Đăng bởi Vanachi vào 11/02/2006 07:09
Có 3 người thích
Đăng bởi Vanachi vào 24/03/2006 13:40
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 24/03/2006 13:43
Anh có nhà, có cửaCảm giác ngậm ngùi mỗi lần nói đến chuyện tình yêu đã xuất hiện trong thơ Xuân Diệu ngay trước năm 1945, lúc Xuân Diệu còn là một thanh niên. Lúc đó, khi nhìn những người đẹp, ông đã chua chát tự nhủ thầm:
Nhưng không vợ, không con
Sợ cái bếp không lửa
Sợ cái cửa không đèn.
Những đêm đi xa về
Tận xa nhìn cửa đóng
Không ánh sáng đón mình
Chẳng có ai trông ngóng.
Ta thấy em xinh khẽ lắc đầuNhững cảm giác như vậy xuất hiện nhiều lần trong thơ Xuân Diệu. Có thể nói là mặc dù rất đa tình, Xuân Diệu ít khi được thoả mãn. Lý do chính của tình trạng này có thể làm nhiều người kinh ngạc: Xuân Diệu là một người đồng tính luyến ái.
Bởi vì ta có được em đâu.
Cũng có khi ông trách móc:
Lòng ta là một cơn mưa lũ
Đã gặp lòng em là lá khoai.
Mưa biếc tha hồ tuôn giọt ngọc
Lá khoai không ướt đến da ngoài.
Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nhìn tập thơ Thơ thơ khổ rộng nhà in Trung Bắc phố Hàng Buồm. Hai chữ Xuân Diệu nét chì sắc gọn, không phải chữ gỗ dẹp đét.Cũng trong cuốn hồi ký này, Tô Hoài kể là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, lúc ở căn cứ Việt Bắc, hằng đêm Xuân Diệu hay sang giường các bạn trai của ông để tỏ tình, âu yếm. Các bạn trai của ông rất sợ, vì vậy cứ đêm đến là họ...đi tị nạn sang các nhà khác, không ai dám ở chung với Xuân Diệu:
Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả buổi, nhìn tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi. (tr. 168-69)
Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng cứ tối đến thì nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm thì biến là phải. Nhưng cả thằng Nghiêm Bình cao to hiên ngang thế, tối cũng lẳng lặng vác cái ghi ta đi. Bốn bên lặng lẽ như tờ. (tr. 171)Mặc dù Tô Hoài đã được Xuân Diệu vuốt tay và nhìn đắm đuối trước năm 1945 như ông đã kể, nhưng hình như ông cũng chưa hiểu hết mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Cho nên đêm đầu tiên ghé lại khu văn nghệ sĩ ở căn cứ địa Việt Bắc, ông đã an nhiên ngủ lại trong căn nhà này chung với Xuân Diệu. Nửa đêm, lúc ông đang ngủ mê, thì:
Bàn tay ma ở đâu sờ vào. Không phải. Tay người, bàn tay người đầy đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần xuống dần [...].Cuối cùng, khi chuyện vỡ lỡ, tổ chức đem Xuân Diệu ra kiểm thảo. Tô Hoài viết tiếp:
Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn mình lúc nào không biết. Tôi he hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trơ ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa. (tr. 170)
Cuộc kiểm điểm Xuân Diệu kéo dài hai tối. Hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn, nhưng hàng ngày chúng tôi làm việc giờ giấc nghiêm ngặt, mỗi tổ buổi chiều trước giờ tăng gia lại hội ý rút kinh nghiệm, hướng sửa chữa và công việc ngày mai của từng người. Cả cơ quan họp đến khuya. Chỉ có ông Phan Khôi lên buồng vẫn mắc màn sẵn đi ngủ từ chặp tối, bỏ ngoài tai mọi việc.Đó là chuyện ngoài đời. Chuyện này tuy có thể thoả mãn óc tò mò của chúng ta, tuy nhiên nó lại không đáng bàn và cũng không nên bàn nhiều. Dù sao nó cũng là chuyện riêng tư và chúng ta có bổn phận phải tôn trọng chuyện riêng tư đó. Điều đáng nói hơn là chúng ta thử tìm những biểu hiện đồng tính luyến ái trong thơ của Xuân Diệu.
Xuân Diệu chỉ ngồi khóc, chẳng biết Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Mãi, cả lão Hiến, thằng Nghiêm Bình, thằng Đại và mấy thằng nữa, có ai ngủ với Xuân Diệu không, nhưng cũng không ai nói ra. Tôi cũng câm như hến. Lúc rồ lên, trong đêm tối quyến rũ, mình cũng điên kia mà. Không nói cụ thể việc ấy, nhưng ai cũng to tiếng gay gắt “tư tưởng tư sản, phải chừa đi.” Xuân Diệu nức nở “tình trai của tôi... tình trai” rồi nghẹn lời, nước mắt lại ứa ra.
Ít lâu sau, trong một cuộc họp ban chấp hành, Xuân Diệu bị đưa ra khỏi ban thường vụ. Và cũng thành một cái nếp kéo dài, từ đấy không ai nhắc nhở đến những việc chủ chốt trước kia Xuân Diệu đã phụ trách. Bỗng dưng, Xuân Diệu thành một người hiếm thì giờ chỉ chuyên đi viết. Mà Xuân Diệu cũng tự xa lánh mọi công tác. (tr. 171-2)
Tôi nhớ Rimbaud với VerlaineBài thơ viết về chuyện hai nhà thơ Rimbaud và Verlaine của Pháp nhưng qua đó ngụ ý của Xuân Diệu là nói đến chuyện của mình. Yêu bạn trai, ông quên cả chuyện “ngó môi son với áo màu”, tức là phụ nữ. Mối tình trai này tha thiết đến độ “Thây kệ thiên đường và địa ngục / Không hề mặc cả, họ yêu nhau.”
Hai chàng thi sĩ choáng hơi men
Say thơ xa lạ, mê tình bạn
Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quen.
...
Kể chi chuyện trước với ngày sau
Quên ngó môi son với áo màu
Thây kệ thiên đường và địa ngục
Không hề mặc cả, họ yêu nhau.
Ta biết ngày mai em có vợTừ trước đến nay, đọc bài thơ trên, ít ai chú ý đó là bài thơ tả mối tình của một người đồng tính luyến ái. Người được tác giả gọi bằng em một cách tha thiết lại là một người con trai. Nhà thơ yêu người con trai đó và ghen tức trước viễn tượng là một ngày kia người con trai sẽ lấy vợ “Ta biết ngày mai em có vợ.”
Đi làm hai bữa, tối về thăm
Cơm xong, chén nước chờ bên cạnh;
Em bế thằng con được mấy năm.
Chỉ mấy năm thôi, đủ phận chồng
Chàng trai tơ mởn đã thành ông
Không còn mộng dễ ngày tươi trẻ
Mắt sáng phai rồi, má hóp không.
Em ngồi trông vợ thấy nàng tiên
Là một người thôi, mộng hão huyền
Ta bước bên đường kêu gọi mãi
Nhớ người bạn cũ thuở anh niên.
Em nghe tê tái dưới hàng mi
Tiếc thuở say nồng, nhớ bạn si
Khép mắt buồn xa, em sẽ bảo:
- Có chàng Xuân Diệu thuở xưa kia...
Đời anh em đã đi quaKhi Hoàng Cát đi bộ đội rồi phải rời Hà Nội vào chiến trường miền Nam, Xuân Diệu làm bài thơ đưa tiễn đầy nước mắt nhan đề là Em đi với lời đề “Tặng Hoàng Cát” như sau:
Sáng thơm như một luồng hoa giữa đời
Hiểu làm sao hết, em ơi
Bốn năm kỳ diệu đất trời nhờ em
Ngôi nhà, cánh cổng, trái tim
Khóm cây, con mắt ngày đêm đón mừng.
Em đi, anh ngóng trông chừng
Anh về, miệng đã gọi lừng: em ơi!
Bữa ăn thành một hội vui
Có em gắp với, rau thôi cũng tình
Cảnh thường cũng hoá ra xinh
Có em, anh hết nghĩ mình bơ vơ...
Em đi, để tấm lòng son mãiHoàng Cát đi rồi, Xuân Diệu buồn vô cùng. Trong bài Đời anh em đã đi qua, còn có một đoạn cuối nói đến nỗi buồn trống vắng người yêu của Xuân Diệu:
Như ánh đèn chong, như ngôi sao.
Em đi, một tấm lòng lưu lại
Anh nhớ thương em, lệ muốn trào.
Ôi Cát! Hôm vừa tiễn ở ga
Chưa chi ta đã phải chia xa!
Nụ cười em nở, tay em vẫy
Ôi mặt em thương như đoá hoa.
Em hỡi! Đường kia vướng những gì
Mà anh mang nặng bước em đi
Em ơi, anh thấy như anh đứng
Ôm mãi chân em chẳng chịu lìa.
Nhưng bóng em đi khuất rồi,
Đứa lìa khúc ruột của anh thôi!
Tình ta như mối dây muôn dặm
Buộc mãi đôi chân, dẫu cách vời.
Em hẹn sau đây sẽ trở về
Sống cùng anh lại những say mê
Aùo chăn em gửi cho anh giữ
Xin gửi cùng em cả hẹn thề!
Một tấm lòng em sâu biết bao
Để anh thương mãi, biết làm sao!
Em đi xa cách, em ơi Cát
Em chớ buồn, nghe! Anh nhớ, yêu...
(Đêm 11/7/1965, 23 giờ 30)
Từ đây anh lại trong đờiXin nhắc lại là Hoàng Cát, người được Xuân Diệu gọi là ‘em’, em Cát,người em có khuôn mặt như đoá hoa, là một người con trai. Và chúng ta thấy, dù người yêu là con trai thì tình cảm của Xuân Diệu vẫn dạt dào và nồng cháy. Nếu chúng ta đừng để ý đến chuyện đồng tính luyến ái của nhà thơ thì đây là một bài thơ tình rất mực đằm thắm. Nó góp một tiếng nói tương đối đẹp vào kho tàng thơ tình vô cùng giàu có của Xuân Diệu.
Bữa ăn ngồi với một đôi đũa cầm
Giường kia một bóng anh nằm
Phòng văn một sách đăm đăm sớm chiều.
Đêm đêm trên gác chong đènTrong bài thơ, Huy Cận dùng chữ ‘hai ta’, ‘Hai ta hạt chín chung mùa nắng trong’. Người Việt Nam không ai dùng chữ ‘hai ta’ hay ‘đôi ta’ để chỉ hai người bạn cùng phái. Cách xưng hô như vậy rất lạ. Trong bài Nửa thế kỷ tình bạn in trong tập Xuân Diệu, con người và tác phẩm xuất bản tại Hà Nội năm 1987, Huy Cận kể tỉ mỉ hơn về mối quan hệ giữa ‘hai ta’ đó như sau:
Cận ngồi cặm cụi viết dòng thơ bay
Dưới nhà bút chẳng ngừng tay
Bên bàn Diệu cũng miệt mài trang thơ
Bạn từ lúc tuổi còn thơ
Hai ta hạt chín chung mùa nắng trong
Ánh đèn trên gác, dưới phòng
Cũng là đôi kén nằm trong kén trời
Sáng ra gõ cửa: “Diệu ơi,
Nghe dùm thơ viết đêm rồi xem sao”.
Diệu còn ngái ngủ: “Đọc mau!
Nghe rồi, xem lại từng câu mới tường”.
Dưới nhà trên gác thông thương
Dòng thơ không dứt giữa luồng tháng năm...
Tựu trường năm 1936, chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên ở trường tú tài Khải Định, Huế. Anh Diệu học năm thứ ba, tôi vào học năm thứ nhất. Hai đứa đọc thơ cho nhau nghe, và ‘đồng thanh tương ứng’, kết bạn với nhau gần như tức khắc... Tựu trường 1937, anh Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo Ngày nay, tôi học năm thứ hai ban tú tài... Anh Diệu và tôi viết thư cho nhau hàng tuần... Năm 1938, tôi ra sống với Diệu ở chân đê Yên Phụ. Ở đó Diệu viết Truyện cái giường, một số bài thơ, còn tôi thì viết Buồn đêm mưa, Trông lên, Đi giữa đường thơm và mấy bài khác... Tựu trường năm 1939,... hai chúng tôi cùng sống ở gác 40 phố Hàng Than, Hà Nội... Cuối năm 1940, Diệu đi làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho... Chúng tôi tạm sống xa nhau, buồn đứt ruột, hàng tuần viết thư cho nhau, có tuần hai, ba lá thư... Hè 1942, tôi đậu kỹ sư canh nông và cuối năm bắt đầu đi làm ở Sở nghiên cứu tầm tang. Diệu điện hỏi tôi: ‘Diệu từ chức được chưa?’, tôi điện trả lời: ‘Từ chức ngay! Về ngay Hà Nội!’. Chúng tôi sống trên gác Hàng Bông (số nhà 61), tiếp tục làm thơ.Xuân Diệu và Huy Cận sống với nhau, gắn bó với nhau đến nỗi nhà xuất bản họ lập ra hồi đó cũng mang tên là Huy-Xuân, tức là ghép hai chữ đầu của tên hai người lại với nhau, như tên của một tình nhân hay một cặp vợ chồng trẻ. Rồi trong bài Mai sau, Huy Cận lại giới thiệu Xuân Diệu như người bạn thân thiết, hay đúng hơn, như một tình nhân thân thiết của mình:
Người ta bảo bà mẹ chàng hay khócBài thơ trên đã công khai bày tỏ tình cảm của Huy Cận đối với Xuân Diệu. Ngoài ra, bài Vạn lý tình rất nổi tiếng của Huy Cận cũng hé lộ một số chi tiết rất đáng chú ý:
Chia gia tài cho con quí: lệ đau
Chàng là con một bà mẹ hay sầu
Nên trọn kiếp mắt chàng thường đẫm lệ
[...]
Chiều nay đây nửa thế kỷ hai mươi
Viết dăm câu tôi gửi lại vài người
Những thế hệ mai sau, làm bè bạn
Hỡi ai đó, có nhớ lòng Huy Cận
Gọi gió trăng mà thỏ thẻ lời trên
Rất thương yêu, xin nhớ gọi giùm tên
Rất an ủi của bạn chàng: Xuân Diệu.
Người ở bên này, ta ở đâyChi tiết đáng chú ý nhất chính là chữ ‘bạn’ được lặp lại hai lần trong bài thơ, trong câu ‘Nắng đã xế về bên xứ bạn’ và câu ‘Thương bạn chiều hôm, sầu gối tay’. ‘Bạn’ chứ không phải là người yêu. Chúng ta nhớ lại sự kiện khi Xuân Diệu phải đi làm việc ở Mỹ Tho, Huy Cận sống ở Hà Nội, và lời kể của Huy Cận: “Hai đứa phải sống xa nhau, buồn đứt ruột.” Một chi tiết khác quan trọng không kém, đó là câu ‘Chiếu chăn không ấm người nằm một’. Lúc này Huy Cận còn là học trò, chưa lập gia đình, chưa có vợ con. Người nằm chung chăn, chung chiếu với ông không phải là vợ ông, mà chính là người bạn trai của ông. Điều này sẽ rõ hơn, thuyết phục hơn, khi chúng ta đọc thêm bài Ngủ chung cũng của Huy Cận, in trong tập Lửa thiêng, xuất bản năm 1940:
Chờ mong phương nọ, ngóng phương này
Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm
Vạn lý sầu lên núi tiếp mây
Nắng đã xế về bên xứ bạn
Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy
Trông vời bốn phía không nguôi nhớ
Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay
Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt
Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày
Chiếu chăn không ấm người nằm một
Thương bạn chiều ôm, sầu gối tay.
Ôi rét đêm nay mấy học tròBài thơ tả cảnh ngủ chung của học trò cùng phái tính, giữa những người bạn trai với nhau. Ở Việt Nam, đó là chuyện bình thường. Nhưng chúng ta hãy để ý kỹ: cả ngôn ngữ lẫn cảm xúc trong bài thơ này lại thấp thoáng những dấu hiệu không bình thường, chẳng hạn như chuyện ‘ân ái’: ‘Ân ái xưa kia kiếp ngủ giường’; rồi ‘đôi lứa’: ‘Còn đâu đôi lứa chuyện canh sương’, Rồi chuyện ‘nệm là hơi thở’, ‘da là chăn ấm’, rồi chuyện ‘xương cọ vào xương’, v.v... Đọc kỹ bài thơ, chúng ta thấy ngay tính chất không bình thường của nó. Có lẽ, cùng với bài Tình trai và bài Em đi của Xuân Diệu, bài Ngủ chung này của Huy Cận là những bài thơ tiêu biểu nhất cho chuyện đồng tính luyến ái trong thơ Việt Nam.
Ngủ chung giường hẹp, trốn bơ vơ
Cô hồn vạn thuở buồn đơn chiếc
Có lẽ đêm nay cũng ngủ nhờ.
Lạnh lùng biết mấy tấm thân xương!
Ân ái xưa kia kiếp ngủ giường.
Đâu nữa tay choàng làm gối ấm,
Còn đâu đôi lứa chuyện canh sương
Trốn tránh bơ vơ, chạy ngủ lang,
Hồn ơi! có nhớ giấc trần gian
Nệm là hơi thở, da: chăn ấm,
Xương cọ vào xương bớt nỗi hàn?
Đăng bởi hoalucbinh vào 06/06/2006 12:00
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 06/06/2006 13:55
Ta ôm bó cánh tay ta làm rắnMột ước muốn quá ngông cuồng, lãng mạn và dường như không thể thực hiện được! Nhưng với ai, chứ Xuân Diệu có thể thức hiện được, bởi nhà thơ:
Làm dây quấn quýt cả mình xuân
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất.
Sống toàn tâm, toàn bích, sống toàn hồnNhà thơ dùng nhiều từ khiến lòng ta bỡ ngỡ, nhà thơ muốn ôm, cánh tay muốn làm rắn, muốn hoá thân thành “dây đa quấn quýt cả mình xuân” của cuộc sống. Dẫu biết mùa xuân là bất tận, Xuân Diệu biết quy luật của thời gian, biết rằng xuân qua đi rồi xuân sẽ trở lại, nhưng “tuổi trẻ chẳng bao giờ thắm lại” nên nhà thơ bâng khuâng tiếc cả dất trời, nhà thơ muốn ôm mãi mùa xuân, muốn cho mình trẻ mãi. Nhà thơ:
Bằng say mê và thức nhọn giác quan.
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trầnNếu Thế Lữ còn nuôi giấc mộng lên tiên thì Xuân Diệu “đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”(Hoài Thanh). Chàng thi sĩ trẻ yêu đời nhận ra rằng, không có gì quý hơn cuộc sống thực tại này, còn gì bằng ở chốn dương trần, vườn trần xinh tươi, đất nở muôn ngàn hoa tươi thắm, thì tìm làm chi ở tận chốn cung tiên, mơ mộng “muốn làm thằng cuội” (Tản Đà) làm chi mà thủ thỉ bên chị Hằng để trốn tránh chốn trần thế?. Nơi mặt đất này, màu nắng hương say đều làm cho người ta ngây ngất, và Xuân Diệu đã:
Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất.
…muốn tắt nắng đithì cũng là một ý muốn ngông cuồng, lãng mạn…
Cho màu đừng nhạt mất
…muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật“Này đây”, sự lặp đi lặp lại một đại từ phím chỉ, để liệt kê, Xuân Diệu đã đưa ra cho người ta thấy, với một tâm hồn say sưa yêu sống như thế không thể hững hờ với thiên nhiên tươi đẹp, thì cớ gì mà con nguyoi72 còn đi tìm ở tận phương nào …
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Cùa yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi…
Ta muốn ômXuân Diệu thật thiết tha với cuộc sống. Tuổi xuân chàng thi sĩ chỉ biết làm sao cho thoả dạ yêu đời. Cuộc sống vẫn còn đó chứ đâu? Tại sao nhà thơ lại cứ mãi suy nghĩ viễn vong rồi lại hành động ngây ngô. Không! Nhà thơ của chúng ta không ngây ngô, nhà thơ chỉ thôi thúc mọi người hãy sống sao cho xứng đáng với tuổi trẻ. Vì thế, nhà thơ “muốn ôm”, “ôm sự sống mới bắt đầu mơn mởn”, nhà thơ “muốn riết mây đưa và gió lượn”, “muốn say cánh bướm của tình yêu”, “muốn thâu trong một cái hôn nhiều”…một loạt động từ “muốn” như khẳng định hành động, làm cho chếch choáng, cho đã đầy, cho no nê thanh sắc thời tươi và cuối cùng là không thể dồn nén cảm xúc: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Nhà thơ muốn cắn, muốn bấu vào da thịt của mình xuân, để có thể tận hưởng tất cả dư vị ngọt ngào của cuộc sống xuân tươi đang mơn mởn…
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm của tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước và cây và cỏ rạng
Cho chếch choáng mùi thơm cho đã đấy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêuĐó là tình yêu của buổi đầu e ấp, thật trong sáng và đáng yêu là sao! Rồi tình yêu say đắm, nhà thơ muốn tận hưởng tình yêu sôi nổi, đam mê cuồng nhiệt như muốn trở thành điên dại:
Lả lả cành hoang nắng trở chiều
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủKhông phải là chuyện có yêu hay không! Cái mà Xuân Diệu muốn nói là yêu như thế nào? Nhà thơ đòi hỏi một tin hỏi một tình yêu mảnh liệt, say đắm, một tình yêu có nồng độ cao – một tình yêu mặn nồng, vô biên và tuyệt bích. Và một khi tình yêu dang dở, chỉ có Xuân Diệu nhận rõ và tuyệt vọng hơn ai:
Phải nói yêu trăm bận mấy nghìn lần
Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân
Đem ong bướm thả trong vườn tình ái
Em phải nói phải nói và phải nói
Bằng lòi riêng nơi cuối mắt đầu mài
Bằng nét vui, bằng vẻ thẹn, chiều say
Bằng đầu ngã, bằng miệng cười, tay riết
Bằng im lặng, bằng chỉ anh mới biết!...
Yêu là chết trong lòng một ítChỉ có những người si mới theo dõi dấu chân yêu, khi tuyệt vọng rồi mới rõ ràng thấy mình đã chết…
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
…
Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt
Những người si theo dõi dấu chân yêu
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu
Và ái tình là sợi dây quấn quýt
Yêu là chết trong lòng một ít.
Mây biếc về đâu bay gấp gấpĐứng giữa cuộc đời đang đổi thay bởi cái cảnh nước mất nhà tan, là sao tâm hồn ấy có thể tha thiết rạo rực mãi? Và tâm trạng của Xuân Diệu cũng có khác gì tâm trạng của những nhà thơ bấy giờ hay nói đúng hơn dó là tâm trạng của một lớp thanh niên trí thức buổi giao thời mới cũ đổi thay! Họ chỉ biết gửi tâm sự thầm kín của mình vào thiên nhiên, dất trời, vũ trụ bao la. Chẳng thế mà Hoài Thanh trong “thi nhân Việt Nam đã nhận xét: “ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên; ta dắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say dắm vẫn bơ vơ”.
Con cò trên ruộng cánh phân vân.
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tangcó lẽ không phài là rặng liễu của thiên nhiên buồn mà dường như đó là “rặng liễu tâm hồn” của tác giả. Bởi tác giả cũng có nỗi niềm “buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn”. Xuân Diệu đã dẫn ta vào thế giới của buồn chán, cô đơn và tuyệt vọng:
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Tôi là con nai giữa chiều giăng lướiNhà thơ đã thực sự cô đơn, bơ vơ như con nai bị “chiều giăng lưới”, biết đi đâu về đâu? Đứng sầu tư cho đến khi bóng tối chìm nghập cả không gian. Khi thời gian trôi qua, Xuân Diệu mói ngỡ ngàn , ngơ ngẩn nhìn hạ chuyển mùa sang đông mà lòng nghe tê tái:
Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối.
Hơn một loài hoa đã rụng cànhCó ai quan sát được như nhà thơ? Chỉ có tâm hồn rạt rào yêu sống, quan tâm đến sự sống mới có thể vượt lên được hoàn cảnhthê lương để tâm hồn luôn sống đẹp mà mới viết lên được những cậu thơ đầy hình ảnh như thế, và mới có cách nói rất mới ấy: “hơn một” – cách dùng từ rất Tây, rất mới, không chỉ một loài jao, mà khi thu đến rồi đi, nhiều loài hoa đã rời cành. Sự quan sát càng tinh tế hơn ở câu sau: “Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh”, màu đỏ đã lấn át dần màu xanh, đấy là giai đoạn cuối thu, nên mới có hơi lạnh tràn về:
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Nhũng luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Những luồng run rẩy rung rinh láChỉ những từ láy âm, nhà thơ đã gợi trong ta cái dáng yếu ớt, chao đảo, cái rùng mình thắm lạnh và cả nỗi sợ hải của những chiếc lá sắp phải lìa cành trước những cơn gió cuối thu. “Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”, bằng hình ảnh so sánh, nhân hoá đã goiợ lên cái dáng lẻ loi, cô đơn giữa đất trời, từng nhánh khô gầy khẳng khiu như chạm khắc lên bầu trời buồn cô đơn dưới con mắt buồn của thi nhân. Và nhà thơ:
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Đã nghe rét mướt luồng trong gióCảnh thu đã tàn rồi, mùa thu đã dần nhường bước9 cho tiết trời mùa đông len qua, càng buồn càng cô đơn hơn nữa! Mùa đông đã đến trong từng ngọn gió rét mướt làm tê lạnh lòng người!...
Đã vắng người sang những chuyến đò…
Mây vẩn từng không chim bay điCả một không gian bao la giờ này đã thấm nỗi buồn của lòng người và hiện lên trên gương mặt của những cô thiếu nữ. Đó là tâm trạng của những lớp người chưa xác định được hướng đi và cũng không giải thích nổi. Nó chỉ phảng phất nỗi lòng trên cảnh vật , hiện hình lên gương mặt những cô thiếu nữ và đọng lại trên sắc thu tê tái, thấm sâu nỗi niểm băn khoăn của Xuân Diệu. và trong nỗi niềm băn khoăn đó, nhà thơ đã sử dụng được tài tình sự lựa chọn từ ngữ rất tinh vi đã bộc lộ được nỗi đau buồn của tâm trạng đang bơ vơ giữa cuộc đời.
Khí trời u uất hận chia li
Ít nhiều thiếu nữ buốn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì.
Là thi sĩ nghĩa là ru với gióBởi thế nên hồn thơ ấy còn rộng mở mãi mặc dầu trong lòng cũng còn mang nặng bao nỗi ưu tư. Trong niềm ưu tư đó, nhà thơ vẫn sống thiết tha với đời bằng tất cả tâm hồn của mình:
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để cho lòng ràng buộc với muôn dây
Và san sẻ bởi trăm tình yêu mến.
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắtVang! Đúng thế. “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rạt rào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuốn quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình, khi vui cũng như khi buồn, người đều nòng nàn tha thiết” (Hoài Thanh). Hơn nữa, Xuân Diệu “là một tay thợ biết làm cho ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo dai và cần mẫn…” (Thế Lữ).
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Đăng bởi Vanachi vào 01/10/2006 18:01
Bố em đi cày vềThế là từ đây, Xuân Diệu trở thành người thầy dạy nghề nghiêm khắc, gần gũi, thân thiết của tôi. Không phải chỉ trong nghề nghiệp, mà kể cả cách ứng xử hàng ngày. Ai đó tiếp xúc với tôi, có điều gì đó phật ý, họ lại mách Xuân Diệu. Ví như chuyện tôi thật thà chê thơ ai đó. Xuân Diệu chân tình khuyên tôi:
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...
Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêmSợ gì là tôi tự nói với mình, trong đêm đừng sợ ông Bụt, ông vẫn chỉ ngồi yên thế thôi. Nhưng đến Xuân Diệu, ông chữa thành:
Sợ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền.
Mờ mờ ông Bụt ngồi nghiêmXuân Diệu chỉ thay một chữ nghĩ, ông Bụt đã hoá thành cơ thể sống, đã thành sự sống.
Nghĩ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền...
Trái đất ba phần tư nước mắtTheo tôi, đây là hai câu thơ hay trong kho tàng thi ca nhân loại. Hay ở sự giản dị, ở tầm lớn, ở sức khái quát rất cao, ở cả cái tài nghệ đưa thực tế vào thơ nữa. Xuân Diệu có những thỏi vàng ròng quý giá như vậy vứt lăn vứt lóc ở những xó xỉnh nhá nhem trong cái kho châu báu của ông. Tuy thế, tôi trộm nghĩ, sự đóng góp lớn lao của Xuân Diệu sau Cách mạng vẫn không phải là thơ ca, mặc dù thơ ông vẫn hay, cũng không phải ở mảng dịch thuật, mặc dù mảng dịch thơ, giới thiệu thơ này cũng đã đủ thành một sự nghiệp mà nhiều người không dám mơ tưởng. Tài năng Xuân Diệu sau thời Thơ thơ, Gửi hương cho gió, một lần nữa lại rực chói ở lĩnh vực phê bình, nghiên cứu thơ ca. Nói như Chế Lan Viên, một mình Xuân Diệu làm việc bằng cả một viện hàn lâm văn học. ở đó, ông vừa là viện trưởng vừa là anh loong toong. Xuân Diệu đã viết hầu hết các danh nhân văn học Việt Nam. Viết hay đến mức không ai có thể sánh được. Mặc dù trước Xuân Diệu chúng ta đã có Hoài Thanh, nhà phê bình thiên tài ở thời Thơ mới. Trong khi có những nhà nghiên cứu viết hàng tập chuyên luận dày hàng trăm trang về một tác giả nào đó mà vẫn lù mù, vẫn mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm, thì Hoài Thanh chỉ lấy vài chữ, thậm chí chẳng cần trích một câu thơ nào, mà vẫn thể hiện hết thần thái, hồn vía của thi sĩ đó. Nếu Hoài Thanh có biệt tài tiên cảm văn chương, thì Xuân Diệu lại rất giỏi đi vào kỹ xảo, đi vào thực tiễn cụ thể của bếp núc nhà nghề. Hai tập Nhà thơ cổ điển của ông, cùng với Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, là hai bộ sách quý, và đối với tôi, đó còn là bảo bối, là sách học nghề...
Đi như giọt lệ giữa không trung...
Đăng bởi Vanachi vào 10/12/2006 08:22
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 10/12/2006 08:29
Đăng bởi Vanachi vào 10/12/2006 08:40
Đã sửa 6 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 10/12/2006 08:54
Đăng bởi Vanachi vào 10/12/2006 09:01
Thơ duyên
Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.
Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu,
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
Em bước điềm nhiên không vướng chân,
Anh đi lững đững chẳng theo gần,
Vô tâm - nhưng giữa bài thơ dịu,
Anh với em như một cặp vần.
Mây biếc về đâu bay gấp gấp,
Con cò trên ruộng cánh phân vân.
Chim nghe trời rộng dang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.
Ai hay tuy lặng bước thu êm,
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm,
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
(Rút từ tập Tuyển tập thơ Xuân Diệu, T.1, NXB Văn học, 1983)
Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyênThuộc về hai khổ thơ, nhưng sáu câu thơ liền mạch này đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên quyến rũ. Và nhìn kĩ mà xem, đó chẳng phải là một mảnh vườn tình ái hay sao?
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêuMột con đường xinh xắn duyên dáng với những đường nét tình tứ. Tất cả đều đang ở trạng thái say men luyến ái. Các động thái ở đây đều là những biến thái tinh vi của cảm xúc luyến ái. Con đường với gió thành một cặp. Cành hoang và nắng lại thành một cặp khác. Con đường đang làm cho mình thon thả, đang làm duyên để sánh cùng với gió. Gió thì xiêu xiêu như cái dáng của chàng Kim trong buổi tự tình với Thuý Kiều - “Sóng tình dường đã xiêu xiêu / Xem trong âu yếm có chiều lả lơi”. Cành hoang như lả mình vào nắng, trong khi nắng ý tứ né mình gượng tránh, chưa muốn đón nhận một cử chỉ lả lơi, mà thi sĩ diễn tả bằng cái điệu đến là yêu kiều “nắng trở chiều”. Điệu ấy vừa tả sắc nắng mang trong nó cái bóng di chuyển của thời gian, vừa thể hiện được cái tình tứ mà đoan trang của nắng. Tất cả cứ quấn quýt quyến luyến nhau khiến cho con đường hiện ra đúng là con đường để ngỏ, mời mọc những bước chân đôi lứa. Đối diện với cảnh tượng đầy những khiêu gợi luyến ái ấy, ai có thể cầm lòng được đây?
Lả lả cành hoang nắng trở chiều
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạnCó một ranh giới thật mơ hồ mà cũng thật rõ rệt giăng qua hai chữ buổi ấy và lần đầu đánh dấu một đột biến trong tâm hồn. Khi những luyến ái đầu đời thức dậy, nó lập tức biến một cậu bé thành một chàng trai. Cùng với nó ta thấy một cuộc “đảo chính” trong lối xưng hô. Kiểu xưng hô của cậu bé bị phế truất, thì kiểu xưng hô đĩnh đạc của một tình nhân cũng bắt đầu tiếm quyền: Ta - Bạn thành Anh - Em. Giọng cắt nghĩa nổi trội lên:
Lần đầu rung động nỗi thương yêu
Em bước điềm nhiên không vướng chânTừ vô tâm đã hoá thành hữu ý. Vào mảnh vườn tình ái ấy, làm sao còn có thể vô tâm. Trước đó chỉ một chút thôi, em còn điềm nhiên, nghĩa là em dửng dưng, chẳng bận lòng. Anh cũng còn lững đững, thả những bước lững thững với thái độ hờ hững. Nào ai đã để ý đến ai đâu! Nhưng chúng ta đã vào trong chiều mộng, đang đi giữa một cuộc hoà thơ, một bài thơ. (Ở một bài khác Xuân Diệu cũng viết về thiên nhiên xung quanh trong ẩn dụ lớn là bài thơ thế này: Chúng tôi ngồi giữa một bài thơ / Mộy bài thơ mênh mông như vũ trụ). Trong bài thơ ấy, nghĩa là trong cuộc hoà thơ của sự sống ấy, anh với em như một cặp vần. Đây là một sáng tạo tinh tế mà láu lỉnh của Xuân Diệu. Suốt từ dân gian qua trung đại đến hiện đại, những cặp biểu tượng về đôi lứa được tạo ra không kể xiết. Nhưng cặp vần? Có lẽ đây là lần đầu tiên. Đang ở trong một cuộc hoà thơ, một bài thơ, thì còn gì hợp hơn, thi vị hơn khi ví anh với em như một cặp vần. Nó nói được cái ý không thể tách lìa và cũng không thể tách nhau. Vần chỉ là vần khi đi thành cặp đôi thôi. Vậy là trời đất đã hoàn thành việc xe duyên, tơ duyên đã buộc hai kẻ vô tâm vào một cặp vần.
Anh đi lững đững chẳng theo gần.
Vô tâm - nhưng giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần
Mây biếc về đâu bay gấp gấpVì bài thơ được viết theo dòng thời gian tự nhiên từ chiều mộng đến chiều thưa tương ứng với các cảnh như thế mà chúng ta dễ quên đi sự phân lập có chủ ý giữa hai cảnh sắc là mảnh vườn tình ái và hoang mạc vô liêu. Nhưng nhìn kĩ sẽ thấy rất rõ sự thay thế của hai thiên nhiên ấy. Tất cả giờ đây đều trống trải, lạnh lẽo, lẻ loi... buồn. Khổ thơ đầy phấp phỏng! Nó gợi ta nhớ đến câu thơ: Tôi là con nai bị chiều đánh lưới / Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối (Khi chiều buông lưới). Cả con nai ấy, cả con cò này đều chỉ là hai biến thể khác nhau của cùng một Cái Tôi cô đơn Xuân Diệu mà thôi. Trống trải, người ta cần nương tựa; lạnh lẽo, người ta cần hơi ấm; lẻ loi người ta cần có đôi. Tất cả chỉ là những biểu hiện của trạng thái cô đơn cố hữu. Làm sao có thể vượt thoát được nỗi cô đơn bất hạnh này? Tất cả những nhu cầu ấy chỉ được đáp ứng một khi con người đi đến tình yêu. Chẳng phải đây là lí do thứ hai ư? Tơ duyên cần phải hình thành bởi đó là phương cách duy nhất để con người vượt thoát nỗi cô đơn.
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng dang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.
Ai hay tuy lặng bước thu êmKhi nhu cầu cắt nghĩa nổi trội thì lối diễn đạt luận lí lôgíc cũng giành lấy chủ quyền. Bốn câu thơ kia hoàn toàn có thể khôi phục lại thành một câu văn xuôi nhiều mệnh đề, thể hiện một kết luận như đinh đóng cột: Ai có ngờ đâu chiều thu diễn ra bình lặng thế, ngỡ không có một biến cố gì lớn lao khuấy động, tuy chẳng có người thứ ba là mai mối, chỉ cần trông thấy chiều hôm như thế, thì lòng anh đã gắn kết với lòng em rồi. Chữ thôi đã nói cái thế không thể cưỡng lại, không thể còn đảo ngược, một sự đã rồi. Còn chữ cưới lòng nói được một cuộc đính ước ngầm, một cuộc hôn nhân bí mật của hai tâm hồn. Nó diễn tả được cái trạng thái tế nhị Tình trong như đã mặt ngoài còn e của những cặp uyên ương mà Nguyễn Du từng nói hai trăm năm trước đó thôi. Vậy đấy, tất cả cứ diễn ra “như không” mà kì thực chứa đựng bao biến đổi ngấm ngầm mà kì diệu!
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
Vội vàng
Tặng Vũ Đình Liên
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng chợt tắt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa...
Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Rút từ tập Thơ Thơ, 1938)
Tôi muốn tắt nắng điMuốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió” thật là những ham muốn kì dị, chỉ có ở thi sĩ. Nhưng làm sao cưỡng được qui luật, làm sao có thể vĩnh viễn hoá được những thứ vốn ngắn ngủi mong manh ấy? Cái ham muốn lạ lùng kia đã hé mở cho chúng ta một lòng yêu bồng bột vô bờ với cái thế giới thắm sắc đượm hương này.
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;Có lẽ trước Xuân Diệu, trong thơ Việt Nam chưa có cảm giác “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Nó là cảm giác của ái ân tình tự. Cảm giác ấy đã làm cho người ta thấy tháng giêng mơn mởn tơ non đầy một sức sống thanh tân kia sao mà quyến rũ - tháng giêng mang trong nó sức quyến rũ không thể cưỡng được của một một người tình rạo rực, trinh nguyên.
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Xuân đang tới nghĩa là xuân đang quaCon người thời trung đại lấy sinh mệnh vũ trụ để đo đếm thời gian. Nên hình như họ yên trí với quan niệm thời - gian - tuần - hoàn, với cái chu kì bốn mùa, cũng như cái chu kì ba vạn sáu nghìn ngày của kiếp người. Hết một vòng, thời gian lại quay về điểm xuất phát ban đầu. Con người hiện đại lấy sinh mệnh cá thể làm thước đo thời gian. Nên họ sống với quan niệm thời - gian - tuyến - tính. Thời gian như một dòng chảy vô thuỷ vô chung mà mỗi một khoảnh khắc qua đi là mất đi vĩnh viễn. Cho nên Xuân Diệu đã nồng nhiệt phủ định:
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoànKhông chỉ dùng sinh mệnh cá thể, Xuân Diệu còn đo đếm thời gian bằng cái quãng ngắn ngủi nhất của sinh mệnh cá thể: tuổi trẻ. Tuổi trẻ đã một đi không trở lại thì làm chi có sự tuần hoàn.
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãiKhông chỉ quan niệm, mà ngay cả cảm giác cũng hết sức mới lạ. Xuân Diệu đã đem đến một cảm nhận đầy tính “lạ hoá” về thời gian và không gian:
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôiLà người đã tiếp thu ở mức nhuần nhuyễn phép “tương giao” (Correspondance) của lối thơ tượng trưng, Xuân Diệu đã phát huy triệt để sự tương giao về cảm giác để cảm nhận và mô tả thế giới, trước hết là thời gian và không gian. Có những câu thơ mà cảm giác được liên tục chuyển qua các kênh khác nhau. Thời gian được cảm nhận bằng khứu giác: “Mùi tháng năm” - thời gian của Xuân Diệu được làm bằng hương - chẳng thế mà thi sĩ cứ muốn “buộc gió lại” ư - hương bay đi là thời gian trôi mất, là phai lạt phôi pha! Một chữ “rớm” cho thấy khứu giác đã chuyển thành thị giác. Nó nhắc ta nhớ đến hình ảnh giọt lệ. Chữ “vị” liền đó, lại cho thấy cảm giác thơ đã chuyển qua vị giác. Và đây là một thứ vị hoàn toàn phi vật chất: “vị chia phôi”! Thì ra chữ “rớm” và chữ “vị” đều từ một hình ảnh ẩn hiện trong cả câu thơ là giọt lệ chia phôi đó. Giọt lệ thường long lanh trên khoé mắt người trong giờ phút chia phôi. Giọt lệ thành hiện thân, biểu tượng của chia phôi. Vì sao thời gian lại mang hương vị - hình thể của chia phôi? ấy là những cảm giác chân thực hay chỉ là trò diễn của ngôn ngữ theo kịch bản của phép “tương giao”? Thực ra cái tinh tế của Xuân Diệu là ở chỗ này đây. Thi sĩ cảm thấy thật hiển hiện mỗi khoảnh khắc đang lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ thật sự là một cuộc ra đi vĩnh viễn. Trên mỗi thời khắc đều đang có một cuộc ra đi như thế, thời gian đang chia tay với con người, chia tay với không gian và với cả chính thời gian. Tựa như một phần đời của mỗi cá thể đang vĩnh viễn ra đi. Từng phần đời đang chia lìa với cá thể. Cho nên thi sĩ nghe thấy một lời than luôn âm vang khắp núi sông này, một lời than triền miên bất tận: “than thầm tiễn biệt”. Không gian đang tiễn biệt thời gian! Và thời gian trôi đi sẽ khiến cho cái nhan sắc thiên nhiên diệu kì này bước vào độ tàn phai. Một sự tàn phai không thể nào tránh khỏi!
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...
- Chim rộn ràng chợt dứt tiếng reo thiCó thể nói ý niệm thì sắc này đã chi phối toàn bộ nhỡn quan Xuân Diệu đối với việc cảm nhận vẻ đẹp của thế giới trong sự trôi chảy vô thuỷ vô chung của nó.
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa.
- Cho no nê thanh sắc của thời tươi.
Chẳng bao giờ! Ôi chẳng bao gì nữa...Đến đây, phần luận giải cuả tuyên ngôn Vội vàng đã đủ đầy luận lí!
Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm
Ta muốn ôm:Nếu chọn một đoạn thơ trong đó cái giọng sôi nổi, bồng bột của Xuân Diệu thể hiện đầy đủ nhất, thì đó phải là đoạn thơ này. Ta có thể nghe thấy giọng nói, nghe thấy cả nhịp đập của con tim Xuân Diệu trong đoạn thơ ấy. Nó hiện ra trong những làn sóng ngôn từ đan chéo nhau, giao thoa, song song, thành những đợt sóng vỗ mãi vào vào tâm hồn người đọc. Câu thơ Ta muốn ôm chỉ có ba chữ, lại được đặt ở vị trí đặc biệt: chính giữa hàng thơ, là hoàn toàn có dụng ý. Xuân Diệu muốn tạo ra hình ảnh một cái tôi đầy ham hố, đang đứng giữa trần gian, dang rộng vòng tay, nới rộng tầm tay để ôm cho hết, cho khắp, gom cho nhiều nữa, nhiều nữa, mọi cảnh sắc mơn mởn trinh nguyên của trần thế này vào lòng ham muốn vô biên của nó. Cái điệp ngữ:“Ta muốn” được lặp đi lặp lại với mật độ thật dày và cũng thật đích đáng. Nhất là mỗi lần điệp lại đi liền với một động thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, mãnh liệt, nồng nàn: ôm - riết - say - thâu - cắn. Có thể nói, câu thơ “Và non nước, và cây, và cỏ rạng” là không thể có đối với thi pháp trung đại vốn coi trọng những chữ đúc. Thậm chí, đối với người xưa, đó sẽ là câu thơ vụng. Tại sao lại thừa thãi liên từ “và” đến thế? Vậy mà, đó lại là sáng tạo của nhà thơ hiện đại Xuân Diệu. Những chữ “và” hiện diện cần cho sự thể hiện nguyên trạng cái giọng nói, cái khẩu khí của thi sĩ. Nó thể hiện đậm nét sắc thái riêng của cái tôi Xuân Diệu. Nghĩa là thể hiện một cách trực tiếp, tươi sống cái cảm xúc ham hố, tham lam đang trào lên mãnh liệt trong lồng ngực yêu đời của thi s!
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sángcũng tràn đầy những làn sóng ngôn từ như vậy. Từ “cho” điệp lại với nhịp độ tăng tiến, nhấn mạnh các động thái hưởng thụ thoả thuê: chếnh choáng - đã đầy - no nê. Sóng cứ càng lúc càng tràn dâng, cao hơn, vỗ mạnh hơn, đẩy cảm xúc lên tột đỉnh:
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
- Hỡi Xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!Ta thấy Xuân Diệu như một con ong hút nhuỵ đã no nê đang lảo đảo bay đi. Lại thấy thi sĩ như một tình lang trong một cuộc tình chếnh choáng men say.
Đăng bởi Vanachi vào 10/12/2006 09:02
Đây mùa thu tớiThơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời. Câu nói ngỡ như một trò chơi chữ này của người xưa hoá ra đã thể hiện được mối tương thông kì lạ giữa mùa thu và thơ ca. Có phải vì thế mà trong bốn mùa, thơ ca thiên vị với mùa thu hơn cả và mùa thu cũng ban tặng cho thi nhân nhiều thi tứ hơn? Mùa thu gắn bó với thi ca đến nỗi chỉ cần xem xét thơ viết về mùa thu qua các thời đại cũng có thể thấy được phần nào các thời đại thơ ca. Kể tên những áng thơ thu đẹp nhất trong thơ Việt, người ta phải nhắc đến những Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu... và không thể không nhắc đến Xuân Diệu. Thoạt nhìn, dễ nghĩ Xuân Diệu chỉ là thi sĩ của mùa xuân. Thậm chí, đọc bài Xuân không mùa, chúng ta có thể quyết rằng: Xuân không mùa - ấy là Xuân Diệu! Thực thì, Xuân Diệu còn là thi sĩ của mùa thu. Không chỉ vì ông nhiều bài thơ thu đặc sắc. Điều cốt yếu là, với thi sĩ, Xuân hay Thu cũng đều là mùa Tình.
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng:
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
ĐÃ nghe rét mướt luồn trong gió...
ĐÃ vắng người sang những chuyến đò...
Mây vẩn từng không chim bay đi.
Khí trời u uất hận chia ly.
ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.
(Rút trong tập Thơ Thơ, 1938)
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tangChúng ta biết Thơ Mới bắt đầu mới trong cảm xúc. Cảm xúc mới nảy nở, bùng nổ, nó phải kiếm tìm thi pháp mới. Ở Xuân Diệu - “mới nhất trong các nhà Thơ mới” - cảm xúc và thi pháp đã giúp nhà thơ làm mới những thi liệu cũ. Nét dễ thấy ở đây là một lối liên tưởng mới. Chính lối liên tưởng này đã tạo ra một vẻ đẹp mới cho đối tượng cũ. Ai cũng biết, liễu là hình ảnh đã quá quen thuộc trong thơ cổ điển. Trong Truyện Kiều thật nhiều những dáng liễu đẹp:
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới - mùa thu tới:
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
- Lơ thơ tơ liễu buông mànhTrong các câu thơ trên của Nguyễn Du, liễu có phần nghiêng về vẻ đẹp khách quan, liễu hiện lên chủ yếu bằng vẻ đẹp của bản thân liễu. Nhà Thơ Mới Xuân Diệu không chịu làm thế. Ông đã “áp đặt” vào liễu một vẻ đẹp chủ quan, liễu mang trong nó vẻ đẹp người. Dáng liễu là dáng người. Từng dòng lá liễu rủ xuống mang trong nó những dòng tóc đang buông xuống và trăm nghìn giọt lệ đang tuôn xuống. Tâm trạng liễu là tâm trạng người. Cảm nhận liễu, người ta cứ thấy phảng phất trong liễu bóng dáng những giai nhân đài các, kiêu sa mà âu sầu buồn bã. Trước Xuân Diệu, xem ra, chưa có một dáng liễu nào giống thế. Trước tín hiệu báo mùa ấy, thi sĩ đã kêu lên: Đây mùa thu tới mùa thu tới. Câu thứ ba đúng là một tiếng reo. Nhưng không phải reo vui như có người tưởng. Làm sao có thể reo vui khi cảnh buồn đến thế. Đó chỉ có thể là tiếng reo ngỡ ngàng. Vì sững sờ nhận ra thế là mùa thu đã về, ngay nhỡn tiền đây thôi. Cũng còn vì: dẫu là mùa tàn phai, mà thu vẫn cứ yêu kiều thế - Với áo mơ phai dệt lá vàng. Trong cảm nhận của Xuân Diệu, mùa thu vốn vô hình đã trở nên hữu hình. Và, dường như mùa thu cũng về trong bóng hình, phong thái của của một giai nhân. Ta không nhìn thấy rõ khuôn mặt nàng, nhưng ta nhận ra nàng trong cái vũ điệu bay đến và trong sắc áo hư ảo, chừng như dệt bằng lá vàng và nắng vàng của nàng:
- Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Đây mùa thu tới mùa thu tớiNó gợi ta nhớ đến hình ảnh trăng trong bài thơ Lời kĩ nữ, cũng dáng điệu ấy, phong thái ấy:
Với áo mơ phai dệt lá vàng
... Trăng từ viễn xứCảm xúc thẩm mỹ mới về mùa thu của Xuân Diệu, rõ ràng, đã gắn liền với một khía cạnh thi pháp mới, đó là một trường liên tưởng tân kì: vẻ đẹp tạo vật thiên nhiên được qui chiếu về vẻ đẹp của những giai nhân.
Đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn.
Đây mùa thu tới / mùa thu tớiCơ hồ nhịp điệu đã mô phỏng được cả ngữ điệu của một tiếng kêu ngỡ ngàng, cả vũ điệu luân chuyển nào đó rất vô hình của mùa thu nữa. (Trong khổ tiếp theo, ta còn được thấy việc khai thác nhạc tính như thế trong chuỗi phụ âm “r” khi Xuân Diệu viết “Những luồng run rẩy rung rinh lá”). Dùng âm nhạc của ngôn ngữ để tạo hình như vậy, Xuân Diệu đã tỏ rõ thi pháp tượng trưng ngấm vào ngòi bút của mình nhuần nhị như thế nào.
Hơn một loài hoa đã rụng cànhTôi không muốn nói đến vẻ tân kì, vẻ Tây trong việc dùng các chữ “hơn một” và “rụng cành”. Điều muốn nói và đáng nói hơn chính là chữ “rũa” [1]. Có người đã hiểu đây là chữ “rữa”. Không phải! Xuân Diệu đâu có diễn tả sự phân huỷ của xác lá. Điều thi nhân muốn diễn tả tinh vi và thanh nhã hơn nhiều: sự phôi pha trên màu lá. Cũng nói về sự chuyển mùa bằng việc chuyển màu trên thảo mộc cỏ cây, Nguyễn Du từng có câu:
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Người lên ngựa kẻ chia bàoCùng thời với Xuân Diệu, Nguyễn Bính cũng viết:
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Ngày qua ngày lại qua ngàySau này, Tố Hữu cũng có những câu tinh tế:
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Ve kêu rừng phách đổ vàngGần nhau đến thế mà mỗi chữ vẫn mang một sắc thái riêng, một vẻ thần tình riêng. “Nhuốm” mới bắt đầu, đang diễn ra, chưa hoàn kết; còn “nhuộm” hình như đã kết thúc, hoàn tất. Một chữ xem chừng động hơn, nói được nỗi buồn lan ra từ cuộc chia li Kiều - Thúc vương phủ lên rừng phong, khiến màu cây biến sắc. Chữ “nhuộm” có lẽ tĩnh hơn (dĩ nhiên là trong văn cảnh này), nói cái thời gian của kẻ tương tư dài đằng đẵng đến nỗi đủ làm cây héo úa, làm người héo hon. Chữ “đổ” lại nhấn mạnh sắc thái mau lẹ. Những ngày cuối của mùa xuân, phách hãy còn xanh. Thế mà khi những tiếng ve đầu tiên của mùa hè cất lên, rừng phách đã nhất loạt trổ hoa vàng. Ngỡ có ai đem đổ cả một bình màu lớn khiến rừng phách kia lênh láng sắc vàng. Và cũng trong những tiếng ve ấy, hoa phách rụng như trút vàng xuống đất, như những cơn mưa hoa, cơn mưa vàng vậy.
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Những luồng run rẩy rung rinh láCó người đã hiểu sự cách tân của Xuân Diệu ở đây là: thay vì gọi “luồng gió” thi sĩ đã gọi là “luồng run rẩy” (!) Nếu thi sĩ có làm thế thật, thì cũng chẳng mới được là bao. Nhưng, cái Xuân Diệu định nói ở đây chính là luồng run rẩy. Vâng, chính là thoáng rùng mình của những thân cành mảnh mai gầy guộc trước làn hơi giá của mùa thu đang lan trong không trung một cách vô hình. Cảm nghe được cả những sóng âm mang hơi thu mơ hồ ấy, thì những nhánh cây mùa thu kia thật nhạy cảm biết nhường nào. Luồng rung động toàn thân ấy gợi ta nhớ đến cái thoáng “Linh lung bóng sáng bỗng rung mình” hay cái trạng thái “Tất cả tôi run rẩy tựa dây đàn”, “Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái”... rất đặc trưng cho thi cảm Xuân Diệu. Như một người quay phim tinh tế, thi sĩ đã ghé sát ống kính của thơ mình để đặc tả thật cận cảnh, khiến cho những cành nhánh nhỏ nhoi mảnh mai nhất cũng như đang run rẩy lên tựa dây đàn trên dòng thơ. Và ta có thể thấy rõ không chỉ bằng thị giác mà bằng cả thính giác và xúc giác nữa cái luồng rung động tinh vi ấy đang truyền theo nhịp rung qua một chuỗi bốn âm “r” kế tiếp.
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...Đến đây ta mới thật sự bị cái giá lạnh của mùa thu xâm chiếm, cái cảm giác thu đã thành sắc nét trên da thịt ta. Mùa thu cứ lan ra, xa nhất, rộng nhất, cao nhất với dòng sông, ngọn núi, với mây trời, cánh chim và cả nàng trăng nữa. Nhưng chỉ đến khi xâm chiếm tâm hồn các thiếu nữ thì mùa thu mới chiếm ngự được nơi sâu nhất của cõi này:
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nóiMùa thu - mùa phôi pha đã gieo buồn vào hồn người? ĐÃ đánh thức dậy nỗi cô đơn? Tựa cửa nhìn xa với khao khát lứa đôi? Hay mùa phôi pha phai lạt đang đánh thức dậy một dự cảm mơ hồ về cái độ phai tàn tuy còn xa xôi mà đã như diễu qua nhỡn tiền đó? Làm sao ta biết được! Chỉ biết rằng khuất sâu trong cái dáng “buồn không nói”, “tựa cửa nhìn xa” ngỡ bất động kia lại chất chứa biết bao xôn xao thấm thía vào bậc nhất của cõi thu này.
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì
Nguyệt Cầm [2]1. Nguyệt Cầm và mối thâm giao Thơ - Nhạc
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần,
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm,
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh.
Linh lung bóng sáng bỗng rung mình,
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.
Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời;
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi!
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người...
Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề...
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.
(Rút từ tập Gửi hương cho gió, 1945)
Hãy tự buông cho khúc nhạc hườngThực ra, đó chính là thế giới mà một thi sĩ khác - Hàn Mặc Tử - đã chính thức định danh là Thế giới Huyền diệu. Đắm mình trong nhạc là rời bỏ thế giới thực tại để đi vào thế giới huyền diệu. Thế giới ấy ở đây chỉ biểu hiện trong nhạc và bằng nhạc. Dường như mỗi nhạc khí là một cánh cửa, một con đường vô hình mở vào thế giới nhạc. Nói đúng hơn, mỗi nhạc cụ kia giấu trong nó một thế giới đầy bí mật, chỉ cần tấu lên là thế giới ấy sẽ mở ra. Không phải thế giới hoang đường cổ tích; không phải cõi thực, không phải cõi mộng; không phải cõi âm, không phải cõi dương... ấy là thế giới trong tâm linh được âm nhạc đánh thức. Với bài Huyền diệu, hồn thơ Xuân Diệu mới chỉ khởi hành, đẩy cánh cửa vào thám hiểm thế giới ấy. Còn ngay sau đó, thi sĩ đã có cuộc lãng du chính thức vào thế giới du dương của Nhị Hồ. Và giờ đây là phiêu diêu vào thế giới riêng của Nguyệt Cầm [4]. Tìm kiếm ý nghĩa đích thực của thi phẩm này, xin đừng lạc vào những giá trị quen thuộc như lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, hay tình yêu đôi lứa, v.v.. Mà tất thảy đều đã hoà tan vào một niềm thơ duy nhất, thành mối tương giao kỳ diệu giữa hồn người, hồn nhạc và hồn tạo vật. Có thể xem thi phẩm là sự thăng hoa của hồn thơ vào thế giới huyền diệu của Nguyệt Cầm.
Dẫn vào thế giới của Du Dương
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnhCâu thơ dựng lên một ngữ cảnh huyền hoặc, bí ẩn không dễ tường minh. Ta hãy bắt đầu bằng chữ “nhập”. Vì mọi chuyện cũng khởi sự từ chữ này. Thế giới nhạc của Nguyệt Cầm bắt đầu từ sự sống động của nhạc khí. Nhưng cây đàn ấy bắt đầu sống cái sinh mệnh đàn từ bao giờ? Từ lúc trăng nhập vào dây cung vậy! Đây là động thái huyền nhiệm, diễn tả sự nhập hồn, nhập thần... Nó xui ta nhớ đến nghi lễ hô thần nhập tượng khi hoàn thành những pho tượng Phật giáo. Nguyên là: tượng được tạc xong, chưa linh, bởi mới chỉ có phần thân xác tượng; phải sau khi được thần linh nhập vào, tượng mới là hiện thân của đức Phật. Cũng như thế, trong hình dung theo lối thi ca của Xuân Diệu, đàn vừa được làm ra, mới chỉ có thân xác. Phải khi trăng nhập vào dây cung, mới có hồn đàn. Từ cái khoảnh khắc mầu nhiệm ấy, đàn mới bắt đầu sống cái thân phận Nguyệt cầm. Tự bấy giờ, mỗi nốt Nguyệt Cầm tấu lên sẽ là cộng hưởng của âm thanh và ánh sáng. Mỗi nốt nhạc sẽ sinh thành từ sự giao duyên kỳ bí đó của Nguyệt và Cầm.
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần;Có thể xem hai câu đây là thứ tiếng nói rất riêng của cây đàn này. Cây Nguyệt cầm đang so vần dây vũ dây văn của nó đó thôi!
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời.Tôi muốn đề cập đến câu 3 và câu 4 của khổ này. Cả hai đều có thể ngắt theo nhịp 3/4. Hai câu là một cặp đối, và mỗi câu cũng ngắt thành hai vế đối. Hình thức đối ngẫu thường tạo ra hai vế biệt lập theo quan hệ đối xứng. ở câu 3 này, đối ngẫu chỉ còn tương đối. Sự giao thoa về nghĩa đã làm cho hai vế đối ngẫu tràn sang nhau. Hãy bắt đầu bằng hai vế lớn: long lanh tiếng sỏi / vang vang hận. Ta thấy rõ tính cộng hưởng: vế trước là hình ảnh ánh sáng (thị giác), vế sau là âm thanh (thính giác). Sự tương xứng rõ nhất là ở hai từ láy Long lanh (ánh sáng) / vang vang (âm thanh). Tuy nhiên, “tiếng sỏi” không chịu đứng yên ở vế bên này, không chịu yên với các nghĩa đơn là tiếng sỏi long lanh và mối hận vang vang. Nó đã ngầm giao kết với vế bên kia để phát sinh một nghĩa khác: “tiếng sỏi (cũng) vang vang hận”. Tức là cả hai làn nghĩa đã sóng sánh giao thoa với nhau. Ta cảm/nghe tiếng sỏi va xiết đang long-lanh-sáng, đồng thời, đang vang vang lên một mối hận nào đó giữa canh khuya. Nhìn sâu vào ngay trong một vế cũng thấy lạ lùng: tiếng sỏi vốn trầm đục, đâu có trong trẻo mà có thể có một cảm giác tương ứng của thị giác là “long lanh”. Phải chăng đó là những viên sỏi đọng trăng trên lối khuya? Những viên sỏi long lanh nơi lòng bến Tầm Dương? Hay là các nốt đàn cứ từng giọt rơi long lanh, tròn vo như dáng sỏi? Ta không thể nói quyết được nó nghiêng về nghĩa nào. Trong âm nhạc của Nguyệt cầm, nó cứ long lanh một chất thơ như thế, khước từ mọi sự lý giải bằng lý tính của người đọc thơ. Nhờ cách ấy, nó đã tạo ra cái linh lung kì ảo của ngôn từ. Đến câu thứ tư, tính đối ngẫu còn rõ hơn nữa. Hai vế vừa là sự song tấu: Văn - Vũ, vừa là sự cộng hưởng: trăng nhớ (ánh sáng) và nhạc nhớ (âm thanh). ấy là hai phía thị giác và thính giác hợp nên từng âm giai Nguyệt cầm. Tất cả cứ làm cho không gian nhạc tràn ngập những linh lung.
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi!
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận.
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người.
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnhKhi dây Văn dây Vũ hoà với nhau, khi Đàn và Trăng hoà tấu trong cùng một tiếng nói của Nguyệt cầm, thì mỗi âm giai hiện hình thành một giọt. Âm thanh vô thể, ánh trăng là ảo thể. Khi chúng hoà vào nhau, lại sinh ra hình thể là giọt. ở đây, Giọt là sự kết tinh, sự tượng hình của âm thanh và ánh sáng. Nói cách khác, giọt này ra đời bởi sự giao tình giữa ánh sáng và âm thanh. Để có hình thể giọt, Xuân Diệu đã tái tạo bằng cách biến cái vô hình thành hữu hình. Điều này chưa lạ. Bởi chỉ đơn giản là chuyển thính giác qua thị giác. Giọt vốn là hình thể lỏng, nhưng khi có thể “rơi tàn”, thì nó đã hoá thành giọt ánh sáng. Người ta có thể hình dung như giọt âm thanh cất mình rời khỏi dây đàn bay liệng trong khoảng không, long lanh sáng, rồi rơi dần, tàn dần trong không gian. Vậy nên giọt đàn cũng là giọt trăng. Tuy nhiên, thi ảnh thật sự thăng hoa là ở vế sau bằng một so sánh lạ: như lệ ngân. Thì ra, hình thể giọt là sự đồng hiện của giọt đàn - giọt trăng - giọt lệ. Nghĩa là một hình thể mà chứa nhiều hình ảnh. Đây chính là một vẻ đẹp rất quan trọng của thơ tượng trưng. Nhưng, sao lại giọt lệ? Mỗi thanh âm tấu lên là một giọt lệ đàn ư? Không hẳn. Trong mối liên hệ kín đáo của thi tứ, giọt lệ này đã ứa ra từ mối hận muôn đời của những kiếp cầm ca tài hoa bạc mệnh, của những nàng Nương tử đã chết đêm rằm theo nước xanh, của mối hận sầu từ những kiếp Tỳ Bà một thuở Tầm Dương. Lời đàn còn là sự lên tiếng của những mối hận truyền đời ấy. Mặt khác, mối hận cũng đã ký thác vào hồn đàn, vào dây cung nguyệt lạnh làm nên cái sinh mệnh, cái tính linh bí ẩn của Nguyệt cầm. Vậy là tiếng nói của cây Nguyệt Cầm được hợp thành bởi cả trăng - đàn - mối hận thầm. Trách chi, tất cả cứ linh lung ma quái.
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm,
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
- Linh lung bóng sáng bỗng rung mìnhTrong những câu trên đây, trước những trạng thái rung mình, nhớ, làm thinh, nín thở có thể hiểu chủ thể là bóng sáng, là trăng, là nhạc, là sương bạc, là khuya. Nhưng cũng có thể hiểu tất cả các trạng thái ấy đều thuộc cùng một chủ thể duy nhất: cái tôi thi nhân. Mà cũng có thể hiểu chính cái tôi của thi nhân đã tan mình trong nhạc, đã thành cái siêu tôi để đồng nhất, đồng thể với những tạo vật hư hư thực thực đó! Làm sao mà rành mạch được! Chỉ biết rằng, bằng cách ấy, hình bóng cái tôi trở nên nhạt nhoà hư ảo, dường có lại dường không!
- Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người
- Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Đăng bởi congvuongdr vào 04/10/2007 13:04
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Cammy vào 04/10/2007 13:45