Trang trong tổng số 37 trang (369 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Trệ vũ (Lý Thương Ẩn): Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn

Mưa dầm đêm Trường An,
Lòng cô khách, đèn tàn.
Mộng về cũng chẳng thể,
Quê hương mây nước tràn!

Ảnh đại diện

Tế vũ (Duy phiêu Bạch Ngọc đường) (Lý Thương Ẩn): Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn

Như rơi từ Bạch Ngọc đường,
Lại như chiếu cuốn từ giường ngà xanh.
Bởi nàng Sở hong tóc xanh,
Xoay nhanh tóc nắng gió thành vi vu!

Ảnh đại diện

Đại tặng kỳ 1 (Lý Thương Ẩn): Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn

Ngóng chừng thôi, chiều muộn thượng lầu,
Bổ ngang giường ngọc nguyệt như câu.
Nõn chuối cuộn tàu, đinh hương búp,
Như ta cũng đón gió xuân, rầu!

Ảnh đại diện

Vãn tình (Lý Thương Ẩn): Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn

Ở nơi sâu kín yên bình
Xuân qua hạ đến quanh mình sáng tươi
Cỏ nơi kín hợp lòng trời
Chiều thanh trong được người đời trọng yêu
Gác cao càng thấy xa nhiều
Cửa song rót ánh nắng chiều sáng tinh
Chim Việt trở lại tổ mình
Thấy như nhẹ nhõm yên bình nhiều hơn!

Ảnh đại diện

Tạc nhật (Lý Thương Ẩn): Tạc nhật-Hôm qua

Bài thơ dùng hai chữ đầu của câu thứ nhất làm đầu đề, cũng có thể xem là một loại thơ vô đề. Bài thơ miêu tả quan hệ giữa Lý Thương Ẩn và Lệnh Hồ Đào. Khi mới vào làm trong mạc phủ của Lệnh Hồ Sở, quan hệ giữa hai người rất tốt. Lý cùng con Sở là Lệnh Hồ Đào cùng học biền văn với Sở. Sở chết, Lý vào làm trong mạc phủ của Vương Mậu Nguyên, và lấy con gái họ Vương. Sở theo họ Ngưu, Vương theo  Lý Đức Dụ. Bọn họ Ngưu coi Lý  như phản bội, vì vậy quan hệ giữa Lý và Đào như không còn gì. Trước kia, đỗ được tiến sĩ, Lý phải nhờ có tiến cử của Đào. Sau này Đào làm tể tướng, hai người cũng có khi gặp nhau trên bàn rượu, câu thơ. Lý hy vọng Đào sẽ tiến cử mình, nhưng Đào không chịu làm. Bài thơ viết trong bối cảnh như vậy.

Bài thơ vận dụng một loạt các điển tích: Tử Cô thần, Thanh điểu sứ giả, thiềm ảnh, thập tam huyền trụ, mai thụ hoa. Nhiều điển tích không rõ vận dụng để nói điều gì? Ví dụ, điển về Tử Cô thần, để nói gì đây, nói rằng mình đang bị đối xử bất công, đang nhận một chức quan không xứng với tài đức chăng? Quan hệ tác giả và họ Lệnh, là một quan hệ rất phức tạp, đã thế, họ Lý lại không thể nói rõ ràng, Lý lại ở thế bị động về rất nhiều mặt. Lý cho rằng Lệnh Hồ Đào hiểu lầm mình và tìm cách thanh minh, bằng những điển tích, ví von so sánh, và cuối cùng khẳng định rằng: Bình minh chung hậu cánh hà sự, Tiếu ỷ tường biên mai thụ hoa. Thật là u uẩn, bế tắc và đáng cảm thương. Tôi cũng muốn trích một câu thơ của nhà thơ Tản Đà “Tài cao, phận thấp, chí khí uất”... Như vậy là xưa nay “chữ tài liền với chữ tai” như cụ Nguyễn Du nói “cũng nhiều” thay!

Ảnh đại diện

Tạc nhật (Lý Thương Ẩn): Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn

Tử Cô thần vừa mới đi hôm qua,
Sáng nay chim xanh đã từ xa đến rồi.
Chưa kịp nói gì và mỗi kẻ một nơi,
Xum họp là bao mà ca lời oán hận.
Cóc trăng vỡ tròn mười sáu tháng lận,
Mười ba trụ đàn nghiêng cánh nhạn đang bay.
Chuông sáng, ngày dài làm được gì đây,
Cười gương dựa tường chờ hoa mai xem nở!

Ảnh đại diện

Ức Giang Nam kỳ 1 (Bạch Cư Dị): Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn

Giang Nam đẹp thay!
Cảnh từng tường tận lâu nay,
Nắng ló sông đây, hồng hoa vượt lửa.
Xuân về sóng nước, biếc sắc xanh bày.
Giang Nam sao chẳng nhớ thay!

Ảnh đại diện

Ức Đông Sơn kỳ 1 (Lý Bạch): Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn

Đông Sơn lâu chẳng ghé qua
Tường vi rày đã nở hoa mấy lần?
Tan rồi tự đóa bạch vân
Mà trăng sáng lạc xuống sân nhà nào?

Ảnh đại diện

Cung kỹ (Lý Thương Ẩn): Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn

Thềm ngọc rèm châu lướt sáng lòa
Điện mới Phi Hương đua múa ca
Chưa xong kỳ ảo Ngư long hí
Vua đã “lôi đình Yển Sư” ra!

Ảnh đại diện

Cung kỹ (Lý Thương Ẩn): Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn

Thềm ngọc rèm châu lay chấp chới
Đua, Phi Hương điện mới, múa ca
Ngư long hí chửa xong mà
Đã làm vua giận như là Yển Sư!

Trang trong tổng số 37 trang (369 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: