Trang trong tổng số 45 trang (441 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

DNH

Bài dịch thơ của Cao Thế Lữ và Đinh Phạm Thái:

Chống gậy, người theo, ngắm cổ thành
Chiều tà chuông điểm dạ mông mênh
Vọng lâu xuân vãn dương mờ khói
Nghe tiếng tù và lính điểm danh
Năm ấy Sùng Trinh khuya xuất chiến
Biên Cương Hồng Vũ dải mây xanh
Vườn rừng hoa cỏ, hươu ngơ ngác
Đêm sóng Trường Giang vỗ trước mành
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Bài dịch của DNH:

NGẮM THÀNH NAM KINH
Ngắm thành, hầu cận, gậy cùng ta
Chuông điểm buồn thay dưới ánh tà
Xuân vãn vọng lâu mờ áng khói
Chiều về lính thú tỉnh tù và
Biên Cương Hồng Vũ mây trời biếc
Cung ngựa Sùng Trinh trận chiến xa
Hoa cỏ vườn rừng hươu đứng lặng
Trường Giang đêm vắng nước bao la
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

DNH xin giới thiệu một bài thơ “chống tham nhũng” của Hoàng Giáp Đinh Nho Hòan trong tập “Mặc Trai Sứ tâp”:

QUÁ TƯƠNG ĐÀM KINH BAO DA MIẾU ĐỀ
(-Bao lão hoặc Bao công, tức Bao Chửng (990-1062), Quyền Ngự sử trung thừa đời Tống, phủ Khai Phong, quan xử án thanh liêm chính trực nổi tiếng trong lịch sử. Người đương thời ví ông như Diêm La và có câu “Kẻ hối lộ hãy tránh xa Diêm La Bao lão”
-Y, Phó là hai đại thần liêm chính đời Thương – Ân. Y Doãn:Tể tướng đời Thành Thang nhà Thương, Phó Duyệt: Tể tướng đời Vũ Đình nhà Ân).

Thiên tải hà thanh khai tiếu xỉ
Nhất hào quan hối viễn Diêm La
Nhi tôn mạc thán vô điền địa
Y Phó viên lâm hữu ký xa
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

QUA TƯƠNG ĐÀM ĐỀ MIẾU BAO CÔNG
(Bản dịch nghĩa của PGS Ngô Đức Thọ)

Nghìn năm sông trong thấy đá dưới đáy như hàm răng cười
Dù chỉ tơ hào hối lộ thì hãy tránh xa Diêm La
Con cháu chớ than buồn là không có ruộng đất
Y, Phó có nhiều rừng vườn đâu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Bài dịch thơ của Cao Thế Lữ:

Ngàn năm trong vắt đá sông cười
Hối lộ đố ai lọt mắt Người
Con cháu đừng than không ruộng đất
Nhìn xem Y Phó, tấm gương soi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Bài dịch của DNH:

Trong vắt ngàn năm tận đáy sông
Tham quan chớ dại gặp Bao Công
Cháu con đừng hận không vườn, đất
Y, Phó có đâu lắm ruộng đồng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hạnh Anh

DNH đã viết:
THƠ VÀ ĐỜI

Tạo hóa ban cho mỗi con người một cuộc đời. Có thể ví đời người như một bài thơ, có thể hay, có thể dở, hoặc có đoạn hay đoạn dở.
Nhiều người nước ngoài đến Việt Nam đã nhận xét một cách ngạc nhiên rằng, hình như ở Việt Nam ai cũng làm thơ và người Việt Nam không đọc thơ, mà hát thơ. Đúng là ở Việt Nam không thể thiếu thơ. Từ trong nôi nghe mẹ hát ru những bài thơ, ca dao, những câu hò, châm ngôn, tục ngữ, có vần có điệu.
Một học giả nước ngoài, vốn coi dân tộc ta là đối thủ, đã nhận xét rằng, người Việt Nam có nhiều đức tính được coi là những điểm mạnh đáng gờm, như cần cù, chịu khó, nhanh nhạy, dũng cảm, khi cần có thể cố kết với nhau…, nhưng cũng có những nhược điểm như thích làm ăn kiểu chụp dật, còn kém xa họ trong cách tính toán cho lâu dài. Song điểm yếu chí mạng mà đối thủ cần khoét sâu là thói đố kị lẫn nhau, đúng như câu châm ngôn: “Thua trời một vạn không bằng kém bạn một li”, đăc biệt là khi không có nguy cơ đe dọa lợi ích chung.
“Trời” ở xa thăm thẳm tận đâu đâu, không thèm chấp. Để thua kém mấy người ngay cạnh mình thì không chịu nổi! Thậm chí có kẻ còn kèn cựa, đố kị cả thầy.
Cũng có người đã hơn “bạn” đủ thứ, từ giàu sang, tiền tài, đến địa vị, danh vọng, nhưng chỉ cần thua kém “bạn” chút ít, chẳng hạn hiểu biết ít hơn về một lĩnh vực nào đó, là ấm ức lắm, phải tìm mọi cách dìm “bạn” bằng được.
Một người có tính đố kị đã được liệt vào loại tiểu nhân chưa và liệu có sửa được tính xấu này không? Làm sao để khỏi bị đố kị?
Nói đến tiểu nhân, có người đã đề ra những “tiêu chuẩn” sau:
Các tiểu nhân thường hay đặt điều gây chuyện vì mục đích nào đó; Tiểu nhân hay li gián những người xung quanh để thừa cơ “đục nước béo cò”; Tìm cách nói xấu người khác và xun xoe nịnh bợ kẻ có quyền thế; Trước mặt vâng dạ, sau lưng ngầm phản; Thấy ai đang đắc thế thì phục vụ hết mình, ai thất thế thì gạt bỏ không thương tiếc; Chà đạp lên người khác để tiến thủ, đạp lên đầu nhau mà leo cao; Thấy người gặp nguy thừa cơ hãm hại; Tìm cách đổ tội cho người khác, nhất quyết phải tìm cho ra kẻ thế thân mình khi gặp trắc trở.
Sergei Mikhalcov, một nhà thơ nổi tiếng của Nga đã nói một cách châm biếm rằng, để khỏi bị thiên hạ đố kị thì phải bất tài không làm nên trò trống gì, phải quen toàn những người xấu xí chả ra sao, hay phải mắc bệnh hiểm nghèo đang chờ chết.
Thói hẹp hòi, đố kị cũng có thể là một tính cách của tiểu nhân. Song so với các “tiêu chuẩn” nêu trên, thì một người chỉ ít nhiều đố kị người khác chưa hẳn đã là một tiểu nhân hoàn toàn.
Đời một tiểu nhân chắc chắn không phải là bài thơ hay. Người “thỉnh thoảng” đố kị người khác có lẽ thuộc loại thơ lúc hay lúc dở. Liệu có thể sửa bài thơ dở thành hay được không?
Hiềm một nỗi, người có tính đố kị chưa chắc đã biết bản thân đang mang tính đố kị trong mình. Nhìn nhận được một tật xấu nào đó của mình cũng coi như viết được một bài thơ hay.
Banzắc cho rằng, khi công nhận điểm yếu của mình, con người ta trở nên mạnh.
Hẳn con người ta, ai cũng muốn cuộc đời mình được đánh giá là một bài thơ hay, một áng văn đẹp. Được vậy, cuộc đời thật là thanh thản.
Có dân tộc, về thể xác bị coi là lùn, mà họ còn quyết tâm vươn cao được, lẽ dĩ nhiên không phải chỉ bằng thơ văn, nhưng không có nghĩa là thơ văn không giúp ích gì.
Có nhà văn nước ngoài đã cả gan nêu lên những thói hư tật xấu của dân tộc họ, tổng kết trong một cuốn sách có nhan đề là: Người nước họ “xấu xí”, với hi vọng đồng bào sẽ sửa được các tật thói đó để khỏi bị thiên hạ chê cười, khinh bỉ và để không bị liệt vào hạng tiểu nhân. Nhà văn đó rất biết tác dụng của văn học khi ông đề cập đến văn và đời.
Đối với một dân tộc yêu thơ ca, không thể sống thiếu thơ ca như Việt Nam, thì chắc là thơ ca lại càng có tác dụng mạnh mẽ, rất đáng được coi trọng.
Văn học có sức mạnh riêng của nó. Nhiều khi thơ văn giúp con người ta đi đến với chân lí. Thơ văn còn là người bạn tâm tình những lúc ta vui buồn. Biết bao nhà thơ, dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp, dù viết thơ bằng tay trái hay tay phải, vẫn thường xuyên tâm sự trong thơ, với thơ. Thơ cũng giúp ta hiểu nhau hơn, đến với nhau dễ hơn, dù quen hay lạ, dù xa hay gần. Có thể nói, đấy là tình thơ vậy.
Rất hoan nghênh và cám ơn Thiviện.net đã giúp những người yêu văn thơ có dịp giao lưu với nhau, bày tỏ tâm tư, vui buồn cùng nhau, gọt dũa  cho nhau từng lời văn câu thơ, biến xa thành gần, để cho tình thơ càng thêm thắm thiết, để cho đời càng thêm đẹp.
Tôi xin mạn phép họa một bài thơ rất chân tình của tác giả Hoàng Tâm trong chủ đề “Hội thơ Đường Hà Đông” như sau:

           TÌNH THƠ
Tình thơ man mác giữa tình người
Thơ thẩn vui buồn lúc dạo chơi
Tuổi mấy bất phân cùng rạo rực
Quê đâu không tính vẫn vui tươi
Vần thơ phác họa vài gia cảnh
Ý tứ nêu lên những nét đời
Thi viện kéo gần bao khoảng cách
Dù xa cũng biết bạn buồn vui.
                           DNH[/quote]



Với lời văn sắc sảo, bài viết của bác rất sâu sắc, đáng để suy ngẫm.
Đỗ Biện
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Việt Nam có một căn bệnh "gia truyền" nhưng phổ biến và mạnh mẽ thành "Quốc truyền" là : Đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại. Đây là phương châm xử thế của mọi người, mọi nhà, mọi ngành , mọi cấp, mọi nơi, mọi lúc đến mức thành "Quốc xử". Vì vậy mà nhà nghiên cứu VTN đề cập đến " Thói hư tật xấu của người Việt" với bao thiện ý nhưng vẫn bị phản đối kịch liệt. Nói riêng về tính cộng đồng của người Việt: Tính cộng đồng chỉ được phát huy khi cả cộng đồng bị dồn đến bước đường cùng.
(Một chút góp thêm với bác DNH để biểu thị đồng cảm với bài viết trên của bác).
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thế cho nên Việt Nam ta bao giờ cũng cần phải có thằng Tây, thằng Tàu nào đó nó hỗ trợ, nó tư vấn, nó chỉ huy, nó thúc bách, nó doạ dẫm, nó quát nạt, nó roi vọt... cho thì mới xong.

Mấy năm nay thấy rộ lên chuyện mời các chuyên gia tài chính, đầu tư, kinh doanh... tận đẩu đâu về thỉnh giảng, nói chuyện. Vé vào cửa có phải ít đâu, hai ba trăm đô một người. Nghe lại những lời vàng ngọc đắt đỏ ấy thì chỉ thấy có những ví dụ thực tế đưa ra là mới mẻ chứ những phân tích, kết luận thì có đầy trong tục ngữ, châm ngôn, ca dao, dân ca... của mình.

Ầy dà! Thôi thì bỏ tiền ra mà học rồi làm được giông giống người ta cũng tốt. Chỉ sợ đến nghe xong để về khoe mẽ là đã từng nghe ông Havard này, bà Cambridge kia, còn lời vàng ý ngọc thì quên tiệt, chưa nói đến việc đem ra áp dụng.

Rõ phí thay! Rõ chán thay!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Cám ơn các thi hữu Hạnh Anh, Thái Thanh Tâm, Tuấn Khỉ đã ghé thăm và nhận xét về "Thơ và đời". Mục đích bài viết của DNH là muốn được giao lưu, trao đổi chính kiến với mọi người, dù xa hay gần, trước lạ sau quen.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 45 trang (441 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối