Trang trong tổng số 5 trang (43 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vịnh Hồ Tây (Nguyễn Công Trứ): xin lỗi

Ồ, có gì đâu! Tôi thấy vui mà! Để lúc nào rảnh tôi hoạ bài Đại Thánh.

Ảnh đại diện

Trò đời (Nguyễn Công Trứ): Chữ sai trong câu thứ nhất

Câu thứ nhất trong bài là:

Một lưng một vốc kém chi mô

Một lưng một vốc nguyên là thành ngữ, nghĩa là cũng gần như nhau.

Nguồn: Nguyễn Công Trứ - Cuộc đời và Thơ, Đoàn Tử Huyến biên soạn, tr. 16, NXB Lao Động, 2011

Ảnh đại diện

Tôi yêu em (Aleksandr Pushkin): Bản dịch của Tuấn Khỉ

Tôi nay có lẽ vẫn yêu em
Chửa tắt hồn tôi lửa khát thèm.
Để nó không làm em khổ nữa
Nên tôi chẳng muốn em buồn thêm.
Yêu đương lặng lẽ cùng vô vọng
Ngượng ngập giày vò với ghét ghen.
Đằm thắm, chân thành, tôi nguyện ước
Có người đến thế lại yêu em!


Tuấn Khỉ xin đóng góp một bản dịch sang thể thơ Đường luật của bài thơ này.
Ảnh đại diện

Làm lẽ thứ tư (Trần Tế Xương): Gõ sai

Câu đầu của bài phải là:

Những trách mình tính lẳng lơ

(Theo: Thơ văn Trần Tế Xương, tr. 52, NXB Văn Học, 2010)

Ảnh đại diện

Mẹ cái lầm (phú đắc) (Trần Tế Xương): Về thể thơ "phú đắc"

Phú đắc là giải thích, phát triển ý của một câu ca dao bằng một bài thơ Đường luật, nhưng nội dung phải phù hợp với một sự việc nhất định.

Thơ văn Trần Tế Xương
Nhà xuất bản Văn Học, năm 2010, trang 31

Ảnh đại diện

Tự vịnh (phú đắc) (Trần Tế Xương): Về thể thơ "phú đắc"

Phú đắc là giải thích, phát triển ý của một câu ca dao bằng một bài thơ Đường luật, nhưng nội dung phải phù hợp với một sự việc nhất định.

Thơ văn Trần Tế Xương
Nhà xuất bản Văn Học, năm 2010, trang 31

Ảnh đại diện

Cảm tác (Nguyễn Anh Nông): Cảm Luận

Dương gian dẫu là địch thủ
Địa phủ chẳng thể đối đầu.
Khi mà thịt xương hóa đất
Phách hồn vô nghĩa như nhau.

Ảnh đại diện

Sự bất lực của ngôn ngữ (Như Huy): Cảm nhận sau khi đọc

Theo tôi, đó là sự bất lực duy nhất của ngôn ngữ.

Ảnh đại diện

Hữu sở trào (Thái Thuận): Bản dịch của Tuấn Khỉ

Đêm đêm rèm ngọc phủ trang đài
Ý kín, tình sâu cấm được khai.
Gió mát, trăng thanh, trong chẳng có
Hồn mơ thoát khỏi để ra ngoài.

Ảnh đại diện

Dương Tử giang (Văn Thiên Tường): Bản dịch của Tuấn Khỉ

Mấy ngày Bắc Hải vui ngọn gió
Về theo Dương Tử lựa dòng sông.
Lòng tôi phiến đá đầy từ tính
Chẳng hướng phương nam chẳng hài lòng.

Trang trong tổng số 5 trang (43 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: