Dưới đây là các bài dịch của Lê Xuân Khải. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 77 trang (763 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Lục nguyệt nhị thập thất nhật túc Hiệp Thạch (Vương Quốc Duy): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Đêm thu vừa chớm muỗi vo vo
Tỉnh dậy buồn đau nghĩ lại lo
Hỏi chốn nào ta tin cậy được
Tìm đường to lối rẽ quanh co
Đường đời đâu cũng rành than hối
Hiểu biết tăng thêm tổ hẫng ngờ
Với chén này đây ai để sẻ
Trời sao tất cả ngáy o o

Ảnh đại diện

Bảo đao ca (Thu Cẩn): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Cung nhà Hán ánh là hiu hắt
Sáu nghìn năm đã chết nước xưa
Mấy trăm năm ngủ nặng nề
Tôi đòi tủi nhục mọi bề chẳng hay

Tổ Hiên Viên ngày nay nên nhớ
Phát Côn Lôn căn cứ đất lành
Hà Giang cơ nghiệp hình thành
Đại đao loang loáng định bình Trung Nguyên

Biết làm sao, Mai Sơn lệ nhỏ
Kinh thành vua cỏ phủ đà đồng
Kinh hoa mấy độ ngoái trông
Ca buồn mất nước lệ dòng chứa chan

Lên phía bắc liên quân tám nước
Núi sông ta từng bước đem dâng
Chuông cảnh tỉnh, quỷ Tây sang
Tôi đòi người Hán mơ màng tỉnh ra

Gươm nạm vàng tặng ta, ông chủ
Từ nay ta có đủ tâm hùng
Ngày nay chủ nghĩa sắt hồng
Đầu lâu trăm vạn sợi lông xem bằng

Ánh trăm báu tắm trăng gội nắng
Bẩy thước thân, mạng sống xem thường
Tìm sự sống, chết là đường
Hoà bình thế giới có bằng giáo gươm

Nhìn Kinh Kha sang Tần khách sứ
Cuối bản đồ chuỷ thủ hiện nhanh
Tuy công trên điện không thành
Ma vương chuyên chế đã nhanh bay hồn

Giúp tổ quốc mỗi thân ta gắng
Khắp Vũ Thành đầy giống tôi đòi
Làm sao lòng chết người người
“Bảo đao ca” viết thành lời, bút nâng

Ca bảo đao làm bằng gang sắt
Gọi bao hồn nước chết đứng lên
Gươm này nghĩa khí ai hơn
Đời luôn trả hết những hờn oán mang

Chớ xem thường không thiêng thước sắt
Cứu nước này công nhất thuộc người
Lò từ nay lấy đất trời
Âm dương nung sắt tụ ngoài sau châu

Đúc nghìn vạn thật nhiều gươm mới
Làm sạch trong toàn cõi thần châu
Nổi oai Hoàng Đế thuở đầu
Rửa trang quốc sử bấy lâu nhục hờn

Ảnh đại diện

Độc Lục Phóng Ông tập (Lương Khải Siêu): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Thơ trải nghìn năm ảo huyễn ròng
Binh hồn tiêu hết quốc hồn không
Trong này mười chín theo quân nhạc
Nam tử xưa rày mỗi Phóng Ông

Ảnh đại diện

Ngục trung tặng Trâu Dung (Chương Bính Lân): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Ôi Trâu Dung tiểu đệ
Xoã tóc sang Doanh Châu
Bện bím nhanh tay khéo
Lương khô bằng thịt trâu
Anh hùng khi nhập ngục
Trời đất cũng buồn thu
Tay bắt khi lâm mệnh
Càn khôn hai mái đầu

Ảnh đại diện

Ngục trung đề bích (Đàm Tự Đồng): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Gặp nhà vào máu nhớ Trương Kiệm
Nhịn chết lát giây đợi Đỗ Căn
Ta tự vung đao cười ngửa mặt
Ở đi gan dạ cặp Côn Lôn

Ảnh đại diện

Đồng Quan (Đàm Tự Đồng): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Tự cổ thành này mây bủa giăng
Ngựa tan tiếng vó gió thu sang
Hà qua đại giã cong chê hẹp
Núi đến Đồng Quan chẳng biết bằng

Ảnh đại diện

Đại tuyết hậu giai Thương Cù nhập Linh Ẩn tự đồng phú (Du Minh Chấn): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Một đêm tuyết Linh Sơn
Muôn vẻ đứng nhập định
Vào cửa ngọc giao cành
Tuyết nặng tùng càng tĩnh
Băng chảy không treo thềm
Ngói sáng như lợp kính
Phật đá mày trắng dài
Mù vương lộ chân lạnh
Cửa động thăm thẳm sâu
Chim thích nơi hẻo lánh
Chứa đựng nghìn lớp mây
Phá lặng một tiếng khánh
Trên nối với mịt mùng
Cúi nhìn cùng mọi cảnh
Thấy tịnh còn thổ không
Điều này sai Phật tính
Chống gậy ta trở về
Không thổ cũng không tịnh

Ảnh đại diện

Kỷ Sửu thướng thư bất đạt xuất đô (Khang Hữu Vi): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Nước biển đêm gầm gió đen rít
Quốc kêu ra máu núi thu sạt
Hổ báo dữ dằn giữ chín quan
Cửa vua im ỉm kêu không đạt

Ảnh đại diện

Quá Thái Sơn hạ (Phạm Đương Thế): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Quen sông nước Hải Môn vùng đất
Thái Đại luôn chất ngất trong lòng
Tay cương dư có tâm hùng
Biếc xanh bày trước muôn trùng lại đây
Nằm uốn lượn rồng ngây ôm ngọc
Khập khễnh đi chân bước ngựa còi
Giá ta tới đỉnh cao vời
Sấm mây không sợ tụ rồi lại tan

Ảnh đại diện

Thập nhất nguyệt thập tứ dạ phát Nam Xương nguyệt giang chu hành (Trần Tam Lập): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Sương như sâu li ti
Như trâu nằm thế sóng
Bọc thuyền ta trên sông
Trăng soi như kén trắng

Trang trong tổng số 77 trang (763 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối