Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 08/04/2018 10:04 bởi
Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 19/05/2018 16:51 bởi
Vanachi Lâu Văn Mua sinh ngày 6-2-1992 tại Mường Lát, Thanh Hoá, người dân tộc Mông, bắt đầu yêu thích và viết thơ từ năm lớp 8, khi anh còn là học sinh của trường THCS Pù Nhi, nhưng đến khi bước vào đại học năm thứ 3 tại Trường Đại học Văn hoá Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, anh mới gửi bài thơ đầu tiên được đăng trên Tạp chí xứ Thanh tháng 10-2015. Anh trở thành nhà thơ chuyên nghiệp sau khi qua lớp bồi dưỡng sáng tác Văn học trẻ miền núi do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá tổ chức (2015) và trại sáng tác trẻ do Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn (2016). Lâu Văn Mua được coi là nhà thơ dân tộc Mông đầu tiên của tỉnh Thanh Hoá.
Chủ đề thơ Lâu Văn Mua thường là những vấn đề nội tâm: tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình,... Hiện thực xã hội, sự kiện đời sống hiện diện như một bối cảnh cho tâm trạng. Do vậy thơ Lâu Văn Mua hướng nội, rất tâm trạng cá nhân nhưng không là thứ tháp ngà xa rời đời sống.
Cũng có thể vì có tài quan sát mà ở một số bài Lâu Văn Mua ham tả, ham kể. Kể có duyên nhưng vẫn làm loãng chất thơ. Những bài thơ dài của Lâu Văn Mua thường dài vì rậm chi tiết.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Tôi bay vào mắt em (thơ, NXB Văn học, 2017)
- Tập san Haiku Việt - Hà Nội (thơ in chung, NXB Hải Phòng, 3-2018)
Lâu Văn Mua sinh ngày 6-2-1992 tại Mường Lát, Thanh Hoá, người dân tộc Mông, bắt đầu yêu thích và viết thơ từ năm lớp 8, khi anh còn là học sinh của trường THCS Pù Nhi, nhưng đến khi bước vào đại học năm thứ 3 tại Trường Đại học Văn hoá Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, anh mới gửi bài thơ đầu tiên được đăng trên Tạp chí xứ Thanh tháng 10-2015. Anh trở thành nhà thơ chuyên nghiệp sau khi qua lớp bồi dưỡng sáng tác Văn học trẻ miền núi do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá tổ chức (2015) và trại sáng tác trẻ do Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn (2016). Lâu Văn Mua được coi là nhà thơ dân tộc Mông đầu tiên của tỉnh Thanh Hoá.
Chủ đề thơ Lâu Văn Mua thường là những vấn đề nội tâm: tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình,... Hiện thực xã hội, …
Thơ dịch tác giả khác
Tôi gặp Lâu Văn Mua trong một cuộc gặp cộng tác viên do Tạp chí xứ Thanh tổ chức. Mua là nhà thơ người Mông có giọng thơ lạ và hiện đại.
Lâu Văn Mua cho tôi đọc tập thơ của cậu, có đoạn: “Giống như một chiếc váy bướm/một điệu nhảy xung quanh/chu vi của ngọn lửa ngọn đuốc/như trên phụ đề/tại matinees nước ngoài, đôi mắt của em/như van nài violon khóc/giọng nói của em tìm thấy con đường/để tâm hồn sâu sắc nhất của tôi/như crème brulee kéo dài/trên lưỡi của tôi, tôi muốn/hương vị nhiều hơn của những nụ hôn của em...”.
Xưa nay hễ có tác giả thơ nào là người dân tộc thiểu số thì điều dĩ nhiên là thơ của họ đều in đậm phong cách dân tộc cùng dấu ấn miền núi. Đọc thơ của Lâu Văn Mua lại khác, ngoài nét trẻ trung, sự mạnh bạo và khá thoáng đạt về ngôn từ ra, dường như còn thấy lấp ló đâu đó ý nghĩ kiểu “nổi loạn muốn vươn ra khỏi cái khuôn khổ dân tộc và miền núi” xưa nay. Thơ Lâu Văn Mua đã tự do hơn trong truyền tải thông điệp và cũng tự do hơn bởi những suy nghĩ chỉ có ở những người trẻ tuổi.
Sinh năm 1992, quê ở bản Pù Toong, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát tận miền tây Thanh Hoá. Cậu con trai út trong một gia đình người Mông có tới 10 người con sau khi tốt nghiệp Đại học Văn hoá thể thao du lịch Thanh Hoá, lại quyết định trở về quê để…. sáng tác tự do. Thực ra thì mấy năm trọ học ở thành phố Thanh Hoá cậu sinh viên Lâu Văn Mua đã kịp có cho mình một “gia tài văn chương” nho nhỏ. Trong đám sinh viên trẻ tỉnh Thanh đã “nổi lên” cây bút thơ Lâu Văn Mua. Cậu đã trình làng báo văn nghệ tỉnh nhà,ra mắt báo văn nghệ tỉnh bạn như: Lạng Sơn, Hải Phòng, Nam Định và tận thành phố Hồ Chí Minh.
Lâu Văn Mua cho hay cậu đến với thơ chỉ vì một lẽ là ở Thanh Hoá hiện nay chưa có một ai là người dân tộc Mông làm thơ cả khi mà người Mông ở các tỉnh khác như Lào Cai chẳng hạn đều có những nhà thơ nhà văn làm rạng danh quê hương làng bản của họ. Hơn nữa việc nghiên cứu văn hoá dân tộc Mông Thanh Hoá lại đang khuyết đang trống nên cậu rất mong muốn làm công việc đó. Hơn hai trăm năm định cư trên đất Xứ Thanh hiện người Mông Thanh Hoá sống ổn định ở 46 bản. Huyện Mường Lát có số người Mông sống đông nhất.
Bên cạnh thể thơ tự do với mảng đề tài viết về tình yêu đôi lứa, viết về tình yêu quê hương làng bản ra thì cây bút trẻ Lâu Văn Mua lại cũng rất “có duyên” với thể thơ Haiku. “Cây keo ốm yếu/Cố dâng lên trời/Mấy cành lưa thưa” hoặc như “Mảnh vụn cầu vồng/ Ẩn bên trong màu đỏ đu đủ/Giọt sương buổi sáng” đều là những câu thơ tuy làm theo thể thơ Nhật Bản nhưng nó vẫn cho ta thấy thấp thoáng đâu đó hình ảnh trầm mặc như dáng núi mà không khí tươi khoẻ bởi hồn rừng của làng của bản.
Nguồn: báo Tiền Phong - số 34 ra Thứ tư 22/8/2018