Trang trong tổng số 13 trang (125 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vanachi

@DYN: 2 chữ còn thiếu là "trước" và "ban".
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Y Như

@Vanachi: Cám ơn anh Điệp ạ. Em đã bổ sung :D
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Diệp Y Như đã viết:
@Bác nguyentuong: Cháu sẽ cố gắng hết sức ạ, bác vào Sài Gòn không được đi tay không đâu nhé bác, phải có quà cho cháu đấy. Quê cháu nội + quê ngoại cháu đều ở Nam Định, mùa này ở Bắc là được ăn vải rồi bác nhỉ <~~ cháu gợi ý thế :D
...
Nam Định là đất văn cháu nhỉ. Thảo nào cháu bác giỏi thế. Ngày trước, bác cũng thi vào chuyên văn nhưng làm bài sai lung tung, bình văn tuỳ hứng không theo khuôn mẫu nào cả, may mà thi vào chuyên ... giáo dục công dân thì vừa đủ điểm :))
Ngoài Bắc, vừa chớm mùa vải. Vải thiều (Lệ Chi) có nguồn gốc ở Trung Quốc. Cây vải tổ ở Thanh Hà (Chí Linh Hải Dương) đã 150 năm tuổi. Từ cây vải tổ, giống được nhân ra trồng ở nhiều nơi, nhiều nhất là Lục Ngạn (Bắc Giang). Sợ rằng khi bác vào được với cháu thì mùa vải đã tàn, nếu vậy thì tiếc quá. Nhưng ở Bắc còn nhiều sản vật lắm cháu ạ, bác chắc là cháu cũng thích không kém vải thiều lắm đâu.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

ĐN thì rất đồng ý với các "nghiên kíu" của bác Nguyentuong, ĐN rất "tâm đắc" với hướng nghiên kíu đó và cũng từ lâu có ý định viết " Truyện Kiều của những người thích đùa" phỏng theo rất nhiều chuyện lượm lặt được trong dân gian, ví dụ nàng Kiều là con của ai, dĩ nhiên không phải là con của viên ngoại họ Vương, mà theo "dân rất gian" thì là con của...Cọp (nói theo tiếng Nghệ), nghĩa là con của Hổ, dẫn chứng : "" Hổ sinh ra phận thơ đào", rồi thì là chàng Vương măc áo pô pơ lin xanh trứng sáo thế nào ( "Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời"), khi nghe Kiều đàn đang trong tình trạng bị kiết lỵ nặng ra làm sao (" Khi tựa gối khi cúi đầu/ Khi vò chín khúc khi chau đôi mày..."-Chả đau bụng, kiết lỵ thì còn đau gì? tiếc là hồi đó chưa có...penicicline để tiêm, khỏi ngay), hoặc Kim Trọng ít tuổi hơn nàng Kiều hai tuổi, hoặc đâu là lúc Kiều có quan niệm rất mới mẻ (vượt tầm thời đại về quan hệ nam nữ- cái thời "nam nữ thụ thụ bất thân" mà Kiều dám nói thẳng " Ngoài ...ra ai có tiếc gì với ai", chữ "Ra" ở đây là Kiều đọc thế thôi, thật ra là...da ...Ngoài vài ví dụ vừa nêu, chắc mọi người cũng biết lúc nào thì nàng Kiều tắm, khi nào thì trót lỡ lộ "hàng", thậm chí có khi còn bị "vỡ kế hoạch" nữa...Mong sau này sẽ có thêm các khảo cíu của các bạn và mục " Truyện Kiều cho những người thích đùa" chắc sẽ có cơ...phát triển. Góp vui vài câu, mong các bạn yêu Kiều, à quên, yêu "Truyện Kiều" tha thứ cho cái tội tếu táo của ĐN này.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Vậy là sứ mạng đi tìm vẻ đẹp của Truyện Kiều, nguyentuong đã có Đồ Nghệ là cộng sự rồi. Mong rằng công trình nghiên kíu của chúng ta sẽ là quả bom giữa văn đàn. Nổi tiếng hơn cả Hoài Thanh đó. Giỏi, giỏi thật, giỏi đến thế là cùng.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Hnhu ơi, Chị rất muốn có thời gian để post những đoạn Kiều chị không hiểu, để được giải thích để hiểu mà chị bận quá, lại đang có gặp chuyện buồn. Đợi chị một thời gian em nhé, đừng nghĩ chị không còn hứng với Kiều. Vì thực ra chị bận quá, mấy ngày nay cứ nhông nhông trên khắp các nẻo đường, em có biết tuần rồi chị chạy đến gần 1000km đấy, mà ngày nào cũng kẹt xe nữa, khổ kinh khủng. Về đến nhà là mệt quá. Mong là có ngày nghỉ lắm rồi.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

Đừng bận tâm mà chị. Chuyện nghìn năm đâu dễ lo trong phút chốc. Chỉ cứ hoàn tất công việc của mình đi ạ. Hnhu cũng bận nhiều hơn rồi. Nhưng tình yêu với truyện Kiều thì vẫn cứ đó. Cứ còn đó, cả em và chị.
Chúc chị vui ha. ( Khó khăn mấy rồi cũng qua, phải không chị. Chỉ tiếc là HNhu hông có cách gì chia xẻ cùng chị.)

Sực nhớ vài câu Kiều hay:
" Trời mai, mưa ướt Vị Thành
Xanh xanh trước quán mấy nhành liễu non
Khuyên người hãy cạn chén son
Dương quan tới đó chẳng còn ai quen... "
( Vương Duy )

Vị thành chiêu vũ ấy khinh trần
Khách xá thanh thanh liễu sắc tân
Khuyến quân khánh tận nhất bôi tửu
Tây xuất Dương quan vô cố nhân.
( Vương Duy )

@ Em Diệp: nhập tâm đoạn thơ đó trong đầu. Hồi sáng trò chuyện với chị Namlan, nhầm là truyện Kiều.

Đoạn liên quan đến điển tích này của truyện Kiều có mấy câu thơ đẹp lắm. Nó đây:
" Tiễn đưa một chén quan hà
Xuân đình thoắt đã dạo ra Cao đình
Sông Tần một dải xanh xanh
Loi thoi bờ liễu mấy nhành Dương quan... "
( Truyện Kiều - Nguyendu . Bản dịch Ngô Tất Tố.)
(  Đoạn trên, lúc Kiều tiễn Thúc sinh trở về Vô Tích, với Hoạn Thư. )
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Y Như

Mấy câu thơ chị Hương Nhu post, em tưởng là Vị Thành khúc - Tống Nguyên Nhị sứ An Tây của Vương Ma Cật, theo Maxreading là bản Ngô Tất Tố dịch. Đây là đoạn nào trong Kiều vậy hở chị?
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Y Như

@Chị Hương Nhu: Vâng ạ. Nhưng mà "triêu vũ ấp khinh trần" chứ hông phải là "chiêu vũ ấy", "cánh tận" chứ hông phải "khánh tận".

Em lượm lặt trên mạng thì Dương Quan là địa danh, nhưng nghĩa bóng chỉ nơi chốn ly biệt. Nhành liễu cũng gắn với chuyện ly biệt: "Mạc vị nhất chi nhu nhuyễn lực/Kỷ tằng khiên phá biệt ly tâm" - Tề Kỷ (Tuy cành mềm mại chừng vô lực mà làm tan vỡ bao mối biệt ly).

Theo em Vị Thành khúc chỉ là minh hoạ, tham khảo để hiểu thêm về ý nghĩa "bờ liễu mấy nhành" và "Dương Quan" trong thơ ca cổ, cụ thể là Truyện Kiều thôi, gọi là "điển tích" thì hơi quá. Mấy câu của Vương Duy là tiễn bạn bè, còn Kiều thì lại đang tiễn Thúc Sinh, chả nhẽ lại nói với chàng: "Dương Quan tới đó chẳng còn ai quen", Thúc với Hoạn Thư là vợ chồng mờ, kỳ cục lắm.
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

@ Em Diệp: Lỗi em chỉnh cho chị đều là do ẩu, nên, thành sai. Triêu, chị viết thành chiêu, do cách...phát âm thường ngày hay lẫn lộn giữa tr va ch. ( Bịnh này hay bị quoài hà .:D ). Mấy lỗi chính tả kia cũng thế. Thanks em ha.

Những điển tích chị muốn nhắc đến ở trên là mấy từ : Xuân đình, Cao đình, Dương quan.
Xuân đình, Cao đình, thì chị hông biết. Theo Tản Đà thì, Xuân đình là chỗ hợp vui; Cao đình là chỗ chia rẽ.
Cổ thi có câu: Cao đình tương biệt xứ. ( Chỗ biệt nhau ở Cao đình. )

Người TQ xưa, khi tiễn nhau, thường bẻ cành liễu trao cho người đi. Dương quan là một cửa ải thuộc biên giới tỉnh Thiểm Tây. Bài thơ trên của Vương Duy được vua Đường Huyền Tông lấy vào nhạc phủ phổ thành một bài hát gọi là " Khúc Dương quan tam điệp " dùng để hát khi tiễn biệt nhau.

Ngoài ra, Kinh Thi cũng có câu:
Trường đoạn Dương quang
Chiêm vọng phất cập
Trữ lập dĩ khấp "

Vậy, chị xem Dương quan như là một điển tích, có là quá lắm hông em Diệp?

Ngẫm: Cụ Nguyễn Du rất mực uyên bác vậy! Thơ cụ viết, ngoài cái hay, cái đẹp, còn là cả một thế giới "mở". Cụ làm cho kẻ yêu truyện Kiều, còn "thổn thức" mãi với những gì cụ để lại.
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 13 trang (125 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối