Trang trong tổng số 3 trang (23 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vĩnh Vương đông tuần ca kỳ 02 (Lý Bạch): Bản dịch của Ngao_0p

Tam Xuyên giặc tràn loạn yêu ma,
Người trốn thành Nam ngỡ Vĩnh Gia.
Như Tạ Đông Sơn, chừng có thể,
Vì vua, ta quét cát Hồ ra.

Ảnh đại diện

Vĩnh Vương đông tuần ca kỳ 01 (Lý Bạch): Bản dịch của Ngao_0p

Tháng Giêng, Vĩnh Vương đi tuần đông,
Thiên tử xa ban cờ Cọp Rồng.
Sóng gió lặng yên thuyền thẳng tiến,
Sửa ao Yến Vụ đẹp lòng sông.

Ảnh đại diện

Thượng hoàng tây tuần nam kinh ca kỳ 04 (Lý Bạch): Bản dịch của Ngao_0p

Ai tâu với vua đường gian nan?
Sáu ngựa vào tây, người đón chen.
Đất chuyển Cẩm Giang thành Vị Thuỷ,
Trời xoay Ngọc Luỹ biến Trường An.

Ảnh đại diện

Cúc hoa kỳ 1 (Huyền Quang thiền sư): BS

1. Tưởng Hủ là người đời Hán ở đất Đỗ Lăng, làm Thứ sử Vệ Châu thời Ai Đế. Khi Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, Tưởng Hủ cáo quan về nghỉ. Dưới hàng trúc trước nhà (đúng ra đây nói là thông), ông mở ba lối hẹp dành riêng cho hai bạn tri kỷ là Cầu Trọng và Dương Trọng vào chơi nên nói tùng thanh Tưởng Hủ tiên sinh kính. Kính là lối tắt.
2. Tây Hồ xử sĩ là Hàn Thế Trung đời Tống, người Diên An, tự Lương Thần, có nhiều võ công. Trong cuộc kháng chiến chống nước Kim, thấy Tần Cối chủ hòa, triều đình nhu nhược ông bỏ quan, mang rượu cỡi lừa đi ngao du ở Tây Hồ, nên người đời gọi là xử sĩ Tây Hồ.

Ảnh đại diện

Tiếng gọi của đồng quê (Thanh Tịnh): Nguyên bản

Tiếng gọi của đồng quê

Đạm đạm trường giang thủy
Du du tống khách tình
Lạc hoa tương dữ hận
Đáo địa nhất vô thanh.
(Thơ xưa)


Còn khổ gì hơn lúc xế chiều,
Em không trông thấy bóng người yêu.
Mơ màng em đợi tình quân gọi,
Khắc khoải bên đồng tiếng dế kêu.

Dế kêu ran tận chân trời
Thương anh, em gọi nhưng lời không đi.
Phương em đứng ngóng phương gì?
Mà chiều tháng trước anh đi không về.

Mưa phùn tháng trước khắp vùng quê
Quảy gánh em không quản nặng nề
Đưa tận bến thuyền em trở bước,
Đau lòng em ngắm cánh buồm lê.

Buồm lê trắng xóa phương ngàn
Chập chờn khi hiện khi tàn trong sương
Thuyền anh theo nước dòng Hương
Bơ vơ, nội cỏ rừng dương, em về.

Em về nhằm buổi tối mù đen,
Leo lét hai bên ánh sáng đèn.
Cuối xóm anh nghe chồng cợt vợ,
Nhà em thui thủi một mình em.

Một mình em chuyển xe tơ
Gió lòm khe cửa em mơ anh về.
Ngoài hiên mưa gió dầm dề
Buồn ôm gối lạnh em kê má hồng.

Rồi đêm ấy qua, đêm khác qua,
Bao nhiêu đêm lặng bấy đêm mà.
Bên thềm trăng giãi sương rơi lạnh
Mãi nhắc em hay anh vắng nhà …


Thanh Tịnh
(Hà-nội báo số 15, 15-4-36)

Ảnh đại diện

Từ Thứ quy Tào (Tôn Thọ Tường): Vận Từ Thứ

Thuở trước, các văn hữu miền Nam làm thơ thường hạn những vần ngộ nghĩnh: "Xô, cô, vô, ô, rô" - "Gà, qua, nhà, bà, già" - "Ôi, thôi, rồi, nồi, xôi" - "Chà, và, la, mã, tà" - "Thằng, ăn, măng, nhăn, răng" ... Đến khi Tôn Thọ Tường làm bài thơ này, dụng vận thật hiểm hóc: "Vòi, còi, mòi, roi, thoi". Nhiều người dùng vận ấy mà làm gọi là Vận Từ Thứ.

Ảnh đại diện

Cảm hoài bài 08 (Phan Văn Trị): Gởi Vanachi

Bài này làm bài Cảm hoài 08.

Ảnh đại diện

Cảm hoài bài 05 (Phan Văn Trị): Gởi Vanachi

Bài Cảm hoài này là bài số 5

Ảnh đại diện

Thượng hoàng tây tuần nam kinh ca kỳ 01 (Lý Bạch): Bản dịch của Ngao_0p

Giặc Hồ vấy bụi nhiễu Chương Đài
Thánh chủ tuần tây đường Thục dài.
Cửa Kiếm Bích cao năm ngàn thước
Chín tầng trời mở đá ra oai.

Ảnh đại diện

Cảm hoài bài 03 (Phan Văn Trị): Gởi: Vanachi

10 bài thơ Cảm hoài của Phan Văn Trị làm theo thể liên hoàn, chữ cuối của bài thơ trước là chữ đầu của bài thơ sau. Bài Cảm hoài này là bài thứ 3.  Vanachi sửa tựa lại mình sẽ đưa 6 bài còn lại lên!

Trang trong tổng số 3 trang (23 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: