồ rơi, cửa ngoài không cần đóng kín” (5)... Đủ thấy sự hợp lý của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ra hợp tác với Tân triều. “Ước một tôi hiền chúa thánh minh”, tưởng như rồng đã gặp mây, hoạn lộ thênh thang, ông dấn thân vào triều đình để giúp dân giúp nước.

II. CÔNG DANH HAI CHỮ ĐÃ NHƯỜNG NGƯỜI

Năm Đại Chính thứ sáu, ông đỗ trạng nguyên và được bổ làm Đông Các hiệu thư, chuyên soạn thảo, sửa chữa các văn thư triều đình. Ông đã sung sướng khi thấy vua nghe lời mình và các quan đồng liêu, sửa lại Quốc Tử Giám và nhà Thái Học, củng cố việc học, ban hành giáo hoá; nhất là chấn chỉnh nhân tâm và đào tạo hiền tài, đó là cái gốc của quốc gia trong mọi thời đại. Dần dần, ông được bổ vào chức Hình bộ Tả thị lang coi về hình luật; Ở đây, ông bắt đầu vấp phải những tranh danh đoạt lợi của người đời, không được hoàn toàn hành xử theo phép nước cho ích quốc lợi dân. Thấy vậy, nhà vua đưa ông sang làm Lại bộ Tả thị lang, đây là nơi bổ nhiệm các quan lại, một chỗ ngồi béo bở cho những người kiếm lợi lộc, nhưng cũng là nơi làm đau lòng những con người chân chính đầy trách nhiệm nhưng lại không đủ quyền hành như ông. Đang lúc đó, thì vua Mạc Đăng Doanh lại qua đời khi tuổi vừa 41 (năm 1540), người “tôi trung” thật bàng hoàng khi mất chỗ dựa để thực thi hoài bão của mình. Năm sau, tới lượt thượng hoàng Mạc Đăng Dung cũng lìa cõi thế. Mạc Phúc Hải lên ngôi, lại rơi vào vết xe của triều đại cũ: bất tài, nhu nhược, trọng đãi gian thần. Triều Mạc bắt đầu có dấu hiệu suy vong.

Ở đây, chúng ta thấy tâm trạng day dứt của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Một đàng “Nghĩa cả luống quên ơn chúa cũ”, muốn ở lại triều đình để giúp dân giúp nước; đàng khác lại bất lực trước bè lũ gian thần, “Thề xưa nỡ phụ nước non xanh”, không làm được gì để “tế thế an dân”. Ông muốn về quy ẩn để lòng không vướng bợn nhơ, giáo hoá dân chúng, nêu cao đạo lý thánh hiền. Trách ông không làm được gì khi còn tại vị ư? Thật ra trong suốt 8 năm làm quan,ông chưa bao giờ có đủ thực quyền để làm một việc gì to lớn cả, chức Tả bộ Lại thị lang chỉ là phụ tá cho một Thượng thư đứng đầu một bộ. Nếu là người an phận cầu nhàn, thì ông đã “mũ ni che tai”, mượn câu “minh triết bảo thân” để yên lặng hưởng nhàn; nhưng như thế thì còn gì là khí tiết của Nho gia,còn gì là trách nhiệm của sĩ phu vì dân vì nước. Và ông đã can đảm viết sớ tâu vua xin chém đầu 18 nịnh thần. Tuy trọng nể ông là người ngay thẳng, nhưng vua không nghe, vì những người ông đòi chém là những sủng thần trong triều. Thế là:

Quân tử ngẫm xem nơi xuất xứ
Aét là khôn hết cả hoà hai.
Khi Xuất (ở triều đình) thì ông lập công danh, lo việc chính sự. Khi Xử (về ở ẩn) thì giữ tròn khí tiết, làm việc nghĩa cho đời, không lo lắng bon chen, lấy thiên nhiên làm bạn, dân chúng làm người thân, an vui trong hiện tại. Khi làm quan cũng như làm dân, ông luôn có tư cách trong sạch, thái độ phân minh, luôn lo lắng cho đời và cho người.

III. HÃY ĐEM BÓNG MÁT CHE DÂN CHÚNG

Về quê, ông đã nghĩ ngay đến dân làng: dân là “gốc” của quốc gia, phải làm cho gốc ấy được luôn vững bền. Ông đã lập ra “Trung Tân quán” để dạy dỗ dân, và dựng am Bạch Vân làm nơi ở, cũng là nơi sáng tác những bài thơ giáo huấn, răn đời. Tuy vui thú với “Một mai, một cuốc, một cần câu”, “thản nhiên vô sự lòng không vướng”, nhưng lại “Tân Quán ngày đêm mở cửa hoài” để sống gần và sống có ích cho dân. Những người mà càng gần gũi thì ông càng yêu mến; vì ông đã thấy rõ rằng: những tranh giành danh lợi, suy đồi phong hoá, chỉ có ở tầng lớp quan quyền giàu có, còn đa số dân chúng thì vẫn sống lành mạnh với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, ông vẫn khuyên dân đừng bắt chước những người quyền thế, không biết nghĩa nhân, chỉ ưa điều lợi, là điều dễ đưa đến sự hỗn loạn. Ông giảng dạy, làm thơ, nói về đạo lý, mà chính là phản đối những phe phái đang tranh giành lợi lộc trong triều, đưa quốc gia đến suy vong. Điểm đặc sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm là những bài thơ về nhân tình thế thái, đề cao đạo lý thánh hiền, có tính giáo huấn rất cao:

Ông khuyên con người, dù giàu dù nghèo, nên sống khiêm tốn:

Dầu sang trọng, cũng do Trời
Ta có chi, kiêu với ai?
Đừng quá quan trọng cái được cái mất ở đời:

Có chẳng giữ giàng, không chẳng luỵ
Được không háo hức, mất không lo
Và cũng không nên quá tham lam
Đủ no hay vậy, xin thong thả
Sục sạo làm chi, luống nhọc nhằn
Nếu đã tham hơn thì phải thiệt
Hãy ghi lời ấy để mà răn.
Trong xã hội, người mua kẻ bán, người giàu kẻ nghèo, nên nương nhau mà sống:

Kẻ khó thường làm ích kẻ giầu
Ở thì phải gẫm, biết nhường nhau
Bán kia chẳn nỡ mua cho rẻ
Vay nọ, xin đừng lấy lãi đau
Hàng xóm láng giềng, nên ở với nhau cho thân thiện, đạo nghĩa:

Hào hoa tụ hội, nhà liền vách
Nhân hậu theo lề tục tốt lành
Nhờ vậy, sẽ có được tình xóm làng đẹp đẽ:

Chọn được lòng nhân tình đẹp tốt
Hướng về xóm đức cảnh vui vầy
Hằng năm bô lão vui hương ẩm
Cười nói tình quê, tay nắm tay
Ngoài xã hội đã vậy, trong gia đình thì phải kính trên nhường dưới, mới mong có được cuộc sống hạnh phúc vui tươi. Đối với cha mẹ thì:

Hay khi ấm mát, trọn cung dưỡng
Siêng năng sớm tối, việc hỏi han
Dẫu có giận hờn, càng kính thuận
Vâng lời sai khiến, dám phàn nàn
Và nàng dâu thì phải
Yêu nể, càng giữ gìn lễ phép
Bị giận hờn, cũng chớ thẫn thờ
Về phần cha mẹ nên
Quét cửa Nho, chờ khách đến
Trồng cây đức, để con ăn
Còn anh em thì phải nhường nhịn nhau
Chân tay gẫm lại, ai hơn nữa
Tranh cạnh làm chi, lỗi phép nhà
Chồng đối với vợ thì
Lỗi nhỏ, thứ cho đừng nên giận
Tình thân, nghĩ đến cũng nên thương
Ngay với đầy tớ, ông cũng có lời khuyên
Đạo làm đầy tớ, ở cho ngay
Mấy tơ hào cũng chẳng riêng tây
Tóm lại, trên cũng như dưới, trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mỗi người phải giữ danh phận của mình:

Tôi hết lòng chầu chực chúa
Con hằng thảo, kính thờ cha
Anh em chớ nỡ điều hơn thiệt
Bầu bạn cho hay nết thực thà.
IV. THIÊN HẠ CHẲNG TƯ, ẤY CỦA CHUNG

Một điểm son trong cuộc đời của Trạng Trình, là nghĩ tới tiền đồ đất nước khi đào tại một thế hệ tương lai. Học trò của ông là những văn thần võ tướng nổi tiếng thời bấy giờ: Trạng nguyên Giáp Hải, trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, danh tướng Nguyễn Quyện, rồi Lương hữu Khánh, Nguyễn Dữ, Đinh Thì Trung. Và ở đây, khi đào tạo nhân tài cho đất nước, chúng ta thấy “cái hay” trong sự giáo dục của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Tuy ông làm quan với nhà Mạc, nhưng Phùng Khắc Khoan và Lương Hữu Khánh thì vào Nam theo vua Lê, Nguyễn Dữ lại ở ẩn như thầy và viết ra bộ Truyền kỳ mạn lục nổi tiếng. Đành rằng ông là người thầy luôn tôn trọng chí hướng của học trò, nhưng ông còn có cái nhìn xa và rộng của một người yêu dân yêu nước, đôi khi vượt trên cả cái nhìn của Nho gia.

Theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, sự loạn lạc binh đao đã làm cho dân chúng khổ sở lầm than, nhà tan cửa nát. Những cảnh vợ xa chồng, con mất cha, với “núi xương sông máu”, chắc đã tạo nhiều ấn tượng và suy nghĩ nơi tâm hồn nhạy cảm của ông, từ đó phát sinh một quan niệm quốc gia chân chính: đất nước không là của riêng ai, hay của một dòng họ nào, mà là của toàn dân. Tại sao cứ phải hẹp hòi với những chữ “trung quân”, “chính thống”, để gây cảnh “binh đao đầy mắt khổ chưa thôi” cho dân chúng. Đã đành rằng “Sự thế cuộc cờ đâu miễn được”, nhưng rõ ràng như ông thấy” lòng người: sông biển cạn mà sâu”, chiến tranh trước tiên bắt nguồn ở tự lòng người, những người muốn ngôi cao quyền trọng. Chính vì vậy, ông đã để cho các học trò của mình tự do tìm chí hướng: phù trợ “nhà” nào cũng được, miễn là ích quốc lợi dân, dùng tài kinh bang tế thế mà đem thái bình thịnh vượng cho trăm họ. Điều chính yếu là dân, như Mạnh Tử nói: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (6). Đó là đạo lý thánh hiền và cũng là nguyên tắc xử thế cho những người vì dân vì nước. Ngay bản thân ông, tuy đã từng làm quan với nhà Mạc, nhưng chúa Trịnh và chúa Nguyễn cũng cho người đến hỏi ý kiến ông những chuyện quan trọng (xem phụ lục). Có thể ông là người tinh thông dịch số biết chút ít về hậu vận mai sau, nhưng cũng có thể ông là người giỏi tiên đoán thời cuộc dựa vào những biến cố, và nhất là dựa vào tình yêu nước thương nòi. Câu nói “Giữ chùa thờ Phật thì ăn xôi ăn oản” với Trịnh Kiểm, phải chăng phát xuất từ quan niệm hiếu trung của Nho giáo, và muốn tránh cho nước nhà khỏi thêm nạn binh đao, vì giả như Trịnh Kiểm lật vua Lê để chiếm ngôi thì biết đâu lại có “những Trịnh Kiểm” khác sẽ phò vua Lê mà chống lại, tạo thêm hỗn loạn cho nước, đau khổ cho dân? Còn câu khuyên nhủ Nguyễn Hoàng vào Nam dung thân, biết đâu cũng phát sinh từ quan niệm vì dân vì nước: đất Thuận Hoá cùng phương Nam bao la nghìn dặm, sao không đưa dân vào khai khẩn, tạo cuộc sống an lành, mở mang bờ cõi; lại cứ tranh giành miền đất Thanh Nghệ và Bắc Hà với vua Mạc, vua Lê? Gây cảnh “nồi da xáo thịt” cho quê hương, trong nhà lại mang tiếng anh em bất nghĩa! “Một lời yên ba họ, sau trước việc đều thông”, lời ca ngợi của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (đời vua Quang Trung) cả trăm năm sau còn cho thấy tấm lòng của một người muốn đất nước khỏi binh đao, dân được sống ấm no, thanh bình. Ông chẳng ngại dư luận người đời, góp ý cho Mạc, Trịnh, Nguyễn, “nhà” nào cũng được, vì ông không nghĩ tới ngôi nhà của một dòng họ, mà là cả “ngôi nhà” tổ quốc, trong đó dân tộc Việt Nam được cư ngụ thanh bình.

Bốn biển vui theo người đạo đức
Khắp nơi lại thấy cảnh thanh bình
Xưa nay nhân giả là vô địch
Lọ phải khư khư thích chiến tranh.
V. VẰNG VẶC SOI ĐƯỜNG, BẮC ĐẨU KIA

Là một con người quang minh lỗi lạc: khi gặp minh quân thì ra cứu nước an dân, khi hoàn cảnh không cho phép thì lui về ẩn dật giúp đời; ở triều đình can đảm nói lời trung thực, không kể an nguy bản thân, về quê thì dạy dỗ dân lành, nêu gương đạo đức; làm quan hay dân, giàu hay nghèo, vẫn một lòng thanh thản, an bình. Sở dĩ được như vậy, là vì Nguyễn bỉnh Khiêm đã thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, đã nghiền ngẫm và hoà nhập tư tưởng đó với truyền thống Việt, một truyền thống chuộng hoà bình, yêu lễ nghĩa, trọng điều phải, thương đồng bào. Nhờ đó, ông có thể đứng vững trước sóng gió thời cuộc; được dân chúng, và vua chúa quan quyền kính trọng yêu thương. Đến nỗi khi ông mất, vua nhà Mạc đã cho lập từ đường để thờ và đích tay viết hoành phi trước cổng: “Mạc Triều trạng nguyên tể tướng từ”, dù trong cuộc đời, ông chưa bao giờ làm tể tướng.

Đối với ông, “đạo chẳng ngoài thân”, “đạo chẳng xa người”, nó nằm ngay ở chữ “Nhân”. Trước tiên, con người phải biết sông nhân ái với chính mình: tu thân tích đức, giữ mình trong điều thiện. “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, là trật tự mà kẻ sĩ cần phải theo, trong đó “tu thân” đứng hàng đầu. Còn việc giúp người, giúp đời, thì tuy rằng thế thái nhân tình “nhạt như nước ốc bạc như vôi”, nhưng kẻ sĩ nếu có lòng nhân ái thì sẽ sống gần gũi yêu thương mọi người, sẽ vượt trên vinh hoa phú quý để có thể sống “an bần lạc đạo”, sẽ không coi trọng lợi lộc để yêu điều nhân nghĩa, sẽ không câu nệ tiểu tiết để luôn sống phóng khoáng, có thể hi sinh danh dự cá nhân để vì “đại nghĩa diệt thân”.

Nguyễn Bỉnh Khiêm mãi mãi thanh khiết như “Vầng mây trắng”, nhưng lại không ở trên cao xa xôi, mà lại luôn gần gũi bao bọc dân chúng, yêu mến quê hương. Dù ngay trong thời gian ở ẩn, “sống thung dung ưu nhàn trên 40 năm, mà tâm địa chưa từng ngày nào quên đời, lòng lo đời và thương người thế tục thể hiện ra văn thơ”. Ông vẫn lo duy trì đạo đức cho dân, và đào tạo cho đất nước một thế hệ tương lai ưu tú. Quả thật ông là một người “công tuy không trùm thiên hạ nhưng đức có thể sánh với trăng sao”. Chúng ta có thể dùng chính câu thơ của ông để nói về ông rằng:

Chon von đức trọng lâu dài mãi
Vằng vặc soi đường, Bắc Đẩu kia.
“Đạo của thánh nhân từ tiên sinh mà truyền ra, bờ cõi thánh nhân duy tiên sinh là thấu đáo”, lời văn bi thiết của học trò Đinh Thì Trung trong đám tang của ông đã nói lên sự trân trọng đối với một bậc thầy, không chỉ là của đám môn sinh thời bấy giờ hay của dân làng Trung Am, nhưng còn là bậc thầy của mai sau trong đường xử thế. Và ông sẽ mãi mãi là tấm gương trung hậu cho những ai yêu mến quê hương, dân tộc Việt Nam.


PHỤ LỤC I: NHỮNG GIAI THOẠI VỀ TRẠNG TRÌNH

1. Giữ chùa Thờ Phật thì ăn xôi ăn oản

Năm 1556, vua Lê Trung Tông mất, lại không có con nối dòng. Thái sư Trịnh Kiểm muốn tự lập làm vua, nhưng còn e ngại, liền bí mật sai sứ giả ra Hải Dương hỏi ý kiến Trạng Trình. Đang bàn với người nhà về việc ruộng nương, ông nói bóng gió: “Năm nay mất mùa, giống lúa không được tốt, lấy lại giống cũ mà trồng”. Rồi ông đi thăm chùa, sứ giả lẽo đẽo theo, gặp chú tiểu đang quét chùa, ông khen: “Giữ chùa thờ Phật thì ăn xôi ăn oản”. Sứ giả về kể lại chuyện, Trịnh Kiểm hiểu ý nên bỏ ý định soán ngôi, cho người tìm kiếm trong dân gian, gặp được cháu 5 đời của ông Lê Trừ (là anh ruột của vua Lê Lợi), lập lên làm vua, tức vua Lê Anh Tông (1447-1573).

2. Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân

Hưng quốc công Nguyễn Kim của nhà Lê chết, binh quyền rơi vào tay con rể là Trịnh Kiểm. Để giữ địa vị, Trịnh Kiểm ngầm mưu hại em vợ là Lãng quận công Nguyễn Uông, người em thứ hai là Đoan quận công Nguyễn Hoàng sợ vạ lây, cho người đi hỏi ý Trạng Trình (năm 1558). Ông vừa tiếp sứ giả, vừa cười chỉ hòn non bộ ngoài sân và nói: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (Sau dãy núi Hoành sơn là nơi dung thân muôn đời). Nguyễn Hoàng khi nghe chuyện, hiểu ý, bèn nhờ chị là Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin cho mình vào trấn thủ Thuận Hoá. Trịnh Kiểm dâng biểu và vua Lê nghe theo, cho Nguyễn Hoàng vào Nam, từ đó lập nên cơ nghiệp nhà Nguyễn sau này.

3. Đất Cao Bằng

Lúc Trạng Trình bị bệnh nặng, vua Mạc Mậu Hợp sai sứ đến thăm, tiện hỏi chuyện quốc gia. Ông trăn trối: “Sau này nếu quốc gia có biến cố, thì đất Cao Bằng tuy nhỏ, cũng có thể kéo thêm vài đời nữa”. Quả thật 7 năm sau, nhà Mạc mất ngôi (1592), nhưng con cháu chạy lên Cao Bằng là nơi địa thế hiểm trở, “dễ thủ công khó” (7), lại được vua quan nhà Minh che chở, tới thời vua Mạc Kính Vũ (1677) mới mất hẳn.

4. Minh Mạng thập tứ

Năm vua Minh Mạng thứ 14 (1883), Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ được vua sai đi khai khẩn vùng đất Đông Bắc, vì con sông phải đào sẽ băng qua đền thờ của Trạng, nên ông ra lệnh phá đền. Khi lính tháo xà ngang xuống, thì thấy có mấy câu thơ “tiên tri” của Trạng.

Minh Mạng thập tứ
Thằng Trứ phá đền
Phá đền rồi lại xây đền
Nào ai cướp nước tranh quyền chi ai?
Nguyễn Công Trứ sợ hãi, vội dựng lại đền thờ cũ.

Đây là một truyền thuyết có phần vô lý: Vì đền thờ của Trạng được vua Mạc cho xây sau khi ông mất, làm sao có bút tích của ông được? Vả lại, 150 năm sau, đền thờ bị đổ nát nên được xây lại thành hai toà (1735), cái xà ngang chứa bút tích hoặc vì mục nát, hoặc vì không vừa với kích thước mới của đền, chắc đã không còn.

PHỤ LỤC II: NHỮNG BÀI THƠ HAY

Thơ cảm húng V (8)

Phù trì xã tắc ngửa nghiêng
Ruổi rong xá chịu ngồi yên phận già
Dân lành cay cực xót xa
Tái sinh cứu khổ ai là cậy trông
Tốn cô vì Chúa dốc công
Định kỳ diệt giặc lấy xong đô kỳ
Đất trời trở lại bình thì
Quán Tân quê cũ, đi về Vân Am
Của nặng hơn người

Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười
Có của thì hơn hết mọi lời
Trước đến tay không, nào nói hỏi?
Sau vào gánh nặng, lại vui cười
Anh anh, chú chú, mừng hơ hải
Rượu, rượu, chè chè, thết tả tơi!
Người, của, lấy cân ta hử nhắc,
Mới hay rằng của nặng hơn người!
Dĩ hoà vi quý

Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu
Làm chi cho có sự đôi co
Đây cậy đây khôn, đây chẳng chịu
Đấy rằng đấy phải, đấy không thua!
Duật nọ hãy còn đua với bạng
Lươn kia hầu dễ kém chi cò
Chữ rằng: “Nhân dĩ hoà vi quý”
Vô sự thì hơn, kẻo phải lo.
Thú nhàn

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn, mặc ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhấp
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Thế gian biến cải

Thế gian biến cải vũng nên doi (cồn)
Mặn lạt chua cay lẫn ngọt bùi
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
Xưa nay đều trọng người chân thật
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi
Ở thế mới hay người bạc ác
Giầu thì tìm đến, khó tìm lui.


Hoài Việt Hoài

(1) Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng), tên là Văn Đạt, sau đổi thành Bỉnh Khiêm (giữ vẹn thái độ khoan hoà, khiêm tốn), tự là Hanh Phu (người hiểu rõ lẽ cùng thông ở đời), hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Về già được học trò tôn làm Tuyết Giang phu tử (người thầy ở bên sông Tuyết). Được gọi là Trạng Trình, vì ông đỗ Trạng nguyên, lại được phong làm Trình Tuyền hầu, và Trình quốc công.
(2) Những chữ in nghiêng trong bài này đều là thơ của Trạng Trình, từ tập thơ Bạch Vân am thi tập (chữ Hán) và “Bạch Vân quốc ngữ Thi” (chữ Nôm). Theo Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú, thơ của Trạng Trình có gần 1000 bài nay đã thất lạc hầu hết.
(3) Tức là Trình Hạo (1032-1085) và Trình Di (1033-1107), là 2 anh em ruột, được người đời gọi là Nhị Trình. Trình Hạo khoan hoà dễ dãi, trọng sự giảng học và gắng công hành động. Em là Trình Di thì nghiêm khắc, cương quyết, đôi khi đến cố chấp, chủ trương “cùng lý tận tính” (muốn thấy được tính tốt thì phải tìm đến tận sự lý của mỗi vật), trọng cả tri lẫn hành. Còn Chu Hy (1130-1200), là học trò 4 đời của Trình Di, tính nghiêm trang, cẩn trọng, phát huy học thuyết Nhị Trình đến cực đoan, đưa ra những nguyên tắc luân thường nghiệt ngã. Cả 3 đều thuộc đời Tống, dốc lòng phát huy đạo Nho. Ở Tây phương, có người gọi học thuyết Tống Nho của các ông là Tân Khổng Học (Néo-confucianisme).
(4) Niên hiệu của Mạc Đăng Doanh, vị vua thứ 2 của nhà Mạc (1530-1540).
(5) Đại Việt sử ký toàn thư, tập III, quyển 15, tr.115. Nxb Khoa học xã hội 1998. Đây là bộ sử nổi tiếng và xưa nhất còn xót lại ở nước ta, do sử thần Ngô Sĩ Liên đời Lê viết, bản dịch của Viện KHXH.
(6) “Dân là quý, thứ nhì là đất nước, Vua là thường thôi”.
(7) Phan Huy Chú; Lịch triều hiến chương loại chí, Nhân vật chí, tập hạ, tr.155. Bản dịch của Nguyễn Thọ Dực. Nxb Saigon 1973.
(8) Vì năm 1554, Trạng Trình được vua Mạc Phúc Nguyên mời đi tảo thanh giặc Vũ Văn Mật ở vùng này với vua, nên ông biết khá rõ. Vả lại, ông hiểu tình thế bấy giơ: Vua Lê Chúa Trịnh đã chiếm Bắc Hà, Chúa Nguyễn đã vào Nam, còn chăng cho họ Mạc chỉ là góc núi Cao Bằng phía Bắc.
(9) Những bài thơ của Trạng Trình lúc ban đầu không có đầu đề, người đời sau đã thêm vào để dễ phân biệt.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
34.33
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm và văn bản thơ Nôm

1. Danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm 阮秉謙 sinh năm Tân Hợi (1491) và mất năm Ất Dậu (1585), ông huý là Văn Đạt 文達, hiệu là Bạch Vân Am 白雲庵 và Tuyết Giang Phu Tử 雪江夫子, tự là Hanh Phủ 亨甫, người làng Trung Am huyện Vĩnh Lại Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng)(1) và yên nghỉ vĩnh hằng cũng chính trên quê hương mình. Từ nhỏ đến năm 1534, Nguyễn Bỉnh Khiêm theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở Thanh Hoá và sau dạy học ở quê nhà. Năm 1534, khi Nguyễn Bỉnh Khiêm đã 43 tuối mới đi thi và đỗ Giải nguyên. Năm 1535, ông thi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhất danh (Trạng nguyên) năm Ất Mùi niên hiệu Đại Chính thứ 6 (1535) đời vua Mạc Thái Tông và ra làm quan với nhà Mạc đến năm 1542. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người học rộng biết nhiều và giữ các chức quan, như: Tả thị lang Bộ Lại kiêm Đông các Đại học sỹ.

Từ năm 1542 đến năm 1585, Nguyễn Bỉnh Khiêm nghỉ hưu tại quê nhà, tuy ông đã về nghỉ, nhưng vua nhà Mạc vẫn sai người đến hỏi quốc sự và thăng ông làm Thượng thư Bộ Lại, tước Trình Tuyên hầu, rồi Trình quốc công. Theo Đại Nam nhất thống chí 大南一統志 “Họ Mạc từng đem việc nước hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông đáp rằng: Sau này nếu có sự biến, thì Cao Bằng tuy nhỏ cũng giữ được vài đời. Sau quả như lời nói của ông”(2). Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy làm quan cho nhà Mạc, và khi cáo quan vẫn giúp nhà Mạc; nhưng với tinh thần nhập thế của một nhà Nho tinh đời, ông không ngần ngại bày kế sách cho cả vua Lê, chúa Trịnh và cả chúa Nguyễn. Nguyễn Bỉnh Khiêm bình thản nhìn sự đời thay đổi, chữ “trung” của ông được cắt nghĩa trong bài Trung Tân quán bi ký 中津館碑記 như sau “Quán dựng xong, đề biển là Quán Trung Tân. Có người hỏi: lấy tên quán như vậy ý nghĩa thế nào? Ta trả lời rằng: trung nghĩa là trung chính vậy. Giữ được toàn vẹn tính thiện của mình là trung vậy, không giữ toàn vẹn được tính thiện của mình thì không phải là trung vậy. Tân tức là bến vậy. Biết chỗ dừng đó là đúng bến, không biết chỗ dừng thì là lạc bến vậy. Tên gọi của quán này đại thể là như thế. Như trung với vua, hiếu với cha mẹ, thân ái với anh em, hoà hợp vợ chồng, tín với bạn bè, đó là trung vậy. Đối diện với của cải mà không tham, thấy lợi mà không tranh giành, vui với điều thiện mà bao dung được người, lấy tình thực mà ứng đãi với mọi vật, đó cũng là trung vậy”(3). Như vậy đủ biết, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà Nho, luôn ý thức về “tam cương ngũ thường” của Nho giáo, nhưng ông không phải là người cố chấp, ngu trung. Lòng trung của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện là giữ vẹn điều thiện và lấy tình thực mà ứng đãi. Như vậy, việc Nguyễn Bỉnh Khiêm bày kế sách cho vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn là chí thiện và chí thành vậy. Theo Đại Nam nhất thống chí, “Vua Lê Trung Tông (1549 – 1557) không có con nối ngôi, đại thần bàn định xem nên lập ai, nhưng chưa quyết được, mới sai người đến hỏi (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Ông không đáp và bảo người nhà rằng: Năm nay đã mất mùa, sao không mau tìm thóc giống cũ mà đem gieo trồng cho kịp thời vụ. Bề tôi nhà Lê suy ý lời nói ấy, bèn quyết kế rước lập vua Anh Tông”(4). Rồi việc “Khi Trịnh Tùng lăng loàn, có dị chí, ngầm sai người hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm về số phận nhà Lê còn dài ngắn như thế nào? Ông không đáp bỏ ra chùa chơi, giả bộ giận các nhà sư bất cẩn, trách mắng rằng: Ngạn ngữ có câu “thờ Phật ăn oản, không biết thờ Phật thì mong gì được ăn oản”. Trịnh Tùng nghe nói mới thôi không cướp ngôi nhà Lê nữa”. Hay như việc “Đức Thái tổ Hoàng đế triều ta (Nguyễn Hoàng) luôn bị họ Trịnh chèn ép bức bách, muốn dời đi nơi khác, đã sai người đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông trả lời: Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân (nghĩa là: Một dải núi ngang có thể dung thân muôn đời được). Sau bản triều xây dựng cơ nghiệp ở miền Nam, lời ông quả ứng nghiệm”(5). Như vậy, rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm rất tinh thông lý học, biết xem kham dư, dự đoán tương lai “Sứ nhà Thanh là Chu Xán từng khen rằng: Ở nước An Nam, giỏi lý học có ông Trình Tuyền (Nguyễn Bỉnh Khiêm)”(6). Cũng nhiều ý kiến cho rằng, những “mách nước” của Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là giai thoại, truyền thuyết; nhưng trên thực tế những giai thoại, truyền thuyết ấy được khá nhiều tư liệu ghi. Ngay cả sử liệu như Đại Nam thực lục 大南實錄 do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn cũng ghi việc Nguyễn Bỉnh Khiêm “mách nước” cho Nguyễn Hoàng mở về phương Nam: “Đến khoảng năm Thuận Bình đời Lê Trung Tông, do quân công được tiến phong Đoan quận công. Bấy giờ Hữu tướng triều Lê là Trịnh Kiểm (bấy giờ xưng là Lượng quốc công) cầm giữ binh quyền, chuyên chế mọi việc. Tả tướng là Lãng quận công Uông (con trưởng Triệu Tổ) bị Kiểm hãm hại. Kiểm lại thấy chúa công danh ngày càng cao nên rất ghét. Chúa thấy thế, trong lòng áy náy không yên, cùng bàn mưu với Nguyễn Ư Dĩ rồi cáo bệnh, cốt giữ mình kín đáo để họ Trịnh hết ngờ. Chúa nghe tiếng Nguyễn Bỉnh Khiêm (người làng Trung Am, xứ Hải Dương, đỗ Trạng nguyên triều Mạc, làm đến chức Thái bảo về trí sĩ) giỏi nghề thuật số, nên ngầm sai người tới hỏi. Bỉnh Khiêm nhìn núi non bộ trước sân ngâm lớn rằng: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Sứ giả đem câu ấy về thuật lại. Chúa hiểu ý”(7).

Nguyễn Bỉnh Khiêm hưởng thượng thọ 95 tuổi, trong đó có 84 năm nằm gọn ở thế kỷ XVI và sống ở nơi quê hương mình. Như chúng ta đã biết, trước Nguyễn Bỉnh Khiêm và cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhiều người đi thi đỗ đạt rồi làm quan, khi bất đắc chí hay vì lý do nào đó cáo quan về ở ẩn, các ông thường chọn một nơi nào đó mà mình ưa thích để ở. Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm từ lúc thiếu thời, khi trưởng thành, lúc nghỉ hưu luôn gắn bó với làng quê Trung Am nhỏ bé. Đây là một điều đặc biệt ở con người Nguyễn Bỉnh Khiêm, và cũng bởi ông tinh thông lý học, nên đã chọn được đắc địa đó là nơi chôn rau cắt rốn – làng quê Trung Am.

Chúng ta hãy hình dung làng quê Trung Am xinh đẹp qua một đoạn văn trích trong bài Trung Tân quán bi ký của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Mùa thu năm Nhâm Dần, tôi bỏ việc quan về nghỉ ở làng, bèn mời các vị cao niên trong làng cùng đi dạo ở bến Trung Tân, trong xa phía đông là biển; nhìn phía tây là kênh; ngắm phía nam là dòng Liêm Khê, nào là Trung Am, Bích Động trước sau kế tiếp; cúi nhìn phía bắc là Tuyết Giang, nào chợ Hàn, đò Nhật ôm bên tả hữu. Một con đường lớn chạy ngang ở giữa, ngựa xe tấp nập, chẳng biết là dài đến mấy ngàn dặm vậy. Nhân đó quay lại nói với các kỳ lão: các cầu Nghênh Phong, Trường Xuân trước đây các vị đã sửa dựng, đẹp thì cũng là đẹp rồi, nhưng chưa có chỗ đất nào đẹp như chỗ này”(8). Cách đây hơn bốn trăm năm, cái làng quê Trung Am bé nhỏ ấy đã đẹp đến thế. Trong nhiều bài thơ chữ Hán, chữ Nôm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã miêu tả phong cảnh quê ông rất lãng mạn, nên thơ và thật hữu tình, là vùng đất địa linh mà ai ai cũng muốn đến tham quan. Trong bài thơ Trung Tân ngụ hứng 中津寓興, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết địa thế của quán Trung Tân thật tao nhã của một miền quê vùng gần biển:

Nhân thôn quán tây nam,
Giang thuỷ quán tây bắc.
Trung hữu bán mẫu viên,
Viên hữu Vân am trắc.
Luân chuyển trần bất đáo,
Hoa trúc thủ tự thực…

(Làng xóm ở phía tây nam quán,
Sông ngòi ở mạn tây bắc quán.
Giữa có nửa mẫu vườn,
Cạnh vườn có am Bạch Vân.
Bụi xe chẳng bén tới,
Hoa, trúc tự tay trồng…) (9)
Trong bài Hạ cảnh 夏景, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã miêu tả đôi nét về cảnh quan của quán Trung Tân vào ngày mùa hạ sao mà đẹp đẽ nên thơ, phong cảnh hữu tình làm sao:
Nhật trường Tân quán tiểu song minh,
Phong nạp hà hương viễn ích thanh.
Vô hạn ngâm tình thuỳ hội đắc,
Tịch dương lâu thượng vãn thiền thanh.

(Ngày dài ở quán Trung Tân, cửa sổ nhỏ sáng sủa,
Gió đượm hương sen, càng xa càng thơm mát.
Tình thơ vô hạn, ai là người hiểu được,
Chiều tà ở trên lầu, tiếng ve ngân vang.)
Hay trong một khổ bài thơ Tức sự 息事, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã miêu tả làng quê Trung Am thật thanh bình và rất lãng mạn:
Tá tiểu trì viên bạng Tuyết khê,
Xuân thâm cổ mộc tự thành khê.
Giang thiêm tình thái thiên hoa tuý,
Bích nhiễu hàn khê vạn trúc đê…

(Nhờ vào mảnh vườn, cái ao nhỏ bên cạnh sông Tuyết,
Xuân muộn hàng cây cổ thụ tự thành hàng lối.
Vẻ quang tạnh làm đẹp sông nước, ngàn đoá hoa say,
Màu biếc vây quanh khe mát, muôn khóm trúc rủ…)
Chính nơi đây, trên miền quê thơ mộng này, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cùng mọi người trong làng xây dựng am Bạch Vân, quán Trung Tân; tạo nên một thú quê thanh đạm mà ông hằng yêu mến:
Ba gian am quán lòng hằng mến,
Đòi chốn sơn hà mặt đã quen.
Thanh vắng thú quê dầu nấn ná,
Dữ lành miệng thế mặc chê khen.
(Thơ chữ Nôm – bài 8)
Một địa thế có phong cảnh tuyệt vời như vậy, ắt hẳn cuộc sống nơi đây cũng phong lưu phồn thịnh, con người nơi đây cũng nồng ấm tình quê. Trong bài Nhân thôn 閒村, Nguyên Bỉnh Khiêm đã miêu tả:
Tổng tổng lâm lâm sinh chí phồn,
Sở cư xứ xứ hữu hương thôn.
Hào hoa hấp nhĩ tỷ lân hội,
Nhân hậu y nhiên mỹ tục tồn.
Tác tức tư đào Nghiêu nhật nguyệt,
Âu ca cộng lạc Thuấn kiền khôn…

(Nườm nượp xum xuê sinh sản ra rất đông đúc,
Nơi nơi có người ở là có xóm làng.
Hào hoa tụ hội, xóm giềng kề bên nhau,
Lòng người nhân hậu vẫn thế, phong tục tốt đẹp còn nguyên.
Làm việc nghỉ ngơi thoải mái với những ngày tháng đời vua Nghiêu,
Cùng ca hát vui chung trong trời đất thời vua Thuấn (ý là thời thịnh trị)…)
Và trong bài Ngụ hứng, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng viết:
Bán y thô thị bán nhân hương,
Trung hữu trì viên nhất mẫu cường.
Am quán trường nhàn xuân bất lão,
Giang san nhập hoạ bút sinh hương…

(Nửa dựa vào chợ quê, nửa dựa vào xóm làng,
Trong đó có ao, có vườn khoảng hơn một mẫu.
Chốn am quán mãi mãi thư nhàn, xuân không già,
Non sông đưa vào tranh vẽ, bút thêm hương sắc…)
Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn có một tấm lòng yêu quê và làng quê Trung Am nhỏ bé ấy đã hun đúc nên con người Nguyễn Bỉnh Khiêm, tâm hồn Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hình ảnh quê hương đẹp đẽ như tranh vẽ, gấm thêu luôn lắng đọng trong tâm hồn và trong thơ, văn Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Giang sơn tám bức như tranh vẽ
Phong cảnh tư mùa ấy gấm thêu.
(Thơ chữ Nôm)
Hay trong bài Ngụ hứng, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vẽ một bức tranh tuyệt tác quê mình:
Giang quán đăng lâm nhật hướng tà,
Thừa nhàn bả tửu thính ngư ca.
Bán thiên lương đệ thanh phong hảo,
Lưỡng ngạn tình thiêm lục thụ đa.
Hứng kịch dã tình thiên ái cúc,…

(Ở quán lên ngắm cảnh bên sông khi mặt trời tà,
Lúc nhàn cầm chén rượu nghe tiếng hát làng chài.
Từ lưng trời, hơi lạnh đưa lại luồng gió mát,
Hai bờ sông, trời quang cây xanh nảy nở.
Cảm hứng trào dâng, tình quê ưa riêng hoa cúc,…)
Như vậy, cách chúng ta khoảng hơn 500 năm, làng quê Trung Am đã được mô tả khá nhiều trong các bài thơ, bài văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm với những nét đẹp văn hoá truyền thống. Qua thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngày nay chúng ta hoàn toàn có thể thấy được làng quê Trung Am nhỏ bé bên bờ sông Thái Bình xưa kia, đã là một nơi thắng địa, một khu di tích văn hoá và xã hội có cuộc sống sinh hoạt phồn thịnh ở vào thế kỷ XVI. Chính cái làng quê Trung Am này, đã tạo nên nhân cách con người Nguyễn Bỉnh Khiêm, là nguồn cảm hứng vô tận tạo nên cốt cách trong thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm và tạo nên những thi phẩm của ông.


2. Trước tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm không những tinh thông lý học, mà còn có tài văn chương lỗi lạc; thơ văn của ông luôn được hậu thế ngợi ca. Nhận xét về thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vũ Khâm Lân (1703-?) trong Bạch Vân Am cư sỹ Nguyễn công Văn Đạt phả ký viết: “Văn chương Tiên sinh rất tự nhiên, không cần điêu luyện, giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà nhiều ý vị, câu nào cũng có quan hệ đến sự dạy đời”(10). Còn Phan Huy Chú (1782 – 1840) nhận xét về thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau: “Đại để là thanh tao, tiếu sái, hồn hậu, phong nhã, có ý thú tự nhiên… Lời và ý đều nhẹ nhàng nhàn nhã, có thể thấy được chí không thích làm quan”(11). Thơ, văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được chính tác giả đề tựa: “Tôi lúc nhỏ được gia đình dạy dỗ, lớn lên đứng vào hàng sĩ phu, đến khi về già thích nhàn tảng ẩn dật, vui cảnh non nước, vụng về làm thơ. Tuy vậy cái bệnh ham thơ lâu ngày tích lại chưa chừa được, mỗi khi thư thả lại nảy hứng ngâm vịnh… thảnh thảnh ghi lại thành thơ nói về chí, tất thảy được ngàn bài, biên tập thành sách, tự đặt là Bạch Vân Am thi tập”(12). Thế hệ sau ghi chép về tình hình thơ, văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau:

Vũ Khâm Lân (1703-?), trong Bạch Vân Am cư sỹ Nguyễn công Văn Đạt phả ký ghi: “Riêng về thơ phú quốc ngữ, tiên sinh cũng soạn rất nhiều, trước đã xếp thành một tập gọi tên là Bạch Vân thi tập, tất cả đến hơn ngàn bài, ngày nay sót lại độ hơn một trăm, và một thiên Trung tâm quán phú, còn thì thất lạc cả”(13).

Lê Quí Đôn (1726 – 1784), trong Đại Việt thông sử mục Nghệ văn chí ghi: “Bạch Vân Am tập: ? quyển, lại 1 bộ… quyển. Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn, tự đề tựa, tổng cộng có 1.000 bài thơ, một bộ không có lời tựa, vả lại so về thơ với nguyên văn chỉ có một phần mười, đây hẳn do người đời sau soạn, nhưng không biết tên, họ. Bạch Vân quốc ngữ thi: 2 quyển, Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn”(14).

Phan Huy Chú (1782 – 1840), trong Lịch triều hiến chương loại chí mục Văn tịch chí ghi: “Bạch Vân Am tập, 10 quyển. Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn, một nghìn bài thơ… Bạch Vân quốc ngữ thi: 2 quyển, Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn”(15).

Trần Văn Giáp (1902 – 1973), trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm nhận xét về thơ, văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau: “Về thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì thơ chữ Hán được tập hợp trong Bạch Vân Am tập, và thơ chữ Nôm được tập hợp trong Bạch Vân quốc ngữ thi. Không thấy bản in tập thơ chữ Nôm, có lẽ đương thời cũng như về sau thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa từng được khắc ván in. Vì vậy, rải rác trong nhiều tập sao chép thấy có thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhưng số bài nhiều ít không giống nhau, tam sao thất bản, lẫn lộn thơ người nọ với thơ người kia cũng nhiều”(16).

Hiện nay thơ, văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm lưu giữ ở nhiều nơi, ở đây chúng tôi xin nêu những văn bản hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Quốc gia Việt Nam

Tại kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, gồm có các văn bản:

Bạch Vân Am thi tập 白雲庵詩集, ký hiệu A.2256, thơ chữ Hán, 260 trang, sách in.Theo các nhà nghiên cứu, đây là bản in đầu triều Nguyễn. Nội dung sách gồm, Bạch Vân Am thi tập tự 白雲庵詩集序 (bài tựa do Nguyễn Bỉnh Khiêm viết), Bạch Vân Am sự tích 白雲庵事跡 (viết về hành trạng của Nguyễn Bỉnh Khiêm), tiếp là phần chép thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Phần chép thơ văn chia là 2 làm quyển, Quyển 11 và Quyển 12, tổng cộng có 626 bài, trong đó có 3 bài ký văn xuôi. Theo Trần Văn Giáp, phần thơ văn chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong bộ sách có tên chung là Danh thi hợp tuyển 名詩合選, do viên Trấn thủ Hải Dương là Trần Công Hiến biên tập và đưa in năm Gia Long thứ 13 (1814)(17).

Bạch Vân Am thi tập quyển thập nhất 白雲庵詩集卷十一, ký hiệu A.1350, 134 trang, sách in, thơ chữ Hán. Nội dung có Bạch Vân Am thi tập tự, Bạch Vân Am sự tích và Quyển 11, giống như phần Quyển 11 của bản ký hiệu A. 2256.

Bạch Vân tiên sinh thi tập 白雲先生詩集, ký hiệu VHv.2615, thơ chữ Hán, sách chép tay, 142 trang, ghi niên đại năm Đinh Mùi niên hiệu Duy Tân thứ 1 (1904). Chữ Hán, chép không đều, có thể do nhiều người sao chép.

Bạch Vân Am thi văn tập 白雲庵詩文集, A.296/1 -2, sách chép tay, thơ chữ Hán, 582 trang.

Bạch Vân Am thi tập tịnh tự 白雲庵詩集並序, ký hiệu VHv.144, thơ chữ Hán, sao vào tháng giêng năm Mậu Thìn niên hiệu Tự Đức (1868), 172 trang.

Bạch Vân tiên sinh thi tập hạ 白雲先生詩集下, ký hiệu VHv188, sách chép tay, thơ chữ Hán, 114 trang.

Bạch Vân Am tiên sinh Trạng nguyên Trình quốc công thi tập tịnh tự 白雲庵先生狀元程國公詩集並序, ký hiệu VHv.850, sách chép tay, thơ chữ Hán, 114 trang.

Bạch Vân Am thi tập 白雲庵詩集,ký hiệu VHv.1794, sách chép tay, thơ chữ Hán, 240 trang.

Bạch Vân Am tiên sinh Trạng nguyên Trình quốc công thi tập tiền tự 白雲庵先生狀元程國公詩集前序, ký hiệu VHv. 2081, sách chép tay, thơ chữ Hán, 172 trang.

Bạch Vân Am thi tập 白雲庵詩集, ký hiệu VHv.1453/ 1-2, sách chép tay, thơ chữ Hán, 426 trang.

Bạch Vân Am thi tập 白雲庵詩集, ký hiệu A.2591, sách chép tay, thơ chữ Hán, 68 trang.

Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập 程國公阮秉謙詩集, ký hiệu AB.635, sách chép tay, thơ chữ Hán, 75 trang.

Trạng nguyên Trình Quốc công sấm ký 狀元程國公讖記, ký hiệu AB.345, sách chép tay, chữ Nôm, 33 trang.

Trình Quốc công Bạch Vân Am thi tập 程國公白雲庵詩集, ký hiệu AB.309, sách chép tay, 100 bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, 98 trang

Bạch Vân Am thi tập 程國公白雲庵詩集, ký hiệu AB.157, sách chép tay, 100 bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, 44 trang.

Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập 程國公阮秉謙詩集, ký hiệu AB.635, sách chép tay, 100 bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm và hơn 70 bài thơ Nôm tồn nghi là của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Bạch Vân Am cư sĩ Nguyễn Trình Quốc công sấm ký 白雲庵居士阮程國公讖記, ký hiệu VNb.3, sách chép tay bằng bút sắt trên giấy học sinh, 25 trang. Một số bài thơ và câu sấm, tương truyền là do Nguyễn Bỉnh soạn.

Sấm ký bí truyền 讖記祕傳, ký hiệu VHv.2261, sách chép tay, chữ Nôm, 34 trang. Những câu sấm, tương truyền là do Nguyễn Bỉnh soạn.

Trình Quốc công sấm ký 程國公讖記, ký hiệu AB.345, sách chép tay, chữ Nôm, 33 trang. Những câu sấm, tương truyền là do Nguyễn Bỉnh soạn.

Trình tiên sinh quốc ngữ 程先生國語, ký hiệu AB.444,sách chép tay, chữ Nôm, 22 trang. Nhưng ghi chép hương ước, không phải thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Tam giáo tượng minh bi 三教像銘碑, N04662.

Ngoài ra, thơ, văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có trong các sách lưu giữu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Danh thi hợp tuyển 名詩合選, Địa học trích anh 地學摘英, Hàn các tùng đàm 翰閣叢談, Nhất tích thiên văn gia truyền 一蹟天文家傳, Quách thị gia tàng 郭氏家藏, Quảng lãm danh ngôn tập lục 廣覽名言集錄, Quảng Ngãi tỉnh nữ học trường 廣義省女學場, Thi sao 詩抄, Thi văn tạp ký nội phụ Hán tự đối liên tế văn trướng văn 詩文雜記內附漢字對聯祭文帳文, Thiên gia thi tập 天家詩集, Thiên Nam ngữ lục ngoại kỷ 天南語錄外紀, Tiên chính cách ngôn 先正格言, Toàn Việt thi lục 全越詩錄, Trần vương truyện khảo 陳王傳考, Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh 越南山河海峒賞詠, Việt thi tục biên 越詩續編, Việt tuý tham khảo 越粹參考, v.v…

Tại Thư viện Quốc gia Việt Nam có 4 bản thơ, văn Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Bạch Vân Am thi tập 白雲庵詩集, với 03 ký hiệu R.2017, R.1917, R.1718; trong đó bản ký hiệu R.2017 trùng với bản A.2256 của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Bạch Vân Am tiên sinh 白雲庵先生, ký hiệu R.101, sách chép tay, thơ chữ Hán, 75 trang.

Như vậy, có thể thấy thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm lưu truyền đến nay chép trong nhiều văn bản; khi nghiên cứu, biên dịch và giới thiệu thơ văn của ông, một yêu cầu đặt ra là công tác văn bản học phải đặt ra đầu tiên. Đây thực sự là việc làm khó khăn, chả thế mà đã có nhiều công trình nghiên cứu, biên dịch và giới thiệu thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm mà số lượng thơ văn của ông, nhất là số bài thơ Nôm đã chưa có được tiếng nói chung.


Văn bản thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Hiện trong kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 3 văn bản chép thơ Nom của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Trình Quốc công Bạch Vân Am thi tập 程國公白雲庵詩集, ký hiệu AB.309; Bạch Vân Am thi tập 程國公白雲庵詩集, ký hiệu AB.157 và Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập 程國公阮秉謙詩集, ký hiệu AB.635.

Trong đó 02 bản Trình Quốc công Bạch Vân Am thi tập 程國公白雲庵詩集, ký hiệu AB.309 và Bạch Vân Am thi tập 程國公白雲庵詩集, ký hiệu AB.157 đều thống nhất chép 100 bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bản Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập 程國公阮秉謙詩集, ký hiệu AB.635, chép 100 bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm và hơn 50 bài thơ Nôm tồn nghi là của Nguyễn Bỉnh Khiêm. So sánh 100 bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong 3 thi tập nêu trên, Phạm Văn Ánh nhận xét “về cơ bản đều giống nhau, thậm chí giống cả trật tự các bài (trừ một vài trường hợp không đáng kể)”(18). Có lẽ do ấn tượng về lời nhận xét của Vũ Khâm Lân “tất cả đến hơn ngàn bài, ngày nay sót lại độ hơn một trăm”, nên người sưu tập sau này đã dừng lại ở con số 100 là đáng tin cậy. Còn hơn 70 bài thơ Nôm tồn nghi là của Nguyễn Bỉnh Khiêm chép trong Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập 程國公阮秉謙詩集, ký hiệu AB.635, hiện cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Trong bản AB.635, từ tờ 19b chép thêm các phần: 1/ Trình Trạng nguyên hựu thi nhất thủ 程狀元又詩一首, nhưng lại chép 2 bài thơ Nôm. 2/ Trình công ngâm thi 程公吟詩, chép 51 bài thơ Nôm đều không đề tên bài, trong đó bài số 15 trùng với bài số 51. 3/ Từ tờ 29b, chép tiếp 21 bài thơ Nôm đều có đầu đề. 4/ Từ tờ 33b, chép 9 bài thơ văn chữ Nôm và chữ Hán, trong đó có 3 bài thơ Nôm và 6 bài thơ văn chữ Hán.

Khi khảo về 21 bài thơ Nôm chép từ tờ 29b – tờ 33a trong bản AB.635, Nguyễn Tá Nhí cho rằng “21 bài thơ Nôm có đầu đề này rất có thể không phải của Nguyễn Bỉnh Khiêm… 21 bài thơ này được ghi đầy đủ trong tác phẩm Sô Nghiêu đối thoại (bản ký hiệu AB.469) in năm Cảnh Hưng thứ 41 (1780) của An Lạc cư sỹ”(19). Hay như 3 bài thơ Nôm chép ở phần cuối bản AB.635 cũng không phải thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Như vậy thơ Nôm cho là của Nguyễn Bỉnh Khiêm từ các nguồn tư liệu là 153 bài, nhưng các nhà nghiên cứu như Bùi Duy Tân, Bùi Văn Nguyên, v.v… cho rằng có khoảng 30 bài trùng nhau giữa thơ Nôm Nguyễn Trãi và thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bùi Duy Tân nhận xét: “Phần chắc là 2 bản thơ Nôm của hai đại gia (Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm) đều là những bản sao đi chép lại ở thời sau, từ sau khi nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời 1585 đến trước khi bản Phúc Khê được in 1868, quãng ba bốn trăm năm, quá nhiều thời gian để hai tập thơ (Quốc âm thi tậpBạch Vân Am thi tập) có thể lẫn lộn vào nhau”(20).

Còn như, theo ghi chép của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú và Trần Văn Giáp; Nguyễn Bỉnh Khiêm có Bạch Vân quốc ngữ thi, hiện trong kho sách Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Quốc gia Việt Nam không thấy có sách này, mà ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm có Trình tiên sinh quốc ngữ 程先生國語, ký hiệu AB.444,sách chép tay, chữ Nôm, 22 trang. Nhưng ghi chép hương ước, không phải thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm từ trước đến nay đã có nhiều bản phiên âm. Từ năm 1930, Sở Cuồng Lê Dư trong Quốc học từng san, tập 1 đã phiên âm giới thiệu 96 bài thơ Nôm. Sau này, nhiều nhà nghiên cứu như Trần Trung Viên, Hoàng Xuân Hãn, Paul Schneider, v.v… cũng phiên âm, giới thiệu thơ, văn Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhưng đem lại những dấu ấn về việc phiên âm và giới thiệu thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm phải kể đến các công trình:

Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1983, do Đinh Gia Khánh chủ biên, Hồ Như Sơn phiên âm giới thiệu phần thơ Nôm đã tuyển chọn 161 bài thơ Nôm.

Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1989, do Bùi Văn Nguyên phiên âm giới thiệu 177 bài thơ Nôm.

Tổng tập văn học Nôm Việt Nam, Tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008, Nguyễn Tá Nhí chủ biên, phần thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bạch Vân quốc ngữ thi) đã phiên âm giới thiệu 176 bài thơ Nôm.

Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm tổng tập, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2014, phần khảo thơ Nôm do Phạm Văn Ánh thực hiện, giới thiệu 152 bài thơ Nôm.

Như vậy, thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có nhiều nhà nghiên cứu phiên âm giới thiệu, số lượng bài thơ không thống nhất. Về 100 bài thơ là thống nhất, còn số lượng hơn 100 thì chưa được thống nhất. Chúng tôi biết rằng vấn đề văn bản học trong các tác phẩm thơ Nôm như Quốc âm thi tập 國音詩集 của Nguyễn Trãi (1380-1442), Hồng Đức quốc âm thi tập 洪德國音詩集 của Lê Thánh Tông và các tác giả khác trong Hội Tao đàn, Bạch Vân Am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, v.v… là rất khó khăn; nhưng giới nghiên cứu Hán Nôm và nghiên cứu văn học không nên để mãi tình trạng nhầm lẫn và khi công bố ghi là tạm thời chấp nhận như hiện nay. Chúng ta đã có những nhà nghiên cứu tiến hành minh định thơ Nôm Nguyễn Trãi và thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, dựa trên cơ sở về phong cách thơ, hay ngữ âm lịch sử, v.v… như Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Văn Hiệp; bước đầu đã có những căn cứ để biện minh về hơn 30 bài thơ trùng lặp của hai đại thi hào, thiết nghĩ trong tương lai khi làm lại thơ chữ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì nên giải quyết các bài thơ trùng lặp này.


Lời kết

Chữ Nôm ra đời có ý nghĩa hết sức lớn lao, đánh dấu bước phát triển của nền văn hoá dân tộc, ý thức tự cường và khẳng định vai trò, địa vị của tiếng Việt. Như mọi người đều biết, tiếng Việt của chúng ta rất giàu hình ảnh, là tiếng nói của nhân dân, là lời văn trong sáng của các nhà ngoại giao và là ngôn ngữ cảm xúc văn học trong các sáng tác của các nhà thơ, nhà văn và là kho tàng ca dao trong sáng tác văn học dân gian. Tiếng Việt của chúng ta giàu tình cảm, nhiều màu sắc và âm điệu, phản ánh tâm hồn trong sáng và cốt cách vĩ đại của nhân dân Việt Nam trải hàng ngàn năm lịch sử.

Chữ Nôm ra đời, đã đáp ứng được phần nào nhu cầu phát triển của nền văn hoá dân tộc, giai đoạn nước Đại Việt vững bước trong kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất. Ở thời nhà Lý, chữ Nôm xuất hiện trong các văn bản chỉ đơn thuần là những từ ghi tên người hay tên đất; nhưng sang thời nhà Trần thì đã phát triển thịnh hành và bắt đầu dùng trong ghi chép trước thuật để tạo nên văn học chữ Nôm. Theo các tài liệu đã công bố, chúng ta còn lưu giữ được một số văn bản được coi là văn học chữ Nôm ở vào thời kỳ này. Trước hết phải kể đến Cư trần lạc đạo phú 居塵樂道賦 và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca 得趣林泉成道歌 của vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308), tổ thứ nhất của phái Thiền tông Trúc Lâm; tiếp đến là Hoa Yên tự phú 花煙寺賦 của Lý Đạo Tái (1254 – 1334), đạo hiệu là Huyền Quang, tổ thứ ba của phái Thiền tông Trúc Lâm. Sau này Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch Vân Am thi tập, Ngự đề Thiên hoà doanh bách vịnh 御提天和營百詠 gồm của Trịnh Căn (1633 – 1709), Càn nguyên ngự chế thi tập 乾元御制詩集của Trịnh Doanh (? – 1767), Thiên Nam ngữ lục 天南語錄 (khuyết danh), Thiên Nam minh giám 天南明鋻 (khuyết danh), Chinh phụ ngâm khúc 征父吟曲của Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748) và của Phan Huy Ích (1750 – 1822), Ai tư vãn 哀思晚 của Lê Ngọc Hân (thế kỷ XVIII), Đoạn trường tân thanh 斷腸新聲 của Nguyễn Du (1765 – 1820), Hoa tiên truyện 花仙傳 của Nguyễn Huy Tự (1743 – 1790 Lục Vân Tiên 蓼雲仙 của Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), v.v… đã nói lên sức sống mãnh liệt, một bước tiến mới của ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác văn học nghệ thuật và khẳng định vai trò của văn học chữ Nôm trong nền văn học trung đại Việt Nam.


PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh
(Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam)

1. Trịnh Khắc Mạnh: Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012, tr. 30.
2. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí (bản dịch), Tập 2, Nxb. Lao Động – Trung tâm Văn hoá Đông Tây, tr. 1274.
3. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm tổng tập, Nxb.Văn học, Hà Nội, 2014, tr.124-125.
4,5,6. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí (bản dịch), Tập 2, sđd, tr. 1274.
7. Đại Nam thực lục, tập 3 (bản dịch), Nxb. Giáo dục, 2001, tr.29.
8. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm tổng tập, Nxb.Văn học, Hà Nội, 2014, tr.124.
9. Các bản dịch thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm dẫn trong bài này đều theo Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1983.
10. Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm, Trần Thị Băng Thanh – Vũ Thanh (tuyển chọn và giới thiệu), Nxb. Giáo dục, 2001, tr. 632.
11. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Văn tịch chí (bản dịch), Tập III, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 127 – 130.
12. Tổng tập văn học Nôm Việt Nam, Nguyễn Tá Nhí (chủ biên), Tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 643.
13. Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm, Trần Thị Băng Thanh – Vũ Thanh (tuyển chọn và giới thiệu), sđd, tr. 632.
14. Lê Quí Đôn: Đại Việt thông sử (bản dịch), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, tr.109.
15. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Văn tịch chí (bản dịch), Tập III, sđd, tr. 127 – 130.
16, 17. Trần Văn Giáp: Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003, tr. 901.
18. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm tổng tập, sđd, tr.100.
19. Tổng tập văn học Nôm Việt Nam, Nguyễn Tá Nhí (chủ biên), Tập 1, sđd, tr. 646.
20. Bùi Duy Tân: Khảo và luận một số thể loại tác gia – tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 220 – 221.

Tài liệu tham khảo:
Di sản Hán Nôm Việt Nam-Thư mục đề yếu, Trần Nghĩa-François Gros đồng chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.
– Nguyễn Tài Cẩn: Một số vấn đề về chữ Nôm, Nxb. Đại học & Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985.
– Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Võ Quang Nhơn, Mai Cao Chương và Nguyễn Lộc: Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến năm 1945 (ba tập), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2000-2002 (tái bản).
– Trịnh Khắc Mạnh: “Chữ Nôm và nền văn học Nôm”, Tạp chí Hán Nôm, số 6/2004.
Tổng tập văn học Việt Nam (nhiều tập), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
tửu tận tình do tại
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cây đại thụ văn hoá dân tộc thế kỷ XVI

Bên cạnh nhiều tác gia văn học lớn ở thế kỷ XVI như Nguyễn Dữ, Nguyễn Hàng, Hà Nhậm Đại, Phùng Khắc Khoan, Hoàng Sĩ Khải..., Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi lên như một hiện tượng văn hoá tiêu biểu, một “cây đại thụ” văn hoá dân tộc thế kỷ XVI. Tư cách tác gia văn học - “cây đại thụ văn hoá” thể hiện trước hết trên phương diện số lượng tác phẩm, mức độ thâu thái các giá trị văn hoá tinh thần thời đại cũng như khả năng kết hợp giữa việc tinh lọc, nâng cấp vốn tri thức bác học với việc phổ cập, tạo ảnh hưởng trong toàn bộ đời sống xã hội.

Nguyễn Bỉnh Khiêm được gọi là Trạng Trình vì đã từng thi đậu Trạng nguyên, từng được phong Trình Tuyền hầu rồi lại được gia phong Trình Quốc công. Nhãn quan của ông Trạng - nhà chính trị với tầm nhìn xa rộng đã cho phép ông phơi bày hiện thực, tố cáo mặt trái sự khốn cùng của đời sống dân chúng và một thời loạn lạc. Nối tiếp giai đoạn phát triển cực thịnh dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497), ngay sau đó nhà nước phong kiến Đại Việt đã từng bước bộc lộ dấu hiệu suy thoái, rõ nét nhất là tệ quan liêu, bè phái, nội bộ lục đục. Bước sang thế kỷ XVI, việc xuất hiện những loại “vua quỷ” Lê Uy Mục (1505 - 1509), “vua lợn” Lê Tương Dực (1510 - 1516) hay Lê Chiêu Tông, Lê Cung Hoàng nối nhau bị giết đã phản ánh sâu sắc quá trình suy vong của nhà Lê. Tiếp theo biến cố Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê vào năm Đinh Hợi (1527) thì đất nước tiếp tục bị chia năm xẻ bảy, kéo theo những mâu thuẫn nối dài thế kỷ và không thể dung hoà giữa các phe phái Lê - Mạc, Lê - Trịnh, Trịnh - Mạc, Trịnh - Nguyễn... Đặt trong bối cảnh mấy thập niên đầu thế kỷ XVI mà Nguyễn Bỉnh Khiêm chứng kiến, trải nghiệm thì thấy nhà Mạc đã đóng một vai trò thực sự quan trọng. Rõ ràng khi nội bộ giai cấp phong kiến xảy ra sự tranh giành, chuyên quyền, thoán đoạt và xung đột giữa các phe phái, giữa hoàng tộc và triều thần với nhau; khi mà lòng người bất bình, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân xuất hiện và phát triển, lớn nhất là cuộc nổi dậy của Trần Cao (1516 - 1521) thì chính lúc đó “lòng người đều hướng về Mạc Đăng Dung” (Đại Việt sử kí toàn thư), “lúc này thần dân phần nhiều xu hướng về Mạc Đăng Dung, đều ra nghênh đón về kinh đô” (Lê triều thông sử). Không thể không thừa nhận rằng dưới triều Mạc - đặc biệt trong khoảng vài ba thập kỷ đầu - đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Vì thế, ngay cả các nhà viết sử đứng trên lập trường chính thống cũng phải thừa nhận một sự thật “trong khoảng mấy năm trộm cắp biệt tăm, súc vật nuôi đến tối không phải dồn vào chuồng, cứ một tháng một lần kiểm điểm thôi. Mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên ổn” (Lê triều thông sử). Những điều này có thể là cách nói khoa trương nhưng cũng chứng tỏ nhà Mạc chủ trương nới rộng một số chính sách, tạo nên một khoảng thoáng nhất định sau cả thời kỳ rối ren kéo dài đã tạo được mối thiện cảm cho ngay cả giới nho sĩ cựu thần nhà Lê và các tầng lớp nhân dân.

Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, có lẽ là sau rất nhiều đắn đo trước thời cuộc, phải đến năm Giáp Ngọ (1534), ông mới đỗ đầu kỳ thi Hương, liền năm sau đỗ Trạng nguyên và chính thức tham dự triều chính. Vào năm ấy ông đã ngoài bốn mươi tuổi - lứa tuổi đã định hình cả bản lĩnh, nhận thức, tài năng, tính cách, sở trường sở đoản - không còn dễ bị uốn cong, thay đổi. Đến bây giờ tầm quan sát của ông cũng trở nên sâu sắc, nhạy cảm, đi sâu hơn vào những mặt bản chất cốt yếu của đời sống. Trước hết, ông phê phán thời buổi loạn lạc, có phần cách biệt, đứng cao hơn mọi phe phái:

Tiếu tha thù tặc hỗ tương tranh,
Thiên hạ phân phân hận vị bình. (1)
(Cười bọn giặc thù cứ tranh giành lẫn nhau,
Thiên hạ rối bời giận chưa dẹp yên
- Cảm hứng)
Yếm khan nghịch tặc cửu xương cuồng,
Hỗ chiến giao tranh bán sát thương.
(Ngán xem lũ giặc rông rỡ đã lâu,
Đánh lẫn nhau chết một nửa
- Cảm hứng thi - bài 2)
Thái hoà vũ trụ bất Ngu, Chu,
Hỗ chiến giao tranh tiếu lưỡng thù.
(Cảnh tượng vũ trụ chẳng được thái hoà như đời Ngu, đời Chu,
Đáng cười thay cho hai kẻ thù đánh lẫn nhau
- Ngụ ý)
Nguyễn Bỉnh Khiêm hiểu được phần nào cuộc huynh đệ tương tàn là sự sát phạt giữa các thế lực Lê - Mạc - Trịnh - Nguyễn, ở đó nhân dân không được lợi gì, đất nước không được lợi gì. Việc Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn thái độ hợp tác với nhà Mạc là bởi ông vừa chấp nhận vừa cũng là chịu sự qui định chung của thời thế và dòng chảy lịch sử. Mặt khác ông lại có phần đứng cách biệt, “siêu việt” lên trên các phe phái cụ thể là bởi ông nhìn ra được quyền lợi chung của dân tộc, nhìn ra được những ước vọng của nhân dân về cuộc sống no đủ, thanh bình. Ông không chỉ đã chứng kiến mà còn nghiệm sinh, suy tư một cách sâu sắc về thời thế, thậm chí bày tỏ rõ sự thất vọng đến mức chán đời loạn lạc, chán việc nhìn các thế lực tranh chấp lẫn nhau, chán nhìn đời ô trọc, chán cả những cuộc vui vầy hưởng lạc vốn là cỗi mầm của nạn đao binh:
Yếm khan trọc thế đấu phù vinh,
Tân quán thâu nhàn ngã độc thanh.
(Chán nhìn cái đời ô trọc chen vinh hoa hão huyền,
Hưởng cảnh nhàn trong quán Trung Tân, riêng ta trong sạch
- Ngụ hứng - bài 5)
Đảo huyền dân cửu ly hung ngược,
Yếm loạn thiên tương khải trị bình
(Bị treo ngược, lâu nay dân sa vào tay bọn hung tàn,
Chán ghét loạn lạc, trời sẽ mở ra cảnh thịnh trị
- Tòng Tây chinh)
Hảo tuỳ kích khánh quan cầu gián,
Yếm tác thôi hoa tự triệu binh.
(Muốn theo người gõ khánh để xem việc can ngăn,
Chán điệu “giục hoa”, chỉ chuốc lấy nạn binh đao
- Cổ thi)
Chính vì hiểu rõ thời thế và chán ghét cuộc chiến huynh đệ tương tàn mà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vang vọng những khát khao về một thời thịnh trị, hoà bình, an lạc. Ông loại trừ giải pháp chiến tranh, đề cao lòng nhân, khẳng định sức mạnh của đức nhân, gián tiếp phủ nhận xã hội đương thời và mơ ước đến ngày thái bình:
Cổ lai nhân giả tư vô địch,
Hà tất khu khu sự chiến tranh.
(Từ xưa đến nay người có nhân không ai địch nổi,
Việc gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh
- Cảm hứng thi, bài 3)
Hà thời tái đổ Đường Ngu trị,
Y cựu càn khôn nhất thái hoà.
(Bao giờ lại được trông thấy cảnh trị bình như đời Đường, đời Ngu,
Trời đất như xưa, một vẻ thái hoà
- Ngụ hứng, bài 2)
Hà nhật tái phùng Nghiêu Thuấn thế,
Thái bình thiên tử thái bình dân.
(Ngày nào lại gặp được đời Nghiêu Thuấn,
Vua đời thái bình, dân đời thái bình
- Ất Sửu tân xuân hý tác)
Thực tế lịch sử cho thấy thời đại Nguyễn Bỉnh Khiêm đang sống vốn hết sức phức tạp, hình thành nhiều phe phái mà dường như phái nào cũng có được một vài phần chân lý, lẽ phải khiến nhiều người như Nguyễn Thiến, Lê Bá Ly, Nguyễn Khải Khang, Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn... mất phương hướng chao đảo giữa hai nhà Mạc và Lê - Trịnh. Trong hoàn cảnh cụ thể, về cơ bản Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn gắn bó nhiều hơn với vương triều Mạc, từng nhiều lần theo quân Mạc đánh dẹp các phe phái mà ông gọi là “địch”, “tặc”, “nghịch tặc”, “tặc nô”, “hung đạo”, “xâm cương”, “gian nguỵ”... Đồng thời với tâm thế tôn phù triều chính “vương sư”, “quân vương”, “ngô quân”, “thần kim thánh võ”..., Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng bày tỏ ước vọng thống nhất cõi bờ, vãn hồi hoà bình “tố triển an biên sách”, “hảo triển an biên sách”, “trù biên sách” dựa trên cơ sở nhận thức mang lại cuộc sống no ấm cho chúng dân - những “tiểu dân”, “ngô nhân”, “cận ách”:
Tằng phù công thất lý nguy gian,
Chung hiệu trì khu lực cánh nan.
Thâm mẫn tiểu dân ly đống nỗi,
Thuỳ dương đại nghĩa thủ hung tàn.
Liên niên chinh phạt vương sư lão,
Luỹ thế chinh thâu quốc dụng đàn.
Nhân giả túng năng suy bất nhẫn,
Căng linh bản vị nhất phân khoan
(Giúp vua phò nước dấn gian nguy,
Gắng gỏi xông pha há quản gì.
Quặn xót dân con vòng đói rét,
Ai đương nghĩa lớn diệt gian phi.
Bao năm chinh phạt quân vua rạc,
Mấy độ trưng thu của nước suy.
Nhân giả nào ai người chẳng nỡ,
Xót thương khoan giảm bớt phân ly.
- Cảm hứng thi - bài 6, Hữu Thế dịch)
Tặc đình cửu hãm mẫn ngô nhân,
Chủng cứu thuỳ năng thể chí nhân.
Thương cập cốc ngưu hình võng giới,
Hoạ diên Côn ngọc hoá câu phần.
Thế vô kham loạn tri binh tướng,
Vọng uất lai tô hễ hậu dân.
Thử tuế hựu tao cơ cận ách,
Lưu ly hà địa khả dung thân.
(Thương dân lành hãm lâu đất giặc,
Cứu vớt người ai bậc chí nhân.
Bạo hình tàn vật hại dân,
Hoa lan núi cũng ầm ầm lửa thiêu.
Giỏi dẹp loạn, lược thao chẳng thấy,
Cứu sống dân, mong cậy thánh vương.
Gặp nên cơ cận tai ương,
Lưu ly khốn đốn không đường dung thân.
- Cảm hứng thi - bài 7, Hữu Thế dịch)
Khi treo mũ từ quan trở về quê cũ, Nguyễn Bỉnh Khiêm thực hiện tiếp chí nguyện lập quán xây chùa, mở trường dạy học, dựng am Bạch Vân, lấy đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Và đó cũng là tên của tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập, tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi. Chao ôi, Bạch Vân! Đám mây trắng ấy sau khi đã trôi nổi khắp chốn hoạn lộ kinh kỳ, bây giờ neo lại nơi bến gốc quê hương. Có lẽ cũng phải đến lúc này, cái vốn kinh lịch trải đời, suy nghiệm mọi lẽ đời mới đủ độ kết tinh trong những vần thơ thế sự và triết lý thế sự của ông:
Làm người có dại mới nên khôn,
Chớ dại ngây si chớ quá khôn.
Khôn được ích mình đừng rẻ dại,
Dại thì giữ phận chớ tranh khôn.
Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
Dại đến như vầy ấy dại khôn.
Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại,
Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn.
(Thơ Nôm - bài 94)
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dù ai vui thú nào.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
(Thơ Nôm - bài 73)
Xem ra, phải sau thời Nguyễn Trãi, và đẩy thành vấn đề trung tâm trực diện hơn Nguyễn Trãi, chính Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đặt đạo đức thành vấn đề đạo lý, triết lý về đạo đức. Dường như trước những biến thiên dữ dội của thời cuộc, ông thấy các giá trị đạo đức truyền thống bị đảo lộn, thấy con người trở nên vị kỷ hơn, vụ lợi hơn. Ông đau đời, ông phê phán thế thái nhân tình, đạo lý suy vi:
Thế gian biến cải vũng nên doi,
Mặn lạt, chua cay lẫn ngọt bùi.
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
Xưa nay đều trọng người chân thật,
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi?
Ở thế mới hay người bạc ác,
Giàu thì tìm đến, khó thì lui.
(Thơ Nôm - bài 71)
Đời này nhân nghĩa tựa vàng mười,
Có của thì hơn hết mọi lời.
Trước đến tay không, nào thốt hỏi,
Sau vào gánh nặng, lại vui cười.
Anh anh, chú chú, cười hơ hải,
Rượu rượu, chè chè, thết tả tơi.
Người, của lấy cân ta thử nhắc,
Mới hay rằng của nặng hơn người.
(Thơ Nôm - bài 74)
Cái nhìn của ông có phần cách biệt với thường nhân, đứng trên tầm cao của một nhà tư tưởng, một triết nhân mà soi rọi, phê phán con người hám lợi giàu sang, khinh miệt đồng tiền: “Nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền”, “Thớt có tanh tao ruồi đậu đến - Ang không mật mỡ kiến bò chi”, “Nhị kết, hoa thơm, ong đến đỗ - Mỡ bùi, mật ngọt, kiến nào đi”, “Cơm áo bỗng xui người hoá quỉ - Oản xôi dễ khiến bụt nên ma”... Ông bị dằn vặt, giằng xé trong thực tại đắng cay, bất lực trước cái xu thế nhãn tiền: Bần cư trung thị vô nhân vấn - Phú tại sơn lâm hữu khách tầm. Phần nhiều những suy tưởng triết lý đó được ông đúc kết, lược qui về thước đo thế sự, hệ qui chiếu kinh nghiệm thế sự. Đã nhiều lần ông lên tiếng phê phán, chối bỏ lối sống đô hội thị thành trên các phương diện thế sự, đạo lý, lối sống:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao.
(Thơ Nôm - bài 73)
Bạc vàng là của trữ tiêu dùng,
Thành thị vốn đua tranh giành giật.
(Thơ Nôm - bài 79)
Vật vờ thành thị làm chi nữa,
Ít tiếng khen thì vắng tiếng chê.
(Thơ Nôm - bài 61)
Đường lợi há theo thị tỉnh,
Cảnh thanh chiếm hết giang sơn.
(Thơ Nôm - bài 142)
Đối lập lại, ông đề cao lối sống dân dã, thanh đạm, kiệm cần, đề cao “đạo thường”, rất mực coi trọng tinh thần “tự tại”, thực hiện sự hoà giải bằng ảo tưởng với chính mình, đắp tai cài trốc, để “lòng vô sự”:
Thế sự ngoài tai biếng nói năng
(Thơ Nôm - bài 16)
Làm chi đo đắn nhọc đua tranh
(Thơ Nôm - bài 26)
Dửng dưng mọi sự gác bên ngoài,
Dầu được, dầu thua, ai mặc ai.
(Thơ Nôm - bài 40)
Mặt khác, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đi sâu khai thác đề tài đạo lý, răn dạy đạo đức từ mức độ phổ quát đến cụ thể, chẳng hạn ở các bài Cương thường tổng quát, Răn đầy tớ thờ chủ, Khuyên nàng dâu thờ cha mẹ chồng... Tất cả những bài thơ đó nhằm nêu cao yêu cầu “tu thân”, tu rèn đạo đức cá nhân, hướng về bảo toàn khí tiết lối “đồ nho” hơn là vươn tới hành động; bảo vệ các quan hệ đạo đức lễ nghĩa Nho giáo hơn là đi tìm lối thoát mới cho cuộc mưu sinh; bảo vệ các tín điều đạo đức xưa cũ hơn là bắt nhịp với thực tế lối sống mới đang nảy sinh; hoặc có phê phán cũng là nhằm để sửa chữa và khẳng định trật tự cũ, không nhàm khám phá, lý giải bản chất các quan hệ xã hội, không nhằm phê phán để đổi thay; đồng thời lại cự tuyệt đời sống thị thành, chối bỏ mọi sự nhập cuộc, thực hiện phê phán đồng tiền, phê phán mọi biểu hiện có tính xu thế của xã hội mà ông lược qui vào cái gọi là “thói đời”; khinh mạn lối sống giàu sang, phú quý, công danh; tự mình rút lui và bằng lòng với giá trị thanh cao tưởng tượng, một sự thanh cao “không làm gì cả” - đó là những phương diện đạo đức nho giáo căn bản ở Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đương nhiên nó có sự hấp dẫn bởi vẻ đẹp đạo lý, cách biệt với “thói đời” - khác hẳn với cái nhìn phân tích của dòng văn học hiện thực phê phán sau này - và bộc lộ thái độ kẻ cả, đo nhìn cuộc sống theo quan niệm đạo đức nhà nho một chiều, không dễ chấp nhận những mầm mống lối sống mới, sự phát triển và đổi mới của toàn bộ đời sống tinh thần xã hội. Phải chăng đó là mối mâu thuẫn giữa nhận thức xã hội và lý tưởng, giữa khát vọng nhân văn và thực tại đời thường, giữa những tiêu chí đạo đức qui phạm và dấu hiệu cái mới đang vận động, nảy sinh. Nguyễn Bỉnh Khiêm buộc phải trả giá cho bản tính thi sĩ và những ước vọng đầy tính ảo tưởng của mình: ý thức bảo vệ chuẩn mực đạo đức truyền thống không đồng hành với thực tiễn đời sống xã hội đang đòi hỏi được đổi thay, phát triển. Ở đây nhiều vấn đề đạo đức có ý nghĩa tiêu biểu cho một thời kỳ mới mà đương thời Nguyễn Trãi trước đây chưa hình thành rõ nét, và chỉ thấy xuất hiện đậm đặc từ thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm; chẳng hạn các vấn đề về nội chiến phong kiến, vai trò đồng tiền, lối sống thị thành... Và một cách không tự giác, trong khi phê phán những yếu tố khác lạ đang nảy sinh trong lòng xã hội như một xu thế tất yếu thì chính ông lại tỏ bày thái độ cản phá bước tiến của lịch sử nói chung. Từ đây có thể nói Nguyễn Bỉnh Khiêm đã hiện diện như một cây đại thụ của văn hoá phong kiến, thiên về phê phán để khẳng định chuẩn mực đạo đức cũ, khác xa lối phê phán đồng tiền, phê phán lối sống thị thành và phê phán xã hội kiểu Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương sau này(2)...

Đặt trong xu thế khẳng định chuẩn mực đạo lý phong kiến, một mặt Nguyễn Bỉnh Khiêm phê phán mạnh mẽ thời cuộc điên đảo, chinh chiến liên miên nhưng mặt khác lại vẫn kỳ vọng vào vương triều sẽ mang lại hoà bình, an lạc cho đất nước. Ông có đặt lòng tin vào một ông “vua ta” cụ thể nhưng lại ước mong nhiều hơn những bậc hiền tài trong thiên hạ sẽ đứng ra đảm đương trọng trách phò vua giúp nước. Điều này cũng có nghĩa là trong cách cảm nhận của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì bản thân nhà vua chưa thật hội đủ khả năng và uy tín để đảm đương vai trò “thế thiên hành đạo”. Đã hơn một lần ông trực diện bày tỏ tâm trạng thất vọng: Sinh chăng gặp thuở Đường Ngu (Thơ Nôm - bài 105).Vì thế mà Nguyễn Bỉnh Khiêm thường có cách nói ngụ ý mong ước, khuyên can nhà vua cần biết dựa vào nhân nghĩa, chính nghĩa và sức mạnh của muôn dân:

Tối thị đế vương nhân nghĩa cử,
Sự công ưng khả tiểu Đinh, Lê.
(Quan trọng nhất là bậc đế vương phải nêu cao nhân nghĩa,
Được thế thì sự nghiệp có thể lớn hơn triều Đinh, Lê.
- Đóng doanh trại ở Liệt Khê)
Thánh chủ chí kim nhân thắng bạo,
Cứu dân vụ tại quảng chiêu hàng.
(Thánh chúa ngày nay chỉ lấy nhân nghĩa để thắng bạo tàn,
Cứu dân cốt ở chỗ mở rộng việc chiêu hàng
- Qua sông Hữu - bài 1)
Một mặt khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rõ rằng thân mình già yếu mà vẫn phải gắng gỏi theo quân nhà vua vừa khuyến khích, kêu gọi các bậc anh tài theo giúp vua, tham dự chính sự và công cuộc cứu dân cứu nước:
Ngô tào nhược hữu trù biên sách,
Ưng vị ngô quân nhất phạm nhan.
(Bọn chúng ta nếu có kế sách trù hoạch bờ cõi,
Hãy vì vua ta mà mạnh dạn can ngăn
- Hộ giá đi miền tây qua châu Lục Yên, cảm khái hoạ vần của Lễ Độ Bá)
Biên phương cứu uất lai tô vọng,
Thuỳ vị quân vương nhất phủ tuy?
(Cõi xa mong đợi người đến cứu đã từ lâu,
Ai đó vì quân vương mà ra sức vỗ yên
- Theo đánh miền tây - bài 2)
Cửu trùng chính cấp cầu nhân tướng,
Chửng cứu ưng tô thử nhất phương.
(Cửu trùng đang gấp tìm một vị tướng nhân đức,
Ra tay cứu vớt, làm sống lại một phương này
- Qua sông Hữu - bài 4)
Thất vọng trong việc tìm được người hiền tài, có những khi Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn tin vào cõi người nữa mà phải cầu viện đến cõi siêu linh: Lòng trời nếu chẳng dung tha kẻ gian nguỵ - Thì hãy một phen trợ sức cho quân nhà vua (Qua sông Hữu - bài 2). Có thể chỉ là ngẫu nhiên hay thật sự là một nỗi ám ảnh chăng khi mà cách sử dụng cùng một điển tích ở Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn có nét khác biệt nhau như Nguyễn Tài Cẩn đã khảo sát: “Rõ ràng Nguyễn Trãi khi dùng điển tích Đường Ngu thì liên hệ nhiều đến quan hệ vua tôi. Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ có thuở Đường Ngu, nói đến Đường Ngu là nói đến một thời đại”(3). Điều này có nghĩa là cách nói, cách cảm nhận ở Nguyễn Trãi biểu lộ ý thức chức năng phận vị vua - tôi, mang tính khu biệt và cụ thể hoá rõ nét hơn; còn với Nguyễn Bỉnh Khiêm lại hướng về một thời thịnh trị có phần đại thể, chung chung, thiếu tính xác định. Trong chiều sâu tâm tưởng, Nguyễn Bỉnh Khiêm khó tìm thấy và cũng không thật tin tưởng vào một bậc vua sáng nào trong hiện thực nên ông phải mơ ước về những bóng hình đế vương thuộc thời quá khứ huyễn ảo xa mờ, những Nghiêu - Thuấn - Đường - Ngu. Vẫn biết rằng tâm thức vọng cổ đã là một chiều hướng phổ biến trong cả lý tưởng chính trị xã hội cũng như ý thức thẩm mĩ văn chương, song thực tế tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm cho thấy ông thực sự gián cách với thời cuộc mà mơ về những tấm gương xưa. Dù có ý thức hay là vô thức, trước sau đó vẫn là một nỗi ám ảnh và một cách bày tỏ thái độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhất là khi so sánh với Nguyễn Trãi. Đây cũng là cơ sở để chúng ta cắt nghĩa và hiểu sâu sắc hơn đặc điểm thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bối cảnh thời đại bấy giờ. Nhìn rộng ra, có lẽ ngay cái việc ông dàn xếp, chia các phe phái Trịnh - Nguyễn - Mạc về những vùng đất khác nhau cũng phần nào phản ánh thái độ không hoàn toàn tôn phục hẳn về một thế lực nào. Các nguồn tư liệu và truyền thuyết kể rằng: Khi Trịnh Kiểm đến hỏi về việc nên ứng xử với nhà Lê thế nào thì được ông khuyên “Ở chùa thờ Bụt thì ăn oản” với ngụ ý cứ tôn phù nhà Lê mà chuốc lợi; khi Nguyễn Hoàng hỏi kế sách đã được ông mách nước “Hoành Sơn nhất đới, khả dĩ dung thân” (Hoành Sơn một dải, có thể dung thân); còn khi Mạc Mậu Hợp thất bại lại cũng được ông chỉ lối “Cao Bằng tuy tiểu, sổ duyên khả thế” (Cao Bằng tuy nhỏ, có thể ở được vài đời)... Đó cũng là những nguồn chứng cứ để chúng ta suy luận về khả năng Nguyễn Bỉnh Khiêm thường trăn trở, phân vân trước hiện tình đời sống dân tộc. Ông thực sự là một nhân cách văn hoá lớn nhưng không gặp thời, suốt đời ôm mối “lo trước”: Lão lai vị ngải tiên ưu chí; Đắc táng cùng thông khởi ngã ưu (Tấm lòng lo trước thiên hạ đến già chưa thôi; Cùng thông đắc táng ta có lo chi riêng mình - Tự thuật - bài 3).

Có một điểm cần chú ý ở đây là Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ bộc lộ những xác tín ảo tưởng về đạo lý, thậm chí có thể coi ông như hiện thân, như một điển hình mẫu mực của lý tưởng Nho giáo - mà còn vươn tới khả năng thâu thái mọi nguồn tri thức đương đại, toả sáng hào quang nhân cách con người cá nhân mình qua những trang thơ. Với tư cách một nhà văn hoá lớn, một ông trạng thông minh mẫn tiệp, từng được người đời tôn xưng là Tuyết Giang phu tử, Nguyễn Bỉnh Khiêm quả đã nắm bắt sâu sắc các nguồn tư tưởng triết học thâm hậu như về Kinh Dịch, Phật giáo, Lão - Trang. Chính ông là người đạt tới tầm cao và cũng là hiện thân của dòng thơ triết lý. Ông đã nghiệm sinh sâu sắc trong sự đời, lẽ đời:
Vinh nhục một cơ hằng đắp đổi,
Ắt là từng thấy một hai phen.
(Thơ Nôm - bài 39)
Thế sự tuần hoàn hay đắp đổi,
Từng xem thua được một hai phen.
(Thơ Nôm - bài 44)
Ông hiểu rõ mối quan hệ biện chứng các mặt mâu thuẫn của sự vận động với những thăng - giáng, doanh - tổn, thừa - trừ, thịnh - suy, cương - nhu, vãng - phục... Sự am hiểu Lý học, âm dương, khí số, ngũ hành bát quái còn giúp ông soi nhìn muôn vật trong đà biến chuyển, thấy cái “khôn” nhất thời nuôi mầm cái “dại”, thấy cái ngày mai trong hôm nay, thấy cái lụi tàn tất yếu đang tiềm ẩn ở vẻ ngoài chừng như tốt tươi, khai mãn. Ngay trong thơ chữ Hán ông cũng có nhiều ý thơ vận dụng cái nhìn biến dịch tuần hoàn:
Sinh sinh dục thức thiên cơ diệu,
Nhận thử hàn mai nghiệm nhất dương.
(Muôn vật kế tiếp sinh ra, muốn biết cơ trời thần diệu,
Hãy xem hoa mai trong giá lạnh với khí dương đang sinh ra
- Trung Tân quán ngụ hứng - bài 11)
Cơ ngẫu tòng lai doanh cánh hư,
Âm dương tiêu trưởng nghiệm thừa trừ.
(Chẵn lẻ sóng đôi với nhau, đầy rồi càng vơi,
Âm và dương, tiêu và trưởng, xét lẽ đều bù trừ nhau
- Độc Chu dịch hữu cảm)
Tái nhất âm hề phục nhất dương,
Tuần hoàn vãng phục lý chi thường.
(Trở lại một âm thì lại có một dương ẩn phục,
Tuần hoàn đắp đổi nhau vốn là lẽ thường
- Trung Tân quán ngụ hứng)
Tiếp tục khảo sát 161 bài thơ chữ Nôm thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm phản ánh một cách sâu sắc biết bao những cung bậc, xu thế, trạng thái trái ngược nhau: Thăng - giáng, Ngày - đêm, Nóng - lạnh, Đại - tiểu, Duỗi - khuất, Mãn - tổn, Vũng - doi, Nhọn - tùi, Rộng - hẹp, Dài - vắn, Tới - lui, Thắm - phai, Đầy - vơi, Xuôi - ngược, Thịnh - suy, Hơn - thiệt, Lành - dữ, Khen - chê, Danh - luỵ, Khôn - dại, Được - mất, Vinh - nhục, Già - trẻ, Ở - về,... Đó không chỉ là những luận giải giàu tính triết lý mà đã chuyển hoá thành phong cách, thành tâm thức ám ảnh hầu hết các trang thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông suy nghiệm, đúc kết ở tầm mức khái quát cũng như nhập cuộc đời sống và cất lên tiếng nói tràn đầy sắc thái tư duy triết lý thế sự, thông qua nhiều chi tiết, hình ảnh, cảnh ngộ thật gần gũi, quen thuộc, gợi cảm:

Vinh nhục một cơ hòng đắp đổi,
Ắt là từng thấy một hai phen.
(Thơ Nôm - bài 36)
Thế sự tuần hoàn hay đắp đổi,
Từng xem thua được một hai phen.
(Thơ Nôm - bài 41)
Hoa càng khoe nở, hoa nên rữa,
Nước chứa cho đầy, nước ắt vơi.
(Thơ Nôm - bài 48)
Điều quan trọng cần thấy là đứng trước thực tại phong phú với hai chiều biện chứng, vừa đối lập vừa hàm chứa cội mầm tạo lập nên nhau, làm điều kiện tồn tại cho nhau, song khi hướng tới lý giải thì Nguyễn Bỉnh Khiêm lại thường lược qui về những định đề tư tưởng quen thuộc như “đạo”, “đạo trời”, “đạo thánh”, “đạo trung”, “đạo cả”, “đạo làm người”:

Đã khuất bao nhiêu thì lại duỗi,
Đạo trời lồng lộng chẳng hề sai.
(Thơ Nôm - bài 2)
Vì danh cho phải danh làm luỵ,
Được đạo thì hay đạo có mùi.
(Thơ Nôm - bài 18)
Từng xem sách cũ một hai pho,
Mến đạo thề chăng phụ nghiệp nho.
(Thơ Nôm - bài 27)
Miệng người tựa mật mùi càng ngọt,
Đạo thánh bằng tơ mối hãy dài.
(Thơ Nôm - bài 60)
Mựa hề toan lợi, mựa toan công,
Lui tới thìn cho phải đạo trung.
(Thơ Nôm - bài 119)
Kho ngọc mời khuyên nhà họp mặt,
Quyển vàng giảng giải đạo làm người
(Thơ Nôm - bài 121)
Trời phú tính ở mình ta,
Đạo cả cương thường năm mấy ba.
(Thơ Nôm - bài 145)
Tuy nhiên, khi tiến hành thống kê và so sánh thì thấy số lượng những câu thơ nhằm khẳng định chân lý, sức mạnh trường tồn của “đạo” ở Nguyễn Bỉnh Khiêm thấp hơn hẳn nếu so với Nguyễn Trãi(4). Thêm nữa, ngay cả những câu thơ thiên về khẳng định “đạo” ở Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nhạt nhoà và phần lớn lại rơi vào khu vực những bài tồn nghi, chưa thật rõ là của Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đã vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn suy tôn thứ “đạo trung thường” không thái quá mà cũng không bất cập; đồng thời tỏ ý nản lòng trước lý tưởng “đạo” và phê phán, giễu cợt, chỉ rõ bản chất bọn người tham lợi giả danh mượn màu “đạo”:
Quân thân thề hết lòng thờ một,
Xuất xử cầu chưa đạo được hai.
(Thơ Nôm - bài 12)
Thấy cơ doanh mãn, cho hay chớ,
Phải đạo trung thường, mựa có qua.
(Thơ Nôm - bài 17)
Ải Tần, non Thục đường nghèo hiểm,
Cửa Khổng, làng Nhan đạo khó khăn.
(Thơ Nôm - bài 20)
Đạo nọ, nghĩa này, trăm tiếng bướm,
Nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền.
(Thơ Nôm - bài 5)
Như thế có nghĩa là niềm tin vào “đạo” đến thời Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có dấu hiệu phai nhạt, con người đã biết tìm cho mình một chỗ đứng, tạo lập một cách nhìn, một cách đánh giá, “phản biện” theo lối riêng. Sâu xa trong nhận thức, Nguyễn Bỉnh Khiêm hiểu rằng cả hai nẻo đường khôn - dại quá mức đều bất lợi, và ông giác ngộ ra con đường “đạo trung”, “đạo trung thường”. Giữa thời buổi rối ren loạn lạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm thức nhận việc theo đuổi, thực hành “đạo” thật khó khăn, chẳng khác gì đi trên “ải Tần, non Thục”. Đã thế, ông còn chứng kiến biết bao những “ý đẹp lời hay” mòn sáo, biết bao những lời thuyết lý đạo nghĩa hình thức bề ngoài mà rút cuộc thực chất chỉ là “thinh thỉnh lại đồng tiền”! Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, việc lựa chọn một thế ứng xử văn hoá như thế nào cho phù hợp với thực tế xã hội lúc bấy giờ là điều không hề đơn giản. Ông buộc phải băn khoăn, lựa chọn một trong hai con đường: nhập thế giữa các phe phái Mạc - Lê - Trịnh hoặc chấp nhận xuất thế lui về ẩn dật. Nhưng dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào, trước sau ông vẫn lựa chọn một chỗ đứng đầy tự tin - tin vào chính mình, tin vào con đường mình lựa chọn; và tự chủ - chủ động trước mọi biến động của cuộc đời, chủ động trong thế ứng xử và thái độ kiên định:

Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách,
Được thú, ta đà có thú ta
(Thơ Nôm - bài 31)
Người tham phú quý người hằng trọng,
Ta được thanh nhàn ta sá yêu.
(Thơ Nôm - bài 47)
Ít nhiều ngày tháng qua thì chớ,
Tiêu sái, ta thìn vẹn chí ta.
(Thơ Nôm - bài 120)
Ai xem, ai chẳng hay là chớ,
Lại một ta khen ta hữu tình.
(Thơ Nôm - bài 141)
Thực ra, trước sau ông vẫn không thoát khỏi sự ràng buộc, chi phối của hoàn cảnh. Trên phương diện nào cũng thấy ông phân thân giữa nhiều trạng thái tư tưởng khác nhau, thường khi và rất nhiều khi tạo nên những mâu thuẫn trong chính con người mình. Ông vừa có đối lập vừa có hợp tác, vừa tiềm tàng nội lực vừa tỏ ra bất lực, vừa ngang nhiên chấp nhận mọi sóng gió cuộc đời vừa như an phận, lánh đời, trốn đời. Trên tất cả, ông hoá giải những phức tạp nội tâm bằng tinh thần tự tại và thái độ gián cách với thế tục, đứng trên thế tục. Ông thừa biết mọi điều mà cứ vờ nhận rằng mình dại - Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ! Ông đã chứng kiến và chứng nghiệm lẽ đời, đã đi đến cùng mọi sự khôn dại - dại khôn để thấu hiểu: Khôn mà như thế là khôn dại - Dại đến như vầy ấy dại khôn! Phải trải qua tất cả cảnh đời trường đời như thế rồi Nguyễn Bỉnh Khiêm mới đạt tới thế ứng xử văn hoá mang tinh thần triết lý về nhàn dật và tự tại(5). Một tinh thần nhàn dật và tự tại như thế nhiều khi biểu lộ cách nói hơn là hành động thực, một giải pháp tình thế hơn là chí hướng cả đời người, một sự độc tôn tâm trạng bất đắc chí hơn là khả năng tìm ra lối thoát tối ưu. Chính vì thế mà Nguyễn Bỉnh Khiêm tự nhủ rằng mình cần phải biết bằng lòng với chính mình, phải gián cách với thế tục song nhiều khi ông vẫn ám ảnh bởi hệ luỵ về thân phận, lời khen chê, chốn công danh:
Yên đòi phận dầu tự tại,
Lành, dữ, khen, chê cũng mặc ai.
(Thơ Nôm - bài 12)
Am quán ngày nhàn, rồi mọi việc,
Dầu ta tự tại, mặc dầu ta.
(Thơ Nôm - bài 14)
Già đã khỏi áng công danh,
Tự tại, nào âu luỵ đến mình?
(Thơ Nôm - bài 15)
Song hiên ngỏ cửa ngồi xem sách,
Tự tại ngày qua mấy kẻ bằng.
(Thơ Nôm - bài 66)
Xét cho cùng, chính hoàn cảnh lịch sử và cuộc đời riêng đã đổ bóng lên trang thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm hết sức rõ nét. Trong cuộc đời thực, Nguyễn Bỉnh khiêm từng xây am Bạch Vân, quán Trung Tân và chúng trở thành những hình ảnh, biểu tượng nghệ thuật sống động trở đi trở lại trong thơ ông. Chí hướng của ông cũng được bày tỏ rõ ràng trong Bài tựa tập thơ Am Bạch Vân: “Ôi, nói tâm là nói về cái chỗ mà chí đạt tới vậy, mà thơ lại là để nói chí. Có kẻ chí để ở đạo đức, có kẻ chí để ở công danh, có kẻ chí để ở sự nhàn dật. Tôi lúc nhỏ chịu sự dạy dỗ của gia đình, lớn lên bước vào giới sĩ phu, lúc về già chí thích nhàn dật, lấy cảnh núi non sông nước làm vui, rất là vụng về trong nghề thơ...”. Như vậy là phù hợp với diễn biến trong cuộc đời và quan niệm về thơ ca, sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng bao gồm đủ các phương diện đạo đức - công danh - nhàn dật và theo sát các chặng đường đời, khi hành đạo nhập cuộc cùng giới sĩ phu, khi xuất thế với triết lý nhàn dật, tự tại, vui cùng núi non sông nước. Chính nhờ sự phong phú trong cuộc đời như thế mà thơ ông thật sự giàu sắc thái triết lý (gắn với uy danh nhà tiên tri, nhà Lý học và những yếu tố của khoa học dự báo), vừa có phong cách hàn lâm vừa có phần gần với đời thường, tạo lập một tiếng thơ triết lý thế sự dựa trên căn bản kinh nghiệm cuộc sống đời thường. Trong tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi, Nguyễn Bỉnh Khiêm vận dụng thuần thục các thể thơ Đường luật song vẫn thực hiện những bước phá cách, mở rộng biên độ sáng tạo về mặt hình thức bằng lối thơ Đường luật xen lục ngôn. So sánh trong tổng số thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì thấy số lượng bài thất ngôn pha lục ngôn chiếm một tỉ lệ khá lớn: 97/161 (trên 60%)(6). Tuy rằng mọi sự phá cách này trước sau vẫn phải dựa trên nền tảng thơ Đường luật nhưng việc duy trì hình thức câu thơ thất ngôn xen lục ngôn (vốn đã phát triển từ Nguyễn Trãi và hưng thịnh dưới triều Lê Thánh Tông) cũng là một cố gắng đáng kể của Nguyễn Bỉnh Khiêm trên tiến trình vận động, tìm tòi, đổi mới hình thức thơ ca. Xét trên phương diện ngôn từ nghệ thuật thì thấy hệ thống từ vựng thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm thiên về khái niệm triết lý và đặc biệt phản ánh rõ tính chất đăng đối, chuyển hoá giữa các trạng thái, ý tưởng. Việc tác giả lựa chọn, thể hiện hệ thống ngôn từ theo cấu trúc đăng đối khiến cho ngay cả những từ ngữ có vẻ thông dụng thường ngày như Khôn - dại, Khen - chê, Đầy - vơi, Hơn - thiệt... cũng trở nên lấp lánh sắc màu triết lý. Mặt khác, bên cạnh tiếng nói trích dẫn kinh sách uyên bác, hàn lâm đòi hỏi vốn tri thức ở trình độ cao, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn vận dụng nhuần nhuyễn hệ thống từ vựng của tầng lớp bình dân, nếp cảm nếp nghĩ bình dân. Nhiều câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao được biến cải, tái cấu trúc trong một hình thức sinh động, mới mẻ(7). Nhà thơ sử dụng nhiều cách thức biến cải khác nhau, có chỗ chỉ lấy ý mà không lấy từ, có chỗ lấy cả ý cả từ, có chỗ lấy trọn cả ý và thêm vài từ cho thành câu thơ, có khi dựa vào chính triết lý dân gian rồi chuyển hoá, sáng tạo, nâng cấp thành hình tượng thơ ca phù hợp với nội dung toàn bài:
Giàu ba bữa khó hai niêu
(Thơ Nôm - bài 3)
Cờ đến tay ai, ai mới phất
(Thơ Nôm - bài 69)
Gần son thì đỏ, mực thì đen,
Sáng, biết nhờ ơn thuở bóng đèn.
(Thơ Nôm - bài 64)
Lưỡi thế gẫm xem mềm tựa lạt,
Miệng người toan lại sắc như chông...
(Thơ Nôm - bài 127)
Như vậy là đồng thời với việc tiếp thu và hoá giải nguồn văn liệu Hán học, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn thâm nhập và vận dụng một cách uyển chuyển nguồn tri thức thi ca dân gian, thu hút và nâng cấp khả năng sáng tạo văn hoá quần chúng lên một trình độ cao. Xoay quanh quĩ đạo triết lý thế sự, triết lý trữ tình, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kết hợp hài hoà giữa tư duy bác học và bình dân, từ đó tạo nên một phong cách thơ triết lý thế sự độc đáo, không dễ trộn lẫn với ai ngay cả dưới thời trung đại.

Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc kiểu nhân cách nhà nho mang chí hướng hành đạo nhưng không gặp thời. Tác phẩm văn chương của ông in đậm dấu ấn tinh thần thời đại mất phương hướng, loạn lạc, nhiều đổi thay. Chính bởi thế mà các sáng tác của ông hàm chứa tính phức hợp của nhiều thế ứng xử văn hoá, nhiều phương án lựa chọn, nhiều cung bậc tâm trạng khác nhau(8). Ông đã đưa ra thật nhiều cách thức hình dung về cuộc đời, soi nhìn cuộc sống từ nhiều góc cạnh và tự đặt mình trong mỗi tình huống cụ thể ấy. Điều này khiến cho thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa có tính thống nhất nhưng cũng bao hàm nhiều mặt dường như mâu thuẫn, đối lập, phủ định lẫn nhau. Như thế, việc tiếp nhận thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm cần được xem xét trong tính tổng thể song cũng phải chú tới mối liên hệ giữa các đường hướng tâm trạng phù hợp với từng cảnh đời và chặng đường đời cụ thể.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là sản phẩm văn hoá điển hình của thế kỷ XVI - một thế kỷ nặng về chinh chiến và nhiều biến động nên phải lựa chọn một phương thức ứng xử văn hoá khả dĩ có thể đáp ứng được nhu cầu đời sống tinh thần vốn muôn phần phức tạp. Trên nhiều phương diện, ông trở thành thước đo thực trạng đời sống tinh thần dân tộc ở một chặng đường lịch sử, cây đại thụ văn hoá toả bóng xuống cả thế kỷ. Một mình ông buộc phải đóng nhiều vai diễn. Đồng thời với vốn kiến thức cao siêu, Nguyễn Bỉnh Khiêm lại vẫn bộc lộ cái nhìn nhân ái, dân dã, hoà đồng với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá, làng thôn, trăng trong gió mát. Điều này góp phần giải hoà dòng thơ duy lý, khơi mở nguồn cảm hứng nghệ sĩ thanh cao. Điều cũng rõ ràng là mặc dù mang trong mình đầy những lẽ bất cập do hoàn cảnh thời đại qui định song Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn hiện diện như một nhân cách lịch sử chói sáng, một cây đại thụ văn hoá chính bởi sự kết tinh vốn kiến thức sâu rộng trên cơ sở một tấm lòng chính trực, gắn bó sâu sắc với cội nguồn văn hoá dân tộc. Ông là hiện thân của mĩ học phong kiến cả trên phương diện nhân văn lẫn mặt hạn chế của nó. Ông lớn lao ở những đóng góp tích cực và cũng vĩ đại giống như không ít danh nhân khác ở chính cái phần lý tưởng mang màu sắc không tưởng, ở chính cả những nỗi bất lực, đau đời và thương cảm cõi đời. Ông nói tiếng nói cao sang, cao đạo nhưng trung thực, chân thành như chính tiếng nói của lương tâm thời đại: Lão lai vị ngải tiên ưu chí (Tấm lòng lo trước thiên hạ đến già chưa nguôi). Trên nhiều phương diện, không ai nói được như ông, càng không thể thay thế được tiếng nói kiểu như ông, vì thế mà ông trở thành vĩ đại, toả sáng, thành danh nhân văn hoá lớn của dân tộc.


Hà Nội, sơ hạ 2002
PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn - Phó Viện trưởng Viện Văn học

(1) Phần trích dẫn tác phẩm đều theo Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (Đinh Gia Khánh chủ biên, giới thiệu; Đinh Gia Khánh - Bùi Duy Tân - Hồ Như Sơn soạn dịch). NXB Văn học, H, 1983, 340 trang.
(2) Xin xem Nguyễn Lộc: Nhìn nhận lại thực chất thái độ phê phán của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua thơ văn, trong sách Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hội đồng Lịch sử Hải Phòng và Viện Văn học xuất bản, Hải Phòng, 1991, tr. 298 - 305.
(3) Nguyễn Tài Cẩn - N. V. Stakêvits: Thử phân định thơ Nôm Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong sách Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sđd, tr. 224.
(4) Tham khảo Nguyễn Hữu Sơn: Khảo sát cái nhìn đạo lý trong văn học cổ điển dân tộc. Tạp chí Văn học, số 6 - 1990, tr. 60 - 65; Về con người cá nhân trong thơ Nguyễn Trãi. Tạp chí Văn học, số 9 - 1995, tr. 44 - 47.
(5) Xin xem Trần Đình Hượu: Triết lý và thơ ở Nguyễn Bỉnh khiêm, trong sách Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại. NXB Văn hoá - Thông tin, H, 1995, tr. 131 - 154.
(6) Nguyễn Hữu Sơn: Góp phần tìm hiểu hình thức câu thơ lục ngôn trong thơ Nôm Nguyễn bỉnh Khiêm. Tạp chí Văn học, số 3 - 1987, tr. 79 - 86. In lại trong Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sđd, tr. 357 - 361; Nguyễn Bỉnh Khiêm - danh nhân văn hoá. Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Viện Khoa học xã hội Việt Nam xuất bản, H, 1991, tr. 194 - 205; Phê bình văn học (Lý Tế Xuyên... Nguyễn Bỉnh Khiêm). NXB Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh, 1998, tr. 221 - 232. Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia và tác phẩm. NXB Giáo dục, H, 2001, tr. 598 - 606...
(7) Bùi Văn Nguyên: Âm vang tục ngữ, ca dao trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong sách Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sđd, tr. 372 - 376.
(8) Xin xem Nguyễn Hữu Sơn: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - đời và thơ. Văn nghệ quân đội, số 10 - 1991, tr. 105 - 108. In trong Tạp chí Đất nước (Cơ quan Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga xuất bản), Mátxcơva, số 6, tháng 12 - 1990, tr. 38 - 39. In lại trong Điểm tựa phê bình văn học. NXB Lao động, H, 2000, tr. 262 - 274; Kỷ niệm trọng thể 500 năm năm sinh nhà thơ - danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1991). Tạp chí Văn học, số 6 - 1991, tr. 77...
tửu tận tình do tại
15.00
Chia sẻ trên Facebook