竹帛湖

殷鋻小腆依湖水,
宋帝廢儀返朔天。
風雨關河皆涕淚,
未亡人死玉宮前。

 

Trúc Bạch hồ

Ân giám tiểu thiển y hồ thuỷ,
Tống đế phế nghi phản sóc thiên.
Phong vũ quan hà giai thế lệ,
Vị vong nhân tử ngọc cung tiền.

 

Dịch nghĩa

Nước nhỏ nhà Ân như tấm gương răn đe vẫn còn bên hồ nước,
Tống đế bỏ nghi thức trở về phương Bắc.
Gió mưa nơi quan hà tất thảy đều rơi lệ,
Về người vợ goá đã chết trước cung ngọc.


Nguyên chú: Hồ Trúc Bạch ở ngoài cửa bắc, thuộc huyện Vĩnh Thuận. Phía đông hồ có nhiều nhà cửa san sát, là nơi Nguyễn Kim Nương một cung tần của vua Lê Chiêu Thống tuẫn tiết. Vào năm Gia Long thứ 1 (1802), vua Chiêu Thống cùng thái hậu từ Đại Thanh trở về, đã cho bỏ một số nghi thức cung đình, nên về ở phía đông hồ Trúc Bạch là nơi người cung tần họ Nguyễn đã đến tạm nghỉ trong những ngày nhà vua chạy sang Trung Quốc. Khi sống ở đó, bà không ăn không ngủ, toan đến cung Dịch Ngọc ngắm nhìn áo mũ của nhà vua rồi đi tự vẫn. Quan Tổng trấn Bắc Thành nghe tin, khâm sắc biểu dương đức hạnh, ban biển treo đề chữ “Phù cố Lê sơn lăng”. Xét: Cung tần họ Nguyễn, tự là Kim Nương là người xã Tỳ Bà, huyện Lương Tài, theo hầu vua Lê Chiêu Thống, sinh ra Nguyên Tử. Khi nhà vua chạy sang Trung Quốc cầu viện, không bắt bà đi theo, nên bà đã đến trú ngụ, rồi mất ở đó.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]