Đăng bởi Vanachi vào 22/05/2005 02:51, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 27/03/2006 06:00

遣懷

落魄江湖載酒行,
楚腰纖細掌中輕。
十年一覺楊州夢,
贏得青樓薄倖名。

 

Khiển hoài

Lạc phách giang hồ tái tửu hành,
Sở yêu tiêm tế chưởng trung khinh.
Thập niên nhất giác Dương Châu mộng,
Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh.

 

Dịch nghĩa

Lưu lạc trên giang hồ với khúc nhạc và bầu rượu
Với người con gái lưng thon mảnh mai nhẹ như có thể đứng trên lòng bàn tay
Mười năm chợt tỉnh một giấc mộng Dương Châu
Lại được mang lấy tiếng bạc tình ở chốn thanh lâu


 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 4 trang (33 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bản dịch của mailang

Kè kè bầu rượu đó đây,
Lưng thon gái Sở cho tay nhẹ hầu!
Mười năm tỉnh mộng Dương Châu,
Lầu xanh tiếng bạc để đâu cho vừa.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

kimthao

Theo tôi, đánh giá của bạn Karizebato về bản dịch của Hàn Giang Nhạn là hay nhất thì chưa chính xác lắm.
Bản dịch này ở câu đầu thiếu " tái tửu hanh", câu cuối thiếu " thanh lâu bạc" lại dư ra chữ " sầu ".
Cần phải đối chiếu nguyên bản. Xin cảm ơn !

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của mailang

Rượu quải, sông hồ dạo bấy nay,
Lưng ong gái Sở nhẹ trong tay,
Mười năm sực tỉnh Dương Châu mộng,
Phụ bạc lầu xanh chết tiếng này.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Linh Vũ

Phiêu lãng giang hồ chén tỉnh say,
Lưng thon gái Sở nhẹ trong tay.
Mười năm chợt tỉnh Dương Châu mộng,
Mang tiếng lầu xanh bạc hạnh đây.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

dich bài này

Xin thảo luận thêm lúc dịch bài này:
Đề bài thơ: Khiển hoài: khiển có nghĩa là vứt bỏ, từ bỏ.Vd khiển muộn có nghĩa là vứt bỏ sầu muộn. Khiển hoài có nghĩa là vứt bỏ hoài niệm (hay từ gì đó phù hợp hơn xin các bạn chọn)

Câu 1 chữ thứ 2: ở đây nên để là "bạc" chứ không nên để là "phách" vì tuy nó có 3 cách đọc (3 nghĩa) nhưng ở đây là "bạc". Bạc có 2 nghĩa a)dáng rộng rãi không nhìn thấy bờ (bàng bạc) 2)không nơi nương tựa, trôi nổi đó đây (lạc bạc), đây là nghĩa nên chọn lúc dịch bài này.

"Tải/tái" ở đây có nghĩa là mang theo, không có ý vận tải, chuyên chở (như Trương Đình Tín-Đường Thi Tuyển Dịch-Nxb Thuận Hoá" đã hiểu).

Câu 2: Chưởng trung khinh: Trương Đình Tín có đề cập đến tích Triệu Phi Yến nhưng tôi thấy không thuyết phục. Theo tôi hiểu khinh ở đây là khinh thường (verb), chưởng trung là trong bàn tay. Hiểu nôm na là xem thường bao nhiêu cô lưng ong có trong tay.

"Nhất" ở đây không phải là số từ mà là trạng từ (adverb) bổ nghĩa cho động từ "giác" với nghĩa là hoàn toàn (totally) nghĩa này có thể gặp trong các cụm "nhất thiết, nhất tâm".

"Hạnh" có nhiều nghĩa nhưng ở đây nghĩa nên hiểu: hạnh = sự cưng chiều (như trong các cụm từ: sủng hạnh, đắc hạnh

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Sở yêu tiêm tế chưởng trung khinh

Theo tôi bản dịch  của Trần Trọng Kim là đúng ý nhất của bài thơ . Sở yêu là chỉ cái lưng nhỏ gầy , tay trắng nên nhẹ , chứ không phải nhà thơ vui thú với con gái nước Sở đâu . Nước Sở đến thời nhà thơ có cả ngàn năm rồi .Không biết Trần Trọng Kim dịch tên bài thơ là gì , nhưng theo tôi phải dịch là "Trách lòng " mới đúng .

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của lenamphong626

Sông hồ vô định rượu bên lưng
Tay ôm gái Sở múa lưng ong
Dương Châu giấc mộng mười năm tỉnh
Còn tiếng lầu xanh khách phụ lòng.

lnp
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn

Tửu nhạc, giang hồ lưu lạc mãi
 Trên tay luôn cùng gái lưng thon
 Dương Châu mộng, chục năm tròn
Lầu xanh phụ bạc nay còn mang danh!

64.33
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Đông A

Say khướt giang hồ xách rượu rong
Trong tay gái Sở nhẹ lưng ong
Mười năm chợt tỉnh Dương Châu mộng
Để tiếng lầu xanh kẻ bạc lòng

tửu tận tình do tại
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trần Trọng San

Vơ vẩn sông hồ nghiêng ngả say
Lưng thon bé nhỏ nhẹ trong tay
Dương Châu chợt tỉnh mười năm mộng
Được tiếng lầu xanh phụ bạc hoài

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
15.00
Trả lời

Trang trong tổng số 4 trang (33 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối