Dưới đây là các bài dịch của Lê Xuân Khải. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 77 trang (763 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bãi quan tác (Trịnh Tiếp): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Một giáp ô sa bó mãi rồi
Cá nay ra vực thoả thuê bơi
Hiu hiu gió thổi thành xuân rộng
Diều dấy thả cùng mấy trẻ chơi

Ảnh đại diện

Hoàn gia hành (Trịnh Tiếp): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Người chết rồi thân vùi cát bụi
Người sống còn trở lại làng quê
Nghe đâu đồng ruộng Lỗ Tề
Mọc lên tươi tốt lúa kê đợi người
Mắt hoa nhìn mây trời Thanh Đại
Chân bước dời sương trải biển Liêu
Lạy mồ khóc lóc lòng đau
Lần này không có lần sau viếng mồ
Nhạn đi về xuân thu xã tới
Lệ gói vào xa gửi chim mang
Có chi khi trở về làng
Trống không chỉ bốn bức tường chỏng chơ
Bỏ nguội lâu bếp lò ngoé nhảy
Giường của ta chồn chạy cáo ngồi
Đuổi cáo chắn tổ chuột hôi
Cửa buồng mở rộng quét ngoài ngõ sân
Bùn đất bám ngập chân vách cũ
Mầm cỏ non mới phủ mầu vàng
Hoa đào biết có người chăng
Mầu hồng đã điểm nẻo sang trái nhà
Én như mừng thấy ta vừa tới
Lứu lo như muốn nói trên rường
Ao xuân ấm cỏ bồ hương
Vút bay một cặp uyên ương bên bờ
Như gợi nhớ nỗi cô vợ cũ
Việc chẳng đành bán ở nam trang
Ơn vua cho chuộc lại nàng
Mang tiền sách túi đi sang theo đường
Người vợ nghe là chồng cũ tới
Vừa mừng vừa bối rối ngỡ ngàng
Theo chồng cũ nghĩa lớn mang
Chồng sau người cũng đàng hoàng khôn ngoan
Song cũng tách đứa con khỏi mẹ
Việc này đau như xé lòng ta
Đứa con như biết mãi xa
Thét lên đòi mẹ khóc oà cổ ôm
Lăn ra đất om xòm vật vã
Nước mắt tuôn ràn rụa bùn pha
Lên nhà từ lạy mẹ cha
Mẹ cha mắt cũng lệ nhoà rưng rưng
Tặng cho ta tấm gương hoa ấu
Đưa cho ta quần áo trang kim
Cho khuyên tai cũ và trâm
Thảy đem gói cả vào đùm áo xiêm
“Con hãy vui nay xum vầy lại
Tuy xa nhau nhớ mãi mãi nhau”
Tuổi còn ít trẻ chồng sau
Tủi thân lại thẹn khơi nào thân thương
Hàng xóm liền lẻn sang để tránh
Tựa vào cây nhuốm ánh tà dương
Xách mang người vợ ra đường
Men theo lối cũ bìa rừng ao quê
Chồng sau lặng đem về con trẻ
Qua đêm dài vắng vẻ phòng không
Đêm con khóc bố thức cùng
Bấc đèn sao ngắn đêm trường năm canh

Ảnh đại diện

Khê Thượng Sào tuyền thượng tác (Lệ Ngạc): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Chơi suối tận nguồn ngọn
Quanh co trong núi Đông
Nắng mai in trên áo
Đáng yêu suối xuân trong
Không biết nơi suối đổ
Kêu sau rào tre cong
Rì rầm hai bậc chảy
Vào đầm sâu cúi trông
Tóc tùng gió chao sóng
Lá xanh hoa mấy bông
Danh ngôn còn có tướng
Nhìn ảo chiếu hối không
Thảnh thơi lòng ở tổ
Muốn ở cả năm ròng

Ảnh đại diện

Trung thu dạ ngoạn nguyệt cảm tác (Kim Nông): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Trên đầu không chắn muốn lên trời
Thông kín sông Ngân hẳn có nơi
Gợn sóng phong trần trong cõi tục
Bánh xe ngọc chớ để vương rơi

Ảnh đại diện

Ngô sơn hoài cổ (Thẩm Đức Tiềm): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Phù Sai từng báo được thù sâu
Nhà Tống dời nam việc hỏng nhiều
Hoà nghị có người tăng lệ cống
Yên bề không chiếu phục Thần Châu
Trường Hoằng máu nóng trong triều đổ
Đỗ Vũ tiếng buồn ải bắc kiêu
Đỉnh núi Phượng Hoàng đừng tới ngóng
Đông thanh ai nhận được lăng khâu?

Ảnh đại diện

Hạ nhật thuật cảm (Thẩm Đức Tiềm): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Trải qua hạn lụt nhiều lần
Nhìn nay quang cảnh hoang tàn Tam Ngô
Dân nghèo lễ phép thờ ơ
Cõi còm dân sợ thuế tô chuyển vùng
Đất cằn bỏ việc nhà nông
Hoá hoang cát phủ cánh đồng mạch xưa
Biết làm sao, sống trờ trờ
Khó khăn lo lắng mắt trơ ra nhìn

Ảnh đại diện

Hán tướng hành (Thẩm Đức Tiềm): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Triều Hán chuộng công cao từng trải
Hán nhiều người lập đại công huân
Tay dao đồ tể làm nên
Huống chi Vệ Hoắc là thân gia trời
Thân gia trời mặt mày rạng rỡ
Quát gió mây người sợ oai hùng
Hỗn Tà ngày ấy cũng vương
Chiếu vua sai lập chiến công biên thuỳ
Chấp kim ngô thiếu chi theo luỵ
Đòn vọt như kỵ uý khác nào
Đô vua kiến tiệp vào chầu
Công nhiên trước điện kiếm đeo đi giầy
Núi Yên Nhiên khắc dài tên họ
Sung Quốc đồ vạch rõ lược phương
Khách Vũ An cướp ruộng nương
Hoắc nô chợ sớm rỡ ruông chẳng nề
Trưng đồ ngọc đem về phủ đệ
Tước ban cho con trẻ cũng hầu
Lâu dài hứa nặng thề sâu
Ơn riêng mưa móc ngày nào không ban
Tựa lại phục tuần hoàn phúc hoạ
Đồ khi thường nghiêng ngả trước nay
Suối giếng tràn đán kêu ngày
Giải lông gí kiếm hoạ lây cả nhà
Vua thu lại đan thư thiết khoán
Vườn thỏ rừng hết nhẵn còn đâu
Con báo ơn bỗng cầm mâu
Ba nghìn nhanh hết giầy châu ai nào
Đất Bắc Mang một bầu không có
Muôn hào hoa như bó đuốc thay
Xe sau thấy vết trước quay
Xe sau chẳng tránh thấy ngay bại tàn
Thảy diệt vong Đậu Điền kém đức
Chùm lên đời Bác Lục công lao
Sóng cao bác thấy thuyền tàu
An nguy biết lúc chuyển chiều buồm quay
Khi công thành biết ngay cung cất
Phạm Lãi riêng rất biết dương buồm

Ảnh đại diện

Há bách bộ vân thê quá Liên Hoa câu xuyên Ngao Ngư động tác (Thẩm Đức Tiềm): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Chuyển núi đường mất hút
Hiểm hơn đường trong Xuyên
Gặp vách này thẳng đứng
Khó bám xuống bằng chân
Phải nhờ thang trăm bậc
Ai đếm quanh chín lần
Chí hăng thăm nơi lạ
Bước đi không ngại ngần
Khí mạnh cùng sức gắng
Khấp khểnh phẳng bằng liền
Quanh co nhìn mờ mắt
Mấp mô thế khó san
Ngòi Liên Hoa qua được
Đường như hình rắn trườn
Hôm nay mây mù đọng
Mất quanh co bốn bên
Gậy chống sợ cát lún
Chân bước phòng rêu trơn
Nhấc cao chân gò dốc
Cảnh lạ lùng hiện lên
Có chỗ như tường cửa
Chỗ không đáy đặt chân
Ngỡ người bị nó nuốt
Lom khom luồn qua dần
Bụng cá ngao qua được
Người mỏi mệt định thần
Chim bay không dấu vết
Vắng hái củi người dân
Gặp Dung Thành đáng lẽ
Vì đường Đan Đài gần

Ảnh đại diện

Tái hạ khúc (Thẩm Đức Tiềm): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Nghìn trùng sa mạc núi muôn trùng
Chẳng nghĩ về ba năm đốt hoang
Máu mắt chinh phu đà chảy hết
Dương Quan ai hát dưới đêm trăng

Ảnh đại diện

Huỳnh hoả (Triệu Chấp Tín): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Cùng mưa luồn dưới mái
Gặp gió bỗng qua tường
Thành chất tuy từ cỏ
Sáng không nhờ ánh trăng
Cảm thông cùng ẩn sĩ
Túi tạm mời vào trong
Bác thấy nơi thông thoáng
Ánh sao to chẳng nhường

Trang trong tổng số 77 trang (763 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối