Trang trong tổng số 3 trang (25 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hữu không (Đạo Hạnh thiền sư): Làm quái gì có chuyện đầu thai nhanh thế

Tu đạo thành chân nhân vì mục đích tiêu cực trả thù cho cha.Chân nhân lại biến thành không chân nhân rồi,cho dù có công to đấy nhưng cái tội có ít đâu.Phạm luật đạo đày xuống tầng thứ 1 địa ngục,ăn năn sám hối hết xong hẵng lên trên này!Haizzz

Ảnh đại diện

Mỵ Châu (Anh Ngọc): Hay ho gì cái thứ tình yêu mù quáng

Mang tiếng cái tên đẹp
Ngọc ngà,châu báu đấy
Mà mụ mị thằng Thuỷ kia
Nó trọng nước nó biết chửa?!

Ảnh đại diện

Ông cụ non (Tú Mỡ): ơ Mỡ thôi cứ tưởng Thịt

Này Mỡ ông ơi ông Mỡ ơi
Cái thú ông chơi xưa quá rồi!
Ngày nay thiên hạ đã khang khác
Thích Thịt chứ không ưa Mỡ ôi.

Ảnh đại diện

“Những câu thơ tôi viết từ rất sớm...” (Marina Svetaeva): Chắc chắn lên ngôi...

Có niềm tin là có tất cả.Khổ đầu tác giả phải tập viết,tập làm,tập nghĩ...rồi sau đó thành thói quen càng ngày càng điêu luyện thì tự nhiên thành nhà thơ lúc nào có lẽ đến ngay chính bản thân tác giả cũng chưa chắc đã nhận ra đâu.Từ "Như" dùng để so sánh cũng rất trừu tượng."Nhưng chúng giống thứ vang,càng lâu càng quý",câu này tương tự như câu "Mưa dầm thấm lâu" của nước Việt nam chúng tôi.Hoá ra là tuy ngôn ngữ khác nhau nhưng bản chất văn hoá lại giống nhau,có điều ít người nhận ra mà thôi.Chúc mừng tác giả đã hoàn thành một tác phẩm hay cho đời!Thân BPD

Ảnh đại diện

Tình tím (Phạm Thái Sơn): Sử dụng từ "cũng" hay!

Lặp mà như không lặp.Tại sao?Bởi vì lặp lại từ "cũng" nhưng ý tứ,ngôn từ,nhịp điệu,vần...ở mỗi khổ thơ hoàn toàn khác nhau.Chúc mừng tác giả!

Ảnh đại diện

Đàn bà khác đàn ông (Trương Ngọc Lan): Qui luật bù trừ

Thế giới phải có âm dương thì vạn vật mới sinh sôi nảy nở và phát triển được.Âm dương tương hỗ nhau thì ngũ hành xoay chuyển theo chiều hướng tích cực.Thiếu dương thì u ám đất trời(mệnh hoả,kim) còn thiếu âm thì mọi vật trở lên nóng nảy,dữ dằn(mệnh thuỷ,mộc,thổ),khó kiểm soát chu kì phát triển của sự vật hiện tượng.Vì thế âm dương phải bù trừ nhau để hài hoà cân đối thể vật chất hoặc dạng tinh thần.Đàn ông bao giờ cũng quyết đoán,ít chần chừ hơn phụ nữ là vậy.Đàn bà bao giờ cũng cẩn thận,tỉ mỉ,pha chút e dè và tham công tiếc việc hơn nam giới là thế!

Ảnh đại diện

Điều ước (Thuỵ Anh): Điều ước tưởng chừng như đơn giản

Có những điều ước nghe qua tưởng chừng như đơn giản,nhẹ nhàng nhưng sự thật đâu phải như giấc mơ hồng.Vâng,tình yêu cũng là một trong những điều ước của bao người đang cô đơn,trống trải đấy ạ!Có thể với người này tình yêu là chuyện tất lẽ dĩ ngẫu,rất đỗi bình thường nhưng với người kia khi họ không được suôn sẻ hay kém may mắn trong cuộc đời thì tình yêu là điều ước xa xỉ nhất mà họ nghĩ đến.Khổ đầu tác giả chỉ mong rằng có 1 người yêu thôi,để làm gì? "Để quên dịu dàng đã mất/Để xoá nỗi đau có thật".Tình yêu như ngọn lửa sưởi ấm và xoa dịu đi những buồn đau hay vết thương lòng ở hiện tại.Tác giả mông lung suy nghĩ trăn trở về tình yêu thế nên trong tâm trí đã "Bắt đầu nghĩ đến một người",vâng đã biết nhung nhớ và rung động về người khác phái rồi đấy ạ!Để làm gì đây?"Để thôi nhớ về người khác/Để bàn tay đừng ngơ ngác",mục đích chỉ là không còn chú ý đến người nào nữa khi đã có người để nhớ,để thương rồi.Thời gian đâu mà dành cho người thứ 2,3...nữa,tất cả tình cảm chỉ dành cho người ấy thôi.Yêu nhau người ta thường trải qua từng bước một,bắt đầu là cái nắm tay nhau,không còn "ngơ ngác" quờ tay vào khoảng không tưởng tượng nữa...Thời gian không cho phép nên Du xin dừng ở đây(bận rộn lắm!),phần còn lại xin để cho các bạn thi hữu gần xa bình luận tiếp vậy!

Ảnh đại diện

Giá như ngày ấy (Vương Trọng): Hai chữ muôn thủa trong đời "Giá như"

Ngắn gọn thì thấy đây là câu chuyện tình dang dở của một anh lính với người con gái thanh niên xung phong.Đẹp và lãng mạn thế dẫu duyên số không đến được với nhau.Vâng cái "giá như" trong đời người ai ai cũng từng ít nhất một lần thốt lên hai chữ ấy.Có nghĩa là mọi chuyện xảy ra rồi chỉ nuối tiếc mà thôi.Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt ấy,tình yêu đôi lứa có cái gì đó ý nghĩa thiêng liêng và cao cả lắm.Đơn sơ,mộc mạc và giản dị nhưng kỉ niệm thì khó mà phai mờ."Ba mươi cô gái hiền lành" có lẽ trong ba mươi cô gái đó sẽ là một cô gái mà anh lính thương yêu.Cô nào cô nấy đều "gan dạ","hiên ngang"  vai đeo súng lặng thầm canh gác soi đường dẫn lối cho các anh đi mặc bom rơi đạn lạc.Mái tóc các chị đã ướt dầm dề vì sương khói nhưng có hề chi,ánh mắt các chị sáng như những vì sao lấp lánh trên bầu trời tập trung "đón quân vào,đợi quân ra".Vì một niềm tin tất thắng nên dẫu đang ở "tuổi đôi mươi" các chị vẫn hi sinh quên mình vì tự do độc lập của đất nước,năm tháng gian khổ đến nỗi chỉ là "nắm mì luộc" ăn tạm bợ qua ngày,sẵn sàng "ngủ đêm trận địa,chiếu chăn cần gì".Khó khăn là thế nhưng các chị vẫn cười nói vui vẻ "sau ca tiếp đạn tải lương",lại còn "khoả chân xuống nước sông Lường thảnh thơi".Hình ảnh toát lên vẻ đẹp hồn nhiên trong sáng và lạc quan yêu đời của các chị.Tác giả băn khoăn,day dứt vì làm thế nào để gặp lại các chị hồi đó khi bây giờ "người thì con đã trưởng thành/người thì lỡ bước chưa đành sang ngang",thậm chí có người đã...nằm lại ở chiến trường!Đọc đến đây có lẽ không ai có thể cầm được nước mắt về "ba mươi cô gái" thanh niên xung phong.Họ là hình ảnh bất diệt và là niềm tự hào của đất nước chúng ta những người "phụ nữ Việt nam trung hậu,đảm đang"."Giá như ngày ấy anh về Đô Lương",vâng chỉ là giá như thôi,duyên phận đã định sẵn rồi,trai tráng lên đường ra trận biết bao người nằm xuống,mấy ai trở về để mà hứa hẹn điều gì hả "chị"?!Một trong những bài thơ lục bát rất hay của nhà thơ Vương Trọng xứng đáng là một trong những bài viết về đề tài chiến tranh hay nhất phải không các bạn?Hầu hết bạn bè của Du đều đồng tình với quan điểm ni và họ có nói rằng Vương Trọng sinh ra đã có duyên nợ gì đó với cụ Nguyễn Du rồi thế nên làm thơ lục bát hay lắm.Vài chữ nông cạn,bình luận nhảm của thế hệ hôm nay mong mọi người thông cảm!

Ảnh đại diện

Tim con gái (Khuyết danh Việt Nam): Đúng là...con gái

Lang thang và vô tình tìm đọc tác giả tác phẩm của các nhà thơ Việt Nam của chúng ta,mới thấy bài ni nói không sai chút nào về con gái.Thêm vào yêu thích ngay chả chút ngại ngần:D.Con gái trời sinh ra đã có một trái tim đa cảm khác hoàn toàn so với con trai.Con trai thì trái tim có vẻ sắt đá hơn một chút.Khổ đầu,khi "chưa biết yêu",chưa có rung động gì ở trong trái tim với giới kia nhưng con gái đã biết "thương "cả cây cỏ,gió mây rồi "cả phút giây lãng đãng này".Tuy nhiên vẫn có thể "thở dài" mỗi khi gặp chuyện không vui.Khổ thứ hai,nếu con gái "gánh phong trần" được thì cánh đàn ông con zai nhẹ gánh và dễ thở quá!Con gái luôn là phía bị động trong chuyện tình yêu,dĩ nhiên rồi chả mấy người bạo dạn mà chủ động tán tỉnh các đấng mày râu.Có nhưng là thiểu số,ngày nay chuyện này là bình thường,bình đẳng giới mà."ngần ngại" là phải thôi,e dè một chút đâm ra lại hoá hay vì như thế mới khiêu khích được nam giới tò mò khám phá và tìm hiểu đối phương.Giữ khoảng cách nhưng không "xa xôi" ,ấy là nét tế nhị muôn thủa của phái chân yếu tay mềm,đừng vì thế mà nam giới thấy bước đầu khó khăn mà bỏ cuộc nhé,người ta cành vàng lá ngọc ai lại dễ dãi cơ chứ!Khổ thứ ba,lúc này con gái đang trong giai đoạn yêu rồi,"đã yêu" thế nên không tránh khỏi sẽ có lúc buồn rầu vì một lí do gì đó(người ấy ra đi chăng?!),mà con gái khi buồn thường hay mau nước mắt lắm vậy nên "sẽ úa bờ môi" vì mong đợi một hình bóng xa vời kia,"Ngày lại tháng...mãi xa xôi".Khổ cuối tác giả nhấn mạnh và đúc kết về trái tim con gái "chẳng làm tượng đá",hòn đá đâu phải con người,đá chỉ biết "sống chết mặc ai",một hình ảnh nhân hoá khi tim con gái trở thành màu xanh ở cuối bài thơ rất nhân văn và trừu tượng,"tim con gái hoá thành...xanh thắm miệt mài."Nếu người đọc phân tích tỉ mỉ sẽ hay hơn là những bình luận chơi ni của Du,vì Du thô thiển nên có mấy câu ngắn gọn ni thôi.Dẫu sao cũng mong nhà thơ Ý NHI sống lâu để viết nhiều bài thơ về con gái như bài thơ trên.

Ảnh đại diện

Đôi bờ (Nguyễn Quang Thiều): Chất nghệ sĩ là thế

Thi sĩ đặt chân đến miền Tây của đất nước và đã bị tiếng sét ái tình với một cô gái nào đấy ở đó.Nhưng cuộc đời người nghệ sĩ bao giờ cũng vậy,"lênh đênh","trôi nổi" như không bến không bờ.Chính vì thế tác giả sợ "không thể buộc đò vào hai bến" rồi kết cuộc là "suốt đời goá bụa bến bên em".Thốt ra được những lời thơ chân thật thế ni ắt hẳn tác giả phải đăm chiêu suy nghĩ về nhân vật "em" ghê lắm!Bài thơ nghe da diết quá!Tác giả hãy nhận từ người đồng hương(Hà Tây cũ) một lời cảm ơn sâu sắc vì biết thêm được vài điều bổ ích từ bài thơ trên.

Trang trong tổng số 3 trang (25 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: