1593.99
Nước: Việt Nam (Hiện đại)
581 bài thơ, 4 bài dịch
25 bình luận
66 người thích

Thơ đọc nhiều nhất

Thơ thích nhất

Thơ mới nhất

Tác giả cùng thời kỳ

- Phạm Hổ (87 bài)
- Trần Dần (72 bài)
- Chính Hữu (27 bài)
- Phan Vũ (4 bài)
- Thích Nhất Hạnh (79 bài)
Tạo ngày 27/08/2005 00:32 bởi Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 07/04/2007 21:08 bởi Vanachi
Bùi Giáng (17/12/1926 - 7/10/1998) sinh tại Thanh Châu, Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, con thứ của ông bà Bùi Thuyên và Huỳnh Thị Kiều. Ông được văn giới, không phân biệt không gian thời gian, yêu mến trọng vọng. Những tác phẩm đầu của ông được in trong sách giáo khoa năm 1957, như Một vài nhận xét về Bà huyện Thanh Quan, Lục Vân Tiên, Chinh phụ ngâm,... nhưng tiếng tăm ông nổi bật từ tập thơ Lá hoa cồn (1963). Ông là một người tự học và học rất trễ, tuy nhiên khả năng tinh thông nhiều ngôn ngữ của ông, kể cả những ngôn ngữ khó như chữ Hán và tiếng Đức, làm kinh ngạc mọi người trong văn giới.

Những cuốn sách đầu của ông là sách giáo khoa in năm 1957, Bùi Giáng đã là một tên tuổi quá quen thuộc với đông đảo bạn đọc. Ông thường tự nhận là “trung niên thi sĩ” cùng hàng…

 

  1. Ai đi tu
    7
  2. Anh đi về giữa
  3. Anh điên
  4. Anh em
  5. Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
  6. Anh sực nhớ
  7. Anh và Em vào rừng
  8. Anh về Bình Dương
  9. Áo xanh
  10. Ăn mặc nâu sồng
  11. Ba cõi
  12. Bà hiệu trưởng bước đi đệ nhất
  13. Bài thơ
  14. Bao giờ
  15. Bảo rằng
  16. Bất ngờ
  17. Bây giờ (I)
  18. Bây giờ (II)
  19. Bây giờ còn lại
  20. Bấy thân
  21. Bé con ơi
  22. Bên miền
  23. Bên quán cà phê
  24. Biển nào
  25. Biến thể do rượu mà ra
  26. Biểu tượng
  27. Bỏ hai chân
  28. Bờ lúa
  29. Bờ mây
  30. Bờ nước cũ
  31. Bờ tồn sinh (I)
  32. Bờ tồn sinh (II)
  33. Bờ trần gian
  34. Bờ xuân
  35. Buổi hội
  36. Buồn đã nhiều
  37. Buồn sầu
  38. Buồn vui
  39. Bữa hôm nay
  40. Bữa nay
  41. Bữa nay ruộng nhớ
  42. Bữa trước
  43. Ca dao (I)
  44. Ca dao (II)
  45. Ca dao (III)
  46. Cái gì ẩn dưới
  47. Cảm đề La porte étroite - Gide tặng Sophocle
  48. Cảm đề La porte étroite - Homère tặng Gide
  49. Cảm đề La porte étroite - Thu Juliette
  50. Cảm đề La porte étroite - Xuân Alissa
  51. Cảm ơn
  52. Cây chanh
  53. Cây cỏ dậy thì
  54. Chà và ca
  55. Chào em (II)
  56. Chào em (III)
  57. Chào em (IV)
  58. Chào em thật sự
  59. Chào em vô tận
  60. Chào mừng
  61. Chào Nguyên Xuân
  62. Chào thu Lục Tỉnh
  63. Chạy đi em
  64. Chân đi
  65. Chẻ hai
  66. Chết chơi
  67. Chị em
  68. Chỉ nhìn thấy
  69. Chia
    1
  70. Chia màu
  71. Chiêm bao
  72. Chiều
  73. Chiều chiều (I)
  74. Chiều chiều (II)
  75. Chiều chiều (III)
  76. Chiều đông
  77. Chiều hôm phố thị
  78. Chiều nay (I)
  79. Chiều nay (II)
  80. Chiều nay (III)
  81. Chiều Sàigon
  82. Chiều thu chiều chiều
  83. Chiều vàng tái sinh
  84. Chim hót
  85. Chim hót sáng nay
  86. Cho điểm
  87. Cho trời
  88. Chỗ này
  89. Chuyện chiêm bao 01
  90. Chuyện chiêm bao 02
  91. Chuyện chiêm bao 03
  92. Chuyện chiêm bao 04
    1
  93. Chuyện chiêm bao 05
  94. Chuyện chiêm bao 06
  95. Chuyện chiêm bao 07
  96. Chuyện chiêm bao 08
  97. Chuyện chiêm bao 09
  98. Chuyện chiêm bao 10
  99. Chuyện chiêm bao 11
  100. Chuyện chiêm bao 12
    1
  101. Chuyện chiêm bao 13
  102. Chuyện chiêm bao 14
  103. Chuyện chiêm bao 15
  104. Chuyện chiêm bao 16
  105. Chuyện chiêm bao 17
  106. Chuyện chiêm bao 18
  107. Chuyện chiêm bao 19
  108. Chuyện chiêm bao 20
  109. Chuyện chiêm bao 21
  110. Chuyện chiêm bao 22
  111. Chuyện chiêm bao 23
  112. Chuyện chiêm bao 24
  113. Chuyện chiêm bao 25
  114. Chuyện chiêm bao có thật
  115. Chuyện giữa phố
  116. Chuyện tất nhiên
  117. Cỏ
  118. Cỏ hoa hồn du mục
  119. Có lẽ (I)
  120. Có lẽ (II)
  121. Còn lâu
  122. Còn mất đi đâu
  123. Còn nguyên
  124. Con ơi
  125. Còn tiếp tục
  126. Còn xa
  127. Cọp beo và hoàng hậu
  128. Cô em Mọi nhỏ
  129. Cô nương ký ức
  130. Cố sử mai sau
  131. Cô thơ
  132. Cồn hoa lá
  133. Cồn hoa trút lá
  134. Của em
  135. Của em
  136. Của em
  137. Cũng là
  138. Cũng là như thế
  139. Dặm nghìn nhớ một
  140. Dư vang
  141. Dư vang vô lượng
  142. Dzách
  143. Đá lạnh
  144. Đàn bà cô đơn
  145. Đầu non
  146. Đèo bòng đến chết
  147. Đêm chiêm bao
  148. Đêm ký ức
  149. Đêm lễ hội
  150. Đêm Lục Tỉnh
  151. Đêm Sàigòn
  152. Đêm sang đông
  153. Đêm Tô Châu trừng hiện Diotima
  154. Đi tìm
    1
  155. Đi và về
  156. Đi về
  157. Điệu buồn cổ kính
  158. Đổ bộ ca
  159. Đổ quán
  160. Đời như
  161. Đứng lại
  162. Đười ươi sụt sùi
  163. Đường xuân bài 14
  164. Em đi (I)
  165. Em đi (II)
  166. Em đi (III)
  167. Em đi (IV)
  168. Em đi em về
  169. Em đi về giữa
  170. Em Mọi điên
  171. Em Mọi là em
  172. Em Mọi nhỏ
  173. Em Mọi ôi
  174. Em Mọi ôi hôm qua
  175. Em Mọi ơi
  176. Em nằm ngủ
  177. Em quên
  178. Em từ
  179. Em về
  180. Emily
  181. Gà gáy sáng
  182. Gái bờ mương
  183. Gái buồn
  184. Gái khóc
  185. Gặp nàng
  186. Gặp người
  187. Gẫm rằng
  188. Ghé chân
  189. Giã từ Đà Lạt
  190. Giai nhân
  191. Giai nhân ca khúc
  192. Giai nhân viếng chùa
  193. Giêng
  194. Gió bão Tây Nam
  195. Gió mùa thu 1996
  196. Gió sớm
  197. Giòng sông
  198. Giòng sông trắng
  199. Gõ cửa tồn sinh
  200. Gửi anh em
  201. Gửi chị Hằng
  202. Gửi em rốt cuộc
  203. Gửi lá đầu cây
  204. Hang rừng
  205. Hãy vô ngôn
    1
  206. Hận
  207. Hẹn ước
  208. Hiện thể
  209. Hoàng hậu
  210. Hoàng hoa
  211. Hoàng hôn vẽ bóng
  212. Hoắc nhiên ca
  213. Hỏi em
  214. Hỏi nhau
  215. Hôm qua mộng
  216. Hồng Quần
  217. Hờn trăng xứ sở
  218. Huế làm thơ
  219. Hư vô và vĩnh viễn
  220. Hương bay suối cũ
  221. Hương hoa đầu tiên
  222. Hươu
  223. Judith
  224. Kể chuyện
  225. Kể ra
  226. Kể từ đệ nhất
  227. Khép mắt
  228. Không bờ
  229. Không đề (I)
  230. Không đề (II)
  231. Không đề (III)
  232. Không đề (IV)
  233. Không đề (IV)
  234. Không đề (V)
  235. Không đề (VI)
  236. Không đủ gọi
  237. Không lời
  238. Không nói nữa
  239. Không thể nói rằng
  240. Không thuộc bài
  241. Khu vườn mai sau
  242. Kim Trọng tại sao
  243. Kính dâng Kim Cương nương tử
  244. Kính gửi cụ Nguyễn Du và thầy Hoài Thanh
  245. Kính tặng thần chết
  246. Kính thưa
  247. Kỷ niệm
  248. Kỷ niệm Biên Hoà bịnh viện
  249. Kỷ niệm chín suối
  250. Kỷ niệm Gò Công
  251. Kỷ niệm Penthésilée
  252. Kỷ niệm thiên đường
  253. Lá bay năm mới
  254. Lá cây
  255. Lá cây thu
  256. Lá cỏ lồ gồ
  257. Lá hoa cồn
  258. Lá thổi như bay
  259. Lá trút hoa cồn
  260. Láng giềng
  261. Láng giềng đệ lục
  262. Láng giềng lý tưởng
  263. Lẻ tẻ lả tả
  264. Lệ rơi
  265. Lệ vàng Penthésilée
  266. Liễu Thuý Kiều
  267. Logos
  268. Lóng cóng co ro
  269. Lời em nói
  270. Lời gái núi
  271. Lời Hàn Mặc Tử
  272. Lời người điên
  273. Lời sơn nữ
  274. Lời thôn nữ
  275. Lời thôn nữ (II)
  276. Lời xuân
  277. Lục lam hồng
  278. Lúc ngoảnh lại
  279. Luống cuống
  280. Ly bôi
  281. Ly tao (I)
  282. Ly tao (II)
  283. Ly tao (III)
  284. Mái hiên
  285. Mai sau em về
  286. Mai sau kể lại
  287. Mai sau ở chùa
  288. Máu hồng
  289. Màu thanh thiên mở
  290. Màu trăng
  291. Màu trời đó
  292. Màu xuân
  293. Mắt buồn
    6
  294. Mây
  295. Mây chiều nay
  296. Mịch phượng tung
  297. Miền Nam
  298. Mọc cỏ
  299. Mọi em em Mọi
  300. Mỗi năm
  301. Mộng
  302. Một buổi sáng
  303. Một buổi trưa (I)
  304. Một buổi trưa (II)
  305. Một cô hàng xóm
  306. Một hai năm
  307. Một hôm
  308. Một mê mười tỉnh
  309. Một mình
  310. Một nàng tiên 11
  311. Một tỉnh mười mê
  312. Một trang
  313. Mở cây cối
  314. Mở hai hàng cỏ
  315. Mở về phương ấy
  316. Mù sương Chợ Lớn
  317. Mùa phượng cũ
  318. Mười hai con mắt
  319. Na Quỳnh
  320. Nàng thơ đẹp
  321. Nàng ve chai
  322. Nausicaa
  323. Nắm
  324. Nằm khóc
  325. Nằm mộng mị
  326. Nắng buồn
  327. Nắng Sài Gòn
  328. Ngày mai anh chết
  329. Ngày nay ngày mai
    1
  330. Ngày tản cư
  331. Ngập ngừng 1
  332. Ngập ngừng 2
  333. Ngập ngừng 3
  334. Ngẫu nhĩ bên đường
  335. Nghe
  336. Nghìn thu
  337. Ngó thấy
  338. Ngõ về em có nhớ không
  339. Ngó ý - tơ lòng
  340. Ngoại ô (I)
  341. Ngoại ô (II)
  342. Ngoài trung
  343. Ngô đồng ban sơ
  344. Ngờ sao
  345. Ngủ dài
  346. Ngủ yên
  347. Nguyễn Du
  348. Nguyễn Huệ
  349. Ngựa về
  350. Người con gái mặc quần
  351. Người đi
  352. Người đi đâu
  353. Người điên
  354. Người điên uống rượu
  355. Người hải ngoại
  356. Người hải nội
  357. Người về
  358. Người xuống
  359. Người xưa
  360. Nhà ma em Mọi
  361. Nhan sắc hôm nay
  362. Nhắm mắt
  363. Nhe răng
  364. Nhiên như hà
  365. Nhìn cổ lục - Dương Giao Tiên
  366. Nhìn cổ lục - Kim Trọng
  367. Nhìn cổ lục - Thuý Kiều
  368. Nhìn thấy
  369. Nhỏ dại
  370. Nhớ Chế Mân
  371. Nhớ đi
  372. Nhớ một mình
  373. Như thế ấy
  374. Những bài thơ mất
  375. Những nhành mai
  376. Nói ra nói vào
  377. Nói với tuổi đi tu quá sớm
  378. Nói với tuổi ham ăn quà
  379. Nói với tuổi mọt sách
  380. Nói với tuổi trốn học
  381. Nỗi lòng Tô Vũ
  382. Nương nương đâu rồi
  383. Nương tử lên chùa
  384. Ồ các em
  385. Ông chào các con
  386. Ông điên
    1
  387. Ông trời
  388. Ông trời chịu thua
  389. Ở bên rìa mép
  390. Ở đời chút kỷ niệm cỏ thơm
    1
  391. Ở trong hang
  392. Ở trong rừng
  393. Phố chợ chiều
  394. Phố thu dịch chuyển
  395. Phù du diệp độn ngữ
  396. Phụng Hiến
    1
  397. Phượng
  398. Phương Hà
  399. Phương Tây
  400. Phượng thành
  401. Quán phở cô nương
  402. Quanh co
  403. Quên đi
  404. Quốc sắc
  405. Quy lai
  406. Ra đi
  407. Rằng bình minh đợi
  408. Rằng trong buổi mới
  409. Riêng mình
  410. Rong chơi
    1
  411. Ruộng Bình Dương
  412. Rừng
  413. Rượu vào
  414. Rứt bông
  415. Sa mạc phát tiết
  416. Sang mùa
  417. Sáng Sàigòn
  418. Sáng thu ký ức
  419. Sầu ca si
  420. Sầu Lục Tỉnh
  421. Sầu riêng châu chấu
  422. Sẽ đi
  423. Sinh hoạt tại quận Bình Thạnh
  424. Sóng
  425. Sông ơi
  426. Suối
  427. Sương
  428. Sương bóng
  429. Sương nắng
  430. Tạ từ
  431. Tái tặng tử thần
  432. Tam cô nương
  433. Tản Đà bị tẩu hoả nhập ma
  434. Tàn nhân
  435. Tao ngộ
  436. Tặng anh em văn nghệ sĩ
  437. Tặng bà trời
  438. Tặng bạn
  439. Tặng chị
  440. Tặng đất
  441. Tặng em
  442. Tặng em Chợ Lớn
  443. Tặng em Mọi nhỏ
  444. Tặng Khổng Khâu
  445. Tặng một khu rừng
  446. Tâm sự ông vua điên
  447. Tận cùng
  448. Thành thân
  449. Thần tiên trên núi
  450. Thấy em
  451. Theo áng mây bay
  452. Theo giòng sông
    1
  453. Thế kỷ
  454. Thích Nhiên Thiêu
  455. Thiên hương
  456. Thiên mệnh
  457. Thiên thanh là là
  458. Thiền Vu ca
  459. Thiếu nữ
  460. Thiếu phụ trở về
  461. Thím Năm Sáo
  462. Thôn làng
  463. Thôn nữ thần tiên ông điên kính chào
  464. Thống ẩm cuồng ca
  465. Thơ dại
  466. Thơ tặng
  467. Thơ tựa
  468. Thơ tựa em Mọi
  469. Thu (I)
  470. Thu (II)
  471. Thu (III)
  472. Thu (IV)
  473. Thu (V)
  474. Thu mỏng
  475. Thu ngẫu hứng
  476. Thu trang chiều
  477. Thuý
  478. Thuý Kiều
  479. Thuý xin về lúc
  480. Thư xuân
  481. Thưa
  482. Thưa cô nương
  483. Thưa em Sài Gòn
  484. Thương em
  485. Tiễn chân
  486. Tiễn người đi
  487. Tiếng cười
  488. Tiếng nói
  489. Tiếng vọng
  490. Tình điên ấy
  491. Tình thứ nhất
  492. Tình yêu (I)
  493. Tình yêu (II)
  494. Tình yêu (III)
  495. Tình yêu em Mọi (I)
  496. Tình yêu em Mọi (II)
  497. Tóc bạc thưa rằng
  498. Tô hủ tiếu
  499. Tố Như trùng lai
  500. Tôi sẽ
  501. Tờ cũ
  502. Tờ mới
  503. Trà
  504. Trăm năm (I)
  505. Trăm năm (II)
  506. Trăm năm (III)
  507. Trăm năm (IV)
  508. Trăm năm (V)
  509. Trăm năm tắm gội
    1
  510. Trẫm ghé thăm
  511. Trẫm một mình nhớ nhung hoàng hậu củatrẫm
  512. Trẫm nhớ
  513. Trẫm nhớ em
  514. Trẫm sẽ làm thơ
  515. Trận gì
  516. Trần thế bách niên
  517. Trật lất
  518. Triều Minh
  519. Trò chuyện
  520. Trong vườn
  521. Trở lại
  522. Trở về Chợ Lớn
  523. Trời bữa đó
  524. Trời che đất chở
  525. Trời đất trăng
  526. Trời hỏi
  527. Trời khóc Monroe Marilyn
    1
  528. Trời không có nhớ
  529. Trời mưa trên đầu
  530. Trời Nam Việt
  531. Trước khi
  532. Tuổi trẻ
  533. Tuôn tuôn
  534. Tuỳ em
  535. Tuỳ em thôn nữ
  536. Tuy nhiên
  537. Từ bao giờ
  538. Tử biệt sinh ly
  539. Từ giã
  540. Từ Kim Hoa tới Kim Nga
  541. Từ kỷ niệm đầu
  542. Từ vô tận tới
  543. Từng bước
  544. Từng cơn
    1
  545. Từng lúc
  546. Tượng số
  547. Tượng số hai
  548. Tượng số thiên nhiên
  549. Tỷ phú phiêu bồng
  550. Tỳ tử ngủ
  551. Tý Út vui
  552. Uống ly rượu
  553. Uống rượu
  554. Uống rượu yêu đời
  555. Uống xong về ngủ chiêm bao thấy gì
  556. Và màu xuân đó
  557. Và từ đó
  558. Vẫn là là
  559. Về buôn bán
  560. Về giữa ngọ
  561. Vì bữa đó
  562. Vì có lẽ
  563. Vì mệt mỏi nên học bài không thuộc
  564. Vì sao khùng
    2
  565. Việt Tần
  566. Vịnh ngày tái hợp
  567. Vĩnh viễn đi tu
  568. Vô đề
  569. Vỗ về
  570. Vớ vẩn
  571. Vui và buồn
  572. Vui vĩnh viễn
  573. Xẻ chia
  574. Xe đò
  575. Xuân Bình Dương
  576. Xuân thôn nữ
  577. Xuân Thu Trang Phượng
  578. Xuân xanh
  579. Xuống hang
  580. Xứ sở
  581. Yêu em Mọi nhỏ

Tuyển tập chung

Thơ dịch tác giả khác

 

 

Trang trong tổng số 3 trang (25 bình luận)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3]

Ảnh đại diện

Bùi Giáng, thi sĩ kỳ dị - Kỳ 22: Phóng túng hình hài, ngang tàng tính mệnh

Đó là nhận xét, đồng thời là một lời cảnh báo, khuyên răn Bùi Giáng của một người có vai vế trong dòng họ Bùi - ông Bùi Văn Nam Sơn.

Ông Bùi Văn Nam Sơn là một trí thức lớn định cư ở hải ngoại, là Chủ tịch Hội Người Việt Nam yêu nước ở Cộng hoà liên bang Đức suốt ba thập kỷ. Gần đây ông có một công trình đồ sộ, đó là công trình dịch và chú giải cuốn Lý tính thuần tuý của Immanuel Kant, dày gần 1.300 trang, là tác phẩm kinh điển nền tảng của triết học cổ điển Đức và phương Tây. Trong một bức thư gửi Bùi Giáng viết bằng chữ Hán từ CHLB Đức, Bùi Văn Nam Sơn viết: “Bùi tần thân lão điệc nhã giám” (tạm dịch: “Thân gửi người cháu già họ Bùi tàn tạ của ta”). Trong “trùng trùng tâm cảnh”, bức thư có đoạn: “Ngô viên tự hữu vô tâm chi trúc, tự nhĩ lai thời, kiêm hữu trường lữ chi nhân, khả phát nhất tiếu! Nhiên nhi, vu vơ chi vũ mạc đình; phóng túng hình hài, ngang tàng tính mệnh, phất vi dã!...”. (Tạm dịch: “Trong khu vườn của ta tự dưng xuất hiện một cây trúc vô tâm, nó vốn là một kẻ lữ hành lang thang, có thể nở một nụ cười, hồn nhiên vu vơ như mưa rơi đầy sân, rồi bỏ mặc cho thân xác, ngang tàng không coi tính mệnh ra gì cả...”. Sinh thời Bùi Giáng rất kính nể Bùi Văn Nam Sơn, chắc hẳn là do trí tuệ uyên thâm của người chú họ này, mặc dù ông nhỏ tuổi hơn Bùi Giáng. Trong nhiều dịp giỗ chạp, gặp gỡ, đàm luận, tranh cãi về chuyện đời chuyện người trước đây mà tôi được mục kích, hạnh ngộ, tôi thấy Bùi tiên sinh là người rất “chịu” lắng nghe Bùi Văn Nam Sơn. Đó cũng là một chuyện lạ.

Trở lại chuyện Hoàng tử bé. Đọc lại bản dịch của Bùi Giáng, người ta không chỉ thấy ông lột tả được bản chất của nguyên tác mà còn “nhập hồn” vào câu chuyện. Có lẽ từ tâm hồn ngây thơ khoáng đạt của mình mà ông đã dịch đến chỗ vi diệu nhất của tác phẩm. Trong trang đầu của cuốn sách, Bùi Giáng trích 4 câu thơ của Huy Cận: “Bích Câu đâu nữa bóng chàng Uyên/Sông núi thô sơ bặt tiếng Huyền/Có lẽ hồn ta không đẹp nữa/Nét thần thôi hoạ bức thiên duyên”. Bốn câu thơ đó không dính dáng gì đến câu chuyện của Saint Exupéry cả, nó như một tiếng tơ rung khởi động trong tâm hồn trước khi đọc tác phẩm. Và đọc xong câu chuyện thì ta chợt hiểu... Chưa hết, ông còn làm thơ tặng tác giả “Trung niên tặng Saint Exupéry”: “Ngậm ngùi từ biểu ngôn trưng/Âm dong tiếu mạo hình dung xa vời”. Và trong phần cuối cuốn sách, Bùi Giáng còn đăng kèm một chùm 10 bài thơ của mình. Dưới đây, là 3 bài thơ của ông:

Mắt buồn

Bóng mây trời cũ hao mòn
Chiêm bao náo động riêng còn hai tay
Tấm thân với mảnh hình hài
Tấm thân thể với canh dài bão dông
Cá khe nước cõng lên đồng
Ruộng hoang mang khóc đêm mồng một giêng
Tạ từ tháng chạp quay nghiêng
Ầm trang sử lịch thu triền miên trôi
Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa
Bỏ người yêu bỏ bóng ma
Bỏ hình hài của tiên nga trên trời
Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con
Ông điên

Ông điên từ bữa hôm qua
Tới hôm nay nữa gọi là ba hôm
Thanh thiên về dự hội đàm
Thành thân thiên hạ muôn vàn mai sau

***

Ông điên từ một lần đầu
Tới lần đuôi đứt ruột rầu rĩ đau
Tuyệt mù biển cạn sông sâu
Bụi hồng tản mác trước sau bây giờ
Dzaách

Nỗi buồn nỗi khổ đời xưa
Nỗi sung sướng đến móc mưa bất ngờ
Đời xưa đất đá đều đờ đẫn điên
Đời này đất đá cằn khô
Điên duỗi dọc, điên ngửa nghiêng
Điên là hạnh phúc thần tiên ở đời
Điên rồi rốt cuộc hỡi ôi
Cũng đành chấm dứt lìa đời hết điên


Cung Văn Nguyễn Vạn Hồng
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
14.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bùi Giáng, thi sĩ kỳ dị - Kỳ 23: Ngây thơ trong cõi người ta

Nhà thơ Bùi Giáng có tất cả 8 anh chị em, nhưng đều ở xa. Người bên Mỹ, người tại Hà Nội, người gần nhất cũng ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Tính quen lang thang không nhà không cửa, lấy đường phố Sài Gòn đùa giỡn, nên người quan tâm ai cũng lo cho trong những ngày cuối đời của thi sĩ kỳ dị này.

Nhà thơ Bùi Giáng có một người em họ là ông Bùi Văn Võ vào Nam từ năm 1965 cất nhà sinh sống tại đường Lê Quang Định, Gò Vấp, sau này là chốn nương tựa cuối cùng của nhà thơ lãng tử giang hồ. Ông Võ không biết đích xác anh họ mình trôi dạt nơi đâu. Đến 1978, tình cờ một hôm con trai ông là Hải đi bộ đội về thăm nhà, lên Thủ Đức chơi, thì gặp “ông bác” Bùi Giáng của mình trên đó. Hải dắt bác về, với một bộ dạng thật là kinh khủng. Ông Võ thương quá, thôi thì đất nhà còn rộng, cất thêm một căn nhà lá nhỏ cho ông anh nương tựa. Gò Vấp hồi ấy còn vườn tược sum suê, khu đất của ông Võ lại khá rộng, nên căn nhà lá nép mình dưới tàng cây râm mát, chim kêu hoa nở suốt ngày. Căn nhà hư, ông Võ lại cất căn khác, tất cả 3 lần, cho đến khi Bùi Giáng được ở trong căn nhà lợp tole, vách tường đàng hoàng. Nhưng ông nào chịu ở. Ông mắc võng giữa hai cây xoài to tướng, nằm lắc lư nhìn hoa nắng đong đưa. Hôm tôi và nghệ sĩ Kim Cương trở lại thăm chốn cũ, hai cây xoài vẫn xoã cành như cô gái xoã tóc che cho nhà thơ, và hai đầu dây võng vẫn được ông Võ để nguyên nơi gốc cây, không tháo ra, cứ như lát nữa đây chàng giang hồ thi sĩ sẽ từ đâu đó quay về mắc võng ngủ say. Hoa nắng vẫn lung linh từng đốm nhỏ, rọi vào áo Kim Cương, như hào quang lấp lánh của nàng tiên nữ mà suốt cuộc đời Bùi Giáng tôn thờ. Kim Cương thoáng bùi ngùi ngồi cạnh gốc xoài, nhắc đoá hồng ngày xưa bà tặng ông chính tại nơi này, và nhà thơ đã ngủ say trước mắt bà hồn nhiên như một đứa trẻ. Gương mặt ấy mãi mãi si tình, nhưng mãi mãi trẻ con.

Ông Võ nói: “Thì Bùi Giáng mê trẻ con cũng lạ kỳ như thế. Đi đâu bạn bè cho tiền, hay vô chùa được nhà sư cho tiền, ổng cũng đem chia hết cho trẻ con. Tụi nó thương ổng lắm. Nhưng đứa nào tới sau, ổng hết tiền để chia, thỉnh thoảng có đứa lại đánh ổng. Chẳng những thương trẻ con, ổng còn thương hết bá gia thiên hạ. Có lần ổng kêu cháu Uyên con tôi đưa tiền, Uyên rút chiếc nhẫn đang đeo cho ổng, ổng đi một hồi gặp bà bán vé số than là không có vốn, thế là ổng cho luôn chiếc nhẫn. Đến bộ đồ người ta mới cho, ổng cũng đem bố thí”. Cô Oanh, con ông Võ còn nhớ như in kỷ niệm về ông bác của mình, nhiều lần đã mở cửa mời mấy bà ve chai vô gom đồ. Lũ cháu hoảng hốt: “Trời ơi sao bác lại cho người ta lấy đồ nhà mình!”. Bùi Giáng thủng thẳng đáp: “Thì người ta không có, người ta mới lấy. Có thì lấy làm chi!”. Hết ý kiến. Cả xe honda dựng ngoài sân, ông cũng bảo đừng khoá. “Kệ nó, mất chi đâu mà sợ!”.

Cuối đời, Bùi Giáng được sống trong tình cảm gia đình khá ấm áp, có anh em cháu chắt nhân hậu cưu mang, dù chỉ là anh em họ. Gia đình ông Võ cũng “chịu đựng” Bùi Giáng không kém gì Kim Cương, nhưng cũng không ai phiền trách. Thường thì mỗi sáng ông Võ cho anh mình tiền bỏ túi, nhưng tối đến khi Bùi Giáng quay về nhà là y như rằng ông Võ phải chạy ra trả tiền xích lô. Còn số tiền hồi sáng đã vào tay lũ trẻ con hoặc một người hành khất nào đó. Có khi Bùi Giáng say khướt, nằm mẹp ở đầu hẻm, các cháu phải xúm lại khiêng vô. Có khi cả nhà phải dọn rác cả đống vì Bùi Giáng “tha” về đủ thứ hộp lon, nón rách, giày rách, áo quần, rơm rạ... Có khi ông đi suốt một tuần mới về, trên người chỉ còn cái quần đùi và mắt thì tím bầm, người ốm tong teo. Hỏi ra, ông lạc tới Bình Chánh, bị người ta đánh rồi nhốt vô thùng phuy, may được đứa nhỏ kéo ra. Ông bà Võ lại chăm chút anh mình cho lại sức.

Vợ ông Võ, bà Hoàng Thị Như Hồng, mỉm cười nhắc lại những nét dễ thương ngộ nghĩnh của ông. “Ông thương cháu lắm. Lũ con và cháu ngoại của tôi giỡn với ông suốt, nhưng tôi không dám cho ông bế vì sợ rủi ông lên cơn... Ông đi chùa, thầy cho thức ăn chay hay bánh cam ông cũng mang về cho cháu”. Tôi thắc mắc chuyện vệ sinh của ông, rằng không biết ông tắm rửa như thế nào. “Ồ, ông sạch sẽ lắm chứ. Nằm lăn ra đất thì cứ nằm, nhưng rồi tắm rửa rất kỹ. Tôi giặt đồ cho ông, nặng quá nên phải lấy chân đạp. Ông nhìn một hồi, thở dài: Tội hắn quá! Hắn làm chi mà cô đạp nó? Tôi nín cười không được. Tới bộ quần áo mà ông cũng thương”, bà Hồng vừa cười vừa rơm rớm nước mắt.


Hoàng Kim
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
14.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bùi Giáng, thi sĩ kỳ dị - Kỳ 24: Những cơn điên ngộ nghĩnh

Thấy Bùi Giáng có những biểu hiện không bình thường, chính quyền phường cũng có lần mời nhà thơ đi trị bệnh tâm thần, ông liền trả lời: “Bác sĩ cả thế giới này trị được bệnh điên chưa mà cỡ phường đòi trị?”. Cán bộ phường đầu hàng!

Ông thường nằm võng tới 10 giờ đêm mới chịu vô nhà. Nổi hứng, ông trèo lên hai cây ổi trong vườn la hét ầm ĩ hoặc ca hát nghêu ngao. Trăng sáng, hương ổi thơm thơm toả ra khu vườn, chắc là gợi cho ông những điều kỳ bí, nên đầu óc cũng chung chiêng. Nhánh ổi xoè xuống mái nhà nhỏ, có một bóng người râu tóc um tùm ngồi chơi với trăng, thật tình chẳng biết là cảnh điên hay cảnh tiên nơi trần thế, nơi nhân gian đang đắm chìm trong mộng mị, tính toan.

Nhiều hôm, ngủ vài tiếng đồng hồ, khoảng 3-4 giờ sáng ông leo rào đi ra. Nhà ông Võ khi ấy chưa xây tường rào, mà chỉ có dàn kẽm gai bao quanh. Bùi Giáng kiếm đồ quăng lên đống kẽm, thế là leo ra khoẻ re, không bị trầy xước tí gì. Ông Võ cười: “Ổng khôn chứ điên chỗ nào! Ổng còn nhớ dai kinh khủng. Ai nói câu gì, mấy năm sau ổng còn nhớ như in. Có bận ổng gật gù bảo: Thầy bói nói bây giờ tôi nghèo chớ chừng tôi chết rồi tôi mới giàu. Chẳng biết thầy bói xem cho ổng hồi nào mà ổng còn nhớ kỹ như vậy”.

Bùi Giáng đi lang thang suốt năm, nhưng có lúc lại không thèm đi đâu, ở nhà luôn cả tháng. Và cả tháng đó là thời gian ông... tịnh khẩu. Không la hét, không chửi mắng, cũng không đọc thơ, không nhắc Kim Cương, ni sư Trí Hải, cũng không giỡn đùa với cháu chắt... Tuyệt đối im lặng. Bà Võ hỏi: “Anh có ăn cơm không?”. Đáp: “Ừm...”. Hỏi: “Anh ăn thêm nữa không?”. Đáp: “Không”. Một tiếng duy nhất. Và lúc tịnh khẩu là lúc ông đem quần áo ra... vá. Có tin được không? Bàn tay ấy, tâm trí ấy mà ngồi tỉ mỉ từng đường kim sợi chỉ? Bà Võ nói: “Trời, ông vá áo khéo lắm, khéo hơn cả phụ nữ. Ông vá miếng hình tròn, miếng hình vuông, hình tam giác, đẹp như người ta vẽ. Ngồi im thin thít mà vá, không nói tiếng nào. Tiếc quá, lũ nhỏ nhà tôi dọn dẹp, không còn giữ được cái áo, cái quần nào của ông để mọi người xem bàn tay khéo léo ấy”. Bà Võ cũng có một cái áo vá chằng vá đụp, đem ra làm giẻ lau, thì ông cản lại: “Cô cất vô tủ đi, sau này nước ngoài qua mua đắt lắm đó!”. Bây giờ thì lại lên cơn điên thiệt!

Hết thời kỳ “tịnh chân, tịnh khẩu” thì ông tiếp tục đi lang thang. Mấy đứa cháu đi học tình cờ gặp ông đang... ngồi thiền tại ngã tư quận 6. Thế là mấy bà người Hoa nghĩ rằng “Phật sống”, xúm nhau quỳ lạy. Mấy bả mà biết đó là “nhà thơ Bùi Giáng” chắc dám đem thơ của ông về... tụng.

Trong cơn điên, ông lại đi lấy cho bằng được chiếc giày của Kim Cương, rồi xỏ dây đeo tòng teng nơi cổ như... dây chuyền. Bà Võ nhớ, chiếc giày đó mới toanh, hình như chưa đi bao giờ. Về tới nhà, ông tháo ra đặt trên bếp để đi tắm. Bà Võ thấy vậy, dọn vô một nơi gọn gàng. Ông tìm không thấy, hốt hoảng như mất vàng mất ngọc. Chừng bà Võ mang ra, ông chửi muốn... tắt bếp, và đòi đánh cô em dâu vì dám xúc phạm tới “tiên nữ” của ông.

Vậy mà gia đình vẫn thương yêu đùm bọc ông. Khi ông mất, gia đình lập bàn thờ, cúng giỗ suốt 4 năm. Sau đó đem di ảnh ông về nhà thờ họ tộc tại Bình Chánh, và mỗi năm cúng giỗ tại mộ phần ở Gò Dưa. Hiện nay anh Hoài (rể của ông Võ) coi phần cúng kiến. Nhưng khổ nỗi, chẳng năm nào dự đoán được chính xác số khách đến dự. Vì bạn bè văn nghệ và người ái mộ ông ở khắp nơi kéo về, khi lên đến vài trăm, chẳng biết đường nào mà chuẩn bị thức ăn đãi tiệc. Mấy năm đầu đãi tiệc chay vì có nhiều nhà sư đến dự, sau đãi tiệc mặn vì bạn bè đông quá.

Bùi Giáng không còn nữa nhưng ông không chết. Dường như ông “giáng” xuống cõi trần này rong chơi một chút ta bà, rồi cưỡi thơ về trời, nhẹ như mây như khói...


Hoàng Kim
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
14.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bùi Giáng, thi sĩ kỳ dị - Kỳ 25: Thăng hoa cuối đời và lá thư tình chưa “công bố”

Năm 1978 Bùi Giáng về ở với ông Võ, nhưng đến năm 1985 ông mới gặp được người bạn vong niên, không ngờ cũng là người thừa kế của mình sau này. Đó là đứa cháu rể tên Hoài, con rể của ông Võ, cất nhà trong khuôn viên của gia đình.

Anh Hoài thật sự ngỡ ngàng trước một ông bác vợ “kỳ quặc” nhưng vốn không có cha từ 18 tuổi, nên anh rất quấn quýt, thương yêu và kính trọng ông. Mãi đến năm 1990, anh mới bắt đầu đồng cảm với Bùi Giáng, và động viên ông sáng tác trở lại. Bùi Giáng là một cõi riêng huyền diệu, cả thế gian này chưa chắc được mấy người hiểu ông, huống chi một kẻ “ngoại đạo” với văn chương như anh Hoài. Với tấm lòng thương quý thôi, anh đã xâm nhập được vào cõi riêng ấy, và giữ lại cho đời một bóng hình Bùi Giáng thiên thu.

Có lẽ Bùi Giáng tỉnh táo ra kể từ khi tập thơ của ông được nhóm Việt Thường cho xuất bản tại Canada vào năm 1990. Rồi năm 1993, NXB Hội Nhà văn lại cho tái bản tập Mưa nguồn. Bùi Giáng được tôn vinh trở lại, và ông cũng hết điên, bắt đầu một cuộc thăng hoa mới không kém phần rực rỡ. Anh Hoài tiết lộ, ông đã từng thì thầm bí mật với anh: “Tao đâu có điên. Tao phải giả điên như thế để đi hết cuộc hành trình của tao, khỏi bị quấy rầy”. Ai quấy rầy? Thì anh em, họ hàng, bạn bè, chính quyền, và tất cả mọi người trong cõi nhân gian... Thôi kệ, ông nghĩ vậy thì cứ cho là vậy! Trong cái cõi mênh mênh mang mang của ông ấy mà... Chẳng ai bắt bẻ làm gì. Thật tình, người ta thương Bùi Giáng nhiều hơn ông tưởng. Ông quá nhân hậu với đời, làm sao đời không nhân hậu với ông!

Ông nằm trên võng lắc lư, và quẹt thơ vào bất cứ cuốn sổ nào, trang giấy nào. Nói “quẹt”, vì nét chữ ông khi ngang, khi ngửa, khi lại xiên xiên, khi chen chúc vào một góc giấy học trò. Có nhiều bài, nhiều trang, ông làm rơi vãi trong cơn say. Người đi nhặt, rồi cất giữ trân trọng chính là anh Hoài. Đến khi anh gom góp và xuất bản dùm ông cuốn Rong rêu, ông trố mắt hỏi: “Ủa, mày lượm của tao đó hả? Tao vui vui làm mấy bài thơ, mày lượm làm gì”. “Bác cứ làm thơ đi. Con hứa với bác cái gì bác làm con sẽ in hết”. Anh Hoài hứa, mà như một lời thề với chính mình. Bùi Giáng cảm động. Và sau này làm được bài nào ông thường gọi anh Hoài đến cho xem.

Sách vở trong phòng ông, ông quý hơn vàng, đố ai đụng tới được, kể cả bà Võ và chị Uyên (vợ anh Hoài) vào dọn dẹp ông cũng không cho. Ông cố tình để dơ dáy vậy để đừng ai bước vào cõi riêng của ông. Chỉ duy nhất anh Hoài có thể vô sắp xếp lại dùm ông. Anh đau lắm khi phát hiện nhiều người đã “chôm” thơ của bác mình bằng cách xé ngang nửa cuốn thơ ông đang viết dở dang. Từ đó, ông viết xong cuốn nào, anh đem cất kỹ. Ông cười hề hề: “Mày cứ đọc đi, rồi muốn hỏi gì thì hỏi, tao nói cho”. Nhớ lại, anh Hoài thở dài: “Tiếc là tôi không thấu nổi tư tưởng của bác. Có lần thu băng nghe ông nói, mở ra nghe, cũng không theo nổi. Ông nói đủ chuyện cổ kim, bên Tây bên Tàu, rất uyên bác. Lại còn dạy chữ Phạn cho các sư trong chùa nữa”. Anh chỉ còn biết động viên bác sáng tác để làm vui.

Nhưng Bùi Giáng không sáng tác cho vui, mà ông làm trối chết. Ông hoạ một lèo hết trơn tập thơ của Thân Thị Ngọc Quế, lấy tên Tuyết băng vô tận xứ. Và ông ngồi ngay cái bàn trước cửa nhà anh Hoài mà dịch cuốn Thục nữ học đường của André Gide, đêm nào cũng thức trắng, chỉ một tháng là xong. Đây là quyển tiểu thuyết nói về tâm lý phụ nữ rất hay, mà tính ông vốn yêu phụ nữ, nên say mê là lẽ đương nhiên. Đến cuốn thứ hai cũng của André Gide là Dưỡng chất trần gian, thì anh Hoài hoảng quá không cho bác làm việc kiểu đó nữa, bỏ dở dang nửa cuốn. “Thôi thôi, bác làm thơ cho vui đi!”. Anh “dụ dỗ” Bùi Giáng, và ông nghe lời. Nhờ vậy mà ông có gần chục tập thơ vào lúc cuối đời, như Tâm sự tuổi già, Trúc mai, Rớt hột phiêu bồng... anh Hoài sẽ cho xuất bản nay mai cùng với Tuyết băng vô tận xứThục nữ học đường. Người ta không thấy Bùi Giáng làm việc lúc nào, vậy mà vẫn có tác phẩm, hoá ra ông chỉ làm việc về đêm, thường là thức trắng. Bộ não ông rất lạ kỳ, say đó, rồi tỉnh như không. Bác Võ kể: “Một hôm ông Ngô Văn Tao đến nhờ Bùi Giáng dịch dùm một quyển sách, thấy ông nằm võng dưới gốc xoài, say khướt, ông Tao bảo thôi đi về. Bùi Giáng mở mắt, đưa đây, đưa đây. Rồi dịch một lèo mấy trang, xoã hai tay giấy rơi lả tả xuống đất, xong ngủ khò”.

Giai đoạn 1994 - 1996, Bùi Giáng sáng tác rất dữ. Và ông cẩn thận làm giấy uỷ quyền cho đứa cháu rể quản lý toàn bộ tác phẩm của mình. “Sau này mày in sách lo cho mấy đứa nhỏ”. Đó là những đứa cháu nhỏ xíu mà ông cũng dành cho nhiều câu thơ chân thành:

Ngày mai ông sẽ lìa đời
Các con ở lại buồn vui thế nào
Ông về chín suối chiêm bao
Thần tiên mộng mị mừng chào các con
Không chỉ cao siêu, diễm tuyệt, mà ông còn có hàng trăm bài thơ đời thường, đầy thương yêu như thế. Ông ban phát thơ cho khắp nhân gian, hình như ai cũng có phần...
Ta sực tỉnh máu tim vừa mới chớm
Đã thiên thu ở lại giữa hồn ta
Phổi tim như cây lá trước hiên nhà
Cùng chim hót chan hoà ta tỉnh giấc
Bức thư tình chưa “công bố”

Bùi Giáng viết thư và làm thơ cho Kim Cương nhiều vô kể, nhưng trong đó có một bức thư Kim Cương chưa hề trông thấy. Đó là bức thư ông viết năm 1998 (trước khi chết vài tháng) rất tỉnh táo, nhưng lại không đưa cho Kim Cương, chỉ anh Hoài cất giữ. Sau này, anh Hoài có kể cho Kim Cương nghe về lá thư này, nhưng vì quá bận bịu nên lá thư lại trôi vào quên lãng. Mãi đến khi chúng tôi thực hiện loạt bài này anh mới đưa cho chúng tôi đăng tải, cũng là “ra mắt” Kim Cương lần đầu tiên.
Cô Kim Cương yêu quý,

Kể cũng gần 50 năm quen biết và yêu mến cô. Đó là hạnh phúc lớn đi suốt đời tôi. Sau này cô cao hứng đến nhà viếng thăm tôi. Ấy thật bất ngờ. Rủi ro lần đầu tôi say rượu chẳng biết gì cả. Lần thứ nhì, tôi tỉnh táo. Tâm hồn thoải mái như được cùng tiên tái ngộ. Mấy ngày rày cứ giở mấy tấm ảnh chụp chung với cô. Gương mặt cô càng ngày trông càng lạ. Mấy đứa cháu gái, cháu dâu, cháu ruột chúng xúm xít trầm trồ: “Cô Kim Cương ngoài đời đẹp hơn trên ti vi... Lạ quá! Lạ quá!”. Gương mặt cô có nét hồn hậu, trung hậu dịu dàng. Ai ai cũng nhận thấy thế. Hình như sau này cô gặp hạnh phúc lớn hay sao mà bỗng nhiên trông cô còn trẻ hơn xưa nay? Lúc trước đọc báo nghe cô nói có ý mua cho tôi một cái nhà. Tôi cảm động đến ngẩn ngơ. Giữa đêm tỉnh giấc, còn âm ỉ khóc lóc một mình. Nhưng cô nghĩ xem? Làm sao tôi dám chấp nhận? Tôi vốn già điên say rượu... ở với tụi cháu sum vầy mấy chục năm nay, chúng quen thuộc tính nết tôi rồi. Chúng vui vẻ hân hoan chịu đựng. Nhiều lúc tôi lại có ý chọc cho chúng la rầy để nghe cho vui vẻ lỗ tai... đỡ buồn hiu quạnh... Tuổi già tôi có được đôi ba bạn thân và còn giữ được tình nghĩa của cô thì thử hỏi còn gì tốt đẹp hơn nữa? Xin mời cô thỉnh thoảng ghé lại nhà coi như đi nghỉ mát. Được nhìn thấy cô là tự nhiên hết buồn, hết điên, hết say rượu. Chúc cô suốt đời sung sướng.

Bùi Giáng 98 (Mậu Dần)


Hoàng Kim
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hiện tượng Bùi Giáng

Sinh thời, Bùi Giáng bảo: “Hãy để cho tôi yên, tôi dại. Đừng ai nói đến tôi. Và nhất là đừng có ai bàn đến thơ tôi.” (1) Có lẽ vì tôn trọng nhà thơ, cho nên ít ai bàn đến thơ ông (2). Ca tụng Bùi Giáng thì nhiều, nhưng phê bình Bùi Giáng thì ít.

Như thơ, Bùi Giáng sống tiêu dao suốt cõi mù sa bên rừng, cả đời lục bát. Tại sao lục bát? Lục bát bởi vì, đối với Bùi Giáng: “Lục bát Việt Nam là cõi thi ca hoằng viễn nhất, kỳ ảo nhất của năm châu bốn biển, ba bẩy sông hồ.” (3) Ðó là lộng ngôn Bùi Giáng.

Về bản thân mình, Bùi Giáng tự hoạ: “Nhe răng cười trong bóng tối... Không bao giờ bắt chuồn chuồn mà cứ bảo rằng mình luôn luôn bắt chuồn chuồn... Không thiết chi đọc sách mà vẫn cặm cụi đọc sách hoài... Chán chường thi ca mà cứ làm thơ hoài... Chuốc sầu vạn đại thì bảo rằng mua vui cũng được một vài trống canh.” (4) Ðó là mâu thuẫn Bùi Giáng.

Hỏi về tiểu sử, Bùi Giáng trả lời:

Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu
Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa.
Gọi tên là một hai ba,
Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm.
Đó là vô căn Bùi Giáng.
Trên báo Văn, số 26 tháng 8 năm 1984, Mai Thảo kể lại rằng khi hỏi về cái lực viết phi phàm của Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền lắc đầu cười: “Chịu, không giải thích được. [...] Nói đến mấy ngàn bài thơ Bùi Giáng là đúng. Mà nói thơ Bùi Giáng chỉ có một bài, vô tận, vô cùng là đúng hơn. Ngủ ra thơ. Thở ra thơ. Đi ra thơ. Đứng ra thơ. Chứ không phải nghĩ thơ, làm thơ.”

Vẫn theo lời Mai Thảo, ông Thanh Tuệ, giám đốc nhà xuất bản An Tiêm, thuật lại: “Ảnh lang thang suốt ngày, chẳng thấy lúc nào ngồi viết hết. La cà hết nơi này đến nơi khác, uống rượu say ngất rồi về lầu lăn ra sàn ngủ, nhiều ngày bỏ cả bữa ăn. Đêm cũng không thức, chỗ nằm tối thẳm. Tôi in không kịp, nói ảnh tạm ngừng thì ảnh ngừng. Nói có máy, có giấy, nói buổi sáng, buổi chiều ảnh đã tới ném bịch xuống cả năm bẩy trăm trang. Cứ thế đem sắp chữ thôi, đâu có thì giờ đọc.”

Mai Thảo kể tiếp, khi làm số Văn, đặc biệt về Bùi Giáng: “Tôi hỏi xin ông những bài thơ mới nhất. Ông gật. Tưởng lấy ở túi vải ra. Hoặc nói về lấy, hoặc nói hôm sau. Tất cả đều không đúng. Ông hỏi mượn một cây bút, xin một xấp giấy, một chai bia lớn nữa, đoạn ngồi xuống và trước sự kinh ngạc cực điểm của chúng tôi, bắt đầu tại chỗ làm thơ [...] Lần đầu tiên tôi thấy Bùi Giáng viết, thoăn thoắt, vùn vụt, nhanh không thể tả. Như thơ không thể từ đầu, từ tim chảy xuống, xa quá, lâu quá, mà ngay từ ngọn bút, từ đầu ngón thôi [...] Lần đó, tôi đã thấy, đã hiểu tại sao Bùi Giáng, cứ cánh bướm rong chơi, cứ phiêu bồng lãng du mà vẫn có ngay nghìn câu một buổi.”

Về những cơn điên Bùi Giáng, Phạm Xuân Đài kể trong lời tựa tập Thơ Bùi Giáng (5): “Chỉ có thơ và những cơn điên [...] Bây giờ (năm 1992) anh ít làm thơ lắm, còn các cơn điên thì vẫn viếng thăm anh gần như định kỳ. Những lúc ấy anh đi nhiều nơi, nhưng thường xuất hiện ở vùng chợ Trương Minh Giảng (chỗ Đại học Vạn Hạnh, là nơi ngày xưa anh thường trú ngụ) đứng giữa đường vung tay, điều khiển xe cộ, cử chỉ rất linh động, đặc biệt đôi mắt sáng quắc bừng bừng [...] Có khi anh múa may trong một lớp áo loè loẹt, động tác mạnh mẽ chính xác gần như múa võ, miệng hò hét như đang nạt nộ với một đối tượng vô hình.”

Đó là hiện tượng Bùi Giáng, qua lời kể của những người thân trong giới văn học.

*

Bùi Giáng là ai? Bùi Văn Vịnh, em của Bùi Giáng, cho biết (6): Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Thuở nhỏ, học trường Bảo An tại Điện Bàn, Quảng Nam, trung học ở trường Thuận Hoá, Huế. Năm 1950, đậu Tú Tài II văn chương ở Liên Khu V. Sau đó ra Liên Khu IV học tiếp đại học. Nhưng sau khi nghe qua bài diễn văn khai giảng của ông viện trưởng, Bùi Giáng quay về Quảng Nam và bắt đầu quãng đời được gọi là “Mười lăm năm chăn dê ở núi đồi Trung Việt”.

Tháng năm 1952, Bùi Giáng về Huế thi Tú Tài tương đương và vào Sài Gòn ghi danh Đại học Văn Khoa.

Lần này, sau khi nhìn danh sách giáo sư giảng dậy ở Văn Khoa, Bùi Giáng quyết định chấm dứt việc học ở trường và bắt đầu viết khảo luận, sáng tác, dịch thuật và đi dạy học tại các trường tư thục.

Từ 1957 đến 1997, Bùi Giáng có khoảng 55 tác phẩm đã in về thơ, dịch và triết. Như lời Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Thanh Tuệ, thơ có đến nghìn bài. Và nội trong một ngày, có thể ném bịch một vài trăm trang sách. Đúng là một kỷ lục có một không hai.

*

Chúng ta thử tìm hiểu bản chất của kỷ lục ấy qua một vài trang sách của Bùi Giáng trong Con đường ngã ba bước ði của tư tưởng, do An Tiêm xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn năm 1972, và tái bản tại hải ngoại.

Có thể nói trong cuốn sách này, cái gọi là điên của Bùi Giáng phát hiện rõ rệt dưới hình thức loạn ngôn, ngộ chữ cao độ. Về Heidegger, Bùi Giáng viết: “Tất cả con đường tư tưởng của Heidegger là mọi lối nhiếp dẫn bước đi về những vùng u kín trong cổ lục uyên nguyên.” (trang 13)

Về Nietzsche, ông viết: “Nietzsche không phải là đại hải đại dương. Nietzsche đã đón vào lòng mình một dòng sông dơ bẩn. Và từ đó? Từ đó, Nietzsche biến thành một loại người mạt hậu theo mọi nghĩa thái thậm ly kỳ. Con người mạt hậu và hư vô chủ nghĩa, con người mạt hậu và sa mạc tinh hoa, con người mạt hậu và Mạt Hậu “Tử Sinh Môn” Hoạt Tinh Thể, con người mạt hậu và Siêu Hình Học Lãnh Địa, con người mạt hậu và Định Mệnh Phối Tiết Sử Lịch Tồn Lưu, Định Mệnh Phối Tiết Sử Lịch Tồn Lưu và Siêu Hình Học theo nghĩa Sử Lịch chân lý của Hiện Thể như là Hiện Thể, Sử Lịch chân lý của Hiện Thể và Định Mệnh Tồn Lưu thoái tàng ư mật, Tồn Lưu thoái tàng ư mật và Hằng Thể bước vào vòng di vong trầm một, từ di vong trầm một, còn chút hậu tình ân ốc nào sẽ “trột mầm” cho một trận Dịch Chuyển thông hành của Định Mệnh hay không? hay là Siêu Hình Học vẫn mãi mãi kiên trì tồn lập trong cuộc đù đỡn “trệ lưu ư ngoại” bất khả tư nghì khuyết phạp từ Hoạt Tinh Thể của Hư Vô?...” (trang 17)

Và cứ như thế, Bùi Giáng sản xuất 499 trang Con đường ngã ba, bước đi của tư tưởng.

Điểm thích thú nhất của người đọc trong cuốn sách này là những trích đoạn thơ Bùi Giáng, phần lớn là những câu thơ hay, toả ra những suy tư sâu lắng về bản chất con người.

Nhưng trong 499 trang chữ ấy, người đọc tìm thấy rất ít dòng đứng đắn và tỉnh táo bàn về những vấn đề triết học như hiện sinh và bản thể, tồn tại và thời gian, mặc dù ông rất ngưỡng mộ Heidegger, người thầy hiện sinh được ông trích, dịch một cách kỳ cục. Ví dụ như câu này, dịch ra từ tiếng Pháp, tiếng Đức: “Nhưng mà lời thuyết thoại trì ngự, trong (khởi từ) Định Mệnh Phối Tiết mở phơi, sẽ ra sao nếu như cái Sở Khải Khai trong Song Trùng Tịch Hạp bị Định Mệnh Phối Tiết (ruồng rẫy) bỏ phó mặc cho cuộc thể hội vất vơ nhân tuần (dung thường nhật lệ) của con người từ diệt chúng tử chúng sinh?”
(Con đường ngả ba bước đi của tư tưởng, trang 12-13)

Dù đặc sệt những tên tuổi triết gia, nặng ký trích dẫn thiên kinh, vạn điển, dù có một số ý trội lên về vấn đề đọc sách, đọc Nguyễn Du, đọc Bùi Giáng, về sự gặp gỡ giữa những nhà tư tưởng lớn, đả kích một số nhà xuất bản không tôn trọng văn bản của tác giả, Con đường ngả ba bước đi của tư tưởng vẫn không phải là cuốn sách bàn về triết học, hoặc đưa ra một hệ thống tư tưởng mạch lạc; mà có thể nói đây chỉ là cuốn phiếm luận bí hiểm, ngôn ngữ thần chú, nhại triết học, nhạo người đọc. Cho nên khi Tạ Tỵ viết: “Bùi Giáng đối thoại với Nietzsche, Sophocle, Parménide, Khổng Tử, Lão Tử, Sartre, Camus...” thì e rằng Tạ Tỵ quá lời. Sự tìm kiếm siêu hình nơi Bùi Giáng, như chỉ dừng ở phần vỏ của ngôn từ: tồn sinh, tồn lưu, hằng thể, hư vô, logos,... mà không đi vào nội tâm của suy tưởng. Hoặc có lẽ Bùi Giáng chỉ muốn rỡn chơi. Nếu ông có nhắc tới Như Lai, Bồ Tát, Heidegger, Parménide, Platon, Socrate cũng chỉ như ông nói đến Nam Phương Hoàng Hậu, Dương Quý Phi, Marilyn Monroe, đười ươi, chuồn chuồn, châu chấu v.v... vậy thôi, trong một trạng thái “tẩu hoả nhập ma”, một tinh thần anarchiste toàn diện. Một “người phá”, để nói theo ngôn ngữ Trần Dần. “Người phá” trong cái nghĩa tiêu cực của nó, chứ không phải trong cái nghĩa sáng tạo, ít nhất là ở cuốn sách Con đường ngả ba bước đi của tư tưởng.

Phải chăng Bùi Giáng chỉ muốn “hù doạ” người đọc không chuyên môn? Hay ông muốn nhại, diễu, những hệ thống suy tưởng mà một số trí thức quen dùng như mẫu mực hoạt động tinh thần? Biến chúng thành một thứ charabia, ngôn ngữ vấn đáp chuồn chuồn, châu chấu, nói trẹ, nói xàm, nói bá láp và ông có khả năng sản xuất mỗi ngày vài trăm trang như thế?

Thái độ anarchiste toàn diện này mở rộng trong đời sống, trở thành một bản năng phản kháng quẫy đời: Cởi quần áo giữa lớp học, tắm nơi công cộng, ngủ vỉa hè, trở thành clochard (hành khất say rượu), mặc áo rằn ri lính nguỵ, để chỉ đường..., tất cả những “cơn điên” ấy của Bùi Giáng chứng minh sự sáng suốt của một Bùi Giáng không điên.

Không điên vì ông chỉ đẩy đến cùng trạng thái hiện sinh, chứng nghiệm ý thức trần trụi về bản thể. Cởi dần năm bẩy lớp quần áo chẳng qua chỉ là hình ảnh “rút gọn hiện tượng”, bóc vỏ các tầng lớp bề ngoài của “hiện tượng” để tìm ra bản chất trong hiện tượng luận Husserl.

Trở thành clochard là một cách thể nghiệm tự do và tự huỷ.

Trong những đệ tử của hiện sinh thời ấy, Bùi Giáng là người đi xa nhất trong hành động tự huỷ và hành xác. Tự huỷ để chứng minh: Cá nhân con người đã chán ngấy cuộc sống, nó có một quyết định tự do lựa chọn, và sự huỷ hoại bản thân là sự lựa chọn tiến gần nhất đến tự do tuyệt đối.

Sau 75, người ta càng yêu Bùi Giáng hơn, vì trong một xã hội được bị lồng vào khuôn phép, một xã hội đã ổn định cơ chế, công chúng yêu mến những gì bất thường, yêu những kẻ ngoại đạo, bất ổn.

Bùi Giáng là người ngoại đạo duy nhất dám làm lũng đoạn môi trường ổn định bằng thái độ tự huỷ. Cái điên của Bùi Giáng là cái điên sáng suốt trong một tình thế không có cứu cánh nào khác nếu không tìm về bản thể của con người.

Thơ Bùi Giáng, hiện sinh trong đoạn trường và định mệnh

Những “dạ thưa”, những “tồn sinh”, những “phố thị”, những “cố quận”, “đười ươi”, đã trở thành những cốt cách, những địa chỉ rất Bùi Giáng:
Dạ thưa phố Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương
Dạ thưa Vỹ Dạ về gần
Đã từ xa lắm thiên thần nhớ em
Thơ Bùi Giáng, ngay từ thuở đầu đã rong chơi, lãng mạn, đã tinh nghịch, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, luôn luôn là những lời vấn đáp lẩn thẩn về ý nghĩa cuộc đời, về lẽ tồn sinh, về những chuyện phù du, dâu bể, ẩn khuất một dục tình khép mở Xuân Hương:
Cá ở ngoài khe có ít nhiều
Cồn lau cỏ lách có hoang liêu
Em về có hỏi răng ri rứa
Nhắm mắt đưa chân có bận liều.
(Bờ trần gian)
hoặc:
Bỏ hai chân xuống một vùng
Nước truông là lá thu rừng xuống khe.
(Bỏ hai chân)
Những dòng thơ trên đây, theo như lời Mai Thảo, Bùi Giáng đã làm một mạch, tại chỗ, xuất bút thành thơ. Huyền thoại Bùi Giáng, thi sĩ bẩm sinh, poète né, trong thập niên 60-70, được xác định như một hiện tượng văn học độc đáo. Như thể ông đã biết trước đường đi nước bước của thơ. Có khả năng thiên bẩm về sự lang thang ngơ ngẩn của chữ trên đời, và chỉ cần huơ tay, bắt chúng, nhốt vào câu lục bát, như Bình Nguyên Lộc “nhốt gió”, là có ngay thơ Bùi Giáng:
Một hôm đếm một ra ba
Thật là lạ lắm, ấy là cái chi
hay:

Người con gái lội qua khe
Bàn chân với nước lạnh đè lên nhau
Nỗi niềm tưởng lại xưa sau
Bàn chân với nước cùng nhau lại đè.
(Lá hoa cồn)
*

Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu
Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa
Gọi tên là một hai ba
Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm
Bốn câu tự hoạ trên đây dường như đã gói trọn bản chất thơ ca và tư tưởng Bùi Giáng. Một bản chất đa mang nỗi hiện sinh hoang tưởng trong một “đạo khờ” gắn bó với đoạn trường tái tân thanh (chữ của Bùi Giáng) tiếp nhận Nguyễn Du như một thông đạo, thông thư, thông mệnh văn học.

Thân phận dâu bể của con người, nỗi hoài nghi về số kiếp, ta từ đâu lại? Ta là ai? Những trầm luân, biến đổi làm sao đo, đếm, đặt tên được? Ðến bản thân ta, ta còn không biết, nữa là... Nếu trường phái hiện sinh (Sartre) bác bỏ tính chất định mệnh, thì ở Bùi Giáng, định mệnh (Kiều) và hiện sinh giao hưởng với nhau thành một cấu trúc tư tưởng mới, tạo nên những vần thơ đậm dấu Ðạm Tiên, hắt ra những ánh siêu thực:

Em chết bên bờ lúa
Để lại bên đường mòn
Một dấu chân bước của
Một bàn chân bé con
Anh qua miền cao nguyên
Nhìn chân trời bữa nọ
Đêm cuồng mưa khóc điên
Trăng cuồng khuya trốn gió
Mười năm sau xuống ruộng
Đếm lại lúa bờ liền
Máu trong mình mòn ruỗng
Xương trong mình rã riêng
(Mưa nguồn)
Bùi Giáng có những câu thơ rất cao, rất tĩnh, rất sâu, thanh thản, gợi đến hư vô trong một không gian lãng mạn trữ tình, ít thấy xuất hiện trong thơ Việt.
Buổi trưa đi vào giữa lòng lá nhỏ
Tiếng kêu kia còn một chút mong manh
Dòng nức nở như tia hồng đốm đỏ
Lạc trời cao kết tụ bóng không thành
(Hư vô và vĩnh viễn - Mưa nguồn)
Không gian Bùi Giáng, một cõi hư không đầy dấu hỏi, bồng bế nhau đi, năm này qua tháng khác, một cõi trùng sinh, di động luân hồi.
Những nhịp bước trên đường còn dội mãi
Vang về đâu không vọng lại hồi âm
Của réo rắt riêng một lần mãi mãi
Gió phương trời ủ mộng giữa hoa tâm
Em hỏi mãi tuy biết lời đáp lại
Chẳng bao giờ thoả đáng giữa đời câm
Em ngó mãi những chiều về trở lại
Mang những gì về trong cõi trăm năm...
(Chiều - Mưa nguồn)
Từ Nguyễn Du, Bùi Giáng trích tạo nên một mô típ bạc mệnh hiện đại, mầu sắc siêu thực, tài tử và tài hoa, một chất thơ giao thoa Nguyễn Du Bùi Giáng
Lớp phiêu bồng mọc trăng ngàn
Thành xưa phố cũ muôn vàn phía sau
Đạp thanh vẽ bóng lộn mầu
Góp dâng cữ gió nghiêng đầu sương mây
Ngõ ban sơ hạnh ngân đài
Cổng xô còn vọng điệu tài tử qua
Xin chào giữa bước chân ra
Chết từ sơ ngộ mầu hoa trên ngàn
(Mầu hoa trên ngàn)
Nơi Bùi Giáng còn một mô típ bạc mệnh, cuồng khất, tổng hợp đoạn trường, tồn sinh, ngông ngôn, rất liều và rất loạn, mà cũng là vọng âm của niềm hoang mang tuyệt đối:
Hồng quần rất mực bước ra
Trường quần duệ địa phong hoa lá cồn
Phải rằng nắng quáng dập dồn?
Hay là đèn trút linh hồn oái oăm?
Phải là nguyệt giữa đêm rằm?
Nguyên tiêu lãng đãng lá nằm ngẩn ngơ?
Kể từ hằng thuỷ ban sơ?
Kể từ sơ thuỷ về tờ vẽ trang?
Kể từ thu tạ lên đàng?
Rừng phong thu đã quan san nhuộm mầu?
Phải rằng đó trước kia sau?
Hay là sau trước còn tao ngộ gì?
(Con đường ngả ba bước đi của tư tưởng)
*

Nhưng bi kịch của Bùi Giáng là ông lập lại chính mình.

Trong gần nửa thế kỷ làm thơ, Bùi Giáng để lại hàng ngàn bài, có những câu thơ tuyệt hay, nhưng chính sự lập lại những khám phá ngôn ngữ buổi đầu khiến thơ ông trở thành khuôn sáo, về mặt từ ngữ cũng như tư tưởng. Những dạ thưa, tồn sinh, trùng lai, phố thị của Bùi Giáng, tà huy của Nguyễn Gia Thiều, mù sa, trăm năm của Nguyễn Du... ban đầu làm xuyến xao người đọc: Em về rũ áo mù sa, trút quần phong nhuỵ cho tà huy bay. Nhưng vì lập lại nhiều lần chúng bị phá giá. Hiện tượng phá giá này có mặt ngay ở những tác phẩm đầu và chủ yếu của Bùi Giáng.

Từ Mưa Nguồn, Lá Hoa Cồn, năm 62, 63 đã thấy xuất hiện tính chất đoạn trường, tồn sinh như tinh thần chính trong tư tưởng Bùi Giáng: Nguyễn Du, Tản Ðà gặp gỡ Heidegger, Breton phóng sinh một tạng chán đời mới lạ. Bài Rượu Uống trong Lá Hoa Cồn, một thứ đoạn trường ngông rất lãng mạn siêu thực, tiêu biểu cho tính chất lang thang trong cấu trúc thơ Bùi Giáng:
Thưa em rượu uống bây giờ
Là trăm năm gục hai bờ tử sinh
Động hờ hững chúa điêu linh
Em làm Hoàng Hậu mọc tình cỏ phơi
Nhà ma cửa quỷ đi đời
Chìm hơi thở đục trong lời sương xanh
Càn khôn xiêm mỏng che mành
Về trong thiên hạ em thành thiên thân.

Thưa em rượu uống bây giờ
Là thiên cổ luỵ còn trơ bên mình
Tài hoa tiếng vọng điêu linh
Phạm Đan Phượng chết theo Quỳnh Như sao.
Thưa em từ bữa nghiêng chào
Chớm trang đầu chợt sóng trào trường giang
Em đi rắc lá trên đàng
Cỏ xanh rì mọc suốt càn khôn kia
Mùa xuân mưa rưới mộng lìa
Về trong nắng hạ mép bìa sai bâu

Thưa em rượu uống bây giờ
Là trong lát nữa lên bờ đuổi ma
Chạy quang cồn cụm lá già
Rách như bươm suốt ruộng sa mạc đồng
Càn khôn gió đổ chất chồng
Rú như beo rống như hùm đổi hang
Trên rừng dưới lũng tan hoang
Vẫn sừng sững bóng chắn ngang quỷ sầu

Thưa em rượu uống bây giờ
Là trong lát nữa trăng mờ hỏi ma
Hỗn mang về giữa hiên nhà
Bây giờ cố quận tên là chiêm bao
Nhìn nhau trong luỹ ngoài hào
Lời phôi dựng một điệu chào dị sai
Trên đầu thế kỷ chia hai
Nguồn man mác lạnh tìm ai bây giờ

Thưa em rượu uống bây giờ
Là thiên thu lại còn trơ hận trường
Chung cầm dâu biển khôn lường
Chân trời mộng lý con đường chia ba
Nam đình doanh trại dàn qua
Trống chầu trùng ngộ thưa là không mong
Hoạt tồn phát tiết sầu đong
Tràng giang thế kỷ xô dòng xuống lên
Bài thơ gồm năm nhịp nối tiếp nhau bằng điệp khúc Thưa em rượu uống bây giờ. Mở đầu Thưa em rượu uống bây giờ, điệp khúc mấu chốt, mở cửa dẫn đến câu thơ thứ nhì: Là trăm năm gục hai bờ tử sinh. Cả hai nằm trong cấu trúc song song, tổng hợp quan niệm ngông, đoạn trường và hiện sinh của toàn bài. Câu ba, câu bốn: “Động hờ hững chúa điêu linh, Em làm Hoàng Hậu mọc tình cỏ phơi”, đệm thêm chất lẳng lơ dục tính, nhưng đã loãng đi vì loại hình này được Bùi Giáng dùng nhiều. Rồi “Chìm hơi thở đục trong lời sương xanh”, một câu rất hay bị đặt bên một câu lãng xẹt: “Nhà ma cửa quỷ đi đời”.

Nếu chúng ta đọc đến nhịp thơ thứ nhì:
Thưa em rượu uống bây giờ
Là thiên cổ luỵ còn trơ bên mình
cũng vẫn thấy nguyên những nhược điểm như nhịp thơ đầu, tức là trong phần thơ đệm có những vội vàng, dễ dãi, ghép chữ, ghép ý rất sáo: Tài hoa tiếng vọng điêu linh, Phạm Đan Phượng chết theo Quỳnh Như sao.

Ở những nhịp sau, thì ngay chính điệp khúc mấu chốt:
Thưa em rượu uống bây giờ
Là trong lát nữa lên bờ đuổi ma

Thưa em rượu uống bây giờ
Là trong lát nữa trăng mờ hỏi ma

Thưa em rượu uống bây giờ
Là thiên thu lại còn trơ hận trường
đã có sự lập lại chính mình, như thể nhà thơ tiện tay bắt được chữ nào vội bỏ ngay vào lục bát, không màng nhìn lại những câu thơ đầu nữa.

*

Tất nhiên láy là một quy ước rất thường trong thi ca. Nhưng láy chỉ làm tăng giá trị thơ khi nó đưa đến những dồn dập hoặc trong cảm xúc, hoặc trong nhịp điệu, hoặc trong sinh động... Tức là láy phải đưa tới một trạng thái căng thẳng, tới một vận tốc khác trong tiến trình âm và ý.

Ví dụ:
Này chồng, này vợ, này cha
Này là em ruột, này là em dâu
là một trong những cách láy của Nguyễn Du, vừa tăng vận tốc miêu tả, vừa gia tốc sức ép của hiện thực, rành rành, chính xác, chỉ mặt, chỉ tên.

Hoặc:
Làm cho cho mệt cho mê
Làm cho đau đớn ê chề cho coi
Láy ở đây luỹ thừa mật độ ác liệt của Tú Bà.

Hoặc:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Mỗi lần láy này là một lần Nguyễn Du chuyển cảnh, chuyển tình.

Sự láy lại, nơi Bùi Giáng, rất thường khi chỉ là láy dập dình tại chỗ, láy lười, thấy hợp vần, tiện thể thì láy. Láy hồ đồ ít khi mang tới trạng thái mới, cảm xúc mới, hoặc một sức ép gia tăng, mà chỉ cho ta một cảm tưởng dằng dai, lai tạp:
Hãy mang tôi tới giữa đời
Giết tôi chết giữa cõi đời mốc meo
Hãy mang tôi tới nắng chiều
Giết tôi chết giữa một chiều khe mương
Hãy mang tôi tới dặm trường
Giết tôi chết giữa con đường bơ vơ
Hãy mang tôi tới bất ngờ
Giết tôi ngẫu nhĩ trong giờ ngẫu nhiên
Hãy mang tôi tới diện tiền
Giết tôi chết giữa người thuyền quyên kia
(Sa mạc trường ca, Cầu nguyện ca)
*

Jacques Brel, năm 1966, khi tuyên bố ngừng hát ở tột đỉnh danh vọng, trả lời câu hỏi: “Tại sao ông ngừng hát lúc này?” Brel bảo: “Tôi ngừng vì muốn giữ lòng ngay thẳng với thính giả và với chính mình. Bởi vì khi người nghệ sĩ như tôi, đã nắm vững được tất cả những yếu tố kỹ thuật làm lay động lòng người, thì người đó sẽ có khuynh hướng ăn gian (tricher), phong toả người nghe bằng tất cả những kỷ sảo của mình, và khi tôi biết mình sắp đi đến chỗ bước vào kỷ sảo, tôi ngừng.” Tất nhiên, Brel chỉ ngừng hát hai năm và năm 68, khi ông trở lại với âm nhạc, đã với một tinh thần khác, hẳn Brel biết mình đã đoạn tuyệt được với ý định dùng kỷ sảo để thu phục lòng người. Và Brel ở lại với âm nhạc thêm sáu năm nữa.

Ở Bùi Giáng hình như không có sự tự giới ấy. Cho nên biết bao lần người đọc tiếc, giá Bùi Giáng đừng ham chơi, chịu khó dừng lại ở chỗ đáng dừng để những câu thơ sáng giá như:
Bụi thu mờ ai phủi với hai tay
hoặc:
Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không
Ta đi còn giữ đôi giòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù
khỏi bị lọt vào khu rừng hoang, ôm đồm những lời thơ vội vàng, mọc lên như cỏ dại.

*

Ám ảnh đoạn trường, tư tưởng và ngôn ngữ Nguyễn Du theo đuổi Bùi Giáng suốt đời. Những tập thơ mới nhất, in ở hải ngoại những năm gần đây càng lộ rõ. Trong những cuốn Thơ Bùi Giáng (sđd), Bùi Giáng 94 (in tại California năm 95), và một phần tập Chớp biển (sđd), Bùi Giáng tìm về người thầy Nguyễn Du như một cứu cánh. Hầu như mỗi bài thơ của ông đều có ít nhất một chữ hoặc một câu của Nguyễn Du. Và cấu trúc toàn bài thường dựa vào ý một câu Kiều:
Rằng xưa ký ức đàn bà
Tên là phụ nữ, tuổi là dấn thân.
.....
Trước đèn một tập mở ra
.....
Biển dâu lục địa cõi miền
.....
Cảo thơm lần giở gió giăng dậy thì
Ám ảnh “mù sa”, ám ảnh “chỉn e”, ám ảnh “vân mòng”, “mai sau”, “trăm năm”, “ngẫu nhĩ”, “phong tình”, “cổ lục”, “dặm về”, “tử sinh”... trở thành lớp da thứ nhì của Bùi Giáng:
Rừng phong thu đã nhuốm màu
Quan san ngần ấy tư trào ngần kia
.....
Chốn nào mộng mị chiêm bao
Chốn này tỉnh táo tiêu tao vân mồng
Từ cảnh sang tình, từ mơ sang thực, ám ảnh ngôn ngữ trở thành ám ảnh tư tưởng. Bùi Giáng đã cạn dần hồn mình và sống hồn Nguyễn Du trong đoạn cuối đời:
Em đi từ tỉnh mộng đầu
Một mình anh ở mang sầu trăm năm

Em từ vô tận xa xăm
Trùng lai chất vấn: Từ trăm năm nào?
Những câu hỏi mà Bùi Giáng trải suốt đời thơ, thắc mắc, tìm kiếm, đặt nghi vấn về cõi đi, cõi ở, cõi có, cõi không, biết đâu hôm nay Bùi Giáng chẳng đã tìm được Nguyễn Du ở một cõi trùng lai nào đó, và ông đang chất vấn người thầy về nỗi đoạn trường ấy, từ trăm năm nào?


Tháng 10/1998
Thuỵ Khuê

(1) Trích theo Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, “Hồn thơ bị vây khổn”, Văn, số đặc biệt Bùi Giáng, tháng 5 năm 1973.
(2) Trừ một số bài như bài của Tạ Tỵ, trong cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, in năm 1972, tại Sài gòn, tái bản ở Hoa Kỳ và các bài viết của Thanh Tâm Tuyền, Cao Huy Khanh, Trần Hữu Cư, Nam Chữ, Tuệ Sỹ, Trần Tuấn Kiệt và Thục Khưu trên báo Văn, số đặc biệt Bùi Giáng, tháng 5 năm 1973 tại Sài gòn.
(3) Trích theo Thanh Tâm Tuyền, s đ d.
(4) Trích theo Thanh Tâm Tuyền, s đ d.
(5) Nhà xuất bản Thế Kỷ in năm 1994 tại Hoa Kỳ.
(6) Trong cuốn Chớp biển, thơ Bùi Giáng in tại Canada năm 1996.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
13.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (25 bình luận)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3]