Trang trong tổng số 28 trang (273 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Kinh cức trung hạnh hoa (Tạ Phương Đắc): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Ôm cây nghiêng tường đông lối rậm
Gai góc đầy vây quấn mầm thân
Năm nào hồng hạnh giống x
Cánh hồng lớp lớp cùng xuân đua màu
Người quê mùa thấy nhiều chẳng quý
Riêng khách thơ có ý xuýt xoa
Tự nhiên không phải son thoa
Giàu sang hẳn đã cung toà bọc quanh
Ao lối thơm đã qua ngày trước
Nền rêu xanh rượu đục chân trời.
Kinh xem tựa ngọc hoa tươi
Sáng ra bày bán dưới trời tây đông
Ngắm hoa hạnh khi hồng thôi trắng
Xe chơi xâm rộn khoảng mười ngày
Vườn nhà ai có cây này
Đã liền cẩn thận chắn vây đủ điều
Ở nhà vàng, A Kiều buổi mới
Gả đi xa khèn thổi Minh Phi
Quanh rèm gường chiếu thoảng rơi.
Có khi phiêu bạt dính nơi đất bùn.
Trời vô tâm vật thêm lo lấy
Đắc ý nên giữ vậy đừng khoe
Hoa im không nói chiều về
Còn ra chỉ có trăng tà quạ kêu.

Ảnh đại diện

Ký hứng (Đới Phục Cổ): Bản dịch của Hà Như

Đủ mười, vàng chẳng thấy
Không vết, ngọc đâu tàng
Toàn vẹn, người chưa gặp
Già vui thiếp có chàng.

Ảnh đại diện

Đề Tây Lâm bích (Tô Thức): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Nhìn ngang thành dãy, nghiêng là ngọn
Cao thấp xa gần sẽ khác ngay
Hình dáng Lư san không thấy thật
Chỉ vì đang đứng giữa non này

Ảnh đại diện

Lục nguyệt nhị thập nhật dạ độ hải (Tô Thức): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Canh ba Sâm xế đẩu chuôi nghiêng
Mưa gió lê thê cũng biết ngừng
Trăng sáng, mây tan ai điểm xuyết
Trời cao biển rộng vẫn xanh trong
Lên bè già Lỗ lòng đâu dám
Nghe nhạc Hiên Viên ý tạm thông
Chín chết Nam Hoang ta chẳng hận
Lần này chơi thấy lạ chưa từng

Ảnh đại diện

Lệ chi thán (Tô Thức): Dịch nghĩa và Chú thích Lệ chi thán

Xin giới thiệu Bản Dịch nghĩa và Chú thích của Lê Xuân Khải, để có thể cảm nhận bài thơ sát nội dung hơn.
Lời than về quả vải
Mười dặm một trạm bụi bay mù mịt
Năm dặm một điếm giục gấp như binh lửa
Xác nằm chồng lên nhau ở khe rãnh
Đều do long nhãn và quả vải sinh ra
Xe vượt đèo núi, thuyền mang hình chim cốt đi ngoài biển
Cành lá qua gió sương phải giữ tươi như mới hái
Một nụ cười của người đẹp trong cung
Thì máu trộn với bùn chảy hàng nghìn năm nay
Năm Vĩnh Nguyên lấy vải ở Giao Châu
Năm Thiên Bảo, lệ cống vải hằng năm lấy từ đất Bồi
Đến nay vẫn còn muốn ăn thịt Lâm phủ
Không ai nâng chén rượu tưới cho Bá Du
Ta mong trời thương lấy con đỏ
Đừng sinh ra của lạ, gây nên ung nhọt
Gió hòa mưa thuận mùa màng tốt tươi
Dân không đói rét là điều tốt lành hơn cả
Bác không thấy bên khe Vũ Di, mầm trà như hạt thóc
Trước Đinh sau Thái cùng thêm lồng
Đem dâng vật phẩm mới để lấy lòng vua
Năm nay lại chọn thứ ngon để làm trà nhà quan
Cái vua ta thiếu đâu phải thứ này
Nuôi vua sao lại xoàng xĩnh vậy
Quan Lạc Dương cũng là nhà trung hiếu
Thương thay cũng dâng hoa diêu hoàng


Trí, hầu: Dịch trạm ngày xưa, năm dặm làm một hầu, mười dặm làm hai hầu, gọi là một trí. Câu này nói lên tình cảnh gấp như lửa của việc vận tống vải, một khắc không được chậm
Cốt: Thuyền ngoài biển, nguyên văn là “cốt hoành hải”. Chiến thuyền ngày xưa khắc hình chim này để làm trang trí
Vĩnh nguyên: Niên hiệu của Hòa đế nhà Hán Lưu Triệu (89-105). Giao Châu: Bắc Việt Nam ngày nay
Thiên Bảo: Niên hiệu của Huyền Tông Lý Long Cơ nhà Đường (742-756).
Bồi: là Bồi Lăng Tứ Xuyên ngày nay, ở đây chỉ Chung Ba Thục
Lâm phủ: Tức Lý lâm phủ, tể tướng của Đường Huyền Tông, nổi tiếng quyền gian
Bá Du: Tên chữ của Đường Khương làm quan huyện Lâm Vũ (nay thuộc Hồ Nam) thời Hán Hòa Đế, ông từng dâng thư kiến nghị bỏ việc bắt cống quả vải
Vũ Di: Tức  khe Vũ Di. Đất vùng này sản ra loại chè có tiếng. Túc Lạp nha: Tên trà, khi tươi, mầm còn nhỏ như hạt thóc đã hái
Đinh Thái: Đinh là Đinh Vị, tên chữ là Vị Chi, tể tướng thời Tống Chân Tôn, được phong Tấn quốc công, nổi tiếng nịnh hót làm càn. Thái, tức Thái Tương, tên chữ là Quân Mô, tiến sĩ năm đầu Tống Nhân Tôn Bắc Tông, một chuyên gia nghề chè, từng viết “Trà lục”. Sau câu này tác giả tự chú: “ Sọt trà lớn nhỏ bắt đầu từ Đinh Tấn Công, tiếp đến Thái Quân Mô. Âu Dương Vĩnh Thúc nghe nói Quân Mô dâng long đoàn nhỏ, lấy làm lạ than rằng: Quân Mô là một kẻ sĩ, sao đến nỗi làm việc ấy!” Đời Tống đem lá chè ép thành bánh, trên hình in long phượng, nê có tên là Long đoàn, Phượng đoàn.
Lạc Dương tướng quân: Tức Tiền Duy Diễn, con của Ngô Việt Vương Tiền Thúc,một trong các nhà thở thể Tây Côn, đầu Tống làm lưu thư Lạc dương.
Trung hiếu gia: Tiền Thúc không chống nhau với Tống. Sau khi chết được Tống Thái Tôn đánh giá là “Dùng trung hiếu mà giữ được xã tắc
(11) Diêu Hoàng: Tên một loại hoa mẫu đơn nổi tiếng, Tiền Duy Diễn từng gọi hoa mẫu đơn là hoa vương, còn Diêu Hoàng lại là hoa vương của hoa mẫu đơn. Câu này, sau tác giả tự chú: “ Lạc Dương cống hoa bắt đầu từ Tiền Duy Diễn”. Trong “ Cừu trì bút kí” Tô Thức ghi: “ Tiền Duy Diễn làm lưu thư Tây Kinh, bắt đầu làm trạm cống hoa Lạc Dương, bậc thức giả lấy làm khinh, đó là ý của thiếp yêu trong cung vua”
Ảnh đại diện

Huệ Sùng “Xuân giang vãn cảnh” kỳ 1 (Tô Thức): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Vài cành đào giữa trúc xanh xanh
Vịt biết sông xuân nước ấm nhanh
Ngập đất lâu khao lau mới trỗi
Hà đồn vượt nước đúng mùa sanh (sinh)

Ảnh đại diện

Bách bộ hồng (Tô Thức): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Sóng vọt cao trường hồng như trút
Suối về nam thuyền lướt tựa thoi
Chèo khuya vút cánh vịt trời
Nhấp nhô một dải nước dồi đá reo
Có lúc như ưng nhào, thỏ chạy
Nghìn trượng buông ngưa ruổi gò cao
Rời dây, lìa trụ tên lao
Chớp nhanh châu bắn tung vào lá sen
Mờ bốn núi gió bên tai thổi
Bọt trắng tung mắt xoáy hang nghìn
Trong nguy hiểm thú vui nhen
Sông Thu Hà Bá sao khen khoe hoài
Ta thừa hóa, sông trôi, trôi mãi
Ngồi thoáng mà đã tới Tân La
Rối ren tranh cướp say sưa
Ai hay gai góc phủ đà đồng quanh
Một núi ngẩng mất nhanh nghìn kiếp
Nghoảnh nhìn sông vẫn tiếp quanh co
Thấy  chăng đá biếc đôi bờ
Xưa nay lỗ chỗ mắt sào tổ ong
Chỉ cần mỗi lòng không dừng bến
Tạo vật đâu điều khiển được ta
Quay thuyền lên ngựa về nhà
Lời thầy nhắc mãi để mà nhớ ghi

Ảnh đại diện

Lạp nhật du Cô sơn phỏng Huệ Cần, Huệ Tư nhị tăng (Tô Thức): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Tuyết sắp rơi đầy hồ mây trắng
Núi mung lung thấp thoáng lâu đài
Nước trong đếm được cá bơi
Rừng sâu chim vắng bóng người líu lo
Với vợ con không về ngày lạp
Thực tự vui mượn việc thăm sư
Nơi người đạo ở đâu là
Dường non khúc khuỷu trước chùa Bảo Vân
Ai dựng lều Cô San vút đứng
Sư đạo cao núi chẳng cô đơn
Nhà tre song giấy ấm ran
Ngồi lồng tay áo ngủ bên bồ đoàn
Người hầu ngại đường non trời lạnh
Sửa soạn về kịp tránh giờ bô
Ra về cây khuất hơi mù
Thấy con chim cốt tháp mồ đậu trên
Lần chơi này giản đơn vui đậm
Về đến nhà như đắm trong mơ
Ghi như đuổi kẻ chạy qua
Cảnh thanh để lỡ sau thơ khó tìm.

Ảnh đại diện

Ngục trung ký Tử Do nhị thủ kỳ 2 (Tô Thức): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Đêm sương Đài Bách lạnh lùng qua
Vòng xích leng keng ánh nguyệt tà
Mấy núi mơ quanh tim tựa dẽ
Nước than hồ sợ mạng như gà
Sừng tê trước mắt nhìn con trẻ
Áo nghé sau thân thẹn vợ già
Trăm tuổi thần du đâu chốn định
Đồng hương Tây Chiết táng mồ ta.


Ảnh đại diện

Độc Mạnh Giao thi kỳ 1 (Tô Thức): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Thơ Mạnh Giao đêm đọc
Chữ nhỏ như lông trâu
Đèn lạnh soi mờ ảo
Chỗ hay gặp ít sao
Riêng thơm nơi hoang bẩn
Lời khó hơn Thi Tao
Nước trong xối vào đá
Bắn vọt không càn sào
Giống như ăn cá nhỏ
Nhấm nháp được chả bao
Lại giống như  nấu cáy
Càng không, cầm sớm chiều
Phần thanh sánh Tăng được
Không đọ được Hàn hào
Đời người như sương sớm
Ngày đêm nóng mỡ hao
Hai ta sao lại khổ
Nghe như sâu lạnh kêu
Chi bằng hãy xếp đó
Uống rượu ta ngọt ngào

Trang trong tổng số 28 trang (273 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: