Trang trong tổng số 3 trang (21 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đẹp và thơ (Cô gái Kim Luông) (Nam Trân): Về cái từ QUA.

Đã một thời gian, có nhiều bài viết về cái cụm từ "Thuyền qua đến (tới) bến". Có nhiều người (chắc là ở ngoài bắc) cho rằng: đã QUA (đi qua bến) thì sao lại ĐẾN (bến) được, câu thơ thật khó hiểu! Về sau mới vỡ lẽ: từ miền Trung trở vào, QUA có nghĩa là SANG: Vậy câu thơ trên có thể viết lại như sau để người ngoài Bắc dễ hiểu: "Thuyền SANG tới bến, cô dừng lại"... Thế là từ đó hết tranh luận về cái từ QUA!
Câu chuyện rất đơn giản, nếu chúng ta có một kho từ vựng (kể cả từ địa phương) đủ để hiểu khi đọc một bài thơ nào đó!

LNg.BXL.

Ảnh đại diện

Lên chùa dâng hương (Hà Minh Đức): Về Thơ Hà Minh Đức.

Chào bạn Hồng Hà!

Cảm ơn bạn đã trả lời về thơ của GS Hà Minh Đức! Sau khi thắc mắc, tôi đã tìm và biết những điều như bạn nói. Trước đây, tôi đã đọc nhiều sách của GS Hà Minh Đức. Còn những bài thơ đăng trên báo chí kí tên Hà Minh Đức, thỉnh thoảng bắt gặp, tôi cũng có đọc, nhưng cứ tưởng đó là của một nhà thơ trẻ nào khác trùng tên GS, vì không có chú thich gì. Bây giờ mới vỡ lẽ.
Một lần nữa, xin cảm ơn bạn!

BÙI XUÂN LÂM,
NộnKhê.net

Ảnh đại diện

Xóm núi (Hà Minh Đức): Hỏi tên

- Xin hỏi: Hà Minh Đức trên đây có phải là Giáo sư Hà Minh Đức hay là nhà thơ trẻ Hà Minh Đức?
- Tôi đã đọc và biết đây là Giáo sư Hà Minh Đức.

LNg.BXL.

Ảnh đại diện

Xóm núi (Hà Minh Đức): Hỏi tên

Xin hỏi: Hà Minh Đức trên đây có phải là Giáo sư Hà Minh Đức hay là nhà thơ trẻ Hà Minh Đức?

LNg.BXL.

Ảnh đại diện

Vọng Lư sơn bộc bố (Lý Bạch): Bản dịch của Bùi Xuân Lâm

Nắng hắt Hương Lô bừng khói tím,
Xa nhìn thác nước tựa sông treo,
Từ ba ngàn thước cao lao xuống,
Cứ tưởng Sông Ngân rớt cái vèo!

Ảnh đại diện

Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu): Về bài thơ "Hoàng Hạc Lâu"...

VỀ BÀI THƠ "HOÀNG HẠC LÂU"...

1. Tôi quên không biết đã đọc bài thơ dịch Hoàng Hạc Lâu của nhà thơ Vũ Hoàng Chương ở đâu, nhưng lại rất nhớ là bài dịch rất hay, rất khác với những bản dịch của các nhà thơ nỏi tiếng khác, như Tản Đà, Ngô Tất Tố, Khương Hữu Dụng... Cái hay, cái khác đó, chính là "sự sáng tạo lại" của nhà thơ "say" họ Vũ. Đọc bài thơ (dịch), ta thấy nỗi lòng của tác giả gửi gắm vào trong đó; và đăc biệt, nỗi buồn ở đây không chỉ còn là của riêng tác giả, mà là của cả một thế hệ, một thời đại... Tôi rất tán đồng ý kiến của Khoi Dinh Bang trên kia, khi anh phân tich những từ ngữ, hình ảnh và cách sử dụng chúng trong bản dịch của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Rất cảm ơn Khoi Dinh Bang!
2. Theo tôi hiẻu (có thể hơi khác cách hiểu của các bạn đọc khác), từ HƯƠNG QUAN trong bài thơ không phải để chỉ QUÊ HƯƠNG như mọi người vẫn hiểu; mà nó chỉ một khái niêm có tính chất "trừu tượng" hơn, đó là "nơi quê hương vĩnh viễn, ngàn thu", nơi sau này, mọi người đang sống tạm bợ trên trái đất đầy đau khổ của chúng ta, sẽ trở về! Từ thế giới hiện thực đang sống, ngắn ngủi, tạm bợ, "dâu bể", đầy bất trắc và đau khổ, tác giả Hoàng Hạc Lâu (Thôi Hiệu) nghĩ tới một thế giới vĩnh hằng ngàn thu, nơi "quê hương đích thực" của mình (và của cả loài người, trong đó có mỗi người chúng ta) hiện không biết ở nơi nào (hà xứ thị?), vì vậy nỗi buồn mơi sâu sắc và có ý nghĩa phổ biến điển hình. Và như vậy, bài thơ mơi thật sự hay.

Bùi Xuân Lâm.

Ảnh đại diện

Lên Cấm Sơn (Thôi Hữu): Góp ý

Ở khổ 4, câu " Khó khăn đói rét muôn phần" cần sửa lại là: "Có khi đau ốm muôn phần" như vậy mới đúng nguyên văn bài thơ này.
Bài thơ này tôi đã thuộc lòng từ thời Kháng chiến chống Pháp, đến nay vẫn còn nhớ như in. Rất cảm ơn Vanachi đã đăng lên mạng để mọi người được biết và thưởng thức!
BÙI XUÂN LÂM

Ảnh đại diện

Người con gái Việt Nam (Tố Hữu): Về việc đọc thơ.

Có lẽ vì người ta mải làm ăn chăng? Theo tôi, những bài thơ yêu nước, cách mạng như trên, ta nên thỉnh thoảng đọc lại, để cho tâm hồn mình thêm phong phú, lành mạnh, khoẻ khoắn!

Ảnh đại diện

Việt Nam, máu và hoa (Tố Hữu): Đính chính vài chữ

Rừng núi đá xanh màu giải phóng.    > đã xanh màu...

Máu hoa trong máu đỏ như son,   > hoà trong máu...

Ảnh đại diện

Hành phương Nam (Nguyễn Bính): Về bài Hành phương Nam của Nguyễn Bính.

Tôi đã đọc nhiều lần thơ Nguyễn Bính; theo tôi, bài Amahum đưa ra là chính xác nhất!  //B.X.L.//

Trang trong tổng số 3 trang (21 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: