15.00
Ngôn ngữ: Tiếng Nga
4 bài trả lời: 3 bản dịch, 1 thảo luận
1 người thích

Đăng bởi Biển nhớ vào 07/02/2007 02:23, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 12/03/2007 12:17

Эхо

Ревет ли зверь в лесу глухом,
Трубит ли рог, гремит ли гром,
Поет ли дева за холмом -
На всякой звук
Свой отклик в воздухе пустом
Родишь ты вдруг.

Ты внемлешь грохоту громов
И гласу бури и валов,
И крику сельских пастухов -
И шлешь ответ;
Тебе ж нет отзыва... Таков
И ты, поэт!


1831

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Thuý Toàn

Có tiếng thú gầm trong rừng thẳm
Tiếng tù và, tiếng sấm rền vang.
Hay bên đồi tiếng hát của một nàng
Sau mỗi âm thanh náo động
Là trong bầu không gian trống rỗng
Ngươi đều sinh ra một tiếng vang.

Người lắng nghe tiếng sấm rền dậy đất,
Tiếng sóng gầm tiếng thét bão dông,
Tiếng gọi nhau của lũ mục đồng
Mỗi tiếng ngươi đều đáp trả
Riêng tiếng ngươi không ai buồn vọng cả…
Số phận người cũng thế hỡi thi nhân.

Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
11.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Thái Bá Tân

Tiếng con thú đang kêu trong rừng rậm,
Tiếng tù và hay tiếng chuông, tiếng sấm,
Tiếng các cô đang vui hát sau làng,
Hay tiếng trống…
Nghe cái gì, ngươi cũng đáp âm vang
Bằng tiếng vọng.
 
Ngươi lắng nghe và trả lời tất cả -
Tiếng sấm rền, tiếng bão dông, mưa đá,
Tiếng gọi nhau. Thế mà chẳng bao giờ
Ngươi có thể,
Nghe tiếng mình vọng lại...
Hỡi nhà thơ.

 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Phân tích bài thơ “Tiếng vọng”

Bài 1
Bài thơ “Tiếng vọng” như một câu đố
Bài thơ có chủ đề nói về vai trò của nhà thơ trong xã hội. Ý tưởng xuyên suốt của bài thơ: nhà thơ là người biết phát hiện mọi vẻ đẹp và những gì không hoàn thiện trong cuộc sống, nhưng số phận của nhà thơ luôn là bi kịch. Anh ta giống tiếng vọng, một hiện tượng trong tự nhiên. Nhà thơ phản ánh thế giới như cách anh ta nhìn thấy, theo khả năng của mình. Ta không cần lên án nhà thơ, cũng như không nên phán xét hiện tượng tự nhiên này. Ai là người nghe hiểu tiếng vọng, ai lắng nghe tiếng vọng? Xã hội luôn mũ ni che tai trước thơ ca. Trừ dòng cuối cùng, đứng riêng biệt, độc lập sau dấu ba chấm, cả bài thơ là hô ngữ, hướng tới tiếng vọng. Nhưng xét về mặt cú pháp, trong câu này, vắng thành phần hô ngữ. Bạn đọc vẫn hiểu, ai là đối tượng mà nhân vật trữ tình nhằm tới, là nhờ dựa vào tên gọi của bài thơ. Nếu ta lược đi đầu đề, bài thơ giống một câu đố.
Câu cuối cùng là kết luận rút ra của cả bài, mở đầu bằng đại từ chỉ định таков và chính từ này nói lên điều cốt lõi của bài thơ.

Bài thơ được viết ra như một câu đố, thứ được miêu tả không có định danh. Nghĩa là, bài thơ xử dụng phép nhân cách hoá như một yếu tố quan trọng đặc biệt. Tiếng vọng là tiếng đi sau bất cứ âm thanh, tiếng động nào phát ra. Người ta tưởng rằng, tiếng vọng là người sống, nhưng đó chỉ là sự lầm tưởng. Nếu ta bắt chuyện với tiếng vọng, ta hiểu ra sự nhầm tưởng này. “Nghe bạn nói, không một ai trả lời”. Có hai tính từ phẩm chất đi theo hai danh từ trong bài thơ này, nhưng không chỉ nghĩa phẩm chất, xét về mặt khả năng tạo ra âm thanh. Лес глухой - Rừng câm lặng; Воздух пустой - không gian vắng lặng, không một tiếng động.
Việc dùng các từ gốc slavơ cổ giúp nhấn mạnh văn phong trang trọng: дева, внемлешь, глас.

Bài 2
Puskin có nhận thức sâu sắc về vai trò nhà thơ trong xã hội và ông đã dành nhiều tác phẩm viết về các vấn đề quan trọng nhất trong xã hội. Đồng thời, nhà thơ thấy rằng, những lời kêu gọi của ông về điều thiện, về sự công bằng, công lý không được người cùng thời hưởng ứng. Tâm trạng chán chường cay đắng được ông nói tới trong bài thơ “Tiếng vọng” (năm 1831).
Puskin suy nghĩ nhiều về bản chất tiếng vọng, tiếng vọng luôn đi sau mọi tiếng động, âm thanh lớn nào, (“tiếng thú rú “, “tiếng tù và vang lên”). Ở đây, tiếng vọng không có sự lựa chọn, mà đơn giản là lặp lại âm thanh, tiếng động phát ra là tiếng vọng, hay là sự đáp lại, trả lời. Tác giả so sánh hiện tượng đặc biệt này giống việc sáng tác của nhà thơ. Những âm thanh, tiếng động lớn tượng trưng cho những sự kiện lớn nhất, có tầm quan trọng đặc biệt với xã hội. Còn tiếng vọng là tâm hồn của nhà thơ, nhà thơ luôn nhạy bén phản ứng trước các sự kiện này. Puskin cho rằng, nhà thơ chân chính không bao giờ được đứng ngoài lề sự kiện. Nếu nhà thơ cổ vũ cho các lý tưởng cao đẹp, thì trước bất cứ biểu hiện nào của điều ác, của sự bất công, nhà thơ có nghĩa vụ phải lên tiếng phản đối. Tác giả đã gián tiếp trách móc các nhà thơ theo nghệ thuật “đơn thuần”, nghệ thuật vị nghệ thuật, những người nhắm mắt trước nhiều vấn đề của xã hội, chỉ lo giữ khư khư bả phù du vật chất và danh vọng cho riêng mình trong xã hội. Nhóm người này không gắn sáng tác của mình với cuộc sống của nhân dân và chỉ chạy theo phục vụ những tham vọng của đám đông dốt nát.

Nhà thơ và tiếng vọng có điểm tương đồng là đều không được chú ý và không có sự đồng cảm. Tiếng vọng vang lên để lặp lại âm thanh đã phát ra, sau vài lần vọng lại, cứ nhỏ dần và tắt hẳn sau đó. Trong tự nhiên, im lặng lập lại như trước, cứ như chưa hề có sự cố gì đã diễn ra. Tuyên ngôn cách mạng của nhà thơ lúc đầu cũng gây được tiếng vang lớn. Nhưng sau đó cũng không làm tăng số lượng người ủng hộ mình và cũng không góp phần tuyên truyền rộng rãi hơn các tư tưởng về công bằng, công lý. Đám đông im lặng, thờ ơ không quan tâm tới phát ngôn điên khùng của nhà thơ, và rồi họ nhanh chóng quên đi việc làm đó. Xã hội thích hơn cuộc sống bình lặng, không có người nổi loạn, không có ai làm cách mạng. Họ cứ bám đến cùng vào cuộc sống tưởng như bình lặng và yên bình giả tạo.
Bài thơ “Tiếng vọng” thể hiện rõ nhất tâm trạng chán nản, chua chát trong lòng Puskin.
Chủ đề vỡ mộng trong sáng tác của ông xuất hiện từ ngày cuộc nổi dậy của những nhà cách mạng tháng Chạp bị đàn áp. Nhiều nhà nổi dậy tháng Chạp cho rằng, dù họ có thất bại, thì bằng tấm gương của chính họ sẽ đánh thức quần chúng nhân dân đứng dậy. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Nhiều lắm, người ta chỉ tỏ ra thương xót các nhà nổi dậy tháng Chạp. Mưu toan đảo chính của họ không cổ vũ được ai và chỉ tạo ra thái độ khinh rẻ. Puskin là người ủng hộ nhiệt tình tư tưởng của các nhà cách mạng tháng Chạp. Ông coi sự thất bại của họ là sự thất bại của chính ông. Sau khi nhiều bạn bè của Puskin bị đi đầy ở Xibir, nhà thơ sống trong tâm trạng cô đơn, thể hiện rõ trong bài thơ này,

(Theo nguồn: Стих. ру.)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Tiếng thú hú trong rừng vắng lặng,
Tiếng tù và hay tiếng sấm rền,
Cô gái hát trên đổi nghe văng vẳng -
Trong tĩnh lặng không gian
Nghe âm thanh đủ loại
Bạn đều đáp lại rất nhanh.

Bạn nghe tràng sấm nổ,
Tiếng giông bão và sóng vỗ dạt dào,
Cả tiếng mục đồng gào thét-
Và bạn đều hồi âm rất kịp thời;
Nghe bạn nói, không một người lên tiếng…
Tiếng nói nhà thơ cũng vậy thôi!

Chưa có đánh giá nào
Trả lời