Bài thơ „Thay bánh xe“ của Bertolt Brecht diễn tả một cảnh rất đơn giản. Trong lúc người tài xế thay bánh xe, chủ thể „tôi“ ngồi bên vệ đường và đặt câu hỏi mang tính chất sử thi trường ca: tại sao anh ta lại thiếu kiên nhẫn, khi mà anh ta không cảm thấy thoải mái từ nơi anh ta đến và đi.

Vịêc anh ta tự đặt câu hỏi cho chính mình dẫn đến suy luận rằng anh ta thiếu kiên nhẫn lắm đây. Anh ta mất thời gian để đặt câu hỏi và suy nghĩ về câu trả lơì.

Brecht bắt đầu bài thơ với cái tựa „Thay bánh xe“. Cái tựa này không có gì khiến ta tò mò cả. Người ta nghĩ rằng đó là một bài thơ con cóc diễn tả từng chi tiết khi người ta phải thay bánh xe. Nhưng qua 6 câu thơ nghèo nàn đặt dưới tựa đề, người ta hồi hộp xem là trong từng dòng thơ việc thay bánh xe được mô tả như thế nào và sẽ có kết luận gì. Bài thơ với phần miêu tả hoàn cảnh được dẫn dắt rất nhẹ nhàng và hợp lí. Nhà thơ tiếp tục nghĩ xem ông ta hiện muốn ở nơi nào nhất? Không, ông ta không muốn đi đến nơi mà ông ta không thấy thoải mái, cũng giống như nơi mà ông ta vừa từ đó đến.

Sự thiếu kiên nhẫn của ông ta biến mất sau vài suy tư.

Bertolt Brecht cố gắng thuyết phục độc giả đừng đắm mình trong những thứ quen thuộc hàng ngày, mà hãy suy nghĩ xem tại sao hay vì cái gì mà người ta thiếu kiên nhẫn đến thế. Con người ta không nên tất bật quá với cuộc sống. Câu thơ cuối hỏi rất rõ: „Với sự thiếu kiên nhẫn?“