Trang trong tổng số 7 trang (66 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Satthat

Sự kiện Bạc Hy Lai và vấn đề nhân sự
Đại hội 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc



Phần 6
Nguyễn Văn Lập
(tiếp theo)

Về kiến nghị chia phe phái trong đảng để phát triển cạnh tranh chính trị

Tờ Minh báo của Hồng Công ngày 14/3 cho biết kỳ họp thứ năm Chính hiệp Toàn quốc (MTTQ) Trung Quốc khóa 11 bế mạc và trong bản nghị quyết của kỳ họp, người ta không thấy một chữ nào đề cập tới cải cách thể chế chính trị. Tuy nhiên, theo Ủy viên Chính hiệp Toàn quốc, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, một trong những người tham mưu cho Trung ương, ông Trương Lưu Thụ, cải cách thể chế chính trị vẫn là vấn đề quan trọng và khó khăn của cải cách mở cửa tương lai. Hiện nay, nội bộ Trung Quốc còn tồn tại bất đồng lớn về vấn đề cải cách thể chế chính trị, chưa đạt được sự đồng thuận và các nội dung tranh cãi tiếp tục được thảo luận trong nội bộ.

Ông Dương Kế Thằng, nguyên phóng viên cao cấp của Tân Hoa xã, người từng phỏng vấn các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đây như Triệu Tử Dương, hiện là Phó Tổng Biên tập “Viêm Hoàng Xuân Thu” cho rằng cải

cách thể chế chính trị ở Trung Quốc có thể bắt đầu từ việc công khai hóa phe phái trong đảng, từng bước tiến hành cạnh tranh chính trị. Theo Dương Kế Thằng, trong thời kỳ “hai đỉnh chính trị” Đặng Tiểu Bình-Trần Vân, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xuất hiện chính trị phe phái, nhưng chưa công khai hóa việc này, các bên chỉ có thể thực hiện những “động tác nhỏ” với nhau. Giờ đây, Trung Quốc nên pháp lý hóa, quy phạm hóa phe phái trong đảng trong Điều lệ đảng, đề ra quy tắc cuộc chơi, nguyên tắc cạnh tranh.

Dương Kế Thằng cho rằng trong những năm qua việc Thủ tướng Ôn Gia Bảo liên tục đề cập tới cải cách chính trị có thể xem như cơ hội để công khai hóa, hợp pháp hóa phe phái.

Trước đây, giới lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc đều nói lời giống nhau, không thể nói những lời khác đi vì như vậy là chia rẽ đảng. Nhưng những năm gần đây, việc Ôn Gia Bảo nhấn mạnh tới cải cách chính trị đã làm thay đổi nguyên tắc này. Có thể đưa ra quan điểm khác với các vị Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khác, theo Dương Kế Thằng, là một thay đổi lớn.

Về viễn cảnh cải cách chính trị dưới thời thế hệ lãnh đạo mới thuộc khóa 18, Dương Kế Thằng cho rằng Tập Cận Bình có điều kiện tiến hành cải cách chính trị hơn hai thế hệ lãnh đạo trước là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Một là, trong thời gian Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào cầm quyền, cải cách chính trị dường như dừng lại hoàn toàn, “vẫn ở dưới bóng của Đặng Tiểu Bình”, khiến cho nhu cầu cải cách chính trị hiện nay trở nên tương đối bức thiết.

Hai là, kinh tế dân doanh phát triển, tư tưởng đa nguyên hóa trong dân cũng là điều kiện có lợi cho cải cách chính trị. Theo Dương Kế Thằng, những nhà lãnh đạo là con cái của các bậc nguyên lão như Tập Cận Bình có vốn liếng chính trị nhiều hơn lớp lãnh đạo “xuất thân thường dân” như Hồ Cẩm Đào và cải cách chính trị cũng có ưu thế hơn.

Các vấn đề kinh tế xã hội của Trung Quốc hiện nay như tài chính đất đai, doanh nghiệp nhà nước lũng đoạn, tranh chấp tiền lương… đều có thể có nguyên nhân trong thể chế chính trị. Cũng giống như việc “ta không thể nắm tóc ta”, việc kiềm chế một quyền lực, nhất định cần tới một quyền lực tương đương. Do đó, các cơ quan chống tham nhũng như Ủy ban Kỷ luật Trung ương đều không phải là đáp án cuối cùng cho việc kiềm chế quyền lực, sớm muộn gì cũng phải tiến hành dân chủ hiến chính.

Liên quan tới cải cách chính trị, cựu Cục trưởng Thông tin thuộc Ban Tuyên truyền Trung ương Chung Bái Chương cho rằng thế lực quyền quý mưu đồ tư lợi là trở lực chủ yếu đối với cải cách thể chế chính trị. Theo Chung Bái Chương, “quỳ trên mặt đất để mưu cầu phát triển là không thể, phải đứng lên, phải nỗ lực”, lãnh đạo và nhân dân cùng phải thúc đẩy. Sự kiện Ô Khảm ở Quảng Đông là một đột phá rất lớn, là một minh chứng rất tốt, quần chúng thúc đẩy, kết hợp cùng với nhà lãnh đạo sáng suốt mới mang lại kết quả.

Bất đồng chính sách kinh tế bao trùm phiên họp Quốc hội Trung Quốc

Mạng "Stratford" (Mỹ) ngày 13/3 cho biết, những căng thẳng trong việc đối phó với nền kinh tế suy giảm và các cuộc xung đột xã hội mới nổi đã bao trùm các phiên họp của Quốc hội (NPC) và Hội nghị Tư vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) bắt đầu từ ngày 10/3.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2013 đạt 7,5%, mức thấp nhất kể từ năm 2004. Những năm qua, ông Ôn Gia Bảo đề ra mục tiêu 8%, được coi là mức tối thiểu để tạo công ăn việc làm nhằm hạn chế tỷ lệ thất nghiệp và mất ổn định xã hội. Mặc dù tăng trưởng thực tế trong thập kỷ qua vượt quá 8%, nhưng mục tiêu dự kiến 7,5% năm 2013 cho thấy Chính phủ đang chuẩn bị chấp nhận mức tăng trưởng giảm. Tăng trưởng chính thức năm 2012 dự kiến 8,5%, giảm so với 9,2% năm 2011 và 10,4% năm 2010. Rõ ràng, Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ sụt giảm kinh tế nghiêm trọng do nền kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi, đặc biệt các thị trường xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc là châu Âu và Mỹ.

Đồng thời gói kích cầu kinh tế khổng lồ năm 2008 của Trung Quốc đã tạo nên nhiều mâu thuẫn mới, từ quả bóng bất động sản không ổn định đến các khoản nợ xấu của các chính quyền địa phương. Các phe nhóm có ảnh hưởng ở Trung Quốc phản ứng bằng cách dần dần tư nhân hóa các các tài sản do nhà nước kiểm soát còn lại. Dưới khẩu hiệu "chống độc quyền" và "lợi nhuận tối đa", họ tìm cách chuyển việc kiểm soát các tài sản đó vào tay "các ông vua con", con cháu của các nhà lãnh đạo cấp cao, đang lãnh đạo các tập đoàn lớn của nhà nước. Chủ trương của các nhà lãnh đạo Trung Quốc phù hợp với một báo cáo của Ngân hàng Thế giới có nhan đề "Trung Quốc 2030" được công bố tuần trước, trong đó yêu cầu tư nhân hóa các công ty nhà nước trong các khu vực chiến lược và tạo điều kiện cho các công ty tư nhân và nước ngoài tham gia các công ty này dễ dàng hơn.

Một phái, được gọi là "phái tả mới" xuất hiện giữa thập kỷ 2000, phản đối chủ trương trên và khẳng định việc bảo vệ và hỗ trợ của nhà nước, trong đó có các khoản trợ giá, vẫn hết sức quan trọng. Họ đưa ra các rào cản chống lại "nguồn vốn nước ngoài", đồng thời yêu cầu nhà nước hành động mạnh mẽ hơn nhằm đối phó với các biện pháp bảo hộ của các nước nhằm ngăn cản các công ty Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài.

Đa số các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách đề ra kế hoạch chính thức trước khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chuyển giao quyền lực cho các nhà lãnh đạo thuộc "thế hệ thứ 5", đứng đầu là Phó Chủ tịch Tập Cận Bình và Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Đại hội Đảng thứ 18 cuối năm nay. Ông Tập được coi là đại diện hàng đầu của "giới lãnh đạo con ông cháu cha ". Ông Tập được sự ủng hộ của "phái Thượng Hải" thân giới kinh doanh do cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ đứng đầu. Mặt khác, ông Lý được sự bảo trợ của các nhà lãnh đạo đương chức Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản đã và đang có ý định cân bằng giữa "phái Thượng Hải" và "phái tả mới".

Phát biểu tại Quốc hội, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đề nghị giảm bớt ảnh hưởng của "nguồn vốn nhà nước" trong các khu vực như ngân hàng, năng lượng, thông tin liên lạc, giáo dục và y tế. Tiến trình này được sự ủng hộ của các nhà kinh doanh tư nhân có uy tín tại Quốc hội như nhân vật tỷ phú thứ hai của Trung Quốc Zong Qinghou (năm 2011 có số tài sản trị giá 10,7 tỷ USD). Ông Zong, chủ tịch tập đoàn đồ uống Wahaha khổng lồ của Hàng Châu chỉ trích Chính phủ là một "công ty độc quyền đầu tư vào mọi thứ" và mong muốn ông Tập Cận Bình sẽ khích lệ sự phát triển của các công ty tư nhân khi trở thành Chủ tịch Trung Quốc. Các ông chủ của các công ty tư nhân, quan hệ chặt chẽ với các công ty phương Tây, hy vọng kiếm lời nhờ tư nhân hóa các công ty đầu tư chung trực thuộc nhà nước, được thành lập từ những năm 1990. Trong số 500 công ty hàng đầu ở Trung Quốc, nhà nước có 316 công ty. Thu nhập của các công ty nhà nước chiếm 70% trong tổng số 7,5 nghìn tỷ USD GDP của Trung Quốc. Sáu khu vực độc quyền như thông tin liên lạc và hóa dầu sử dụng 28,3 triệu công nhân.

Xung quanh lời kêu gọi cải cách chính trị của Thủ tướng Ôn Gia Bảo

Trong báo cáo đọc tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) ngày 5/3, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo lại một lần nữa lên tiếng hô hào cho việc cải cách thể chế chính trị, nói rằng thể chế kinh tế và chính trị cần phải được sửa đổi để có thể khắc phục các thách thức trước mắt.

Ông Ôn Gia Bảo nói rằng cải cách khai phóng là lựa chọn đúng đắn cho vận mệnh của đất nước. Ông nói: “Chúng ta cần phải tuân theo những đòi hỏi của lý thuyết phát triển khoa học, tôn trọng tinh thần sáng tạo của quần chúng để mạnh dạn tìm kiếm và tiếp tục thúc đẩy toàn diện cho những nỗ lực nhằm cải cách thể chế kinh tế và thể chế chính trị để tìm ra giải đáp cho những bài toán của vấn đề phát triển”.

Tiếp đó trong cuộc họp báo sau khi bế mạc kỳ họp toàn thể Quốc hội ngay tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, ngày 14/3, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tiếp tục nhấn mạnh phải có những cải cách chính trị “khẩn cấp” ở thượng tầng Nhà nước và đảng Cộng sản để Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển, đồng thời tránh nguy cơ tái diễn lại một “thảm họa” kiểu Cách mạng Văn hóa.

Trong cuộc gặp gỡ báo chí, có thể là cuối cùng trên cương vị Thủ tướng chính phủ, ông Ôn Gia Bảo nhấn mạnh đến nhu cầu cấp bách phải cải cách: “Chúng ta cần phải thúc đẩy đồng thời cải cách cơ cấu kinh tế với chính trị, đặc biệt là cải cách hệ thống lãnh đạo Đảng và đất nước chúng ta”. Ông cũng khẳng định thêm đó là một “nhiệm vụ cấp bách”.

Lần đầu tiên, Thủ tướng Trung Quốc nói rõ: “Một thảm họa lịch sử như Cách mạng Văn hóa có thể tái diễn” tại Trung Quốc, nếu các cải cách chính trị và kinh tế không được tiến hành. Sau khi nhắc đến tình trạng bất bình đẳng xã hội và vấn nạn tham nhũng tại Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đặt trọng tâm vào vấn đề cải cách chính trị, ông nói: “Nếu cải cách chính trị không có kết quả thì cải cách kinh tế cũng sẽ không thể tiến hành tốt được” và “các vấn đề nảy sinh trong xã hội sẽ không không được giải quyết một cách căn bản”.

Về vấn đề dân chủ ở trong nước, ông Ôn Gia Bảo bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ có thể được dân chủ hóa dần dần qua kinh nghiệm ở các cấp địa phương. Ông nói: “Nếu nhân dân có khả năng quản lý một làng, thì họ cũng có thể quản lý công việc của một xã, một huyện. Vì thế chúng ta cần khích lệ nhân dân can đảm theo đuổi hướng đi đó”. Phát biểu này khiến người ta liên tưởng đến cuộc bầu cử dân chủ duy nhất mới đây của dân làng Ô Khảm ở Quảng Đông, sau khi những người ở đây nổi dậy chống lại ban lãnh đạo địa phương tham nhũng.

Cũng bàn về vấn đề dân chủ, khi đề cập đến các cuộc Cách mạng Mùa xuân Ả Rập, Thủ tướng Trung Quốc khẳng định đó là khát vọng dân chủ của người dân. Làn sóng Mùa xuân Ả Rập không hề bị thao túng bởi một thế lực nào và khát vọng đó phải được tôn trọng.

(còn tiếp)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

Sự kiện Bạc Hy Lai và vấn đề nhân sự
Đại hội 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc



Phần 6
Nguyễn Văn Lập
(tiếp theo)

Tờ Le Monde ghi nhận sự tương phản sâu sắc giữa các phát biểu thẳng thắn của ông Ôn Gia Bảo, lãnh đạo cao cấp duy nhất Trung Quốc giành được thiện cảm của nhiều người dân nước này, với các buổi họp mà tuyệt đại đa số đại biểu quốc hội Trung Quốc nhất loạt bỏ phiếu thông qua các dự luật. Tờ nhật báo bằng tiếng Anh ở Hồng Kông “South China Morning Post” thì đưa ra nhận định, “không ở đâu mà cái hố ngăn cách giữa một xã hội Trung Quốc sống động, phức tạp và đa dạng với hệ thống chính trị trì trệ và khép kín lại sâu sắc đến như thế (như trong các cuộc họp Quốc hội).”

Trả lời phỏng vấn AFP về các vụ tự thiêu tại khu vực của người Tây Tạng, ông Ôn Gia Bảo không sử dụng các ngôn từ được báo chí chính thức sử dụng để nói về họ như “các tội phạm”, mà nhấn mạnh đến việc những người Tây Tạng tự thiêu là những người vô tội và hành động của họ khiến những người như ông vô cùng xúc động.

Theo tờ Les Echos, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã dùng những lời lẽ nghiêm trọng hiếm thấy để nói về thực trạng của xã hội Trung Quốc hiện nay. Sau khi bày tỏ những hối tiếc về “nhiều việc đã không được thực hiện” trong thời gian 9 năm ông nắm quyền, ông Ôn Gia Bảo kêu gọi đảng Cộng sản tiến hành một thay đổi chính trị, nếu không Trung Quốc sẽ không thể tiếp tục được các cải cách kinh tế, và tồi tệ hơn nữa là “một thảm kịch lịch sử kiểu như Cách mạng Văn hóa sẽ có thể xảy ra”.

Theo Les Echos, khác với bài diễn văn khai mạc Quốc hội, là kết quả của thỏa thuận giữa Thủ tướng Trung Quốc với ban lãnh đạo, các phát biểu ngày hôm qua chỉ liên quan đến một mình ông Ôn Gia Bảo. Theo một chuyên gia về kinh tế Trung Quốc, các lời kêu gọi cải cách như vậy đã được đưa ra ít nhất là từ năm 2003-2004. Nội dung chủ yếu của các kêu gọi này là chấm dứt sự độc quyền của khu vực Nhà nước hay cân bằng trong tăng trưởng. Thế nhưng kết quả không thấy đâu. Điều đó chứng tỏ rõ ràng là, các chủ trương mà Thủ tướng Trung Quốc nêu ra rất ít có trọng lượng.

Tuy nhiên, y kiến của ông Ôn Gia Bảo về sự nguy hiểm tái diễn cuộc thí nghiệm của phái cánh tả trong thời đại Mao - là tín hiệu quan trọng gửi cho toàn thể xã hội. Đã từ lâu người ta không nghe thấy từ các lãnh đạo cao cấp của đất nước CHND Trung Hoa những phát ngôn quyết liệt đến như vậy về ủng hộ cải cách.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo, người được đánh giá là có đầu óc cải cách và cũng là người có phong cách lãnh đạo gần dân nhất trong giới lãnh đạo Bắc Kinh, đang chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ của mình vào cuối năm nay. Những năm gần đây, ông đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi cải cách chính trị ở Trung Quốc bằng những lời lẽ thẳng thắn không vòng vo né tránh. Không ít lần, các phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc đã khiến dân chúng hy vọng sẽ có thay đổi ở Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị nhận định, những tuyên bố đó khó có thể trở thành hiện thực ở Trung Quốc vào thời điểm hiện nay.

Cùng với tuyên bố trên của người đứng đầu chính phủ Trung Quốc, nhiều học giả và các nhà quan sát cho rằng quốc gia đông dân nhất thế giới này đang đối mặt với nguy cơ biến loạn vì những vấn đề nan giải đã tích lũy trong nhiều thập niên qua.

Ông Thái Kế Minh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế của Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cho biết Trung Quốc đã đạt được những thành tích to lớn trong 30 năm qua, nhưng còn rất nhiều vấn đề quan trọng chưa được giải quyết. Ông cũng cho rằng tất cả những nỗ lực để cải cách chế độ sở hữu đất đai, thu hẹp hố chênh lệch giàu nghèo và chống tham nhũng đều liên quan mật thiết đến thể chế chính trị. Giáo sư Thái Kế Minh phát biểu như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho ban Hoa Ngữ đài VOA: “Nếu thể chế chính trị không được sửa đổi một cách tương ứng, mà chỉ nói tới cải cách thể chế kinh tế, tôi e rằng chúng ta không thể giải quyết được vấn đề một cách cơ bản. Nỗ lực thúc đẩy cải cách kinh tế cũng vì thế mà khó lòng đạt được tiến bộ. Như đồng chí Đặng Tiểu Bình đã nói ‘không kịp thời thúc đẩy cải cách thể chế chính trị thì chẳng những cải cách thể chế kinh tế khó lòng thành công mà những thành quả đã đạt được còn có thể sẽ bị mất đi’”.

Giáo sư Vương Chiêm Dương của Học viện Xã hội Chủ nghĩa Trung ương ở Bắc Kinh cũng tán đồng nhận định này: “Những vấn đề hiện nay đã tích lũy quá lâu, quá sâu, đã tới mức vô cùng nghiêm trọng rồi. Tôi nghĩ rằng bây giờ đã tới lúc phải cải cách vì có rất nhiều nguy cơ”.

Trong thông cáo báo chí công bố hồi đầu tháng 2 vừa qua nhân dịp phổ biến kết quả nghiên cứu về nạn cướp đất ở Trung Quốc, Viện Phát triển Nông thôn Landesa ở Seattle cho biết trong năm 2010 đã có đến 187.000 vụ khiếu kiện hoặc gây rối đông người ở Trung Quốc, trong đó những vụ tranh chấp vì vấn đề đất đai chiếm đến 65%.

Giáo sư Vương Chiêm Dương cho rằng chính phủ ở Bắc Kinh cần đặt trọng tâm vào 3 nỗ lực cải cách chính yếu. Thứ nhất là tiếp tục thúc đẩy cải cách kinh tế thị trường, bao gồm cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, cải cách xí nghiệp quốc doanh, và cải cách chế độ sở hữu đất đai. Kế đến là sửa đổi chế độ phân phối thu nhập để thu hẹp hố ngăn cách giàu nghèo hiện đang gây ra nhiều sự bất mãn trong dân chúng. Và thứ ba là tiến hành cải cách thể chế chính trị.

Ông Tào Tư Nguyên, một học giả độc lập ở Bắc Kinh, cho rằng cải cách thể chế chính trị chẳng những là một việc cần thiết mà còn là một việc không thể chần chừ. Ông Tào nói thêm: “Cải cách đang chạy đua với cách mạng! Nếu muốn cải cách mà cứ chậm rãi, do dự, sợ đầu sợ đuôi trong lúc mâu thuẫn không ngớt gia tăng thì rất có thể sẽ xảy ra biến loạn. Có thể xảy ra cách mạng văn hóa hay một vụ biến loạn tương tự như cách mạng văn hóa. Đó là một điều rất rõ ràng. Kết cục của không cải cách là như thế. Đó là kết cục mà mọi người chúng ta nên ra sức ngăn chặn”.

Ông Tào Tư Nguyên cho biết động lực cải cách hiện đang nằm ở người dân. Ông nói: “Chênh lệch giàu nghèo đang làm cho rất đông dân chúng cảm thấy bất mãn. Bất mãn chính là động lực. Trung Quốc đã nhiều lần đề cập tới cải cách chính trị, nhưng rồi họ nói chỉ để mà nói, nói mà không làm! Rồi khi làm thì lại do dự, tiến được một bước lại lùi hai bước! Thực tế hiện nay là người dân bình thường có một nhu cầu rất mãnh liệt đối với cải cách thể chế chính trị”.

Giáo sư Vương Chiêm Dương của Học viện Xã hội Chủ nghĩa Trung ương cũng cho rằng động lực cải cách hiện nay rất lớn. Nhưng ông cũng nói rằng phe cải cách và phe bảo thủ cần phải thỏa hiệp để tránh tình trạng “chết cả đám”: “Việc tiến hành cải cách dĩ nhiên sẽ rất khó khăn. Chúng ta cần có sự kết hợp ở một mức độ nào đó giữa lực lượng uy quyền và lực lượng dân gian. Cần có sự kết hợp giữa ý chí cải cách và trí tuệ cải cách. Xu thế này giờ đây đã bắt đầu xuất hiện vì ngày càng có nhiều người nhận thức được rằng hỗn loạn sẽ bùng ra nếu không sửa đổi kịp thời. Đôi bên đều hiểu rằng bên nào cũng cần phải nhường nhịn bên kia một chút để tránh tình trạng chết chùm. Cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta đang có một động lực lớn cho cải cách trong tình hình như vậy”.

Những lời hô hào cải cách thể chế chính trị của Thủ tướng Ôn Gia Bảo cùng với các học giả Trung Quốc được đưa ra trong lúc nhiều người cho rằng tình hình bế tắc hiện nay không khác gì mấy so với tình hình của năm 1992, khi ông Đặng Tiểu Bình thực hiện chuyến đi thị sát các thành phố miền nam và tuyên bố tiếp tục theo đuổi con đường đổi mới.

Trong bài phát biểu thường được gọi là “nam tuần giảng thoại” và được các nhà viết sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc liệt vào danh sách các sự kiện trọng đại, ông Đặng Tiểu Bình nói rằng “không kiên trì xã hội chủ nghĩa, không cải cách khai phóng, không phát triển kinh tế, không cải thiện sinh hoạt của người dân, thì chỉ có một con đường là chết.”

*****
Đài tiếng nói nước Nga...
(Còn tiếp)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(Tiếp theo)

Đài Tiếng nói nước Nga

“Trung Quốc cần phải tiến hành cải cách chính trị, nếu không sẽ có thể lặp lại thảm họa Cách mạng Văn hóa”. Tuyên bố của Thủ tướng Ôn Gia Bảo được các phương tiện truyền thông toàn cầu đánh giá là gây chấn động.

Các phương tiện truyền thông quan tâm nhiều đến hiệu quả của tuyên bố này, vì ông Ôn Gia Bảo sẽ rời bỏ chức vụ lãnh đạo trong đảng và nhà nước sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đại hội dự kiến sẽ được tổ chức vào mùa thu năm nay.

Giáo sư Sergei Luzyanin, Phó Giám đốc Viện Viễn Đông Học, cho rằng nhu cầu về hệ tư tưởng cánh tả trong điều kiện phải đối mặt với sự bất bình đẳng gia tăng vẫn còn được duy trì trong xã hội: “Ở Trung Quốc, trong tầng lớp cán bộ cao cấp của đảng, và thậm chí trong giai cấp cầm quyền có một nhóm cánh tả lớn, những người này tin rằng mức độ chủ nghĩa tự do tư sản hiện tại ở Trung Quốc là mối đe dọa đối với đất nước. Phái tả mới tập trung chú ý đến tinh thần chống đối quần chúng, đặc biệt là ở nông thôn. Trong sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, họ chú trọng hơn vào chủ nghĩa xã hội”.

Trung Quốc nói về cải cách chính trị không phải do sợ hãi “cuộc cách mạng hoa nhài” theo kiểu Arập và cũng không phải do áp lực từ phương Tây. Nếu không có đa nguyên, Trung Quốc sẽ mất tất cả mọi thứ đã đạt được.

Các nhà phân tích chính trị Nga và các chuyên gia đã bình luận như vậy về tuyên bố chấn động thế giới của Thủ tướng Ôn Gia Bảo rằng Trung Quốc cần cải cách chính trị. Nếu không, Trung Quốc phải đối mặt với nguy cơ đe dọa lặp lại thảm kịch thời “Cách mạng Văn hóa” của Mao Trạch Đông. Sự quan tâm của phương Tây đối với tuyên bố này của nhà lãnh đạo Trung Quốc càng được thúc đẩy thêm bởi thực tế rằng sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo sẽ rời bỏ chức vụ trong đảng. Đại hội dự kiến sẽ tiến hành mùa Thu năm nay.

Nhà khoa học chính trị Denis Tyurin đánh giá tuyên bố của ông Ôn Gia Bảo không phải là một cuộc cách mạng trong ý thức chính trị mà đúng hơn là cuộc chuyển nhượng chiếc gậy chỉ huy sắp tới, ông Tyurin nói: “Không nên phóng đại ý nghĩa câu nói của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về việc cần phải cải cách chính trị ở Trung Quốc. Đa phần ở đây là nói về sự tiếp tục đường lối chính trị. Có lẽ đây là lời chia tay và chúc các nhà lãnh đạo mới của đất nước tiếp tục chính sách mềm dẻo trong các cải cách tiếp theo. Mục đích là để lập ra ở Trung Quốc một hệ thống đa nguyên chính trị theo hình thức mới. Bây giờ chính phủ Trung Quốc đang phải đối mặt với thực tế rằng trong nước đã hình thành thế hệ mới những người trẻ tuổi. Họ có thu nhập tương đối cao, sử dụng Internet, giỏi tiếng Anh, quan tâm đến báo chí nước ngoài, có cơ hội truy cập các trang web Đài Loan. Đương nhiên, trong những điều kiện như vậy, sự phát triển nội bộ Trung Quốc yêu cầu hệ thống chính trị phải có sự mềm dẻo”.

Chuyên gia này thừa nhận ở Trung Quốc đang tồn tại một số những mâu thuẫn xã hội sắc nét. Trong khi đó, ông không có khuynh hướng phóng đại các mâu thuẫn này, cũng như các cuộc biểu tình của các tầng lớp khác nhau trong xã hội Trung Quốc nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của họ. Chuyên gia Nga gọi nỗ lực của các phương tiện truyền thông phương Tây muốn gắn kết tuyên bố của ông Ôn Gia Bảo về việc phải tiếp tục cải cách chính trị với những lo ngại sẽ bùng nổ “cách mạng hoa nhài” ở Trung Quốc theo kịch bản ở Bắc Phi và Trung Đông là nhận xét sai lầm.

Giám đốc Trung tâm Đông phương học tại Học viện Ngoại giao Nga Andrey Volodin loại trừ việc đề nghị đa nguyên của của Thủ tướng Ôn Gia Bảo được thực hiện dưới áp lực từ phía phương Tây: “Trung Quốc là một nước lớn mà phương Tây phải dè chừng. Trung Quốc sống bằng đầu óc riêng và lợi ích riêng của mình. Nước này bắt đầu chuyển dần sang một mô hình phát triển chính trị khác. Quá trình chuyển đổi sẽ dần dần, đi kèm với những thay đổi nhỏ nhưng phù hợp. Tất nhiên, người Trung Quốc xem xét kinh nghiệm mùa xuân Arập, hay cái gọi là cuộc cách mạng Arập. Nhưng tôi nghĩ rằng kinh nghiệm này, nếu có ý nghĩa, thì chỉ như là một sự suy xét phê phán kinh nghiệm Trung Quốc hiện nay mà thôi”.

Bắc Kinh có ý định chuyển theo hướng tự do hóa hệ thống chính trị đến mức độ nào? Ông Andrey Karneev, Phó Giám đốc Viện Á Phi thuộc trường Đại học tổng hợp Moscow khẳng định rằng giới thượng lưu Trung Quốc vẫn chưa thôi sợ hãi thời “perestroika” của Mikhail Gorbachev và sụp đổ Liên Xô tiếp sau đó. Vì vậy, họ không muốn bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào. Họ sẽ tiếp tục tuyên bố rằng các chuẩn mực dân chủ cần được thực hiện, mà ngay cả Mao Trạch Đông cũng từng kêu gọi dân chủ. Tuy nhiên, ông Andrey Karneev cho rằng các bước cải cách thực tế sẽ dược thực hiện dần dần và rất thận trọng.

Sự chuyển đổi đầy rủi ro

Trung Quốc, hiện là nước có thu nhập trung bình, muốn trở thành quốc gia thu nhập cao từ nay cho đến năm 2030. Như vậy cần phải có những cải cách sâu sắc. Những cải cách này có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân, nhất là các chính quyền địa phương và các công ty quốc doanh. Có thể đây là một trong các nguyên nhân khiến ông Ôn Gia Bảo nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách chính trị, một thử thách lâu dài của Trung Quốc.

Dưới tiêu đề “Sự chuyển đổi đầy rủi ro ở Bắc Kinh”, báo Le Monde cho rằng tăng trưởng và đô thị hóa nhanh chóng trong lúc tỉ lệ sinh sản giảm đi, là các nguyên nhân khiến cho giá lao động ở Trung Quốc tăng lên.

Trung Quốc bắt đầu một quá trình chuyển đổi khó khăn, vừa phải giảm tăng trưởng, vừa phải thay đổi cách vận hành. Đó là kết luận rút ra từ Diễn đàn Phát triển Trung Quốc, tổ chức vào ngày 18/3 tại Bắc Kinh. Chuyển đổi về chính trị cần phải song hành với chuyển đổi trong kinh tế, và hai quá trình này có quan hệ tương tác với nhau theo những dạng thức phức tạp.

Tình hình kinh tế tốt đẹp cho đến nay, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, không đảm bảo được là kết quả trong tương lai cũng tích cực như thế. Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố ngày 14/3: “Công cuộc cải cách ở Trung Quốc đã đạt đến giai đoạn quyết định. Nếu không tiến hành cải cách cơ cấu chính trị, thì không thể hoàn thành trọn vẹn cải cách cơ cấu kinh tế. Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được có thể bị mất đi, các vấn đề nổi lên trong xã hội Trung Quốc không thể được giải quyết đến nơi đến chốn, và một bi kịch lịch sử tương tự như cuộc Cách mạng văn hóa lại có thể xảy ra”.

Các vấn đề chính trị là rất quan trọng, nhưng bản thân quá trình chuyển đổi kinh tế cũng hết sức khó khăn. Trung Quốc đã đạt đến cuối thời kỳ mà các nhà kinh tế gọi là “tăng trưởng cao”, với nguồn cung lao động và vốn gia tăng; và nay phải hướng về “tăng trưởng chiều sâu” dựa trên việc cải thiện kỹ năng, kỹ thuật. Điều này dẫn đến việc tăng trưởng sẽ giảm hẳn so với tỉ lệ khoảng 10% hàng năm trong suốt 3 thập kỷ qua. Các yếu tố gây phức tạp cho quá trình chuyển đổi là đầu tư quá cao và sự lệ thuộc quá nhiều vào đầu tư.

Về mô hình phát triển, dựa theo định nghĩa của người đoạt giải Nobel kinh tế Arthur Lewis, thì Trung Quốc dần dần không còn là một đất nước dư thừa lao động. Thu nhập ở mức chỉ đủ ăn của lao động nông thôn đóng góp vào việc duy trì lương bổng trong các ngành tân tiến ở mức thấp, giúp các ngành này thu được rất nhiều lợi nhuận. Khi các món lợi tức này được tái đầu tư, thì tỉ lệ tăng trưởng trong các ngành hiện đại và cho nền kinh tế nói chung lên rất cao. Nhưng đến một lúc nào đó, lao động nông nghiệp trở nên hiếm hoi, khiến giá thành trong các lĩnh vực hiện đại tăng lên. Kết quả là kinh tế chín muồi hơn thì lợi tức càng giảm đi, tiết kiệm và đầu tư cũng giảm.

Le Monde nhận định, 35 năm trước, Trung Quốc là đất nước dư thừa lao động. Nhưng nay thì đã khác: nền kinh tế bành trướng gấp 20 lần, hơn phân nửa dân số sống ở đô thị, và tỉ lệ sinh sản thấp. Ông Thái Phưởng, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhấn mạnh: “Tình trạng thiếu hụt lao động được nhận thấy trước tiên tại vùng duyên hải năm 2004, đã lan rộng trên toàn quốc.

Năm 2011, các công ty sản xuất gặp khó khăn chưa từng thấy trong việc tuyển dụng”, khiến lương tăng và lợi nhuận giảm.

Giờ đây Trung Quốc đã tiến đến ngã rẽ mà Lewis đã báo trước. Một trong các hậu quả là tỉ lệ vốn đầu tư/lao động tăng nhanh, còn lợi nhuận từ đồng vốn giảm. Trong khi đó tăng trưởng bền vững cần phải dựa trên việc gia tăng tổng hiệu suất, chứ không phải là tăng tỉ lệ vốn/lao động.

Khó khăn trong việc chuyển sang tăng trưởng dựa trên tiến bộ kỹ thuật, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều nước đã bị lọt vào “bẫy thu nhập trung bình”. Trung Quốc, hiện là nước có thu nhập trung bình, muốn trở thành quốc gia thu nhập cao từ nay cho đến năm 2030. Như vậy cần phải có những cải cách sâu sắc, đã được nêu ra trong bản báo cáo chung của Ngân hàng Thế giới và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc.

Những cải cách này có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân, nhất là các chính quyền địa phương và các công ty quốc doanh. Có thể đây là một trong các nguyên nhân khiến ông Ôn Gia Bảo nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách chính trị, một thử thách lâu dài của Trung Quốc. Khi đi theo hướng này, kinh tế Trung Quốc có thể bị giảm sút nặng nề. Bắc Kinh đã ấn định mục tiêu tăng trưởng năm nay là 7,5% và 7% cho cả kế hoạch năm năm. Tăng trưởng chậm lại, thì tỉ lệ đầu tư cũng giảm.

Tuy nhiên, nếu muốn tỉ lệ đầu tư từ 50% so với tổng sản phẩm nội địa xuống còn 35% mà không gây ra xáo trộn, thì tiêu dùng phải tăng. Trong khi Trung Quốc không có phương tiện nào dễ dàng kích thích tiêu dùng, điều này giải thích vì sao câu trả lời cho khủng hoảng của Bắc Kinh chỉ là tăng thêm đầu tư. Trung Quốc đang lệ thuộc rất nhiều vào đầu tư trong lĩnh vực xây dựng: trong 13 năm gần đây, đầu tư vào nhà ở tăng mỗi năm 26%. Theo tác giả, thì không thể tiếp tục mãi một tỉ lệ tăng nhanh như thế.

Trung Quốc có khả năng đạt được thành công trong việc chuyển đổi sang một mô hình tăng trưởng kinh tế khác, mà nhiều nước có thu nhập trung bình không làm được. Qua những thành tựu trong quá khứ, khó thể nói khác đi, nhưng với điều kiện là các nhà lãnh đạo Bắc Kinh không tự thỏa mãn với chính mình.

Hết phần 6
Còn tiếp phần 7
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

Sự kiện Bạc Hy Lai và vấn đề nhân sự
Đại hội 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc



Phần 7

VII. THỬ TÌM PHƯƠNG ÁN NHÂN SỰ TẠI ĐẠI HỘI 18

Về nhân sự Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18

Bạc Hy Lai vốn là một ứng cử viên sáng giá cho chức Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18. Việc Bạc Hy Lai ngã ngựa trước Đại hội 18 chắc chắn sẽ dẫn tới những điều chỉnh trong bố trí nhân sự cấp cao cho Đại hội 18 vì trong hầu hết các danh sách Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 lưu truyền trong giới truyền thông trước đây đều có tên của Bạc Hy Lai.

Hãng tin Reuters của Anh có lẽ là cơ quan truyền thông đầu tiên đưa ra dự đoán của mình về Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 của Trung Quốc sau sự kiện Bạc Hy Lai.

Trong bản tin phát đi ngày 16/3, nghĩa là chỉ một ngày sau khi Trung Quốc thông báo quyết định Bạc Hy Lai “không tiếp tục kiêm nhiệm Ủy viên, Thường vụ, Bí thư Thị ủy Trùng Khánh”, hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc cho biết ngoài hai ghế đặt sẵn cho Tập Cận BìnhLý Khắc Cường, bảy chiếc còn lại (thay thế cho bảy Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 17 đến tuổi về hưu) sẽ dành cho:

Uông Dương (Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông đương nhiệm);

Vương Kỳ Sơn (Phó Thủ tướng đương nhiệm, có tin sẽ làm phó Thủ tướng Thường trực);

Vân Sơn (Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương đương nhiệm, có khả năng trở thành người chủ quản công tác tuyên truyền trong Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18);

Lý Nguyên Triều (Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đương nhiệm, có thể trở thành phó Chủ tịch nước);

Trương Đức Giang(Phó Thủ tướng đương nhiệm);

Trương Cao Lệ (Bí thư Thị ủy Thiên Tân đương nhiệm);

Du Chính Thanh (Bí thư Thị ủy Thượng Hải đương nhiệm, là ứng cử viên tiềm năng cho chức Ủy viên trưởng Nhân đại Toàn quốc và sẽ phải nghỉ hưu vào năm 2017 vì quá tuổi).

Lưu Diên Đông (Ủy viên Quốc vụ viện đương nhiệm, chức danh cao hơn Bộ trưởng, nhưng thấp hơn phó Thủ tướng), một thành viên “Đảng Thái tử”, nhưng có sự gắn bó chặt chẽ với phe Đoàn Thanh niên. Tuy nhiên, năm nay Lưu Diên Đông đã 67 tuổi và đây sẽ là nhân tố cản trở đường thăng tiến của nhân vật này. Một thách thức nữa lớn hơn là kể từ năm 1949 tới nay không có một phụ nữ nào trong Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc.

***********
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hồng Công ngày 9/4 cho biết sau sự kiện Bạc Hy Lai bị mất chức Bí thư Thị ủy Trùng Khánh, bố trí nhân sự cấp cao Đại hội 18 đã có sự thay đổi. Trong bản danh sách ban lãnh đạo mới cuối cùng có 6 trong số 9 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 đã đạt được sự đồng thuận của các phe phái trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hai nhân vật đầu tiên và chắc chắn sẽ lưu nhiệm chức Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị là Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Phó Thủ tướng Thường trực Lý Khắc Cường. Họ được cho là sẽ lần lượt kế nhiệm Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo.

Ba ứng cử viên tiếp theo có cơ hội nắm giữ chức vụ lớn hơn chức vụ hiện nay của họ là Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lý Nguyên Triều và Bí thư Thị ủy Thượng Hải Du Chính Thanh. Trong đó, Vương Kỳ Sơn sẽ trở thành Phó Thủ tướng Thường trực, Lý Nguyên Triều sẽ nắm giữ chức Phó Chủ tịch nước, trở thành quan chức Bắc Kinh cao nhất chịu trách nhiệm về các vấn đề Hồng Công và Du Chính Thanh, năm nay 67 tuổi, được nhìn nhận một cách rộng rãi rằng sẽ thay thế Ngô Bang Quốc là Ủy viên trưởng Nhân đại Toàn quốc (Chủ tịch Quốc hội).

Phó Thủ tướng Trương Đức Giang dường như cũng chắc chắn có một ghế trong Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18. Việc Trương Đức Giang, một nhân vật thuộc phe Giang Trạch Dân, thay thế Bạc Hy Lai làm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh cho thấy ông ta nhận được sự ủng hộ của tất cả các phe phái.

Ba vị trí còn lại trong Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 đang là cuộc đua giữa 4 ứng cử viên là Bí thư Thị ủy Thiên Tân Trương Cao Lệ, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương Lưu Vân Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ viện (một chức vụ trong Chính phủ Trung Quốc lớn hơn Bộ trưởng, nhỏ hơn Phó Thủ tướng) Lưu Diên Đông.

Uông Dương năm nay 57 tuổi, từ lâu được nhìn nhận là ứng cử viên một ghế Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị và được biết đến như một người có tư tưởng đổi mới và suy nghĩ cởi mở. Uông Dương và Bạc Hy Lai được cho là đối thủ chính trị của nhau khi hai nhân vật này có chủ trương rất khác nhau về hướng đi tương lai của Trung Quốc. Sau khi Bạc Hy Lai bị loại bỏ, nhiều người tin rằng Uông Dương sẽ có cơ hội lớn hơn, nhưng những người khác lại cho rằng những nhân vật ủng hộ Bạc Hy Lai trong Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể loại Uông Dương ra bên lề trong vài tháng tới. Lưu Diên Đông và Lưu Vân Sơn cũng được nhìn nhận là các ứng cử viên mạnh cho chức Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

Trên thực tế, một số nhà lãnh đạo, trong đó có Hồ Cẩm Đào được tin rằng là đang vận động hành lang để tạo nên lịch sử khi để Lưu Diên Đông trở thành nữ Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, ở Trung Quốc có một luật bất thành văn trong bầu chọn lãnh đạo chóp bu và nếu vẫn hiệu lực có thể làm giảm cơ hội của ứng cử viên, đó là các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị cần phải trải qua chức vụ Bí thư Tỉnh ủy hoặc Bí thư thành phố, khu tự trị trực thuộc Trung ương. Nhưng, Lưu Vân Sơn và Lưu Diên Đông đều chưa từng giữ một chức vụ nào như vậy. Trong bối cảnh đó, Trương Cao Lệ sẽ có ưu thế hơn.

*************
Ngày 23/3, Ủy ban Xem xét các vấn đề Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung thuộc Quốc hội Mỹ đã đưa ra báo cáo điều tra với tiêu đề “Đảng Cộng sản Trung Quốc và thế hệ lãnh đạo thế hệ tới đang nổi lên của đảng này”, phân tích ảnh hưởng của các phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Đại hội 18 sắp tới cũng như đưa ra đánh giá về thế hệ lãnh đạo thế hệ tới của Trung Quốc. Báo cáo cho rằng Đại hội 18 dự kiến được tổ chức vào mùa Thu này sẽ cho ra đời lớp lãnh đạo thứ 5 của Trung Quốc. Đây cũng là lần chuyển giao quyền lực lớn cả về biến động nhân sự lẫn chính sách ở Trung Quốc. Trong số 25 Ủy viên Bộ Chính trị hiện nay có 14 người đến tuổi về hưu, nhường vị trí cho lớp trẻ hơn.

Sự thay đổi tại Thường vụ Bộ Chính trị diễn ra càng gay gắt, bảy trong số chín Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đến tuổi về hưu, sẽ do lớp lãnh đạo thứ 5 kế nhiệm và họ sẽ quyết định chính sách của Trung Quốc tới năm 2020.

Báo cáo dự đoán:

Tập Cận Bình sẽ làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương, chỉ đạo chính sách trên tất cả các lĩnh vực;

Lý Khắc Cường làm Thủ tướng,

Vương Kỳ Sơn làm Ủy viên trưởng Nhân đại Toàn quốc (ứng cử viên tiềm năng thay thế Vương Kỳ Sơn ở vị trí này là Du Chính Thanh),

Lưu Diên Đông làm Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc, phụ trách các hoạt động của Mặt trận Thống nhất;

Du Chính Thanh làm Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương, phụ trách công tác đảng (ứng cử viên tiềm năng thay thế Du Chính Thanh ở vị trí này là Vương Kỳ Sơn),

Lưu Vân Sơn phụ trách công tác hình thái ý thức,

Uông Dương làm phó Thủ tướng Thường trực phụ trách chính trách kinh tế trong nước (ứng cử viên tiềm năng thay thế Uông Dương ở vị trí này là Vương Kỳ Sơn),

Lý Nguyên Triều làm Trưởng Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, phụ trách chống tham nhũng,

Mạnh Kiến Trụ làm Bí thư Chính pháp Trung ương.

Ngoài ra, báo cáo còn cho rằng nhận định cuộc chuyển giao quyền lực sắp tới sẽ để cho các nhà lãnh đạo thế hệ 6 đóng vai trò quan trọng hơn. Họ sẽ là những người sẽ đảm nhiệm cương vị lãnh đạo sau năm 2022.

Các quan chức này gồm: Bí thư Đảng ủy Nội Mông Cổ Hồ Xuân Hoa, Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm Tôn Chính Tài và rất rõ ràng là họ đang được bồi dưỡng để đảm nhiệm chức vụ cao hơn.

Cũng liên quan tới vấn đề nhân sự Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18, tạp chí Tham khảo Nước ngoài số tháng 4 của Hồng Công nhận định Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 gồm:

Tập Cận Bình sẽ làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương;

Lý Khắc Cường làm Thủ tướng;

Du Chính Thanh làm Ủy viên trưởng Nhân đại Toàn quốc;

Lưu Diên Đông làm Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc; Lưu Vân Sơn phụ trách công tác hình thái ý thức, công tác văn minh văn hóa tuyên truyền của Trung ương;

Trương Đức Giang làm Trưởng Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương; Trương Cao Lệ làm Bí thư Chính pháp Trung ương;

Lý Nguyên Triều làm phó Chủ tịch nước và

Vương Kỳ Sơn làm Phó Thủ tướng Thường trực.

Nguyễn Văn Lập

(còn tiếp)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(Tiếp theo)

Sự kiện Bạc Hy Lai và vấn đề nhân sự
Đại hội 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc



Phần 7

Tạp chí Tham khảo Nước ngoài đã đưa ra 12 luận điểm để nói rõ hơn về dự đoán của mình như sau:

Một là, Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 17, sẽ kế nhiệm một cách tự nhiên.

Hai là, Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang và Du Chính Thành đều là Ủy viên Bộ Chính trị hai khóa (16 và 17). Trong đó, Lưu Vân Sơn còn là Ủy viên Trung ương dự khuyết khóa 12, khởi nghiệp chính trị còn sớm hơn tất cả các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa mới, từng hiệp trợ Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm phụ trách công tác hình thái ý thức Lý Trường Xuân nhiều năm, nên việc vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 không có gì “gây thắc mắc”. Đối với Trương Đức Giang và Du Chính Thanh, hai nhân vật này từng là Ủy viên Trung ương dự khuyết khóa 14, Ủy viên Trung ương khóa 15, 16 và 17, tạo dựng được nền tàng trong đảng. Trương Đức Giang dù thiếu sự tiến cử hữu hiệu, nhưng lại có quá trình huy hoàng làm Bí thư Tỉnh ủy ba tỉnh không ai bì được, lại được rèn luyện trên cương vị Phó Thủ tướng, cho nên việc vào Thường vụ Bộ Chính trị là bình thường, không có lý do gì để cản trở.

Ba là, Lưu Diên Đông từng đảm nhiệm chức Trưởng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương, Phó Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc, có xuất thân tốt, lại được tôi luyện qua công tác ở Trung ương Đoàn, có quan hệ tốt với Hồ Cẩm Đào, trong kỳ họp Lưỡng hội năm 2012 lại được hỗ trợ bởi lời kêu gọi của đại biểu để phụ nữ nắm giữ trọng trách. Tất cả những nhân tố này sẽ đưa Lưu Diên Đông tới vị trí Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị chưa từng có sự xuất hiện của nữ giới. Việc Lưu Diên Đông sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc xem ra có triển vọng.

Bốn là, ở Trung Quốc, việc Ủy viên Bộ Chính trị kiêm nhiệm chức vụ ở địa phương tiến thẳng về Bắc Kinh đảm nhiệm chức Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị là rất hiếm và rất khó có thể lặp lại trường hợp của Lý Trường Xuân – liên nhiệm hai khóa Thường vụ Bộ Chính trị (năm 2002, Lý Trường Xuân khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông đã tiến thẳng lên làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị), ngay cả Trương Đức Giang, dù đã làm Bí thư Tỉnh ủy của ba tỉnh cũng không có được sự may mắn như vậy. Nhưng do Thường vụ Bộ Chính trị lần này chỉ là lựa chọn trong phạm vi các Ủy viên Bộ Chính trị hiện có, nên Trương Cao Lệ có thể dựa vào việc trở thành Ủy viên Trung ương dự khuyết từ khóa 15 để giành lợi thế so sánh với hai ngôi sao trên chính trường là Bạc Hy Lai và Uông Dương.

Năm là, trước đây, Phó Chủ tịch nước phần nhiều là chức vụ danh dự, nhưng tới thời của Tăng Khánh Hồng do có thân phận là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nên chức danh này trở nên có thực quyền. Là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 17, được Hồ Cẩm Đào trọng dụng cho nắm công tác cán bộ và việc thay đổi nhân sự khóa tới, nên Lý Nguyên Triều không cần phải như các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khác phải trải qua tiến trình quá độ từ Ủy viên Trung ương dự khuyết đến Ủy viên Trung ương và chờ đợi lâu dài. Tương lai chính trị của Lý Nguyên Triều rất sáng.

Thứ sáu, là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 17, lớn hơn Lý Nguyên Triều 2 tuổi, tuy có thân phận dày hơn Lý Nguyên Triều một khóa Ủy viên Trung ương (Vương Kỳ Sơn là Ủy viên Trung ương từ khóa 16), nhưng trong thứ hạng Thường vụ Bộ Chính trị khóa tới, Vương Kỳ Sơn chỉ đảm nhiệm chức Phó Thủ tướng Thường trực và phải xếp sau Phó Chủ tịch nước.

Bảy là, do Lý Khắc Cường, Lưu Diên Đông và Lý Nguyên Triều từng công tác trong hệ thống Đoàn Thanh niên, biết rõ tư duy và phương pháp công tác của Hồ Cẩm Đào, nên việc ba nhân vật này vào Thường vụ Bộ Chính trị có lợi cho việc duy trì tác phong công tác hừng hực của hệ thống Đoàn Thanh niên. Sự sắp xếp này khiến Hồ Cẩm Đào tương đối yên tâm và hài lòng.

Tám là, trong dự đoán Thường vụ Bộ Chính trị, bố hoặc người thân của Tập Cận Bình, Du Chính Thanh, Lưu Diên Đông, Lý Nguyên Triều, Vương Kỳ Sơn đều là những nhân vật có công lớn không thể phủ nhận đối với sự ra đời và xây dựng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tin rằng việc họ vào Thường vụ Bộ Chính trị sẽ khiến những nhân vật trên và người nhà của họ yên tâm.

Chín là, Vương Kỳ Sơn làm Phó Thủ tướng, giúp Lý Khắc Cường nắm các bộ ngành chứ không phải làm một chức vụ khác như một số dự đoán. Mục đích chủ yếu là đảm bảo sự lãnh đạo hữu hiệu của Chính phủ khóa tới đối với công tác kinh tế.

Mười là, những sắp xếp theo dự đoán này có lợi cho việc đảm bảo thúc đẩy cải cách mở cửa hơn nữa, do Tập Cận Bình, Du Chính Thanh, Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ, Lý Nguyên Triều, Vương Kỳ Sơn từng có thời kỳ công tác tại các tỉnh duyên hải Đông Nam hoặc các tỉnh phát triển. Trong đó, Trương Đức Giang, Vương Kỳ Sơn và Trương Cao Lệ từng công tác tại Quảng Đông, quê hương của cải cách mở. Đặc biệt, khi còn công tác tại Quảng Đông, Trương Cao Lệ và Vương Kỳ Sơn từng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Lý Trường Xuân, còn Trương Đức Giang chính là người kế nhiệm của Lý Trường Xuân.

Mười một là, hai Ủy viên Bộ Chính trị khóa 17 đầy tranh cãi là Bạc Hy Lai và Uông Dương lần lượt có thể đi theo phương thức của Vương Triệu Quốc và Trương Đức Giang, làm Ủy viên Bộ Chính trị kiêm nhiệm phó Ủy viên trưởng Nhân đại Toàn quốc và Phó Thủ tướng Chính phủ. Sự sắp xếp này không có chút nào gọi là “quá đáng” đối với Uông Dương vì nhân vật này đã nhảy vọt từ Ủy viên Trung ương dự khuyết khóa 16 lên Ủy viên Bộ Chính trị khóa 17. Dù không giống Lý Nguyên Triều được ở Bắc Kinh chủ trì việc thay đổi lãnh đạo, nhưng tiền đồ của Uông Dương vẫn sáng, chỉ cần chịu khó kiên nhẫn chờ đợi ở Bắc Kinh một khóa. Do sự kiện Vương Lập Quân, tiền đồ chính trị của Bạc Hy Lai cơ bản đã chấm dứt. Được “hạ cánh mềm”, đối với nhân vật này, là một kết cục không tồi.

Cuối cùng là, việc sắp xếp thứ tự tiến hành trên cơ sở xem xét tầm quan trọng của chức vụ và trải nghiệm chức vụ trong đảng. Trong đó, Ủy viên trưởng Nhân đại Toàn quốc chưa chắc đã xếp trên Thủ tướng mà còn phải xem ai là người giữ chức vụ đó. Ví dụ: Khi Lý Bằng làm Thủ tướng, trong danh sách Thường vụ Bộ Chính trị được xếp trên Ủy viên trưởng Nhân đại Toàn quốc, sau khi Lý Bằng sang làm Ủy viên trưởng Nhân đại Toàn quốc, chức vụ này lại được xếp trên Thủ tướng trong danh sách Thường vụ Bộ Chính trị. Một ví dụ khác là Lý Trường Xuân. Vị trí của hai nhân vật này trong Thường vụ Bộ Chính trị phản ánh tầm quan trọng của những trải nghiệm chính trị của các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và nếu bỏ qua điểm này khó có thể hiểu được văn hóa chính trị của Trung Quốc.

Ngoài ra, theo tờ Tin tức Thế giới, Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường được xác định là lưu nhiệm chức Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Bảy ghế còn lại là cuộc ganh đua giữa 10 ứng cử viên. Do ảnh hưởng của sự kiện Bạc Hy Lai, nên việc bố trí nhân sự có chút điều chỉnh. Tại Đại hội 18, đầu tiên sẽ bầu hơn 200 Ủy viên Trung ương, sau đó bầu Bộ Chính trị và cuối cùng là lựa chọn Thường vụ Bộ Chính trị. Các ứng cử viên đủ điều kiện để bầu Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 gồm Trương Đức Giang, Uông Dương, Du Chính Thanh, Lý Nguyên Triều, Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, Vương Kỳ Sơn, Lưu Diên Đông, Lệnh Kế Hoạch (Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương). Nếu xem xét tới việc bồi dưỡng lãnh đạo kế tiếp, Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 có thể đưa vào thê đội kế cận 6X. Khi đó, Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Tài sẽ là các ứng cử viên sáng giá.

(Còn tiếp)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(Tiếp theo)

Sự kiện Bạc Hy Lai và vấn đề nhân sự
Đại hội 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc



Phần 7

Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (Trung Quốc) ngày 31/3 cho biết vào mùa Thu năm nay, ban lãnh đạo thế hệ 5 của Trung Quốc sẽ xuất hiện. “Đảng Thái tử” (tập hợp con cái, thân thuộc của cựu lãnh đạo, lãnh đạo đương nhiệm ở Trung Quốc), đứng đầu là phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình dường như đã thể hiện rõ tâm thế kế nhiệm tập thể trên các lĩnh vực từ đảng, chính quyền, quân đội tới kinh doanh.

Vào mùa Thu năm nay, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 18, thể chế lãnh đạo Hồ-Ôn (Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo) sẽ chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo thứ năm. Tuy sự kiện Bạc Hy Lai, xảy ra vào thời điểm cách Đại hội 18 hơn nửa năm, ở một mức độ nào đó là xuất phát từ nguyên nhân giới lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc muốn mượn việc này để ngăn chặn sự lớn mạnh của đường lối và tiếng nói của phe tả, nhưng không ít học giả cho rằng đây kỳ thực là một phần của cuộc đấu quyền lực Đại hội 18. “Bề ngoài không quyết liệt, nhưng đã chuẩn bị 10 năm mới đến thời khắc này, vì thế cuộc đấu sau hậu trường là rất thảm khốc”.

Nhà nghiên cứu chính trị Trung Quốc Đồng Lập Văn và phó Giám đốc Quỹ Nghiên cứu Chính sách Nhà nước của Đài Loan, ông Trần Hóa Thăng, đều cho rằng trong trận chiến Đại hội 18, “phe Thượng Hải” của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân vẫn rất lớn, “phe Đoàn Thanh niên” do Hồ Cẩm Đào đứng đầu đã phải có sự thỏa hiệp và điều này có thể nhìn thấy qua việc Phó Thủ tướng Trương Đức Giang thân cận với Giang Trạch Dân được điều động kiêm nhiệm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh”. Tuy cuộc đấu giữa “phe Thượng Hải” và “phe Đoàn Thanh niên” ở mức độ nào đó có thể quyết định các ứng cử viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18, tức là ban lãnh đạo thứ năm, nhưng sau Đại hội 18, rất nhiều chuyên gia cho rằng “Đảng Thái tử” sẽ là một thế lực không thể coi nhẹ.

Trên thực tế, “Đảng Thái tử” chưa phải là đảng, do chính kiến hoặc hình thái ý thức của con cái các nguyên lão vẫn chưa thống nhất và mức độ đoàn kết trong phe này không mạnh. Dẫu vậy, ngay từ Đại hội 17 đã có nhà bình luận dự đoán “Đảng Thái tử” vốn lỏng lẻo, nhưng sẽ trở thành thế lực mới sau khi Tập Cận Bình, con của nguyên Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân được xác định làm người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào. Hiện nay, trong số 25 Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc có 9 người thuộc “Đảng Thái tử; trong 4 Phó Thủ tướng Trung Quốc, Trương Đức Giang và Vương Kỳ Sơn đều là con cái của lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc và trong số 5 Ủy viên Quốc vụ viện (chức danh lớn hơn Bộ trưởng, nhỏ hơn Phó Thủ tướng), Lưu Diên Đông (chủ quản vấn đề Hồng Công, Ma Cao), Đới Bỉnh Quốc (chủ quản vấn đề ngoại giao) đều là thế hệ thứ 2 của cựu lãnh đạo Trung Quốc. Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương) Chu Tiểu Xuyên và Chủ nhiệm Văn phòng Đài Loan của Quốc vụ viện Vương Nghị, theo nghĩa rộng, cũng được coi là thuộc “Đảng Thái tử”.

Cùng với việc Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại hội 18, các chuyên gia càng quan tâm hơn tới vấn đề “Đảng Thái tử” có trỗi dậy hay không. Nhà Xuất bản Mirror của Hồng Công đã tung ra một loạt sách nói về “Đảng Thái tử” như “Đảng Thái tử mới”, “Đội quân Thái tử mới” hay “Các doanh nhân Thái tử mới, phân tích về sự trỗi dậy mạnh mẽ cũng như mạng lưới quan hệ dày đặc của “Đảng Thái tử”. Các cuốn sách này cho thấy có không ít thành viên “Đảng Thái tử” trỗi dậy từ Đại hội 17 tiếp tục có hi vọng tiến thân vào hạt nhân lãnh đạo tối cao Đại hội 18, tiếp tục tỏa sáng trên chính trường Trung Quốc. Ví dụ: Về quân sự, con của nguyên Chủ tịch nước Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ là Lưu Nguyên đã là Thượng tướng. Trương Hải Dương, Mã Hiểu Thiên… đều là các ngôi sao tương lai, rất có khả năng trở thành Ủy viên Quân ủy Trung ương; Về kinh doanh, con của Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng sớm đã trở thành một “ông lớn” của ngành thông tin Trung Quốc, Chu Vân Lai, con của cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ, nắm quyền lãnh đạo tại Công ty Tài chính Quốc tế Trung Quốc, có thể hô phong hoán vũ trong giới tài chính, Lý Tiểu Lâm, con của cựu Thủ tướng Lý Bằng, được mệnh danh là “Nữ hoàng” của ngành điện lực Trung Quốc.

Tuy vậy, các học giả không có cái nhìn thống nhất về việc liệu “Đảng Thái tử” có thể nắm lấy các mối quan hệ dày đặc trong đảng, chính quyền, quân đội và giới kinh doanh để dần trở nên lớn mạnh hay không. Trần Hoa Thăng cho rằng sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, “Đảng Thái tử cũng không có nhiều khả năng lớn mạnh nhanh chóng vì phái Đoàn Thanh niên đã nắm chính quyền 10 năm, thế lực phủ khắp trong đảng, chính quyền, quân đội và các tỉnh thành địa phương. Trần Hoa Thăng phân tích: Sau khi thôi không làm Tổng Bí thư, Hồ Cẩm Đào rất có khả năng sẽ kết hợp với lực lượng của phái cải cách, thúc đẩy cải cách ổn định, tiếp tục giữ vai trò cùng nắm quyền chủ đạo trong đảng. Ở khía cạnh khác, thuộc tính của “Đảng Thái tử” đang dần dần bị phân hóa, một số ủng hộ cải cách chính trị, cho nên việc phe này có giữ đươc sự đoàn kết hay không cần có thời gian quan sát.

Cuộc đua vào chức vụ Thủ tướng Trung Quốc?

Tương quan lực lượng trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đang dần bị phá vỡ sau sự kiện Bí thư thành uỷ Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị cách chức hôm 15/3. Hiện mọi sự chú ý đang tập trung vào cuộc chạy đua vào chức vụ Thủ tướng Trung Quốc, trong đó có khả năng Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ phải nhường vị trí cho người đồng cấp Vương Kỳ Sơn.

Theo tờ Nikkei của Nhật Bản, Phó Thủ tướng Lý Quốc Cường được đánh giá là ứng cử viên sáng giá nhất thay thế cho Thủ tướng Ôn Gia Bảo sẽ nghỉ hưu sau Đại hội 18. Từng tốt nghiệp trường Đại học Bắc Kinh dành tiếng, ông Lý từng có thời gian làm việc dưới trướng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào khi ông này làm Bí thư Đoàn Thanh niên, rồi lại ngồi vào chức vụ Bí thư Đoàn, sau đó kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo tại các tỉnh Hà Nam và Liêu Ninh. Năm 2007, khi được bầu vào Ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, chiếc ghế Thủ tướng được coi là đã được dành sẵn cho Phó Thủ tướng Lý sau Đại hội 18.

Tuy nhiên, tình thế có vẻ đã thay đổi sau sự kiện “Bạc Hy Lai”. Một cán bộ cao cấp trong Đảng Cộng sản và là chủ một doanh nghiệp lớn tiết lộ rằng có khả năng Phó Thủ tướng Lý sẽ không thể trở thành người đứng đầu Chính phủ sau sự kiện trên do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái. Năm 2002, dù được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo tối cao trong Đảng-Nhà nước nhưng Hồ Cẩm Đào vẫn canh cánh trong lòng cách đối phó và dẹp bỏ ảnh hưởng của phái “Thượng Hải” do cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đứng đầu. Vào tháng 9/2006, sau sự kiện Bí thư thành uỷ Thượng Hải Trần Lương Vũ thuộc phái “Thượng Hải” bị cách chức và loại ra khỏi Bộ Chính trị do dính líu tới tham nhũng, phái này đã dần tiếp cận với phái “Thái tử” mà Bạc Hy Lai là thành viên nhằm đối phó với phái “Thanh niên” của Hồ Cẩm Đào. Do vậy, dư luận cho rằng việc cách chức Bạc Hy Lai vừa qua là một cách để Chủ tịch Hồ Cẩm Đào gạt bỏ vây cánh của phái “Thượng Hải” và “Thái tử” để đưa một nhân vật của phái “Thanh niên” vào thay thế.

Tuy nhiên, toan tính này có thể gây tác dụng ngược đối với các thành viên thuộc phái mà Chủ tịch Hồ xuất thân khi vấp phải sự phản đối dữ dội của hai phe còn lại. Năm 2007, sau sự kiện “Trần Lương Vũ”, cựu Chủ tịch Giang đã ra sức dùng ảnh hưởng để đưa Tập Cận Bình của phái “Thái tử” vào chức vụ Phó Chủ tịch nước. Khi đó, có nhiều ý kiến cho rằng Hồ Cẩm Đào đã phải ngừng việc bổ nhiệm Lý Khắc Cường vào chức vụ Phó Chủ tịch nước để giữ cán cân quyền lực trong nội bộ đảng. Và tình thế lần này cũng tương tự như vậy, có lẽ Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng sẽ phải gạt bỏ “tâm phúc” Lý Quốc Cường ra khỏi cuộc đua thay thế Thủ tướng Ôn để bảo vệ sự ổn định trong đảng trước sự phản kháng của phái “Thái tử”.

Trong tình thế như vậy, Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn nổi lên như một ứng cử viên sáng giá. Tuy có thể được tính là thuộc phái “Thái tử” vì là con rể của cựu Phó Thủ tướng Diêu Y Lâm nhưng Vương Kỳ Sơn lại không có mối quan hệ mật thiết với nhóm này. Vì vậy, Vương Kỳ Sơn có thể được liệt vào nhóm trung lập và việc bổ nhiệm ông này có lẽ sẽ là thích hợp nhất trong hoàn cảnh hiện nay. Vốn chịu nhiều ảnh hưởng của cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ - người chủ trương thúc đẩy cải cách kinh tế - Vương Kỳ Sơn đã chứng tỏ được năng lực thực sự khi giúp Trung Quốc phục hồi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng Lehman Brothers năm 2008.

Thêm một nhân vật cũng có thể tham gia cuộc chạy đua khốc liệt này là Bí thư Quảng Đông Uông Dương. Cùng xuất thân từ Đoàn Thanh niên như Lý Quốc Cường nhưng Uông Dương không trải qua các chức vụ lãnh đạo trong Đoàn mà thực sự nổi bật kể từ khi làm Bí thư Quảng Đông. Có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang các ngành dịch vụ và kỹ thuật cao, mô hình của Uông Dương đã có thời gian mâu thuẫn với Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhưng ông này vẫn quyết tâm theo đuổi mô hình trên. Trong bối cảnh cải cách kinh tế đang được đặt ra như là một vấn đề cấp bách, khả năng lãnh đạo kinh tế của Uông Dương cũng được đánh giá rất cao.

Một nhân vật cũng được nhắc đến là Trưởng Ban tổ chức trung ương Lý Nguyên Triều. Xuất thân từ phái “Thái tử” do có người cha từng làm lãnh đạo nhưng ông Lý cũng từng trải qua một số trọng trách tại Đoàn Thanh niên nên có thể coi là một nhân vật có thể trung hoà mâu thuẫn lợi ích giữa hai nhóm này.

Trong trường hợp không thể lên làm Thủ tướng, nhiều khả năng Lý Quốc Cường sẽ bị đẩy sang làm Chủ tịch Nhân đại (Quốc hội), chức vụ mang tính danh nghĩa nhiều hơn. Cuộc chiến quyền lực cho các vị trí lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vẫn còn đang “ở sau tấm rèm” và người ta sẽ còn được chứng kiến nhiều bất ngờ trước thềm Đại hội 18 diễn ra.

(còn tiếp)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(Tiếp theo)

Sự kiện Bạc Hy Lai và vấn đề nhân sự
Đại hội 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc



Phần 7

Về khả năng Hồ Cẩm Đào lưu nhiệm chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc

Tờ "Minh báo" của Hồng Công ngày 9/3 dẫn nguồn tin giấu tên từ Bắc Kinh cho biết nếu không có gì bất ngờ, tại Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào mùa Thu này, nhà lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ bàn giao chức Tổng Bí thư cho ông Tập Cận Bình theo đúng kế hoạch. Trong kỳ họp Lưỡng hội (Nhân đại-Quốc hội và Chính hiệp-Mặt trận Tổ quốc) vào năm 2013, Hồ Cẩm Đào tiếp tục chuyển giao chức Chủ tịch nước cho Tập Cận Bình. Tuy nhiên, nguồn tin trên tiết lộ Hồ Cẩm Đào sẽ theo tiền lệ của Giang Trạch Dân, lưu nhiệm chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, thời gian lưu nhiệm là bao nhiêu hiện vẫn chưa quyết định.

Theo nguồn tin trên, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc năm nay triển khai hoạt động “coi trọng chính trị, chăm lo cho đại cục, tuân thủ kỷ luật” chính là nhằm củng cố hơn nữa quyền uy của Hồ Cẩm Đào trong quân đội. Xu hướng này càng thể hiện rõ hơn qua việc một loạt tướng lĩnh cao cấp của quân đội Trung Quốc, trong đó có hai Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, nhiều lần nhấn mạnh quân đội phải tuyệt đối nghe theo mệnh lệnh của “Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào”. Điều này có nghĩa là vào mùa Thu năm nay, Hồ Cẩm Đào sẽ không bàn giao quân quyền cho Tập Cận Bình.

Trước đó, trong chuyến thăm Mỹ, mặc dù được Lầu Năm Góc đón tiếp với nghi lễ của quân đội, nhưng Tập Cận Bình vẫn không đưa ra sự hồi đáp đối với đề nghị xây dựng cơ chế giao lưu giữa quân đội hai nước của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Việc này, theo nguồn tin trên, là do Tập Cận Bình không muốn gây ấn tượng “vượt quyền”.

Nguồn tin cho hay thế giới bên ngoài từng dự đoán Hồ Cẩm Đào có thể sẽ rút lui hoàn toàn sau Đại hội 18. Tuy nhiên, do tình hình quốc tế phức tạp, Biển Đông, Biển Hoa Đông, biên giới phía Tây và lợi ích của Trung Quốc ở bên ngoài đối mặt với không ít thách thức, nên có bậc nguyên lão kiến nghị trong Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 nên khôi phục một ghế dành cho quân nhân chuyên nghiệp, giống như trước đây tại Đại hội 14 năm 1992, Đặng Tiểu Bình sắp xếp để lão tướng Lưu Hoa Thanh làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị để giám sát quân đội, giúp đỡ nhà lãnh đạo mới. Nhưng xuất phát từ lo ngại việc này sẽ làm dấy lên những nghi ngờ từ cộng đồng quốc tế, nên Trung ương kiến nghị Hồ Cẩm Đào theo tiền lệ của Giang Trạch Dân, lưu nhiệm chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, giúp Tập Cận Bình ổn định quân đội.

Ngoài ra, nguồn tin còn tiết lộ do các thành viên Quân ủy Trung ương đương nhiệm đã lớn tuổi, sau Đại hội 18, hai phó Chủ tịch là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, Tổng Tham mưu trưởng Trần Bính Đức, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lý Kế Nại, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu Cần Liêu Tích Long, Tư lệnh Pháo binh II (tên lửa chiến lược) Tịnh Trí Viễn, Tư lệnh Hải quân Ngô Thắng Lợi… nghỉ hưu , nên nhân sự Quân ủy Trung ương sẽ biến động mạnh. Hiện nay, Tổng cục trưởng Tổng cục Trang bị Thường Vạn Toàn, Tư lệnh Không quân Hứa Kỳ Lượng là các ứng cử viên sáng giá cho chức phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, bên cạnh đó còn một số ứng cử viên khác là Chính ủy Pháo binh II Trương Hải Dương, ba Phó Tổng Tham mưu trưởng, gồm Mã Hiểu Thiên, Tôn Kiến Quốc và Ngụy Phượng Hòa, Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh Phong Phong Huy, Tư lệnh Quân khu Thẩm Dương Trương Hựu Hiệp và Tư lệnh Quân khu Quảng Châu Từ Phấn Lâm….

Một số đề xuất, kiến nghị liên quan tới Quân ủy Trung ương Trung Quốc khóa 18

Tạp chí "Tranh Minh" (Hồng Kông) số ra tháng 3/2012 cho biết đầu tháng 2/2012, Trung Quốc đã liên tiếp tổ chức ba hội nghị cấp cao gồm Hội nghị Thường vụ Bộ Chính trị, Hội nghị Bộ Chính trị và Hội nghị Quân ủy Trung ương để thảo luận, xem xét phương án của Quân ủy Trung ương khóa 18 và cơ cấu quân sự trung ương cũng như hệ thống quốc phòng.

Tại các hội nghị này, Ủy viên Quốc vụ viện, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt đã đề nghị Thủ tướng Quốc vụ viện nên kiêm nhiệm chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Nhà nước; còn Bộ trưởng Công an nên kiêm nhiệm chức Ủy viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Ủy ban Quân sự Nhà nước. Theo ông Lương Quang Liệt, những bổ sung này xuất phát từ thực tế thể chế chính trị, hệ thống quân sự, quốc phòng của đất nước, nhằm thể hiện sự lãnh đạo nhất nguyên hóa đối với công tác quân sự, quân đội và quốc phòng trong thời kỳ xây dựng với bối cảnh tương đối hòa bình và thời kỳ phi thông thường.

Bên cạnh đó, hội nghị cũng nhận được đề nghị thành lập Ủy ban Thường vụ Quân ủy Trung ương nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác của hệ thống quân sự, quốc phòng, thích ứng với sự biến đổi của tình hình quốc tế. Thành viên của ủy ban này gồm tổng cục trưởng, chính ủy các tổng cục, tư lệnh, tư lệnh thường trực, chính ủy các quân binh chủng, bộ trưởng quốc phòng, thứ trưởng thường trực Bộ Quốc phòng, hiệu trưởng, chính ủy, chính ủy thứ nhất các học viện nhà trường trực thuộc Quân ủy Trung ương.

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương đương nhiệm là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu cho rằng trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp, tình hình nguy hiểm hiện nay, cùng với việc đẩy nhanh sự nghiệp xây dựng hiện đại hóa, thông tin hóa và công nghệ cao hóa quốc phòng, cần thiết phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của đảng đối với quân đội, quốc phòng, tăng cường tính cấp bách và tính quan trọng của công tác chính trị.

Ngoài ra còn có kiến nghị mạnh mẽ yêu cầu Trung ương Đảng xem xét việc để Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào tiếp tục đảm nhiệm chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương khóa 18 hoặc lưu nhiệm chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương một thời gian. Ngoài ra, trong các hội nghị nêu trên, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu và Tổng cục Chính trị còn đề xuất thành lập Ủy ban Công tác Cố vấn Quân sự Quốc phòng Trung ương nằm dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, có nhiệm vụ đề ra kiến nghị, chính sách, nêu ý kiến trong phạm vi quân sự, quân đội, quốc phòng trình Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương.

Theo đề xuất, ủy ban này sẽ gồm các cựu ủy viên Quân ủy Trung ương, các vị nguyên là lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, do Bộ Chính trị, Quốc vụ viện và Quân ủy Trung ương đề cử, sau khi xem xét, thảo luận, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương sẽ quyết định, được Trung ương Đảng, Quốc vụ viện và Quân ủy Trung ương bổ nhiệm hoặc mời đảm nhiệm, không có niên hạn nhiệm kỳ.

Các thành viên ủy ban được tham gia các hội nghị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, bốn tổng cục và các quân binh chủng, đại diện Quân ủy Trung ương tới thị sát các đại quân khu, quân binh chủng, lực lượng đóng quân và cơ quan quân sự quốc phòng (theo sự cho phép của Bộ Chính trị), đại diện cho Trung ương toàn quyền xử lý sự kiện liên quan trong thời điểm cấp bách hoặc xảy ra sự kiện đặc biệt lớn, bất ngờ.

Theo "Tranh Minh", đề xuất thành lập Ủy ban Công tác Cố vấn Quân sự Quốc phòng Trung ương đã được Thường vụ Bộ Chính trị và Bộ Chính trị chấp nhận về nguyên tắc. Việc thành lập này là nhằm thích ứng với nhu cầu của đất nước và ứng phó với sự biến đổi của tình hình trong và ngoài nước, bảo đảm môi trường xây dựng, phát triển hòa bình và nâng cao hệ số an toàn, đồng thời giúp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với quân đội.

(còn nữa)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(Tiếp theo)

Sự kiện Bạc Hy Lai và vấn đề nhân sự
Đại hội 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc



Phần 7

Xung quanh việc bố trí cán bộ cấp tỉnh mới tại Trung Quốc

Theo trang tin "Đa chiều" (Hồng Kông), hiện nay Trung Quốc đã hoàn thành việc thay đổi đảng ủy cấp tỉnh giai đoạn 1. Cùng với đó, người ta thấy xuất hiện sự hình thành đội ngũ quan chức theo độ tuổi “5, 6, 7, 8X” ở nhiều tỉnh, thành phố và quận (cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh phổ biến do lực lượng 5X - những người sinh vào thập niên 50 của thế kỷ trước - và 6X nắm giữ, cán bộ lãnh đạo cấp cục chủ yếu ở độ tuổi 6X, 7X và cán bộ lãnh đạo cấp phòng do thế hệ 7X làm chánh và 8X làm phó).

Trong số các bí thư tỉnh ủy lên nắm quyền sau đợt thay đổi cán bộ năm 2011, ngoài Bí thư tỉnh ủy Giang Tây sinh năm 1948, còn lại đều sinh vào thập niên 50 của thế kỷ trước. Độ tuổi của các Chủ tịch tỉnh mới được bổ nhiệm còn trẻ hơn, chủ yếu là sinh vào giữa những năm 50. Thậm chí, có những Chủ tịch tỉnh thuộc thế hệ 6X như Chủ tịch tỉnh Hà Bắc Trương Khánh Vĩ và Chủ tịch tỉnh Phúc Kiến Tô Thụ Lâm. Đặc biệt tại 4 khu tự trị ở Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng và Quảng Tây, sau khi hoàn thành việc thay đổi cán bộ, tổng cộng có tới 23 ủy viên thường vụ đảng ủy cấp tỉnh thuộc thế hệ 6X. Trong đó, ban thường vụ đảng ủy khu tự trị Nội Mông có 7/13 ủy viên ở độ tuổi 6X, trở thành địa phương đầu tiên ở Trung Quốc có số ủy viên thường vụ đảng ủy cấp tỉnh 6X nhiều hơn 5X.

Là thế hệ lớn lên cùng với sự trưởng thành của đất nước, trong quá trình học tập, lớp cán bộ chủ chốt của đảng, chính quyền cấp tỉnh này ở Trung Quốc đã trải qua thời kỳ Cách mạng Văn hóa, khi ra công tác lại đúng vào thời kỳ cải cách mở cửa, nên có đặc trưng thời đại rất rõ. Việc hàng loạt quan chức 6X và 7X xuất hiện trên vũ đài chính trị đã thu hút sự quan tâm chú ý đặc biệt của dư luận.

Trong một phát biểu trên báo "Văn hối" (Hồng Kông), chuyên gia xây dựng đảng cao cấp, Giáo sư trường Đảng Trung ương Trung Quốc Diệp Đốc Sơ cho rằng việc thay đổi lãnh đạo đảng ủy cấp tỉnh (hạt nhân lãnh đạo của đảng cầm quyền ở cấp cao nhất tại địa phương) có liên quan tới sự nghiệp lâu dài, là bước thực hiện một cách ổn định Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, thậm chí là Quy hoạch 5 năm lần thứ 13. Tư duy lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh cần phải tính tới nhu cầu nhiệm vụ phát triển từ 5 năm tới 10 năm.

Chủ nhiệm Khoa Nghiên cứu Giáo dục Hành chính Công thuộc Học viện Hành chính Quốc gia Trung Quốc Trúc Lập Gia cũng cho rằng trong quá trình thay đổi cán bộ không chỉ cần phải xem xét tới sự hợp lý về kết cấu chuyên môn, năng lực, mà còn phải cân nhắc tới đặc điểm cá tính và sự hỗ trợ cho nhau về trải nghiệm và kinh nghiệm công tác, vừa phải mạnh dạn tuyển chọn những cán bộ trẻ ưu tú vừa phải sử dụng một cách khoa học cán bộ thuộc các lứa tuổi khác, không chỉ tuyển chọn cán bộ trẻ. Trải qua gần 15 năm, kết cấu độ tuổi của các công vụ viên Trung Quốc về cơ bản hợp lý. Sự gia tăng của cán bộ trẻ phá bỏ những hạn chế phân biệt đối xử trước đây, có lợi cho việc tăng cường sức sống của tổ chức, về khách quan cũng tạo sự khích lệ đối với các thành viên vốn có của tổ chức, có lợi cho việc loại bỏ nạn quan liêu của quan chức.

Tập Cận Bình, vị Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước tương lai

Dưới tiêu đề “Tập Cận Bình, một bộ mặt mới của Trung Quốc”, báo Les echos cho rằng để thay thế cho một nhân vật “huyền bí” như Hồ Cẩm Đào thật không phải là chuyện dễ dàng, nhưng ông Tập Cận Bình có vẻ đã chứng tỏ khả năng làm được.

Thông qua chuyến công du Hoa Kỳ vừa rồi ông Tâp Cận Bình đã chứng tỏ được khả năng giao thiệp và thu phục nhân tâm, đến mức mà tờ báo cho là ngang tầm với bất kỳ ứng cử viên nào ở Mỹ. Như việc ông Tập đã đến nói chuyện với các nông dân, chụp hình trước một máy nông nghiệp, giao lưu thân thiện với sinh viên Trung Quốc. Tất cả cho thấy ông xứng đáng được xem là “một đại sứ xuất sắc” cho nhiệm vụ “đánh bóng lại hình ảnh đất nước”, một nhiệm vụ trọng yếu trước mắt của nhà nước Trung Quốc.

Bàn về khả năng của ông Tập Cận Bình, tờ báo cho rằng, trước hết ông là “một cánh chim hòa bình”. Điều này được biểu hiện thông qua việc ông có thái độ hợp tác với Hoa Kỳ trên các hồ sơ kinh tế, ngay cả những vấn đề kinh tế gai góc, bên cạnh đó là việc ông tuyên bố Trung Quốc sẽ sát cánh hỗ trợ châu Âu vượt qua khủng hoảng. Tuy nhiên, ông cũng có thể là “chú chim cắt mạnh mẽ”. Điều này thể hiện qua thái độ không khoan nhượng của ông đối với Hoa Kỳ trên hồ sơ Đài Loan hay Tây Tạng.

Ông cũng có thể là “một nhà cải cách” với biểu hiện đầu tiên là việc ông hứa sẽ phát triển theo mô hình ít ô nhiễm hơn. Ông cũng có thể là “một nhà bảo thủ” thông qua việc ông giảng dạy những bài học ý thức hệ ở trường đảng Trung Quốc. Tuy vậy, điểm yếu của ông là “ít nổi bật”.

Thế nhưng, theo tờ báo, đó lại là điểm mạnh của ông. Giải thích đầu tiên đó là: “Ông Tập là người có khả năng huyền bí” và nhờ đó mà ông đã từng bước đạt được quyền lực. Huyền bí ở đây có nghĩa là ông chẳng bao giờ thẳng thắn đến mức gây mất lòng cho một bên nào, như việc dưới thời Hồ Cẩm Đào, ông Tập vẫn trụ vững nhiều năm liền trên cương vị phụ trách các tỉnh phát triển miền duyên hải, vị trí được cho là thân cận với ông Giang Trạch Dân. Nên nhớ rằng, ông Giang Trạch dân là người đứng đầu “phe Thượng Hải”, đối thủ của “phe Đoàn thanh niên cộng sản” dưới trướng Hồ Cẩm Đào. Ông Tập cũng đã nhiều lần đóng vai trò trung gian giúp hai bên đạt được thỏa thuận trong những vấn đề thuộc loại hóc búa. Như vậy, theo tờ báo, “ông Tập rất xuất sắt trong nghệ thuật len lỏi giữa hai dòng nước mà không bị ướt”.

Ông Tập được xem là gương mặt mới của Trung Quốc. Với ông, đây là lần đầu tiên tại Trung Quốc, một nhà lãnh đạo tối cao được bầu chọn thông qua một quá trình đầy phức tạp bao gồm nhiều ứng viên của các phe trong đảng, tức không còn giống như thời Đặng Tiểu Bình, cái thời mà ông Đặng chỉ cần hỏi một vài ý kiến của những người thân cận để có thể quyết định chọn người kế thừa.

Một thế mạnh nữa của ông Tập Cận Bình là việc ông có quan hệ hữu hảo với giới doanh nhân, và ông cũng đã tỏ ra có tầm nhìn sáng suốt để phát triển kinh tế ở những vùng mà ông phụ trách. Điển hình là ông đã từng tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn sản xuất ô tô Geely vào năm 2010 mua lại hãng Volvo của Pháp. Tuy vậy, chính cái tính không quả quyết, ngại đụng chạm của ông Tập sẽ gây bất lợi cho ông khi nắm quyền điều hành đất nước. Chẳng hạn như việc sắp tới Trung Quốc phải thay đổi mô hình phát triển, nhất là trong việc hạn chế đặc quyền đặc lợi của các công ty nhà nước, hay việc tự do hóa ngành tài chính. Những hồ sơ này chắc chắn sẽ gặp phản ứng dữ dội, nếu tỏ ra không quyết đoán thì không thể thực hiện đến cùng cho được.

Theo trang tin “Đa Chiều”, tại cuộc hội thảo “Từ chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình và Lưỡng hội Trung Quốc nhìn nhận sự phát triển quan hệ Trung – Mỹ và chính sách Trung Quốc của Dân Tiến đảng” tổ chức ngày 18/3, cựu Đại diện Đài Loan tại Mỹ Ngô Chiêu Nhiếp cho rằng, quan sát các cuộc hội đàm của Tập Cận Bình trong chuyến thăm Mỹ, cộng thêm việc nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai mất chức gây thêm biến số cho nhân sự Trung cộng khóa tới, để củng cố quyền lực sau khi lên nắm quyền, chính sách đối với Đài Loan của Tập Cận Bình sẽ cứng rắn hơn.

Theo Ngô Chiêu Nhiếp, trong chuyến thăm Mỹ, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng bày tỏ “ca ngợi” việc Tổng thống Mỹ Obama kiên trì “chính sách một Trung Quốc”, động tác này cho thấy vị trí của Trung Quốc đã ở trên cao hơn Mỹ. Ngoài ra, Tập Cận Bình còn yêu cầu chính phủ Mỹ “tích cực phản đối Đài Loan độc lập”, điều này tương đương với việc yêu cầu chính phủ Mỹ hành động hơn nữa trong chính sách đối với hai bờ eo biển Đài Loan. Không ít người Đài Loan cho rằng Tập Cận Bình từng có thời gian dài làm việc tại Phúc Kiến, tiếp xúc nhiều thương gia Đài Loan và khá hiểu Đài Loan, sau khi tiếp nhận chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, hai bên có thể sẽ “sống chung với nhau khá tốt”. Tuy nhiên, xét các phát biểu của Tập Cận Bình trong chuyến thăm Mỹ, sự kỳ vọng này quá lạc quan. Từ trước tới nay, các lãnh đạo mới của Trung Quốc sau khi lên nắm quyền nói chung đều cần một đến hai năm để củng cố quyền lực, sau đó mới thể hiện phong cách chấp chính của mình. Tuy nhiên, sau khi Bạc Hy Lai đột nhiên mất chức và gây thêm nhiều biến số cho nhận sự đội ngũ lãnh đạo kế cận, để củng cố quyền lực của mình, liệu Tập Cận Bình có thể hiện phong cách khác với Hồ Cẩm Đào trong vấn đề Đài Loan hay không là điều hết sức đáng theo dõi. Ngô Chiêu Nhiếp tiết lộ mới đây có trao đổi với một quan chức Mỹ, vị quan chức này nói rằng, theo quan sát của phía Mỹ, sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, chính sách của Bắc Kinh đối với Đài Loan e rằng sẽ trở nên cứng rắn hơn.

Liên quan chính sách gần đây của Trung Quốc đối với Đài Loan, Ngô Chiêu Nhiếp cho biết trong cuộc họp báo sau kỳ họp Lưỡng hội, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nói rằng Bắc Kinh sẽ quan tâm tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như dân chúng Đài Loan, nhất là người dân vùng Trung - Nam. Phát biểu này thể hiện rằng sau khi “nắm chắc” Quốc Dân đảng, Bắc Kinh tiếp theo sẽ toàn lực xử lý các nhóm trong nội bộ Đài Loan có tiếng nói bất đồng với Trung Quốc. Điều này cũng phản ánh rằng Bắc Kinh cảm thấy “không dùng nổi” Quốc Dân đảng nên phải tự xử lý.

(còn tiếp)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

CUỘC TRANH GIÀNH CHÍN VỊ TRÍ LÃNH ĐẠO CAO NHẤT CỦA TRUNG QUỐC

(Tạp chí Washington Quarterly, số Mùa Đông - 2012)

Không có cách nào để hiểu các hoạt động chính trị của ban lãnh đạo Trung Quốc tốt hơn là phân tích 9 cá nhân tạo thành Thường vụ Bộ Chính trị (TVBCT). Bất chấp những đánh giá rất đa dạng và khác nhau về các hoạt động chính trị của giới tinh hoa gây chú ý cho các cộng đồng theo dõi Trung Quốc ở nước ngoài, thập kỷ qua đã chứng kiến một sự đồng thuận mạnh mẽ đáng ngạc nhiên nổi lên về tầm quan trọng then chốt của TVBCT. Nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, Tổng Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, hiện không còn được coi là “người thứ nhất trong số những người ngang hàng” trong bộ máy vạch quyết định tối cao này. Trong nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH), một thuật ngữ mới của Trung Quốc, “9 ủy viên thường vụ Bộ chính trị”, gần đây đã được đưa ra để chỉ 9 người có ảnh hưởng lớn về chính trị. Phù hợp với diễn biến này, các nhà cầm quyền Trung Quốc đã ngày càng chú trọng vào “ban lãnh đạo tập thể”, mà Thông cáo của Đại hội Đảng năm 2007 đã xác định là “một chế độ với việc chia sẻ trách nhiệm giữa cá nhân các nhà lãnh đạo trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn việc vạch quyết định độc đoán bởi một nhà lãnh đạo tối cao duy nhất”.

Do Trung Quốc sắp trải qua một sự thay đổi lớn trong ban lãnh đạo tại Đại hội toàn quốc 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào mùa Thu năm 2012, điều quan trọng hơn bao giờ hết là kiểm soát được những thay đổi có thể diễn ra đối với TVBCT.

Có thể 7 trong số 9 ủy viên hiện nay của Ban thường vụ Bộ chính trị trong đó có Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, sẽ thoái vị do đến tuổi nghỉ hưu. Sau năm 2012, các nhân vật chủ yếu chịu trách nhiệm về các vấn đề chính trị và tư tưởng, quản lý kinh tế và tài chính, chính sách đối ngoại, công an, và các hoạt động quân sự của nước này hầu hết sẽ là những người mới. Các nhà lãnh đạo đang nổi lên của Trung Quốc có thể cai trị một đất nước đông dân nhất thế giới trong phần thuận lợi hơn của thập kỷ này và vượt qua thập kỷ này. Trong khi đó, họ sẽ phải ứng phó tập thể với nhiều thách thức làm nản chí khi CHND Trung Hoa đối mặt với một môi trường bất ổn định và phức tạp trong nước và toàn cầu.

Dân chúng Trung Quốc dường như ngày càng nhận rõ cuộc đấu đá tranh giành chức ủy viên TVBCT đang diễn ra, cũng như những căng thẳng chính trị rộng lớn hơn, các tranh cãi về tư tưởng, và những bất đồng về chính sách trong ban lãnh đạo. Trước đây nước này chưa bao giờ chứng kiến sự vận động chính trị hành lang cởi mở khác thường như vậy, như chiến dịch tự quảng cáo rầm rộ của Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai cho thấy. Người ta không cần phải là một nhà phân tích chính trị mới hiểu được mục tiêu của Bạc Hy Lai: giành một ghế trong TVBCT sắp tới. Ông không chỉ phát động cái mà nhiều nhà chỉ trích cho là “chiến dịch theo kiểu Cách mạng Văn hóa” ở thành phố lớn nhất của Trung Quốc, mà còn chủ trương cái gọi là mô hình phát triển xã hội – kinh tế Trùng Khánh kêu gọi “thịnh vượng chung” và đô thị hóa nhanh.

Trong những tháng gần đây, 5 trong 9 ủy viên TVBCT hiện nay đã đến thăm Trùng Khánh để ủng hộ chiến dịch của Bạc Hy Lai. Tuy nhiên, cùng thời gian đó Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã công khai bày tỏ những lo ngại về “những tàn dư của cuộc Cách mạng Văn hóa” và những lo ngại liên quan đến việc các quan chức Trùng Khánh chiếm dụng ruộng đất của nông dân để buôn bán bất động sản dưới danh nghĩa đô thị hóa. Hơn nữa, việc xuất bản gần đây 4 tập về các bài phát biểu của cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ không chỉ đơn thuần nói về nỗi luyến tiếc của một nhà lãnh đạo về hưu đối với chính quyền trước đây của ông, mà còn phản ánh sự lo ngại ngày càng tăng bên trong bộ máy chính trị về sự gắn kết của giới tinh hoa và khả năng của ban lãnh đạo, hiện nay và trong tương lai. Bằng cách gián tiếp, những hoạt động gần đây của cả Ôn Gia Bảo lẫn Chu Dung Cơ dường như hướng tới định hình việc thành lập – và thậm chí xác định thứ bậc chính xác – của TVBCT tiếp theo.

Thành phần của TVBCT mới – đặc biệt những phẩm chất thế hệ và những đặc điểm tư chất cá nhân, những động lực của nhóm, và sự cân bằng quyền lực phe phái trong TVBCT – sẽ có những tác động sâu sắc đến các mục tiêu ưu tiên kinh tế, sự ổn định xã hội, đường hướng chính trị, và các quan hệ đối ngoại của Trung Quốc. Ai là các ứng cử viên hàng đầu? Họ sẽ được lựa chọn thông qua quá trình nào? Nền tảng chính trị và chuyên môn của họ ra sao hoặc khác nhau như thế nào? Họ được chia thành các liên minh phe phái hoặc liên minh chính trị nào? Họ có thể thực hiện các chiến lược chính trị nào để đảm bảo một trong chín vị trí trong TVBCT trong những tháng tiến tới Đại hội Đảng 18? Chương trình nghị sự kinh tế, những sáng kiến xã hội chính trị, và các chính sách đối ngoại nào sẽ có thể được mỗi thành viên của nhóm quyền lực này thúc đẩy? Việc trả lời thấu đáo những câu hỏi này là điều quan trọng đối với Mỹ và các nước khác, đặc biệt vào thời điểm khi Trung Quốc có ảnh hưởng hơn bao giờ hết đối với nền kinh tế thế giới và an ninh khu vực.

Quá trình lựa chọn và các tiêu chuẩn

Khởi đầu cần lưu ý rằng số ghế trong TVBCT có thể thay đổi nhiều, vì điều lệ của ĐCSTQ không quy định số lượng ủy viên cố định. TVBCT được thành lập tại Đại hội Đảng 13 năm 1987 chỉ có 5 ủy viên, và TVBCT được thành lập trong cả Đại hội Đảng 14 năm 1992 lẫn Đại hội 15 năm 1997 có 7 ủy viên. Tại hai Đại hội Đảng gần đây nhất, hai TVBCT đều có 9 ủy viên. Có hai quan điểm đối lập về số ghế của TVBCT tiếp theo: quan điểm thứ nhất cho rằng vì cần phải tuân theo chuẩn mực chính trị của hai Đại hội Đảng gần đây nhất, TVBCT cần duy trì cơ cấu 9 ủy viên. Quan điểm khác thừa nhận rằng tình hình ngày càng khó khăn trong việc thỏa thuận về số ủy viên thường vụ bộ chính trị trong số ngày càng tăng các nhân vật có ảnh hưởng chính trị đầy tham vọng có thể dẫn đến việc tăng      số lượng thành viên lên 11 ghế. Do chưa có những dấu hiệu rõ ràng điều này sẽ xảy ra, bài báo này giả thiết TVBCT tiếp theo sẽ vẫn gồm 9 ủy viên.

Các ủy viên của TVBCT được lựa chọn thông qua quá trình nào – và theo tiêu chuẩn nào? Về lý thuyết, theo quy định của Điều lệ ĐCSTQ năm 2007, tất cả ủy viên Bộ chính trị (hiện có 25 ủy viên), bao gồm cả TVBCT và Tổng bí thư Đảng đều do các ủy viên Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ lựa chọn. Tổng số ủy viên Ban chấp hành Trung ương thay đổi khác nhau, nhưng trong ban chấp hành Trung ương bốn nhiệm kỳ qua trung bình có khoảng 350 ủy viên. Căn cứ vào Điều lệ của ĐCSTQ, các ủy viên Bộ chính trị sẽ phải xuất thân từ Ban chấp hành Trung ương, ủy viên của TVBCT từ Bộ Chính trị, và Tổng bí thư Đảng ĐCSTQ sẽ xuất thân từ TVBCT.

Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình này được thực hiện từ trên xuống chứ không phải từ dưới lên: các thành viên trong các tổ chức đảng hàng đầu này hướng dẫn việc lựa chọn các thành viên của các bộ máy lãnh đạo cấp thấp hơn như Ban chấp hành Trung ương, sau đó “thông qua” danh sách ứng cử viên cho các vị trí cấp cao hơn như ủy viên Bộ chính trị và TVBCT tiếp theo. Nếu gọi việc lựa chọn Bộ chính trị của Ban chấp hành Trung ương là một cuộc bầu cử thì phần nào là chưa đúng: các ủy viên Bộ chính trị trên thực tế hoặc do TVBCT đương nhiệm lựa chọn, hoặc, như gần đây, do các nhà lãnh đạo tối cao như Đặng Tiểu Bình lựa chọn.

Dựa trên kinh nghiệm gần đây, có thể TVBCT sắp hết nhiệm kỳ sẽ có một cuộc họp kín vào thời điểm nào đó trong mùa Hè năm 2012 tại Bắc Đới Hà, một nơi nghỉ mát gần Bắc Kinh, để quyết định danh sách sơ bộ các nhà lãnh đạo được lựa chọn vào Bộ chính trị, TVBCT tiếp theo, và vị trí Tổng Bí thư. Trước và sau cuộc họp này, TVBCT sắp hết nhiệm kỳ có thể tham vấn các nhà lãnh đạo cấp cao đã về hưu như cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, cựu Thủ tướng Lý Bằng, cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ, và các cựu ủy viên khác của TVBCT. TVBCT đương nhiệm sau đó sẽ có một cuộc họp nữa vào mùa Thu, hai tuần trước khi triệu tập Đại hội Đảng 18, để thông qua lần cuối cùng danh sách ứng cử viên. Ngoài ra, TVBCT đương nhiệm có thể tiến hành một cuộc thăm dò không chính thức trong Ban chấp hành Trung ương đương nhiệm, cũng như các nhà lãnh đạo khác đứng đầu cấp bộ và cấp tỉnh mới được bổ nhiệm mà không phải là ủy viên Ban chấp hành Trung ương, để đề cử các ứng cử viên cho Bộ chính trị mới để lựa chọn tại Đại hội Đảng 18; đây là một thực tế vào tháng 6/2007, trước Đại hội Đảng 17.

Việc TVBCT đương nhiệm lựa chọn ban lãnh đạo của TVBCT tiếp theo là một tiến trình thỏa thuận rất phức tạp và đa diện. Các nhà phân tích nước ngoài và thậm chí ở Trung Quốc có thể chưa bao giờ biết câu chuyện chi tiết về cách thức mà mỗi thành viên cuối cùng được lựa chọn ra sao (có nghĩa là sự mà cả mang tính phe phái hoặc cách thức thông tin về các ứng cử viên ảnh hưởng đến các quyết định). Tuy nhiên, nhóm ứng cử viên cho TVBCT tiếp theo là hoàn toàn rõ ràng, và nơi đầu tiên để xem xét là toàn bộ 204 ủy viên Ban chấp hành Trung ương năm 2007. Sau khi loại bỏ một số nhóm ủy viên Ban chấp hành Trung ương – những người gần đây đã về hưu hoặc chuyển sang các vị trí mang tính nghi lễ hơn; những người được cho là chẳng bao lâu nữa có thể về hưu do tuổi tác của họ; các nhà lãnh đạo quân sự mà theo các chuẩn mực gần đây không nằm trong TVBCT; và các nhà lãnh đạo thiếu kinh nghiệm rộng rãi, một đòi hỏi chuẩn mực đối với chức ủy viên TVBCT – chỉ vài chục nhà lãnh đạo trụ lại được.

Nhân tố tuổi tác và kinh nghiệm lãnh đạo trước đó có vai trò to lớn trong quá trình lựa chọn ủy viên TVBCT. Tuổi tác là chỉ số quan trọng của triển vọng chính trị tương lai của một nhà lãnh đạo vì, theo nguyên tắc và tiêu chuẩn của ĐCSTQ, các nhà lãnh đạo có cương vị nhất định không thể vượt quá giới hạn tuổi quy định. Chẳng hạn, tất cả những người đứng đầu cấp tỉnh được cho là sẽ từ chức khi họ đến tuổi 65, và chỉ những người dưới tuổi 63 mới được xem xét vào chức vụ này. Tại Đại hội Đảng năm 2007, tất cả các nhà lãnh đạo sinh trước năm 1940, kể cả nhân vật có ảnh hưởng chính trị lúc đó là Phó Chủ tịch Tăng Khánh Hồng (sinh năm 1939), không được phép tiếp tục phục vụ trong Ban chấp hành Trung ương.

Suy ra từ tiêu chuẩn này, các nhà lãnh đạo sinh năm 1944 hoặc trước đó sẽ không được xem xét tham gia Ban chấp hành Trung ương khóa tới và do đó cũng đứng ngoài cuộc đua giành ghế trong Bộ chính trị hoặc TVBCT. Giới hạn tuổi về hưu này không chỉ tạo ra ý thức về sự nhất quán và công bằng trong việc nghỉ hưu và lựa chọn các nhà lãnh đạo, mà còn làm cho sự thay thế giới tinh hoa chính trị của Trung Quốc diễn ra rất nhanh chóng. Đối với các nhà quan sát bên ngoài, vấn đề ai sẽ lên hay xuống trong ban lãnh đạo tối cao tại Đại hội Đảng sắp tới – thì kiểu bói lá trà thông thường về Bắc Kinh (hay Trung Nam Hải) đã trở nên đáng tin cậy hơn nhiều.

Các ủy viên TVBCT thường không chỉ có kinh nghiệm quản lý rộng rãi, mà nói chung còn tạo lập được những khả năng lãnh đạo trong khu vực họ được phân công chịu trách nhiệm. Chẳng hạn, trừ Thủ tướng đầu tiên của Trung Quốc, Chu Ân Lai, tất cả 5 thủ tướng khác của CHNDTH, kể cả Ôn Gia Bảo, đều đã là Phó Thủ tướng của Quốc vụ viện trước khi trở thành Thủ tướng. Hầu hết những người này đều có thể khoe khoang kinh nghiệm lãnh đạo rộng rãi, đặc biệt về các vấn đề kinh tế.

Tuy nhiên, nhân tố duy nhất quan trọng nhất đối với việc lựa chọn các ủy viên TVBCT là các mối quan hệ người bảo trợ - người được bảo trợ của họ. Các thành viên sắp ra đi thường nỗ lực sử dụng ảnh hưởng, bảo vệ lợi ích của họ, và duy trì tính liên tục của các chính sách của họ bằng cách đảm bảo một vài trong số những người được bảo trợ của họ làm việc trong bộ máy lãnh đạo tối cao này. Các phe phái khác nhau và các nhóm lợi ích đầy quyền lực có xu hướng thành lập các liên minh để giới thiệu đại diện của họ vào TVBCT. Do các luật chơi mới trong các hoạt động chính trị của giới tinh hoa Trung Quốc trong thập kỷ qua, việc chia thành phe phái trong ban lãnh đạo – và sự cân bằng quyền lực giữa các liên minh cạnh tranh nhau – có thể sẽ định hình số thành viên mới của TVBCT.

(Còn nữa)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(Tiếp theo)

Sự kiểm soát và cân bằng theo kiểu Trung Quốc đang nổi lên: “Một Đảng, Hai Liên minh”

Thời kỳ quá độ ở Trung Quốc từ một nhà lãnh đạo duy nhất nắm toàn bộ quyền lực sang ban lãnh đạo tập thể là một quá trình chuyển biến dần dần trong 3 thập kỷ qua. Mao Trạch Đông nắm giữ phần lớn quyền lực to lớn với tư cách là nhà lãnh đạo cốt lõi của thế hệ đầu tiên của ĐCSTQ và được coi như là một thánh nhân, đặc biệt trong Cách mạng Văn hóa. Ông coi sự kế nhiệm lãnh đạo như thể là vấn đề riêng của mình. Trong kỷ nguyên Đặng Tiểu Bình, sự kế nhiệm chính trị và sự thay đổi thế hệ ở các cấp bậc cao nhất của chính phủ trở thành vấn đề quan tâm của dân chúng. Tuy nhiên, vì sự nghiệp chính trị huyền thoại của ông, Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo cốt lõi của thế hệ thứ hai, vẫn giữ vai trò của mình như là nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc thậm chí sau sự kiện Thiên An Môn, khi ông không còn nắm giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng nào nữa.

Cả Giang Trạch Dân, từ thế hệ thứ ba, lẫn Hồ Cẩm Đào, từ thế hệ thứ tư, đều là các nhà kỹ trị không có được uy tín và những thành tích cách mạng như Đặng, nhưng cả hai đều có thể khoe khoang kinh nghiệm quản lý rộng rãi và tài năng về xây dựng liên minh và thỏa hiệp chính trị. Tuy nhiên, cả Giang Trạch Dân lẫn Hồ Cẩm Đào đều được hưởng lợi từ sự chấp thuận của Đặng. Một phần nhờ sự kiểm soát Thượng Hải chặt chẽ của Giang trong cuộc khủng hoảng chính trị năm 1989, Đặng đã lựa chọn Giang là người kế nhiệm mình. Giống như vào năm 1992, Đặng đã đưa Hồ Cẩm Đào lên làm “người thừa kế” Giang. Theo thông lệ, duy nhất một “người thừa kế” sẽ được phép rõ ràng đứng trên những người còn lại trong đội ngũ cùng tuổi với mình.

Tuy nhiên, trong Đại hội Đảng năm 2007, hai ứng cử viên hàng đầu từ trong thế hệ thứ 5, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình và Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường, đều được đưa lên TVBCT. Vị trí của họ trong bộ máy vạch quyết định quyền lực nhất này có thể tương đối ngang nhau. Ở một mức độ nào đó, các nhà lãnh đạo tối cao của thế hệ thứ 5 dường như yếu hơn so với những người tiền nhiệm của họ, vì quyền lực và thẩm quyền được phân chia giữa những người đồng chức trong ban lãnh đạo.

Sau kỷ nguyên hoạt động chính trị người hùng, ban lãnh đạo ĐCSTQ ngày càng được cơ cấu xung quanh hai liên minh hoặc phe phái không chính thức kiểm soát và cân bằng quyền lực của nhau. Hai nhóm này có thể được gắn mác là “liên minh dân túy”, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, và “liên minh tinh hoa” nổi lên trong kỷ nguyên Giang Trạch Dân và hiện đứng đầu là Ngô Bang Quốc, Chủ tịch Quốc hội, và Giả Khánh Lâm, Chủ tịch chính hiệp toàn quốc. Những người này hiện là bốn nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, có thể sẽ giữ hai chức vụ cao nhất tại Đại hội Đảng năm 2012, mỗi người đại diện một trong hai liên minh này. Sự chia sẻ quyền lực đôi khi được đề cập đến như là cơ cấu chính trị “một đảng, hai liên minh”.

Tất nhiên, các hoạt động chính trị phe phái không phải là một diễn biến mới trong CHNDTH. Các sự kiện lớn như Cách mạng Văn hóa và cuộc khủng hoảng Thiên An Môn 1989 đều liên quan đến cuộc đấu đá phe phái và tranh giành kế nhiệm trong ban lãnh đạo ĐCSTQ. Nhưng các hoạt động chính trị phe phái ở Trung Quốc hiện nay không còn là trò chơi được - mất ngang nhau nữa trong đó người thắng được tất cả và kẻ thua bị thanh trừng hoặc gặp phải số phận tồi tệ hơn. Nói chung, những động lực phe phái mới của Trung Quốc có ba đặc điểm chính.

Thứ nhất, hai liên minh này không chỉ tranh giành quyền lực vì lợi ích của riêng họ, mà còn cạnh tranh vì họ đại diện cho các khu vực kinh tế xã hội và địa lý khác nhau. Chẳng hạn, hầu hết các nhà lãnh đạo cao nhất trong “liên minh tinh hoa” xuất thân từ các gia đình cách mạng kỳ cựu và các quan chức cấp cao (cấp thứ trưởng hoặc cao hơn đối với dân sự, và cấp thiếu tướng hoặc cao hơn đối với quân sự). Nhóm được gọi là các “thái tử” này bao gồm cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân (cha nuôi của ông là một người tử vì ĐCSTQ) và cựu Phó Chủ tịch Tăng Khánh Hồng (cha ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong kỷ nguyên Mao), cũng như Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn của ban lãnh đạo sắp tới (tất cả họ đều có cha hoặc cha vợ trước đây là phó thủ tướng). Các “thái tử” này thường bắt đầu sự nghiệp của mình ở các thành phố duyên hải giàu có và phát triển tốt về kinh tế (Giang Trạch Dân ở Thượng Hải, Tăng Khánh Hồng ở Quảng Đông, Tập Cận Bình ở Hạ Môn và Phúc Châu, Vương Kỳ Sơn ở Bắc Kinh). Liên minh tinh hoa thường đại diện cho những lợi ích của các nhà doanh nghiệp Trung Quốc.

Trái lại, hầu hết các nhân vật hàng đầu của liên minh dân túy, như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, và Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường, đều xuất thân từ các gia đình ít đặc quyền đặc lợi hơn. Họ cũng có xu hướng tích lũy phần lớn kinh nghiệm lãnh đạo của họ ở các tỉnh nội địa kém phát triển hơn. Nhiều người thăng tiến trong hoạt động chính trị theo con đường Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc (CCYL) và do đó được gọi là “phái Đoàn thanh niên”. Hồ Cẩm Đào đã làm việc vài năm tại Đoàn Thanh niên cấp tỉnh và cấp quốc gia, và sau đó đứng đầu đoàn thanh niên vào giữa những năm 1980. Một số thành viên thuộc thế hệ các nhà lãnh đạo thứ 5 là các đồng nghiệp cấp dưới của Hồ Cẩm Đào tại Đoàn Thanh niên trong giai đoạn đó bao gồm Lý Khắc Cường, Trưởng Ban Tổ chức ĐCSTQ Lý Nguyên Triều, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Uông Dương, và Chánh Văn phòng Trung ương ĐCSTQ Lệnh Kế Hoạch. Những người thuộc phái dân túy thường bày tỏ sự quan tâm đến các nhóm xã hội dễ bị tổn thương như nông dân, người lao động di cư, và dân nghèo thành thị. Người ta có thể nghi ngờ về hiệu quả của việc thực thi các chính sách của chính quyền Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo, nhưng bản thân các chính sách này – miễn thuế nông nghiệp cho nông dân, ủng hộ các chính sách khoan dung hơn đối với lao động di cư, ưu tiên về kinh tế cho các thành phố nội địa để họ “đuổi kịp” các nơi khác, thực hiện chăm sóc sức khỏe cơ bản, và thúc đẩy các dự án nhà ở khả thi - đều phù hợp với chương trình nghị sự dân túy của họ.

Thứ hai, hai liên minh cạnh tranh này gần như mạnh ngang nhau, một phần vì họ thường có số ghế ngang nhau trong các tổ chức lãnh đạo cấp cao, và một phần vì kỹ năng lãnh đạo và thành tích của họ bổ sung cho nhau. Trong Bộ chính trị gồm 25 ủy viên hiện nay, “phái các thái tử” chiếm 7 ghế (28%) và “phái Đoàn thanh niên” chiếm 8 ghế (32%). Hai liên minh này thậm chí đã tìm cách dàn xếp sự cân bằng quyền lực gần như hoàn hảo giữa các ngôi sao đang lên thuộc thế hệ thứ 5 (mỗi bên có một người ở trong TVBCT, 3 người trong Bộ chính trị, và hai người trong Ban bí thư gồm 6 thành viên - một bộ máy lãnh đạo quan trọng điều hành công việc thường lệ và các vấn đề quản lý của Đảng).

Các nhà lãnh đạo của hai phe phái cạnh tranh này khác nhau về kỹ năng, năng lực, và kinh nghiệm, và họ hiểu rằng họ cần tìm kiếm điểm chung để cùng tồn tại và quản lý chính quyền có hiệu quả. Trong khi đó “phái Đoàn thanh niên” là những người nắm giữ công việc tổ chức và tuyên huấn, và nói chung có thể khoe khoang kinh nghiệm về việc quản lý nông thôn, họ thường thiếu kinh nghiệm và năng lực trong một số khu vực quản lý quan trọng nhất và thiếu kỹ năng có liên quan đến việc điều hành ngoại thương, đầu tư nước ngoài, hoạt động ngân hàng, và các khía cạnh quyết định khác trong việc hoạch định chính sách kinh tế, các lĩnh vực do phái các “thái tử” chi phối (như Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên, và Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc Lầu Kế Vĩ).

Thứ ba, trong khi các phe phái cạnh tranh với nhau về các vấn đề nào đó, họ sẵn sàng, và đôi khi phải, hợp tác với nhau. Trong phạm vi rộng, mối quan hệ giữa hai liên minh không chính thức này là vừa xung đột vừa hợp tác. Hai liên minh này chia sẻ các mục tiêu cơ bản: đảm bảo sự ổn định xã hội - kinh tế của Trung Quốc cũng như sự tồn tại của sự cai trị của ĐCSTQ trong nước và tăng cường vị thế của Trung Quốc với tư cách là bên tham gia quan trọng trên trường quốc tế. Các mục tiêu chung này thường thúc đẩy hai nhóm này thỏa hiệp và hợp tác với nhau. Trong khi đưa cả Tập Cận Bình lẫn Lý Khắc Cường lên vào năm 2007, Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo cao cấp khác đã báo hiệu tầm quan trọng của các khu vực cử tri khác nhau mà mỗi bên đại diện, và vị thế của ban lãnh đạo, và lập trường của ban lãnh đạo cấp cao cho rằng chỉ xây dựng sự đồng thuận, chia sẻ quyền lực, thỏa hiệp phe phái mới có thể ngăn chặn thành công sự biến động chính trị nghiêm trọng giữa các nhà lãnh đạo thế hệ thứ 5. Do đó, sự lãnh đạo tập thể, như đã thể hiện trong hoạt động bên trong của TVBCT, đã trở thành đặc điểm rõ ràng của các hoạt động chính trị của giới tinh hoa Trung Quốc hiện nay.

Nhưng tính chất “lưỡng đảng” của Trung Quốc, kiểu hoạt động chính trị mới này của giới tinh hoa, vẫn có nguy cơ thất bại. Việc thực hiện thỏa thuận, chia sẻ quyền lực, và thỏa hiệp chính trị không phải luôn dễ dàng. Thực tế là có nhiều ứng cử viên đầy tham vọng hơn so với số ghế có sẵn đương nhiên có thể tạo ra ý thức về người thắng và kẻ thua. Việc công khai các cuộc vận động tự quảng cáo đang gia tăng của một vài trong số các nhà chính trị đầy tham vọng này, những sáng kiến theo phong cách riêng và những lợi ích về chính sách của họ, và những điểm mạnh và điểm yếu tương ứng của họ làm cho việc kế nhiệm chính trị sắp tới này trở thành một vấn đề gây thách thức đặc biệt đối với ban lãnh đạo ĐCSTQ.

Chờ đợi ai và chờ đợi cái gì

Dựa trên tất cả những nhân tố được thảo luận ở trên, 14 nhà lãnh đạo cạnh tranh giữa những người đồng chức của họ là những ứng cử viên hàng đầu vào TVBCT tiếp theo (xem bảng 1). Trong số 14 ứng cử viên, 11 người hiện ở trong Bộ chính trị gồm 25 ủy viên và hai ứng cử viên (Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường) đã ở trong TVBCT hiện nay. Họ được chia đều bằng liên minh chính trị. Trong “liên minh tinh hoa”, 5 nhà lãnh đạo thuộc diện “thái tử”, một là người được Giang Trạch Dân bảo trợ, và một là nhân vật nổi tiếng trong Phái Thượng Hải (các nhà lãnh đạo thúc đẩy sự nghiệp chính trị của mình ở Thượng Hải khi Giang Trạch Dân là bí thư thành ủy ở đó). Trong “liên minh dân túy”, tất cả 7 thành viên đều là các nhà lãnh đạo thuộc “phái Đoàn thanh niên” có các quan hệ mạnh mẽ giữa người bảo trợ - và người được bảo trợ với Hồ Cẩm Đào. Hai quan chức, như Lý Nguyên Triều và Lưu Diên Đông cũng thuộc dòng dõi gia đình “ông hoàng bà chúa”, nhưng kinh nghiệm nghề nghiệp của họ và mối liên kết chính trị chặt chẽ với Hồ Cẩm Đào (người đóng vai trò trực tiếp trong việc bổ nhiệm họ vào Bộ Chính trị) khiến cho họ trở nên trung thành hơn với Hồ Cẩm Đào và “liên minh dân túy”. Để xem liệu “đặc tính kép” của họ có thể giúp họ đóng một vai trò trực tiếp hay không nếu cuộc đấu đá nội bộ phe phái vượt ra ngoài phạm vi kiểm soát, mà thậm chí có thể làm cho họ trở nên mạnh mẽ hơn.

(Xem tiếp phần sau)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (66 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối