Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Lan Đình tập tự (Vương Hy Chi): Phần phiên âm Hán Việt có một số chỗ không đồng với phần chữ Hán

Trong phần phiên âm Hán Việt có một số chỗ không đồng với phần chữ Hán:
hội ư Cối Kê sơn âm chi Lan Đình, trong khi phần chữ Hán chép là: 會會稽山陰之蘭亭. Thiếu chữ 於
Quần hiền tất chí, trong phần chữ Hán chép là 群賢畢, thiếu chữ 至 (hay 實)
nhất thương nhất vịnh, trong phần chữ Hán chép là 觴一詠, thiếu chữ nhất
thiên lãng khí thanh, trong phần chữ Hán chép là 朗氣清, thiếu chữ 天.
túc dĩ cực thị thính chi ngu, trong phần chữ Hán chép là 足以視聽之娛, thiếu chữ 極.
hoặc thủ chư hoài bão, trong phần chữ Hán chép là 取諸懷抱, thiếu chữ 或.
khoái nhiên tự túc, trong phần chữ Hán chép là 快自足, thiếu chữ 然.
Nãi kỳ sở chi ký quyện, trong phần chữ Hán chép là 及其所之既倦. Vậy 乃 hay 及, chữ nào mới đúng nguyên văn.
dĩ vi trần tích, trong phần chữ Hán chép là 快自足, thiếu chữ 以 hay 已.
Tử sinh diệc đại hĩ, trong phần chữ Hán chép là 死生亦矣, thiếu chữ 大.
Mỗi giám tích nhân hứng hoài chi do, trong phần chữ Hán chép là 每覽昔人興感之由, Vậy 監 hay 覽, chữ nào mới đúng nguyên văn.
Cố tri nhất tử sinh chi hư đản, trong phần chữ Hán chép là 固一死生為虛誕, thiếu chữ 知.
Cố liệt tự thi nhân, trong phần chữ Hán chép là 故列敘人, thiếu chữ 詩.
kỳ trí nhất dã, trong phần chữ Hán chép là 其致一, thiếu chữ 也.
Hậu chi giám dã, diệc tương hữu hoài ư tư văn, trong phần chữ Hán chép là: 後之覽者,亦將有感於斯文. Vậy 監 hay 覽, 懷 hay 感, chữ nào mới đúng nguyên văn.

Ảnh đại diện

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lý Bạch): Dịch nghĩa: Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía tây,

Câu đầu bài thơ nếu dịch nghĩa là: Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía tây, có lẽ có vấn đề về địa lý.
Bởi vì:
- Hoàng Hạc lâu nay ở huyện Vũ Xương thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
- Quảng Lăng thuộc Dương Châu, tỉnh Giang Tô. Tỉnh Giang Tô ở ven biển phía đông.
Như vậy lầu Hoàng Hạc ở phía tây của Dương Châu.
Quý vị nghĩ sao khi dịch nghĩa tây từ là: từ biệt để đi về tây ?
Chẳng lẽ Lý Bạch sai về phương hướng ?

Ảnh đại diện

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lý Bạch): Dịch nghĩa

Có lẽ sẽ sai nếu dịch nghĩa câu đầu tiên là: "Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía tây," ?
Hoàng Hạc lâu ngày nay ở Vũ Xương, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Còn Dương Châu thuộc tỉnh Giang Tô ở ven biển phía đông. Như vậy lầu Hoàng Hạc ở về phía tây so với Quảng Lăng, Dương Châu.

Ảnh đại diện

Thu dạ hỷ ngộ Vương xử sĩ (Vương Tích): Thể thơ - Thu dạ hỷ ngộ Vương xử sĩ - Vương Tích

Đồng ý với với bạn là thời Sơ Đường thể cách chưa rõ ràng. Các thi nhân nổi tiếng thời Đường, dù cả trong thời Thịnh Đường, Trung Đường hay Vãn Đường vẫn sáng tác một số bài luật thi phá cách âm luật, nhưng vẫn không bị coi là thất luật. Thôi thì bạn (hay ban quản trị Thi Viện) phân loại thể thơ như thế cũng được, không gì sai trái.
Chẳng hạn các bài thơ Thanh Thanh Thuỷ Trung Bồ của Hàn Dũ (thời Trung Đường) coi như thất âm luật (bài thứ ba lại còn thất vận), nhưng vẫn được coi là các bài ngũ ngôn tứ tuyệt hay. Nếu cho đó là các bài ngũ ngôn cổ phong, vấn đề chẳng còn đáng bàn luận.
Bài Kim Lũ Y nổi tiếng của Đỗ Thu Nương (thời Trung Đường) được cho là theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Nhưng chiếu theo luật thơ Đường sẽ bị các cụ khoa bảng xưa sổ toẹt. Không lẽ tới thời Trung Đường mà thể cách vẫn chưa rõ ràng ?
Bài thơ Ngụ Ngôn của Ngư Cơ Huyền (thời Vãn Đường) toàn bài thơ tuy sáng tác theo âm luật, vận, đối của luật thi, nhưng mỗi câu chỉ có 6 chữ. Quý vị phân loại bài thơ này vào thể thất ngôn bát cú. Như vậy mỗi câu còn thiếu một chữ. Không lẽ thi nhân thời Đường còn sáng tác thể thất ngôn bát cú thiếu một chữ ở mỗi câu? Nếu không, theo thiển nghĩ, bài này theo thể lục ngôn cổ phong, theo âm hưởng Đường luật.
Các thi nhân thời Đường sáng tác đa dạng, cả cổ thể thi (hay cổ phong), luật thi, tứ cú, nhạc phủ, phú, từ... Các tác giả đã mất hơn cả ngàn năm qua, hậu thế muốn đặt hay sửa thế nào tuỳ quan điểm theo lý thuyết đám đông và thời đại. Mà luật thơ chỉ là quy ước cộng đồng, có phá cách chẳng đáng quan tâm (nhưng người xưa không chấp nhận). Thơ là thở không hỏi.
Thiển nghĩ, nếu cho các bài thơ đó (phá cách luật thi) thuộc thể cổ phong có âm hưởng Đường luật, như thế không bị ràng buộc vào luật thơ Đường. Không nhất thiết theo đúng phân loại của cổ nhân (sau thời đại của các tác giả). Đây chỉ là ý kiến riêng tư; không phải là đề nghị sửa đổi. Miễn là thơ văn hay, cứ thích thú thưởng thức một cách hồn nhiên.

Ảnh đại diện

Đãi Trừ Quang Hy bất chí (Vương Duy): Đãi Trừ Quang Hy bất chí

Toàn bài thơ chép chữ Hán theo dạng phồn thể, nhưng chữ  储 ở đầu bài thơ lại ở dạng giản thể. Có nên đổi lại là 儲 hay không ?

Ảnh đại diện

Hý tặng Trương ngũ đệ nhân (Vương Duy): Hý tặng Trương ngũ đệ nhân

Chữ 予 ở câu cuối có nên đọc là "dư" thay vì "dữ" ?

Ảnh đại diện

Võng Xuyên biệt nghiệp (Vương Duy): Võng Xuyên biệt nghiệp

Toàn bài thơ chữ Hán được viết theo phồn thể, nhưng tại sao chữ 种 ở câu thứ hai lại viết theo giản thể ? Có nên sửa lại là 種 ?

Ảnh đại diện

Điền viên lạc kỳ 7 (Vương Duy): Bản dịch của Bản dịch của Trần Đông Phong

"hoàng lương" ở câu cuối trong bài thơ Điền Viên Lạc kỳ 7 của Vương Duy không liên can gì tới Hoàng Lương Mộng trong Thái Bình Quảng Ký (được biên soạn vào đời Tống Thái Tông). Bởi vì Vương Duy sống trong thời Thịnh Đường rất xa thời nhà Tống.

Ảnh đại diện

Ung hồ sơn tự (Trương Duyệt): Ung Hồ Sơn Tự

Chữ "cốc" ở câu thứ hai không có nghĩa là hang cốc. Phải viết là chữ 谷.

Ảnh đại diện

Thu dạ hỷ ngộ Vương xử sĩ (Vương Tích): Thu dạ hỷ ngộ Vương xử sĩ - Vương Tích

Hình như bài này tác giả sáng tác theo thể ngũ ngôn cổ phong, vì ngay hai câu cuối đã không theo đúng luật thi: luật bằng vần trắc. Câu thứ hai cũng vậy.
...
Tương phùng thu nguyệt mãn,  B B B T T
Cánh trực dạ huỳnh phi.             T T T B B

Xin tham vấn cao kiến. Cám ơn.

Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: