Trang trong tổng số 13 trang (125 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

huongnhu

Ưh, HNhu là mầm chiền nhiễm cho em Diệp kìa chời! Oan cao bằng chời luôn á. Nhưng, HNhu mà đọc Kiều là hông có ngọng đâu.
Nói dzậy, cho tiếng Dziệt thêm phần phong phú, chị Namlan ơi. Chỉ cần nghe cách ngọng nghịu, là chị sẽ đoán được dzùng miền cư chú của người nói. Thế có thú dzị hông ạ?!
:D
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Y Như

@Chị Hương Nhu: Nhưng mờ khổ cái em ngọng tùm lùm hết, vừa nộn, à quên, vừa lộn "l" - "n", vừa nhầm "r" - "g" thì làm sao mà đoán được :p
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

Đoán hông ga. , chắc sẽ ga! :D
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

@ HuongNhu,
@ Diep Y Nhu,

Nói ngọng vậy chị đã khổ lắm rồi nghĩ mãi mới hiểu. Đọc Kiều mà ngọng nữa chắc là chị chỉ còn cách pótay.chịu.
Chị cũng rất hay nói ngọng chữ L thành N và ngược lại. cả chữ TR thành CH và ngược lại. Nhưng viết thì không mấy khi.
Ở chỗ chị có một anh hay nói ngọng lắm, nhất là chữ L với N. Bọn chị đặt cho anh đó biệt hiệu "cái anh mà Lờ  nào cũng giống Lờ nào" là biết ám chỉ ai.
Có một lần đang trong bàn tiệc mà anh ấy kể thế này:
"Lăm ngoái về Việt Lam vào mùa hè mình thấy lóng lắm, đợt đó đi Hà Lội cứ lói là ngất vì lóng. Về đến sân bay Lội Bài người đông quá mà lại làm thủ tục lâu lên khó chịu lắm. Lăm lay chịu không dám về mùa hè lữa mà về mùa đông thôi".
Thế mình nhại lại
" Núa nếp nàng em năm nay nép"
Cười chết luôn.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Cho hay là giống hữu tình,
Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong!
Chàng Kim từ lại thư song,
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê!
Mây Tần khóa kín song the,
Bụi hồng liệu nẻo đi về chiêm bao.
Tuần trăng khuyết đĩa dầu hao,
Mặt mơ tưởng mặt lòng ngao ngán lòng.
Buồng văn hơi giá như đồng,
Trúc se ngọn thỏ tơ chùng phím loan.
Mành Tương phất phất gió đàn,
Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi.
Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người,
Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi.
Một vùng cỏ mọc xanh rì,
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu!
Gió chiều như giục cơn sầu,
Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu.
Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều,
Xăm xăm đè nẻo Lam-kiều lần sang.
Thâm nghiêm kín cổng cao tường,
Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh.

Mành Tương là gì nhỉ, mà thấy cụ Nguyễn Du dùng khá nhiều ở các chỗ khác nhau. Có phải là mành được làm ở địa phương nào đó tên là Tương không nhỉ?
Trên đoạn Thuý Kiều nằm mộng cũng thấy nhắc đến "mạch Tương"

Vâng lời khuyên giải thấp cao,
Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch Tương,
Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng,
Nách tường bông liễu bay ngang trước mành.
Hiên tà gác bóng chênh chênh,
Nỗi riêng, riêng chạnh tấc riêng một mình.

Cô giáo HN đâu rồi giảng bài đi. Thank you cô trước.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

huongnhu đã viết:
Đoán hông ga. , chắc sẽ ga! :D[/quote]

Thú vị cũng có đấy, lắm lúc nghĩ mãi mới hiểu được ý người viết.

Đoán không da mò chắc sẽ da....thì còn đỡ đằng này "Đoán hông ga. , chắc sẽ ga!"
Khổ chị mấy hôm đầu đọc cứ nghĩ sao tự nhiên lại có ga giường hay là nhà ga ở đây.
Khổ thế đấy, sự phong phú của tiếng Việt.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

Hì, chị, chị chọc đúng chỗ HNhu...hông biết gùi! Nhưng, HNhu cũng có một số suy nghĩ. Chỉ là giờ bận quá. Khi gảnh HNhu sẽ nói ạ.
Nhưng đoạn thơ trên chị viết, có nhiều điều thú dzị lắm. Nhứt là những gì liên quan đến "Tương" trong Kiều.
Hì, chị đừng gọi HNhu là cô giáo. Kẻo, HNhu lại nghinh mặt chảnh lên. :D
Chị chịu khó chờ HNhu một xí xi ha.
( À, còn nữa, HNhu chỉ nói dzô tư mới ngọng, vì, cố tình như dzậy. Viết chính tả nghiêm túc, nỏ khi sai. :D )
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

karizebato

Chào các bạn,

Thấy mọi người bàn tán rôm rả quá nên mạo muội đường đột vào đây gọi là góp vui chút đỉnh.

Mành Tương là gì nhỉ, mà thấy cụ Nguyễn Du dùng khá nhiều ở các chỗ khác nhau. Có phải là mành được làm ở địa phương nào đó tên là Tương không nhỉ?
"Tương" dịch sát nghĩa ra tiếng Việt là "nhau" (each other); ví dụ: tương tư - nhớ nhau, tương đồng - giống nhau, tương trợ - giúp nhau, tương chao - lắc nhau (chao ở đây là chao đảo), v.v...

Sông Tương hay Tương giang, còn gọi là Tiêu Tương, thuộc Ninh Lăng, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Sử viết, khi vua Thuấn mất, hai bà phi là Nga Hoàng và Nữ Anh thương tiếc khôn nguôi, hết vật vã thảm thiết trong cung, lại ra bờ sông Tương khóc than đêm ngày. Nước mắt hai bà nhỏ xuống bờ trúc, làm cho trúc ở đây nổi lên những đường vân đẹp như mây sóng ẩn hiện. Người đời sau thường tìm đến bờ sông Tương mua loại trúc này về làm mành. Trúc Tiêu Tương không những làm mành đẹp mà sáo trúc Tương giang cũng có âm thanh truyền cảm lạ lùng.

Đến đời nhà Châu, sông Tương lại minh chứng một chuyện tình buồn nữa. Chàng là nho sĩ Lý Sanh, nàng thôn nữ Lương Ý Nương. Hai người yêu nhau tha thiết và hẹn ước sau khoa thi sẽ làm hôn lễ; nàng quay tơ dệt vải đợi chờ. Nhưng rồi giặc giã binh lửa nổi lên khắp nơi, thân trai phải xếp bút nghiên lên đường đao binh. Chén rượu ngày hợp cẩn cũng là chén ly bôi bên bờ sông Tương. Đây sầu ly biệt của nàng chinh phụ trong "Chinh phụ ngâm":

Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Nơi Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xa xa những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai


Trong Kinh Thi có bài thơ "Tương giang" nói lên nỗi lòng đôi trai gái nhớ thương nhau mà chẳng được gặp nhau:

Nhân đạo Tương giang thâm (人道湘江深)
Vị để tương tư bạn (未底相思伴)
Giang thâm chung hữu để (江深终有底)
Tương tư vô biên ngạn (相思無邊岸)
Quân tại Tương giang đầu (君在湘江頭)
Thiếp tại Tương giang vĩ (妾在湘江尾)
Tương tư bất tương kiến (相思不相見)
Đồng ẩm Tương giang thủy (同飲湘江水)

Người bảo sông Tương sâu
Sao bằng nỗi nhớ nhau
Sông sâu còn có đáy
Tương tư bến bờ nào
Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp mãi cuối cùng dòng
Nhớ nhau chẳng thấy nhau
Sông Tương nước uống cùng

(Bản dịch của Hoàng Ngọc Quỳnh Dao)

Có một số bạn cắc cớ vặn rằng dưng không nhớ nhau rồi kéo nhau ra uống nước sông là sao, nước không đun nấu gì mà uống kẻo lại đau bụng thì khổ; rồi bài hát Vàm Cỏ Đông cũng ăn theo ý tưởng bài thơ trên chăng: "Anh ở đầu sông, em cuối sông. Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông. Xa nhau đã chín ba mùa lúa...".

Thật ra, thơ văn là có ý tượng hình, khêu gợi người đọc vận dụng trí tưởng tượng (hoặc tưởng bở) của mình đến mức tối đa. "Đồng ẩm Tương giang thủy" ở đây hàm ý chàng và nàng kề môi xuống dòng sông, mượn dòng nước để trao cho nhau những chiếc hôn thương nhớ. Ui chao, người xưa tình tứ mà kín đáo là vậy! Đồ rằng, đêm xuống người ta còn ra sông để... tắm mà tưởng tượng nhờ dòng nước để trao cho nhau đủ thứ khác nữa, có điều vì kín đáo nên không diễn tả ra bằng lời thôi (?!).

Cũng may là thời xưa chưa có internet nên mới còn lưu lại những vần thơ diễm tuyệt như vậy, chứ nếu người xưa cũng online như bây giờ rồi mượn YM mà trút nỗi nhớ vào chat chit thì còn thơ mấy chả thẩn gì nữa chớ!
Bán đi những thứ dãi dầu
Mua về những thứ rặt mầu nhà quê
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

@Kari, Câu của Đặng Trần Côn trong Chinh Phụ Ngâm là: "Thanh thanh mạch thượng tang". Bà DTĐ dịch, "Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu". ( Không phải thấy xa xa... ) Câu trên của bạn có chút cần điều chỉnh, như HNhu vừa nói.
Những điều bạn viết, đã nói hết ý của HNhu gùi. Hì, thanks lắm ạ.
Cụ Nguyễn Du có viết:
"Sông Tương một giải nông sờ
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia."

@ Chị Namlan: Mấy câu thơ chị nêu trên, HNhu rất thích hai câu:
"Sầu đong càng lắc càng càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê"
À, cũng những câu trên có tới mấy điển tích. Đó là: Mây Tần, Lam kiều, lá thắm, ba sinh... Hì, rồi HNhu sẽ viết mấy điển tích đó lên.
( Câu: "Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều, ", HNhu nhớ, hình như là: "Niềm riêng nhớ ít tưởng nhiều", hông phải "nghề" chị ạ. )
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Bác karizebato, có mấy chi tiết trong bài viết của bác cháu xin được đính chính lại. Nhà Chu (hay Châu) mà Lương Ý Nương sống không phải là nhà Chu trong "Đông Chu liệt quốc", mà là nhà Hậu Chu trong thời Ngũ đại, tức là thời đại chia năm xẻ bảy sau khi nhà Đường sụp đổ. Như vậy ít nhất về mặt thời gian thì bài thơ trên không có lý do gì xuất hiện trong "Kinh thi" được.

Chính xác là bài thơ này và chuyện về LYN được chép trong "Tình sử" của Phùng Mộng Long, bác có thể tham khảo toàn bộ bài thơ ở đây: http://www.thivien.net/vi...ID=-36sK3wLjynlHbCinJmwqg
Tuy nhiên điều đáng nói là việc tồn tại những nghi vấn về tính xác thực của bài thơ. Lý Quý Lan đời Đường có một bài thơ giống 90% đoạn giữa của bài thơ trên: http://www.thivien.net/vi...ID=ayBD0U2JPrgSPtVtiglISA
Ngoài ra, bài "Thu phong từ" của Lý Bạch, nhiều nơi còn chép thêm đoạn từ "Nhập ngã tương tư môn" tới hết bài thơ trên.
Lý Quý Lan và Lý Bạch đều sống trước Lương Ý Nương cũng như Phùng Mộng Long. Rất có thể do vô tình hoặc cố tình, Phùng Mộng Long đã chép một bài thơ được chắp nối từ hai bài thơ trên.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 13 trang (125 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối