Dưới đây là các bài dịch của Lỗ Bình Sơn. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Niên kỷ tuy nhiên tiểu (Uông Thù): Bản dịch của Lỗ Bình Sơn

Mười hai năm thật nhỏ,
Học hỏi nhiều văn chương.
Dù đợi bao lâu nữa,
Ngày thành tất ngát hương.

Ảnh đại diện

Thần đồng sam tử đoản (Uông Thù): Bản dịch của Lỗ Bình Sơn

Thần đồng dù áo ngắn,
Có thể tụ gió xuân.
Chưa gặp nhà vua lạy,
Đã cười lãnh ấn quan.

Ảnh đại diện

Cổ hữu “Thiên văn” nghĩa (Uông Thù): Bản dịch của Lỗ Bình Sơn

Đạo xưa trong sách vở,
Gắng học ắt thành công.
Dù thánh nhân không hiện?
Lấy kinh dạy nhi đồng!

Ảnh đại diện

Di tử hoàng kim bảo (Uông Thù): Bản dịch của Lỗ Bình Sơn

Vàng bạc cho con cái,
Chẳng bằng dạy một kinh.
Rạng danh điều chính nghĩa,
Là phúc của triều đình.

Ảnh đại diện

Mạc đạo nho quan ngộ (Uông Thù): Bản dịch của Lỗ Bình Sơn

Đừng nghĩ đạo Nho mạt,
Kinh sách không phụ người.
Như thành giúp thiên hạ,
Chẳng đạt tự mình vui.

Ảnh đại diện

Học nãi thân chi bảo (Uông Thù): Bản dịch của Lỗ Bình Sơn

Học mới nên thân quý,
Đời xem như ngọc châu.
Vua nhìn người tể tướng,
Tất phải văn chương giàu!

Ảnh đại diện

Triêu vi điền xá lang (Uông Thù): Bản dịch của Lỗ Bình Sơn

Sáng làm anh cấy lúa,
Chiều lại người cung vua.
Đâu phải tự nhiên được,
Nam nhi phải tự cường!

Ảnh đại diện

Tự tiểu đa tài học (Uông Thù): Bản dịch của Lỗ Bình Sơn

Thuở nhỏ trau dồi học,
Sống thường ý chí cao.
Người ta rèn bảo kiếm,
Còn tớ, bút như đao!

Ảnh đại diện

Học vấn cần trung đắc (Uông Thù): Bản dịch của Lỗ Bình Sơn

Học tập cần chuyên nhất,
Ngày đêm vạn quyển kinh.
Ba đông, nay đủ dụng,
Đâu kẻ dám cười khinh.

Ảnh đại diện

Thiếu tiểu tu cần học (Uông Thù): Bản dịch của Lỗ Bình Sơn

Lúc nhỏ chuyên cần học,
Văn chương để lập thân.
Khắp triều đều kính trọng,
Nên vậy, bậc văn nhân.

Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối