Trang trong tổng số 5 trang (43 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bài sớ ứng khẩu ở Chỉ Thôn (Hồ Chí Minh): Viết hoa Phật tổ Như Lai

Thiết nghĩ “Phật tổ Như Lai” phải viết hoa.

Ảnh đại diện

Độc thoại của Merilyn Monroe (Andrey Voznhesenski): Bản dịch của Nguyễn Trọng Tạo

Tôi là Merilyn, Merilyn
tôi là nữ anh hùng
của tự sát và ma-tuý.
Hoa thược dược của tôi còn rực rỡ cho ai?
Những máy têlêphôn của tôi còn nói chuyện với ai?
Trong buồng thử áo quần ai đang sột soạt
Không thể chịu đựng được.

Không thể chịu đựng được vì không phải lòng ai
Không thể chịu đựng được vì không có rừng dương
Sự tự sát – không thể chịu đựng được
Nhưng sống
càng không chịu đựng được hơn.

Những cuộc bán chác. Những mặt thú.
Và ông chủ cười ré lên như ngựa già bị hoạn
(Tôi nhớ Merilyn
những chiếc xe hơi quanh cô ngắm nghía
trên màn ảnh dài hàng trăm mét
trên nền trời kinh thánh giữa đầy rẫy sao lên
với những ngọn đèn quảng cáo bé con trên thảo nguyên
Merilyn khẽ thở
người ta mê cô
những chiếc xe muốn cô mệt lử
không thể chịu đựng được)
Không thể chịu đựng được
Cúi xuống đệm ngồi, sặc mùi chó
Không thể chịu đựng được
khi bị cưỡng bức
nhưng khi tự nguyện càng không chịu đựng được hơn.

Không thể chịu đựng được sống mà không nghĩ
càng không chịu đựng được hơn khi đào sâu vào mình
Bao dự định của chúng ta đâu? Chúng ta như bị gió thổi đi
tồn tại cũng là tự sát.

Đấu tranh với phường vô lại – tự sát
Chung sống với chúng – Tự sát.
Không thể chịu đựng được khi không chút tài năng
Nhưng khi có tài – càng không chịu đựng được hơn.

Chúng ta giết mình bằng con đường công danh
bằng bạc tiền, bằng bọn đĩ có màu da rám nắng
bởi chúng ta – lũ diễn viên
với đời sau, đâu được sống
còn bọn đạo diễn ư? – Cặn bã một lũ người.

Chúng ta bóp chết người thân yêu trong vòng tay
nhưng gối sẽ còn in dấu vết
trên gương mặt trẻ trung, như vết lốp xe hằn
không thể chịu đựng được.

Ôi các bà mẹ, các bà mẹ, sinh con ra làm gì
khi mẹ biết trước rồi: con sẽ bị đè nát?
Ôi kiếp giá băng những ngôi sao màn bạc
Chúng tôi khó có được cả sự cô đơn
trong xe điện ngầm
trên ô-tô-buýt
trong các cửa hàng
người ta trố mắt nhìn: “Cô đấy à, chào nhé!”

Không thể chịu đựng được khi áo quần bị cởi
trên mọi tờ áp-phích, trên báo hàng ngày
quên đi rằng
ở giữa có trái tim
họ dùng ta gói cá,
mắt ta nhàu
mặt mày rách toạc
(Chợt rùng mình, tôi nhớ tấm ảnh tôi với khuôn mặt tự tin
trên báo “Người quan sát”
mà ảnh lúc chết của Merilyn ở mặt báo bên kia).

Lão chủ nhiệm phim gào lên, nhồm nhoàm bánh ga-tô
“Cô tuyệt diệu làm sao
trán như cườm lấp lánh”
Mà hạt cườm mùi gì, ông có biết không?
mùi tự sát.

Những kẻ đang phóng xe máy trên đường – tự sát
Những kẻ đang vội vã hưởng lạc – tự sát
Bởi chớp máy ảnh, những bộ trưởng tái xanh
tự sát
và tự sát.
Một Hirosima trên toàn thế giới đang diễn ra
Không thể chịu đựng được.

Không thể chịu đựng được
nỗi đợi chờ tai hoạ
nhưng điều quan trọng hơn
là sự không chịu đựng được lại không sao giải thích
như tay ta bỗng nhiên sặc mùi xăng.

Không thể chịu đựng được
cháy lên từ màu xanh
những trái cam ly biệt.

Tôi, người đàn bà yếu mềm. Làm sao chèo chống được?
Tốt hơn là nhanh chóng ra đi!


(Dịch từ tiếng Nga, 1982)
Ảnh đại diện

Hai sắc hoa tigôn (T.T.Kh.): Nữ sinh Đồng Khánh nói về bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn”

Một ngày cuối tháng 5, tại căn nhà nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi có dịp gặp gỡ bà Viên Thị Thuận, năm nay 94 tuổi, một trong những nữ sinh Đồng Khánh thuở nào.

Trường nữ sinh Đồng Khánh - Hà Nội (College de Jeunes Filles) được thành lập năm 1917, nay là trường THCS Trưng Vương - Hà Nội, là ngôi trường duy nhất của miền Bắc dành riêng cho nữ sinh tới cấp trung học.

Ngôi trường được xây dựng vào những thập niên đầu thế kỷ 20, khi vấn đề nữ quyền đang gặp nhiều rào cản của tư tưởng phong kiến.

Từ đây, nhiều tiểu thư khuê các nhanh chóng bước ra khỏi chốn “màn che trướng rủ” để nhập cuộc với thời đại, trở thành những nữ sinh Đồng Khánh có tiếng duyên dáng và nết na.

Trong số họ có rất nhiều người là bậc kỳ nữ tài hoa sau này, như giáo sư Lê Thi (Dương Thị Thoa) con gái GS Dương Quảng Hàm, nhà giáo Hoàng Xuân Sính - nữ tiến sĩ toán học đầu tiên ở Việt Nam...

Bên cạnh đó, trường Đồng Khánh còn được nhiều người biết đến là ngôi trường của những giai nhân…

Trong tâm trí người Hà Nội xưa, trường nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng với những cô học trò xinh đẹp đầy mộng mơ, hồn thiên thướt tha trong tà áo dài đã trở thành một miền kí ức khó phai.

Một ngày cuối tháng 5, tại căn nhà nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi có dịp gặp gỡ bà Viên Thị Thuận, năm nay 94 tuổi, một trong những nữ sinh Đồng Khánh thuở nào.

Thời gian dẫu nhuốm màu tuổi tác, nhưng vẻ quý phái, thanh tao của giai nhân Hà thành ngày đó vẫn toát ra từ người đàn bà ở tuổi cửu thập cổ lai hy này.

Bằng chất giọng nhỏ nhẹ với phong thái đoan trang, bà Thuận kể: “Muốn vào trường Đồng Khánh học, các học trò phải vượt qua các kỳ thi gắt gao, chỉ ai thực sự học giỏi mới đỗ được vào trường Đồng Khánh”.

Theo bà Thuận, ngày xưa nữ sinh Đồng Khánh được học toàn diện, họ không chỉ được dạy văn hoá, dạy tiếng Pháp mà còn được dạy nữ công gia chánh, hát, đàn piano, thể dục thể thao.

Bên cạnh đó, trường còn dạy thêu thùa may vá, cách tắm và chăm sóc cho trẻ sơ sinh, cách chi tiêu sao cho hợp lý bằng cách phân loại ra tiền điện, tiền nước, tiền ăn…

Ngày đó, nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng không chỉ thông minh, xinh đẹp mà còn hết sức nết na thuỳ mị. Ai cũng dịu dàng đài các, rất đỗi đa cảm nhưng vô cùng kín đáo, tế nhị. Dù có thích ai họ cũng chỉ giữ kín trong lòng hoặc gửi gắm vào những trang lưu bút.

Cựu nữ sinh Đồng Khánh cho biết: “Ngày đó cuộc sống của chúng tôi nói riêng và các tiểu thư đương thời nói chung rất lãng mạn. Chúng tôi thường đọc thơ và chép thơ vào những quyển lưu bút”.

Một cô bạn cùng lớp bà Thuận, so với các bạn có phần cá tính, mạnh mẽ hơn nhưng tâm hồn cũng không kém phần lãng mạn, cô là con gái một bác sĩ.

Cô bạn này có tình cảm với thầy giáo dạy thể thao người Pháp, đẹp trai và phong độ. Bị các bạn trong lớp phát hiện, trêu đùa, cô thường hay ngượng ngùng.

Rồi mối tình đơn phương đó cũng sớm kết thúc khi thấy giáo kết hôn cùng người phụ nữ khác. Còn cô thì gửi nỗi buồn da diết của mối tình đầu tan vỡ vào những quyển sổ lưu bút.

Bà Viên Thị Thuận cho biết thêm, các nữ sinh Đồng Khánh thường mặc áo dài thướt tha, thả mái tóc dài mượt, gọn gẽ đến trường.

Đặc biệt, theo nội quy nhà trường, không ai được phép trang điểm khi đi học. Thế mà các nữ sinh Đồng Khánh lại rất đẹp, đẹp đến hút hồn khiến bao trái tim nam sinh các trường THPT, ĐH phải si mê, ngơ ngẩn.

Theo đó nam nữ học riêng, buổi chiều tan học, nam sinh từ các trường khác thường mon men đến cổng trường Đồng Khánh, đứng ngắm, nhìn trộm từ xa lúc các cô gái tan học về. Hầu như chàng trai nào cũng mơ được làm quen với một nữ sinh Đồng Khánh.

Họ coi đó là niềm hãnh diện, tự hào để khoe với bạn bè, nhưng điều này quả là chuyện khó, bởi mấy nữ sinh Đồng Khánh luôn lạnh như băng, thâm trầm như biển sâu. Với họ nữ sinh Đồng Khánh luôn là... một ẩn số.

Bà Thuận cho biết thêm, học sinh nữ từ các tỉnh miền Bắc về đây học tập, phần lớn là con gái gia đình trung lưu, có địa vị trong xã hội.

Với sự nhạy cảm vốn có của người con gái nên chẳng biết từ lúc nào trong tâm hồn các nữ sinh Đồng Khánh luôn khoác lên mình những cảm xúc đa sầu, đa cảm. Đến độ, bất cứ bài thơ hay nào cũng đều được họ truyền tay nhau học thuộc hay ghi chép vào quyển sổ lưu bút.

Vào thời gian bà Thuận học năm 3 ở trường Đồng Khánh, có người bạn rất xinh đẹp, tên là Phạm Thị Sứ (SN 1922, quê ở Phủ Lý).

Gia đình muốn bà lấy một người chồng bà không có tình cảm. Vốn có tâm hồn đa sầu, đa cảm nên khi phải lấy người mình không yêu, bà rất buồn bã.

Trước khi về lấy chồng, ngày chia tay các bạn, bà bịn rịn hồi lâu rồi đọc bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn” để bày tỏ nỗi niềm của mình về một cuộc hôn nhân không có tình yêu.

Dù là cuộc hôn nhân qua mai mối nhưng dường như cuộc đời bà Sứ lại vô cùng hạnh phúc. Vợ chồng bà sinh được 10 người con, sau này bà theo chồng sang Mỹ định cư và mất ở tuổi 80.

Một nữ sinh nổi tiếng khác của trường Đồng Khánh, không thể không nhắc đến là GS Lê Thi tên thật là Dương Thị Thoa, con gái của cố GS Dương Quảng Hàm.

Bà cùng các anh chị em được cha mẹ cho ăn học tử tế ngay từ khi còn nhỏ. Bà chính là một trong hai nữ sinh đã kéo cờ trong ngày độc lập đầu tiên tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945.

Gần 80 năm đã trôi qua, nữ sinh trường Đồng Khánh cùng khoá bà Thuận chỉ còn lại vài người. Nhưng mỗi dịp có cơ hội gặp gỡ, họ vẫn tranh thủ ngồi lại hàn huyên và ôn lại những kỉ niệm vàng son thủa nào...


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Nguyên tiêu (Hồ Chí Minh): Bản dịch của Tuấn Khỉ

Rằm tháng giêng trăng tròn nhú soi
Xuân sông, xuân nước nối xuân trời
Việc quân bàn giữa sương, trên sóng
Về muộn đầy thuyền trăng sáng rơi.

Ảnh đại diện

Cự ngao đới sơn (Nguyễn Bỉnh Khiêm): Về tên bài

Tên bài thơ viết sai. Phải là "Cự ngao đới sơn" chứ không phải là " ngao đới sơn".

Ảnh đại diện

Hy Mã Lạp Sơn (Xuân Diệu): Thiếu một chữ "i"

Bài thơ gõ thiếu một chữ "i" trong câu sau:

Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất.
Không có chi bè bạn nối cùng ta

Ảnh đại diện

Ca binh lính (Hồ Chí Minh): Thiếu câu "Hay vì chút lợi cỏn con"

Bài này thiếu mất một câu

Bắn được chúng, chết cũng cam
Vì mình dù chết, nước Nam vẫn còn
Hay vì chút lợi cỏn con
Cái bằng cửu phẩm, cái lon đội nhì

Ngoài ra, văn bản sau trong "Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam" có mấy từ hơi khác:

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=8&leader_topic=9&id=BT260365634

Ảnh đại diện

Mậu Thìn xuân cảm (Tản Đà): Làm thêm hai câu kết

Tám mươi mốt bận xuân nào đủ
Thất bát hai câu khuyết hãy còn

(81 = 2013 - 1932)

Ảnh đại diện

Ba tiêu (Cây chuối) (Nguyễn Trãi): bàn về chữ 蓬

Ta có thể tham khảo ý kiến của TS Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Nôm, khi bàn về chữ "canh" trong câu "Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương", nguyên văn như sau:

Khi viết chữ Nôm, các cụ ta xưa không quy định từ này, âm này thì nhất thiết phải viết bằng chữ Nôm này. Một âm/một từ khi đọc thì có thể có nhiều chữ để ghi vào giấy, miễn sao ghi đúng âm là được.

Ví dụ khi ghi chữ "canh" trong "Canh gà Thọ Xương" thì có thể ghi bằng bất cứ chữ "canh" nào trong 15 chữ canh cũng được.(15 chữ "canh": 更 畊 秔 粇 耕 庚 埄 埂 浭 粳 赓 賡 鶊 鹒 羹).

Nhưng nếu là văn bản chữ HÁN, thì phải ghi đúng chữ với đúng nghĩa của nó.


Nguồn: trả lời comment của Tễu (Nguyễn Xuân Diện), trong bài viết sau

http://xuandienhannom.blogspot.de/2012/10/a-tim-thay-cau-thocanh-ga-tho-xuong.html

Ảnh đại diện

Bạng (Phùng Khắc Khoan): Bản dịch của Tuấn Khỉ

Thường khi dưới nước nổi lên loài
Ốc chẳng, ngao không, thực gọi trai
Nuốt sóng, phun mưa, sông biển giỏi
Ôm châu, mặc giáp, võ văn tài
Nhìn làn sóng đổ, lo con nước
Thấy mặt trời hồng, ngóng sớm mai
Bốn biển, năm châu đều biết tiếng
Cò kia sức mấy dám đùa dai

Trang trong tổng số 5 trang (43 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: