“Nhà thơ Đỗ Quảng Hàn và nỗi đau đáu cố hương, cố nhân.”
   Đỗ Quảng Hàn đã vẽ nên trong “Mơ về miền xa lắm”nhiều bức tranh làng quê thật nên thơ,thật sống động”Chiều tà vời vợi ráng son,/Con bò rống bạn đang còn mải ăn./Sân ai ruồm ruộm nong tằm,/lòng ai giăng mắc mấy lần vương tơ”(Chiều quê). Của vùng quê ngập tràn màu sắc:”Bóng cau ôm trọn chân hè,/lá trầu xanh đợi sương khuya đốm vàng./Ao bèo hoa hứng trăng loang,/ngõ nhà tím ngát hai hàng mùng tơi.”(Hữu tình).Và rất đỗi yên ả,thanh bình”Vẳng tiếng ru hàng xóm,/trong vắt một miền thu./Hồn tre làng mộc mạc,/rải vàng trăng đầm đìa”(Tiếng ru).Và có lẽ vì vậy mà từ sâu thẳm,nỗi tha hương khó mà phai lạt trong tâm thức nhà thơ,tâm thức của một người sớm đã phải xa quê”Bây giờ ta có hai quê/Quê đi sông cạn,quê về sông trôi/Hai quê lại xa cả rồi/Ở đâu nay cũng thành người không qu”(Không quê);hay”Mây rủ trăng về bến cũ/Tre nghiêng gió khoả ngõ xưa/Chợt nhớ bạn cùng trang lứa/Thường ra sông Mã ngóng thu”(Nhớ bạn”Ơi bến sông quê,bến sông quê/Đã từng nơi ở,nơi về bao năm/Giờ ta như kén bọc tằm/Tơ vương giăng mắc,xa xăm mất rồi”(Bến sông quê”Ôi vầng trăng phố cổ/Có buồn như ta không,/Gặp nhau đầu ngõ nhỏ,/khó theo trăng đến cùng”(Vầng trăng phố cổ).Thơ Đỗ Quảng Hàn đằm sâu nội tâm, suy tưởng, hoài niệm;dường như ông luôn chìm đắm trong ký ức buồn, nhiều mất mát, chia xa. Đó là những bài thơ ông viết về cố hương, về ngôi nhà cũ, lối đi xưa, về mẹ cha, người thân. Bên cạnh đó, nhà thơ cũng dành một góc sâu thẳm cho một”nàng thơ” mà ông thường gọi là”người ấy””em””tình xưa”:”Quê cũ lưu ký ức/Lá xanh mong ngóng cội về/Tình xưa ghim đáy ngực/Sợi buồn giăng mắc người đi”(Day dứt).Nỗi day dứt ấy có khi đến đau đáu,xót thương:”Bây giờ nhớ lại thương em quá/Cả đời ở vậy chẳng lấy chồng/Nghe nói mỗi lần em sốt nặng/Mẹ lấy rơm quây lót chỗ nằm”(Mâm rơm)”Người xưa”ấy đi về, ẩn hiện trong thơ ông với nhiều cung bậc cảm xúc, trong nhiều cảnh huống”Sông cũ bâng khuâng hoài vọng cũ/Bến xưa lưu luyến giấc mơ xưa/Người đi bỏ cả trăng lời hứa/Người về nhặt mãi gió hoang vu”(Bến xưa)hay”Có đêm mơ trở về quê/Con đò, bến vắng,cầu khuya,sông đằm/Chợt đâu hương sả trăm năm/ Em về trải mái tóc thầm bên tôi.”(Đêm mơ). Cảm hứng bao trùm”Mơ về miền xa lắm”là cảm hứng thơ hoài vọng. Nỗi nhớ niềm thương của Đỗ Quảng Hàn thường gửi gắm về quê hương và con người ở một thời đã lùi xa. Có lẽ vì vậy mà giọng thơ “Mơ về miền xa lắm”đượm buồn. Nhưng nhờ khát vọng dấn thân và tâm hồn khát khao hoà nhập nên ở thơ ông ta lại thường thấy phảng phất chất kiêu hãnh của người từng trải và thấm đẫm truyền thống văn hoá Á Đông nên không chìm vào bi thương và bi luỵ,càng không đớn đau,bế tắc:”Đã bao lần nát mộng,/muốn trút lang thang,bỏ chặng đường./Lại thấy lòng trống rỗng,/hồn phiêu du khát gió bốn phương.”(Khát bốn phương). Nếu có thể góp ý với nhà thơ,nên chăng,nhà thơ Đỗ Quảng Hàn nên mở rộng chiều kích đề tài và không gian sáng tạo hơn nữa. Chẳng hạn, nên có thêm những bài thơ về đất nước,quê hương, những người thân hôm nay,về cuộc sống đang nhiều đổi thay,mới mẻ,cuốn hút. Đọc thơ ông,có cảm giác nhà thơ chưa thoát ra khỏi những hoài niệm,những cô liêu,những nỗi nhớ,niềm thương thời quá vãng. Ông “mơ về miền xa lắm”, nhưng“miền xa lắm đó”phần lớn ở phía đã đi qua,mà cuộc sống thì còn bao nỗi niềm,gợi mở,khao khát ở phía trước. Tuy vậy,qua tập thơ”Mơ về miền xa lắm”ta đã gặp và đồng cảm với Đỗ Quảng Hàn,một hồn thơ hoài cảm và hoài vọng vừa da diết vừa thiết tha về quê hương và con người trong cách diễn tả truyền thống mà mới lạ,trong cách khắc hoạ chân dung tâm thế khoảnh khắc mà ấn tượng.


Hà Nội,ngày 01tháng 8 năm 2021
PGS.TS.Nhà văn NGUYỄN THẾ KỶ
Nguyên Uỷ viên BCH Trung ương Đảng
Chủ tịch Hội đồng Lý luận,phê bình VHNT Trung ương
(DIEN ĐÀN VN VIỆT NAM Số:5+6/2021)