25.00
Ngôn ngữ: Tiếng Nga
2 bài trả lời: 1 bản dịch, 1 thảo luận
Từ khoá: Aliosa (1)

Đăng bởi Vanachi vào 10/08/2007 15:55, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi hongha83 vào 10/12/2012 07:03

“Ты помнишь, Алеша...”

Ты помнишь, Алеша, дороги Смоленщины,
Как шли бесконечные, злые дожди,
Как кринки несли нам усталые женщины,
Прижав, как детей, от дождя их к груди,

Как слезы они вытирали украдкою,
Как вслед нам шептали:- Господь вас спаси!-
И снова себя называли солдатками,
Как встарь повелось на великой Руси.

Слезами измеренный чаще, чем верстами,
Шел тракт, на пригорках скрываясь из глаз:
Деревни, деревни, деревни с погостами,
Как будто на них вся Россия сошлась,
Как будто за каждою русской околицей,
Крестом своих рук ограждая живых,
Всем миром сойдясь, наши прадеды молятся
За в бога не верящих внуков своих.

Ты знаешь, наверное, все-таки Родина -
Не дом городской, где я празднично жил,
А эти проселки, что дедами пройдены,
С простыми крестами их русских могил.

Не знаю, как ты, а меня с деревенскою
Дорожной тоской от села до села,
Со вдовьей слезою и с песнею женскою
Впервые война на проселках свела.

Ты помнишь, Алеша: изба под Борисовом,
По мертвому плачущий девичий крик,
Седая старуха в салопчике плисовом,
Весь в белом, как на смерть одетый, старик.

Ну что им сказать, чем утешить могли мы их?
Но, горе поняв своим бабьим чутьем,
Ты помнишь, старуха сказала:- Родимые,
Покуда идите, мы вас подождем.

“Мы вас подождем!“- говорили нам пажити.
“Мы вас подождем!“- говорили леса.
Ты знаешь, Алеша, ночами мне кажется,
Что следом за мной их идут голоса.

По русским обычаям, только пожарища
На русской земле раскидав позади,
На наших глазах умирали товарищи,
По-русски рубаху рванув на груди.

Нас пули с тобою пока еще милуют.
Но, трижды поверив, что жизнь уже вся,
Я все-таки горд был за самую милую,
За горькую землю, где я родился,

За то, что на ней умереть мне завещано,
Что русская мать нас на свет родила,
Что, в бой провожая нас, русская женщина
По-русски три раза меня обняла.


Tượng đài Aliosha – Người lính Nga giải phóng Bungari là tác phẩm của các nhà điêu khắc Vacili Radoslavov, Liubomir Dalchev, Todor Bosilkov và Alexander Kovachev, kiến trúc sư N.Marangozov và những người khác. Tượng được xây dựng năm 1954, khánh thành ngày 7-11-1957. Nguyên mẫu của bức tượng là hạ sĩ Alexei Ivanovich Skurlatov, xạ thủ Tiểu đoàn 10 Bộ binh Trung đoàn 922 Mặt trận Ucraina thứ 3, do bị thương nặng thuyên chuyển sang binh chủng thông tin. Năm 1944 anh đã khôi phục đường dây điện thoại Plovdiv-Sophia. Ở Plovdiv anh kết bạn với Metodi Vitanov, công nhân trạm điện thoại. Có chuyện kể rằng chính Metodi Vitanov là người đã chuyển cho nhà điêu khắc Vasili Rodoslavov một bức ảnh của Aliosha, trên cơ sở đó Rodoslavov đã sáng tác bức tượng.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Tố Hữu

A-liêu-sa nhớ chăng?
Những con đường Smô-lăng
Mưa dầm dề dai dẳng
Các chị em nhọc nhằn từng chặng
Ngực gầy ôm vò sữa che mưa
Thầm lau nước mắt tiễn đưa
Lạy trời phù hộ cho ta lên đường...

Thân gái cũng can trường chiến sĩ
Yêu quê hương hùng vĩ
Như lòng xưa chứa chan
Cồn xanh quanh quất đường quan
Bước đi trăm dặm mà ngàn lệ sa
Xóm làng trắng bãi tha ma
Chừng đây hồn nước non Nga tụ về...
Chừng đây sau dậu rào quê
Tổ tiên giang cánh chở che cho mình
Rủ nhau về họp cầu xin
Thương đàn con cháu chẳng tin có trời!
Ta đã biết, bạn ơi, đất nước
Đâu chỉ nhà ta được nâng niu
Mà làng quê những sớm chiều
Với cây giá gỗ thân yêu bên mồ...

A-liêu-sa nhớ Bô-ri-xốp
Tiếng khóc than xé ruột nhà nào
Lệ người thiếu nữ tuôn trào
Và người mẹ goá mái đầu hoa râm
Áo tang trắng lạnh ướt đầm
Biết làm sao nói, biết làm sao khuây!
Xót lòng ta tính sao đây?
Nhưng người mẹ đã đoán ngay nhủ mình:
- Các con ơi, buổi chiến tranh
Đi đi, mẹ đợi các anh trở về!

Chúng tôi đợi các anh về!
Rừng xanh vọng tiếng, đồng quê nhắn lời
Rừng xưa quê cũ xa rồi
Đêm đêm còn vọng giọng lời thiết tha...

Bạn với ta xông pha lửa đạn
Nguy bao phen, thoát nạn, sống còn
Lòng càng vui với nước non
Nước non Nga ta yêu dấu
Ta vui với đời ta chiến đấu
Trên đất đau thương xương máu gia đình.
Ta vui vì mẹ Nga sinh
Vui vì một sớm chiến chinh lên đường
Có người vợ rất yêu thương
Hôn ta ba bận, lệ thường tiễn đưa...


Dịch năm 1949.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Sửa câu thơ dịch.

Hai câu cuối của bản dịch (trong tập thơ "Việt Bắc"), Tố Hữu viết như thế này:

"Có người vợ rất MẾN thương".
"Hôn ta ba BỮA lệ thường tiễn đưa".

Thực ra, YÊU thương hay MẾN thương thì ý nghĩa cũng tương tự, nhưng câu thơ có từ MẾN thương thì âm điệu nghe trầm bổng, ngân nga hơn...

LNg.BXL.

LNg.BXL.
15.00
Trả lời