Trang trong tổng số 7 trang (66 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Satthat

(tiếp theo)

Ký xảo đàm phán của Trung cộng

10, Tính kéo dài và lâu dài của đàm phán.

Đàm phán Quốc – Cộng, thực tế là qua tiếp xúc thời gian dài, từ năm 1936 đến năm 1949, gần 15 năm, qua rất nhiều lần đàm phán, trong đó có cuộc đạt hiệp nghị, có cuộc không kết được gì, lại phải đàm phán lại. Đàm phán Trung-Anh, trong hai năm chỉ hoàn thành đàm phán giai đoạn 1, sau đó còn tiến hành tiếp nhiều cuộc. Đàm phán Mỹ-Trung cấp Đại sứ ở Giơ-ne-vơ và Vác-xa-va trải qua 136 cuộc đàm phán trong 15 năm để chỉ đạt được một hiệp nghị. Đàm phán bình thường hóa Trung - Mỹ năm 1979 cũng trải qua 7 năm. Cho nên Mỹ rút ra kinh nghiệm đàm phán Với Trung Cộng là phải có sức chịu đựng dẻo dai.

Trung Cộng kéo dài quá trình đàm phán, bao gồm quyết sách chậm chạp, trên vấn đề quan trọng giữ thái độ bảo lưu để chờ đợi thời gian ưu thế xuất hiện, đồng thời cũng giành được ưu thế về tâm lý đối phương không có đủ kiên nhẫn. Nhưng quan trọng nhất là trong quá trình kéo dài, có thể tìm rõ, hiểu rõ lập trường đối phương. Cho nên Trung Cộng thường là khi bắt đầu đàm phán đều mãn đàm, hoặc để đối phương nói trước, để hiểu đối phương.

11. Tính không-tổng (zero-sum) của kết quả đàm phán.

Mục đích đảng CSTQ được thành lập là để giành chính quyền, cho nên hợp tác Quốc - Cộng lần một, Trung Cộng lấy tư cách cá nhân từng đảng viên CS gia nhập Quốc dân đảng, sau đó bị Quốc dân đảng thanh lọc. Hợp tác Quốc- Cộng lần hai, Trung Cộng vẫn với tư thế nhún thấp để thỏa hiệp với Quốc dân đảng, như đồng ý đổi phiên hiệu quân đội đảng CS, nhưng thực chất Trung Cộng không hoàn toàn qui thuận chính phủ Trung ương, vẫn trong quá trình phát triển, tăng thực lực, tiếp tục nâng cao điều kiện đàm phán. Sau thắng lợi kháng chiến, thực lực Trung Cộng tăng mạnh, yêu cầu về quyền lực quân sự và chính trị của họ cũng theo đó nâng cao. Đến năm 1949, khi thế lực Trung Cộng đủ sức tác động tình hình, Trung Cộng không cho chính phủ Quốc dân một chút cơ hội nào, dù có tác động vào, làm cho đoàn đại biểu đàm phán của chính phủ Quốc dân đảng bó tay, cộng thêm một phần lôi kéo của Trung Cộng, cuối cùng toàn bộ đoàn đàm phán đầu hàng, là điều khá nực cười trong lịch sử đàm phán.

12. Trò chơi chữ nghĩa.

Trong quá trình đàm phán, Trung Cộng thường dùng các lời hoa mỹ cảm động lòng người để che đậy động cơ thật sự và lấy đó làm cái cớ.

Trước chống Nhật, có chính trị phạm, không có trị tội làm cái cớ để công kich chính phủ Quốc dân đảng. Trên thực tế Trung Cộng chỉ với khẩu hiệu và danh từ rất động lòng làm cho đối phương trở thành người không chính nghĩa, người Mỹ đồng tình với Trung Cộng, mô tả Trung Cộng làm cải cách ruộng đất mà thôi, không phải là đảng hủ bại và coi chính phủ quốc dân là chính quyền tham ô hủ bại, Trung Cộng liền đưa ra dân chủ, tự do, đúng là phù hợp quan niệm của Mỹ, và đảng cầm quyền Quốc dân đảng đã không được sự đồng tình ủng hộ trong đàm phán.

Trung Cộng cũng thường vận dụng cách trần thuật không rõ để kích đối phương nói ra lập trường, sau đó đưa lời này vào kỷ yếu. Khi thế của Trung Cộng tăng lên, họ kiên trì chính sách của họ, đồng thời họ lấy ghi chép của năm xưa ra làm chứng cứ hai bên hiệp nghị trước. Trong quá trình đàm phán họ vận dụng một số câu chữ ám thị đại diện cho họ.

Hoặc họ dùng những câu từ có tính uy hiếp không nhượng bộ.

Trong tiếp xúc giữa Mỹ với Trung quốc, phía Mỹ nghiên cứu rút ra một số câu từ thường dùng để gây sức ép như sau:


Riêng mà nói, theo cá nhân tôi…

Không phải chính thức, nhưng đưa vào bình luận của bản ghi nhớ, bình luận bắt đầu từ câu chữ đó, thường mang tính phê phán, muốn đối thủ phải tính đến nội dung của câu nói đó, nhưng không hy vọng đối phương coi đó là lập trường của quan phương chính thức, hoặc trong đàm phán sau này lại hạn chế họ.

Thẳng thắn mà nói, thực thà mà nói,…

Thông thường là tuyên bố nghiêm túc có mùi vị phê phán, hơn nữa thường có uy hiếp có tính ám thị, tức có nghĩa là nếu đối phương không nghiêm túc xem xét những ý kiến này, sẽ có hậu quả bất lợi.

Tôi được phép báo với các vị,…

Tôi được Thủ tướng giao báo cho các vị biết…

Tỏ rõ lập trường có tính yêu cầu hoặc uy hiếp, còn là quyết định của tầng cao chính thức hoặc tập thể của Trung Cộng.

Sau khi xem xét ý kiến ông, lập trường của chúng tôi là…

Tỏ rõ lập trường của Trung Cộng đã có một số điều chỉnh để đáp lại ý kiến đối thủ, nhưng ở đây cũng biểu thị Trung Cộng không chuẩn bị có thỏa hiệp hơn nữa đâu.

Mở chuông phải do người treo chuông, …

Chính phủ đối phương phải chịu trách nhiệm về tình hình nào đó, Trung Cộng không cần có hành động nào hết để giải quyết vấn đề này.

Nếu quí vị làm như vậy, tự chịu mọi hậu quả, Nếu ông làm như thế, sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến quan hệ hai bên…

Là uy hiếp trả đũa trực tiếp nhưng không rõ ràng đối phương về hành vi nào đó bằng áp dụng hành động sửa đổi của chịu trách nhiệm.

Nếu các ông làm vậy, chúng tôi không ngồi nhìn…

Áp dụng từ lệnh uy hiếp cuối cùng của hành động, thông thường có mùi vị dùng vũ lực, để đáp lại về việc làm nào đó của chính phủ đối phương.

13. Tranh thủ đồng tình và ủng hộ.

Quyền lực, thực lực, chiến lược, chiến thuật của đàm phán có thể nói là hết sức quan trọng trong quá trình đàm phán. Nhưng quần chúng, tức đại chúng nói chung của đàm phán, cũng là thành phần quan trọng của đàm phán. Cái gọi là lòng người thuận nghịch, đạo lý là ở đó, nên Trung Cộng rất khéo vận dụng, mọi việc làm đều nhằm vào tranh thủ quần chúng cho mình trong các cuộc đàm phán không với Quốc dân đảng. Như trong đàm phán vấn đề Hồng Kông, Ma cao, Trung Cộng cho rằng công tác Mặt trận thống nhất phải bắt đầu từ phái hữu lớn, đặc vụ lớn, tức số nhân sỹ lớp trên của xã hội Hồng Kông, phái thân Anh, thân Mỹ, thân Đìa loan của giai cấp tư sản lớn. Đối với những người bị ngồi tù, tra tấn, v,v,,, của Trung Cộng, khi tiếp xúc trước yêu cầu thu hẹp khoảng cách “cầu đồng lớn, tồn dị hẹp” để tranh thủ thương nhân, Trung Cộng lợi dụng lợi ích kinh tế hiện có, nuôi dưỡng nhà tư bản thân Cộng xuất thân ở Hồng kông, đối với công ty, thương gia có khó khăn có lợi. Đối với các tầng lớp khác cũng tìm mọi cơ hội để tiếp xúc, mục đích đều là tranh thủ lòng người.
*
* *

Những điểm trên, có điểm các nước Cộng sản khác cũng có, có điểm các nước nói chung đều có, chỉ có điều Trung Cộng có đặc biệt hơn. Ngoài ra, còn có một số điểm khác với các nước phương tây:

1. Tính nhất nguyên của đàm phán.

Mọi vấn đề đều dưới sự khổng chế của đảng, nhất là đàm phán đối ngoại, khi chính sách đã xác định rồi, từ Trung ương đến địa phương, các báo chí, các cơ quan được phối hợp chặt chẽ với nhau, ít có ý kiến khác nhau. Trong đàm phán Trung-Anh, phía Anh vốn cho rằng nắm dân ý làm hậu thuẫn, nhưng khi giải quyết thu hồi Hồng Kông, thì tổ chức, nhân viên tổ chức Công hội Hồng Kông, cơ cấu, đơn vị khác v,v… của Trung Cộng không có ai không phối hợp.

Học giả phương tây cho rằng, phe phái sẽ ảnh hưởng quyết định của Trung Cộng, nhưng về mặt đối ngoại, đặc biệt là vấn đề chủ quyền, lãnh thổ, quan hệ đến đại nghĩa dân tộc không có ý kiến khác nhau. Tính nhất nguyên này là khác hẳn với các nước phương tây.

2. Vận dụng khống chế báo chí truyền thông.

Như trong vấn đề Hồng Kông (trước khi chưa thu về) Trung quốc ở Hồng Kông thông qua các thương gia Hoa kiều yêu nước nắm giới báo chí để “tác động chiều hướng dư luận” từ căn bản. Mặt khác Trung Cộng cũng thông qua khống chế xí nghiệp thuộc vốn Trung Cộng dùng vào quảng cáo của báo đài để ảnh hưởng báo đài: Trước tiên dùng vốn để vỗ cho béo và từng bước xây dựng quan hệ lệ thuộc, đến thời điểm then chốt ép phải tuân theo, nếu không theo, đồng thời rút vốn của Trung quốc, làm cho báo đài nào không nghe lời sẽ rơi vào phá sản. Ở phương tây, không cách gì khổng chế được báo chí, mà báo chí giám sát chính phủ, là vũ khi đối trọng lợi hại của chính phủ.

Vận dụng của tổ chức.

Trung Cộng đã vận dụng tổ chức để thiết lập nhiều tổ chức với hình thức, nội dụng khác nhau, linh hoạt để tập hợp lực lượng. Như trước năm 1936, dưới Mặt trận thống nhất dân tộc, đứng đằng sau Trung Cộng đã tổ chức nhiều tổ chức quần chúng chống Nhật như Hội Liên hiệp học sinh cứu quốc, Đội Tiền phong giải phóng dân tộc, Hội Liên hiệp cứu quốc toàn dân, v,v,,.

4. Tính biện chứng.

Hành vi đàm phán của Trung Cộng luôn thể hiện tính biện chứng. Như Trung Cộng cho rằng:”đánh, đánh, đàm, đàm là lẽ thường của các binh gia, là hai phương thức thường dùng khi hai bên giao chiên”, “Cái giành được trên giấy không có nghĩa là cái hiện thưc”, “Đối đầu nhau, cũng xem tình thế,  trước kia không đi đàm phán là đúng, lần này đi đàm phán cũng đúng”..

Ngoài ra, đặc chất của người đàm phán Trung Cộng cũng là điểm đặc biệt, có vai trò lớn đối với kết quả đàm phán. Như Chu Ân Lai trước đây là một cao thủ đàm phán của Trung Cộng, là người có đầy đủ các tố chất kiến thức, cơ mưu, nhẫn nãi, khéo biện, mưu lược, linh hoạt co dãn, v.v…

(xem tiếp phần sau)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(Tiếp theo và hết)

Kỹ xảo đàm phán của Trung cộng

Đàm phán xẩy ra là trong một không gian, thời gian nhất định, trong bối cảnh nhất định, như quyền lực thực lực ra sao, tình thế trong ngoài nước có lợi không, việc đưa ra trước sau của đàm phán thường là quan hệ đến quyền lực lớn nhỏ người tham gia của phía thứ ba. Mô thức tiến hành đàm phán là từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Quá trình đàm phán là quá trình vận dụng quyền lực, chiến lược và chiến thuật, từ những phân tích của các phần trước, đại thể có thể rút ra trình tự quá trình đàm phán của Trung Cộng chung là:

A. Giai đoạn thăm dò.

1) Chuẩn bị kỹ lưỡng;                       
2) Phối hợp tổ chức;     
3) Xây dựng quan hệ;                        
4) Vân dụng phía thứ ba.

B. Xây dựng khuôn khổ đàm phán:

1) Tạo dựng không khí;                          
2) Thăm dò đối phương;
3) Động viên lực lượng;                          
4) Vận dụng báo chí;
5) Đưa ra ý kiến;                                      
6) Gây sự cố;
7) Kiên trì nguyên tắc;                             
8) Co dãn chi tiết

C. Sắp xếp chi tiết:

1) Kiên nhẫn chờ đợi;                               
2) Kiên trì không nhượng bộ;
3) Lấy nhỏ đổi lấy cái lớn;                        
4) Tạo cái mơ hồ;
5) Quan chức cấp cao rút lui.
                                                                                                                   
Một số nhà nghiên cứu phân tích nhận xét về hành vi đàm phán của Trung Cộng:
                           
Các đàm phán Quốc-Cộng sau sự biến Tây an đều thực hiện ăn miếng trả miếng (pure bargaining), quan hệ hai bên đối lập, kết quả bằng không, không đi đến giải quyết vấn đề.

Hành vi đàm phán của Trung cộng lúc thế yếu, thế mạnh có khác nhau

Lúc thế yếu, thập kỷ 30 (1937) : mềm mỏng, cầu toàn nhỏ chọi lớn;

Lúc khá hơn, thập kỷ 50           : tỏ ra hiếu chiến;

Khá hơn nữa, sau này               : tỏ ra hai bên đều thắng lợi.

Trong đàm phán, nhất là khi yếu đối chọi mạnh, thường là bộ phận rất quan trọng trong hành vi đàm phán. Cụ thể là “kết cấu quyền lực không đối đẳng” là chỉ trong đàm phán thực lực hai bên không ngang nhau. Khi một bên có tiềm lực uy hiếp càng lớn đối với bên kia, kết cấu đàm phán sẽ xuất hiện hiện tượng không cân xứng, bên yếu dễ bị chấp nhận điều kiện bên mạnh. Nếu bên yếu biết vận dụng chiến thuật, có thể tăng quyền lực, như chiến thuật liên kết đồng minh, nhân tố xung quanh. Quyền lực càng không cân xứng càng cần dựa nhiều vào chiến thuật.

Trung Cộng trong đàm phán, xưa nay quyết không nhượng bộ nguyên tắc cơ bản và vấn đề trọng đại. Trung Cộng đã dùng 10 sách lược và chiến thuật như lợi dụng khẩu hiệu và dư luận, chỉ huy thống nhất tình báo, linh hoạt sẵn sàng chiến đấu, lấy hòa che đậy chiến,…

Quốc-Cộng đàm phán từ năm 1937 – 1947 (lúc đang đánh nhau), Trung Cộng đưa ra 3 mô thức:

Đưa ra phương án có tính khả biến (có thể thay đổi);
Đợi tình hình trên chiến trường có lợi để tăng điều kiện;
Kéo dài thời gian trên bàn đàm phán, chuyển sang dùng tố cáo của quần chúng.
Ngoài ra, còn dùng chiến thuật tuyên truyền. chuẩn bị rất kỹ trước khi đàm phán.

Trong đàm phán Mỹ-Trung năm 1953 – 1957, Kenneth Young đã tổng kết một số đặc điểm:

     1)Người đàm phán Trung Cộng đều là “người tổ chức” điển hình, chịu sự quản lý chặt chẽ của tổ chức, không có nhiều không gian tự do lượng định;

     2) Trung Cộng khi đàm phán, thể hiện rõ truyền thống lấy người Trung quốc làm trung tâm;

     3) Quan niệm về thời gian khác nhau, thường nhẫn nại hơn người Mỹ;

     4) Hành vi, lời nói đều chịu sự chỉ đạo của ý thức hệ;

     5) Trung Cộng có khái niệm tầm ngắn, tầm dài trong đàm phán.

Các đặc điểm này, nay vẫn thể hiện trong đàm phán.

Richard H.Solomon đánh giá, đặc điểm lớn nhất trong hành vi đàm phán của Trung Cộng là xây dựng quan hệ hữu nghị. Còn Kissinger cho rằng nhân viên đàm phán Trung Cộng kiên định nguyên tắc, cực kỳ kiên nhẫn và rất cơ trí. Còn Alfred D.Wilhelm Jr cho rằng hai đặc trưng cùa hành vi đàm phán Trung Cộng là Chủ nghĩa Mác và văn hóa Trung hoa.

Trong báo cáo phân tích “Hành vi đàm phán chính trị Trung Cộng” của CIA Mỹ nêu hai đặc điểm:

     1)Giao thiệp của Trung Cộng có phong cách đặc thù, mưu sách đàm phán của họ không phải độc nhất vô nhị. Các mưu sách đàm phán và sách lược gây sức ép mà nhân viên đàm phán sử dụng cũng đã thể hiện văn hóa đặc thù của Trung quốc trong giao thiệp với các nước khác, nhưng chưa phát triển thành phương pháp đàm phán độc đắc;

     2) Trung Cộng trong đàm phán, tuy có mục đích nhất định, nhưng không phải mỗi lần đàm phán họ đều khống chế được, mà khi họ không nắm được hoàn toàn tình hình, thực hành thận trọng. Phong cách đàm phán của Trung Cộng bắt đầu từng bước học tập thông lệ quốc tế, chịu ảnh hưởng phong cách ngoại giao Nga Xô, truyền thống văn hóa và lịch sử Trung quốc.

Diệp Minh Đức và Lương Ngọc Anh phân tích đàm phán Trung Cộng, chỉ ra một số đặc trưng của hành vi đàm phán Trung Cộng:

     1) Xác định người đàm phán của đối thủ đàm phán, nhằm hiểu rõ đối thủ đàm phán, Trung Cộng sẽ trước tiên tìm hiểu tập tính đối thủ, mức độ thân sơ với Trung Cộng;

     2) Trung Cộng luôn là kiên trì lập trường của mình, tranh thủ tương đối không so đo tiểu tiết hoặc các bước cụ thể, tức không nhượng bộ về nguyên tắc lớn, còn vấn đề nhỏ tỏ ra rộng rãi với đối phương, ít đưa ra ý kiến.

     3) Đôi lúc đưa “tuyên truyền” vào sách lược đàm phán. Điền Hồng Mậu lại cho rằng, trong đàm phán Trung-Anh, trên vấn đề chủ yếu, Anh quốc đã khuất phục trước lập trường hầu như nhượng bộ hoàn toàn Trung quốc. Trong tiến trình đàm phán lộ rõ tư thế yếu đuối, một mặt phản ánh quốc lực Anh đang xuống, mặt khác chứng tỏ chính phủ đảng Bảo thủ không vì trao trả Hồng Kông mà ảnh hưởng quan hệ Anh-Trung. Đồng thời ý của Anh đối với Hồng Kông là muốn duy trì hiện trạng tự do kinh tế và phương thức sinh hoạt. Cuối cùng không địch nổi với làn sóng chủ nghĩa dân tộc được Trung Cộng cổ vũ. Trung Cộng đã dùng chủ nghĩa dân tộc để chọi lại ý đồ của Anh rất thành công. Hứa Gia Đôn đã đi vận động mọi tầng lờp Hồng Kông, kể cả cùng ăn cơm, tiếp xúc, làm binh sỹ chống đảng CS để vận động ủng hộ Trung Cộng thu hồi chủ quyền. Đã tiến hành phát động 72 Công hội ơ Hồng Kông tổ chức tọa đàm ủng hộ Trung Cộng thu hồi Hồng Kông.

Tháng 9/2001

(Đây là bản Tài liệu nghiên cứu phân tích về “Kỹ xảo đàm phán của Trung Cộng”của Cục Tình báo quân đội Đài loan, tôi đã dịch từ năm 2001. Nay tôi cung cấp lại để quí vị tham khảo.)

Người dịch:  Đặng Đình Lựu
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

.

Một số tình hình diễn biến xã hội Trung Quốc
từ sau cải cách mở cửa đến nay


  
Tình hình nội bộ Trung Quốc không hẳn như giới lãnh đạo và truyền thông của họ nói. Trong lòng xã hội của cộng đồng hơn 1,3 tỷ người này cũng đang đầy những mầm mống bất ổn. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chính sách đối ngoại dựa trên nền tảng bá quyền đại Hán của họ. Để cùng bạn đọc có thêm những thông tin, từ đó hiểu hơn và cảnh giác hơn về họ, Satthat xin đăng bài có tính chất tổng hợp thông tin từ các chính khách, học giả và báo chí Trung Quốc của tác giả Đặng Đình Lựu. Xin nhấn mạnh rằng đây là tài liệu tham khảo, để “biết người, biết ta”, là một tiếng nói, một cách nhìn về hiện thực diễn biến xã hội TQ hiện nay để suy ngẫm, đặc biệt trong bối cảnh nhà cầm quyền Trung Quốc đang ngày càng thể hiện một cách quyết liệt và trắng trợn về hồ sơ Biển Đông.

Từ sau cải cách mở cửa lại nay (2010), xã hội Trung quốc có nhiều biến động về giai cấp, giai tầng xã hội, về phân hóa giàu nghèo. Để hiểu rõ hơn về  đảng Cộng sản và chính quyền Trung quốc, cũng cần hiểu rõ những diễn biến mới về xã hội Trung quốc. Dưới đây, bước đầu xin giới thiệu 3 chủ đề:

1) Tình hình diễn biến về giai cấp;
2) Sự xuất hiện giai tầng xã hội mới;
3) Sự phân hóa giàu nghèo.     

Trung quốc vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội đều đang trong quá trình chuyển biến, chưa định hình, chưa ổn định, về cách nhìn nhận đánh giá cũng đang trong quá trình diễn biến phát triển, chưa phải là điểm cuối cùng.

I.TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN CÁC GIAI CẤP.

Trước cải cách mở cửa, kết cấu xã hội cơ bản của Trung quốc chỉ có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức. Với đà cải cách mở cửa, cơ cấu giai cấp và trong từng giai cấp đã có thay đổi. Như ông Dương Tư Viễn  (Kỹ sư thiết kế công trình) đã phân tích như sau:

Giai cấp công nhân,

Trước mắt có thể chia thành hai bộ phận: giai cấp công nhân của xí nghiệp truyền thống và giai cấp công nhân kiểu mới nông dân công (Là những nông dân vào nhà máy, xí nghiệp, khu kinh tế làm công nhân, nhưng chưa thực sự ổn định, vẫn có thể quay về lại nông thôn làm nông dân, Ở Trung Quốc gọi họ là “nông dân công”).

Sau khi nước Trung hoa mới thành lập năm 1949, giai cấp công nhân truyên thống đã giành được vị trí chủ nhân của xí nghiệp và đất nước. Họ là lực lượng dân chủ giai cấp vô sản Trung quốc. Dưới thể chế kinh tế kế hoạch thống nhất tập trung cả kinh tế chính trị, trong đội ngũ cán bộ của nội bộ giai cấp công nhân truyền thống đã từng bước dị hóa ra một giai cấp tư sản quan liêu. Sự xuất hiện của giai cấp này, dần dần thay thế vị trí chủ nhân đất nước và xí nghiệp của giai cấp công nhân truyền thống. Đây là căn nguyên chủ yếu tạo nên diện lớn công nhân truyền thống rời việc thất nghiệp và biến thành lao động làm thuê. Mấy chục năm gần đây, giai cấp công nhân truyền thống là giai cấp bị tước đoạt quyền lợi kinh tế và chính trị nghiêm trọng nhất. Đối với chủ trương xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) lấy giai cấp lao động làm chủ thể, thì giai cấp công nhân truyền thống hết sức tán thành. Đương nhiên, xã hội hài hòa mà họ ủng hộ là xã hội hài hòa của tính chất XHCN, lấy người lao động làm chủ thể, còn thứ xã hội hài hòa lấy tư bản và quan liêu làm chủ thể, thì đông đảo công nhân truyền thống cực lực phản đối. Vì đó không phải là xã hội hài hòa XHCN thực sự. Điều khát vọng của giai cấp công nhân truyền thống là quan hệ lao động hài hòa, chứ không phải là quan hệ lao động làm thuê. Bởi giai cấp công nhân truyền thống là đại diện cho sức sản xuất công nghiệp Trung quốc mà trở thành lực lượng lãnh đạo của xây dựng xã hội hài hòa.

Giai cấp công nhân kiểu mới – nông dân công vẫn còn giữ thân phận nông dân. Họ là sản phẩm gắn với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Nông dân công tập trung ở vùng duyên hải và các thành phố lớn trung tâm TQ. Ngoài bộ phận người lao động cá thể ra, họ hoàn toàn là công nhân làm thuê. Làm thuê cho tư bản tư nhân, tư bản quốc hữu và tư bản nước ngoài. Họ là lực lượng lao động chù yếu của các sản nghiệp kiểu tập trung nhiều lao động trong lực lượng sản xuất công nghiệp Trung quốc, là chức công của “công xưởng thế giới” nổi tiếng lấy sức lao động rẻ mạt. Nếu như nói Trung quốc là “con bò sữa” của thế giới, nông dân công là người nuôi bò. Nông dân công chịu mấy lần bóc lột của giai cấp tư sản trong nước và giai cấp tư sản quốc tế, là nô lệ của nhà máy máu và nước mắt. Họ là lực lượng mới của dân chủ giai cấp vô sản chống lại thống trị tư bản, cũng giống như giai cấp công nhân truyền thống, họ là người lãnh đạo xây dựng xã hội hài hòa XHCN.

Giai cấp nông dân.

Cuối thập niên 70, 80 thế kỷ trước, nông thôn TQ thực hiện khoán kinh doanh cho hộ gia đình, dựng lại kinh tế tiểu nông cá thể. Trung quốc là nước có lịch sử lâu đời về kinh tế tiểu nông, nghiêm khắc mà nói, tiểu nông không cấu thành một giai cấp, chỉ vì sự tồn tại của các giai cấp khác, tiểu nông mới từ bên ngoài được coi là một giai câp để đối xử. Từ khi có thương nghiệp, kinh tế tiểu nông là cơ sở kinh tế của giai cấp địa chủ quan liêu tập quyền và giai cấp tư sản quan liêu cận đại thống trị. “Đại nhất thống” của kinh tế tiểu nông với chính trị là hai mặt của đồng tiền kẽm. Kinh tế tiểu nông thời cổ đại là điều kiện để tạo nên văn minh nông nghiệp phát đạt. Nhưng sau khi sản sinh ra chủ nghĩa tư bản cận đại, kinh tế tiểu nông trở thành thế lực kinh tế lạc hậu, bảo thủ, phân tán, tính địa phương, trở thành đối tượng của tư bản nuốt, phá sản hoặc bị cải tạo. Sau khi khoán hộ gia đình, nông dân cá thể rơi vào nghèo khó, phá sản là vận mệnh tất yếu của họ. Còn trong lịch sử, vùng kinh tế tập thể tương đối phát đạt lại đúng là đi đầu trong chuyển đổi theo hướng phương thức sản xuất công nghiệp. Xí nghiệp của đội sản xuất, của hợp tác xã sản xuất và về sau là xí nghiệp hương trấn phát triển nhanh chóng, đã bước đầu hình thành sự chuyển đổi người lao động từ là người nông dân sang người công nhân. Đối mặt với nghèo khó và phá sản, tiểu nông cá thể chỉ có rời ruộng đất để trở thành nông dân công, chịu sự bóc lột của tư bản. Duy trì kinh tế tiểu nông hiện có là đã quay lưng lại với toàn bộ xu thế lịch sử công nghiệp hóa. Điều này có thể từ 3 loại mô thức công nghiệp hóa đã để lại ấn chứng:

Một là, loạt lớn nông dân rời bỏ nông thôn, vào thành phố tìm việc, trở thành nông dân công, và chủ yếu do tư bản tư nhân thuê. (Đến cuối năm 2008 cả nước có 225 triệu nông dân công, bằng + 50% tống số lao động nông thôn). Mô thức này thực tế là lực lượng tư bản thực hiện cải tạo đối với kinh tế tiểu nông.

Sau khi thực hiện chế độ khoán, cái lợi duy nhất và quan trọng nhất đối với phát triển của người nông dân là dành được quyền sở hữu sức lao động của mình. Đây là tiền đề quan trọng để người nông dân có thể bán sức lao động, để ra ngoài làm công. Nông dân có ruộng đất lại không yên ổn với ruông đất, không phải như số người nói, nông dân chỉ cần có ruộng đất là có thể yên vị với bản nghề ở lại nông thôn, mà là do có sự ngưỡng vọng mãnh liệt đối với văn minh công nghiệp và văn minh thành thị mà rời ruộng rời làng để đi ra ngoài. Còn do sức ép của phương thức sản xuất công nghiệp chi phối phương thức sản xuất nông nghiệp gây ra. Nông dân cá thể buộc phải cuốn vào thành thị, đành phải tiếp nhận văn minh công nghiệp, văn minh đô thị. Sự xuất hiện nông dân công, với ý nghĩa khẳng định mà nói, là nông dân hướng về công nghiệp hóa, với ý nghĩa phủ định mà nói là nội bộ nông thôn đã không thể thỏa mãn mong muốn của nông dân đối với công nghiệp hóa. Nếu như nội bộ nông thôn, có thể thu nạp nông dân chuyên làm sản xuất công nghiệp, chắc không ai lại bỏ nhà bỏ ruộng đi ra ngoài làm.

Hai là, Cái gọi là mô thức “công ty + hộ nghèo”, với tiền đề là nông dân tiếp tục ở lại với ruộng đất chuyên làm sản xuất nông nghiệp, thông qua công ty hiện đại cung cấp dịch vụ trước sản xuất, trong và sau sản xuất cho kinh tế tiểu nông, từ đó đưa tiểu nông thu nạp vào phạm trù sản xuất công nghiệp hiện đại. Với mô thức này, phương thức sản xuất nông nghiệp ở đây không chỉ không được cải tạo, ngược lại lại càng cường hóa. Công nghiệp hóa nông thôn không vì thế mà có được mảy may tiến bộ. Kinh tế tiểu nông lại bị đông kết chặt hơn. Nhưng mô thức này ngầm chứa một mệnh đề hợp lý, tức là tự thân kinh tế tiểu nông không thể thực hiện công nghiệp hóa, cũng không thể độc lập đối mặt với rủi ro thị trường, cần công ty hiện đại làm bước đệm hòa hoãn để giảm thấp rủi ro. Nghiêm khắc mà nói, mô thức này không phải là mô thức của kinh tế tiểu nông đi lên công nghiệp hóa, mà chỉ là mô thức của kinh tế tiểu nông thích ứng với công nghiệp hóa mà thôi.

Ba là, phát triển xí nghiệp hương trấn chế độ tập thể, là mô thức công nghiệp hóa “rời ruộng không rời làng”, đã được tán dương vào giữa thập kỷ 80 đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, đã thu được thành tựu không thẻ xem nhẹ. Nhưng trong “chuyển chế độ xí nghiệp…” cuối thập kỷ 90, xí nghiệp hương trấn chế độ tập thể đã hoàn thành cải tạo tư hữu hóa, không còn là thành phần kinh tế của tổ chức CNXH. Xí nghiệp hương trấn sau tư hữu hóa, lấy tăng giá trị tư bản làm mục đích, không còn coi sự phát triển của người lao động là động cơ của kinh doanh xí nghiệp. Ý nghĩa tích cực của mô thức này là ở chỗ thừa nhận nông dân cá thể không thể độc lập đi lên con đường công nghiệp hóa, cần phải dựa vào lực lượng tập thể, công nghiệp hóa nông thôn có thể tiến hành trong nội bộ nông thôn, nông dân không nhất thiết phải rời nông thôn mới có thể thực hiện được chuyển biến sang công nhân. Công nghiệp hóa là hướng nguyện vọng phổ biến của nông dân. Chế độ XHCN hoàn toàn có thể thỏa mãn đòi hỏi này của nông dân. Kinh tế tập thể càng lớn mạnh, xí nghiệp hương trấn càng phát triển, sức hấp dẫn của kinh tế cá thể càng yếu đi. Con đường này có hạn chế ở chỗ, thể chế quyền lợi của chế độ tập thể phủ định quyền sở hữu của nông dân đối với sức lao động bản thân và tư liệu sản xuất của mình, tập quyền của tập thể gây ra giảm sút tính tích cực của nông dân và suy bại của chế độ tập thể, đã chuẩn bị tiền đề cho tư hữu hóa xí nghiệp hương trấn.

Ba mô thức trên có điểm chung ở chỗ, kinh tế tiểu nông không có sức để đảm đương nhiệm vụ lịch sử công nghiệp hóa nông thôn. Đối với tiểu nông cá thể giữ lại mãi trên mảnh đất, chỉ có đi con đường hợp tác hóa trong điều kiện có lợi cho họ, họ mới có thể tiếp thu. Còn tình hình hiện nay, nông dân không là trên thị trường thì là trong nhà máy chịu sự bóc lột của tư bản quốc tế và tư bản trong nước. Cải tạo kinh tế tiểu nông đã trở thành lối ra căn bản cho nông dân để có được phát triển bằng con đường xây dựng xã hội hài hòa XHCN của người lao động gồm người nông dân trong đó làm chủ thể, tức là đặt lợi ích nông dân và lợi ích giai cấp công nhân trên lợi ích của mọi tư bản. Có như vậy mới được nông dân đồng tình thuận theo.


(xem tiếp phần dưới)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(tiếp theo phần trên)

Một số tình hình diễn biến xã hội Trung Quốc
từ sau cải cách mở cửa đến nay



Giai cấp tiểu tư sản thành thị.

Bao gồm hộ công thương chuyên hoạt động kinh doanh cá thể ở thành phố, tầng lớp giáo viên, viên chức nhỏ, luật sư nhỏ, tiểu thương, tri thức nhỏ, người làm nghề tự do. Số người thuộc giai cấp này rất đông, đại thể có thể chia ra 3 giai tầng, thái độ đối với xây dựng xã hội hài hòa là khác nhau.

Bộ phận kinh tế tương đối khá, cho rằng hiện giờ xã hội là hài hòa nhất. Giai cấp tương đối độc lập này, trước nay không thật quan tầm vấn đề xã hội, tự biết mình không thể chủ đạo làm biến đổi xã hội, vì thế giữ thái độ bấp bênh, nhất là bộ phận có điều kiện kinh tế giàu có lại càng như thế.

Bộ phận có điều kiện kinh tế có thể tự cấp, cho dù không có sức ép về đời sống, nhưng họ đối với tham ô hủ bại, đối với sự hoành hành của tư bản quan liêu là muốn nguyền rủa chúng nó. Họ đều cảm tháy những cái mình có được là gian khổ mà có.

Giai cấp tiểu tư sản quan liêu là giai cấp không làm mà có, xã hội không hài hòa, nguồn gốc là từ giai cấp tư sản quan liêu. Họ có lòng yêu nước, đều cho rằng bằng nỗ lực cá nhân là có thể thực hiện dân giàu nước mạnh.

Giai cấp tiểu tư sản hy vọng vươn lên vị trí xã hội của giai cấp tư sản tư nhân. Trong giai cấp này, giai tầng có khả năng càng có nguyện vọng thực hiện lớn, nhưng số người tương đối ít, không hy vọng vào xây dựng xã hội hài hòa của người lao động làm chủ thể. Còn tầng lớp trung và dưới thì ủng hộ xã hội hài hòa khá giả, bởi vì giai cấp tiểu tư sản về cơ bản vẫn là người lao động. Tầng lớp dưới của giai cấp này, thường là rất căm giận đối với tư bản quan liêu, bọn quyền thế. Vì chính lòng tham không đáy của những lũ chuột này, mới làm cho họ bị tổn thất và không giữ được sinh kế. Tầng lớp này là lực lượng quan trọng của xây dựng xã hội hài hòa XHCN.

Giai cấp tư sản tư nhân.

Đây là giai cấp ông chủ mới, sinh ra được do chính sách nhà nước cho phép từ khi cải cách mở cửa. Cho dù đây là một giai cấp bóc lột, nhưng tính chất tư bản chủ nghĩa của phương thức sản xuất của nó giúp nó vẫn có tính tiến bộ nhất định trong một quốc gia mà kinh tế tiểu nông vẫn chiếm vị trí rất lớn, có tác dụng phát huy mặt tiến bộ đối với cải tạo kinh tế tiểu nông. Mặt chủ yếu của giai cấp tư sản tư nhân là mâu thuẫn trong quan hệ lao động làm thuê. Giai cấp này không thể ủng hộ xây dựng quan hệ lao động hài hòa lấy người lao động làm chủ thể. Họ chỉ có thể tiếp nhận hài hòa xã hội lấy tư bản làm chủ đạo, cũng tức là tự do bóc lột hài hòa đối với công nhân, nhất là đối với nông dân công, là người bóc lột của nhà máy máu và nước mắt. Giai cấp này kể từ ngày sinh ra vẫn là nhỏ yếu về chính trị chẳng làm được gì, không phải như số người trong giới học thuật nói là sẽ dẫn đến nguy hiểm đưa TQ đi theo chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản của TQ là không tưởng. Hiện thực là chủ nghĩa xã hội giai đoạn ban đầu, nguy hiểm thực sự là đến từ chủ nghĩa tư bản quan liêu. Cái thế nhỏ yếu của giai cấp tư sản tư nhân đã quyết định nó thu nhận lực lượng chủ yếu đến từ bên ngoài, cho dù CNXH thắng lợi hay chủ nghĩa tư bản quan liêu thắng lợi, giai cấp tư sản tư nhân đều sẽ tồn tại lâu dài, chỉ có điều là vai trò của nó là hoàn toàn khác nhau.

Giai cấp tư sản quan liêu.

Đây là trứng nước được sinh ra dưới thể chế chính trị hành chính tập quyền và thể chế kinh tế kế hoạch thống nhất quản lý. Đủ loại quan chức các cấp chiếm nuốt tài sản công hữu và lợi dụng quyền lực công có trong tay, tham ô hủ bại mà sinh ra giai cấp bóc lột mới. Giai cấp này cũng thông qua một con đường riêng để phát triển lên, tức một loạt giai tầng giàu có bốc lên là bằng con đường bán quan, bán chức mà đi vào lợi dụng quyền lực công để thu tô quyền lực, lợi nhuận.

Khác với giai cấp tư sản quan liêu cũ, chỗ dựa của giai cấp tư sản quan liêu ngày nay không phải là chế độ quan liêu tập quyền và chế độ chủ nghĩa tư bản quan liêu, mà là có được chỗ dựa của chế độ dân chủ nhân dân. Do tính chất ban đầu của chế độ dân chủ nhân dân, chưa hoàn thiện dân chủ, không thể ngăn chặn có hiệu quả hủ bại xâm hại quyền lợi công cộng, công bộc xã hội biến thành chủ nhân xã hội, đã sinh ra tư bản quan liêu và giai cấp tư sản quan liêu. Một điều khác nữa là ở chỗ, tư bản quan liêu TQ cũ là dựa vào ăn nuốt tài sản tư hữu và tài sản địch ngụy mà phất lên. Tư bản quan liêu TQ ngày nay là dựa vào ăn nuốt tài sản công hữu, chủ yếu là tài sản xí nghiệp quốc hữu và bóc đoạt dầu mỡ của dân mà phất lên.

Cần chỉ ra là, quan chức không có nghĩa là giai cấp tư sản quan liêu. Quan chức nhà nước làm công bộc của dân là một bộ phận của giai cấp lao động, trong họ phần lớn là người có tinh thần cách mạng, lấy sự trung thành và hành vi đối với lợi ích nhân dân, đã kìm gữ mạnh tốc độ quan liêu hóa thể chế tập quyền hành chính, để rèn đúc vũ khí phê phán và dùng vũ khí đó phê phán thể chế quan liêu tập quyền hành chính. Chỉ có những người lợi dụng quyền lực biến quyền lợi chung thành quyền lợi riêng và chuyển nguồn lợi phi pháp thành tư bản, mới là người tư sản quan liêu dị hóa ra từ trong giai cấp lao động. Giai cấp tư sản quan liêu đang ngày càng hình thành, là giai cấp phản động nhất, lạc hậu nhất, xấu ác nhất TQ hiện nay, dựa vào ăn nuốt tài sản công hữu và máu mồ hôi người lao động mà lớn dần lên. Lý tưởng chính trị của họ là lật đổ chính quyền nhân dân, xây dựng nước Cộng hòa quan liêu, nhất thống thiên hạ của tư bản quan liêu, chứ không phải là cái gì xã hội hài hòa XHCN.

Giai cấp này lấy quyền lợi công cộng làm thủ đoạn và phương thức tăng giá trị tư bản, hình thành nhiều ngành hàng độc quyền lũng đoạn tư bản quan liêu. Ở trong nước, họ chỉ dựa vào phân phối của cải, lợi ích có ngay, chứ không hề tham gia sáng tạo của cải mới, không hề thông qua tiến bộ kỹ thuật và sáng tạo mới để có siêu lợi nhuận. Ở bên ngoài, họ ngả dựa vào tập đoàn tài chính lũng đoạn quốc tế, rất có tính chất mại bản, là căn nguyên của ngoại giao TQ luôn bị nhục nhã. Nguyên phát của âm thanh không hài hòa lớn nhất của xã hội XHCN là ở giai cấp tư sản quan liêu này. Một trong nhiệm vụ chủ yếu của xây dựng xã hội hài hòa là cuốc sạch giai cấp tư sản quan liêu và điều kiện xã hội sinh sôi của nó.

Tổng quát những điều trình bày trên là, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo xây dựng xã hội hài hòa XHCN. Giai cấp nông dân là lực dựa có số người đông nhất của xã hội hài hòa XHCN. Giai cấp tiểu tư sản là lực lượng quan trọng của xã hội hài hòa XHCN. Giai cấp tư sản tư nhân là lực lượng cần lợi dụng của xã hội hài hòa XHCN. Giai cấp tư sản quan liêu là trở ngại chủ yếu cần quét sạch, là căn nguyên sản sinh các nhân tố không hài hòa hiện nay của xây dựng xã hội hài hòa XHCN Trung quốc./.


(Tổng hợp từ các bản tin, bài viết trên Nhật báo nhân dân ngày13/02/2007, ngày 11/6/2007, ngày 09/4/2008. Mạng Tân hoa ngày 25/12/2006, ngày 08/3/2008. Nhật báo Giải phóng ngày 21/6/2006. Nhật báo Quảng châu ngày 20/6/2007. Thời báo Công thương Trung hoa ngày 08/82007. Tham khảo kinh tế ngày 10/5/2010.)

Còn tiếp...
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

.
Vương triều Trung Quốc đang gặp rắc rối
  
Đôi khi những cuốn sách mà những nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước đọc có thể tiết lộ rất nhiều về những điều họ đang suy nghĩ. Vì vậy, một trong những cuốn sách được một số thành viên sắp tới của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc – cơ quan quyết định cao nhất của đất nước – đọc, có thể làm người ta ngạc nhiên: đấy là cuốn Chế độ cũ và cách mạng của Alexis de Tocqueville.
Những nhà lãnh đạo mà ĐCSTQ sẽ trao cho chiếc gậy chỉ huy tại Đại hội XVIII, dự kiến tổ chức vào ngày 08 tháng 11, được nói là không chỉ đọc chẩn đoán của Tocqueville về điều kiện xã hội vào đêm trước của Cách mạng Pháp, mà còn đề nghị bạn bè của họ đọc nó nữa. Nếu đúng như thế, câu hỏi rõ ràng là vì sao các nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc lại chuyền tay nhau tác phẩm cổ điển của nước ngoài nói về cuộc cách mạng xã hội này.
Tìm câu trả lời không phải là việc khó. Đấy có khả năng là những nhà lãnh đạo này cảm thấy rằng – bằng bản năng hay lí trí – cuộc khủng hoảng sắp xảy ra đe dọa sự sống còn của ĐCSTQ chẳng khác gì cuộc cách mạng Pháp đặt dấu chấm hết cho triều đình Bourbon vậy.
Dấu hiệu của sự lo lắng đã hiện rõ. Vốn đang chạy khỏi Trung Quốc hiện đạt mức cao kỉ lục. Những cuộc thăm dò các triệu phú đô la của Trung Quốc cho thấy một nửa trong số họ muốn di cư. Trong khi đang có những lời kêu gọi tăng cường dân chủ, ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc tương lai được nói là đã đến gặp con trai của cố tổng bí thư Hồ Diệu Bang, một nhà cải cách và là thần tượng của những người dân chủ ở Trung Quốc. Trong khi không nên kì vọng quá nhiều vào chuyến thăm này, nhưng có thể nói mà không sợ sai là các nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc biết rằng Thiên triều đang sắp có loạn.
Ý tưởng cho rằng một hình thức khủng hoảng chính trị nào đó có thể chôn vùi Trung Quốc trong những năm tới có thể làm nhiều người – đặc biệt là các doanh nghiệp phương Tây và giới tinh hoa chính trị, những người đã coi sức mạnh và sự bền vững của ĐCSTQ là một sự đương nhiên – coi là ý tưởng nhảm nhí. Trong đầu óc của họ, quyền lực của Đảng là cực kì vững chắc, không gì có thể lay chuyển được. Tuy nhiên, một số xu hướng đang nổi lên –các xu hướng này còn chưa được quan sát hoặc chỉ được lưu ý một cách riêng rẽ – đã làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực giữa ĐCSTQ và xã hội Trung Quốc. Đảng đánh mất sự tín nhiệm và quyền kiểm soát, còn xã hội thì có thêm sức mạnh và sự tự tin.
Một trong những xu hướng này là sự xuất hiện của những nhân vật độc lập có uy tín về mặt đạo đức trong xã hội: các doanh nhân thành đạt, các học giả có uy tín và các nhà báo, nhà văn nổi tiếng, và những blogger có ảnh hưởng. Chắc chắn là sau vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989, ĐCSTQ đã theo đuổi một chiến lược kết nạp giới tinh hoa ngoài xã hội. Nhưng những người như Shuli Hu (胡淑丽người sáng lập hai tạp chí chuyên viết về kinh tế có ảnh hưởng), Pan Shiyi (潘石屹một nhà kinh doanh bất động sản dám nói thẳng), Yu Jianrong (于建嵘một nhà khoa học xã hội và trí thức có tiếng), Wu Jinglian (吴敬琏nhà kinh tế học hàng đầu), và các blogger như Hàn Hàn và Li Chengpeng李承鹏, là những người đã đạt được thành công trong lĩnh vực của mình, và đã duy trì tính toàn vẹn và sự độc lập của họ.
Tận dụng lợi thế của Internet và weibo (tương tự như Twitter), họ đã trở những chiến sĩ đấu tranh cho công bằng xã hội. Sự dũng cảm về mặt đạo đức và địa vị xã hội của họ, đến lượt mình, đã giúp họ xây dựng được sự ủng hộ của quần chúng (có hàng chục triệu đệ tử trên mạng weibo). Tiếng nói của họ thường điều chỉnh lại khuôn khổ của những cuộc tranh luận về chính sách xã hội và đẩy ĐCSTQ vào thế phòng ngự.

Đối với Đảng đấy là những hiện tượng rất đáng lo ngại. Đảng đã phải nhường những đỉnh cao chỉ huy trong nền chính trị Trung Quốc cho những người đại diện độc lập của các lực lượng xã hội mà Đảng không thể kiểm soát được. Độc quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc tạo ra chuẩn mực đạo đức xã hội đã không còn, và bây giờ độc quyền của quyền lực chính trị cũng đang bị đe dọa.
Sự mất mát này kết hợp với sự sụp đổ uy tín của Đảng trong lòng những người dân bình thường. Chắc chắn là, sự mờ ám, bí mật và dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn luôn hàm ý vấn đề về sự tín nhiệm. Nhưng, trong thập kỷ vừa qua, một loạt các vụ bê bối và khủng hoảng– liên quan đến an ninh công cộng, thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả mạo, ô nhiễm môi trường – đã phá hủy nốt một chút uy tín còn sót lại.
Một trong những sự kiện quan trọng là vụ sữa bột trẻ em bị nhiễm độc trong năm 2008. Việc đàn áp những tin tức nói về sự kiện của chính quyền (xảy ra ngay trước Thế vận hội Bắc Kinh) không chỉ làm cho nhiều trẻ sơ sinh bị chết, mà còn làm cho nhiều người Trung Quốc bình thường không còn tin tưởng vào chính quyền nữa. Về môi trường, có lẽ bằng chứng đáng kể nhất là người dân Bắc Kinh thích đọc các nghiên cứu của Đại sứ quán Hoa Kỳ về chất lượng không khí hơn những báo cáo của chính quyền của họ.
Một chế độ đã bị mất tín nhiệm thì chi phí cho việc duy trì quyền lực là cực kì cao và cuối cùng trở thành không thể chịu đựng được – bởi vì họ phải đàn áp thường xuyên hơn và nặng nề hơn.
Nhưng đàn áp càng ngày càng mang lại ít lợi ích cho Đảng hơn: giá phải trả cho những hành động tập thể giảm đi nhanh chóng. Chế độ chuyên chế tiếp tục duy trì được quyền lực nếu họ có thể chia rẽ dân chúng và ngăn chặn được những hoạt động đối lập có tổ chức. Mặc dù hiện nay Đảng Cộng sản Trung Quốc đang phải đương đầu lực lượng đối lập chưa có tổ chức, nhưng hàng ngày nó đang phải trực diện với những hoạt động chống đối hầu như đã có tổ chức rồi.

Theo ước tính của các nhà xã hội học Trung Quốc, mỗi ngày đều có 500 cuộc bạo động, biểu tình tập thể, và đình công, tăng gần bốn lần so với một thập kỷ trước. Với sự phổ biến của điện thoại di động và máy tính có kết nối Internet, việc tổ chức những người ủng hộ và đồng minh trở thành dễ dàng hơn bao giờ hết.
Hơn nữa, thách thức ngày càng gia tăng chứngtỏ dân chúng đã nhận thức được rằng chính quyền đã sợ dân và có xu hướng chấp nhận những yêu cầu của họ khi phải đối mặt với những người phản đối đầy giận dữ. Trong một số cuộc phản đối mang tính tập thể được nói đến nhiều trong năm vừa qua – vụ tranh chấp đất đại ở làng Ô Khảm thuộc tỉnh Quảng Đông và những cuộc phản đối liên quan đến môi trường ở Đại Liên, Shifang什邡và Giang Tô, Chính phủ đã chùn bước.

Nếu cai trị bằng sự dọa nạt không còn đứng vững được, những người cầm quyền mới của Trung Quốc phải bắt đầu lo lắng cho tương lai của ĐCSTQ. Khi cuộc cách mạng chính trị thầm lặng tiếp tục phát lộ, câu hỏi bây giờ là liệu họ sẽ chú ý đến dấu hiệu của nó, hay họ sẽ cố gắng để duy trì cái trật tự – giống như chế độ quân chủ Pháp – không thể cứu vãn được.

Bùi Mẫn Hân

Phạm Nguyên Trường dịch
-------------------------------------------------------
Bùi Mẫn Hân 裴敏欣là Giáo sư về quản trị tại Claremont MacKenna College và thành viên không thường trú cao cấp của Quỹ Marshall Đức ở Hoa Kỳ.

Nguồn nguyên bản: http://www.project-syndic...ty-in-china-by-minxin-pei
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

.
Yếu tố Trung Quốc ở điểm nút cuộc đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ tại Paris
  
Thất bại nặng nề trước đòn tiến công  và nổi dậy của các lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam trong Tết Mậu Thân, ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đọc diễn văn về việc ném bom hạn chế miền Bắc Việt Nam và đề nghị nói chuyện với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau nhiều cuộc tiếp xúc bí mật của phía Mỹ, Chính phủ ta tuyên bố “ sẽ cử đại diện tiếp xúc với đại diện Mỹ”.  Hai bên  tranh luận kéo dài gần một tháng về địa điểm hòa đàm, cuối cùng  thỏa thuận lấy thành phố Paris làm nơi đàm phán.
Ngày 13-5-1968, cuộc đàm phán giữa phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông Xuân Thủy dẫn đầu và phái đoàn Hoa Kỳ do Averell Harriman lãnh đạo, chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, phố Kléber, thành phố Paris. Từ đó cho đến khi Hiệp định Paris được ký kết, cuộc đàm phán Paris kéo dài 4 năm, 8 tháng, 14 ngày với 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 cuộc họp báo, gần 1.000 cuộc phỏng vấn và phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam trên toàn thế giới.

Trong quá trình đàm phán hòa bình Việt Nam-Hoa Kỳ tại Paris, từ tháng 4 năm 1971, bắt đầu xuất hiện yếu tố Trung Quốc bằng sự kiện Thủ tướng Chu Ân Lai chủ động mời Tổng Thống Mỹ Richard Nixon sang thăm Băc Kinh.

Không phải ngẫu nhiên xảy ra sự kiện đó. Ngược dòng lịch sử, chúng ta đều biết, trong lịch sử cận hiện đại nước ta, mọi kẻ xâm lược đều phải tính đến yếu tố Trung Hoa trong quá trình xâm lược, bởi hai nước “núi liền núi, sông liền sông”. Trong cuộc xâm lược Việt Nam cuối thế kỷ XIX, người Pháp, khi tiến hành cuộc viễn chinh Bắc Kỳ I (1872-1873) cũng đã tính đến yếu tố nhà Thanh và đặc biệt, giữa thế kỷ trước, người Mỹ đã từng chứng kiến người Pháp tính đến yếu tố Trung Quốc trong Hiệp ước Trùng Khánh 28/2/1946 và Hiệp định Giơnevơ  năm 1954. Đến lượt mình, khi gây ra cuộc chiến tranh với nước ta, Hoa Kỳ cũng đã tính đến yếu tố Trung Quốc, không chỉ vì Trung Quốc và Việt Nam cùng chung biên giới như trước đây, mà quan trọng hơn hai nước tương đồng về ý thức hệ và Trung Quốc là nước viện trợ sức người, sức của to lớn cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Năm 1965, trước khi đổ quân vào miền Nam và mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, Hoa kỳ đã tiến hành thăm dò phản ứng của Trung Quốc. Tháng 1 năm 1965, trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Mỹ Etga Xnau, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã không úp mở tuyên bố: “Quân đội Trung Quốc sẽ không vượt biên giới của mình để đánh nhau. Đó là điều hoàn toàn rõ ràng. Chỉ khi nào Mỹ tiến công (vào đất Trung Quốc), người Trung Quốc mới chiến đấu “ (1) . Điều đó có thể suy ra là “ Ngươi (Mỹ) không đụng đến ta (Trung Quốc) thì ta không đụng đến ngươi”.

Tuyên bố của Mao là dấu hiệu lành cho Mỹ hành động. Tháng 3-1965, đế quốc Mỹ cùng với việc đổ quân vào Đà Nẵng trực tiếp tham chiến ở miền Nam, đã mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại trên quy mô lớn ở niền Bắc. Với tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đường mòn Hồ Chí Minh vẫn phát huy tác dụng to lớn và quân dân miền Nam đã thắng lớn trong hai mùa khô (1965-1966 và 1966-1967) và đặc biệt trong Tết Mâu Thân 1968. Cùng với chiến thắng của quân dân hai miền Nam Bắc và sự bùng phát phong trào phản chiến tai hâu phương nước Mỹ, Hoa Kỳ nhân thấy không thể thắng ta về quân sự nên cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến bàn hòa đàm Paris như trên đã nói.

Từ tháng 5-1968 đến tháng 2-1970, Hội nghị Paris chỉ là diễn đàn để hai bên lên án lẫn nhau và định hướng dư luận thế giới. Từ ngày 21-2-1970, bắt đầu các cuộc gặp gỡ riêng giữa Lê Đức Thọ và Kissinger, cuộc hòa đàm Pari giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mới đi vào thực chất. Và cũng bắt đầu từ đây. Hoa Kỳ nghĩ tới việc lợi dụng yếu tố Trung Hoa giúp họ giành lây thế thượng phong trong cuộc hòa đàm với Việt Nam ở Paris. Và Trung Quốc cũng sớm nhận ra điều đó từ phía Mỹ nên cũng đã sử dụng Việt Nam trong sự đổi chác lợi ích của mình với Hoa Kỳ, bất chấp sự tổn thất của người anh em đã từng cùng chung lưng đấu cật thời hàn vi.

Chúng ta điều nhớ, một chương mới trong quan hệ Mỹ - Trung được đánh dấu bằng việc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho công bố trên Đài Phát thanh Bắc Kinh ngày 26-11-1968 bản Tuyên bố về mong muốn nối lại cuộc đàm phán với Mỹ ở cấp đại sứ ở Vácsava, Ba Lan. Tuyên bố đó như là tín hiệu không thể bỏ qua đối với Chính quyền Oasinhtơn và vì thế họ lập tức tìm mọi cách để làm thỏa mãn mong muốn từ phía Bắc Kinh. Người đóng vai trò tích cực nhất của Chính quyền Oasinhton về vấn đề này là Kissinger, cố vấn an ninh của Tổng thống R. Nixon.

Bước vào Nhà trắng ngày 1-2-1969, Kissinger cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Richardson nghiên cứu và nhanh chóng vạch ra một lộ trình thích hợp để đưa quan hệ Mỹ-Trung đạt được những thỏa thuận có lợi cho cả đôi bên. Đúng 20 ngày sau khi giữ cương vị mới, trong cuộc họp tai Nhà trắng ngày 21-2-1969, Kissinger đã đưa ra một ý tưởng chủ đạo là “ mọi xem xét tình hình quốc tế phải đánh giá vai trò của một nước có 700 triệu dân…” (2). Tiếp đó, ông vạch kế hoạch cho chuyến thăm Pháp của Tổng thống Mỹ R. Nixon. Ngày 1-3-1969, trong dịp chuyến thăm nước Pháp. R. Nixon đã nói với Tổng thống Pháp De Gaulle rằng: Bất kể khó khăn như thế nào, Hoa Kỳ cũng quyết tâm mở cuộc đối thoại với Trung Quốc và nếu những yêu cầu của Oasinhton được Bắc Kinh chấp thuận, thì Hoa Kỳ sẽ ủng hộ việc đưa Trung Quốc vào Liên Hợp Quốc, bỏ cấm vận kinh tế, rút quân Mỹ ra khỏi Đài Loan… Nói với Tổng thống Pháp, đồng thời Tổng thống Hoa Kỳ Nixon nuốn thông báo gián tiếp với Bắc Kinh ba điều quan trọng mà Trung Quốc đang mong muốn tìm kiếm nhiều năm nay.

Do lợi ích quốc gia bức thiết thôi thúc, cuối tháng 12-1969, Đại biện lâm thời Trung Quốc Lei Yang đã chủ động gặp Đại sứ Mỹ Walter J. Stoessel ở Vacsava đề nghị từ tháng 1-1970, mở lại đàm phán cấp đại sứ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Sau nhiều lần gặp gỡ trực tiếp, trao đổi công hàm, thư từ về các vấn đề liên quan, mùa Xuân năm 1971, Trung Quốc chính thức đặt vấn đề mời phái viên cấp cao Chính quyền Hoa Kỳ sang trực tiếp đàm phán.

Theo đề xuất của Trung Quốc, Kissinger đã được Tổng thống Nixon cử sang Bắc Kinh đảm nhiệm trọng trách này. Các vấn đề được đặt ra, đặc biệt cuộc chiến tranh ở Việt Nam như một điều kiện để đàm phán, đã được hai bên nhanh chóng thỏa thuận. Để thúc đẩy nhanh hơn nữa đàm phán Mỹ-Trung tới đích, nữa cuối năm 1971 Nhà trắng công bố quyết định nới rộng một số quyền lợi trên trường quốc tế cho Trung Quốc như giảm cấm vận về mậu dịch và bao vây kinh tế (đã áp dụng từ năm 1950), cấp thị thực nhập cảnh cho công dân Trung Quốc muốn đến Hoa Kỳ tham quan hay làm ăn, cho phép Trung Quốc được dùng đôla để nhập hàng hóa…

Trong cuộc làm việc giữa cố vấn đặc biệt Kissinger và Thủ tướng Chu Ân Lai ngày 10-7-1971 chuẩn bị những nội dung văn bản sẽ đưa ra trong cuộc hội đàm chính thức của nguyên thủ hai nước bao gồm chính sách đối với Đài Loan, việc đưa Trung Quốc vào Liên hợp quốc, việc rút quân chiến đấu Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam…, Thủ tướng Chu Ân Lai chính thức mời Tổng thống Nixon sang thăm Trung Quốc. Cũng trong cuộc làm việc đó, Chu Ân Lai hé lộ cho Kissinger hiểu về trở ngại lớn nhất trên con đường cải thiện quan hệ Trung-Mỹ là “ Việt Nam chứ không phải Đài Loan”. Điều đó không gì khác hơn là Chu Ân Lai đã lật bài ngữa với Hoa Kỳ trong trò chơi chính trị. Còn Kissinger yêu cầu Trung Quốc phải bằng cách nào đó không để Hà Nội có khả năng chiếm toàn bộ Nam Việt Nam và bán đảo Đông Dương, tức là phải làm ngưng trệ Việt Nam (4). Rõ ràng, trong cuộc làm việc trên, hai bên đã bày tỏ một cách thẳng thắn mục đích khởi đầu của mình.

Nhằm đẩy nhanh tiến trình đàm phám, ngày 2-8-1971, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Roger đã công khai tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ hoàn toàn ủng hộ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào Liên Hợp quốc. Và trong cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp quốc ngày 25-10-1971, Trung Quốc được chính thức công nhận là một thành viên và đồng thời trở thành một trong năm nước là ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an đầy quyền lực của tổ chức quan trọng hàng đầu thế giới. Chưa đầy một tháng sau, ngày 30-11-1971, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin về cuộc thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng thống Hoa Kỳ R. Nixon từ ngày 22 đến ngày 28-2-1972 theo lời mời của Chính phủ Trung Quốc.

Vào thời điểm Tổng thống Hoa Kỳ Nixon sang thăm Trung Quốc, quân và dân miền Nam mở cuộc tiến công chiến lược xuân- hè 1972. Mặc dù bị nhiều áp lực từ bên ngoài, đặc biệt là viện trợ quân sự, quân và dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn trên cả hai bình diện quân sự và chính trị, làm áp lực cho cuộc đàm phán giữa ta và Hoa Kỳ vào thời điểm nút tại Hội nghị Paris.

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Hoa Kỳ R. Nixon, sau nhiều cuộc hội đàm lúc công khai, lúc bí mật, cuối cung hai bên đã ra Thông cáo chung Thượng Hải. Thông cáo đề cập tới nhiều vấn đề bận tâm của hai bên, nhưng vấn đề như là điều kiện đòi hỏi hai bên phải thực hiện ngay là: “ Nếu Trung Quốc nuốn Hoa Kỳ rút quân chiến đấu ra khỏi Đài Loan thì Trung Quốc phải ép Hà Nội đi vào một giải pháp thỏa hiệp để tạo điều kiện cho Hoa Kỳ thực hiện việc rút quân ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam trong danh dự” (5)

Trong bữa tiệc chiêu đãi trọng thể tại Đại lễ đường Thiên An Môn, Tổng thống Hoa Kỳ Nixon đã bày tỏ ý nghĩa của cuộc viếng thăm Trung Quốc của ông: “ Đây là một tuần lễ làm thay đổi thế giới… Chúng ta đã tạo dựng một chiếc cầu vượt qua 16 nghìn dặm và 22 năm thù địch, ngăn cách chúng ta trong quá khứ. Đêm nay, hai nước chúng ta đã nắm tương lai của thế giới trong lòng bàn tay” (6). Và trong cuộc họp báo quốc tế về kết quả chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Hoa Kỳ Nixon, Kissinger đã khẳng định: “ Chuyến đi thăm Trung Quốc của Tổng thống Nixon không những đã mở ra một quá trình lịch sử, mà còn đem lại cho mọi người một sự lựa chọn đối với tương lai”.

Vây là, cuộc ngã giá đã kết thúc qua cuộc viếng thăm Trung Quốc của Tổng thống Hoa Kỳ. Một lần nữa yêu tố Trung Quốc được Hoa Kỳ khai thác triệt để ở điểm nút cuộc đàm phán Paris. Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều có những kiểu khác nhau để gây sức ép lên cuộc đàm phán theo kịch bản của họ. Nếu như phía Trung Quốc gây khó dễ cho Việt Nam bằng những thủ tục quá cảnh các thiết bị quân sự của các nước bè bạn giúp ta, thì phia Hoa Kỳ gây sức ép lên chúng ta bằng một chuổi các sự kiện, bắt đầu từ tháng 4 năm 1972, Mỹ quyết định ném bom trở lại và thả thủy lôi phong tỏa các cảng biển miền Bắc nước ta, đặc biệt là cảng Hải phóng, tăng cường lực lượng và phương tiện chiến tranh, liên tiếp mở những cuộc hành quân quy mô lớn trên chiến trường miền Nam, đồng thời tuyên bố hủy bỏ kế hoạch ký tắt Hiệp định Paris dự định vào tháng 10 năm 1972. Phải khẳng định một lần nữa là sự bội ước của Hoa Kỳ chính là họ kỳ vọng vào sức mạnh của siêu pháo đài bay B.52, ván bài năm ăn năm thua cuối cùng, sẽ “ đưa người Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá” như Tướng Curtis Emerson Le May đã từng nguông cuồng tuyên bố và buộc đối phương ký hiệp định theo ý của họ.

Nhưng họ đã nhầm. Theo tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh, với vũ khí có trong tay cho tới thời điểm đó, quân và dân ta bằng sức sáng tạo và lòng quả cảm đã làm phá sản chiến dịch triệt phá Hà Nội trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972.

Hết bài, ngày 8-1-1973, Hoa Kỳ trở lại Paris ngồi vào bàn đàm phán và ngày 27-1-1973, bốn bên chính thức ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và 4 Nghị đị thư liên quan. Tham gia lễ ký có đại diện của VNDCCH là Bộ trương Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, đại diện Hoa Kỳ là Ngoại trưởng William P. Rogers, đại diện của MTDTGPMNVN là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình và đại diện cho Chính quyền Sài Gòn là Tổng trưởng Ngoại giao Trần Văn Lắm.

Hiệp định Paris ngày 27-1-1973 buộc Hoa Kỳ phải rút khỏi Việt Nam và mở đường cho sự sụp đổ của Chính quyền Sài Gòn, thu giang sơn về trong một mối. Nhưng theo cách diễn đạt hóm hỉnh của anh em nhà Kalb, phần thắng của các bên là: “ Nixon được tù binh trở về. Lê Đức Thọ được Mỹ rút ra. Thiệu được giữ lại chính quyền và Chính phủ Cách mạng Lâm thời (Chính phủ Việt Cộng) được một mức độ hợp pháp chính trị ở Nam Việt Nam. Mỗi người được một cái gì đó, không có ai được tất cả mội cái” (7)

Cuối cùng, những kẻ chơi con bài Việt Nam đều bị thất bại, bởi một lẽ nước Việt Nam vào thời điểm đó không còn như nước Việt Nam dại khờ trong một thế giới ranh mãnh năm 1954 nữa.


Chú thích:

1. E. Xnô. Cuộc cách mạng lâu dài. Nxb  Hotxingxon, London,1973, tr., 216.

2. Viện quan hệ quốc tế. Thông tin Quan hê quốc tế, số 6, tháng 4/ 1979, tr., 82.

3. Như trên, Sdd, tr., 90.

4. Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt-Trung. Nxb Đà Nẵng, 1996, tr., 77.

5. Marvin Kalb- Bernard Kalb. Đột phá khẩu Trung Quốc. Hội nghị cấp cao năm 1972. Viện Thông tin, Ủy ban KHXHVN, Ha Nọi, 1978, tr, 69.

6. Diễn Văn của Tổng thống Hoa Kỳ R. Nixon trong tiệc chiêu đãi của Mao Trạch Đông tại Thiên An Môn đên Chủ nhật, 27-2-1972. Sdd, tr, 93.

7. Lưu Văn Lợi- Nguyễn Anh Vũ. Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Pari. Nxb Công an nhân dân. Hà Nội, năm 2009.

PHẠM XANH
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

.Tiếp theo phần I

Một số tình hình diễn biến xã hội Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay (II)


  
II. SỰ XUẤT HIỆN GIAI TẦNG XÃ HỘI MỚI.

“Giai tầng xã hội mới” là tầng lớp xã hội xuất hiện trong quá trình cải cách mở cửa gắn liền với quá trình thị trường hóa và quốc tế hóa nền kinh tế. Cách nêu lên “giai tầng xã hội mới”, kỳ thực không “mới” ở TQ, hơn hai chục năm trước đã từng xuất hiện giai tầng xã hội này. Nhưng mãi đến năm 2001, phát biểu tại lễ mừng 80 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung quốc “01/7”, nguyên Tổng Bí thư Giang Trạch Dân mới đưa ra khái niệm này :”…cải cách mở cửa lại nay, cấu thành giai tầng xã hội TQ đã phát sinh biến đổi mới, đã xuất hiện giai tầng xã hội gồm những người sáng nghiệp và nhân viên kỹ thuật của xí nghiệp khoa học kỹ thuật dân doanh, nhân viên kỹ thuật quản lý của xí nghiệp vốn nước ngoài thuê mời, hộ cá thể, chủ xí nghiệp tư doanh, nhân viên làm việc của tổ chức môi giới trung gian, nhân viên nghề tự do (6 loại người)…Đông đảo những người trong giai tầng xã hội mới này, bằng lao động và công tác thành thực, bằng kinh doanh hợp pháp đã cống hiến cho phát triển sức sản xuất và sự nghiệp khác của xã hội XHCN. Họ đoàn kết với công nhân, nông dân, phần tử tri thức, cán bộ và thành viên chỉ huy quân giải phóng, họ cũng là người xây dựng sự nghiệp CNXH đặc sắc Trung quốc.”

Mùa thu năm 2002, Đại hội XVI đảng CSTQ chính thức xác nhận địa vị chính trị của giai tầng xã hội mới.

Năm 2006, Hội nghị công tác Mặt trận thống nhất toàn quốc đã thống nhất định nghĩa thuộc tính xã hội của giai tầng này là “người xây dựng sự nghiệp chủ nghĩa xã hội đặc sắc TQ.”

Bắt đầu từ năm 2004, hằng năm TW đảng CSTQ đều định kỳ tổ chức lớp nghiên cứu lý luận nhân sĩ “giai tầng xã hội mới” tại Học viện CNXH trung ương, mỗi kỳ trên dưới 50 người đến từ các tỉnh thành khu trong cả nước.

Trước Đại hội XVII, tại diễn đàn với chủ đề “Thời đại Tư bản Trung Quốc đang đến và thách thức” tổ chức tại Vũ Hán, tháng 8/2007, nhà kinh tế học, Phó chủ tịch Liên hiệp Công thương toàn quốc Cố Thắng Trở đã phát biểu đề dẫn phân tích vấn đề “giai tầng xã hội mới”. Nhiều chuyên gia học giả, quan chức, các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp, một số nhân sĩ đã có những ý kiến tham gia phong phú.

Giai tầng xã hội mới, đúng là không “mới”, đã xuất hiện, tồn tại và phát triển ít nhất cũng đã 20 năm nay, mà cái “mới” là những năm gần đây nêu lên thành vấn đề nổi bật. Theo Bộ trưởng Mặt trận thống nhất Trần Hỷ Khánh do hai bối cảnh thực tế đặt ra:

Thứ nhất, mùa thu 2007 Đại hội XVII của Đảng, tiếp theo mùa xuân 2008 Hội nghị Nhân đại toàn quốc và Hội nghị Chính hiệp toàn quốc thay nhiệm kỳ, lúc đó sẽ có càng nhiều đảng viên Cộng sản trong “giai tầng xã hội mới” (theo thống kê đến cuối năm 2006 có 32,2% chủ doanh nghiệp tư doanh là đảng viên Cộng sản) sẽ trở thành đại biểu Đại hội Đảng, còn có càng nhiều nhân sĩ “giai tầng xã hội mới” ngoài đảng đã và sẽ vào Nhân đại hoặc Chính hiệp và sẽ đảm nhận thực chức chánh hoặc phó của cơ cấu chính phủ (đến cuối năm 2006 trong các chủ doanh nghiệp tư doanh đã có trên 9.000 người được bầu là đại biểu Nhân đại từ cấp huyện trở lên và trên 30.000 người được bầu là ủy viên Chính hiệp từ cấp huyện trở lên cả nước.)

Thứ hai, trong con mắt công chúng xã hội “giai tầng xã hội mới” là một quần thể trôi nổi bên ngoài thể chế, trong đó có một số có những hành vi không lành mạnh, phạm pháp trong làm ăn kinh tế, làm cho sự nhìn nhận đánh giá của công chúng đối với họ là phức tạp, nhiều chiều. Về phía nhà nước muốn đưa ra sự đánh giá chính diện để định hướng dư luận xã hội.

1) Nhận diện “giai tầng xã hội mới”.

Qui mô giai tầng này, ngành thống kê nhà nước chưa đưa ra được con số xác thực. Nhưng theo ước tính của Phó Bộ trưởng Bộ mặt trận thống nhất TW Trần Hỷ Khánh, giai tầng xã hội mới đến năm 2008 có khoảng 50 triệu người, cộng thêm tất cả số nhân viên làm việc các ngành liên quan, tổng số có khoảng 150 triệu người (11,5% dân số), họ nắm và quản lý 10.000 tỷ nhân dân tệ tiền vốn.

Giai tầng xã hội mới có các đặc điểm chủ yếu:

Thứ nhất, nguồn đến đa dạng:

Phần lớn là từ công nhân, nông dân, cán bộ và phần tử tri thức chuyển hóa đến. Quá trình chuyển hóa của họ có thể qui thành mấy làn sóng:

     - “Về lại thành phố”: làn sóng thanh niên tri thức thập kỷ 70, 80 thế kỷ trước xuống nông thôn (trong đại cách mạng văn hóa), nay về lại thành phố;

     - “Xuống biển”: làn sóng “xuống biển” của cán bộ nhà nước và nhân viên khoa học kỹ thuật xuống vùng ven biển vào thập kỷ 90 thế kỷ trước. Một loạt cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi chuyển sang làm chuyên gia kinh tế;

     - “Chuyển chế độ”: Trong quá trình chuyển đổi chế độ xí nghiệp quốc hữu và xí nghiệp tập thể, hàng loạt cán bộ, công nhân xí nghiệp quốc hữu, xã viên xí nghiệp tập thể thực hiện chuyển đổi thân phận;

     - “Phục viên”: Hàng loạt quân nhân phục viên, trong quá trình kiếm sống chuyển dần sang đội ngũ giai tầng xã hội mới;

     - “Về nước” (hải qui): Lưu học sinh trước đây học xong không muốn về nước, nay tình hình trong nước ngày càng phát triển, chính sách thu hút nhân tài đưa ra, hàng loạt trở về nước.  

Qua điều tra, trong chủ doanh nghiệp tư nhân có 37% đã từng làm trong doanh nghiệp nhà nước, 32,2% là đảng viên Cộng sản; 10% đã từng là cán bộ cơ quan nhà nước; trên dưới 20% đã từng đi bộ đội; hàng vạn là lưu học sinh trở về làm doanh nghiệp. Nhìn tổng quát phần lớn là phần tử tri thức, chủ yếu hoạt động trong khu vực ngoài công hữu, tổ chức kinh tế mới, tổ chức xã hội mới và tập trung ở vùng phát triển mạnh ven biển.

Thứ hai, Kết cấu có tính đa tầng, tính đồng chất thấp, luôn biến động, không ngừng phân hóa.

Trong giai tầng xã hội mới vừa có người kinh doanh cá thể trong kinh tế không chính qui, vừa có nhà doanh nghiệp kiểu khoa học kỹ thuật; vừa có người lao động phổ thong tìm lại việc làm, cũng có nhân sĩ chuyên gia có kiến thức khoa học kỹ thuật; vừa có công ty nhỏ kinh doanh của gia tộc, cũng có công ty lớn xuyên quốc gia nước ngoài đầu tư; vừa có kinh tế “phái hải qui”(nước ngoài vè) kiểu hàm lượng tri thức cao, cũng có kinh tế tiểu nông kiểu tập trung nhiều lao động. Khác với thể chế xã hội truyền thống, cũng khác với thời kỳ kinh tế kế hoạch thống nhất tập trung, ngày nay sau khi xuất hiện giai tầng xã hội mới, tính lưu động của con người không ngừng tăng mạnh, giai tầng xã hội không ngừng phân hóa, nội bộ giai tầng xã hội mới xuất hiện “thế hệ nguyên sinh” và “thế hệ mới sinh” cùng tồn tại.

Thứ ba, Quan niệm có tính đa dạng, chỉ hướng lợi ích giữa họ khác nhau lớn.

Phần lớn thành viên giai tầng xã hội mới có ý thức chủ thể tự lực tự cường mạnh, có tinh thần khai phá dám đi trước người khác, nhưng chỉ hướng lợi ích giữa họ với nhau là rất khác nhau. Chủ doanh nghiệp tư nhân hy vọng thị trường càng mở cửa, quyền lợi kinh tế được pháp luật và chính sách bảo hộ càng nhiều. Tầng lớp “áo trắng” của xí nghiệp vốn nước ngoài càng chú ý đến sự ổn định xã hội và bảo đảm phúc lợi. Viên chức tự do lại càng hy vọng trong sự chuyển động xã hội thực hiện chuyển dịch đi lên công bằng. Nhóm này là năng động nhất, sôi động nhất, hoạt động sớm nhất kinh tế thị trường, đồng thời cũng là nhóm có ý thức kinh tế thị trường tương đối mạnh và đa nguyên hóa về quan niệm giá trị .

Thứ tư, Là một quần thể sáng nghiệp, là người tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho xã hội.

Giai tầng xã hội mới, vừa tạo cơ hội việc làm cho mình, vừa cho xã hội. Quá trình sáng nghiệp của chủ doanh nghiệp tư nhân là quá trình tạo ra việc làm. Theo thống kê, hiện nay số việc làm trong kinh tế phi công hữu chiếm gần 75% tổng số việc làm ở thành phố và thị trấn, về vốn đầu tư chiếm gần 70% vốn đầu tư xã hội. Chỉ tính đến hết quí I/2007 đã có trên 5 triệu hộ doanh nghiệp tư nhân TQ, có hơn 69 triệu người làm việc; trên 25 triệu hộ công thương cá thể với hơn 50 triệu người làm việc. Chỉ hai loại kinh tế này đã giải quyết được hơn 110 triệu chỗ làm.

Thứ năm, Trẻ hóa, tri thức hóa là đặc trưng nổi bật của giai tầng xã hội mới, là một quần thể đầy sức sống, sức sáng tạo mới.

Thời kỳ đầu cải cách mở cửa, nhóm người đến từ đáy xã hội hoặc bị đẩy ra rìa xã hội, có thể chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong chủ doanh nghiệp tư doanh, nhưng đến sau thập kỷ 90 thế kỷ trước, xu thế tố chất tổng hợp của chủ doanh nghiệp tư doanh không ngừng nâng lên, xu thế trình độ học vấn được nâng cao, được chuyên môn hóa, tinh giỏi hóa rõ rệt.

Cải cách mở cửa lại nay, 70% sáng tạo mới kỹ thuật, 65% nguồn lợi chuyên về phát minh trong nước và 80% sản phẩm mới đều đến từ xí nghiệp vừa và nhỏ, mà xí nghiệp vừa và nhỏ đều là ngoài công hữu. Đồng thời, hàng trăm nghìn “phái hải qui” đang trở thành quần thể không thể thiếu cho kinh tế TQ cất cánh. 150 ngàn xí nghiệp khoa học kỹ thuật dân doanh đang có vai trò hết sức quan trọng đối với TQ thúc đẩy xây dựng nhà nước kiểu tự chủ sáng tạo mới, xã hội sáng tạo mới.

Thứ sáu, giai tầng xã hội mới là người sở hữu yếu tố sản xuất, phần lớn là người có thu nhập hạng trung, là quần thể phú dân cường quốc.

Trong giai tầng xã hội mới, hộ cá thể là người lao động có tư liệu sản xuất; nhân viên kỹ thuật của xí nghiệp khoa học kỹ thuật dân doanh và nhân viên kỹ thuật của xí nghiệp vốn nước ngoài thuê là người có sở hữu kỹ thuật; nhân viên làm việc cho tổ chức môi giới, viên chức nghề tự do là người có sở hữu tri thức; chủ doanh nghiệp tư nhân là người sở hữu vốn. Họ dựa vào mức cống hiến của các yếu tố sản xuất lao động, tri thức, kỹ thuật, quản lý và vốn để tham gia phân phối xã hội.

Theo điều tra, trong chủ doanh nghiệp tư nhân có 60% số người cho rằng họ là giai tầng có thu nhập hạng trung của xã hội. Chung là cho rằng, một xã hội ổn định, kết cấu xã hội nên là hình quả trám, hai đầu người giàu và người nghèo ít, người trung lưu ở giữa nhiều. Như các nước Bắc Âu, tỷ trọng tầng lớp giữa chiếm trên dưới 80%. Theo yêu cầu kết cấu xây dựng toàn diện xã hội khá giả, tỷ trọng giai tầng có thu nhập hạng trung nên không ngừng tăng lên, giai tầng xã hội mới sẽ làm lớn mạnh giai tầng có thu nhập hạng trung của TQ, sẽ ảnh hưởng lớn đến phú dân cường quốc.

(còn tiếp)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(Tiếp phần trên)

Một số diễn biến xã hội Trung quốc từ cải cách mở cửa đến nay



2) Vai trò giai tầng xã hội mới trong tiến trình phát triển xã hội.

Tính hợp pháp của sự xuất hiện và tồn tại của giai tầng xã hội mới đã được xác định. Còn nhìn nhận vai trò giai tầng xã hội mới đối với quá trình xây dựng phát triển đất nước có mấy mức độ, mấy cách xác định:

     - Là người xây dựng sự nghiệp CNXH đặc sắc Trung quốc. Đây là quan điểm mà Đại hội XVI xác định, nhìn nhận từ góc độ đóng góp yếu tố sản xuất đối với phát triển đất nước mà 6 loại người trong giai tầng xã hội mới có sở hữu và đóng góp, hợp tác, bổ sung cho nhau cùng phát triển, chứ không theo quan điểm hữu sản hay vô sản, bóc lột hay không bóc lột, tiến bộ hay không tiến bộ, đối lập hay không đối lập như trước.

     - Là chủ thể xã hội, là cơ sở của thực hiện hài hòa và ổn định xã hội, là lực lượng quan trọng của phát triển kinh tế xã hội TQ. Đây là xác định được nêu lên trong “Ý kiến về củng cố và mở rộng tăng cường Mặt trận thống nhất trong giai đoạn mới, thế kỷ mới ” của TW đảng CSTQ tháng 11/2006. Sở dĩ xác định như vậy là xuất phát từ mô hình kết cấu xã hội tương lai là hình quả trám, hai tầng lớp quá giàu và quá nghèo thì nhỏ, còn ở giửa là tầng lớp trung lưu thì phình to. Mặt khác thực trạng qui mô số người và thực lực kinh tế, năng lực đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội TQ hiện nay và sau này sẽ ngày càng lớn.

Vai trò giai tầng xã hội mới đã được định vị, nhưng để trở thành hiện thực, còn nhiều vấn đề đặt ra, chưa đủ để trở thành lực lượng của biến cách cả xã hội. Trong đó có những vấn đề về thuộc tính vốn có của bản thân giai tầng, nhưng càng nhiều là những vấn đề mà xã hội gán cho họ, chứ không phải vấn đề của tự thân họ.

Những vấn đề thuộc về nhà nước như:

     - Xu thế tỷ trọng thu nhập chính phủ trong phân phối của cải xã hội không ngừng tăng lên, thu nhập quốc dân lâu nay không ngừng giảm xuông, nhà nước thu lợi nhiều, dân chúng thu được ít, khó tích lũy của cải, hạn chế qui mô tầng lớp xã hội mới tăng lên;

     - Gánh chịu thuế tương đối nặng, hạn chế tính tích cực làm giàu của dân chúng, hạn chế năng lực tái sản xuất của quốc dân, ảnh hưởng tăng số người gia nhập vào giai tầng xã hội mới.

     - Công bằng xã hội trong cơ hội phát triển chưa thể hiện tốt. Có không ít người thông qua liên kết tiền quyền bất chính để làm giàu nhanh chóng, còn dân bình thường bị đẩy ra ngoài cơ hội làm giàu công bằng. Kết quả dẫn đến xã hội càng giàu càng tập trung vào số ít người. Tầng lớp trung lưu phát triển đi lên thì ít, đẩy xuống lớp dưới thì nhiều.

     - Không ít ngành nghề vẫn là độc quyền lũng đoạn, doanh nghiệp dân doanh, xí nghiệp cá thể khó mà có cơ hội cạnh tranh phát triển công bằng.

     - Không ít chế độ chính sách ràng buộc xí nghiệp vừa và nhỏ phát triển chưa được tháo dỡ, cải cách hoàn thiện.

     - Bảo đảm xã hội cơ bản như y tế chữa bệnh, học hành của con cái chưa được hoàn thiện, nên không ít người chỉ vì bị bệnh nặng hoặc trả học phí cho con là lại tụt khỏi tầng lớp trung lưu.

Còn những đòi hỏi của họ cũng giản đơn và trực tiếp là cần có môi trường pháp trị công bằng, kinh tế thị trường qui phạm và chính phủ hữu hiệu. Trên thực tế mức độ họ quan tâm các mặt này còn bức thiết hơn cả tầng lớp tư sản lớn. Bởi vì tầng lớp tư sản lớn có thể thông qua các phương thức khác như hối lộ, xã hội đen, thâm nhập tầng cao chính trị, v.v… để bảo hộ mình, còn tầng lớp xã hội mới với số lượng đông đảo không thể và không có điều kiện để thông qua các phương thức đó để bảo hộ mình, mà chỉ thông qua con đường pháp trị để xây dựng một qui tắc phổ biến để tự bảo hộ mình.

Hơn nữa trải qua vật lộn làm ăn họ càng khát vọng có một môi trường chính trị kinh tế xã hội công bằng, công minh, bình đẳng, an toàn, lành mạnh.

Bất kỳ giai tầng nào cũng vậy, khi họ đang ở trên con đường đi lên thông suốt, không ngừng phát triển, lớn mạnh, thực lực kinh tế tăng mạnh, địa vị xã hội nâng cao, tất nhiên sẽ kích thích nhiệt tình tham gia chính trị của họ, đòi hỏi không gian chính trị càng rộng rãi. Không những thế, mà còn cả không gian tham gia phát triển văn hóa nữa. Giai tầng xã hội mới cũng vậy, địa vị hợp pháp của họ đã được nhà nước thừa nhận từ lâu, trong khuôn khổ hệ thống chính trị hiện có, không thể hạn chế sự tham gia chính trị của họ, như thế là vừa không hợp pháp vừa không thể, mà cần tính toán có một không gian tham gia chính trị, văn hóa cho họ. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng thử thách tính thích ứng của thể chế liệu có năng lực hay không dung nạp tập đoàn lợi ích mới phát sinh.

Vấn đề  đối với tự thân giai tầng xã hội mới là:

Với một quần thể những người tinh anh của xã hội không chỉ có đòi hỏi quyền lợi, mà cũng cần gánh chịu trách nhiệm xã hội.  Từ cải cách mở cửa lại nay, chính giai tầng xã hội mới được hưởng nhiều điều tốt của phát triển xã hội đem lại, họ càng phải có trách nhiệm xã hội hơn nữa. Nhưng trong giai đoạn lịch sử vừa qua đã thể hiện rõ nhược điểm lớn của họ là thiển cận, bảo thủ, thiếu động lực hành động đúng. Có lúc, có bộ phận lo chạy theo lợi ích trước mắt, thiếu trách nhiệm xã hội đối với phát triển kinh tế của đất nước. Một số không bằng lòng với hiện trạng của mình muốn phất lên nhanh, làm ăn chụp giựt với tâm lý may rủi, thực hiện “tiền” “quyền” giao dịch phi pháp, thậm chí có người còn mang theo “nguyên tội tư bản” trong làm ăn, làm cho hình ảnh xã hội của giai tầng không đẹp trong con mắt công chúng, sự nhìn nhận đánh giá của công chúng đối với họ càng phức tạp. Ngay cả một số người thực sự đã thuộc giai tầng xã hội mới, nhưng không muốn người khác coi mình là thuộc giai tầng xã hội mới.

Vấn đề của xã hội đối với giai tầng xã hội mới:

Mặc dầu giai tầng xã hội mới đã có đóng góp cho xã hội về nguồn vốn, thuế thu, tạo cơ hội việc làm, v,v… là rất quan trọng, nhưng với thước đo đánh giá truyền thống dân gian lại khác, “rất có tiền” kể cả nguồn tiền có được không rõ ràng, với mức độ rất lớn đã trở thành trở ngại tâm lý xã hội chủ yếu đối với đánh giá khách quan đối với giai tầng xã hội mới này. Cơ sở đạo đức của trở ngại tâm lý này chủ yếu được xây dựng từ “quan niệm tài phú truyền thống’ của xã hội Trung quốc. Một điều tra xã hội học của “Báo Thanh niên Trung quốc”, chỉ có 58,5% người được hỏi thừa nhận cống hiến của giai tầng xã hội mới đối với phát triển kinh tế xã hội là tương đối lớn. Có 50,5% người được hỏi không thừa nhận mình thuộc giai tầng xã hội mới, mặc dầu họ thừa nhận giai tầng này có cống hiến lớn cho xã hội, đời sống giàu có, trình độ văn hóa cao, nhưng nếu có thể chọn lựa, thì đến 42,3% số người muốn làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, chứ không muốn chọn trong lĩnh vực kinh tế tư nhân hoặc nghề tự do. Tức là trong xã hội còn tồn tại mức độ nhất định chia cắt nhân cách trong không ít người. Họ khen tốt nhưng không muốn ngồi chung cùng ghế với giai tầng xã hội mới. (Tâm trạng này thể hiện rõ trong thi tuyển công chức hàng năm, tỷ lệ chọi ngày càng cao vọt, không phải 1 chọi trăm, mà 1 chọi ngàn, hàng ngàn.)

Vấn đề cơ sở lý luận về giai tầng xã hội mới.

Từ thực tiễn phân hóa giai tầng xã hội ở các nước phát triển đã trải qua cho thấy, đều chủ yếu là do chịu sự tác động của cách mạng sản nghiệp và cách mạng kỹ thuật và quá trình diễn ra từ từ từng bước. Còn sự biến đổi kết cấu giai tầng xã hội của Trung quốc lại gắn liền với các quá trình phát triển kinh tế thị trường, biến cách thể chế kinh tế chính trị, điều chỉnh kết cấu sản nghiệp, kích thích của khoa học kỹ thuật mới và toàn cầu hóa cùng tác động vào một lúc, tốc độ nhanh, qui mô lớn, vượt qua mức bình thường chung, vì thế ranh giới giữa các giai tầng còn chưa rõ nét, vai trò xã hội luôn thay đổi. Điều này làm cho ngay bản thân giai tầng xã hội mới cũng thiếu sự đồng thuận với định vị vai trò của mình. Còn đối với xã hội nói chung cũng không thể có sự đồng thuận ngay từ đầu trước một sự vật mới xuất hiện, nên đã có những cuộc tranh cãi lớn về giai tầng xã hội mới trong những năm gần đây.

(Còn tiếp....)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(Tiếp phần II ở trên)

6 loại người trong giai tầng xã hội mới như phần trên đã nêu tuy là rất đa dạng, không thật đồng chất, không cùng chỉ hướng lợi ích, v.v…, nhưng do quá trình phát triển kinh tế thị trường, cải cách thể chế kinh tế, chính trị, điều chỉnh kết cấu sản nghiệp, v.v.. đã sản sinh ra họ và kéo họ gắn kết các yếu tố mà mỗi loại người sở hữu lại với nhau trong quá trình sáng tạo ra của cải của xã hội. Đây là điểm chung nhất, cơ bản nhất gắn kết họ lại với nhau trong cùng một giai tầng xã hội, mà như Đại hội XVI của đảng CSTQ đã nêu “…lao động, tri thức, kỹ thuật, quản lý và tiền vốn là cội nguồn của sáng tạo của cải xã hội”, thì giai tầng xã hội mới cũng là nguồn lực sáng tạo ra của cải xã hội Trung Quốc.

Đồng thời họ cũng là người được hưởng lợi trực tiếp của quá trình chuyển đổi, cải cách, điều chỉnh,… các mặt nói trên. Vì chính nhờ những chuyển đổi cải cách này mới có không gian cho phát triển kinh tế phi công hữu, mới có hộ cá thể, chủ doanh nghiệp tư nhân, mới có một loạt tổ chức kinh tế mới, tổ chức trung gian mới, tổ chức xã hội mới, mới có một loạt ngành  nghề mới, việc làm mới, chức danh mới, v.v…mà có 6 loại người trong giai tầng xã hội mới.

Để có sự đồng thuận với giai tầng xã hội mới cũng cần chuyển đổi nhận thức từ “quan niêm truyền thống về giàu có” sang “quan niệm mới về giàu có”. Với quan niệm truyền thống Trung Quốc đối với người giàu có, nhiều tiền, là những người ngồi mát ăn bát vàng. Sự giàu có của họ đều chất đầy máu, mồ hôi, nước mắt của người nghèo khổ, là cô dặc sự bất bình đẳng, không công bằng giữa tầng lớp giàu có với người lao động nghèo khổ trong xã hội. Sự giàu có của họ không đem lại lợi ích gì cho người nghèo khổ, mà ngược lại họ càng giàu thì người nghèo càng nghèo càng khổ đau nhiều hơn. Từ đó hình thành quan niệm thù hận những người giàu có, thù hận với những đồng tiền họ có, nghi hoặc không tin cậy vào lớp người này. Với quan niệm này là khó đồng thuận với tầng lớp xã hội mới hiện nay.

Còn sự giàu có, nhiều tiền của giai tầng xã hội mới ngày nay khác hẳn trước. Nói một cách ngắn gọn là, những tiền của tài sản của giai tầng xã hội mới, suy cho cùng chính là “nguồn tư bản chung của xã hội” được gắn vào cái tên “giai tầng xã hội mới”, nhưng không dùng hết vào tiêu xài riêng của bản thân giai tầng xã hội mới mà phần lớn dùng vào sự phát triển chung của xã hội. Cụ thể như với số tiền vốn 10.000 tỷ nhân dân tệ mà hiện nay giai tầng xã hội mới nắm và quản lý, giả dụ họ dùng cho tiêu dùng bản thân cứ cho là hết 2.000 tỷ, còn lại 8.000 tỷ dùng vào đầu tư phát triển, như dùng vào sáng tạo kỹ thuật mới, vào tái sản xuất mở rộng, v.v…Qua đó tạo ra công ăn việc làm mới, tạo ra nguồn thuế thu, đóng góp cho ngân sách nhà nước, đóng góp quĩ từ thiện xã hội, v.v… Mà nguồn vốn càng quay vòng càng đẻ ra thêm. Cứ như vậy, vòng tuần hoàn vốn cứ quay, qui mô tư bản của giai tầng xã hội mới càng lớn lên, đóng góp cho xã hội càng tăng lên. Giai tầng xã hội mới càng giàu lên thì xã hội cũng giàu theo lên, đất nước cũng sẽ mạnh theo lên, khác hẳn với sự giàu có của tầng lớp giàu có ngày xưa. Chính đây là quan niệm mới về sự giàu có đối với giai tầng xã hội mới đòi hỏi có sự chuyển đổi nhận thức trong xã hội.

Giai tầng xã hội mới xuất hiện là sản phẩm tất yêu của sự chuyển đổi xã hội, đồng thời cũng là báo hiệu sự thách thức với mô thức quản lý truyền thống “to chính phủ nhỏ xã hội”, và cảnh báo một cách sinh động về những di chứng của mô thức cũ đang chờ giải quyết, nhất là nếu các mặt cải cách thể chế chính trị, xây dựng xã hội mới không tiến cùng tiến trình hiện đại hóa, sẽ có rất nhiều vấn đề lần lượt bày ra trước mắt đòi hỏi giải quyết, mà trước hết là cần chuyển đổi chức năng, cơ cấu tổ chức chính phủ theo hướng xây dựng một chính phủ hiện đại, tạo ra quan hệ hài hòa và hiệu quả giữa chính phủ với các tổ chức xã hội.

Hầu như mọi quốc gia phát triển, trên con đường chuyển đổi đều mong muốn hình thành một “xã hội thị dân”. Bởi vì đoàn thể dân gian không chỉ có thể trở thành công cụ hữu hiệu của giám sát quyền lực, mà còn là chất bôi trơn giữa “miếu đường” với “giang hồ”, giữa “cái thiện” với “cái ác”. Xã hội thị dân thành thục, có thể để một số vấn đề xã hội được giải quyết ngay tại cơ sở, từ đó làm cho xã hội càng thêm hài hòa. Trung quốc đang trong thời kỳ chuyển đổi, sự phân công xã hội càng tinh tế, quản lý càng phức tạp, vấn đề càng đan xen, chính vì vậy càng cần lực lượng đến từ nhân dân cùng với chính phủ chung tay xây dựng xã hội mới, phát huy công năng tự quản lý, tự điều chỉnh của xã hội. Một xã hội thị dân thế này được hình thành, trưởng thành đều bắt nguồn từ sự trưởng thành của thị trường và tổ chức phi chính phủ, tức là từ sự trưởng thành, lớn mạnh của giai tầng xã hội mới.

3) Định hướng lãnh đạo chỉ đạo của đảng và nhà nước.

Trong “Ý kiến về củng cố và làm lớn mạnh Mặt trận thống nhất giai đoạn mới thế kỷ mới” của TW đảng CSTQ tháng 11/2006 đã xác định : “… giai tầng xã hội mới là người xây dựng sự nghiệp CNXH đặc sắc Trung quốc, đang phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy cùng giàu có, xây dựng xã hội hài hòa XHCN, xây dựng toàn diện xã hội khá giả…..Nhân sĩ giai tầng xã hội mới là trọng điểm mới của công tác Mặt trận, với mức độ lớn nhất đoàn kết họ xung quanh đảng, phát huy đầy đủ vai trò của họ, không ngừng qui tụ lực lượng mới cho thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa…” Giai tầng xã hội mới có vai trò vị trí hết sức quan trọng, nhưng vẫn trong giai đoạn bước đầu hình thành, về lượng cũng chỉ mới trên 11% dân số, về chất cũng còn không ít vấn đề đặt ra như trên, vì vậy TW đảng CSTQ nhấn mạnh, vừa phải khẳng định và phát huy đầy đủ vai trò quan trọng của giai tầng xã hội mới, lại phải tăng cường giáo dục dẫn dắt, thúc đẩy nhân sĩ kinh tế phi công hữu trưởng thành lành mạnh, kinh tế phi công hữu phát triển lành mạnh. TW xác định phương châm công tác 20 chữ: “tôn trọng đầy đủ, liên hệ rộng rãi, tăng cường đoàn kết, nhiệt tình giúp đỡ, tích cực dẫn dắt” đối với giai tầng xã hội mới. Trong phương pháp công tác cần “lấy xã đoàn làm khâu nút, lấy xã khu làm chỗ dựa, lấy mạng tin học làm môi giới, lấy hoạt động làm chỗ nắm.”

Sau khi có ý kiến chỉ đạo của TW, Mặt trận thống nhất đã triển khai các hoạt động:

Tổ chức công tác điều tra nghiên cứu tình hình các mặt về giai tầng xã hội mới để nắm được đầy đủ tình hình thực chất, tìm rõ qui luật phát triển, các vấn đề đặt ra, v.v..

Tổ chức các lớp nghiên cứu lý luận định kỳ hàng năm cho các nhân sĩ giai tầng xã hội mới.

Tổ chức Hội nghị công tác giai tầng xã hội mới hàng năm.

Tổ chức bình chọn vinh danh danh hiệu “người xây dựng sự nghiệp CNXH đặc sắc TQ” hàng năm bắt đầu từ năm 2005. Như lần đầu tiên đã có 99 vị được binh chọn tuyên dương và nhận giải thưởng.

Đã tiến hành công tác qui hoach tổng thể về xây dựng đội ngũ nhân sĩ đại biểu ngoài đảng trong giai tầng xã hội mới để bồi dưỡng đề bạt. Hiện nay đã có trên 10 vị nhân sĩ chuyên môn là đại biểu Nhân đại tòan quốc, là Ủy viên Chính hiệp toàn quốc. Rất nhiều vị nhân sĩ chuyên môn được giới thiệu đảm nhận Kiểm sát viên đặc biệt, Kiểm toán viên đặc biệt của Viện Kiểm sát, Bộ Giám sát. Còn có nhân sĩ chuyên môn đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo cua cơ quan Tư pháp.

Đang bắt tay xây dựng hệ thống đánh giá giai tầng xã hội mới. Hệ thống này sẽ là căn cứ tham khảo quan trọng cho đánh giá nhân sĩ giai tầng xã hội mới.

Tại các buổi lễ tuyên dương nhân sĩ đạt danh hiệu “người xây dựng…”, đã có không ít nhân sĩ nêu lên trách nhiệm của giai tầng xã hội mới đối với xã hội với cách diễn đạt khác nhau, nhưng qui lại là cần nâng cao trách nhiệm xã hội trên 5 mặt:

     - Thành thực kinh doanh, kinh doanh theo pháp luật, nạp thuế theo qui định. Đây là nghĩa vụ cơ sở, nền tảng;

     - Giữ gìn sự hài hòa của quan hệ bên ngoài và quan hệ nội bộ;

     - Bảo về môi trường, có trách nhiệm với thế hệ con cháu mai sau;

     - Quyên góp từ thiện, giúp đỡ nghèo khó;

     - Kế thừa văn minh, thúc đẩy phát triển văn hóa Trung hoa.

Một số nhân sĩ còn đề nghị nhà nước cần định ra một hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội có tính hệ thống, tính chỉ đạo và tính thực dụng tương đối mạnh để tăng cường quản lý, dẫn dắt đối với trách nhiệm xã hội của giai tầng xã hội mới./.

(Tổng hợp từ các bản tin, bài viết trên Nhật báo nhân dân ngày13/02/2007, ngày 11/6/2007, ngày 09/4/2008. Mạng Tân hoa ngày 25/12/2006, ngày 08/3/2008. Nhật báo Giải phóng ngày 21/6/2006. Nhật báo Quảng châu ngày 20/6/2007. Thời báo Công thương Trung hoa ngày 08/82007. Tham khảo kinh tế ngày 10/5/2010.)

ĐẶNG ĐÌNH LỰU

(còn tiếp)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

(Tiếp theo)

Một số tình hình diễn biến xã hội Trung Quôc từ sau cải cách mở cửa đến nay (III)


  
III. CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO HIỆN NAY Ở TRUNG QUỐC.

(Tóm lược Báo cáo của Tiểu tổ điều tra nghiên cứu Tân hoa xã.)

Chênh lệch giàu nghèo ngày càng mở rộng, đang đặt ra nhiều vấn đề, các giới xã hội hết sức lo ngại.

Cách biệt phân phối nổi rõ xu thế “nghèo đi xuống, giàu đi lên”.

Từ hệ số Gini cho thấy, tình hình chênh lệch giàu nghèo đang đến gần sát “chỉ đỏ” chịu đựng của xã hội. Theo giáo sư Thường Tu Trạch (Viện nghiên cứu vĩ mô - Ủy ban cải cách quốc gia) giới thiệu: Hiện nay có nhiều nhận thức khác nhau về hệ số Gini, nhưng hệ số 0,47 do Ngân hàng thế giới tính toán đưa ra là được các học giả chấp nhận. Hệ số Gini của Trung Quốc 10 năm trước, sau khi đã vượt qua “chỉ đỏ cảnh báo” 0,4 mà quốc tế công nhận, vẫn leo thang hàng năm. Chênh lệch giàu nghèo đã chọc thủng giới hạn hợp lý.

Tô Hải Nam – Sở trưởng Sở nghiên cứu tiền lương lao động thuộc Bộ Nguồn nhân lực và bảo đảm xã hội, Hội trưởng Hội khoa học tiền lương, khoa học lao động cho rằng, chênh lệch thu nhập của Trung Quốc hiện nay đang thể hiện xu thế mở rộng nhiều tầng trong toàn phạm vi. Tỷ số thu nhập thành thị/nông thôn là 3,3 lần, chung trên thế giới cao nhất chỉ + 2 lần; chênh lệch tiền lương công nhân viên chức giữa các ngành nghề càng rõ, chênh nhau đến + 15 lần; chênh lệch giữa các quần thể khác nhau cũng mở rộng nhanh, như tiền lương của người quản lý cao cấp của một doanh nghiệp đưa lên sàn so với tiền lương của một công chức tuyến một chênh nhau + 18 lần; tiền lương cán bộ quản lý xí nghiệp quốc hữu so với bình quân lương xã hội là 128 lần.

Lý Thực – Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu phân phối thu nhập và nghèo khó của trường Đại học sư phạm Bắc Kinh, từ 1980 thế kỷ trước đến nay đã tham gia 4 cuộc điều tra lớn về thu nhập cư dân, thì 10% số người thuộc nhóm có thu nhập cao nhất so với 10% số người thuộc nhòm thu nhập thấp nhất, đã từ 7,3 lần (1988) tăng lên 23 lần (2007).

“Làm nhiều thu được ít” là cảm nhận chung của tầng lớp ăn lương. Đường Quân - Chánh văn phòng Trung tâm nghiên cứu chính sách xã hội thuộc Viện Khoa học xã hội Trung quốc nói :”theo số liệu thống kê cho thấy, mấy năm nay, thu nhập của người nghèo và người giàu đều tăng, nhưng xét về chênh lệch chi tiêu, phần lớn người nghèo tập trung chi vào thực phẩm và nhu yếu phẩm, là thứ dễ tăng giá nhất, chênh lệch trong phân phối đang hiện rõ sự nguy hiểm, xu hướng mở rộng hai đầu, nghèo càng đi xuống, giàu càng đi lên”.

Nhà đất, khoáng sản, chứng khoán trở thành ngành nghề bùng nổ lợi lộc.

Với đà kinh tế phát triển tốc độ cao, 3 yếu tố sản xuất - đất đai, tài nguyên, tiền vốn - đã phát huy sức mạnh điều chỉnh của cải to lớn. Nhà đất, khoáng sản, chứng khoán trở thành ngành nghề “kiếm ra tiền nhất”. Số ít người sau một đêm thức dậy đã leo lên đỉnh điểm của người giàu xã hội.

Theo công bố của Forbes năm 2009, trong 400 phú hào hàng đầu của Trung quốc, kinh doanh nhà đất có 154 (gần 40%). Trong số 40 phú hào cực giàu thì có 19 (gần 50%) là kinh doanh nhà đất. Trong 10 giàu nhất thì có 5 (50%) cũng là kinh doanh nhà đất.

Đường Quân phân tích, yếu tố cơ bản của nhà đất là đất. Mua nhà thực tế là mua đất. Mà đất đai, theo chính sách là quản lý việc sử dụng của đất. Chính quyền và chủ kinh doanh bất động sản vừa là “độc quyền bên bán ” vừa là “độc quyền bên mua”. Một mặt trưng dụng đất từ tay nông dân với giá thấp, mặt khác lại rao bán nhà giá cao ra ngoài công chúng. Siêu lợi nhuận cấp sai của ngành nhà đất, ngoài đưa vào thu nhập tài chính cho chính quyền địa phương ra, còn lại đều rơi vào tay chủ kinh doanh nhà đất. Với đà giá nhà tăng vọt, “người không có nhà”, của cải của mình đã bị vất ra xa để trở thành người đứng ngoài cổng nhà, mà vốn là nhà của mình.

Nguồn khoáng sản không thể tái sinh cũng bị số ít người chiếm cứ, lợi dụng và làm giàu nhanh chóng. Nhiều huyện có mỏ than, ở đó mấy năm nay đã đẻ ra hàng trăm “ông chủ than” với hàng trăm tỷ nhân dân tệ (NDT). Nhưng bình quân thu nhập đầu người của nông dân địa phương ở đó chỉ 4359 NDT, còn thấp hơn bình quân cả nước đến hơn 400 NDT.

“Phân phối tài nguyên bất công, càng tăng độ bất công phân phối của cải xã hội”. Giáo sư Thường Tu Trạch nói, điều này liên quan nhiều đến khiếm khuyết của chế độ quyền tài sản đối với tài nguyên khoáng sản Trung Quốc, thể hiện rõ ở chỗ kết cấu giá thành, giá cả tài nguyên không đầy đủ, mức thuế tài nguyên thấp, không chịu trách nhiệm khôi phục môi trường, …Đây là “bí quyết” của chủ than giàu lên, cũng là “chỗ nghẽn” làm cho biện pháp điều tiết phân phối mất thiêng, giàu nghèo càng chênh lệch.

Nhiêu chuyên gia cho rằng, biểu hiện “nóng” của thị trường vốn, nhất là hành vi đầu tư có tính đầu cơ thịnh hành, cũng làm tăng hiệu ứng tích lũy tư bản, mở rộng khỏang cách thu lợi của các yếu tố tiền vốn, lao động, của thực thể doanh nghiệp, tạo thành tình trạng “người có tiền ngày càng có nhiều tiền, người có ít tiền ngày càng có ít tiền”.

Không chỉ có vậy, mà tiền vốn, đất và tài nguyên, cả 3 cái không tách rời nhau mà liên kết cùng đẩy nhau lên, càng làm tăng cách biệt gìàu nghèo.

Vẫn tồn tại hiện tượng kỳ quái “chỗ ngồi quyết định túi tiền.”

Giáo sư Ngụy Kiệt – Đại học Thanh hoa, Thạch Anh – Viện phó Viện Khoa học xã hội tỉnh Thiểm Tây nói, trong thời gian dài, lĩnh vực phân phối thu nhập Trung Quốc vẫn cứ tồn tại hiện tượng kỳ quặc “cái mông (tức chỗ ngồi) quyết định túi tiền”. Thu nhập cao thấp không dựa vào thông minh tài trí và cần mãn lao động, mà dựa vào “tranh nhau thân phận” và ”tranh nhau ngành nghề”. Nếu tranh vào được ngành nghề độc quyền như điện lực, điện tín, xăng dầu, ngân hàng tài chính, thuốc lá, hoặc tranh được thân phận công chức, đơn vị sự nghiệp, là coi như tranh được thu nhập cao, phúc lợi cao, tầng cấp xã hội cao. Chính vì vậy, mà mấy năm nay sinh viên tốt nghiệp đại học tranh nhau để được vào ngành độc quyền hoặc công chức nhà nước. Hiện tượng hàng ngàn (không phải hàng trăm, hàng chục) người chọi một, trong thi tuyển công chức ở Bắc Kinh cũng như ở các tỉnh thành khác. Vấn đề tiền lương cao của các ngành độc quyền cũng gây ra không ít nghi hoặc.

Nhiều người tỏ ra rất bất bình với việc phân phối quyền lực lấy “độc quyền” và “thân phận” làm tiêu chí đại diện. Họ cho rằng, nhà nước cần làm nhược hóa vai trò quyền lực trong cung cách phân phối, điều chỉnh hợp lý chênh lệch thu nhập giữa các ngành nghề, quần thể, mới hạ thấp được “điểm cháy” mâu thuẫn xã hội, mới thực hiện được hài hòa ổn định.

Theo thống kê của Bộ Nguồn nhân lực và bảo đảm xã hội, hiện nay lương bình quân công nhân viên chức ngành điện, bưu điện, kim dung, bảo hiểm, thuốc lá cao hơn lương công nhân viên chức các ngành khác 2 đến 3 lần. Nếu cộng thêm thu nhập ngoài lương và đãi ngộ phúc lợi thì chênh lệch càng lớn. Đến cuối 2008, lương nghỉ hưu của công chức cơ quan cao hơn 2,1 lần của xí nghiệp. Tiền dưỡng lão bình quân tháng của đơn vị sự nghiệp cao hơn 1,8 lần của xí nghiệp.

Kiểu “phân phối quyền lực” dựa vào sự bảo hộ của chính sách và độc quyền tài nguyên này, đã đi ngược với nguyên tắc phân phối theo lao động XHCN, xâm hại nghiêm trọng quyền phát triển cá nhân, bóp méo cách thức phân phối thu nhập. Đồng thời với tạo ra quá chênh lệch thu nhập giữa các ngành nghề khác nhau, quần thể khác nhau, cũng tạo ra hố ngăn cách ngày càng sâu về tâm lý giữa mọi người. Điển hình là trong không ít người giàu thế hệ thứ hai luôn tỏ ra hãnh diện, khoe mẻ giàu sang, coi khinh chê bai người nghèo khó. Từ phân hóa hai cực về kinh tế, đang xuất hiện phân hóa hai cực về quan hệ con người với con người.

Thu nhập đủ màu, trắng, đen, xám, huyết, kim đều có.

Hiện nay, cư dân Trung Quốc có muôn màu muôn vẻ về nguồn thu nhập. Kênh phân phối thu nhập phức tạp, cộng thêm chế độ ghi chép thu nhập quốc dân cơ sở chưa hoàn thiện. Nhiều chuyên gia, học giả, cán bộ, quần chúng cơ sở ở nhiều địa phương khá đồng tình dùng “5 màu sắc thu nhập” trắng, đen, xám, huyết, kim để khái quát muôn màu thu nhập này. Năm màu thu nhập này không độc lập mà đan xen nhau.

“Thu nhập xám” và “thu nhập đen” tạo thành sự tồn tại lượng lớn “thu nhập ngầm” quốc dân, làm cho của cải xã hội không rõ ràng. Vương Tiểu Lộ, Phó Sở trưởng Sở nghiên cứu kinh tế quốc dân, năm 2007 đã công bố một nghiên cứu, tính ra lúc đó, mỗi năm ít nhất có trên 4.000 tỷ NDT (+ 600 tỷ USD) là “thu nhập ngầm” không qui phạm. Còn có chuyên gia cho rằng, Trung quốc hiện nay thu nhập tiền lương chỉ chiếm 1/3 tổng thu nhập, nhà nước có thể quản lý được chỉ có “thu nhập trắng”. Chứng tỏ lượng lớn thu nhập thoát khỏi phạm vi điều chỉnh của thuế thu nhập, trôi nổi ngoài sự giám sát quản lý của nhà nước.

“Thu nhập màu trắng” là chỉ thu nhập hợp pháp về tiền lương, phúc lợi bình thường, là thu nhập có căn cứ, có thể thấy, khổng chế, đo đếm kiểm tra được trong lĩnh vực phân phối thu nhập hiện nay, xuất xứ thanh bạch. Đây là kênh chính của chế độ phân phối thu nhập Trung quốc, cần không ngừng nâng cao tỷ trọng phân phối theo lao động trong phân phối lần đầu trong phân phối thu nhập quốc dân. Xây dựng cơ chế tăng tiền lương bình thường và cơ chế chi trả bình thường. Kiện toàn chế độ bảo đảm xã hội, tăng thêm thu nhập có tính chuyển dịch tiền dưỡng lão, để thu nhập màu trắng trở thành gam màu chính của thu nhập, hiện rõ công bằng chính nghĩa, xúc tiến xã hội ổn định hài hòa.

“Thu nhập màu đen” là chỉ thu nhập phi pháp, thông qua các thủ đọan phi pháp của bộ phận người dựa vào quyền lực mà có, như tham ô, nhận hối lộ. Cũng bao gồm thu nhập của hoạt động tội phạm, phi pháp như trộm cắp, lừa đảo, buôn lậu, buôn ma túy, cướp giật, bắt cóc … mà có. Thu nhập đen làm cho lượng lớn của cải chung của xã hội chảy vào túi của kẻ lạm dụng quyền lực, kẻ phạm pháp, phạm tội, cần kiên quyết loại bỏ.

“Thu nhập màu xám” là chỉ thu nhập ở giữa hợp pháp và phi pháp, là khái niệm khó định tính, hiện nay khả phổ biến ở Trung Quốc. Giới học giả chưa thống nhất định nghĩa về thu nhập xám. Có học giả định nghĩa là thu nhập ngầm cá nhân không rõ nguồn gốc, không sổ sách, không nộp thuế, trôi nổi ngoài khai báo của cá nhân. Có học giả cho rằng, thu nhập không “trắng” là “đen”, vô luận đội mũ đàng hoàng thế nào, thì bản chất vẫn là “thu nhập đen” do giao dịch công quyền và tư lợi  mà đẻ ra.

Đặng Đình Lựu
(còn tiếp)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (66 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối