Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Thân Nhân Trung
Đăng bởi Vanachi vào 30/12/2019 23:38
天啟國家億萬年太平之治、必生賢才、以為之用焉。蓋治化之盛、本於得賢;賢才之多、由於教養。詩曰:思皇多士、生此王國。又曰:周王壽考、遐不作人。然則開太平悠久之治、非才人之盛、奚以致之。
洪惟聖朝、太祖高皇帝、革天創元之初、以建學養賢為先務。列聖相承、先猷祇若、設科取士、列于庶僚、規模宏遠矣。
皇上中興、增其式廓、孜孜求治、亹亹用儒;至今廾有八年、大比開科、於此凡九。迺洪德十八年丁未三月、禮部循故典、奉明命。會試天下士人、拔其尤者、六十名。
四月初七日、皇上臨軒策其治道。覽卷之餘、又宣召優等士人入月光門、親自鑒別;以陳崇穎為第一,阮德訓次之、申景雲又次之、並賜進士及第;武耿等三十名、賜進士出身;范珍第二十七名、賜同進士出身。蓋慎重其選也。
五月初四日、上御敬天殿、臚傳唱第、百官朝服稱賀、揭黃榜于東華門外;天下士庶、聚首翕觀、咸謂聖代文明、人才輩出實盛世之嘉遇也。賞賜品物儀文、一如前例。皇上以為頒其恩寵、固已示耀於一時、揭姓名刻金石、方可昭垂於永久;又命起部礱石題名、命臣仁忠記其事。
臣竊惟人才之殷盛、固關於天地之氣化、尤本於聖人之教化。有天地之氣化、則真元會合、磅磚絪縕、故生此濟濟之多;有聖人之教化、則文德薰陶、融液布護、故成此靄靄之美。孔子曰:唐虞之際、於斯為盛、其真元之會合歟?詩曰:古之人無斁、譽髦斯士、其文德之薰陶歟?
方今氣化淳庬、治教休顯、參天地而建極、肩虞周而並隆;生才之多、異於昔時、得人之盛、倍於往日;可以驗教化之成就、表國家之休祥也。士之登名斯石、何其幸耶!固當忠義自期、名實相副;行其所學、以成俊偉光明之業。使天下後世翹企其聲光、豔慕其賢烈;庶幾上不負朝廷涵育之仁、下不負平生致澤之薀;則斯石之刻、永承不朽矣。倘文庬於外、行歉於中、所見不逮所聞、所行非其所學、墮士檢玷名教、適足以為斯石之瑕;非朝廷所望於士君子之意、亦非士君子之所以自待也。
於虖!幼學壯行、窮經致用之志、人皆有之。而今而後凡士生斯世、預斯文、目斯石者尚致意焉!謹識諸石、庸示將來。
奉直大夫翰林院承旨東閣大學士資政上卿臣申仁忠奉敕撰。
茂林佐郎中書監典書臣阮瑾奉敕書。
謹事郎金光門待詔臣阮仁惠奉敕篆。
洪德十八年八月十五日立。
Thiên khởi quốc gia ức vạn niên thái bình chi trị, tất sinh hiền tài, dĩ vị chi dụng yên. Cái trị hoá chi thịnh, bản ư đắc hiền; hiền tài chi đa, do ư giáo dưỡng. Thi viết: “Tư hoàng đa sĩ, Sinh thử vương quốc”. Hựu viết: “Chu vương thọ khảo, Hà bất tác nhân”. Nhiên tắc khai thái bình du cửu chi trị, phi tài nhân chi thịnh, hề dĩ trí chi.
Hồng duy thánh triều, Thái Tổ Cao hoàng đế, cách thiên sáng nguyên chi sơ, dĩ kiến học dưỡng hiền vi tiên vụ. Liệt thánh tương thừa, tiên du kỳ nhược, thiết khoa thủ sĩ, liệt vu thứ liêu, quy mô hoành viễn hĩ.
Hoàng thượng trung hưng, tăng kỳ thức khuếch, tư tư cầu trị, vỉ vỉ dụng nho; chí kim trấp hữu bát niên, đại tỉ khai khoa, ư thử phàm cửu. Nãi Hồng Đức thập bát niên Đinh Mùi tam nguyệt, Lễ bộ tuần cố điển, phụng minh mệnh. Hội thí thiên hạ sĩ nhân, bạt kỳ vưu giả, lục thập danh.
Tứ nguyệt sơ thất nhật, Hoàng thượng lâm hiên sách kỳ trị đạo. Lãm quyển chi dư, hựu tuyên triệu ưu đẳng sĩ nhân nhập Nguyệt Quang môn, thân tự giám biệt; dĩ Trần Sùng Dĩnh vi đệ nhất, Nguyễn Đức Huấn thứ chi, Thân Cảnh Vân hựu thứ chi, tịnh tứ tiến sĩ cập đệ; Vũ Cảnh đẳng tam thập danh, tứ tiến sĩ xuất thân; Phạm Trân đệ nhị thập thất danh, tứ đồng tiến sĩ xuất thân. Cái thận trùng kỳ tuyển dã.
Ngũ nguyệt sơ tứ nhật, thượng ngự Kính Thiên điện, lư truyền xướng đệ, bách quan triều phục xưng hạ, yết hoàng bảng vu Đông Hoa môn ngoại; thiên hạ sĩ thứ, tụ thủ hấp quan, hàm vị thánh đại văn minh, nhân tài bối xuất thực thịnh thế chi gia ngộ dã. Thưởng tứ phẩm vật nghi văn, nhất như tiền lệ. Hoàng thượng dĩ vi ban kỳ ân sủng, cố dĩ kỳ diệu ư nhất thì, yết tính danh khắc kim thạch, phương khả chiêu thuỳ ư vĩnh cửu; hựu mệnh khởi bộ lung thạch đề danh, mệnh thần Nhân Trung ký kỳ sự.
Thần thiết duy: Nhân tài chi ân thịnh, cố quan ư thiên địa chi khí hoá, vưu bản ư thánh nhân chi giáo hoá. Hữu thiên địa chi khí hoá, tắc chân nguyên hội hợp, bảng chuyên nhân uân, cố sinh thử tế tế chi đa; hữu thánh nhân chi giáo hoá, tắc văn đức huân đào, dung dịch bố hộ, cố thành thử ải ải chi mỹ. Khổng Tử viết: “Đường Ngu chi tế, ư tư vi thịnh”, kỳ chân nguyên chi hội hợp dư? Thi viết: “Cổ chi nhân vô dịch, Dự mao tư sĩ”, kỳ văn đức chi huân đào dư?
Phương kim khí hoá thuần mang, trị giáo hưu hiển, tham thiên địa nhi kiến cực, kiên Ngu Chu nhi tịnh long; sinh tài chi đa, dị ư tích thì, đắc nhân chi thịnh, bội ư vãng nhật; khả dĩ nghiệm giáo hoá chi thành tựu, biểu quốc gia chi hưu tường dã. Sĩ chi đăng danh tư thạch, hà kỳ hạnh gia! Cố đương trung nghĩa tự kỳ, danh thực tương phó; hành kỳ sở học, dĩ thành tuấn vĩ quang minh chi nghiệp. Sử thiên hạ hậu thế kiều xí kỳ thanh quang, diễm mộ kỳ hiền liệt; thứ kỷ thượng bất phụ triêu đình hàm dục chi nhân, hạ bất phụ bình sinh trí trạch chi ôn; tắc tư thạch chi khắc, vĩnh thừa bất hủ hĩ. Thảng văn mang ư ngoại, hành khiểm ư trung, sở kiến bất đãi sở văn, sở hành phi kỳ sở học, đoạ sĩ kiểm điếm danh giáo, thích túc dĩ vi tư thạch chi hà; phi triêu đình sở vọng ư sĩ quân tử chi ý, diệc phi sĩ quân tử chi sở dĩ tự đãi dã.
Ư hô! Ấu học tráng hành, cùng kinh trí dụng chi chí, nhân giai hữu chi. Nhi kim nhi hậu phàm sĩ sinh tư thế, dự tư văn, mục tư thạch giả thượng trí ý yên! Cẩn thức chư thạch, dung kỳ tương lai.
Phụng trực đại phu Hàn lâm viện Thừa chỉ Đông các Đại học sĩ Tư chính Thượng khanh thần Thân Nhân Trung phụng sắc soạn.
Mậu lâm tá Lang trung thư giám Điển thư thần Nguyễn Cận phụng sắc thư.
Cẩn sự lang Kim quang môn Đãi chiếu thần Nguyễn Nhân Huệ phụng sắc triện.
Hồng Đức thập bát niên bát nguyệt thập ngũ nhật lập.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Vanachi ngày 29/12/2019 23:38
Trời mở thái bình thịnh trị muôn năm cho nước nhà, tất sinh hiền tài để giúp nước. Đó là vì sự hưng thịnh của trị đạo, giáo hoá có gốc ở sự thu dùng hiền tài. Có nhiều hiền tài hay không là do ở sự giáo dưỡng. Kinh Thi có câu: “Hiền sĩ tuấn kiệt, sinh ở nước vua”. Lại có câu: “Chu vương tuổi cao, lẽ nào không trồng người”. Như vậy, mở nền trị bình lâu dài, nếu không có nhiều nhân tài thì sao mà làm được?
Kính nghĩ thánh triều: Thái Tổ Cao hoàng đế từ lúc mới thay đổi mệnh trời, sáng lập triều đại đã lấy việc xây học hiệu, giáo dưỡng hiền tài làm việc trước tiên. Liệt thánh nối truyền trước hết lo mở khoa thi chọn kẻ sĩ, xếp đặt quan tước, quy mô thật rộng lớn.
Hoàng thượng trung hưng, mở rộng quy mô, luôn nghĩ cầu trị, sẵn lòng dùng Nho, đến nay đã 28 năm, mở khoa thi lớn cả thảy chín lần. Bèn đến tháng 3 năm Đinh Mùi niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1486), Bộ Lễ theo lệ cũ, vâng mệnh thánh minh, thi Hội các sĩ nhân trong nước, lựa chọn hạng ưu tú được 60 người.
Ngày mồng 7 tháng 4, Hoàng thượng ngự ở hiên điện, ra câu hỏi về đạo trị nước. Sau khi xem quyển thi, lại gọi các sĩ nhân hạng ưu vào cửa Nguyệt Quang, đích thân xét định thứ bậc. Lấy Trần Sùng Dĩnh đỗ đầu, Nguyễn Đức Huấn đỗ thứ hai, Thân Cảnh Vân đỗ thứ 3, đều ban cho hạng Tiến sĩ cập đệ; bọn Vũ Cảnh 30 người được ban Tiến sĩ xuất thân; bọn Phạm Trân 27 người được ban đồng Tiến sĩ xuất thân. Đó là sự tuyển chọn rất thận trọng vậy.
Ngày mồng 4 tháng 5, Hoàng thượng ngự điện Kính Thiên, loa truyền gọi tên người thi đỗ, các quan mặc triều phục chúc mừng, rước bảng vàng treo ngoài cửa Đông Hoa. Sĩ tử, dân chúng kéo nhau đến xem, đều bảo: đời thánh văn minh, nhân tài đông đảo, thật là cuộc gặp gỡ tốt đẹp của đời thịnh. Việc ban thưởng phẩm vật nghi thức y như điển cũ. Hoàng thượng cho rằng việc ban ân sủng chỉ vẻ vang nhất thời, còn họ tên phải khắc vào bia đá mới có thể truyền tới lâu dài. Bèn sai Bộ Công mài đá đề danh, lại sai thần là Nhân Trung viết bài ký ghi lại sự việc.
Thần trộm nghĩ: Nhân tài phồn thịnh vẫn quan hệ ở khí chất biến hoá của trời đất, nhưng chủ yếu vẫn do ở nền giáo hoá của bậc thánh nhân. Bởi vì khí chất trời đất biến hoá thì nguyên khí hội hợp rồi lan toả bàng bạc khắp nơi, cho nên mới có số nhiều đông đảo. Phải nhờ có giáo hoá của thánh nhân thì văn đức mới được tôi luyện hun đúc, tạo nên cảnh tốt đẹp đượm đà. Khổng Tử nói: “Khoảng đời Đường Ngu là thời thịnh”, đó là do khí chân nguyên hội hợp mà nên chăng? Kinh Thi nói: “Người xưa không biết chán, kẻ tài tuấn giỏi giang”, đó là sự hun đúc văn đức chăng?
Nay khí hoá thuần nhất rộng toả, trị giáo sáng tỏ đẹp cùng trời đất, sự hưng thịnh sánh ngang đời Ngu, Chu. Nhân tài đông đảo hơn thuở trước, kén được người giỏi nhiều gấp mấy ngày xưa, đủ sáng soi cho những thành tựu của nền giáo hoá, là biểu hiện tốt đẹp của nước nhà. Kẻ sĩ được đề danh vào bia đá này, thật may mắn biết bao! Cho nên phải đem lòng trung nghĩa tự hẹn với mình, làm sao danh và thực hợp nhau, làm những việc hợp sở học để làm nên sự nghiệp to lớn quang minh, khiến thiên hạ đời sau phải nhón chân lên mà nhắc nhở thanh danh, mến mộ khí tiết. Ngõ hầu trên không phụ ơn triều đình dưỡng dục, dưới không phụ hoài bão thường ngày thì tấm đá khắc ra sẽ đời đời không mục vậy. Thảng hoặc có người ngoài có vẻ văn chương mà trong đức hạnh thiếu phần tu dưỡng, khiến cho cái mà người ta đọc được trên bia không giống như dư luận mà họ nghe biết, việc làm trái với sở học, làm huỷ hoại hạnh kiểm, điếm luỵ danh giáo thì là vết nhơ cho tấm đá này. Thế chẳng phải ý nguyện triều đình trông mong ở kẻ sĩ, cũng chẳng phải là cách kẻ sĩ dùng để tự đối đãi mình.
Ôi! Khi nhỏ đi học, khi lớn thực hành, đọc hết kinh sách để đem ra áp dụng hết mức, người ta đều có chí hướng ấy. Vậy thì từ nay về sau, kẻ sĩ sinh ở đời này, đọc bài văn này, nhìn tấm đá này phải nên suy nghĩ thế nào? Kính cẩn chép vào đá, ngõ hầu tỏ ý với tương lai.
Phụng trực đại phu Hàn lâm viện Thừa chỉ Đông các Đại học sĩ Tư chính Thượng khanh Thân Nhân Trung vâng sắc soạn.
Mậu lâm tá Lang trung thư giám Điển thư Nguyễn Cận vâng sắc viết chữ (chân).
Cẩn sự lang Kim quang môn Đãi chiếu Nguyễn Nhân Huệ vâng sắc viết chữ triện.
Bia dựng ngày 15 tháng 8 năm niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487).