白馬祠

千年鐵厭虛唐井,
三古塵揚掺李墟。
龍肚神呵天地寶,
雲中白馬正翰如。

 

Bạch Mã từ

Thiên niên thiết yểm hư Đường tỉnh,
Tam cổ trần dương sảm Lý khư.
Long Đỗ thần ha thiên địa bảo,
Vân trung Bạch Mã chính hàn như.

 

Dịch nghĩa

Từ ngàn năm trước muốn dùng sắt yểm bùa hòng làm hư giếng nước có từ thời thuộc Đường,
Ba lần đất bụi tung lên, làm đau đống gò nhà Lý.
Thần Long Đỗ thét rung động cả trời đất,
Trong mây trời như thấy có ngựa trắng đang bay.


Nguyên chú: Đền ở ngoài thành, cách cửa đông một dặm, phía bờ bắc sông Tô Lịch, thuộc phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương. Sách U Linh lục chép: Đất Long Biên rộng lớn, có thần Long Đỗ che chở, mây lành ngũ sắc, như xe như lọng dập dìu. Quan Đô hộ phủ đời Đường là Cao Biền đóng ở Kiếm phủ, từng đến chỗ thần Long Đỗ ngự trên núi Nùng, chôn hàng vạn cân sắt để yểm vượng khí của kinh đô. Nhưng bỗng một đêm, thần Long Đỗ cưỡi ngựa trắng đứng trên trời quát lớn, làm chỗ sắt chôn dưới đất bắn vọt lên không trung, khiến Cao Biền lăn ra chết. Vì thế, dựng đền thờ ở cửa sông Tô Lịch, gọi là đền Bạch Mã. Khi Lý Thái Tổ dựng đô ở Thăng Long, sắc phong cho thần là: “Thần Thành hoàng Thăng Long”. Kinh đô trải các triều Lý - Trần - Lê, qua bao nhiêu phen binh lửa; người ta thường thấy có người cưỡi ngựa trắng tìm diệt những nơi có lửa cháy. Đời truyền rằng tuy Cao Biền yểm nơi thắng địa nhưng vẫn sót lại hai giếng mắt rồng, nay vẫn còn.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]