Thơ » Trung Quốc » Tam Quốc » Tào Thực
Đăng bởi Vanachi vào 12/09/2008 11:43, đã sửa 3 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 26/11/2023 19:31
黃初三年,余朝京師,還濟洛川。
古人有言,斯水之神名曰宓妃。
感宋玉對楚王說神女之事,遂作斯賦。
其詞曰:
余從京域,
言歸東藩。
背伊闕,轘轅,
經通谷,陵景山。
日既西傾,
車殆馬煩。
爾乃稅駕乎蘅皋,
秣駟乎芝田。
容與乎陽林,
流盼乎洛川。
於是精移神駭,
忽焉思散。
俯則未察,
仰以殊觀。
睹一麗人,
於岩之畔。
乃援御者而告之曰:
「爾有覿於彼者乎?
彼何人斯,若此之艷也!」
御者對曰:
「臣聞河洛之神,
名曰宓妃。
然則君王之所見也,
無乃是乎!
其狀若何?
臣愿聞之。」
余告之曰:
其形也,
翩若驚鴻,
婉若遊龍。
榮曜秋菊,
華茂春松。
仿佛兮若輕雲之蔽月,
飄颻兮若流風之迴雪。
遠而望之,皎若太陽昇朝霞,
迫而察之,灼若芙蓉出淥波。
穠纖得中,
修短合度。
肩若削成,
腰如束素。
延頸秀項,
皓質呈露。
芳澤無加,
鉛華弗御。
雲髻峨峨,
修眉連娟。
丹唇外朗,
皓齒內鮮。
明眸善睞,
靨輔承權。
瑰姿艷逸,
儀靜體閑。
柔情綽態,
媚於語言。
奇服曠世,
骨像應圖。
披羅衣文璀燦兮,
珥瑤碧之華琚。
戴金翠之首飾,
綴明珠以耀軀。
踐遠遊之文履,
曳霧綃之輕裾。
微幽蘭之芳藹兮,
步踟蹰於山隅。
於是忽焉縱體,
以遨以嬉。
左倚采旄,
右陰桂旗。
攘皓腕於神滸兮,
採湍瀨之玄芝。
余情悅其淑美兮,
心振蕩而不怡。
無良媒以接歡兮,
托微波而通辭。
愿誠素之先達兮,
解玉佩以要之。
嗟佳人之信修兮,
羌習禮而明詩。
抗瓊珶以和予兮,
指潛淵而為期。
執眷眷之款實兮,
懼斯靈之我欺。
感交甫之棄言兮,
悵猶豫而狐疑。
收和顏而靜志兮,
申禮防以自持。
於是洛靈感焉,
徙倚徬徨。
神光离合,
乍陰乍陽。
竦輕軀以鶴立,
若將飛而未翔。
踐椒途之郁烈,
步蘅薄而流芳。
超長吟以永慕兮,
聲哀厲而彌長。
爾乃眾靈雜沓,
命儔嘯侶。
或戲清流,
或翔神渚,
或採明珠,
或拾翠羽。
從南湘之二妃,
攜漢濱之遊女。
嘆匏瓜之無匹兮,
詠牽牛之獨處。
揚輕袿之猗靡兮,
翳修袖以延佇。
體迅飛鳧,
飄忽若神。
陵波微步,
羅襪生塵。
動無常則,若危若安,
進止難期,若往若還。
轉盼流精,
光潤玉顏。
含辭未吐,
氣若幽蘭。
華容婀娜,
令我忘餐。
於是屏翳收風,
川後靜波。
馮夷鳴鼓,
女媧清歌。
騰文魚以警乘,
鳴玉鑾以偕逝。
六龍儼其齊首,
戴雲車之容裔。
鯨鯢踴而夾轂,
水禽翔而為衛。
於是越北沚,
過南岡,
紆素領,
迴清揚。
動朱唇以徐言,
陳交接之大綱。
恨人神之道殊兮,
怨盛年之莫當。
抗羅袂以掩涕兮,
淚流襟之浪浪。
悼良會之永絕兮,
哀一逝而異鄉。
無微情以效愛兮,
獻江南之明璫。
雖潛處於太陰,
長寄心於君王。
忽不悟其所舍,
悵神宵而蔽光。
於是背下陵高,
足往神留。
遺情想像,
顧望懷愁。
冀靈體之復形,
御輕舟而上溯。
浮長川而忘返,
思綿綿而增慕。
夜耿耿而不寐,
沾繁霜而至曙。
命仆夫而就駕,
吾將歸乎東路。
攬騑轡以抗策,
悵盤桓而不能去。
Hoàng Sơ tam niên, dư triều kinh sư, hoàn tế Lạc xuyên.
Cổ nhân hữu ngôn, tư thuỷ chi thần danh viết Phục phi.
Cảm Tống Ngọc đối Sở vương thuyết thần nữ chi sự, toại tác tư phú.
Kỳ từ viết:
Dư tòng kinh vực,
Ngôn quy đông phiên.
Bối Y Khuyết, Hoàn Viên,
Kinh Thông Cốc, lăng Cảnh Sơn.
Nhật ký tây khuynh,
Xa đãi mã phiền.
Nhĩ nãi thuế giá hồ hành cao,
Mạt tứ hồ chi điền.
Dung dữ hồ Dương Lâm,
Lưu miện hồ Lạc xuyên.
Ư thị tinh di thần hãi,
Hốt yên tứ tán.
Phủ tắc vị sát,
Ngưỡng dĩ thù quán (quan).
Đổ nhất lệ nhân,
Ư nham chi bạn.
Nãi viện ngự giả nhi cáo chi viết:
“Nhĩ hữu địch ư bỉ giả hồ?
Bỉ hà nhân tư, nhược thử chi diễm dã!”
Ngự giả đối viết:
“Thần văn hà Lạc chi thần,
Danh viết Phục phi.
Nhiên tắc quân vương chi sở kiến dã,
Vô nãi thị hồ!
Kỳ trạng nhược hà?
Thần nguyện văn chi.”
Dư cáo chi viết:
Kỳ hình dã,
Phiên nhược kinh hồng,
Uyển nhược du long.
Vinh diệu thu cúc,
Hoa mậu xuân tùng.
Phảng phất hề nhược khinh vân chi tế nguyệt,
Phiêu diêu hề nhược lưu phong chi hồi tuyết.
Viễn nhi vọng chi, hạo nhược thái dương thăng triêu hà,
Bách nhi sát chi, chước nhược phù dung xuất lục ba.
Nùng tiêm đắc trung,
Tu đoản hợp độ.
Khiên nhược tước thành,
Yêu như thúc tố.
Duyên cảnh tú hạng,
Hạo chất trình lộ.
Phương trạch vô gia,
Duyên hoa phất ngự.
Vân kế nga nga,
Tu my liên quyên.
Đan thần ngoại lãng,
Hạo xỉ nội tiên.
Minh mâu thiện lãi,
Yếp phụ thừa quyền.
Khôi tư diễm dật,
Nghi tĩnh thể nhàn.
Nhu tình xước thái,
Mị ư ngữ ngôn.
Kỳ phục khoáng thế,
Cốt tượng ưng đồ.
Phi la y văn thôi xán hề,
Nhĩ dao bích chi hoa cư.
Đới kim thuý chi thủ sức,
Chuế minh châu dĩ diệu khu.
Tiễn viễn du chi văn lý,
Duệ vụ tiêu chi khinh cư.
Vi u lan chi phương ái hề,
Bộ trì trù ư sơn ngung.
Ư thị hốt yên túng thể,
Dĩ ngao dĩ hy.
Tả ỷ thái mao,
Hữu âm quế kỳ.
Nhương hạo oản ư thần hử hề,
Thái thoan lại chi huyền chi.
Dư tình duyệt kỳ thục mỹ hề,
Tâm chấn đãng nhi bất di.
Vô lương môi dĩ tiếp hoan hề,
Thác vi ba nhi thông từ.
Nguyện thành tố chi tiên đạt hề,
Giải ngọc bội dĩ yếu chi.
Ta giai nhân chi tín tu hề,
Khương tập lễ nhi minh thi.
Kháng quỳnh đệ dĩ hoạ dư hề,
Chỉ tiềm uyên nhi vi kỳ.
Chấp quyến quyến chi khoản thực hề,
Cụ tư linh chi ngã khi.
Cảm Giao Phủ chi khí ngôn hề,
Trướng do dự nhi hồ nghi.
Thâu hoà nhan nhi tĩnh chí hề,
Thân lễ phòng dĩ tự trì.
Ư thị Lạc linh cảm yên,
Tỷ ỷ bàng hoàng.
Thần quang ly hợp,
Sạ âm sạ dương.
Tủng khinh khu dĩ hạc lập,
Nhược tương phi nhi vị tường.
Tiễn tiêu đồ chi uất liệt,
Bộ hành bạc nhi lưu phương.
Siêu trường ngâm dĩ vĩnh mộ hề,
Thanh ai lệ nhi my trường.
Nhĩ nãi chúng linh tạp đạp,
Mệnh trù khiếu lữ.
Hoặc hý thanh lưu,
Hoặc tường thần chử,
Hoặc thái minh châu,
Hoặc thập thuý vũ.
Tòng nam Tương chi nhị phi,
Huề Hán tân chi du nữ.
Thán Bào Qua chi vô thất hề,
Vịnh Khiên Ngưu chi độc xứ.
Dương khinh khuê chi uy mỹ hề,
Ế tu tụ dĩ duyên trữ.
Thể tấn phi phù,
Phiêu hốt nhược thần.
Lăng ba vi bộ,
La miệt sinh trần.
Động vô thường tắc, nhược nguy nhược an.
Tiến chỉ nan kỳ, nhược vãng nhược hoàn.
Chuyển phán lưu tinh,
Quang nhuận ngọc nhan.
Hàm từ vị thổ,
Khí nhược u lan.
Hoa dung a na,
Linh ngã vong xan.
Ư thị Bình Ế thu phong,
Xuyên Hậu tĩnh ba.
Phùng Di minh cổ,
Nữ Oa thanh ca.
Đằng văn ngư dĩ cảnh thừa,
Minh ngọc loan dĩ giai thệ.
Lục long nghiễm kỳ tề thủ,
Đới vân xa chi dung duệ.
Kình nghê dũng nhi giáp cốc,
Thuỷ cầm tường nhi vi vệ.
Ư thị việt bắc chỉ,
Quá nam cương.
Hu tố lĩnh,
Hồi thanh dương.
Động chu thần dĩ từ ngôn,
Trần giao tiếp chi đại cương.
Hận nhân thần chi đạo thù hề,
Oán thịnh niên chi mạc đương.
Kháng la duệ dĩ yểm thế hề,
Lệ lưu khâm chi lang lang.
Điệu lương hội chi vĩnh tuyệt hề,
Ai nhất thệ nhi dị hương.
Vô vi tình dĩ hiệu ái hề,
Hiến Giang Nam chi minh đương.
Tuy tiềm xứ ư Thái Âm,
Trường ký tâm ư quân vương.
Hốt bất ngộ kỳ sở xá,
Trướng thần tiêu nhi tế quang.
Ư thị bối hạ lăng cao,
Túc vãng thần lưu.
Di tình tưởng tượng,
Cố vọng hoài sầu.
Ký linh thể chi phục hình,
Ngự khinh chu nhi thượng tố.
Phù trường xuyên nhi vong phản,
Tư miên miên nhi tăng mộ.
Dạ cảnh cảnh nhi bất mị,
Triêm phồn sương nhi chí thự.
Mệnh bộc phu nhi tựu giá,
Ngô tương quy hồ đông lộ.
Lãm phi bí dĩ kháng sách,
Trướng bàn hoàn nhi bất năng khứ.
Năm Hoàng Sơ thứ ba, ta chầu kinh sư, về qua sông Lạc.
Cổ nhân từng nói, thần ở sông này tên gọi Phục phi.
Cảm lời Tống Ngọc với Sở vương về thần nữ, bèn làm bài phú này.
Lời viết rằng:
Ta từ kinh đô,
Trở về đông phiên.
Quay lưng lại Y Khuyết, Hoàn Viên,
Qua Thông Cốc, lên Cảnh Sơn.
Mặt trời đã lặn về tây,
Xe ngựa đều mệt mỏi.
Do đó dừng xe nghỉ tại bờ cỏ thơm,
Cho ngựa ăn trên ruộng cỏ.
Dạo bước ở Dương Lâm,
Phóng mắt nhìn về sông Lạc.
Bỗng tinh thần kinh hãi,
Hồn phách tiêu tán.
Cúi xuống còn chưa thấy,
Ngẩng lên đã hoàn toàn khác biệt.
Thấy một người đẹp,
Ở bên bờ sông.
Bèn kéo người phu xe nói:
“Ngươi có nhìn thấy người kia không?
Đó là ai vậy, người đó thật đẹp!”
Người phu xe đáp:
“Thần nghe nói thần sông Lạc,
Tên gọi Phục phi.
Chắc là người vương tử nhìn thấy,
Hẳn là như vậy!
Người đó dung mạo ra sao?
Thần muốn được nghe.”
Ta nói rằng:
Hình dáng của nàng,
Nhẹ nhàng như chim hồng bay,
Uyển chuyển như rồng lượn.
Rực rỡ như cúc mùa thu,
Tươi rạng như tùng mùa xuân.
Phảng phất như mặt trăng bị mây nhẹ che lấp,
Phiêu diêu như tuyết bị gió thổi cuốn lên.
Từ xa ngắm nhìn, trắng như ráng mặt trời lên trong sương sớm,
Tới gần nhìn kỹ, rực rỡ như hoa sen lên khỏi dòng nước trong.
To nhỏ vừa chuẩn,
Dài ngắn vừa thích hợp.
Vai như vót đẽo thành,
Eo như lấy dải lụa thắt lại.
Cổ trước sau thon dài,
Da trắng hé lộ.
Sáp thơm không cần thêm,
Phấn màu chẳng cần thoa.
Búi tóc cao như mây bồng,
Lông mày cong thon.
Môi son rực rỡ bên ngoài,
Răng trắng tinh khiết ở trong.
Con ngươi sáng liếc nhìn,
Má lúm đồng tiền hiện trên má.
Phong tư kiều diễm phiêu dật,
Dung nghi tĩnh lặng nhàn nhã.
Dáng vẻ nhu mì khoan thai,
Tiếng nói đầy mê hoặc.
Trang phục nàng diễm lệ lạ thường không có trên đời,
Cốt cách tướng mạo như trong tranh vẽ.
Mặc áo lụa bừng sáng,
Ngọc đeo tai toả màu biếc.
Đeo lông chim phí thuý vàng làm trang sức ở tay,
Kết ngọc minh châu đeo quanh người.
Đeo giày viễn du thêu hoa văn,
Quần lụa nhẹ nhàng phấp phới.
Ẩn trong hương thơm nồng của hoa lan,
Bồi hồi dạo bước bên sườn núi.
Rồi chợt thân thể nhẹ nhàng bay bổng làm sao,
Nhởn nhơ chơi đùa.
Bên trái có cờ mao ngũ sắc,
Bên phải có cờ quế che.
Đưa cổ tay trắng ngần bên bến sông,
Hái cỏ linh chi màu đen bên dòng nước xiết.
Ta ái mộ vẻ đẹp hiền thục của nàng,
Lòng thổn thức khôn nguôi.
Không có người mai mối tốt giúp mối hoan tình,
Đành nhờ ánh mắt làm lời biểu đạt.
Mong lòng thành của ta được chấp thuận,
Cởi ngọc bội để ước hẹn.
Ôi nàng đích thực hoàn mỹ,
Thông lễ nghĩa hiểu thi ca.
Mang ngọc quỳnh đệ đang đeo đáp lại ta,
Chỉ vào nơi vực sâu để hẹn ngộ.
(Ta) thực lưu luyến biết bao,
Chỉ sợ bị nàng lừa dối.
Cảm lời bội ước của Giao Phủ,
Do dự nghi ngờ.
Trấn yên lòng không để không để lộ vẻ vui mừng,
Tự giữ lễ giáo.
Rồi thần nữ cảm động,
Bồi hồi ngập ngừng.
Vẻ thần thái lúc ly lúc hợp,
Chợt sáng chợt tối.
Thân thể nhẹ nhàng lên cao như chim hạc đứng,
Như sắp bay đi mà còn chưa dứt.
Giẫm lên đường có hoa tiêu mùi nồng đượm,
Đi trên đường cỏ ngát thơm.
Buồn bã ngâm nga mãi lòng ái mộ,
Tiếng ca buồn bã thống khổ kéo dài.
Sau đó chúng tiên tụ hợp lại,
Gọi bạn kéo bè.
Hoặc đùa giỡn trên dòng nước trong,
Hoặc bay lượn trên bãi sông,
Hoặc hái minh châu,
Hoặc nhặt những lông chim biếc.
Hai nàng phi từ nam Tương,
Đem theo du nữ bến sông Hán.
Than sao Bào Qua không có bạn,
Kể sao Thiên Ngưu đơn độc.
Áo nhẹ bay phất phơ trong gió,
Buông tay áo đứng hồi lâu.
Thân nhanh như chim bay,
Phiêu dật như thần.
Đạp sóng bước từng bước nhỏ,
Từ áo rơi ra những bụi nước.
Những cử động không giống người thường, như nguy như an.
Tiến hay dừng khôn lường được, như đi như lại.
Con mắt di chuyển,
Ánh mắt như nhuốm vẻ ngọc.
Ngậm lời mà chưa thốt ra,
Hơi thở như hương lan.
Dung mạo nhu mì,
Khiến ta tới bữa quên ăn.
Sau đó Bình Ế thu gió,
Xuyên Hậu giữ sóng yên.
Phùng Di gõ trống vang,
Nữ Oa cất tiếng ca trong trẻo.
Cá văn bay tới hộ giá,
Tiếng loan ngọc đi xa dần.
Sáu con rồng xếp bằng nghiêm trang,
Kéo xe mây thư thái.
Cá kình nghê nhảy nhót hai bên nâng bánh xe,
Bầy chim nước lượn xung quanh bảo vệ.
Tiếp theo vượt bãi bắc,
Qua sườn nam.
(Nàng) quay cổ trắng ngần lại,
Ngoái đôi lông mày thanh tú nhìn.
Môi đỏ cử động từ từ nói,
Kể những lễ giáo cương thường giữa nam nữ.
Hận vì cảnh ngộ của người và thần không cùng,
Oán nỗi năm tháng tươi đẹp không tương xứng.
Nâng tay áo che ngấn nước mắt,
Lệ chảy thấm áo không ngừng.
Buồn buổi gặp gỡ tốt lành đã tuyệt,
Tiếc rằng một khi đã qua rồi mỗi người một nẻo.
Không có vật gì biểu thị ái tình,
Dâng tặng khuyên tai ngọc của Giang Nam.
Tuy ẩn trú tại Thái Âm,
(Nhưng) mãi gửi tấm lòng nơi vương tử.
Chợt chưa kịp nhận ra thì đã dứt,
Nàng biến mất vào giữa làn ánh sáng che phủ.
Sau đó (ta) quay xuống núi,
Nhưng chân vẫn còn lưu luyến lại.
Tình hoài tưởng tượng,
Ngoảnh lại buồn bã nhớ nhung.
Hy vọng hình bóng nàng lại xuất hiện,
Cưỡi thuyền nhẹ trên mặt nước.
Trôi trên sông dài quay trở lại,
Nhớ miên man mãi khôn nguôi.
Đêm thao thức không ngủ được,
Để sương thấm đẫm đứng ngóng cho đến sáng.
Lệnh cho đày tớ chuẩn bị xe ngựa,
Ta tìm lại nơi đường hướng đông.
Cầm cương, đặt yên lên ngựa,
Buồn bã bàn hoàn nhưng không đi được.
Trang trong tổng số 1 trang (5 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Vanachi ngày 12/09/2008 11:43
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Vanachi ngày 20/12/2018 11:05
Có 2 người thích
Năm Hoàng Sơ thứ ba, ta chầu kinh sư, về qua sông Lạc.
Cổ nhân từng nói, thần ở sông này tên gọi Phục phi.
Cảm lời Tống Ngọc với Sở vương về thần nữ, bèn làm bài phú này.
Lời viết rằng:
Ta từ kinh vực,
Trở lại đông phiên.
Quay lưng lại Y Khuyết, Hoàn Viên,
Qua Thông Cốc, lên Cảnh Sơn.
Ác lặn về tây,
Xe ngựa dùng dằng.
Rồi dừng xe tại bờ cỏ ngát,
Đưa ngựa ra đồng thơm ăn.
Dạo bước trong rừng dương,
Phóng mắt về Lạc xuyên.
Bỗng tinh thần kinh hãi,
Trong lòng xiêu tán.
Cúi còn chưa thấy,
Ngẩng lên đã khác.
Có một mỹ nhân,
Ở bên bờ nước.
Bèn kéo phu xe lại hỏi rằng:
“Ngươi có thấy người kia không?
Người đó là ai, sao mà đẹp vậy!”
Người phu xe đáp:
“Thần nghe sông Lạc có thần,
Tên gọi Phục phi.
Chắc là người vương tử nhìn thấy,
Hẳn không thể sai!
Người đó dung mạo ra sao?
Thần muốn được nghe.”
Ta trả lời rằng:
Hình dáng của nàng,
Nhẹ tựa chim hồng,
Uyển chuyển như rồng.
Rực rỡ thu cúc,
Tươi rạng xuân tùng.
Phảng phất như mây che bóng nguyệt,
Phiêu diêu tựa gió bay làn tuyết.
Từ xa mà ngắm, trắng hé ráng mặt trời lúc ban mai,
Tới gần để xem, tươi nở đoá phù dung trên dòng biếc.
To nhỏ vừa tầm,
Ngắn dài hợp độ.
Vai tựa vót thành,
Eo như được bó.
Cổ gáy thon dài,
Da ngần hé lộ.
Sáp thơm không dùng,
Phấn màu chẳng ngự.
Tóc búi mây bồng,
Mày uốn thon cong.
Ngoài môi thắm đỏ,
Răng ngà bên trong.
Con ngươi khẽ liếc,
Má lúm đồng tiền.
Phong tư kiều diễm,
Dáng tĩnh thân nhàn.
Nhu mì khoan nhã,
Mê hoặc tiếng thanh.
Phục trang khoáng thế,
Cốt mạo như tranh.
Khoác áo lụa ngời sáng chừ,
Khuyên tai toả sắc xanh.
Tay đeo lông thuý vàng làm trang sức,
Người kết ngọc minh châu xung quanh.
Giày viễn du thêu hoạ tiết,
Quần mây lụa phất nhẹ nhàng.
Ẩn bóng lan toả hương ngát chừ,
Dạo bồi hồi bên sườn non.
Rồi chợt nhẹ nhàng bay bổng,
Chơi đùa nhởn nhơ.
Trái cờ ngũ sắc,
Phải lộng quế che.
Nâng tay trắng ngần bên bến trong chừ,
Hái cỏ chi đen nơi nước xiết.
Ta mến vẻ đẹp của nàng chừ,
Lòng thổn thức khôn nguôi.
Không người mai mối lương duyên chừ,
Đành nhờ ánh mắt tỏ lời.
Mong lòng thành được chấp thuận chừ,
Cởi ngọc bội ngỏ thưa.
Ôi nàng thực hoàn mỹ chừ,
Thông lễ nghĩa, hiểu thi từ.
Mang ngọc quỳnh đáp lại ta chừ,
Chỉ nơi hẹn ước tại vực sâu.
Lưu luyến chân thành biết bao chừ,
Chỉ e nàng dối lừa.
Cảm Giao Phủ bị bội ước chừ,
Lo lắng do dự nghi ngờ.
Trấn yên niềm hoan hỉ chừ,
Giữ lễ giáo mà e dè.
Rồi Lạc thần cảm động,
Bồi hồi dùng dằng.
Thần thái ly hợp,
Lúc tối lúc bừng.
Thân nhẹ bổng như hạc đứng,
Như sắp bay lại ngập ngừng.
Dẫm đường tiêu hoa nồng đượm,
Đi lối cỏ ngát mùi hương.
Ngâm nga mãi lòng yêu mến chừ,
Tiếng ca buồn bã khôn cùng.
Rồi chúng tiên tụ họp,
Kéo bè bạn lại.
Hoặc giỡn nước trong,
Hoặc bay trên bãi,
Hoặc hái minh châu,
Hoặc tìm lông biếc.
Hai Tương phi từ nam về,
Đem du nữ sông Hán tới.
Than Bào Qua cô đơn chừ,
Kể Thiên Ngưu không bạn.
Áo nhẹ phất phơ trong gió chừ,
Buông tay hồi lâu đứng lặng.
Thân tựa chim bằng,
Phiêu dật như thần.
Nhẹ nhàng đạp sóng,
Áo bọt nước sinh.
Cử động vô thường, như nguy như an,
Đứng đi khó đoán, như tiến như hoàn.
Mắt chuyển lưu tinh,
Vẻ ngọc rỡ ràng.
Ngậm lời chửa thốt,
Hơi đượm hương lan.
Dung mạo nhu mì,
Ta bữa quên ăn.
Rồi Bình Ế thu gió,
Xuyên Hậu lặng sông.
Phùng Di gõ trống,
Nữ Oa ca vang.
Cá văn ngư bay hộ giá,
Dần dần xa tiếng ngọc loan.
Sáu rồng xếp bằng nghiêm trang,
Kéo xe mây mà lướt nhẹ.
Kình nghê nhảy nâng bánh xe,
Chim nước lượn quanh bảo vệ.
Rồi vượt bãi bắc,
Qua sườn nam.
Quay cổ trắng,
Ngoái mày thanh.
Động môi thắm để đưa lời,
Nhắc nhở lễ giáo cương thường.
Hận thần người không đồng cảnh chừ,
Oán ngày vui chẳng thể cùng.
Nâng tay che nước mắt chừ,
Lệ thấm áo không ngừng.
Buồn buổi hội ngộ nay đã hết chừ,
Tiếc chia tay rồi cách hai phương.
Không gì biểu thị tình ái chừ,
Lấy ngọc Giang Nam mà dâng.
Tuy ẩn trú tại Thái Âm,
Nhưng lòng gửi mãi nơi chàng.
Chợt chưa định thần thì đã dứt,
Nhìn nàng biến mất giữa hào quang.
Rồi xuống từ núi cao,
Chân vẫn luyến lưu.
Tình hoài tưởng tượng,
Ngoảnh lại u sầu.
Hy vọng nàng lại hiện hình,
Cưỡi thuyền nhẹ bơi trên sóng.
Trôi theo sông dài trở lại,
Nỗi nhớ miên man đằng đẵng.
Đêm thao thức không sao ngủ,
Đẫm sương dày cho tới sáng.
Lệnh đày tớ đóng xa giá,
Tìm nơi đường đông mà hướng.
Cầm dây cương, đặt yên ngựa,
Lòng bàn hoàn mà không đi được.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 09/06/2019 23:13
Lăng ba vi bộ 淩波微步
Trong tiểu thuyết võ hiệp Thiên long bát bộ của Kim Dung, nhân vật Đoàn Dự có thế võ khinh công tuyệt kỹ gọi là Lăng ba vi bộ.
Thật ra, bốn chữ này không phải do Kim Dung sáng tạo ra, mà ông đã mượn bốn chữ này trong một bài phú nổi tiếng lãng mạn trữ tình, được các văn học giả Trung Quốc xưng tụng là bài phú kiệt tác của thời nhà Nguỵ đời Tam Quốc, tức là bài Cảm chân phú do Trần Tư Vương Tào Thực, một đại văn hào tài hoa phóng khoáng viết ra vào năm 223.
Có nhà phê bình văn học cho rằng thông qua nữ thần sông Lạc, tác giả đã sử dụng nhiều mỹ từ, trí tưởng tượng phong phú, kể lại sự tương ngộ lãng mạng trong mơ của ông với Mật Phi, vị nữ thần của sông Lạc, từ vóc dáng tiêu sái thoát tục, phẩm hạnh đoan chính trang nhã, bước đi uyển chuyển nhẹ nhàng, đến chuyện tác giả được nữ thần đem gối đầu ra tặng, và nỗi lòng tương tư thương nhớ của ông khi hai người chia tay nhau, mà về sau có người cho đó, chính là hình ảnh của Chân thị, người chị dâu, vợ Nguỵ Văn Đế Tào Phi, mà ông đã đem hết lòng ngưỡng mộ.
Bài phú này cũng trở thành đề tài tranh luận lâu đời về mối u tình của ông với Chân hoàng hậu.
Ở đây tôi chỉ xin trích một đoạn ngắn, trong bài phú, đó là lời Tào Thực kể lại cho người đánh xe ngựa của mình, về thể thái, dáng đi, điệu bộ, sắc diện của Nữ thần sông Lạc mà ông đã mơ thấy:
休迅飛鳧,飄忽若神,淩波微步,羅襪生塵。動無常則,若危 若安。進止難期,若往若還。轉眄流精,光潤玉顏。含辭未吐,氣若幽蘭。華容婀娜,令我忘餐。Mấy chữ “Lăng ba vi bộ” 凌波微步, trong bài phú này đã được Kim Dung mượn để đặt tên cho miếng võ khinh công trấn môn, tuyệt kỹ của Đoàn Dự trong Thiên long bát bộ như trên đã trình bầy.
Hưu tấn phi phù, Phiêu hốt như thần, Lăng ba vi bộ, la mạt sinh trần,động vô thường tắc, nhược nguy nhược an, tiến chỉ nan kỳ, nhược vãng nhược hoàn, chuyển miện lưu tinh, quang nhuận ngọc nhan, hàm từ vị thổ, khí như u lan, hoa dung a na, lịnh ngã vong san.
Tạm dịch:
Nàng (tức nữ thần Lạc thuỷ) có vóc dáng nhẹ nhàng như ngỗng trời bay, ẩn hiện vô thường, biến ảo quỷ xuất thần một. Chân lướt trên sóng, đi những bước nhanh nhẹn nhỏ bé, tiến về phía ta, làm bụi nước bay lên bám vớ lụa như những giọt thuỷ châu.Hành vi, cử chỉ,đều lạ kỳ không chuẩn mực. Tưởng như hấp tấp, mà hoá ra nhàn nhã. Tiến thoái, động tĩnh đều như không định trước.Có lúc, ta tưởng nàng như sắp dời xa mà hoá ra lại gần. Rồi nàng đưa mắt nhìn ta, dung nhan như ngọc nhuận, ôn hoà mà thanh khiết.Miệng như muốn nói, mà e ấp thẹn thù. Hương thơm như u lan tán phát. Phong thái yêu kiều khả ái, khiến lòng ta đắm đuối si mê, quên ăn mất ngủ.
Đông A Vương (Tào Thực) cuối đời nhà Hán muốn lấy con gái Chân Dật (tức Chân thị) nhưng không toại nguyện. Khi Tào Tháo hồi binh, đem Chân thị gả cho Ngũ quan trung lang tướng Tào Phi, khiến cho Tào Thực hết sức bất bình. Ngày đêm tơ tưởng, đến bỏ cả ăn ngủ.Từ bài viết của Lý Thiện, người đời sau mới đặt thành nghi vấn Tào Thực vì quá yêu Chân thị mà viết Lạc thần phú.
Sau khi Chân thị chết được hai năm, đến năm Hoàng Sơ tứ niên, tức năm 223, Tào Thực đến Lạc Dương để triều kiến Nguỵ Văn Đế Tào Phi. Phi có lẽ như hối hận, sai con là Thái tử là Tào Duệ, người con do Chân thị sinh ra, mở tiệc và bồi tiếp Tào Thực. Tào Thực nhìn thấy cháu, tưởng nhớ đến Chân thị, lòng đau sót miên man. Bất giác rơi lệ.
Sau bữa ăn, Tào Thực được Tào Phi ban cho di vật của Chân thị. Đó là một chiếc gối đầu có dát ngọc và đai bằng vàng. Tào Thực mang chiếc gối đầu của người Chân thị trở về phong địa của mình. Trên đường về, Thực đậu thuyền bên bờ sông Lạc. Nhân vì lòng quá bi thống thương nhớ Chân thị, lại thêm đường trường lao luỵ mệt mỏi, thần trí mông lung hoảng hốt, đứng ngồi không yên, Tào Thực bỗng mơ màng cảm thấy bóng Chân thị yểu điệu thướt tha từ xa lướt gió xuất hiện, nói: “Lòng thiếp vốn phó thác cho chàng, mà không được toại nguyện. Chiếc gối đầu này là của thiếp mang theo khi lấy Ngũ quan trung lang tướng (chức của Tào Phi khi chưa cướp ngôi nhà Hán), nay xin hiến tặng chàng”. Sau đó nàng sai người đem châu báu tặng cho Thực. Thực cũng đem ngọc bội tặng lại. Rồi cùng nhau hoan lạc. Cả hai vừa xót xa vừa bi thống. Xong thì biến đi.
Lúc Tào Thực hoảng hốt tình dậy. Té ra chỉ là một giấc Nam Kha. Khi về đến phong địa của mình ở Chân Thành, hình ảnh tao ngộ trong mộng với Chân thị bên bờ sông Lạc vẫn còn làm cảm kích, tâm hồn, đầu óc Tào Thực, lại thêm văn tứ dồi dào, nhân thế, Tào Thực mới viết Cảm chân phú 感甄賦.
Về sau, Nguỵ Minh Đế Tào Duệ, con của Chân thị, lên nối nghiệp Tào Phi, tránh tiếng cho mẹ, mới đổi Cảm chân phú thành Lạc thần phú 洛神賦.
Diêu Bông hời! Ới Diêu Bông!Và, bài thơ Lá diêu bông được ra đời năm 1959, trở thành một bài thơ được nhiều người yêu thích ngâm ngợi, và được nhiều nhạc sĩ phổ thành những bản nhạc trữ tình, thật đẹp.
人生若只如初见,何事西风悲画扇?Với lời thơ ví von thương cảm ấy, Chân thị bị Tào Phi gán cho tội là có lời oán trách, sai sứ giả đến “tứ tử” 賜 死, tức ban ân cho cái chết, bắt ép nàng phải tự tử, đúng vào lúc Chân thị 39 tuổi.
Nhân sinh nhược chỉ sơ kiến, Hà sự tây phong bi hoạ phiến?
(Cuộc đời nếu chỉ như gặp nhau lúc đầu, thì chiếc quạt hoa kia đâu phải chịu cảnh phũ phàng khi gió thu về?)
初,甄后之诛,由郭后之宠,及殡,命被髮覆面,以糠塞口,遂立郭后,使养明帝。帝知之,心常怀念,数泣问甄后死状。郭后曰‘先帝自杀(之),何以责问我?且汝为人子,可追仇死父,为前母枉杀后母邪?’明帝怒,遂逼杀之,敕殡者使如甄后故事。
Sơ, Chân hậu chi chu, do Quách thị chi sủng, cập tẫn, mệnh bị phát phúc diện, dĩ khang tắc khẩu, toại lập Quách hậu, sừ dưỡng Minh Đế, Đế tri chi, tâm thường hoài niệm, số khấp Chân hậu tử trạng. Quách hậu viết: “Tiên đế tự sát chi, hà dĩ trách vấn ngã, thả nhữ vi nhân tử, khả truy cừu tử phụ, vi tiền mẫu uổng sát hậu mẫu”. Minh đế nộ, toại bức sát chi, sắc tẫn giả sử như Chân Hậu cố sự.
(Lúc bấy giờ, việc Chân hậu bị giết có liên quan đến việc Quách hậu được Tào Phi sủng hạnh, chừng lúc sắp đem vào áo quan, sai người để cho tóc phủ mặt, và lấy cám đổ đầy miệng Chân hậu, sau đó lập Quách thị làm Hoàng hậu và nuôi Tào Duệ. Tào Duệ biết chuyện, trong lòng thường hoài niệm thương nhớ Chân hậu, nhiều lần khóc hỏi cái chết của mẹ mình. Quách hậu trả lời rằng: Giết bà ấy là tiên đế (tức Tào Phi), sao lại trách hỏi ta. Vả ngươi là con cái, lẽ nào lại thù hận cha mình đã chết rồi, và vì mẹ chết oan mà giết mẹ nuôi mình. Tào Duệ nổi giận, sai người ép Quách hậu chết và sai người tẩm liệm y hệt như Chân thị ngày trước.)
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 24/03/2020 17:35
Năm thứ ba Hoàng Sơ, ta đến kinh sư triều bái thiên tử, lúc trở về đi qua Lạc Thuỷ. Theo truyền thuyết, tên của vị thần linh ở Lạc Thuỷ này là Phục Phi, nguyên là tiểu nữ của Phục Hy Đế (tức Thái Hạo) lúc chơi đùa ở Lạc Thuỷ bị chết đuối, sau khi chết được phong làm thần của Lạc Thuỷ. Vì thế nên câu chuyện viên tướng của Sở Vương là Tống Ngọc ngộ kiến thần nữ được viết thành “Thần nữ phú”, ta cũng đem chuyện của chính mình đã trải qua mà viết lại như vầy:
Ta từ kinh thành trở về phong ấp ở phương đông (Quyền Thành). Vòng bên Y Quyết Sơn, vượt qua Hoàn Viên Sơn, lại đi xuyên Thông Cốc để lên Cảnh Sơn. Lúc này, mặt trời đã xuống phía tây, xa mã đều đã mệt mỏi. Vì vậy nên xe dừng lại trên bãi cỏ thơm bên bờ sông, cho ngựa thả rong ăn cỏ uống nước. Ta thả bộ chầm chậm nhàn nhã trong rừng cây thưa, phóng tầm mắt thưởng thức cảnh sắc mỹ lệ của Lạc Thuỷ. Bỗng nhiên ta cảm thấy tâm thần chấn động, tâm tình như đang thả trôi về phương xa. Vừa ngẩng đầu lên thì nhìn thấy một cảnh tượng kỳ dị, có một nữ tử đẹp tựa thiên tiên đang ở ven núi bên cạnh. Ta vội kéo tên tuỳ tùng lại hỏi: “Ngươi có nhìn thấy cô gái kia không? Nàng là ai? Thật là quá đẹp!” tuỳ tùng đáp: “Thần nghe nói thần linh của Lạc Thuỷ gọi là Phục Phi, vậy quân vương nhìn thấy ắt là nàng ta? Tướng mạo nàng như thế nào? Thần rất muốn nghe.”
Ta nói: “Thần thái nàng khinh doanh nhu mỹ tựa như chỉ cần động nhẹ cũng khiến nàng phiên phiên bay lên như hồng nhạn, thân hình nàng kiện mỹ nhu khúc như du long đằng không hỷ hí; dung nhan sáng lạng giống hoa cúc mùa thu nở rộ, nét thanh xuân phồn thịnh như thanh tùng mùa xuân xanh tươi; bước đi như có như không tựa mây thưa nhè nhẹ bao quanh minh nguyệt, hình tượng phiêu đãng bất định như gió thổi làm tuyết hoa cuốn lên; nhìn xa xa, trong sáng khiết bạch giống như thái dương từ trong sóng nước đang dần lên cao, đến gần xem thì thật là minh lệ diệu nhãn như hoa hà đang đứng trên mặt nước hồ trong suốt; vai đẹp như được vót, eo được thắt một sợi lụa trắng mềm mại, cổ nhỏ dài, làn da trắng nhạt ẩn ẩn hiển lộ; không cần nước hoa, không cần son phấn; búi tóc phất phơ cao cao, đôi lông mày dài dài uốn khúc; hàm răng trắng tinh hiện sau đôi môi; đôi mắt sáng trong đa tư thật quyến rũ, hai lún đồng tiền ẩn hiện trên hai gò má. Tư thái kỳ mỹ, minh diễm cao nhã, nghi dung an tịnh, thần thái nhàn thục, nhu thuận khoan hoà duyên dáng, dùng lời nói thật khó mà hình dung được. Cách ăn mặc của nàng nhân gian thật hiếm thấy, cốt cách tướng mạo như tiên nữ trong tranh; y phục của nàng may bằng lụa mỏng sáng đẹp, đeo đôi hoa tai được điêu khắc từ ngọc đẹp; trang sức làm bằng hoàng kim phối phỉ thuý, dung mạo mỹ lệ sáng ngời như hy thế minh châu; nàng mang một đôi hài thêu hoa tinh mỹ, đang bồi hồi rảo bước bên dườn núi, tung tăng nhảy nhót, vừa đi vừa nô đùa; mặt trái có cờ màu ở bên cạnh, mặt phải có lộng quế chi che bóng. Nàng đang cuộn tay áo, để cánh tay trắng ngần ngập vào trong Lạc Thuỷ khiến cho nước sông trở nên đen đúa.
Ta đã ái mộ sâu sắc sự hiền thục và diễm lệ của nàng, tâm tình trôi dạt, buồn bã không vui. Khổ nỗi không có người mai mối đi truyền đạt lòng ái mộ của ta, phải dùng ánh mắt chứa chan tình cảm để biểu lộ tấm lòng, hy vọng tình cảm tha thiết của ta có thể biểu đạt với nàng trước người khác, ta muốn đem ngọc bội đeo bên lưng tặng nàng làm vật thề hẹn. Nàng thật quá hoàn mỹ, không những biết giữ lễ nghĩa mà còn thông hiểu thi ca, nàng đưa mỹ ngọc lên để đáp trả lại ta, chỉ vào đầm nước ước định kỳ hẹn gặp mặt. Trong lòng ta tràn đầy sự yêu thương chân thành, chỉ sợ vị thần đẹp đẽ đang lừa dối; truyền thuyết từng có hai vị thần nữ ở bên bờ Hán Thuỷ tặng bạch ngọc cho Trịnh Giao Phủ ước định chung thân, nhưng rồi phản bội lời thề, ngoảnh mặt đã không còn gặp lại, vì vậy nên ta do dự bán tín bán nghi, nét mặt nghiêm nghị nhưng lòng đầy sự hoan hỷ, trấn định tình tự, buộc mình phải nghiêm thủ lễ nghi giữa nam và nữ để tự khống chế lấy mình.
Do vậy nên Lạc Thần cảm động, luẩn quẩn bồi hồi, ngũ sắc thần quang thoắt ẩn thoắt hiện hốt minh hốt ám, tung thân khinh linh nhẹ nhàng như tiên hạc muốn bay đi mà vẫn còn lưu luyến. Nàng bồi hồi giữa khóm hương Thục Lan trên con đường nhỏ đang toả hương không ngừng bay lên không trung, rồi cất giọng ngâm nga quyến luyến, thanh âm bi ai thê lương ngân vang không ngắt. Chẳng lâu sau, các thần linh gọi nhau tụ lại, có vị nhảy nhót trong dòng nước sông trong vắt, có vị bay lượng trên bãi cát Lạc Thần thường du, có vị ở dưới đáy sông nhặt minh châu, có vị nhặt những sợi lông vũ đẹp đẽ bên bờ sông. Lạc Thần có Nga Hoàng, Nữ Anh ở Tương Thuỷ, nữ thần ở Hán Thuỷ theo bên cạnh bầu bạn, than thở cho sự cô đơn lẻ loi của Bào Qua Tinh, đồng tình với Khiên Ngưu Tinh sống một mình trong cảnh tĩnh mịch. Nàng đưa tay lên, dùng tay áo che ánh nắng mặt trời để tầm mắt ngắm được xa thêm, phần thân áo trên nhè nhẹ phiêu động theo gió. Cử động của nàng nhẹ nhàng như một con phi điểu, phiêu dật như thần, thâm bất khả trắc; cất từng bước nhỏ trên mặt nước, dưới chân nàng nở ra từng làn nước mềm mại; hành tung bất định, buồn vui không tỏ, tiến thoái nan liệu, muốn đi nhưng vẫn còn đứng lại, ánh mắt nhu tình lưu động, thần thái phi dương, gương mặt hữu tình thật kiều lệ, dường như nàng có rất nhiều lời muốn nói chứa trong miệng, hơi thở ngạt ngào hương lan; hoa dung nguyệt mạo của nàng lôi cuốn quyến rũ khiến ta không còn biết ta đang ở đâu. Lúc này, phong thần ngưng thổi gió, thuỷ thần dừng khởi sóng, thần ty âm dương gõ vang tiếng trống trời, Nữ Oa cất cao giọng hát trong trẻo; cá chép xúm lại vây quanh cỗ xe, sáu con rồng tề đầu tịnh tiến, kéo xe mây chầm chậm mà đi; kình ngạc tranh nhau nhảy đến bảo hộ cỗ xe, thuỷ điểu dương cánh bay qua bay lại như con thoi để hộ vệ. Vì vậy, Lạc Thần vượt qua quần đảo nhỏ, vòng qua eo núi phía nam, nàng quay đầu lại dùng ánh mắt thanh tú mỹ lệ nhìn ta, đôi môi mấp máy, chầm chậm nói những lễ tiết cương thường không thể không phân li, thống hận cảnh ngộ bất đồng của thần và người, rồi nàng đưa tay lên dùng tay áo gạt lệ, nước mắt lại cuồn cuộn tuôn trào thấm ướt cả y thường; cuộc gặp gỡ mỹ hảo vĩnh viễn đoạn tuyệt một cách thương tâm, ai oán; từ đây biệt li đất trời mỗi ngã. Không có tín vật biểu thị ái tình có thể tặng nhau, nàng liền đem chiếc ngọc hoàn danh quý của Giang Nam tặng cho ta, “tuy ẩn cư nơi thiên giới, thiếp vẫn sẽ thường nhớ đến quân vương…” còn chưa dứt lời thì bóng dáng chợt đã biến mất, thần quang tiêu độn.
Do đó, ta trèo đèo vượt núi, thượng hạ truy tung, mong tìm được dấu chân Lạc Thần lưu lại. Lạc Thần đã đi, tình cảnh vẫn còn, tìm khắp bốn phương. Ta trông mong hình bóng Lạc Thần lại xuất hiện, vì vậy ta ngồi thuyền nhỏ ngược xuôi dòng nước, phiêu bạc trên Trường Giang không muốn trở về, tư niệm liên miên bất tuyệt, lòng tư mộ lại càng nồng nhiệt. Đêm khuya, tâm thần bất an, không thể ngủ được, sương đêm dày đặc thấm ướt y thường cho đến khi trời sáng. Không chờ được nữa, phải lệnh cho bộc phu khởi giá tiếp tục quy trình. Ta nắm chặt dây cương, giơ roi quất ngựa, vẫn đứng tại nơi cũ, không nỡ rời đi.
Gửi bởi Hà Như ngày 08/05/2011 17:07
Có 1 người thích
@ Vanachi,
Theo Hà Như:
Trong Lạc thần phú, 宓妃 chính là Phục Phi con của Vua Phục Hy 宓羲 (房六切), chưa bao giờ vua Phục Hy được gọi là Mật Hy cả.
Chú thích Mật phi, viết rằng:
Tương truyền là con gái Mật Hy 宓羲 (hay Phục Hy 伏羲, còn gọi là Bao Hy 包犧, Bào Hy 庖犧), chết đuối ở sông Lạc và làm thần sông Lạc. "Ly tao" 离騷: "Ngô lệnh Phong long thừa vân hề, Cầu Mật phi chi sở tại" 吾令豐隆乘雲兮,求宓妃之所在 (Ta sai thần sấm đưa cưỡi mây đưa, Mong tìm tới nơi của Mật phi). Chữ 宓 có thể đọc là Phục (theo Khang Hy từ điển).
Theo Hà Như,
Mật phi trong bài này nên phiên là Phục phi.
Phần chú thích Mật phi, có thể sửa lại là:
Chữ 宓妃 đọc là Phục phi , có một số sách đọc là Mật phi hoặc Bật phi (Hồng lâu mộng - Văn tế Tình văn)
Hà Như
(nếu sửa, có thể xoá look này)
Gửi bởi Vanachi ngày 25/05/2011 12:05
Có 1 người thích
Cái này bác nói chí lý, cháu đã sửa lại :)