Trang trong tổng số 7 trang (66 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Satthat

Mỹ - Trung bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang
  
Tạp chí “Đối thoại châu Âu” gần đây cho biết Oasinhtơn và Bắc Kinh bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang mới và rất có khả năng sẽ biến thành cuộc đối đầu như thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô cũ.

Mấy tuần qua rõ ràng cả hai bên đã đưa ra các quyết định chắc chắn sẽ đưa họ đến một cuộc đối đầu lâu dài không những trên lĩnh vực ngoại giao mà cả lĩnh vực quân sự. Trong cuộc đối đầu này, các đối thủ một lần nữa sẵn sàng thể hiện sức mạnh vũ khí hạt nhân, từ đó có thể gây nên nhưng hậu quả toàn cầu. Nét nổi bật đầu tiên trong cuộc chiến tranh này do Mỹ khởi xướng, sau khi các tin tức cho biết mùa Hè năm ngoái quân đội Mỹ đã hoàn thành kế hoạch chuẩn bị cho một cuộc chiến “trên không – trên biển” lớn. Bằng cách phối hợp chặt chẽ lực lượng trên không và các hạm đội để phá hủy các kế hoạch phòng thủ bờ biển của đối phương, tư tưởng chiến lược của Mỹ là phát động các cuộc tấn công vào sâu lãnh thổ Trung Quốc khiến quân đội Trung Quốc bị tê liệt không thể chống lại các lực lượng Mỹ và nhóm tàu sân bay. Đầu tháng 8/2012, Đô đốc Dennis Blair – cựu giám đốc Hội đồng Tình báo Quốc gia và quản lý toàn bộ cộng đồng tình báo Mỹ, đã thông qua kế hoạch này. Theo ông, kế hoạch được phát triển nhằm chống lại Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Iran. Mặc dù tài liệu vẫn đang được giữ bí mật, nhưng các nguồn tin khẳng định đây là kế hoạch nhằm phối hợp hơn nữa khả năng và sức mạnh của các lực lượng quân sự Mỹ trong cuộc chiến tranh tương lai.

Nhưng các chuyên gia ở các nước khác nhau trên thế giới nhận định nhìn chung kế hoạch này của Mỹ khó có thể đánh bại Trung Quốc. Do mấy năm gần đây Bắc Kinh luôn chú trọng các kế hoạch phòng thủ từ biển, do đó họ có thể biết các ý đồ của Mỹ từ công tác huấn luyện đến một cuộc chiến tranh thực sự. Điều này thể hiện rõ ràng trên thực tế. Trong khuôn khổ thực hiện kế hoạch, Mỹ bắt đầu gia tăng sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đặc biệt, từ tháng 8/2012 Lầu Năm Góc bắt đầu theo dõi các vùng nước ven biển của Trung Quốc thông qua các hoạt động của các máy bay trinh sát không người lái. Ngược lại, Trung Quốc cho biết họ có các phương tiện có khả năng ngăn chặn quân đội Mỹ triển khai các kế hoạch tấn công Trung Quốc từ biển. Tháng 8/2012, quân đội Trung Quốc tổ chức một số cuộc diễn tập các tên lửa đánh chặn. Mùa Hè năm nay, sau khi tái trang bị các loại vũ khí và chuấn bị chính thức đưa vào hoạt động, tàu sân bay cũ Vaiyag của Trung Quốc đã 2 lần tiến ra biển tham gia huấn luyện các thủy thủ. Khi so sánh với tàu – sân bay tấn công của Mỹ được chế tạo nhằm chống lại hạm đội của đối phương, Trung Quốc cũng công khai tuyên bố đã có lực lượng phi công trên biển và chuẩn bị đưa tàu sân bay vào hạm đội nhân dịp kỷ niệm ngày quốc khánh 1/10. Trung Quốc cũng phô trương cho toàn thế giới chứng kiến các tàu chiến tốc độ cao có thể tác chiến ở các khu vực ven biển và các tàu khu trục tên lửa có thể tấn công các mục tiêu cách xa bờ biển Trung Quốc.

Theo dự đoán của các chuyên gia, Trung Quốc đã thành lập tuyến phòng thủ dọc bờ biển và phát triển ra ngoài xa vùng biển hơn l.000km. Hay nói một cách chính xác, trong phạm vi phòng thủ này, các tàu sân bay của Mỹ có thể bị các tên lửa đạn đạo Đông Phương-21 của Trung Quốc tấn công bất cứ lúc nào. Chiến lược cửa Mỹ dự định khắc phục tuyến phòng thủ như vậy của Trung Quốc bằng cách sử dụng các loại vũ khí thông thường nhưng hiện đại, kể cả các công nghệ máy tính và tình báo vô tuyến điện tử của lực lượng không quân và hạm đội, nhưng không phát động cuộc tấn công tên lửa hạt nhân đồng loạt, về bản chất, kế hoạch “tác chiến trên không- trên biển” là nhiệm vụ mà hạm đội và Bộ Chỉ huy Mỹ đã từng tiến hành trong Chiến tranh Thế giới Thứ II ở Thái Bình Dương chống Nhật Bản. Nhưng điều đáng quan tâm là sự phát triển của hạm đội Trung Quốc lần đầu tiên trong hơn 50 năm qua sẽ buộc hạm đội Mỹ phải chuẩn bị đối đầu với các hạm đội trên biển. Một số chuyên gia cho rằng chiến lược “tác chiến trên không – trên biển” không có ý nghĩa gì cả, bởi vì nó không thể hiện rõ nhiệm vụ tiêu diệt và phá hủy các hạm đội cũng như tuyến phòng thủ ven biển của Trung Quốc liên quan đến mục tiêu thống trị toàn cầu của Mỹ ra sao và việc tăng cường kiểm soát khu vực châu Á-Thái Bình Dương có ý nghĩa gì đối với sự thống trị toàn cầu như vậy. Không có nhà hoạt động chính trị cũng như quan chức chỉ huy quân sự nào của Mỹ đưa ra được câu trả lời thuyết phục và bình luận về vấn đề này. Trong khi đó, Trung Quốc không chờ đợi những lời giải thích của Mỹ và sẵn sàng đáp trả tất cả các mối đe dọa tiềm tàng không đối xứng. Ngày 16/8, quân đội Trung Quốc tổ chức cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa JL-2, được phóng từ một tàu ngầm lớp “Tấn” ở Biển Hoàng Hải. Tiếp đến ngày 24/8, Trung Ọuốc tuyên bố, tháng 6/2012 họ đã thử thành công tên lửa Đông Phương-41 (DF-41) thế hệ thứ 3, tầm bắn tới 14.000 km, mỗi tên lửa có thể mang 19 đầu đạn và được phóng từ các xe tải cơ động. Vì vậy, tên lửa này có thể bay đên bất cứ điểm nào trên lãnh thổ Mỹ và phá hủy hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay của Mỹ. Nhưng sau đó, một số chuyên gia nghi ngờ các vụ thử tên lửa Đông Phương-41 và cho đó chỉ là sự lừa bịp. Họ khẳng định Trung Quốc không có loại tên lửa này và đang dự định phát triển khoảng 20-30 tên lửa. Hiện nay toàn bộ kho hạt nhân của Trung Quốc chỉ có 240 đầu đạn hạt nhân, trong khi kho hạt nhân của Mỹ có tới hơn 2000 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng sử dụng và hơn 5000 đầu đạn dự trữ.

Tuy nhiên, báo chí Mỹ nhanh chóng phản ứng trước các vụ thử tên lửa của Trung Quốc và gọi các vụ thử đó là một biện pháp đe dọa của Bắc Kinh. “Nhật báo Phố Uôn” của Mỹ giữa tháng 8/2012 đăng phát biểu của một số chuyên gia quân sự cho rằng, trận địa rađa phòng thủ tên lửa ở Alaska sẽ không hiệu quả đối với các tên lửa Trung Quốc và đó là lý do tại sao sắp tới Mỹ cần bắt đầu thảo luận các kế hoạch bố trí 2 trận địa rađa mới ở phía Nam Nhật Bản và Philíppin như các trận địa rađa mà Mỹ thiết lập tại châu Âu. Gần đây các nhà chức trách Nhật Bản và Đài Loan cũng công bố các kế hoạch tăng cường phòng thủ tên lửa của hai nước. Lầu Năm Góc khẳng định nhiệm vụ ưu tiên của Mỹ là bảo vệ Đài Loan bằng hệ thống phòng thủ tên lửa và thành lập một căn cứ hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực và kết hợp các hệ thống phòng thủ của Mỹ với các hệ thống phòng thủ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Ôxtrâỵlia. Bên cạnh đó, chống Trung Quốc đã trở thành chủ trương của Ấn Độ – quốc gia mới đây cũng quyết định tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương. Vì vậy Ấn Độ quyết định xây dựng một đơn vị nhỏ của quân đội Ấn Độ trên đảo Nicobar Big ở vịnh Campbell thành một căn cứ quân sự lớn có thể cho phép các tàu sân bay Vikramađitya (có đặc điểm tương tự tàu sân bay Varyag của Trung Quốc) ra vào thường xuyên. Niu Đêli cũng đã thông báo, trong hai thập kỷ tới Ấn Độ sẽ chi 600 tỷ USD để tăng cường các hạm đội và thường xuyên theo dõi những phát triển của quân đội Trung Quốc trong khu vực. Vì vậy, cuộc đối đầu Mỹ-Trung đang biến thành một cuộc chạy đua vũ trang khu vực, đe dọa trở thành một nhân tố cạnh tranh toàn cầu. Hiện nay Trung Quốc sợ rằng Mỹ sẽ sử dụng các kinh nghiệm của chính sách ngăn chặn hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh với Liên Xô để chống Trung Quốc thông qua hệ thống các căn cứ quân sự, tàu chiến và vòng vây của các nước đồng minh. Bắc Kinh cho rằng, trong trường hợp như vậy, mục tiêu của Mỹ là ngăn chặn Trung Quốc phát động một cuộc tấn công tên lửa hạt nhân nếu Mỹ mở cuộc tấn công quân sự đầu tiên. Bởi vì trước đây ngay sau khi Mỹ chắc chắn tránh được một cuộc phản công từ Liên Xô và bảo đảm các thành phố lớn nhất của Mỹ không bị hủy diệt, Oasinhtơn bắt đầụ các cuộc đàm phán về cắt giảm vũ khí tấn công và đưa ra các điều kiện khiến cuộc chiến tranh hạt nhân trở thành vô nghĩa và không thể xảy ra.

Hơn nữa, hiện nay đa số người Mỹ nghĩ rằng sức mạnh quân sự của Trung Quốc vẫn còn yếu so với Mỹ. Nhưng họ quên rằng Bắc Kinh đang phát triển chương trình hạt nhân trong khuôn khổ hạn chế và rõ ràng sẽ làm hết mình để đạt được các phương tiện trả đũa, cho dù Trung Quốc phải trải qua một chặng đường dài mới đạt được sức mạnh quân sự ngang bằng Mỹ. Gần đây Bắc Kinh còn tuyên bố sẽ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa riêng của họ để đối phó với các tên lửa Mỹ. Đây là lý do khiến các nhà chiến lược của Mỹ tiếp tục nỗ lực hiện đại hóa các hệ thống vũ khí đế đáp trả các đối thủ cạnh tranh của Mỹ như Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên. Và mối đe dọa thực sự đối với an ninh quốc gia của Mỹ sẽ xảy ra không chỉ khi Trung Quốc có các loại tên lửa hoặc tàu sân bay nhiều hơn mà cả trong trường hợp Trung Quốc nỗ lực tìm kiếm các giải pháp đặc biệt để đáp trả các thách thức an ninh nhằm ngăn chặn Mỹ trở lại châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy, cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục được thúc đẩy trong thời gian tới./.

Tạp chí "Đối thoại châu Âu"
Nguồn:BS/TTXVN
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

Thế kỉ Trung Quốc?
 
Helmut Schmidt - Lý Quang Diệu  
Cuộc trò chuyện kéo dài ba ngày mới đây giữa hai chính khách kì cựu, một ở phương Đông và một ở phương Tây: cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và cựu Thủ tướng Đức Helmut Schmidt (Đảng Dân chủ Xã hội) có thể cung cấp cho người đọc Việt Nam một số góc nhìn tham khảo về những đề tài lớn, đặc biệt về sự dịch chuyển quyền lực, sự phân cực trên thế giới và vai trò của Trung Quốc trong thế kỉ này.

Người dịch
__________________
Helmut Schmidt: Lần đầu tiên đến Bắc Kinh tôi được Hoàng đế Trung Hoa tiếp – hồi đó ngài là Mao Trạch Đông.

Lý Quang Diệu: (cười)

Helmut Schmidt: Mao là một tay tàn bạo.

Lý Quang Diệu: Ông ta là một nhà lãnh đạo chiến tranh du kích lỗi lạc đã giải phóng Trung Quốc. Nhưng ông ta cũng tàn phá Trung Quốc bằng Cách mạng Văn hóa. 18 triệu người chết đói vì phải đem hết dao và muổng ra để luyện gang. Ông ta thật điên rồ. Tưởng giải phóng Trung Quốc xong rồi thì thay đổi thế giới có khó gì.

Helmut Schmidt: Ông ta cho rằng: Cần gì giai cấp vô sản công nghiệp, dùng vô sản nông thôn cũng được.

Lý Quang Diệu: Đúng vậy.

Helmut Schmidt: Nhưng người nông thôn thường không sẵn tinh thần cách mạng.

Lý Quang Diệu: Điều đó tôi không chắc. Ở thời buổi của iPhone, internet và truyền hình toàn quốc bây giờ, người ta rất bất mãn vì thấy nhà mình thì tồi tàn, còn những thành phố duyên hải lại thịnh vượng.

Helmut Schmidt: Thời ông, ai là nhà lãnh đạo chính trị vĩ đại nhất?

Lý Quang Diệu: Đặng Tiểu Bình.

Helmut Schmidt: Tôi đồng ý. Đặng Tiểu Bình là nhà lãnh đạo chính trị vĩ đại nhất trong tất cả những người tôi từng gặp.

Lý Quang Diệu: Người có một mét rưỡi, nhưng tầm vóc chính trị thì khổng lồ.

Helmut Schmidt: Năm 1983 tôi có một buổi trò chuyện với ông ấy. Hai chúng tôi và một người phiên dịch, khi đó chúng tôi đã quen nhau gần mười năm, nên nói chuyện khá cởi mở và thành thật. Tôi giễu cợt rằng nhìn kĩ vào thực tế thì những người cầm quyền ở Bắc Kinh không được trung thực lắm; họ tuyên bố mình là cộng sản, nhưng thực ra thì họ theo Khổng giáo. Đặng có vẻ hơi sốc một chút, mất vài giây, nhưng sau đó thì ông ấy đáp lại bằng vỏn vẹn ba từ. Ba từ đó là: “Thì đã sao?” (Lý Quang Diệu cười). Tôi công nhận Đặng là một người vĩ đại.

Lý Quang Diệu: Ông ấy có tinh thần cầu thị. Ông ấy đến thăm Singapore, thấy một hòn đảo nhỏ bé không có tài nguyên gì nhưng thịnh vượng, đầy của cải, mọi người đi mua sắm, trong túi rủng rỉnh tiền. Ông ấy quan sát, đặt những câu hỏi chính xác và đi đến kết luận rằng chính sách đầu tư cởi mở của chúng tôi đã đem lại công nghệ và những thị trường mới. Trở về Trung Quốc, ông ấy lập ra sáu đặc khu kinh tế theo mô hình Singapore. Ông ấy thành công và mở cửa Trung Quốc dần dần. Điều đó đã cứu Trung Quốc.

Helmut Schmidt: Thế kỉ 20 được gọi là thế kỉ Hoa Kì. Thế kỉ 21 liệu có là thế kỉ Trung Quốc không?

Lý Quang Diệu: Về tổng sản phẩm nội địa thì đúng. Đến năm 2035, GDP của Trung Quốc sẽ lớn hơn của Hoa Kì. Còn về Quyền lực Mềm (Soft Power), về sức hấp dẫn đối với kẻ khác thì tôi không chắc lắm, vì Hoa ngữ là một trở ngại cho bất kì ai muốn hội nhập với Trung Quốc.

Tuần báo Zeit: Người ta đang nói nhiều đến sự “dịch chuyển toàn cầu”, từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Có phải Đại Tây Dương đã thuộc về quá khứ và Thái Bình Dương là tương lai không?

Lý Quang Diệu: Không, theo tôi không nên đánh giá như vậy. Tôi tin rằng từ góc nhìn của đa số người Mỹ hiện nay, châu Âu là một đồng minh khá chắc chắn. Vấn đề của Mỹ sẽ là Trung Quốc. Vậy sự dịch chuyển đó có nghĩa gì? Có nghĩa là Mỹ phải tập trung đầu tư kinh tế và các hoạt động quân sự vào khu vực Thái Bình Dương. Nhưng không có nghĩa là dịch chuyển quyền lực trên thế giới. Mà có nghĩa là Mỹ hướng tiêu điểm vào một sự đe dọa mới cho vị trí bá quyền của mình.

Helmut Schmidt: Đúng, nhưng vị trí bá quyền của Mỹ sẽ không còn áp đảo như ở cuối thế kỉ 19 và trong suốt thế kỉ 20 nữa, nó sẽ dần dần yếu đi, Trung Quốc sẽ dần dần mạnh lên và Nga thì càng ngày càng không thay đổi. (Lý Quang Diệu cười.)

Lý Quang Diệu: Tôi đồng ý với điểm cuối. Đúng, Trung Quốc sẽ mạnh lên, nhưng sẽ không thể bá quyền tới mức kiểm soát được Thái Bình Dương.

Helmut Schmidt: Không, sẽ rất lâu. Phải mất hơn một thế kỉ.

Lý Quang Diệu: Điều đó không thể xảy ra.

Helmut Schmidt: Tôi không chắc là điều đó có thể xảy ra không, nhưng trong thế kỉ 21 này thì không thể.

Tuần báo Zeit: Một trong những thành công to lớn nhất của châu Âu là giờ đây nó đã trở thành một châu lục hòa bình. Có thể nói rằng châu Âu đã biết học từ lịch sử. Còn châu Á thì sao? Giữa Trung Quốc và Nhật Bản vẫn còn nhiều căng thẳng. Rồi còn đủ thứ lò bạo loạn khác: Triều Tiên, Đài Loan, Kashmir.

Lý Quang Diệu: Ở châu Á có những quyền lợi quốc gia riêng biệt đang xung đột nhau. Có hai động lực chính thúc đẩy. Thứ nhất là nền kinh tế Trung Quốc có một quy mô nuốt chửng các nền kinh tế của Nhật, Hàn Quốc và những nước châu Á khác. Thứ hai là sự tự tin mỗi ngày một lớn của Trung Quốc. Càng giầu và mạnh lên thì người Trung Quốc càng tự tin. Vì thế các nước châu Á khác muốn Mỹ hiện diện ở đây để giữ thế thăng bằng.

Helmut Schmidt: Theo tôi biết thì vào khoảng năm 1500 nền văn minh Trung Quốc, gồm cả các ngành khoa học của nó, vượt xa nền kĩ thuật châu Âu ở thời điểm ấy. Sau đó châu Âu dần dần phát triển một thứ gọi là dân chủ, cái mà người Mỹ gọi là chủ nghĩa tư bản, cái mà người Mỹ ngày nay gọi là responbility to protect, “trách nhiệm bảo hộ”, mà theo họ là việc bảo hộ nhân quyền ở các quốc gia khác. Tôi có cảm giác châu Âu coi ba yếu tố đó là những thứ có thể áp dụng ở mọi nơi. Và tất nhiên là người Trung Quốc, người Singapore và một loạt các dân tộc khác, thí dụ ở thế giới Ả-rập, không tán thành như vậy. Công nghiệp hóa thì họ sẵn lòng tiếp nhận, nhưng dân chủ thì không, và họ không sẵn lòng tiếp nhận nhân quyền.

Lý Quang Diệu: Người Nhật, người Trung Quốc và cả người Hàn Quốc không cho rằng nhiệm vụ của họ là bảo người khác phải thay đổi điều gì để cai quản đất nước tốt hơn. Họ bảo, đó là chuyện của bạn. Tôi làm ăn với bạn trên nền tảng trung lập. Tôi không tìm cách thay đổi bạn. Phương Tây có khuynh hướng truyền đạo, các vị cho rằng hệ thống của các vị có giá trị toàn cầu: dân chủ và nhân quyền. Ở Ấn Độ, vì một lí do lạ lùng nào đó, dân chủ đã cắm rễ nhưng nhân quyền thì không, những vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất diễn ra ở Ấn Độ. Ở Trung Quốc, ý tưởng về nhân quyền vừa mới được nhen nhóm, trong khi ý tưởng về nhà nước đứng trên tất cả và bất khả xâm phạm thì vẫn còn rất mạnh.

Helmut Schmidt: Hệ thống Khổng giáo mà theo tôi vẫn còn tồn tại có một ưu thế lớn, vì nó hầu như không bao hàm những khía cạnh tôn giáo.

Lý Quang Diệu: Đúng thế. Cho nên ở Trung Quốc người ta cũng không đánh nhau vì những vấn đề tôn giáo

Helmut Schmidt: Đó là một ưu thế lớn. Lòng hăng say truyền đạo của người Mỹ theo Thiên Chúa giáo – không biết cơ sở của nó là ở chỗ nào trong Kinh thánh, có lẽ cũng nên tìm hiểu. Thực ra nó không bám rễ sâu lắm trong đó.

Lý Quang Diệu: Nhưng đặc điểm văn hóa của dân Mỹ và các nhà lãnh đạo họ là muốn giáo dục chính phủ các nước khác. Theo tôi phương Tây có cái nhu cầu tự cho rằng mình đã giác ngộ và muốn người khác cũng giác ngộ như mình. Nhưng cũng có thể nhìn nhận động cơ đó theo hướng tích cực – rằng phương Tây muốn thay đổi thế giới, biến nó thành một thế giới tốt đẹp hơn.

Helmut Schmidt: Đúng.

Lý Quang Diệu: Mặt khác cũng có thể coi đó là thái độ ngạo mạn, các vị cho hệ thống của mình là ưu việt, và các vị muốn ép chúng tôi phải tiếp nhận.

Tuần báo Zeit: Những quyền con người nào thì có giá trị phổ cập và những quyền nào thì không?

Lý Quang Diệu: Quyền được sống theo ý mình của mỗi cá nhân; quyền an toàn cho chính mình và gia đình mình của mỗi cá nhân; quyền có việc làm, được đào tạo và chăm sóc y tế của mỗi cá nhân và con cái được học hành – tôi nghĩ rằng những quyền đó người Trung Quốc sẽ chấp nhận. Nhưng đòi được có một phiên tòa xét xử trước khi bị kết án hoặc tống giam, quyền đó không có trong hình dung của họ. Họ quyết định kẻ nào là mối nguy cho xã hội rồi tống vào tù.

Tuần báo Zeit: Còn các quyền tự do hội họp, tự do chính kiến và tự do tôn giáo?

Lý Quang Diệu: Trung Quốc rất hạn chế quyền tự do hội họp.

Tuần báo Zeit: Vậy phương Tây có nên bảo vệ quyền đó không?

Lý Quang Diệu: Phương Tây có thể can thiệp bằng cách nào nhỉ?!

Tuần báo Zeit: Chính dân Trung Quốc đã đòi những quyền này. Năm 1989, những người biểu tình đã dựng một bản sao bức tượng “Nữ hoàng Tự do” ở Quảng trường Thiên An Môn.

Lý Quang Diệu: Vâng, nhưng họ là những chàng trai trẻ rất lãng mạn, và cuối cùng thì họ bị cắt đầu hoặc bắn sang Mỹ. Và dân chúng chỉ coi đó là một sự kiện nhất thời.

Helmut Schmidt: Dù đã già, cá nhân tôi vẫn sẵn sàng tự tay chống lại những kẻ tước đoạt quyền của mỗi con người, không chỉ riêng quyền được sống mà tất cả các quyền. Nhưng tôi dứt khoát không can thiệp vào một quốc gia khác để bảo vệ quyền con người ở đó. Phải nói là tôi rất sợ cái khái niệm “trách nhiệm bảo hộ”.

Lý Quang Diệu: Như ở Lybia – ném bom diệt được một nhà độc tài thì cuối cùng lại sinh ra nhiều vị chỉ huy quân đội cỡ nhỏ mà mỗi vị đều sẽ thành một nhà độc tài.

Tuần báo Zeit: Không có trường hợp nào mà ông thấy “trách nhiệm bảo hộ” là phản ứng chính đáng hay sao? Như trường hợp Khmer Đỏ ở Campuchia, hay trường hợp diệt chủng ở Ruanda?

Lý Quang Diệu: Tôi tin rằng ngày nay trên bình diện quốc tế, diệt chủng là không thể chấp nhận. Nếu giết người vì lí do chủng tộc hoặc nếu một chủng tộc bị đem ra trừng phạt thì can thiệp là chính đáng. Đặc biệt trong trường hợp một nước lớn trừng phạt một nước nhỏ. Nếu không thì thế giới này sẽ thành vô luật pháp.

Helmut Schmidt: Nhưng cái “trách nhiệm bảo hộ” ấy có nguy cơ phình ra vô hạn. Có lẽ chúng ta có lí do chính đáng để bảo vệ người dân ở Ruanda. Nhưng điều đó quá phức tạp, nên chúng ta đã không làm. Có thể là chúng ta có bổn phận đạo đức phải hành động, cũng như đối với người dân ở Chechnya. Nhưng chúng ta đã không làm. Có thể trong trường hợp vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn, chúng ta có bổn phận hành động. Nhưng chúng ta đã không làm. Chúng ta chỉ tuân theo cái bổn phận đó trong các trường hợp dễ thực hiện hoặc nếu được lợi thế tuyên truyền.

Lý Quang Diệu: Trong thực tế, phải khả thi thì mới hành động được. Không thể can thiệp vào vụ Thiên An Môn, vì như thế là gây hấn với một thế lực cực lớn. Còn Ruanda – tôi tin rằng Mỹ ân hận là đã không can thiệp.

Helmut Schmidt: Ông có ân hận là chúng ta đã không can thiệp không? (Im lặng khá lâu)

Lý Quang Diệu: Nếu ông muốn biết tôi có đồng ý gửi quân đi để ngăn hai phe xung đột không thì tôi xin nói là không. Còn nếu ông muốn biết rằng theo tôi, việc người Mỹ không can thiệp có sai không thì tôi xin trả lời rằng có, việc đó là sai.

Helmut Schmidt: Tôi tin rằng ông ý thức rõ tính đạo đức nước đôi trong câu trả lời vừa rồi.

Lý Quang Diệu: Vâng, tôi ý thức rõ

Tuần báo Zeit: Phương Tây đã chế ngự thế giới suốt 500 năm. Giai đoạn lịch sử đó đang kết thúc. Thời đại nào sẽ bắt đầu? Thế kỉ Thái Bình Dương?

Lý Quang Diệu: Tôi không chia sẻ cách nhìn nhận thế kỉ này là Thế kỉ Thái Bình Dương. Tôi tin rằng đó sẽ là một thế kỉ mà Trung Quốc và Mỹ sẽ vượt qua Thái Bình Dương mà cạnh tranh. Nếu châu Âu đủ khả năng liên kết thì thế giới sẽ gồm ba cực. Và thêm Nga – nếu họ hồi phục – đó sẽ là một thế giới bốn cực. Trọng điểm của thế giới đã chuyển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Đúng như vậy. Đừng nên quên rằng 300 năm trước, GDP của Trung Quốc đã chiếm gần 50 % của toàn thế giới và hiện nay đang dần dần tiến đến mức đó, chỉ trừ trường hợp nội bộ Trung Quốc có biến động gì đó.

Tuần báo Zeit: Có nghĩa là Trung Quốc không trỗi dậy, mà Trung Quốc hồi sinh?

Lý Quang Diệu: Gọi thế nào thì tùy, đó là một Trung Quốc mạnh hơn, với một tiếng nói vang to hơn trên nhiều diễn đàn quốc tế khác nhau và một sức mạnh quân sự to lớn hơn để không cho kẻ nào tiến gần đến biên giới quốc gia.

Helmut Schmidt: Tôi có cảm tưởng rằng cái khái niệm dịch chuyển trung tâm quyền lực từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương này có xuất xứ từ Mỹ, và hình như nó được dùng để biện minh cho sự dịch chuyển của những mũi tiến và cứ điểm của hải quân và không quân Hoa Kì. Hiện nay Mỹ có một cứ điểm không quân ở Úc, một hạm đội thường trực có thể kiểm soát từ Vịnh Ba Tư, Ấn Độ Dương, Biển Hoa Đông, Biển Đông đến các vùng duyên hải Canada. Theo tôi thì người Mỹ đang cường điệu. Còn châu Âu, nếu không có cuộc khủng hoảng tài chính khiếp đảm năm 2008 thì tôi vẫn đang lặp lại câu quảng cáo rằng chúng ta đang tiến tới một thế giới ba cực, gồm Trung Quốc, Hoa Kì và châu Âu.

Phạm Thị Hoài lược dịch

Nguồn: Lược dịch từ nguyên bản tiếng Đức “Wie chinesisch wird die Welt?”, Matthias Nass thực hiện, Die Zeit số 57, ra ngày 06-9-2012
Bản tiếng Việt © 2012 pro&contra
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

Sự kiện Bạc Hy Lai và vấn đề nhân sự
đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc


Phần 1.
  
Ngày 15/3, một ngày sau khi kết thúc kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) và Hội  nghị  Hiệp  thương  Chính  trị  Toàn  quốc  (Mặt trận Tổ quốc), Bạc Hy Lai không còn  là  Bí thư Thị ủy Trùng Khánh. Chức vụ này được giao cho Phó Thủ tướng Trương Đức Giang kiêm nhiệm. Tại cuộc họp thông báo quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc điều chỉnh chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Thị ủy Trùng Khánh, người ta không thấy thông lệ “người tiền nhiệm bàn giao chúc mừng người kế nhiệm” như vẫn diễn ra trước đây.  Việc  ông  Bạc  Hy  Lai  bị  cách  chức  sau một quá trình thăng tiến đầy ấn tượng đang làm rung chuyển đất nước Trung Hoa. Trong bối cảnh Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tới gần, sự kiện Bạc Hy Lai  trở  thành tâm điểm chú ý lớn của cộng đồng quốc tế.

Sự thật đằng sau sự kiện này là gì và tác động của nó đối  với  chính trường Trung Quốc, đến chiều hướng chính trị và kinh tế của đất nước, cũng như việc bố trí nhân sự cấp cao của Đại hội 18 là như thế nào?

Từ những nguồn tài liệu khác nhau, chúng tôi cố gắng tập hợp và trình bày theo trình tự toàn bộ vấn đề phức tạp trong tập tài  liệu tham khảo này với hi vọng có được một phần câu trả lời cho những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm này.


Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

I.DIỄN BIẾN SỰ KIỆN

Sáng  15/3/2012,  hội  nghị  lãnh  đạo  thành  phố Trùng Khánh được triệu tập tại lễ đường khách sạn Du Châu. Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Kỷ Nam  trịnh  trọng  tuyên  bố: Trương  Đức  Giang kiêm nhiệm Ủy viên, Thường vụ, Bí thư Thị ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai không tiếp tục kiêm nhiệm nhiệm Ủy viên, Thường vụ, Bí thư Thị ủy Trùng Khánh; đề cử Hà Đỉnh làm  ứng  cử  viên  phó Thị  trưởng Trùng  Khánh,  miễn nhiệm chức phó Thị trưởng của Vương Lập Quân, việc bổ nhiệm và miễn nhiệm đối với Hà Đỉnh và Vương Lập Quân tiến hành theo quy định hữu quan của luật pháp.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lý Nguyên Triều tham dự hội nghị, phát biểu rằng việc Vương Lập Quân tự tiện đi vào Tổng Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô (Tứ Xuyên) và lưu lại đó có tính chất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu, Trung ương rất coi trọng việc điều tra “sự kiện Vương Lập Quân”. Lần điều chỉnh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Thị ủy Trùng Khánh này được tiến hành bởi ảnh hưởng chính trị nghiêm trọng do “sự kiện Vương Lập Quân” gây ra và quyết định được Trung ương đưa ra sau khi nghiên cứu thận trọng tình hình và đại cục hiện nay.  Vào lúc 10 giờ 50 phút cùng ngày, Tân Hoa xã đưa tin liên quan với tiêu đề “Trung ương tiến hành điều chỉnh chức vụ đối với đồng chí phụ trách chủ yếu của Thị ủy Trùng Khánh”. Thông tin này nhanh chóng lan đi khắp thế giới.

Trước đó một ngày, theo thông lệ khi bế mạc kỳ họp Lưỡng hội, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có cuộc gặp gỡ báo chí. Đây cũng là lần gặp gỡ báo chí cuối cùng trong nhiệm kỳ của Ôn Gia Bảo. Cuộc gặp với báo chí của Ôn Gia Bảo bắt đầu từ 10 giờ 51 phút và kết thúc vào lúc 13 giờ 55 phút. Khi cuộc gặp gỡ sắp sửa kết thúc, phóng viên hãng tin Reuters của Anh giành được cơ hội cuối cùng để nêu câu hỏi và câu hỏi mà phóng viên này đưa ra là: “Sau khi Vương Lập Quân vào Tổng Lãnh sự quán Mỹ, các cơ quan hữu quan của Trung ương Trung Quốc đã tiến hành điều tra. Ngài nhìn nhận sự kiện  này như thế nào? Ngài có cảm thấy sự kiện này có ảnh hưởng tới sự tín nhiệm của Chính phủ Trung ương đối với chính quyền thành phố Trùng Khánh hay không?” Thủ tướng Ôn Gia Bảo trả lời: “Sự kiện Vương Lập Quân đã gây sự quan tâm chú ý cao độ của xã hội, cộng đồng quốc tế cũng rất quan tâm chú ý. Tôi có thể nói với mọi người rằng Trung ương rất coi  trọng (sự kiện này), lập tức ra lệnh cho các ngành hữu quan tiến hành điều tra. Hiện nay, công tác điều tra đã có tiến triển. Chúng tôi sẽ nghiêm khắc xử lý theo pháp luật lấy sự thật làm căn cứ, lấy pháp luật là tiêu chuẩn. Kết quả điều tra và xử lý nhất định sẽ trả lời cho người dân và được kiểm nghiệm bởi pháp luật và lịch sử”. Ôn Gia Bảo nói: “Nhiều năm qua, chính quyền các khóa cũng như quảng đại quần chúng nhân dân của thành phố Trùng Khánh đã có nỗ lực rất lớn trong sự nghiệp xây dựng cải cách, cũng đạt được thành tích rõ ràng. Nhưng Thị ủy và chính quyền hiện nay của Trùng Khánh phải xem xét lại chuyện đã qua và nghiêm túc rút bài học từ sự kiện Vương Lập Quân.

Ở đây, tôi muốn nói một chút rằng kể từ khi nước CHND Trung Hoa được thành lập tới nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, sự nghiệp xây dựng hiện đại hóa của đất nước đã đạt được thành tựu lớn, nhưng chúng tôi cũng đã đi qua khúc quanh, từng có bài học. Từ sau Hội nghị Trung ương 3 khóa 11, đặc biệt là từ sau khi Trung ương đưa  ra nghị quyết liên quan tới việc xử lý đúng đắn một số vấn đề lịch sử tới nay, đã xác lập đường lối tư tưởng là giải phóng tư tưởng, thực sự cầu  thị và đường lối cơ bản của Đảng, đồng thời đưa ra lựa chọn quan trọng  quyết định tiền đồ và vận mệnh của Trung Quốc - tiến hành cải cách mở cửa”.

Kết luận, Ôn Gia Bảo nói: “Lịch sử mách bảo chúng ta, mọi thực tiễn phù hợp với lợi ích của nhân dân đều phải nghiêm túc rút bài học kinh nghiệm từ lịch sử và được thực tiễn cùng lịch sử khảo nghiệm. Đạo  lý này, nhân dân cả nước ai cũng hiểu. Do đó, chúng ta cần phải có niềm tin vào tương lai”.

Buổi gặp gỡ báo chí của Ôn Gia Bảo đã kết thúc trong tiếng  vỗ tay không dứt. Toàn văn hỏi đáp trongbuổi gặp gỡ báo chí đó được Tân Hoa xã phát đi ngay trong ngày.

Chưa đầy 24 tiếng sau, hội nghị lãnh đạo thành phố Trùng Khánh được triệu tập thông báo điều chỉnh chức vụ đối với đồng chí phụ trách chủ yếu của Thị ủy Trùng Khánh.

Tối 15/3/2012, Đài Truyền hình Trùng Khánh đưa tin về các nội dung chủ yếu của hội nghị lãnh đạo thành phố. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lý Nguyên Triều là người phát biểu đầu tiên.

Vị Ủy viên Bộ Chính trị 61 tuổi này nói Trung ương có thái độ khẳng định đối với công tác của Trùng Khánh, đối với sự thay đổi phát triển của Trùng Khánh, cần phải tách bạch sự kiện Vương Lập Quân với những thành tựu thành phố Trùng Khánh đạt được trong công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa những năm qua, và sự  đóng góp của quảng đại cán bộ, quần chúng thành phố Trùng Khánh trong những thành tựu đó.

Lý Nguyên Triều đánh giá những thành tựu và tiến triển trong công tác những năm lại đây của Trùng Khánh là “kết quả của sự lãnh  đạo  đúng đắn của Trung ương Đảng, Quốc vụ viện, là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu chung của ban lãnh đạo các thế hệ và ban lãnh đạo hiện nay cũng như của 32 triệu người dân Trùng Khánh, là sự nỗ lực chung của các sĩ quan chiến sĩ quân đội, cảnh sát vũ trang đóng ở Trùng Khánh và sự giúp đỡ ủng hộ của các lão đồng chí”.

Lý Nguyên Triều nói Trung ương quyết định để Trương Đức  Giang kiêm nhiệm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh thể hiện Trung ương  rất  coi trọng Trùng Khánh. Lý Nguyên Triều nói Trương Đức Giang từng đảm nhiệm qua các chức vụ như Thứ trưởng Bộ Dân chính, Bí thư các  tỉnh Cát Lâm, Chiết Giang và Quảng Đông, là Ủy viên Bộ Chính trị hai khóa, hiện giữ chức Phó Thủ tướng Quốc vụ viện. Trương Đức Giang mạnh về chính trị, công đức chính phái, tác phong dân chủ, dám chịu trách nhiệm, kinh nghiệm lãnh đạo phong phú, năng lực bao quát toàn cục và xử lý vấn đề phức tạp tốt; tin tưởng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng, Thị ủy Trùng Khánh do Trương Đức Giang đứng đầu nhất định sẽ đoàn kết dẫn dắt ban lãnh đạo các cấp và quảng đại cán bộ, quần chúng của thành phố Trùng Khánh tiến lên, nỗ lực công tác, đạt được thành tích mới lớn hơn trong việc thúc đẩy công tác của Trùng Khánh phát triển tốt đẹp và nhanh chóng,

Lý Nguyên Triều đưa ra yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo của Trùng Khánh và nhấn mạnh phải “coi trọng chính trị, chăm lo toàn cục, tuân thủ kỉ luật, thống nhất về tư tưởng và hành động đối với quyết  định  của Trung ương, tuân thủ nghiêm ngặt chức trách được giao, dám chịu trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, bảo đảm việc điều chỉnh lãnh đạo chủ chốt của Thị ủy Trùng Khánh diễn ra bình ổn, thuận lợi, bảo đảm sự ổn định chính trị xã hội của Trùng Khánh.

Hội  nghị  lần  này  do  Thị  trưởng  Trùng  Khánh Hoàng Kỳ Phạm chủ trì. Trong hội nghị, Hoàng Kỳ Phàm còn biểu thị kiên quyết ủng hộ Trung ương xử lý “sự kiện Vương Lập Quân”, ủng hộ sự điều chỉnh của Trung ương đối với lãnh đạo chủ chốt của Thị ủy Trùng Khánh.

Được biết, Phó Ban Tuyên truyền Trung ương Thái Minh Chiếu, Cục trưởng Cục 2, Ban Tổ chức Trung ương Phan Lập Cương, Thị ủy, Ủy  ban Thường vụ Nhân đại Thành phố, Chính quyền thành phố, lãnh đạo Chính hiệp thành phố, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao Thành phố, Chánh án Tòa án Tối cao thành phố, đại diện một số lão đồng chí, cán bộ phụ trách ban ngành cấp thành phố liên quan, phụ trách đảng chính quyền quận, huyện của Trùng Khánh, tổng cộng hơn 100 người đã tham gia hội nghị này.

*****

Ngày 10/4, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin  Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa quyết định miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng đối với ông Bạc Hy Lai, đồng thời giao cho Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện điều tra kết luận vụ việc liên quan.

Quyết định trên được thực hiện theo những quy định liên quan của “Hiến chương Đảng Cộng sản Trung Quốc” cùng “Điều lệ  công tác kiểm tra kỷ luật Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Tân Hoa xã ngày 10/4 đưa tin do ông Bạc Hy Lai bị nghi liên quan tới những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, Ủy ban trung ương Đảng  Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc ngày 10/4 đã quyết định đình chỉ tư cách  ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên trung ương Đảng của ông Bạc Hy Lai, phù hợp với Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc và nguyên tắc điều tra của các cơ quan kiểm tra kỷ luật trung ương Đảng.

Tân Hoa xã cùng ngày cho biết việc đình chỉ này là do nghi ngờ ông Bạc Hy Lai "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" và vợ của nhà lãnh đạo này, bà Cốc Khai Lai, bị tình nghi liên quan tới vụ sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood.

Trong xã luận được phát hành ngày 11/4, tờ Nhân dân Nhật báo,  Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khẳng định rằng  không có ai tại đất nước này vượt trên pháp luật.

Bài xã luận cho biết vụ bê bối của Bạc Hy Lai đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho đất nước cũng như hình ảnh của quốc gia. Xã luận có đoạn: "Tư cách đạo đức của ông Bạc Hy Lai  đã vi phạm nghiêm trọng các điều lệ kỷ luật của Đảng, gây thiệt hại cho các công tác của Đảng và Nhà nước, và gây phương hại nghiêm trọng hình ảnh của Đảng và Nhà nước. Không có công dân nào có đặc quyền trước pháp luật, và Đảng không cho phép các thành viên có đặc quyền vượt trên pháp luật".

*****

THX  ngày  10/4  đăng  bài  của  Bình  luận  viên “Nhân dân  nhật báo” với nhan đề “Kiên quyết ủng hộ quyết định đúng đắn của Đảng” về việc xử lý vấn đề Bạc Hy Lai cùng các vụ án liên quan sự  kiện Vương Lập Quân và cái chết của nhà doanh nghiệp Neil Heywood, nội dung như sau:

“ Ngày 10/4, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định lập hồ sơ chuyên án điều tra vấn đề vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng đối với đồng chí Bạc Hy Lai, cơ quan công an đã công bố kết quả phúc tra theo pháp luật về vụ tử vong của Neil Heywood, đồng thời chuyển giao nghi can phạm tội cho cơ quan tư pháp. Việc làm nói trên đã  thể hiện đầy đủ tinh thần coi trọng sự thực, chú trọng pháp trị, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu căn bản về trị đảng nghiêm minh và ý tưởng cầm quyền theo pháp trị của Đảng, biểu hiện quyết tâm kiên định giữ vững tính trong sạch tự thân của Đảng, thể hiện thái độ rõ ràng của Đảng và Chính phủ kiên quyết bảo vệ kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước, thể hiện lòng tin vào tôn chỉ của Đảng và Nhà nước kiên quyết bảo vệ lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân, có được ý đảng lòng dân chắc chắn sẽ có được sự ủng hộ thành tâm của toàn Đảng và toàn thể nhân dân cả nước.

Xét từ sự thực công bố hiện nay, sự kiện Vương Lập Quân là  sự kiện chính trị nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu ở cả trong và ngoài nước, vụ tử vong của N.Heywood là vụ án hình sự nghiêm trọng liên quan đến người thân của người lãnh đạo và nhân viên công tác gần gũi của người lãnh đạo, hành  vi của Bạc Hy Lai đã vi phạm kỷ luật đảng, đã đem lại tổn thất cho sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, gây tổn hại rất lớn cho hình ảnh của Đảng và Nhà nước. Quyết sách quả quyết của Trung ương Đảng do đồng chí Hồ  Cẩm Đào làm Tổng bí thư, việc điều tra sâu sát và xử lý nghiêm túc  cũng như kịp thời công bố tình hình đối với sự kiện liên quan, đó là thể hiện trách nhiệm cao đối với sự nghiệp của Đảng và nhân dân, là sự bảo vệ kiên quyết đối với nền pháp trị xã hội chủ nghĩa. Sự thực chứng minh, Đảng của chúng ta đại diện cho lợi ích của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, quyết không nương nhẹ đối với hiện tượng tham nhũng, mà cần phải điều tra truy rõ ngọn nguồn đối với hiện tượng vi phạm pháp luật.

Nước ta là quốc gia pháp trị xã hội chủ nghĩa, tôn nghiêm và uy quyền của pháp luật không dễ chà đạp. Dù có liên quan đến ai, chức vụ cao đến đâu, nếu xâm phạm đến kỷ luật đảng và pháp luật của nhà nước sẽ đều phải xử lý nghiêm túc, quyết không nương nhẹ. Trước pháp luật không có công dân đặc biệt, trong đảng không cho phép đảng viên đặc biệt nào được ngồi trên pháp luật, bất cứ ai cũng đều không thể gây khó khăn trở ngại cho việc thực thi pháp luật, bất cứ người nào vi phạm pháp  luật cũng đều không thể ung dung ngoài vòng pháp luật. Kiên quyết lấy sự thực làm chỗ dựa, lấy pháp luật làm thước đo, qua việc điều tra triệt để sự kiện Vương Lập Quân, vụ tử vong của Neil Heywood và vấn đề Bạc Hy Lai vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng, quần chúng nhân dân đã thấy được quyết tâm kiên định giữ vững kỷ luật đảng  và trị nước theo luật của Đảng.

Chúng ta cần tự giác thống nhất tư tưởng xung quanh tư tưởng của Trung ương, đoàn kết chặt chẽ xung quanh Trung ương đảng  do đồng chí Hồ Cẩm Đào làm Tổng bí thư, giương cao ngọn cờ vĩ đại của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đi sâu quán triệt thực hiện Quan điểm phát triển khoa học được chỉ đạo bằng Lý luận Đặng Tiểu Bình và Tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”, kiên trì quan điểm chủ yếu trong  công tác là tiến lên trong ổn định, tập trung xây dựng, một lòng một ý phát triển, kiên quyết khắc phục khó khăn, nỗ lực duy trì bảo vệ cục diện tốt về cải cách phát triển ổn định, ra sức giành thắng lợi mới trong việc  xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đẩy nhanh công cuộc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, đón chào Đại hội Đảng lần thứ 18 thắng lợi bằng thành tích tốt đẹp nhất.”

(xem tiếp phần sau)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(Tiếp phần trên: Sự kiện Bạc Hy Lai và vấn đề nhân sự Đại hội 18 Đảng CS Trung Quốc-p1)

Các đời Bí thư Thị ủy Trùng Khánh kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương:

Ngày 14/3/1997, kỳ họp lần thứ 5 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa 8  đã xem xét và biểu quyết thông qua đề xuất của  Quốc vụ viện liên quan tới việc nâng cấp đưa Trùng Khánh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tới nay, Trùng Khánh có tổng cộng 6 đời Bí thư, gồm:

1. Trương Đức Lân (3/1997-6/1999)

Sinh tháng 8/1939, nam, dân tộc Hán, học khoa cơ khí Đại học Thanh Hoa, tháng 6/1997 được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh, hiện đã nghỉ hưu.

2. Hạ Quốc Cường (6/1999-10/2002)

Sinh tháng 10/1943, nam, dân tộc Hán, quê Tương Hương, Hồ  Nam, tốt nghiệp khoa hóa vô cơ, Học viện Hóa Công Bắc Kinh, trình độ Đại học, kĩ sư cao cấp.

Tháng 6/1999 được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh.

Tháng 10/2002 làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Hiện nay, ông Hạ Quốc Cường là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính  trị, Trưởng Ban Kiểm tra Kỉ luật Trung ương.

3. Hoàng Trấn Đông (10/2002-12/2005)

Sinh năm 1941, nam, dân tộc Hán, quê Đại Phong, Giang Tô, tốt nghiệp chuyên ngành vật lý số học trường chuyên khoa công trình hàng        không Nam Kinh, tỉnh Giang Tô năm 1962, trình độ Đại học,

Tháng 10/2002 được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh.

Tháng  12/2005  được bổ  nhiệm  làm  phó  Chủ nhiệm Ủy  ban Tư   pháp Nội vụ Quốc hội, hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nội vụ Quốc hội.

4. Uông Dương (12/2005-12/2007)

Sinh tháng 3/1955, nam, dân tộc Hán, quê Túc Châu, An Huy, thạc sĩ công trình học, đã qua Trường Đảng Trung ương.

Tháng 12/2005 được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh.

Từ năm 2007 tới nay là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Tỉnh ủy  Quảng Đông.

5. Bạc Hy Lai (12/2007-3/2012)

Sinh tháng 7/1949, nam dân tộc Hán, quê Sơn Tây, tốt nghiệp  chuyên ngành thông tin quốc tế, Viện Nghiên cứu sinh thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, trình độ nghiên cứu sinh, thạc sĩ văn học.

Tháng 12/2007 là Ủy viên Bộ Chính trị, được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh.

Tháng 3/2012 thôi không kiêm nhiệm Bí thư Thị ủy Trùng  Khánh.

6. Trương Đức Giang ( Từ 3/2012)

Sinh tháng 11/1946, nam, dân tộc Hán, quê Đài An, Liêu Ninh, tốt nghiệp khoa kinh tế, Đại học Kim Nhật Thành, Bắc Triều Tiên, trình độ Đại học.Hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Chủ nhiệm Ủy ban An toàn Sản xuất Quốc vụ viện.

Tháng  3/2012,  kiêm  nhiệm  Bí  thư  Thị  ủy Trùng Khánh.

Nguồn: Tân Hoa xã và Nhân dân Nhật báo

*****

Báo Sankei, Nhật Bản, dẫn  một nguồn tin trong Đảng cho  biết  Bạc Hy Lai hiện đã bị di lý về một địa điểm phía Bắc tỉnh Hà Bắc, nơi Trương Khánh Vĩ vốn là tâm phúc của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đang làm Chủ tịch tỉnh. Ở một nơi xa xôi với Bắc Kinh và được lực lượng cảnh sát canh phòng nghiêm ngặt, mọi con đường liên lạc của Bạc Hy Lai với những nhân vật có thế lực trong Đảng hoàn toàn bị phong toả. Trong  khi đó, những thông tin cho rằng một vài quan chức lãnh đạo quân đội có quan hệ thân thiết với Bạc Hy Lai cũng đã bị điều chuyển đã bắt đầu lan tràn trên mạng Internet trong ngày 11/4.

Theo các trang mạng Bách độ và Tây Lục - Mạng quân sự ở Trung Quốc,  một số người liên quan sự kiện Bạc Hy Lai đang bị thẩm tra, giám sát nội bộ, hạn chế rời khỏi biên giới và canh giữ nghiêm mật, trong đó có những thương nhân  thường đi lại mật thiết với Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang.

Sự kiện Bạc Hy Lai bị miễn chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh  hôm 15/3 được dư luận bên ngoài cho là một “quả bom nặng ký” trong  nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nếu xem xét biện pháp xử lý của Hồ Cẩm Đào đối với Bạc Hy Lai thì có vẻ như sự việc này đã có sự  chuẩn bị từ trước. Việc Vương Lập Quân chạy vào Lãnh sự quán Mỹ làm cho Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cảnh giác hơn, đồng thời tạo được cớ tốt nhất đề hạ Bạc Hy Lai.

Các trạng mạng trên dẫn báo chí Mỹ cho biết trước đó Vương Lập Quân đã thông báo với Lãnh sự quán Mỹ Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang là những người  đang  có mưu đồ nắm quyền của Bí thư Ủy ban  Chính Pháp, và nếu tại Đại hội 18 giành được vị trí của Ủy ban Chính Pháp thì Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai sẽ vạch kế hoạch đảo chính, tiếp tục đoạt quyền từ tay Tập Cận Bình.

Trước đó một loạt động thái mà Bạc Hy Lai tham gia, trong đó có “diễn tập quân sự”, đều được coi là phát đi tín hiệu đe dọa Hồ Cẩm Đào. Tham gia diễn tập quân sự còn có những người khác như Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính Pháp Chu Vĩnh Khang và Ủy  viên Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt.

Một tin đăng tải trên tờ “Washington Times” ngày 15/2 của nhà báo Mỹ kỳ cựu BillGertz dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, Vương Lập Quân đã cung cấp cho phía Mỹ những tài liệu về hành vi tham nhũng của tầng lớp lãnh đạo cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó có nhiều tài liệu về Bạc Hy Lai. Một quan chức nói tài liệu còn đề cập đến Chu Vĩnh  Khang, và việc những người thuộc phái cứng rắn (trong đó có Bạc Hy  Lai) muốn đánh đổ tập Cận Bình, không muốn Tập Cận Bình được kế thừa chức vụ một cách thuận lợi. Tin cho biết, Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang đã vạch kế hoạch hoàn chỉnh tấn công Tập Cận Bình, và kế hoạch này sẽ được thực thi sau tết ở Trung Quốc. Trong kế hoạch này có nội dung thông qua báo chí nước ngoài chỉ trích và phê phán, làm yếu đi quyền lực của Tập Cận Bình, sau đó giúp Bạc Hy Lai tiếp nhận chức Bí thư Ủy ban Chính pháp. Sau khi nắm hệ thông cảnh sát vũ trang và công an, Bạc Hy Lai sẽ ép Tập Cận Bình phải giao quyền khi thời cơ cho phép.  Mục tiêu của Bạc Hy Lai rất rõ ràng, “có được vị trí Ủy viên thường vụ tại Đại hội 18 sẽ phát động đảo chính”.

****

Về những người liên quan vụ Bạc Hy Lai

Bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc Hy Lai, người bị bắt và đang bị điều tra vì cáo buộc liên quan vụ sát hại một doanh nhân người Anh,  từng được ví như một ‘Jackie Kennedy của Trung Quốc’.

Ed Byrne, luật sư người Mỹ từng làm việc với bà Cốc Khai Lai vài năm về trước nói với đài BBC rằng, bà là một người xinh đẹp, lôi  cuốn và hài hước. Ông Byrne, người ở Denver, bang Colorado, cho biết: ông “bị sốc” khi hay tin bà bị dính líu đến một cuộc điều tra tội giết người.

Bà Cốc vừa được “chuyển sang cho cơ quan pháp luật” bởi vì  bà  là nghi phạm hàng đầu trong vụ sát hại doanh nhân người Anh, Neil Heywood.

Bà Cốc là người vợ thứ hai của ông Bạc. Bà từng học luật tại Đại học Bắc Kinh danh tiếng trước khi thành lập Công ty Luật của riêng mình.

Ông Byrne gặp bà Cốc lần đầu tiên ở thành phố Đại Liên, nơi ông Bạc Hy Lai từng làm thị trưởng. Ông cùng một khách hàng đã gặp bà Cốc để bàn việc làm ăn. Ông nói: “Bà ấy gây ấn tượng mạnh cho tôi. Bà Cốc Khai Lai vừa xinh đẹp, vừa lôi cuốn và hài hước”. Sau đó, bà Cốc đã tự liên lạc với ông Byrne và đề nghị ông làm đại diện cho một số công ty ở Đại Liên trong một vụ kiện ở Mobile, Alabama. Lúc đó là năm 1997.

Thông thạo tiếng Anh, bà Cốc Khai Lai đóng vai trò quan trọng trong vụ đó, giúp các công ty của Trung Quốc  thắng  kiện.  Bà  đã  viết  một  cuốn  sách  về  kinh nghiệm tranh tụng của mình, mang tựa đề  “Thắng kiện trên đất Mỹ”.

Ông Byrne sau đó đã hợp tác cùng với bà Cốc, tên tiếng Anh là Horus Kai, trong một số vụ khác. Ông gặp bà nhiều lần ở cả Mỹ và Đại Liên. Luật sư này, cũng từng gặp chồng bà và được mời tham dự nhiều cuộc tiệc tùng. Ông cho biết thêm: “Người ta ví vợ chồng bà như ‘vợ chồng Tổng thống Kennedy’ của Trung Quốc. Họ được cho là những người hiện đại và cởi mở”.

Một nguồn thân cận với gia đình ông Bạc cũng nói về bà Cốc Khai Lai, 52 tuổi, với những lời lẽ vô cùng tốt đẹp. Nguồn tin này cho biết, bà đã đóng cửa Công ty Luật của mình khi ông Bạc trở thành Bí thư Thành ủy Trùng Khánh để tránh bị cho rằng bà nhờ vả công danh của chồng. Nguồn tin này nói bà đã đóng cửa Công ty Luật đúng lúc nó đang phát triển mạnh và hoạt động hết sức thuận lợi. Ngoài ra còn cho  biết thêm, những năm gần đây, bà Cốc Khai Lai không được khỏe và hầu như không ra khỏi nhà ở Trùng Khánh, “bà ấy ở nhà đọc sách”.

Bà Cốc Khai Lai, người cũng có xuất thân giống chồng mình, nghĩa là con của quan chức cấp cao. Cha bà là Tướng Cốc Cảnh Sinh, một nhà Cách mạng nổi tiếng thời kỳ trước khi đảng Cộng sản Trung  Quốc lên cầm quyền. Vị tướng này đã giữ một số chức vụ trong chính quyền  Cộng  sản,  nhưng  cũng  giống  như  nhiều  người khác, ông đã bị bỏ tù trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá, khi nền chính trị lâm vào hỗn loạn.

Bà Cốc, chỉ là một cô bé thích chơi đàn tỳ bà khi cuộc Cách mạng Văn hóa bắt đầu, nhưng cũng phải chịu hậu quả. Bà bị buộc phải làm việc ở cửa hàng thịt và nhà máy dệt. Tuy nhiên, việc học hành của bà không bị ảnh hưởng. Bà có bằng cử nhân luật và sau đó là bằng thạc sĩ về chính trị quốc tế ở Đại học Bắc Kinh. Bà được cấp thẻ luật sư vào năm 1988 và sau đó lập Công ty luật Khai Lai tại Bắc Kinh. Bà Cốc Khai Lai gặp ông Bạc Hy Lai lần đầu vào năm 1984 trong một chuyến dã ngoại ở tỉnh Liêu Ninh. Ông Bạc lúc đó là bí thư huyện ủy.

Hai ông bà có một người con trai, tên là Bạc Qua Qua, người từng học ở trường tư Harrow nổi tiếng trước khi theo học Đại học Oxford ở Anh. Bạc Qua Qua hiện đang học tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ.

Vẫn theo nguồn thân quen với gia đình ông Bạc, bà Cốc Khai Lai, người thành đạt và thông minh, đã rút lui khỏi các hoạt động xã hội và kinh doanh sau khi chồng bà nhận chức Bí thư Trùng Khánh năm 2007. Tuy nhiên, dường như sai lầm nếu nói bà đã hoàn toàn tách khỏi công việc làm ăn.

Tân Hoa Xã, nói rằng bà có quan hệ về kinh tế với ông Heywood. Hãng này cho biết, đã có xung đột về quyền lợi giữa hai bên, và xung đột này ngày càng sâu thêm.

(còn tiếp)

*****
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(tiếp theo phần trên)

Ngày  8/3,  luật  sư  của  ông  Trương  Minh  Du (Zhang Mingyu), một doanh nhân trong lĩnh vực địa ốc, cho hãng AFP biết là thân chủ của ông đã bị bắt giữ tại Bắc Kinh ngày 7/3, sau khi ông Trương viết trên blog là có những thông tin về vụ cựu lãnh đạo công an  Trùng Khánh, ông Vương Lập Quân, muốn đào thoát sang Mỹ.

Theo vị luật sư này thì ông Trương Minh Du đã ghi âm cuộc nói chuyện với ông Vương Lập Quân, trong đó, ông Vương đã cảnh cáo ông Trương về những cáo buộc nhắm vào một lãnh đạo ngành tài chính của thành phố, ông Ông Châu Kiệt. Theo  tin tức báo chí, Trương Minh Du trước đó đã tố cáo ông Ông Châu Kiệt tịch thu bất hợp pháp tài sản và có quan hệ với các băng đảng tội phạm ở Trùng Khánh. Các cáo buộc này được gửi tới cơ quan thanh tra của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trước đó ngày 3/4 truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin  ông Tô Minh (Xu Ming), "trùm" doanh nghiệp người Trung Quốc bị đồn dính líu tới ông Bạc Hy Lai, đã bị bắt giữ. Đây là sự việc mới nhất liên quan tới vụ bê bối chính trị đình đám ở Trung Quốc này.

Tuần báo Kinh tế và Đất nước (Economy and Nation Weekly  - ENN), tạp chí trực thuộc Tân Hoa xã, đưa tin ông Tô Minh, một trong những người giàu nhất Trung Quốc, bị bắt giam hôm 15/3.  Trong tin đề ngày

31/3 trên trang web của mình, ENN cho biết ông Tô, chủ tập đoàn Shide Group, tập đoàn tài trợ cho một câu lạc bộ bóng đá Trung Quốc, đã bị  bắt  bởi một cơ quan đầy quyền lực phụ trách điều tra các vụ tham  nhũng trong hàng ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, tin không nêu chi tiết các cáo buộc đối với ông Tô cũng như mối quan hệ của ông này với ông Bạc Hy Lai.

Ông Tô Minh sống ở thành phố Đại Liên, nơi ông Bạc Hy Lai từng là thị trưởng và bí thư thành uỷ trong hơn 10 năm trước khi được thăng chức cao hơn. Báo chí Hồng Công đưa tin hai người này từng là bạn và ông Tô còn tài trợ tiền ăn học cho Bạc Qua Qua, con trai ông Bạc Hy Lai. Theo  Nhật báo Thượng Hải, ông Tô Minh, có tổng giá trị tài sản 700 triệu USD.

Ông trùm tư bản 41 tuổi này có lẽ đã bị bắt giữ trong khuôn khổ một cuộc điều tra của Ủy ban phụ trách chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến giờ không một xác nhận chính thức nào được đưa ra, nhưng đấy cũng thường là quy định trong một thời hạn nào đó.

Những gì mà báo chí trong nước biết được chỉ là tập đoàn đã mất liên lạc với ông chủ của mình từ ngày 14/03 rồi, trước ngày ông Bạc Hy Lai bị cách chức. Và hiện tại, tập đoàn tạm thời sẽ do người em của ông chủ tịch điều hành.

Theo báo chí Hồng Kông, Bạc Hy Lai và nhà doanh nghiệp này từng là bạn với nhau. Thậm chí, báo chí Hồng Kông còn đi xa hơn khi đưa ra giả thuyết rằng ông Từ Minh có lẽ đã tài trợ học phí cho Bạc Qua Qua - con trai của ông Bạc Hy Lai ở hai trường đại học danh tiếng Oxford và Havard.

Tác giả cho biết, nhiều cuộc điều tra đã được tiến hành. Dĩ  nhiên là vẫn luôn trong vòng bí mật. Không những chỉ ở Trùng  Khánh  mà cả “những năm ở Đại Liên”. Chính địa bàn này đã đóng  vai  trò làm bàn đạp chính trị cho Bạc Hy Lai. Và có lẽ cũng chính tại đây ông ta đã gặp gỡ và quen biết Neil Heywood, một công dân Anh bị phát hiện chết trong phòng khách sạn của mình tại Trùng Khánh. Một cái chết đáng ngờ. Chính phủ Anh mới đây đã yêu cầu Trung Quốc phải đưa ra ánh sáng vụ việc.

Báo chí trong nước đưa ra giả thuyết là ông Neil Heywood đã bị đầu độc. Rằng ông này có tranh chấp tài chính với bà Cốc Khai Lai, vợ của Bạc Hy Lai. Rằng sau khi báo cho Bạc Hy Lai biết là có một cuộc điều tra đang được mở ra về vụ việc mà viên “siêu công an” là Vương Lập Quân cảm thấy bị đe dọa và đã chạy trốn đến lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô với ý định xin “tị nạn”.

Neil Heywood đã từng làm việc thường xuyên cho  một  công  ty gián  điệp  kinh  tế  của Anh  quốc  là Hakluyt & Co. Tập đoàn  này chiêu mộ nhiều cựu gián điệp của Hoàng gia Anh.

Liên quan đến cái chết của Neil Heywood, báo Le Figaro  nhận  định  rằng  “tại Trung  Quốc  cũng  như  tại phương Tây, sự thất sủng của một người nào đó có kéo theo hàng loạt tiết lộ và cáo buộc”.

Còn báo Le Monde thì cho rằng “đây là tình tiết sau cùng của tập truyện nhiều kỳ Bạc Hy Lai”. Một tình tiết hiện đang lôi cuốn các cư dân mạng Trung Quốc về sự thất sủng của ông Bạc Hy Lai.

Theo tường thuật của hai tờ báo trên, chính phủ Luân Đôn  đã  yêu cầu Bắc Kinh phải điều tra về cái chết của       Neil Heywood.  Ông  này đã được phát hiện chết trong phòng khách sạn tại Trùng Khánh. Các quan chức địa phương giải thích rằng Neil Heywood chết do dùng quá nhiều rượu. Theo cả hai tờ báo, điều đáng nói là lời giải thích đã gây ngạc nhiên cho gia đình nạn nhân, vì họ khẳng định rằng ông Heywood không biết uống rượu. Sau đó, thi thể  nạn nhân đã được nhanh chóng đem đi thiêu mà không hề được  giảo  nghiệm.

Theo Le Monde và Le Figaro, Neil Heywood là người am tường tiếng Hoa và kết hôn với một phụ nữ Trung Quốc tại vùng Đại Liên, cứ địa cũ của Bạc Hy Lai.  Neil  Heywood từng  làm  tư  vấn  về  thị  trường Trung Quốc cho các doanh nghiệp lớn của nước ngoài. Chính ông này đã đóng vai trò môi giới giúp cho Bạc Qua Qua, con trai của Bạc Hy Lai, ghi danh theo học hai trường đại học nổi tiếng của Anh quốc. Theo hai tờ báo, các nguồn tin đang lưu hành trên  Internet hiện nay cho rằng có lẽ ông Neil Heywood đã bị đầu độc. Và ông này đang có tranh chấp về tài chính với bà Cốc Khai Lai, vợ của  Bạc Hy Lai. Đây có vẻ là thông tin mà ông Vương Lập Quân, cánh  tay phải của Bạc Hy Lai đã cung cấp cho lãnh sự quán Mỹ tại Thành  Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.

Trước đó, Vương Lập Quân đã báo cho Bạc Hy Lai biết, những người thân cận của ông ta đang bị điều tra về cái chết bí ẩn của Neil Heywood do nghi ngờ là bị đầu độc và khuyên ông ta không nên can dự vào trường hợp nhạy cảm này. Theo báo South China Morning Post ra ngày 15/4, 5 nhóm điều tra của Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã đến Trùng Khánh để xem xét các liên hệ giữa các sĩ quan cao cấp với ông Bạc Hy Lai. Báo dẫn lời một nguồn giấu tên cho biết: “Năm nhóm đã được gửi tới Quân khu Thành Đô để điều tra có hay không, và đến mức nào, việc các sĩ quan cao cấp và quân đội dính líu trường hợp họ Bạc”. Nguồn tin không nói rõ ai đang bị điều tra, nhưng có đồn đoán rằng nhiều viên tướng ở đây là bạn thân của ông Bạc Hy Lai. Quân khu Thành Đô cai quản khu vực Tây Nam, gồm có thành phố Trùng Khánh, các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và cả Khu Tự trị Tây Tạng. Cũng nguồn tin này nói với South China Morning Post rằng, đang có tin đồn Quân đoàn 14 đặt ở Côn Minh (thủ phủ Vân Nam) bị điều tra. Cha của ông Bạc Hy Lai, Bạc Nhất Ba, đã thành lập Quân đoàn 14. Cuộc điều tra Quân khu Thành Đô có thể xem là thêm nỗ lực triệt hạ vây cánh của ông Bạc Hy Lai, người có mối quan hệ gần gũi với lực lượng quân đội khi còn nắm quyền ở Trùng Khánh. Các phóng viên ở Trùng Khánh nói, ông Bạc đã từng trú trong doanh trại quân đội khi mới bắt đầu đánh phá tội phạm có tổ chức hai năm trước.

(Phần sau: Bạc Hy Lai với mô hình Trùng Khánh)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

Sự kiện Bạc Hy Lai và vấn đề nhân sự đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc

Phần 2.A
 
II.BẠC HY LAI VỚI “MÔ HÌNH TRÙNG KHÁNH

Khi “mô hình Trùng Khánh” đi vào lịch sử

(Tạp chí Inside Scoop của Hồng Công số tháng 4/2012)

Không ai rõ từ khi nào “mô hình” trở thành một từ được lưu hành nhiều nhất trên chính trường Trung Quốc, và mỗi khi cộng thêm tên của một địa phương nào đó vào sau từ “mô hình” đó thì nó có thể tạo ra một ảnh hưởng đáng kể trong phạm vi toàn quốc, và đây thường là bước đệm để người đưa ra mô hình có thêm bước tiến trên quan lộ. Ví dụ “mô hình Chiết Giang” do Tập Cận Bình đưa ra đã trở thành bệ phóng để nhân vật này nổi lên trong Đại hội 17.

Sau Đại hội 17, Bạc Hy Lai đẩy mạnh “mô hình Trùng Khánh”. Nhưng sau khi Bạc Hy Lai rớt đài, "mô hình Trùng Khánh" về cơ bản đã bị phá sản hoàn toàn, thậm chí từ khi xảy ra sự kiện Vương Lập Quân, đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy "mô hình Trùng Khánh" sẽ sớm chết yểu. Ngày 20/2/2012, Giáo sư Đại học Chính Pháp Trung Quốc Dương Phàm, một trong những nhân vật chủ yếu thúc đẩy "mô hình  Trùng Khánh" và cũng là một trong những tác giả chính của cuốn sách "Mô hình Trùng Khánh", đã công khai phát biểu rằng phải tiến hành đánh giá lại "mô hình Trùng Khánh" một cách công bằng.Phát biểu trên blog của mình, Dương Phàm nói: “(Tôi) phải  chịu trách nhiệm với cuốn sách "Mô hình Trùng Khánh", tuy có nhiều phần tôi không tham gia viết, nhưng tôi đã ký tên mình lên sách. Xảy ra chuyện lớn như thế này, tôi cảm thấy rất đau lòng. Vấn đề lớn như vậy, không ai có thể trốn tránh được. Tôi kiến nghị thông qua cộng đồng tổ chức đoàn khảo sát dân gian gồm vài chục hoặc vài trăm nhân vật nổi  tiếng hoặc phần tử trí thức được tín nhiệm, tiến hành đánh giá lại một  cách công bằng "mô hình Trùng Khánh", chỗ nào sai sẽ sửa, chỗ nào đúng sẽ ủng hộ việc tiếp tục phát triển.”

Dương Phàm còn chỉ trích rằng Bạc Hy Lai sau khi sự kiện Vương Lập Quân xảy ra mới nhấn mạnh tới cải cách mở cửa thì đã có phần muộn màng. Dương Phàm nói: “(Vương Lập Quân) xảy ra chuyện  rồi, ngày 15/2, Bạc Hy Lai mới nói tới cải cách mở cửa, đáng tiếc là đã muộn mất nửa năm. Công tác của Trùng Khánh làm tốt, tôi mới viết  cuốn  "Mô hình Trùng Khánh", nhưng năm ngoái Trùng Khánh đã sai lầm về định vị lý luận, phạm phải sai lầm tả khuynh, gia tăng sự đối lập, tự thân đã bị vai trò hóa”.

Trước đó, trong năm 2011, trong lễ công bố xuất bản cuốn "Mô hình Trùng Khánh", Dương Phàm và Tô Vĩ Tường, chủ biên tạp chí Tìm kiếm của trường đảng thuộc Thị ủy Trùng Khánh đã giải thích một cách tường tận về "mô hình Trùng Khánh". Họ cho rằng "mô hình Trùng Khánh" là một mô hình cụ thể rất hữu hiệu đối với việc xã hội chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, là một mô hình cụ thể về khả năng kết hợp hữu hiệu giữa chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường, là một mô hình cụ thể rất hữu hiệu của phát triển khoa học, đồng thời là sự biểu đạt rõ ràng kỳ vọng của việc chuyển đổi chiến lược của Trung Quốc đối với Trùng Khánh.

Sau khi Bạc Hy Lai bị mất chức có một điều đáng chú ý là cả người ủng hộ Bạc Hy Lai lẫn đối thủ chính trị của Bạc Hy Lai đều không  hề nói tới "mô hình Trùng Khánh". Có vẻ bốn từ "mô hình Trùng Khánh" vốn hot nhất trong mấy năm qua đã tan thành mây khói sau khi Bạc Hy Lai rớt đài.

Điều này cho thấy "mô hình Trùng Khánh" về cơ bản đã không còn tồn tại và cùng với nó là hi vọng vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 của Bạc Hy Lai đã chấm dứt. Trong khi đó, Uông Dương, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, nhân vật luôn “so găng” với Bạc Hy Lai mấy năm gần đây, lại được dư luận đánh giá sẽ giành ưu thế trong cuộc chiến nhân sự tại Đại hội 18.

Một người là thành viên Đảng Thái tử, một người thuộc phái Đoàn Thanh niên, con đường chính trị của Bạc Hy Lai và Uông Dương  đều trải qua một giai đoạn ở Trùng Khánh. Năm 2005, Uông Dương  được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh, năm 2007, Bạc Hy Lai kế nhiệm Uông Dương. Hai người đều vào Bộ Chính trị tại Đại hội 17, sau đó được coi là ứng cử viên sáng giá vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18. Chính vì bối cảnh chính trị như vậy, nên sau Đại hội 17, Uông Dương và Bạc Hy Lai bề  ngoài là cạnh tranh, nhưng bên trong là giao đấu với nhau. Tại Quảng Đông, Uông Dương thúc đẩy chính sách tự do hóa, về kinh tế chủ trương nâng cấp ngành nghề, tiếp tục “làm chiếc bánh to lên”, về chính trị thực hiện “rộng đường dư luận, cho phép trách mắng”, về dân sinh xây dựng “Quảng Đông hạnh phúc”…

So  sánh  “mô  hình Trùng  Khánh”  và  “mô  hình Quảng Đông”,  nhà nghiên cứu Tiêu Tân thuộc Đại học Trung Sơn cho rằng sự khác biệt nằm ở sự điều phối khác nhau của hai cơ chế quản lý điều hành, hướng  đi của người đứng đầu khác nhau. Cả hai đều nhằm vào việc tìm cách phá bỏ tình trạng bùng nhùng hiện nay, nhưng “mô hình Trùng Khánh”  hướng  đến việc tăng cường cơ chế quản lý của “đại chính phủ”.

Những năm qua, các chính sách mà Trùng Khánh thực hiện như “hát nhạc đỏ và trấn áp tội phạm”, chính quyền nỗ lực thúc đẩy việc nông dân lên thành phố, nỗ lực xây dựng nhà an sinh xã hội... là  đi theo phương hướng này.

Ngược lại, “mô hình Quảng Đông” lại hướng tới thị trường và xã hội tự quản lý. Mấy năm qua, các nơi ở Quảng Đông đều tiến hành cải cách rộng rãi ở các mức độ khác nhau, bao gồm công khai hóa ngân sách của chính quyền Quảng Đông, hỏi đáp chính quyền trực tuyến ở Hà Nguyên và Huệ Đức, thí điểm dân chủ trong đảng ở Thâm Quyến và vấn đề “đa nguyên cùng trị” trong quản lý xã hội mà Quảng Đông mới đưa ra gần đây nhất. Những điều này đã tạo nên “mô hình Quảng Đông”.

Nói cách khác, “mô hình Trùng Khánh” và “mô hình Quảng Đông” đều  nhằm đưa ra câu trả lời để giải quyết căng thẳng bên trong cơ chế hỗn hợp hiện nay. Điều khác biệt ở chỗ, “mô hình Trùng Khánh” chuẩn bị thông qua việc quay lại phần nào cơ chế trước đây để hóa giải xung đột xã hội hiện nay; trong khi “mô hình Quảng Đông” lại thúc đẩy sự biến đổi chế độ nhằm đáp ứng thị trường và sự phát triển của xã hội thị dân.

Giờ đây "mô hình Trùng Khánh" đang lùi dần vào lịch sử và Bạc Hy Lai về cơ bản đã mất tương lai chính trị. Nhưng ở phía ngược lại, “mô hình Quảng Đông” và Uông Dương lại nổi lên. Trong  các ngày 3 và 4/2/2012 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bất ngờ tới thăm Quảng Đông. Quan sát những gì mà truyền thông chính thức của  Trung Quốc đã đưa, người ta thấy rằng chuyến đi này của Ôn Gia Bảo  nhằm ba mục đích: hối thúc Quảng Đông đẩy mạnh mức độ cải cách,  ủng hộ Uông Dương, ủng hộ bầu cử trực tiếp ở Ô Khảm. Trong bối cảnh vụ  Trùng Khánh vừa nổi lên, việc Ôn Gia Bảo tới Quảng Đông được dư luận đánh giá chủ yếu nhằm bày tỏ sự ủng hộ  đối với Uông Dương. Kể từ tháng 7/2008 tới nay, Ôn Gia Bảo đã tới thăm Quảng Đông 7 lần, đây là điều rất hiếm khi xảy ra trước đó. Không cần nói cũng biết là qua đó Ôn Gia Bảo muốn thể hiện sự ủng hộ đối với Uông Dương. Cùng với kinh nghiệm xử lý vấn đề Ô Khảm, tiền đồ chính trị của Uông Dương sẽ càng ổn định và có hi vọng vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18, gia nhập đội ngũ hạt nhân lãnh đạo tối cao của Trung Quốc.

*****
Mặt  tích  cực  và  tiêu  cực  của  “Mô  hình Trùng Khánh”
Đài RFA (Đêm 21/3)
Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi giữa đài RFA và chuyên  gia  kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về những khía  cạnh  tích  cực  và  tiêu  cực  của  “Mô  hình  Trùng Khánh” hay  chính sách kinh tế được áp dụng tại thành phố đông dân nhất thế giới này:

+ Dường như ông đã sớm nói về sự thất bại của “Mô hình Trùng Khánh” giữa hai biến cố cũng gay go về kinh tế-chính trị tại Trung Quốc là khủng hoảng Ôn Châu và biến động Ô Khảm. Sau khi người được coi là tác giả của “Mô hình Trùng Khánh” là Bí thư Bạc Hy Lai vừa mất chức tuần qua, đề nghị ông trình bày cho thính giả của chúng ta một số đặc điểm của mô hình này. Như mọi khi, xin ông nói về bối cảnh của vấn đề?

- Về bối cảnh, có lẽ ta cần nhớ ra vài đặc tính của Trung Quốc.

Thứ nhất, do địa dư hình thể, lãnh thổ Trung Quốc gồm ba vùng khác biệt từ đại dương vào bên trong. Miền Đông trù phú, miền Tây nghèo khổ và biên vực hoang vu vây quanh ba góc từ Tây Nam qua hướng Tây lên tới hướng Bắc và Đông Bắc. Đó là khái niệm tôi cứ gọi là “nhất quốc tam kinh”, một quốc gia có ba nền kinh tế với bài toán nan giải là bất công xã hội giữa các địa phương, an ninh quốc gia tại vùng phiên trấn và chính sách phát triển ở cấp trung ương.

Thứ hai, do chế độ độc đảng và chưa có thể chế dân chủ liên  bang, tranh luận về chính sách phát triển thích hợp không được công khai hóa trong khi chiến lược kinh tế theo đuổi từ hơn 30 năm nay chẳng những không giải quyết nổi mâu thuẫn bên trong mà còn đào sâu dị biệt địa dư và xã hội và nhất là tạo ra vấn đề giữa chủ trương của trung ương với đường hướng riêng của các đảng bộ địa phương.

Trong hoàn cảnh đó, sáng kiến của ông Bạc Hy Lai về mô thức áp dụng cho Trùng Khánh có một số ưu điểm nhất định đến độ nhiều người cho là mẫu mực khả dĩ áp dụng ở nơi khác. Thực tế lại không đơn giản như vậy, vì cá tính cùng phương pháp của ông ta lại gây vấn đề cho nhiều địa phương hay lãnh tụ khác. Khi họ chuẩn bị việc chuyển giao quyền lực tại Đại hội 18 vào mùa Thu này, mâu thuẫn đó trở thành công khai. Tôi còn nghĩ rằng vụ Phó Thị trưởng kiêm Giám đốc Công an Trùng Khánh là Vương Lập Quân bị quản thúc tháng trước chỉ là mặt nổi của các mâu thuẫn căn bản và gay gắt hơn về tương

lai của Trung Quốc. + Bây giờ quay sang mô hình Trùng Khánh mà ông cho là có một số ưu điểm nhất định đã được nhiều người cho là mẫu mực. Đặc tính của mô hình đó là gì?

- Trùng Khánh nằm trong số 5 thành phố do Trung ương quản lý, đông dân nhất với hơn 30 triệu người. Đây là thành phố biệt lập nằm trong một tỉnh bị khóa trong đất liền, chứ không tiếp cận hải dương như bốn  thành phố kia. Thời mở cửa 30 năm trước thì vì chế độ bao cấp phá sản, doanh nghiệp nhà nước bị cải tổ, thành phố tụt hậu so với các tỉnh thành duyên hải. Bên trong còn bị thất nghiệp cao và nạn tham ô, cùng cường hào ác bá cấu kết với tổ chức tội ác khiến xã hội bất ổn, cư dân lũ lượt  tiến về Đông kiếm việc. Khi được đưa từ Bộ Thương mại về làm Bí thư  cuối năm 2007, Bạc Hy Lai tung sáng kiến giải quyết vấn đề kinh tế xã hội của Trùng Khánh. Ông ta tách khỏi xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu của  các tỉnh thành duyên hải mà phát triển đầu tư và tiêu thụ trong nội địa, đa dạng hóa kinh tế, tập trung xây dựng các dự án hạ tầng và tái phân lợi tức cho dân nghèo. Trong tiến trình đô thị hóa khá mạnh, ông không để xảy ra nạn cướp đất của dân và có chú trọng đến công bằng xã hội. Trùng Khánh trở thành trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng được hệ thống công nghiệp nhẹ và hướng về tiêu dùng. Khi thế giới bị tổng suy trầm 2008-2009 và kinh tế Trung Quốc nói chung giảm đà tăng trưởng dưới tốc độ 10% của các năm trước, Trùng Khánh vẫn tiến mạnh với tốc độ trên 16% vào năm qua. Đó là thành tích kinh tế không nhỏ nên người ta mới nói đến một mô hình hấp dẫn.

+ Về mặt xã hội và chính trị  mô hình này có gì là đặc biệt?

- Về mặt xã hội, Bạc Hy Lai được coi là có công phá vỡ hệ thống cấu kết chính trị và diệt trừ tổ chức tội ác mà ta vẫn gọi là các hội kín hay “Tam Hợp”, xưa nay tung hoành rất mạnh. Ông cũng mở rộng các dịch vụ xã hội và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Năm 2011, lợi tức các hộ gia đình thị dân, là những đơn vị hành chính có hơn hai vạn dân, tăng được hơn 15%, mà của thôn dân tại các làng xã thì tăng đến 22%. Cùng với việc đô thị hóa, hơn ba triệu người đã vào thành thị mà Trùng Khánh không bị động loạn hay khiếu kiện về đất đai. Cho nên, so với nhiều nơi khác thì công bằng xã hội là ưu điểm của Trùng Khánh.

Về mặt chính trị, Bạc Hy Lai đề cao yếu tố công bằng trong  tư  tưởng Mao Trạch Đông. Với khẩu hiệu “thanh hồng, đả hắc”, hát nhạc đỏ và diệt xã hội đen, ông khôi phục thủ thuật vận động quần chúng kiểu Mao, như “chiến dịch đỏ” và các ca khúc ái quốc. Ông quyến rũ phái “Tân Tả”, các phần tử cực tả đang lo sợ là vì kinh tế thị trường mà xứ sở mất đi bản sắc cộng sản và chạy theo phương Tây. Nhưng nghịch lý là bản thân ông Bạc Hy Lai lại hành xử như một chính khách phương Tây với áo khăn dịu dàng và cách ăn nói lôi cuốn đầy chất mị dân của

người đi tranh cử.

+ Trung ương có thấy ra những ưu điểm của mô hình Trung Khánh không?

- Khi kinh tế sa sút, khu vực duyên hải sống nhờ xuất khẩu gặp trở lực từ quốc tế, nhiều nơi bị động loạn, và tư doanh loại vừa hay nhỏ  bị phá sản hàng loạt thì Trùng Khánh vẫn tự cung cấp và đạt mức sung túc cao hơn. Vì vậy, lãnh đạo Bắc Kinh chú ý đến Trùng Khánh như giải pháp áp dụng được cho nơi khác. Nhưng sự thật không hoàn hảo như vậy, chưa kể các mâu thuẫn nội tại trong cơ chế chính trị xứ này.

+ Ông muốn nói đến mặt trái của mô hình Trùng Khánh. Vậy đâu là những giới hạn hay mặt tiêu cực của phương thức phát triển theo kiểu Bạc Hy Lai?

- Thật ra,  Trùng Khánh chỉ là mô hình tập trung nhuốm màu hồng của cách mạng kiểu Mao, không thể áp dụng được ở mọi nơi và  cũng không thể bền vững để được coi là mẫu mực cho toàn quốc.  Trước  hết, Trùng Khánh đã nâng được mức tiêu thụ nội địa là nhờ chính quyền tập trung mọi quyết định về ngân sách, đầu tư và phân phối tài nguyên từ trên xuống. Giống biện pháp tăng chi để kích thích kinh tế của trung ương, chính sách ấy dẫn đến thâm hụt ngân sách nên thành  phố phải đi vay hơn trăm tỷ đô la. Hệ quả là vì tập quyền về đầu tư của thành phố hay trung ương, chính trường dễ cấu kết với doanh trường và gây ra tệ tham nhũng, nạn tư bản thân tộc và còn khiến tư doanh thấp cổ bé miệng ở dưới bị triệt tiêu là chuyện đã xảy ra tại Trùng Khánh.

(xem tiếp phần B ở dưới đây)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

B.(Tiếp phần trên)

Hơn nữa, khác với các tỉnh duyên hải là nơi chính quyền địa  phương và doanh nghiệp còn tự do xoay trở linh hoạt trong quyết định  kinh tế, mô thức của Trùng Khánh  chỉ  là  chủ  nghĩa  tư  bản  nhà  nước  ở  cấp  địa phương. Nó dễ dẫn tới việc lạm dụng tài nguyên mà không ai có quyền sửa hoặc ít ra lên tiếng phê bình. Về kinh tế, nếu áp  dụng trên quy mô cả nước thì phải bảo đảm sự yểm trợ của trung ương về tài chính lẫn kỹ thuật phối hợp, là điều chưa thể có tại Trung Quốc. Ngược lại, tỉnh thành nào cũng lấy Trùng Khánh làm mẫu mực thì ngân sách quốc gia sẽ bị thiếu hụt nặng.

+ Nếu như vậy thì mô thức Trùng Khánh không thể áp dụng trên toàn quốc và cho mọi nơi được thứ nhất là vì rất tốn kém cho công quỹ và thứ hai vì nó cần một hệ thống công quyền liêm chính và hữu hiệu cho một quốc gia có đến 2.000 quận huyện. Bây giờ ta chuyển sang khía cạnh chính trị của vụ này vì yếu tố đặc biệt của cá nhân ông Bạc Hy Lai.

- Tôi nghĩ rằng nếu cứ để nguyên thì với một số  thành  tích  đạt  được  từ  2009  đến  nay,  mô  thức Trùng Khánh có thể là giải pháp trắc nghiệm áp dụng tại một số thí điểm cho một quốc gia có  quá nhiều khác biệt địa phương.

Nhưng có hai vấn đề phải đề cập tới. Thứ nhất là tiến trình chuyển giao quyền lực vào cuối năm cho thế hệ thứ năm. Theo thông lệ thì bảy trong chín ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị sẽ ra về và 7 trong số 25  Ủy viên Bộ

Chính trị hiện nay đang nhắm vào vị trí đó, với ảnh hưởng chìm và nổi của các lãnh tụ khác để tạo vây cánh cho mình, kể cả người đã hoặc sắp ra đi, như Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào. Nhưng vì Trung Quốc không có dân chủ và mọi quyết định đều là kết quả đồng thuận ngấm ngầm nên mỗi phe lại tác động một cách. Nhìn từ bên ngoài thì có vẻ ổn định và êm thắm hơn là lối tranh cử ồn ào của các nước dân chủ trước sự chứng kiến và chọn lựa có khi bất ngờ của người dân. Thực tế lại có nhiều thủ đoạn chính trị khá hiểm độc, với ảnh hưởng rất nặng của tiền tài và thế lực.

Thứ hai là cá tính của Bạc Hy Lai. Trong môi trường kín  đáo  của đồng thuận, với các lãnh tụ đều ra dáng mẫn cán và tẻ nhạt thì ông ta là người trình diễn ồn ào như tận dụng phương pháp tranh cử tại các nước dân chủ vậy! Đây là nghịch lý vì nếu ai cũng công khai nói ra chủ trương của mình như Bạc Hy Lai thì sự thể có khi đơn giản và hấp dẫn hơn. Huống hồ bản thân ông lại có nhiều khuyết điểm và kết tụ ngần ấy mâu thuẫn của hệ thống kinh tế chính trị Trung Quốc.

+ Hình như là qua hiện tượng cá biệt của Bạc Hy Lai người ta nhìn ra những vấn đề thuộc về bản chất của chế độ Trung Quốc. Những vấn đề đó là gì?

- Trung Quốc đang ở vào một khúc quanh vì phải tìm ra một mô hình phát triển mới sau khi mô hình cũ đã đi hết thời gian vận hành tương đối tốt đẹp của 30 năm qua. Nếu không làm điều này, Trung  Quốc sẽ bị khủng hoảng như chính các lãnh tụ của thế hệ thứ tư sắp ra đi đã báo động. Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói đến nguy cơ tái diễn thảm kịch Cách mạng  văn  hóa, là vụ Mao Trạch Đông vận động quần chúng đánh ngược  vào  đảng để tranh giành quyền bính, thì ta biết rằng có cái gì đó rất nghiêm trọng đã xảy ra bên trong. Đi tìm mô thức mới là tranh luận về tư tưởng và sự hữu hiệu của các giải pháp lẫn nhân sự sẽ thực hiện. Xin tạm nói gọn theo hai hướng, thủ cựu mà cứ gọi là “tả” là cái hướng bảo vệ chế độ, đổi mới mà cứ gọi là “hữu” là cái hướng phát triển xứ sở. Sau thời đại loạn với cao điểm của 10 năm Cách mạng Văn hóa thì từ năm 1981, các lãnh tụ đều thống nhất ý chí là dù theo hướng nào thì tập thể vẫn lãnh đạo chứ không trở lại tệ nạn sùng bái cá nhân hoặc độc diễn kiểu Mao.

Trong bối cảnh đó, Bạc Hy Lai khoác áo cải cách với thành tích Trùng Khánh nhưng đề cao tư tưởng Mao để nhấn mạnh tới yêu cầu bảo vệ chế độ. Mục đích là tìm kiếm sự hậu thuẫn của nhiều phe phái khác nhau, chưa nói đến bản thân ông là thuộc “Thái tử đảng”, là con cháu các nguyên lão đồng chí, một tập thể có nhiều ảnh hưởng mà lại thiếu thống nhất về chủ trương.

Ông Bạc Hy Lai đã đánh bạc ở hai cửa, nhưng là đánh bạc giả. Vì thực chất thì đã phá vỡ hệ thống cường hào ác bá cũ để xây dựng một thế cấu kết mới, cũng với các tổ chức tội ác mà ông khoe là đã tiêu diệt. Người thi hành kế hoạch “đả hắc”, tiễu trừ xã hội đen chính là Giám đốc  Công an Vương Lập Quân, nhưng ông này có thể thấy ra mặt trái của thượng cấp và gia đình nên sợ bị thanh trừng rồi  tìm cách tỵ nạn trong toà Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại thủ phủ Thành Đô của Tứ Xuyên. Chưa kể là thủ thuật của Bạc Hy Lai cũng làm nhiều lãnh  tụ khác phật ý khi mà mọi người đều tích cực và âm thầm vận động ở bên trong.

+ Có phải từ đó nội vụ mới bung ra khi dư luận lại có phương tiện truyền thông mới, như các mạng lưới xã hội, và hậu quả là một chuỗi chấn động dội lên trung ương khiến ông Bạc Hy Lai bị mất chức Bí thư Trùng Khánh ?

- Việc ông Bạc Hy Lai mất chức chỉ là phần nổi của một thực tế chính trị và xã hội khác tại Trung Quốc. Đó là một hệ thống đen khoác áo đỏ! Dưới cái vẻ ổn định của sự đồng thuận trên thượng tầng là âm mưu quỷ kế để tranh giành đặc quyền đặc lợi bên dưới, y như trong các xã hội đen, các tổ chức tội ác. Nhưng phe phái nào trong các đại gia ấy cũng khoác áo đỏ của cách mạng để duy trì chế độ độc đảng. Ngày nay, khi  lãnh đạo phải chuyển hướng, thật ra phải nhìn vào vấn đề thật là cải cách cả hệ thống chính trị thì mới phát triển bền vững thì chuyện tranh giành ảnh hưởng và thế lực rất dễ bung ra ngoài.

Bạc Hi Lai và bóng ma Mao Trạch Đông

(Đài BBC 22/3)

Sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình trở lại cầm quyền, tình hình Trung Quốc ổn định, kinh tế phát triển, giới cầm quyền và nhân dân Trung Quốc tạm xếp bóng Mao sang một bên, để đi theo con đường cải cách kinh tế. Tuy nhiên, trong đảng và quần chúng vẫn còn tồn tại khuynh hướng Mao.

Theo Thời báo Hoàn cầu ngày 25/5/2011, Đặng Tiểu Bình đã  phê phán hiện tượng này như sau: “Cách mạng Văn hóa là một sai lầm. Chúng ta phải mạnh dạn chối bỏ sai lầm này của Mao trong những năm tháng cuối đời của ông. Nhưng cũng cần nhìn vào sự thật. Sự thật là không  phải mọi sai lầm và quá đáng trong cuộc Cách mạng Văn hóa đều do Mao”.

Từ nhận định đó có thể thấy  chính sách của đảng Cộng sản Trung Quốc đối với khuynh hướng theo Mao là để cho khuynh hướng  này chung sống trong bối cảnh cuộc cải cách kinh tế và cởi mở chính trị đang thay da đổi thịt Trung quốc. Đối sách của Đặng Tiểu Bình thật sự có hiệu quả. Trong mấy thập niên gần đây Trung Quốc là một quốc gia có một sức sống tiềm ẩn và hai hình ảnh của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình là hai hình ảnh đối

nghịch nhau nhưng quyện lấy nhau.

Người dân Trung Quốc không hạ bệ Mao nhưng không tôn sùng Mao. Bà Đặng Dung con gái Đặng Tiểu Bình khi viết cuốn “Đặng Tiểu Bình và cuộc Cách mạng Văn hóa” đã nhắc đến Mao một cách  trống rỗng. Cách xưng hô trong cuốn sách cho thấy cái nhìn của chính quyền hay của đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Mao. Mao không còn là thần tượng. Tuy vậy, người ta không thể chối bỏ Mao, vì công khai chối bỏ Mao là chối bỏ tính chính thống của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chính sách của Đặng Tiểu Bình đã giúp cho đời sống chính trị của Trung Quốc ổn định để theo đuổi mục tiêu trở thành siêu cường.  Nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc không để cho nhóm thân Mao trở  thành một lực lượng chính trị, có khả năng tranh chấp quyền lãnh đạo với tập thể lãnh đạo hậu Mao.

Đặng Tiểu Bình đoán biết việc tranh chấp quyền lãnh đạo thường xẩy ra khi Bắc Kinh thay đổi lãnh đạo, nên ông đã căn dặn  Giang Trạch Dân, người kế nghiệp ông sắp xếp chuẩn bị cho Hồ Cẩm Đào kế thừa. Và công thức kế thừa có bài bản đó đã được Hồ Cẩm Đào sử dụng để chuẩn bị cho Tập Cận Bình thay thế ông. Nhóm lãnh đạo Hồ  Cẩm Đào cũng đã bố trí Lý Khắc Cường có khuynh hướng dân sinh của Mao, bên cạnh Tập Cận Bình để làm yên lòng khuynh hướng thân Mao. Sự đồng thuận nội bộ đảng là vậy. Nhưng vẫn có những người lợi dụng bóng ma của Mao Trạch Đông để tạo quyền hành. Một trong những người đó là Bạc Hy Lai.

Bạc Hy Lai có kế hoạch biến Trùng Khánh thành một căn cứ địa của nhóm thân Mao. Ông tìm cách thanh lọc thành phần chống Mao qua chính sách diệt trừ băng đảng trong thành phố và làm sống dậy các bài ca “Đỏ” thịnh hành trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Bạc Hy Lai muốn dùng Trùng Khánh làm bàn đạp để vận động vào chức Ủy viên Thường Trực Bộ Chính trị tại Đại hội 18 ĐCSTQ vào tháng 10/2012.

Thời báo Hoàn cầu cho biết trong năm 2011, lực lượng thân  Mao đã tích cực xây dựng thế lực và trở nên hung hăng hơn. Tháng 5/2011 giáo sư Mao Yushi Viện trưởng Viện Kinh tế Unirule tại Bắc  Kinh viết một bài điểm cuốn sách “Sự sụp đổ của Mặt trời đỏ” đăng trên mạng của Xin Ziling-một cán bộ đã nghỉ hưu của Đại học Quốc  Phòng Trung Quốc, tán đồng quan điểm phê bình Mao Trạch Đông  của Xin Ziling. Ông đã bị phong trào Maoit cho là đã phỉ báng Mao Trạch Đông và chính thức gởi thư lên Bộ Nội vụ, yêu cầu đưa giáo sư Mao Yushi ra tòa.

Các dấu hiệu cho thấy Bạc Hy Lai đứng phía sau phong trào tố cáo này và ban lãnh đạo tại Bắc Kinh thấy rằng Bạc Hy Lai đã đi quá giới hạn đồng thuận và cần phải có biện pháp ngăn ngừa.

Trong khi đó tại Trùng Khánh, Giám đốc Công an Vương Lập Quân cánh tay phải của Bạc Hy Lai rơi vào một trường hợp khó xử. Trong khi điều tra chống tham nhũng và hoạt động của các băng đảng,  ông này nắm trong tay hồ sơ tham nhũng và lợi dụng quyền lực của thân nhân ông Bạc Hy Lai. Sau khi báo cáo cho Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân mất chức Giám đốc công an,  bị điều xuống làm Phó Thị trưởng và bị điều tra ngược lại. Biết rõ tính cách thô bạo của Bạc Hy Lai, ông Vương Lập Quân cảm thấy tính mạng bị đe dọa. Ngày 6/2, ông chạy về Thành Đô cách Trùng Khánh 336 km, nơi có một tòa lãnh sự Hoa Kỳ để (theo tin  đồn) xin tị nạn. Hoa Kỳ không chấp nhận, thông báo cho giới chức Bắc Kinh đến đón ông đưa về Bắc Kinh. Ông Vương Lập Quân đã ở trong tòa lãnh sự Mỹ 34 giờ đồng hồ. Cơ hội tốt đã đến, Bắc Kinh ra tay hành động.

Tại cuộc họp báo bế mạc phiên họp Quốc hội ngày 14/3, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói úp mở rằng, đảng cần cải tổ nếu  không nạn “Cách mạng văn hóa” có thể tái diễn, và đây cần được hiểu là ông Ôn Gia Bảo muốn nói rằng “nếu không ra tay trấn dẹp khuynh hướng thân Mao một cách dứt khoát thì khi thành phần này nắm quyền, chúng sẽ phát động một phong trào tương tự như Cách mạng Văn hóa, để tiêu diệt người khác chính kiến như ý đồ của Mao Trạch Đông trong cuộc Cách mạng văn hóa 1966-1976”.

Dư luận cũng tập trung vào ý nghĩa của bài nói chuyện của  ông Tập Cận Bình, tại trường Đảng tháng trước đó được phổ biến ngày 16/3. Nhân gián tiếp cảnh báo với cán bộ cao cấp về biện pháp đảng sẽ  dùng để chấn chỉnh tác phong và hành động của ông Bạc Hy Lai, ông Tập Cận Bình đã nói về sự băng hoại đạo đức của đảng viên và suy thoái tinh thần của đảng. Sự kêu gọi sự chấn chỉnh tác phong đảng viên chỉ là cách nói công thức. Tuy nhiên, thời điểm công bố bài diễn văn  làm cho dư luận suy diễn như một dấu hiệu đấu đá nội bộ.

Thật ra toàn bộ vụ Bạc Hy Lai chỉ là “vấn đề vị trí” của bóng ma Mao Trạch Đông. Bóng ma của Mao đã được đồng thuận có một vị trí nhất định trong đời sống chính trị Trung Quốc. Nay có người muốn xê dịch bóng ma về hướng có lợi cho mình thì nó cần được đưa trở về vị trí cũ.

Việc cách chức ông Bạc Hy Lai chỉ là một điều chỉnh nhân sự như một cơn gió nhẹ thổi qua mặt hồ đang phẳng lặng. Nó không phải là một trận bão, hay nói cách khác không phải là dấu hiệu của một cuộc  tranh chấp quyền hành giống như cuộc tranh chấp giữa Bè lũ Bốn tên và nhóm Đặng Tiểu Bình, sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976.

Cơn gió thoảng qua, mặt hồ lại phẳng lặng. Việc chuyển quyền từ tay Hồ Cẩm Đào qua Tập Cận Bình sẽ diễn tiến đúng như kịch bản được dự kiến.

Nguyễn Văn Lập
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

Sự kiện Bạc Hy Lai và vấn đề nhân sự Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung quốc
Phần 3
  
III.THỬ TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO VỤ BẠC HY LAI

Về những nguyên nhân trực tiếp khiến ông Bạc Hy Lai mất chức

Ngày 20/3 tờ New York Times và hãng tin AP đã đăng thông báo sơ bộ được lưu hành trong các quan chức chính phủ được kiểm chứng tính xác thực bằng nguồn tin độc lập lấy lại từ một website Trung Quốc. Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đã phổ biến kết luận cho các quan chức đảng và chính phủ hôm 16/3, một ngày sau khi có thông báo về việc cách chức ông Bạc.

Nội dung của nó đã được xác nhận bởi một nhà nghiên cứu tại một tổ chức cấp bộ và một quan chức Trùng Khánh. Thông báo đã cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm kiểm soát cơn địa chấn chính trị lớn nhất nước này trong nhiều năm qua.

Theo thông báo, một số quan chức Trung Quốc lo ngại việc cách chức ông Bạc có thể làm đảo lộn kế hoạch chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo mới vào cuối năm nay. Thông báo cũng hé lộ khả năng ông Bạc có thể đối mặt với cuộc điều tra hình sự, trường hợp hiếm hoi đối với một quan chức cấp cao như ông.

Thông báo cũng lần đầu tiên xác nhận việc cựu giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, người khai mào cho cơn địa chấn, đã xin tị nạn chính trị khi đến lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô nhằm tránh cơn thịnh nộ của ông Bạc.

Nội dung bản báo cáo bốn điểm đã giải thích tại sao ông Vương phải tháo chạy đến lãnh sự quán và cách đảng Cộng sản Trung Quốc hạn chế tổn thất. Báo cáo tuyên bố ông Vương rời Trùng Khánh vì lo ngại cho sự an toàn tính mạng sau khi nói với ông Bạc rằng gia đình ông đang bị điều tra hình sự.

Kết luận sơ bộ từ cuộc điều tra cho biết ông Vương báo cáo với ông Bạc vào ngày 28.1 về “những vụ án quan trọng liên quan đến gia đình ông Bạc”. Ông Vương nói rằng một số nhà điều tra về các vụ án đã cảm thấy áp lực và xin từ chức.

Theo báo cáo, “Đồng chí Bạc Hy Lai rất không bằng lòng với chuyện này”. Trong vài ngày, ông đã sắp đặt để cách chức giám đốc công an của ông Vương và điều chuyển sang vị trí phó chủ tịch phụ trách giáo dục và khoa học mà không cần xin bộ Công an phê chuẩn.

Báo cáo không đề cập đến lý do tại sao ông Vương, một thuộc cấp tin cẩn của ông Bạc, tìm cách theo đuổi cuộc điều tra tham nhũng chống lại cấp trên của mình. Các cuộc điều tra tham nhũng chống lại một quan chức cao cấp cỡ như ông Bạc vốn thường được thực hiện theo chỉ thị của những lãnh đạo cao cấp nhất ở Bắc Kinh, chứ không phải một quan chức cấp tỉnh và thành phố.

Báo cáo viết:“Vương Lập Quân cảm thấy sự an toàn cá nhân của ông bị đe dọa và quyết định bỏ chạy”.

Văn bản cho biết ông Vương đã gửi đơn xin tị nạn chính trị đến các quan chức lãnh sự Mỹ sau khi thảo luận “những vấn đề liên quan đến việc hợp tác và trao đổi” song không nói rõ thêm chi tiết.

Có những tin đồn và chưa được kiểm chứng nói rằng ông Vương đã đưa bằng chứng về cuộc điều tra tham nhũng cho các quan chức Mỹ và đã gửi thêm nhiều bằng chứng ra nước ngoài để công bố trong trường hợp có ai đó muốn hãm hại ông.

Theo đài BBC, Trung Quốc đã rất mau lẹ giải thích việc ông Bạc Hy Lai bị thất sủng đơn giản là một vụ vi phạm pháp luật. Ông Bạc Hy Lai bị cách chức khỏi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản vì liên can một vụ án nghi ngờ là giết người đối với doanh nhân người Anh, Neil Heywood.

Một loạt bài xã luận chính thức trên các phương tiện truyền thông nước này nói cuộc điều tra về ông Bạc là một bằng chứng cho thấy Đảng Cộng sản kiên quyết “bảo vệ nền pháp quyền”. Những bài này bác bỏ ý tưởng rằng việc ông Bạc thất sủng có bất cứ liên hệ gì với các bất đồng chính trị ở cấp trung ương.

Tuy nhiên, một số chuyên gia tin rằng cách giải thích như thế này là quá đơn giản vào thời điểm mà Đảng

chuẩn bị thay đổi lãnh đạo một lần trong một thập niên vào cuối năm nay. Theo Giáo sư Steve Tsang, Giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc tại Đại học Nottingham của Anh, “Đây là một vụ chính trị hơn là một vụ phạm pháp”.

Một bài xã luận trên Nhân dân Nhật báo ra ngay sau khi có thông báo ông Bạc bị mất ghế Bộ Chính trị đã đưa ra cách giải thích của Đảng về các sự kiện. Bài báo nói vụ việc chứng tỏ sự tôn trọng sự thật và hệ thống pháp luật. “Không có công dân nào được đặc quyền trước pháp luật”.

Tờ Thời báo Hoàn cầu nói vụ này đánh dấu một giai đoạn mới trong trong quá trình dân chủ hóa ở Trung Quốc. “Trung Quốc đã kết thúc kỷ nguyên che giấu các bệnh tật vì sợ phải chữa bệnh”, một bài xã luận trên tờ báo mà Đảng kiểm soát này viết. Tuy nhiên, ý kiến cho rằng vụ án Bạc Hy Lai có thể diễn ra mà không được sự chấp thuận chính trị là hiểu sai vai trò của hệ thống tư pháp ở Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên, một công cụ được Đảng sử dụng để theo đuổi các chính sách của mình, cho thấy nó được thừa nhận công khai bởi các quan chức cấp cao.

Một báo cáo về hệ thống pháp luật của Trung Quốc được đưa ra tại phiên họp Quốc hội hàng năm mới đây ở Bắc Kinh đã nêu ví dụ về quan điểm này. Báo cáo nói nhiệm vụ quan trọng nhất của những người làm công tác pháp luật là “đoàn kết xung quanh việc thực hiện các chính sách của Đảng và nhà nước và thực hiện các công tác pháp luật theo hướng các chủ trương lớn”.

Tuy nhiên không thể nói gì nhiều về việc truy tố một vụ việc dựa trên các bằng chứng.

Theo ông Willy Lam, thuộc Đại học Trung Quốc của Hong Kong,: “Bất cứ ai đang nắm quyền đều phải bảo đảm rằng bộ máy tư pháp phải được đặt dưới sự kiểm soát của phe thống trị. Khi đó sẽ dễ dàng dùng luật để tấn công các đối thủ của họ”.

Điều này đã từng xảy ra. Cựu thị trưởng Bắc Kinh Trần Hy Đồng và cựu Bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ đều đã bị khép vào tội tham nhũng. Nhưng trong cả hai trường hợp đó, đấu đá chính trị được cho là đã góp phần như lý do đằng sau các vụ trượt dốc của họ.

Có lẽ điều quan trọng nhất, thông điệp của Trung Quốc rằng vụ Bạc Hy Lai đơn thuần chỉ là một vụ phạm pháp đã bỏ qua một trong những điểm quan trọng, ông vẫn chưa bị kết án vì bất cứ tội phạm nào. Tới nay các cơ quan có thẩm quyền chỉ nói rằng ông đã dính vào các “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” liên quan nghi án giết ông Heywood.

Trong những trường hợp này rất khó có thể cho rằng việc sụp đổ của ông Bạc Hy Lai chỉ xuất phát từ một vụ phạm pháp. Đảng cũng đã tích cực bác bỏ ý kiến cho rằng vụ việc có liên hệ với bất đồng ở cấp cao nhất của

Đảng Cộng sản. “Không có gì liên quan tới cái gọi là sự đấu đá chính trị cả” một bài báo của hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã nói.

Giải thích này bị các nhà phân tích bác bỏ. Nếu các bên thực sự thống nhất, tại sao lại tiếp tục nhấn mạnh điểm này? Giáo sư Hướng Tùng Nha thuộc                                        Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh nói để tạo ấn tượng đoàn kết các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc không thích chỉ trích nhau công khai. Nhưng ông cũng nói thêm: “Họ có các cuộc đấu tranh và tranh chấp, và có các quan điểm rất khác nhau. Họ không có sự đồng thuận”.

Giới quan sát đã chứng kiến các vụ tranh chấp khi Đảng chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 18 vào cuối năm nay, khi tại đó sẽ lựa chọn thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Đảng. Ông Bạc Hy Lai là một chính trị gia lôi cuốn và nổi tiếng mà nhiều người đã kỳ vọng sẽ thăng chức tại Đại hội này. Ông có vẻ là nạn nhân một cuộc đấu đá nội bộ giữa các phe phái trên con đường tới Đại hội. Ông đã làm gì, ông liên quan ra sao cái chết của Neil Heywood và tại sao ông bị sa thải vẫn là những câu hỏi chưa có lời đáp.

Theo giáo sư Tsang, với sự độc quyền của Đảng đối với sự thật, toàn bộ câu chuyện có thể phải chờ thêm thời gian nữa mới xuất hiện, nếu còn có dịp đó. Tuy nhiên, Willy Lam hiểu rõ vụ này nói lên điều gì về chính trị Trung Quốc. Ông nói: “Điều này gợi lại kiểu cách đâm sau lưng ngày xưa dưới thời Mao Trạch Đông”.



**********



Trong bài viết đăng trên trang mạng CNA (hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan), phóng viên Thái Tố Dung ở Đài Bắc đã dẫn lời Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan Khấu Kiến Văn cho biết Bạc Hy Lai đã thúc đẩy phong trào “hát nhạc đỏ, tấn công tội phạm” (xướng hồng, đả hắc) ở Trùng Khánh. “Xướng hồng” bị coi là hành động “ủng hộ Mao Trạch Đông”, “đả hắc” có cái gì đó giống với phong trào “tam phản, ngũ phản”, đánh đổ thế lực tham nhũng phủ bại ở địa phương, nên ở một mức độ nào đó, Bạc Hy Lai bị bơm thổi thành người phát ngôn của phái tả.

Theo Khấu Kiến Văn, phát biểu trong chuyến tuần du phương Nam năm 1992, Đặng Tiểu Bình nói rằng phải ra sức thúc đẩy cải cách mở cửa, Đại lục đã không còn đấu tranh đường lối tả hữu nữa. Bởi vì năm 1980, Trung Quốc từng xác định cố lãnh đạo Mao Trạch Đông có “bảy phần công, ba phần tội”, tuy không phủ định công lao kiến quốc của Mao Trạch Đông, nhưng lại phủ định Đại Cách mạng Văn hóa. Trong cuộc gặp gỡ báo chí ngày 14/3, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã tái khẳng định tầm quan trọng của cải cách chính trị, đặc biệt là cải cách chế độ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cho rằng Trung Quốc cần phải dần dần xây dựng chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa. Ôn Gia Bảo thậm chí còn nói nếu cải cách chính trị không thành công, bi kịch lịch sử - Cách mạng Văn hóa – có khả năng tái diễn.

Mấy năm lại đây, xã hội Trung Quốc xuất hiện phái tả, hình thành cuộc đấu tranh tả-hữu. Từ những gì mà Ôn Gia Bảo phát biểu có thể thấy giới lãnh đạo Trung Quốc muốn đè bẹp đường lối tả khuynh và việc cắt chức Bí thư Thị ủy Trùng Khánh của Bạc Hy Lai chính là nhằm tấn công phái tả. Mùa thu năm nay, Trung Quốc tiến hành Đại hội 18 thực hiện chuyển giao quyền lực, trong đó Thường vụ Bộ Chính trị được coi là hạt nhân lãnh đạo tối cao. Bạc Hy Lai vốn rất tích cực cho việc vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18. Một khi Bạc Hy Lai, nhân vật được coi là người phát ngôn của phái tả mới vào Thường vụ Bộ Chính trị, điều đó có nghĩa trong hạt nhân lãnh đạo tối cao của Trung Quốc tồn tại tiếng nói của phái tả. Do đó, cần phải “diệt trừ tận gốc”, để đảm bảo sự thống nhất trong đường lối của ban lãnh đạo khóa tới, không để xảy ra tình trạng “đường lối phải đưa ra xem qua xét lại”. Ngoài ra, từ lời phát biểu của Ôn Gia Bảo, theo Khấu Kiến Văn, Trung Quốc dường như có ý thúc đẩy cải cách thể chế chính trị, tuy không phải là dân chủ hóa, nhưng có thể là muốn cải cách một phần dân chủ trong Đảng Cộng sản.



Tấn công xã hội đen nhưng lại dính chàm



Trong một bài viết từ Bắc Kinh, phóng viên Khâu Quốc Cường của CNA dẫn lời của nhà bình luận chính trị nổi tiếng Trung Quốc Lý Đại Đồng cho rằng từ sự kiện Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân bị mất chức có thể thấy rất có khả năng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành điều tra những sự việc “không thể đặt lên bàn” trong hoạt động tấn công tội phạm (đả hắc) của Trùng Khánh. Theo cựu chủ bút tạp chí Điểm Băng ông Lý Đại Đồng, trong các chiến dịch “đả hắc” triển khai sau khi Bạc Hy Lai nắm quyền tối cao ở đây ước tính có hơn 50.000 người đã bị bắt, nhưng số đưa ra xét xử tới nay chỉ khoảng 17.000 người.

Ngoài ra, trong số 17.000 người được đưa ra xét xử cũng có khả năng tồn tại nhiều trường hợp oan sai. Việc này rõ ràng là đã đi ngược lại tinh thần pháp trị và ảnh hưởng của nó trên các phương diện là rất lớn, không thể không khiến Trung ương cảm thấy lo lắng. Lý Đại Đồng cho rằng Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân bị mất chức cùng một ngày cho thấy trong quá trình điều tra sự kiện Vương Lập Quân, Trung ương đã phát hiện rất nhiều sự việc “không thể đặt lên bàn”, nếu tiếp tục phát triển, sẽ gây ảnh hưởng xấu đối với hình ảnh của chính quyền, do đó đã quyết định bãi miễn chức vụ của hai người.



Dã tâm lớn khiến giới lãnh đạo cấp cao không yên tâm



Tờ Tinh Châu Nhật báo dẫn lời nhà nghiên cứu chính trị Lưu Vân Ưng thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, “tới nay, công chúng vẫn không biết rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, trong quá trình điều tra (sự kiện Vương Lập Quân) đã phát hiện vấn đề gì? Bạc Hy Lai cần phải xem xét lại chuyện gì? Phải chăng đó là việc sử dụng người không xét kỹ (như Bạc Hy Lai trả lời báo chí về Vương Lập Quân)? Nếu đó là lý do duy nhất để buộc thôi chức thì không thể dẫn tới hậu quả như vậy được. Ôn Gia Bảo đã ám chỉ điều gì? Người dân vẫn rất khó hiểu.”

Nhiều nhà phân tích cho rằng Bạc Hy Lai đã không che đậy dã tâm lớn của mình. Trước khi sự kiện Vương Lập Quân xảy ra, tình hình đã bất lợi cho sự nghiệp chính trị của Bạc Hy Lai. Sau khi sự kiện Vương Lập Quân xảy ra, Bạc Hy Lai đã bị đối thủ chính trị nắm thóp. Theo Giáo sư Trình Chí Vũ thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), Bạc Hy Lai đã quá thể hiện, khiến giới lãnh đạo rất không thoải mái, họ cảm thấy phong trào mà Bạc Hy Lai phát động nhằm tranh thủ vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 đầy tính tiến công và đã vượt qua quỹ đạo thông thường. Bên cạnh đó, Bạc Hy Lai quá công khai, quá tự tin và đầy sức hấp dẫn. Nhưng đây không phải là tác phong của đại đa số lãnh đạo Trung Quốc, cho nên họ càng cảm thấy không thoải mái đối với các động thái của Bạc Hy Lai. Giáo sư Cao Kính Văn thuộc Đại học Baptist Hồng Công cũng cho rằng sự kiện Vương Lập Quân tuy là đòn giáng đối với Bạc Hy Lai, nhưng nguyên nhân thực sự khiến nhân vật này “ngã ngựa” lại nằm ở hành động tấn công tham nhũng đầy tranh cãi do ông triển khai. Theo Cao Kính Văn, những ngọn sóng mà nó gây ra đã đụng chạm tới hạt nhân của Đảng cộng sảnTrung Quốc.

(Xem tiếp phần dưới)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(Tiếp theo)Phần 3

III.THỬ TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO VỤ BẠC HY LAI

Báo Le Monde cho rằng Bạc Hy Lai chựng lại do trượt đà trong chiến dịch chống mafia tại Trùng Khánh.

Le Monde cho biết nhiều phương pháp tàn nhẫn đã được sử dụng trong chiến dịch chống mafia tại Trùng Khánh năm 2009 và 2010, do ông Vương Lệ Quân chỉ huy, dưới sự chỉ đạo của ông Bạc Hy Lai. Ban đầu, chiến dịch hoành tráng này nhằm vào một vấn đề có thực: Sự hình thành thế lực kinh doanh từ các trùm tư bản, đang làm tha hóa một bộ phận lớn công an và dựa vào hành vi đe dọa để chống lại các đối thủ của mình.

Đòn tấn công của chính quyền không những đã vi phạm mọi thủ tục pháp lý, mà tạo ra một số đông nạn nhân bên lề chiến dịch.

Le Monde thuật lại lời một số nhân chứng, từng là luật sư bào chữa cho một số người bị chính quyền Trùng Khánh xem là những “tội phạm”. Theo các luật sư này, “các nghi phạm ban đầu bị giam giữ tại những nơi bí mật. Họ không được quyền tiếp xúc với luật sư trước khi bắt đầu phiên xử”. Vì vậy, các luật sư không được hỏi, cũng không được xem các bằng chứng luận tội. Nhiều người trong số họ đã bị kết án tử hình vào tháng 2/2010 vì những tội rất nặng như giết người hay buôn thuốc phiện. Theo các luật sư, phần lớn những lời cáo buộc là không có thực, những người này buộc phải nhận tội do bị tra tấn. Một số luật sư, sau khi thúc giục các khách hàng của họ nên tố cáo việc bị tra tấn, đến lượt họ cũng bị chính quyền Trùng Khánh cho bắt giam và bị kết án tù về tội xúi giục tạo bằng cớ giả.

Theo giải thích của một vị giáo sư tại Đại học Luật và Chính trị Hoa Đông ở Thượng Hải, với cách vận hành theo “nhóm làm việc theo chuyên môn”, một chiến dịch bao hàm một mặt trận chung gồm nhiều ban ngành khác nhau của bộ máy tư pháp đã làm cho tòa án mất đi tính độc lập hoàn toàn. Chính điều này đã khiến cho ông Bạc Hy Lai trượt đà trong chiến dịch chống băng đảng. Một trong những mục đích chính của chiến dịch này là trưng dụng các doanh nghiệp tư nhân nhằm củng cố cho các doanh nghiệp quốc doanh và tổ chức tốt “chương trình xã hội” khiến Trùng Khánh cảm thấy tự hào trở thành một mô hình kiểu mẫu.



************



Dưới đầu đề “Bộ chính trị Trung Quốc không còn chịu đựng nổi họ Bạc”, báo Liberation của Pháp ngày 17/3 cho rằng việc cách chức một nhân vật có nhiều khả năng vào thường vụ bộ chính trị Đảng CS Trung Quốc không phải là chuyện đơn giản. Đặc biệt, trong một đất nước mà ổn định và đoàn kết trong đảng là nguyên tắc tối cao, thì sự thanh trừng này quả là một cơn địa chấn.

Nguyên nhân vụ việc có thể do sách lược đi lên của ông Bạc Hy Lai phạm phải nhiều sai lầm. Trước tiên, ông này đã sử dụng một đường lối quản lý kết hợp sự ca ngợi thời đại Mao Trạch Đông, chính sách xã hội, chủ nghĩa dân túy và sự trấn áp tội phạm.

Trên cương vị Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai đã cho triển khai phong trào hát những bài cách mạng ca ngợi thời đại cách mạng văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng (1966-1976), trong khi đó ông lại quên rằng giai đoạn này có nhiều quan chức, ngay cả một số ủy viên bộ chính trị đã bị loại trừ.

Việc làm này của ông Bạc đương nhiên gây mất lòng nhiều quan chức thuộc dòng chính kiến khác, và sự mất lòng đó có thể được thấy qua lời phát biểu của Thủ tướng sắp mãn nhiệm Ôn Gia Bảo: “Toàn thể nhân dân Trung Quốc đã hiểu được rằng…cần phải rút ra những bài học từ trong lịch sử”.

Một sai lầm khác nghiêm trọng hơn là việc ông Bạc Hy Lai đã chủ xướng chiến dịch thanh trừng mafia tại Trùng Khánh. Trong chiến dịch này có đến 9.000 người bị điều tra, trong đó có rất nhiều cán bộ cao cấp, quan chức công an và tòa án, 13 người đã bị tuyên án tử hình. Các cuộc điều tra này bị cho là đã lạm dụng việc tra tấn ép cung.

Chiến dịch của ông Bạc dù làm vui lòng dân chúng, nhưng tai hại cho ông là nó gây mất lòng giới lãnh đạo chóp bu của đảng, bởi chiến dịch đã vén lên một bức màn khá nhạy cảm: hiện tượng quan chức cấp cao cấu kết với mafia, tức gây mất lòng tin của đảng. Hơn nữa, chiến dịch cũng đặt nghi ngờ là bản thân hai Bí thư tiền nhiệm của ông Bạc cũng liên can. Trong khi đó cả hai người này đều là người dưới trướng của ông Hồ Cẩm Đào: một người là ông Uông Dương, hiện là Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông ; người kia là ông Hạ Quốc Cường, hiện là Bí thư Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiêm Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng CS Trung Quốc.

Theo Libération, chính trị Trung Quốc càng ngày càng mập mờ, bởi thế trong một sự việc động trời như vậy thật khó lòng mà hiểu hết chân tơ kẽ tóc. Thế nhưng, tờ báo cho hay, theo một vài thông tin rò rỉ, kịch bản thanh trừng Bạc Hy Lai đã được dàn dựng có bài bản: ông Hạ Quốc Cường đã cho điều tra tham nhũng đối với ông Vương Lập Quân, cánh tay phải của họ Bạc.

“Chiêu thức này” rất hiểm, vì theo một nhà báo tại Trùng Khánh, ở Trung Quốc, chính quyền tham nhũng ở mọi cấp đều có tham nhũng ít nhiều, bởi vậy hễ điều tra thì tất có tham nhũng, do đó tham những chính là cái cớ để các nhà chính trị nước này thanh trừng lẫn nhau. Mục tiêu điều tra ông Vương là để làm mất uy tín họ Bạc và buộc họ Bạc phải tình nguyện về hưu non.

Trong bối cảnh đó, họ Vương mất phương hướng, đã bỏ chạy đến trú ẩn tại lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô và đã ở đó suốt 24 tiếng đồng hồ.

Họ Vương đã tiết lộ gì với Mỹ để đến mức mà chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho rằng ông này “phản bội” đất nước. Sự việc đến hiện tại vẫn còn mờ mịt. Thế nhưng, có một chuyện có vẻ rõ ràng, đó là ông Bạc Hy Lai đã phạm sai lầm khi toan đi lên bằng một sách lược gây hại đến những “đồng liêu” có quyền lực hơn mình, vì vậy ông Bạc đã phải lãnh hậu quả là: lối vào ban thường vụ bộ chính trị Đảng CS Trung Quốc của ông đã khép lại.

Báo “Sankei” của Nhật Bản ngày 12/4 cho rằng ở vị trí là  kẻ bại trận trong cuộc chiến giành quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bạc Hy Lại đối mặt với khả năng sẽ bị đưa ra xét xử như một bị cáo trong các vụ án hình sự. Đây là một truyền thống mà giới chính trị Trung Quốc hay sử dụng nhằm triệt tiêu mọi con đường trở lại quyền lực của các chính trị gia “thất thế” giống như câu thành ngữ nổi tiếng của nước này “Đả lạc thủy cẩu” nghĩa là dù con chó đã rơi xuống nước thì vẫn phải tiếp tục đánh để nó không lội được lên bờ.

Theo tờ “Sankei” của Nhật Bản, điều đáng chú ý nhất hiện nay là cuộc thanh trừng sẽ chỉ dừng lại ở gia đình nhà Bạc Hy Lai hay sẽ mở rộng ra những người xung quanh và những người ủng hộ ông này với tội danh chính là tham nhũng. Chỉ cần tính toán sai một bước trong quyết định này sẽ có thể làm nổ ra những cuộc chống đối mới và “đấu đá” quyền lực trong lòng nội bộ Đảng Cộng sản.

Việc thanh trừng Bạc Hy Lai xuất phát từ hai tình huống đấu tranh quyền lực và thế cờ của các phái ảnh hưởng trong nội bộ Đảng hiện nay. Nhằm chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 18, phái “Thanh niên” do Hồ Cẩm Đào đứng đầu muốn loại trừ Bạc Hy Lai, một nhân vật nổi bật trong phái “Thái tử” gồm con em các cựu lãnh đạo Trung Quốc trước đây. Hơn nữa, việc Bạc Hy Lai phát động các phong trào chính trị theo bước đi của Mao Trạch Đông cũng mâu thuẫn với chủ trương cải cách mà giới lãnh đạo Trung Quốc đang theo đuổi theo mô hình của Đặng Tiểu Bình. Trong khi đó, phái “Thượng Hải” do cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân lãnh đạo dù từng có mối quan hệ hữu hảo với Bạc Hy Lai nhưng cũng không ủng hộ các bước đi chính trị của ông này. Trong vụ việc lần này, phái “Thượng Hải” đã giữ vai trò trung lập một phần vì lý do trên, một phần là vì người được chọn thay thế Bạc Hy Lai lại là Phó Thủ tướng Trương Đức Giang, một nhân vật quan trọng trong phái “Thượng Hải”. Đây được coi là một động thái nhằm giải quyết êm thắm căng thẳng có thể phát sinh giữa các phe phái khi đưa một nhân vật có thái độ trung lập vào vị trí nóng này. Trong khi đó, với Phó Chủ tịch Tập Cận Bình - người sẽ kế nhiệm Hồ Cẩm Đào- việc đối thủ lớn nhất cùng trong phái “Thái tử” là Bạc Hy Lai “biến mất” đem lại lợi thế lớn trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của toàn bộ phái này với ông ta. Theo tình hình hiện nay, sự ủng hộ dành cho Bạc Hy Lai đã hoàn toàn không còn mạnh mẽ như trước kia.

Tuy nhiên, cả cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Phó Chủ tịch Tập Cận Bình cần lưu ý “tác dụng phụ” trong vụ thanh trừng lần này. Nhất là đối với Tập Cận Bình, do cùng có một nền tảng hậu thuẫn giống như Bạc Hy Lai nên một khi cuộc thanh trừng do Hồ Cẩm Đào tiến hành được mở rộng, thiệt hại đối với Tập Cận Bình chắc chắn sẽ không ít. Trong trường hợp đó, có khả năng Tập Cận Bình sẽ đẩy mạnh liên kết với phái Giang Trạch Dân để tiến hành một cuộc phản công chống lại phái Hồ Cẩm Đào.

Việc ngã ngựa của ông Bạc thoạt nhìn có vẻ bắt nguồn từ bê bối quanh ông Vương Lập Quân, cựu giám đốc công an Trùng Khánh, một người thân tín của ông Bạc và từng được ca ngợi như anh hùng. Ông Vương được cả nước biết đến vì đứng đầu cuộc diệt trừ tội phạm có tổ chức ở Trùng Khánh. Nhưng chiến dịch này cũng bị chỉ trích là quá mạnh tay với các nghi phạm và bỏ qua quy định luật pháp vào thời điểm Trung Quốc, ít nhất trong ngôn từ, đang chú trọng tăng cường thủ tục pháp lý. Nó cũng nhắm vào nhiều doanh nghiệp tư nhân, khiến giới thương gia Trung Quốc lo ngại.

Ông Bạc Hy Lại cũng từng gây ý kiến trái ngược khi khơi lại tư tưởng chủ nghĩa quân bình của thời Mao Trạch Đông. Ông Bạc làm điều đó qua một số biện pháp thiết thực như tập trung vào thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chống tham nhũng và xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp. Nhưng không ít người chau mày với việc tung hàng loạt tin nhắn trích dẫn lãnh tụ Mao, tổ chức các cuộc thi hát ca khúc yêu nước nhạc Đỏ.

Nhiều ý kiến cho rằng phong cách mạnh bạo của ông Bạc đã tạo ra nhiều kẻ thù ngay trước vụ Vương Lập Quân. Patrick Chovanec, giáo sư ở Đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh, nói ông Bạc “luôn làm một nhóm lớn lãnh đạo khó chịu. Họ thấy chiến dịch vận động cho ghế trong Thường vụ Bộ Chính trị thật là xúc phạm”.

Cheng Li, nhà nghiên cứu cao cấp, thuộc Viện Brookings, nói: “Bạc Hy Lai có nhiều kẻ thù. Ông không thực sự hiểu khái niệm xây dựng liên minh. Ông đã dùng phương pháp Cách mạng Văn hóa, điều này đương nhiên dẫn tới thất bại của ông ta. Những người thắng lớn (gồm cả Phó Thủ tướng Trương Đức Giang) là cùng một phe với Bạc Hy Lai. Nó giống như bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa, nếu một người thua, thì những người Cộng hòa khác được lợi”.

Còn theo Susan Shirk, giáo sư Đại học California, San Diego và từng là Phó Trợ lý Ngoại trưởng dưới thời Bill Clinton: “Chiến dịch vận động quyền lực công khai, và cách ông ta dùng truyền thông để vận động quần chúng ủng hộ, đã phá vỡ vẻ ngoài đoàn kết của lãnh đạo đảng. Sự vận động đó, chứ không phải những gì ông ta làm ở Trùng Khánh, là lý do họ phải gạt bỏ ông”.

Bruce Gilley, trợ lý giáo sư ở Đại học Portland, cho rằng: “Hành vi của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh gây tranh cãi trong đảng và được xem là cố gắng bỏ qua những cách chống tham nhũng thông thường. Những gì cần thiết, theo ông Bạc, là những lãnh đạo có cá tính, không bị ràng buộc để ép đảng và chính phủ phải nghe lời. Có một bộ phận ủng hộ, nhưng với những người trong đảng trải qua 30 năm cố gắng xây dựng pháp quyền thì điều đó thật khủng khiếp. Ông ta chính là Putin của Trung Quốc, còn Ôn Gia Bảo bị những người dân tộc chủ nghĩa cứng rắn xem là Yeltsin của giai đoạn cải cách, không cầm cương được”.

(Xem tiếp bên dưới)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(Tiếp theo phần 3)
********
(RFI ngày 11/4)

Về việc Bạc Hy Lai bị cách chức sau đó vợ của ông là bà Cốc Khai Lai bị câu lưu để điều tra vì tình nghi có liên can đến cái chết của doanh gia người Anh Neil Heywood, một câu hỏi được đặt ra đây là một vụ án hình sự hay cuộc đấu tranh quyền lực ở cấp lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc?

Trước hết hai trường hợp này liên quan chặt chẽ với nhau và cùng liên quan đến một nhân vật thứ ba là Cục trưởng cục tư pháp và Giám đốc sở cảnh sát Trùng Khánh Vương Lập Quân. Ông này từng là cánh tay mặt của Ông Bạc Hy Lai trong chiến dịch gọi là “xướng hồng đả hắc”, trong đó ông Bạc đề cao tư tưởng Mao Trạch Đông, tấn công tiêu diệt xã hội đen cùng những hành động tiêu cực cả trong xã hội cũng như trong chính quyền địa phương.



Lý do trực tiếp là cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood, khi cơ quan điều tra cho biết là bà Cố Khai Lai bị “nghi ngờ rất nặng nề” về tội liên can đến âm mưu đầu độc người này.

Nhưng về mặt nội bộ, giới thông thạo về Trung Quốc nhận định rằng đây cũng là dịp để những nhà lãnh đạo ở Trung ương loại trừ một nhân vật rất nổi tiếng và được lòng quần chúng, được sự ủng hộ của không ít uỷ viên Trung ương Đảng và nhiều đảng bộ quân đội, tức là có triển vọng chiếm được nhiều phiếu ủng hộ trong dịp thay đổi nhân sự lãnh đạo mười năm một lần trong Đại hội Đảng thứ 18 sắp tới.

Ông Bạc Hy Lai là người có phong cách hấp dẫn quần chúng và giới ngoại giao nước ngoài. Ông công khai hoạt động để làm nổi bật cá nhân, khác với các cấp lãnh đạo Trung ương của đảng Cộng sản thường tỏ ra khiêm tốn, tỏ ra mình chỉ là người tuân hành chỉ đạo của tập thể. Có ý kiến cho rằng ông Bạc cũng không giấu ý định leo cao hơn nữa trong bộ chính trị vào kỳ đại hội 18 này.

Trước đó ông Bạc Hy Lai đã từng giữ chức vụ thị trưởng thành phố cảng Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh ở vùng đông bắc từ năm 1993. Ông thay đổi nơi này biến nó thành một địa điểm du lịch và đầu tư nổi tiếng của Trung Quốc. Năm 2007, chuyển sang sang Trùng Khánh, một thành phố lớn đông dân nhất của Trung Quốc nằm sâu trong nội địa, cạnh Tứ Xuyên gần Tây Tạng, ông lại làm sạch nơi này, gia tăng đầu tư của nhà nước và thực hiện những dự án dân sinh như làm khu cư trú tập thể cho người nghèo, người già, cùng nhiều dự án khác theo cách “đem của người giàu chia cho người nghèo”, đưa kinh tế nơi này lên một mức phát triển mới. Lãnh đạo ở Bắc Kinh từng khen ngợi ông và đến thăm Trùng Khánh. Báo chí nhà nước đã có lúc coi đó là mô hình phát triển cho miền Tây. Như thế vì sao ông lại có thể bị Trung ương loại trừ?

Lý do chính là “lá cờ hồng Mao Trạch Đông” trong mọi hoạt động của ông Bạc Hy Lai do chính ông dựng lên, đầu tiên là trong chiến dịch tấn công xã hội đen và tiêu cực. Ông thực hiện sách lược độc đoán và cứng rắn như thời Mao trong chiến dịch này, từng bị nước ngoài lên án xâm phạm nhân quyền, bắt giữ và tra tấn hằng nghìn người, cao điểm là vụ đưa nguyên Cục trưởng Tư pháp Văn Cường của Trùng Khánh ra pháp trường.

Ưu điểm về phong cách cá nhân và sự hấp dẫn quần chúng cũng như giới đầu tư nước ngoài của ông cũng khiến ông trở thành một biểu tượng lãnh đạo mới có thể vượt cao hơn thành phần trong bộ chính trị hiện tại, là những người được coi là dẫn đầu trào lưu đổi mới, trái ngược với chủ trương của thời cách mạng văn hóa khi xưa.

Một chi tiết nữa, sau khi ông Bạc Hy Lai rời khỏi chức vụ thì người được tạm thay là phó Thủ tướng Trương Đức Giang, cũng là một “thái tử Đảng”, để cân bằng quyền lực trong giới lãnh đạo trung ương. Các khẩu hiệu phát động phong trào trong thời họ Bạc đều bị gỡ sạch. Phong trào phổ biến nhạc đỏ cũng bị dẹp tan. Như vậy nghĩa là trung ương cương quyết xoá mọi dấu vết của thời kỳ đã bị ngầm lên án là tái phát động cách mạng văn hóa.

Ông Bạc được nhiều người ủng hộ, nên có ý kiến cho rằng ông cũng có thể trở lại quyền lực giống như thời kỳ ông Đặng Tiểu Bình lật ngược thế cờ và đưa thân phụ ông Bạc là Bạc Nhất Ba trở lại chính trường. Tuy nhiên điều đó chỉ có thể xảy ra ở thời hậu cách mạng văn hóa cách nay đã mấy chục năm. Trong thời đại ngày nay ở Trung Quốc khó lòng có sự “lật ngược thế cờ” như vậy.



**************



Theo Đài Tiếng nói nước Nga ngày 12/4, Trung Quốc đã công bố những phát giác mới trong vụ ông Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Đảng ủy Trùng Khánh. Với nguyên nhân những vi phạm nghiêm trọng kỷ luật, ông Bạc Hy Lai đã bị đình chỉ chức vụ ủy viên Bộ Chính trị và Uỷ ban Trung ương, lập một cuộc điều tra trong đảng về ông. Đồng thời, mở hồ sơ truy tố bà Cốc Khai Lai vợ ông. Giới chuyên gia nhận định, đây là dấu chấm hết cho sự nghiệp của chính trị gia, vốn kỳ vọng được bổ nhiệm cương vị cao trong mùa thu tới, vào kỳ họp Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc thứ XVIII.

Phân tích các quyết định được thông qua, bài xã luận viết trên tờ Nhân dân Nhật báo tuyên bố rằng, không một ai có thể đứng trên luật pháp. Mặc dù mới cách đây một tháng, ông Bạc Hy Lai chỉ bị cáo buộc trách nhiệm bởi những hành động sai phạm của người hạ cấp là Phó Thị trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân. Cuộc đào tẩu vào Lãnh sự quán Mỹ của người hùng chống tham nhũng trước đây, dĩ nhiên đã làm cho ông Bạc Hy Lai bị hệ lụy, nhưng không thể vì thế mà dẫn đến những kết luận nghiêm trọng của Đảng.

Chỉ sau khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo lên tiếng chỉ trích công khai ông Bạc Hy Lai trong ngày làm việc cuối cùng của khóa họp Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc ngày 14/3, dư luận mới thật sự hiểu rằng, ông Bạc sẽ bị xử lý nặng nề. Ngày 15/3, Bạc Hy Lai bị đình chỉ chức vụ Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. Nhiều người sau đó vẫn nghĩ là với mối quan hệ rộng rãi trong giới lãnh đạo đảng và uy tín với nhân dân, một “sự từ chức êm thấm” sẽ chờ đợi ông Bạc Hy Lai.

Nhà lãnh đạo bị thất sủng đã từng nỗ lực kết hợp giữa các cải cách theo hướng thị trường và phương pháp hệ tư tưởng Mao. Ông được nhiều người ủng hộ. Trước hết, đó là các đại diện của “cánh tả mới”, những người tin rằng cải cách chỉ làm chia rẽ sâu hơn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, rằng hệ tư tưởng tự do hóa sẽ làm suy yếu nền tảng của nhà nước. Trong ban lãnh đạo hàng đầu đã diễn ra cuộc tranh luận phải làm gì với Bạc Hy Lai, và rõ ràng một bộ phận đã đề xuất phương án xử lý “nhẹ”. Thế nhưng, thật đáng ngạc nhiên là kịch bản cứng rắn đã được lựa chọn trong “trường hợp Bạc Hy Lai”.

Tuy nhiên, theo chuyên gia, tình hình không những không được làm dịu đi mà còn trở nên xấu đi. Báo chí mập mờ viết về sự dính líu của vợ ông Bạc trong cái chết của công dân người Anh Neil Heywood. Đây đã là sự cáo buộc mang tính chất hình sự. Theo ông Andrei Karneev, trong vụ bê bối Bạc Hy Lai hiện tại có thể nhìn nhận những nét tương đồng với trường hợp của Lâm Bưu, người kế nhiệm Mao Trạch Đông đã chết khi tìm cách bỏ chạy khỏi Trung Quốc trên một chiếc máy bay quân sự. Lâm Bưu bị cáo buộc mưu đồ thâu tóm quyền lực. Văn phong các tài liệu chính thức buộc tội Bạc Hy Lai cho thấy một sự biện minh rất mạnh mẽ đã được chuẩn bị, sẽ cương quyết và không khoan nhượng khép lại “vấn đề” Bạc Hy Lai. Dường như, Bắc Kinh lo ngại về lực lượng ủng hộ chính trị gia này ở các tỉnh.

Theo ông Andrei Karneev, có những căn cứ để suy nghĩ về cơ chế chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc. Trường hợp Bạc Hy Lai cho thấy, ông hành động không hẳn hoàn hảo. Không loại trừ là từ nay cho tới Đại hội XVIII, sẽ còn những cú sốc chính trị khác, phản ánh sự phức tạp và đôi khi hỗn loạn trong giới thượng lưu Trung Quốc. Với quan điểm như vậy, điều trở nên dễ hiểu khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo lớn tiếng cảnh báo về khả năng lặp lại ở Trung Quốc thảm kịch “cách mạng văn hóa”.

Nguyễn Văn Lập

(Còn tiếp)

Nguồn: TTXVN
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (66 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối