Chưa có đánh giá nào
2 bài trả lời: 2 bản dịch
1 người thích

Đăng bởi hảo liễu vào 16/01/2018 15:57

Bài thơ được viết bằng tiếng nước ngoài nhưng chưa có nguyên tác, xin mời xem 2 bản dịch.

Nếu bạn có thông tin về nguyên tác của bài thơ, xin mời gửi vào bình luận ở dưới.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm

“Thơ là ký ức. Thơ là ký ức của ngôn ngữ. Thơ là ký ức của một ngôn ngữ đối với ai đó.”
“Ai đó là ai?”
“Bạn.
Thơ là ngôn ngữ của bạn là ký ức của ngôn ngữ của bạn trong bạn.”
“Bằng cách nào?”
“Bằng những gì nó gợi lên trong bạn, trong ký ức của bạn. Thơ diễn ra trong một ký ức. Đó là một hiệu ứng của ký ức.”
“Và đó là lý do tại sao nó không nói điều gì cả.”
“Đó là lý do. Vì hiệu ứng ký ức của thơ là cái gì hoàn toàn riêng tư. Nó là ký ức của bạn, và không phải của ai khác. Nếu đúng là ý nghĩa của những gì được nói - nếu những gì được nói có ý nghĩa, là một ý nghĩa có thể giao tiếp – có thể diễn xuôi, nó là một ý nghĩa công cộng. Nhưng ý nghĩa của thơ ca trong ký ức chỉ là trong ký ức đó thôi. Nó không phải là cái gì có thể truyền đạt cho người khác.”
“Nó không phải là hồi tưởng?”
“Nó không phải là hồi tưởng. Và nó cũng không phải là tư tưởng.
Thơ ca, đối với một người nào đó, là hữu thể của ngôn ngữ của hắn.”
“Còn gì nữa không?”
“Thơ được trừu xuất từ cái gọi là quy tắc về ‘tính công cộng của ý nghĩa’. Cuộc thảo luận về ý nghĩa của thơ (trong các bài thơ bị biến dạng ngay từ đầu nếu nó không được lưu ý. Trong “ý nghĩa” của những gì một bài thơ nói, không tránh được có nhiều riêng tư, và bởi vậy không thể truyền đạt và không cũng không có tính chất liên-cá nhân.
Nó dẫn đến hệ luận là thơ, nếu tôi hoan nghênh và công nhận nó, làm cho ngôn ngữ trở thành ngôn ngữ của tôi hơn bất kỳ những cách sử dụng khác của nó, làm cho tôi trở thành sở hữu chủ của ngôn ngữ tôi.
Qua thơ, ngôn ngữ tôi là của tôi.”


Dịch từ bản dịch tiếng Anh của Guy Bennett.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Guy Bennett

Memory, again (tiếng Anh)

“Poetry is memory. Poetry is the memory of language. Poetry is the memory of a language for someone.”
“Someone who?”
“You.
Poetry is your language is the memory of your language in you.”
“How’s that?”
“By what it evokes in you, in your memory. Poetry occurs in a memory. It is an effect of memory.”
“And that’s why it says nothing.”
“That’s why. For the memory effect of poetry is entirely private. It’s your memory, and no other. If it’s true that the meaning of what is said – if what is said has a meaning, is a communicable meaning – is paraphrasable, it is a public meaning. But the meaning of poetry in a memory is only in that memory. It’s not something that can be transmitted to others.”
“It is not remembrance?”
“It is not remembrance. And it is not thought.
Poetry, for someone, is the being of his language.”
“Is there more?”
“Poetry is subtracted from the so-called ‘publicity of meaning’ rule. The discussion of the meaning of poetry (in poems is distorted at the start if that is not taken into account. In the ‘meaning’ of what a poem says, there is inevitably much that is private, and thus untransmittable and non-interpersonal.
It follows that poetry, if I welcome and recognize it, makes the language my language more than any other use of it, makes me a possessor of my language.
My language is mine through poetry.”

Chưa có đánh giá nào
Trả lời