Núi Truồi ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Nong tằm, ao cá, nương dâu,
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bình giảng bài ca dao “Núi Truồi ai đắp mà cao” (1)

Những ai đã một lần đến với kinh đo Huế thì không thể nào quên những cảnh đẹp nơi đây. Hay những người nghe đến Huế qua những bài báo, thơ ca thì chỉ mong có một lần được đặt chân đến kinh đô cổ kính. Thật vậy đến với nơi đây chúng ta không chỉ biết đến dòng sông Hương quanh co uốn khúc như một cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại, những điệu Nam ai, Nam nhì, những câu hò Huế mượt mà đằm thắm, khúc nhã nhạc cung đình… mà ta còn biết đến núi Truồi cạnh dòng sông hương như một phong cảnh non nước hữu tình. Chẳng thế mà có hẳn một bài ca dao của người xưa về núi này:

Núi Truồi ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Nong tằm, ao cá, nương dâu,
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò.
Trước hết là hai câu đầu vẽ lên một bức tranh của sông của núi xứ mộng mơ. Phải chăng cái tên Huế mộng mơ cũng bắt nguồn từ những cảnh đẹp non nước hữu tình như chính núi Truồi sông Hương vậy, tác giả dân gian có lẽ đã là một nhà nghệ sĩ vẽ tranh thật sự thì mới biết cách sáng tạo ngôn từ để vẽ lên một bức tranh đẹp như thế. Không giống một hoạ sĩ thông thường hoạ sĩ dân gian của chúng ta ở đây vẽ bức tranh bằng ngôn từ, thế mới thấy cái độc đáo và tài tình của văn chương trong cuộc sống:
Núi Truồi ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Từ “ai” điệp ba lần như thốt lên một câu hỏi về sự hiện thân đầy đẹp đẽ của núi Truồi và sông Hương. Có thể thấy rằng khi tới Huế ai mà quên được hai địa danh này chứ. Dòng sông Hương đẹp như “cô gái nằm mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy cỏ dại” với sắc nước thay đổi theo ngày sáng xanh chiều tím vàng. Dòng nước như thoi đưa theo nhịp sống ở đây. Nó chứng kiến biết bao nhiêu thế hệ sinh ra và đặc biệt những truyền thống văn hoá được thực hiện trên nó. Hoàng Phủ Ngọc Tường chẳng nói rằng nhã nhạc cung đình Huế mà không được diễn ra trên sông Hương thì không gọi gì là nhã nhạc cung đình. Những góc quanh co khúc khuỷu dòng chảy của sông Hương ấy xuất hiện một ngón núi mang tên núi Truồi. Có thể nói núi Truồi hùng vĩ và thiêng liêng đã để lại trong lòng người bao huyền tích, huyền thoại. Núi ở về phía tây Kinh thành. Từ cửa biển Thuận An nhìn lên, núi Truồi xanh thẫm trong ánh tà dương. Núi trầm mặc uy nghiêm tưởng như đang lắng nghe tiếng chuông diệu huyền của chùa Thiên Mụ. Câu thơ hỏi ai đắp mà cao, rồi sông Hương ai đào ai bới. Một sự nghi vấn được đặt ra như thể hiện sự hiển diện của tự nhiên hay chính qua quá trình lao động của ông cha mà ra thế. Không biết cụ thể ra sao nhưng có ta thấy được vẻ đẹp của non nước đã làm nên vẻ đẹp xứ Huế. Chỉ biết rằng nó từ xa xưa trong lịch sử, núi vẫn đứng đấy hết ngày nay qua tháng nọ, sông vẫn chảy trôi hết cho đến nay.

Nếu như hai câu thơ đầu vẽ lên một bức tranh non nước hữu tình hùng vĩ của núi cao sâu thẳm của dòng sông Hương hiền hoà khi ở thành phố thì hai câu thơ sau là những nét đẹp vô cùng mộc mạc, giản dị mà nên thơ của đất đai, nghề nghiệp và con người nơi đây:
Nong tằm, ao cá, nương dâu,
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò.
Trở lại với vẻ đẹp mộc mạc của Huế bằng những hình ảnh “nong tằm”, “ao cá”, “nương dâu”. Nó gợi lên cả một vùng đất đai màu mỡ quanh năm, những mảnh đất thấm biết bao nhiêu mồ hơi nước mắt vfa cả máu của nhân dân nơi đây để làm nên mảnh đất màu mỡ ấy. Chính sự kiên cường đổi lại bằng sinh mạng bằng máu thì mới có một mảnh đất như thế. Đất tươi tốt con người nơi đây nuôi tằm – một ngành nghề thủ công truyền thống nơi đây. Nó hiện lên gắn liền với nét đẹp dịu dàng chăm chỉ của người con gái. Hàn Mặc Tử viết về Huế “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” (Đây thôn Vĩ Dạ), sau màu xanh của lúa dâu là sân nhà, ngõ xóm vàng óng tằm tơ trong nắng mới. Không chỉ có nong tằm mà còn có ao cá nữa. đó cũng là một ngành nghề nơi Huế mộng mơ. Trên nền những hình ảnh đẹp mộc mạc như thế tình yêu lại lên ngôi để khẳng định vẻ đẹp mơ mộng đó. Đò và bến là những hình ảnh rất quen thuộc trong việc biểu tượng cho tình yêu của đôi trai gái. Và một lần nữa nó lại được xuất hiện ở đây để mang đến một tình yêu xứ Huế cũng mông mơ như chính tên địa danh của nó vậy.

Qua đây ta thấy một bức tranh tuyệt đẹp bằng ngôn từ xứ Huế. Huê mộng mơ trong chính tình yêu của đôi trai gái, mộng mơ cả thiên nhiên cảnh núi dòng sông, nương xanh ngắt một màu cũng những ao cá lớn. bức tranh ấy không chỉ co vẻ đẹp hùng vĩ của sông núi mà còn có cả cảnh đẹp mộc mạc cùng tình yêu của cô gái Huế như đò xưa bến cũ vẫn đợi chờ nhau.

tửu tận tình do tại
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bình giảng bài ca dao “Núi Truồi ai đắp mà cao” (2)

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Khi chúng ta biết để Huế không chỉ qua dòng sông Hương quanh co uốn lượn như cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, những câu hò Huế mượt mà đằm thắm, khúc nhã nhạc cung đình,…mà chúng ta còn biết đến núi Truồi. Vì thế mà trong ca dao xưa có bài:
Núi Truồi ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Nong tằm, ao cá, nương dâu,
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò.
Mở đầu bài ca dao tác giả vẽ lên một bức tranh của sông núi rất thơ mộng và hữu tình. Và tên Huế thơ mộng phải chăng cũng bắt nguồn từ vẻ đẹp non nước hữu tình như chính sông Hương và núi Truồi.
Núi Truồi ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu.
Hai câu ca dao đầu đã đặt ra câu hỏi mà không cần có sự trả lời mang âm điệu nhẹ nhàng mà có ý nghĩa lớn đối với mỗi người đọc. Đó là sự thể hiện tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Từ “ai” láy lại ba lần như một điệp khúc nhấn mạnh hai địa danh này. Sông Hương đẹp đẽ và nên thơ uốn lượn mình như một cô gái di-gan với sắc nước rất đặc biệt thay đổi theo ngày. Sông Hương như một minh chứng lịch sự bởi nó đã chứng kiến biết bao trận đánh oanh liệt chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Ở những góc quanh co của sông Hương xuất hiện một ngọn núi mang tên núi Truồi. Núi Truồi rất hùng vĩ và thiêng liêng để lại trong lòng người nhiều huyền thoại. Những hình ảnh này đã vang vọng và mang nhiều ý nghĩa cho người đọc. Đặc biệt góc phần cho danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng hơn. Người ta đến với Huế là người ta đến với sông Hương và núi Truồi để ngắm cảnh non nước hữu tình và cảm nhận được cuộc sống thật bình yên và tươi mát. Khi ai đến đây rồi họ đều không muốn quay trở vì vì không khí và cảnh sắc nơi đây cứ mãi in sâu vào tâm trí của họ vậy.

Tác giả thật tinh tế dùng hai câu đầu để tả cảnh và hai câu sau để tả con người và cuộc sống nơi đây:
Nong tằm, ao cá, nương dâu,
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò.
Từ hai câu này ta đã thấy được vùng đất nơi đây là một vùng đất màu mỡ quanh năm bằng những hình ảnh “nong tằm”, “ao cá”, “nương dâu”. Cùng sự chăm chỉ cần mẫn của con người. Họ ta phải đổ biết bao mồ hôi công sức mới làm nên được sự mầu mỡ như vậy. Ở nơi đây có nghề truyền thống là nuôi tằm. Nó hiện lên sự chăm chỉ cần mẫn và dịu dàng của người con gái xứ Huế. Đồng thời cùng với việc nuôi tằm con người nơi đây còn nuôi cá, trồng dâu. Đò và bến là những hình ảnh rất quen thuộc và gần gũi thể hiện tình yêu trai gái đậm đà thuỷ chung.

Những hình ảnh này của quê hương mang đậm nét nhân văn sâu sắc và nhẹ nhàng tình tứ. Từ đó in sâu và tâm trí mỗi người, chúng ta tạo nên niềm tin vào tình yêu cuộc sống và góp phần xây dựng nên những ý nghĩa nhất định và sâu sắc đối với quê hương đất nước của mình. Những hình ảnh này đi vào ca dao dường như nó đã thấm đượm và vang vọng trong tâm trí của mỗi người nhưng danh lam thắng cảnh hùng vĩ và nhân sinh sâu sắc.

Bài ca dao như một lời giới thiệu về vẻ đẹp nên thơ trữ tình của sông Hương, núi Truồi và cuộc sống của con người nơi đây. Đồng thời thể hiện tình yêu quê hương đất nước nồng cháy. Và những hình ảnh này đã được đi vào ca dao thể hiện lòng chung thuỷ của con người sẽ không bao giờ quên được những gì đẹp đẽ của Huế và con người Huế cần cù chăm chỉ.

tửu tận tình do tại
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời