☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Nước:
Rumani6 bài thơ
Thơ đọc nhiều nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 14/09/2007 08:28 bởi
Vanachi Nói đến Tzara (1896-1963, tên thật là Sami Rosenstock) ắt ta phải nghĩ ngay đến một tinh thần cách mạng sôi nổi cuồng nhiệt. Con ác điểu Tzara và đồng bọn đã kêu lên những tiếng kỳ lạ, kiêu hãnh và rùng rợn để báo hiệu sự mở mang của phong trào siêu thực. Tzara vốn người Lỗ Na Ni, ra đời tại Moineste vào năm 1896. Các tác phẩm đáng để ý của Tzara gồm có La Première Aventure Céleste de M. Antipyrine (1916), Vingt-cinq poèmes (1918), L’Homme approximatif (1931), Où boivent les Loups (1932), La Face intérieure (1953) v.v...
Tuy Tzara là người Lỗ Ma Ni nhưng chàng dùng tiếng Pháp để sáng tác. Trường thơ Đa Đa (École dadaiste) của Tzara đã qui tụ được một số cây viết trẻ tuổi như Benjamin Péret, Jean Cocteau, Philippe Soupault, Francis Picadia, và các thi sĩ siêu thực sau này như André Breton, Louis Aragon, Paul Éluard. Danh từ Đa Đa nghĩa là gì? Theo sự giải thích của các thi sĩ trong nhóm thì nó chẳng có nghĩa gì hết trọi. Nó có một giá trị tự do, độc lập không liên hệ gì đến những ý nghĩa trong ngôn ngữ hẹp hòi kiểu cách của loài người. Các thi sĩ Đa Đa ngông cuồng lắm. Họ coi thường cuộc đời. Họ muốn phá huỷ trật tự trong xã hội. Họ không thèm phân biệt cái Đẹp cái Xấu, không đếm xỉa đến cái Hay cái Dở. Họ coi bất cứ chuyện gì, bất cứ nhân vật nào cũng chỉ là trò đùa, là vô nghĩa. Văn chương là cái gì mới được chứ? Văn chương chỉ là sản phẩm của những quan niệm vớ vẩn của loài người. Trên cõi đời này nào có ai quan trọng gì đâu, ấy thế mà người nọ ca ngợi người kia, thế hệ nọ khen lao chê trách thế hệ khác. Thế hệ này nhắc đến các vĩ nhân như Jeanne d’Arc, Foch, Hugo, hay Pascal, v.v... Dầu sao, phái Đa Đa cũng bị người ta kết án là có nhiều điểm lập dị. Do đó, nhóm đó chết yểu. Nhiều thi sĩ Đa Đa như Breton, Éluard, Aragon, dần dần ly khai nhóm để lập ra trường siêu thực. Dầu ly khai, họ vẫn phải nhận rằng: ngoài những cái dở, nhóm Đa Đa đã cấp cho họ nhiều cái hay cái đẹp làm nền tảng cho trường siêu thực.
Nói đến Tzara (1896-1963, tên thật là Sami Rosenstock) ắt ta phải nghĩ ngay đến một tinh thần cách mạng sôi nổi cuồng nhiệt. Con ác điểu Tzara và đồng bọn đã kêu lên những tiếng kỳ lạ, kiêu hãnh và rùng rợn để báo hiệu sự mở mang của phong trào siêu thực. Tzara vốn người Lỗ Na Ni, ra đời tại Moineste vào năm 1896. Các tác phẩm đáng để ý của Tzara gồm có La Première Aventure Céleste de M. Antipyrine (1916), Vingt-cinq poèmes (1918), L’Homme approximatif (1931), Où boivent les Loups (1932), La Face intérieure (1953) v.v...
Tuy Tzara là người Lỗ Ma Ni nhưng chàng dùng tiếng Pháp để sáng tác. Trường thơ Đa Đa (École dadaiste) của Tzara đã qui tụ được một số cây viết trẻ tuổi như Benjamin Péret, Jean Cocteau, Philippe Soupault, Francis Picadia, và các thi sĩ siêu thực sau này như André Breton,…