Thơ » Trung Quốc » Thịnh Đường » Đỗ Phủ » Phiêu bạc tây nam (760-770)
Đăng bởi tôn tiền tử vào 25/04/2015 15:54
搖落巫山暮,
寒江東北流。
煙塵多戰鼓,
風浪少行舟。
鵝費羲之墨,
貂餘季子裘。
長懷報明主,
臥病復高秋。
Dao lạc Vu Sơn mộ,
Hàn giang đông bắc lưu.
Yên trần đa chiến cổ,
Phong lãng thiểu hành chu.
Nga phí Hy Chi mặc,
Điêu dư Quý Tử cừu.
Trường hoài báo minh chủ,
Ngoạ bệnh phục cao thu.
Buổi chiều nơi núi Vu ngơ ngác,
Dòng sông lạnh chảy về phía đông bắc.
Vì có loạn lạc nên trống trận đánh nhiều,
Sóng gió khiến thuyền ngang qua ít.
Mực viết của Hy Chi trả giá cho đàn thiên nga,
Áo cừu của Tô Tần thừa miếng da con điêu để vá.
Ôm trong lòng mãi chí giúp nhà vua anh minh,
Lúc trời thu cao này mình lại mang bệnh nằm.
Tiền mua thiên nga. Tích Vương Hy Chi 王羲之, một nhà thư pháp nổi tiếng, ham thích thiên nga, nhờ quan sát động tác của hai bàn chân thiên nga khi bơi mà ông hoàn thiện nét bút. Có một đạo sĩ ở Sơn Dương muốn nhờ Vương viết bộ sách của mình, biết được sở thích của Vương nên mang tặng ông một đàn thiên nga. Nhờ vậy Vương hoàn thành tốt đẹp. |
Tô Tần 蘇秦 tự Quý Yử 季子, là một người đề ra chính sách tung hoành thời Chiến Quốc nhằm vận động các nước nhỏ liên kết chống lại sự bành trướng của nhà Tần. Sớm đi du thuyết các nước, nhưng thất bại quay về. Sau đó được sáu nước trao ấn tướng quốc, thuyết tung hoành được theo, khiến cho nước Tần trong khoảng mưới lăm năm không dám động binh bên phía đông của U Cốc quan. Cuối cùng ông là thân khách của vua Tề và bị giết. Ông đã gặp nhiều thất bại lúc đầu: vợ ruồng, chị dâu khinh, áo rách tả tơi. |
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 25/04/2015 15:54
Ngơ ngác chiều Vu Sơn,
Hướng đông bắc, sông lạnh.
Sóng gió thuyền ít qua,
Khói bụi nhiều trống đánh.
Mực Hy Chi mua ngan,
Áo Quý Tử thừa mảnh.
Mong mãi giúp chúa hiền,
Trời thu phải nằm bệnh.
Gửi bởi Lâm Xuân Hương ngày 31/07/2019 21:22
Chiều núi Vu bâng khuâng ngơ ngác
Sông lạnh căm đông bắc chảy xuôi
Bụi mù trống trận liên hồi
Trên sông sóng gió ít ai qua đò
Trả thiên nga Hi Chi mực viết
Quý Tử cừu dư dệt lông điêu
Giúp vua ý chí ôm nhiều
Giữa thu mang bệnh biết sao bây giờ?