Trang trong tổng số 101 trang (1001 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Nhăn nhó cười là lá chắn chở che tôi (Irina Samarina-Labyrinth): Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Càng đau mạnh, các kim càng sáng chói…
Tôi cười nhăn nhó làm lá chắn chở che tôi.
Phải khóc trước đám đông và mong thương hại-
Bạn không bao giờ thấy tôi lại vậy đâu!

Số phận quật quăng, rung cho tơi tả.
Tôi mệt phờ, nói nhỏ: “Hãy ngừng cho”
Nhưng không để bụng lâu trò tàn ác.
Không cho vi khuẩn hằn thù bám chắc trong lòng.

Tôi thương xót người yếu lòng và bất hạnh,
Mang trong tim sự ghen tức mụ cả người.
Nhưng không để cóc nhái cất lời non nỉ mãi-
Ta phải sống bằng chính số phận mình!

Đừng chui rúc vào cửa nhà hàng xóm,
Chớ xông ra phán xét con cái đã trưởng thành.
Hãy tìm uống chè hoa quả ướp trong đá lạnh
Đọc về hạnh phúc, yêu sự yên bình!

Hãy vui hưởng đinh hương tháng năm bung nở,
Và bạn tặng hơi ấm cho tất cả mọi người.
Gieo điều tốt, không mong chờ khen thưởng.
Hãy sống vì điều tốt, đừng theo cái ác hoài!

Bao cay đắng tôi nuốt thầm, lòng buồn khổ,
Nhưng nhớ mang đau đớn giữ kín trong lòng…
Tình yêu với niềm vui mới là tuyệt đó.
Tôi cười nhăn nhó làm lá chắn chở che mình!

Ảnh đại diện

Tại anh, tại ả đều quá dại khờ... (Irina Samarina-Labyrinth): Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Thời gian không chữa, chỉ gặm nhấm dần
Từ ngoài vào trong, ăn mòn bốn phía…
Tình yêu bạc đầu bị dồn vào góc kín.
Dành cho anh, ả vì quá dại khờ.

Họ đập tan và kiểm soát từng giờ
Xem tình yêu có độ bền, độc đáo.
Tình yêu chịu được. Do sinh ra từ thép nấu.
Nhưng đạn bay, trách móc, scandal…

Tình khóc than và mỏi miệng cầu xin
Hãy dừng lại và lặng im một lát…
Ôm nhau chặt, bắt đầu từ đầu trước.
Tóc bạc dần trắng toát cả mái đầu.

Tình rên la, bám chặt chẳng buông đâu
Đeo bám ả và anh sao ngu dại.
Tìm sự thật, vạch lá tìm sâu nhau mãi.
Nhưng tay trong tay mới là hạnh phúc phải mong.

Hạnh phúc là cứu giúp nhau khỏi nỗi đau,
Biết tha thứ lời chua cay gây nhức nhối.
Được tung cánh xổ lồng, thôi tù túng
Tình ngải đắng bị băng bó quanh người.

Tình yêu từng đầy mật ngọt hưởng rồi…
Giờ yên vị, ngời ngời hoa đua nở.
Đất trời dở chứng đâu gây ra đau khổ.
Mà khổ do tại anh, tại ả dại khờ…

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): V. Nabôkôp Cấu trúc của “Evghênhi Ônhêghin “

Chương hai
Chương hai có 40 khổ, hai khổ (VIII và XXXV) bị dở dang: một khổ chỉ có mười dòng đầu, một khổ có bốn dòng đầu và ba dòng cuối. Thời gian diễn ra sự kiện- tháng sáu năm 1820; địa điểm - khu vực rừng pha đồng cỏ, cách chừng 250 dặm (1 dặm = 1,61 km) phía đông-nam Peterburg và cách 200 dặm phía Tây Matxcơva, ở khoảng giao cắt các điểm 32° kinh đông và 56° vĩ Bắc (nghĩa là cách chừng 150 dặm phía đông nam Mikhailopxkoie, vào tháng tám năm 1824, Puskin được phép rời Ôddessa chuyển về Mikhailopxkoie lưu trú và bị quản thúc trong thời gian hai năm để có điều kiện sáng tác tiếp các chương khác.) Những địa danh được Puskin tự đặt tên trong EO (Evghênhi Ônhêghin) có bốn nơi (một số làng có nông nô sinh sống), các làng ở cách nhau vài dặm: dinh cơ giàu có của Lenski (Núi Đỏ, được nhắc đến ở chương sáu), cách làng này 3 dặm là khu nhà của Daretsky (một người vốn gốc từ dân anh chị đã ít nhiều hoàn lương trong chương 6), “toà nhà chính” của Ônhêghin với những cánh đồng rộng mênh mông, khu nhà ở khá khiêm nhường của ông bà Larin có ngôi nhà chính, dù được gọi là “chỗ ở nghèo nghèo” vẫn có thể dễ dàng thu xếp đủ chỗ nằm cho năm mươi vị khách ngủ lại qua đêm.
Chương thứ hai của Puskin dành viết về Lenski, một thanh niên đã tốt nghiệp Đại học tổng hợp Ghetinghenen, là nhà thơ tầm tầm bậc trung và thực sự, cả loạt khổ thơ tập trung vào miêu tả chàng hàng xóm cùng làng này của Ônhêghin, nhưng xét về mặt cấu trúc, thì phần chính của chương hai tuy gắn chặt với Lensky, xuất phát từ Lensky và còn trở lại với Lenski - không tường thuật về chính Lensky, mà nói nhiều tới gia đình ông bà Larin. Mười lăm khổ (VI-XX) thể hiện mọi mặt tính cách của Lensky và tình bạn của chàng với Ônhêghin, cùng với hai nhân vật này, như bước lên theo từng bậc thang một, bạn đọc sẽ lần lượt qua 17 khổ thơ (XXI-XXXVII): đi từ Ônga- người yêu của Lensky tới chị gái của nàng là Tachiana; đi từ các cuốn tiểu thuyết ưa thích của Tachiana tới miêu tả tính tình các bậc cha mẹ của nàng; đi từ phương diện tình cảm của mẹ nàng tới chuyện cuộc sống của nhà Larin ở thôn quê; đi từ bà vợ chuyển sang ông chồng Larin - vị đại tá đã quá cố; đi từ cái chết của ông Larin sang việc Lensky đi thăm nghĩa trang; và đến lượt mình, câu chuyện dẫn đến phần kết gồm ba khổ thơ bàn về thuyết ngày tận thế, kiếp luân hồi, được viết ra thật sự sâu sắc, chuyên nghiệp. Toàn bộ mối liên kết cốt truyện, theo một ý đồ rõ ràng này, đã tập trung làm rõ chủ đề gia đình Larin và Lenski, gắn kết miền thôn dã Arcadia với cái chết và những bài thơ ai điếu theo kiểu văn bia (như vậy, quả cầu mờ, nhưng được đánh bóng sáng để xem bói đã có ý báo trước về cái chết của chính Lensky ở chương sáu), trong chương này có phần viết thoáng qua, như chuẩn bị dọn chỗ sẵn cho đoạn tả Ônhêghin chuyển đến làng theo cung cách bình lặng, không ồn ào (I-V).
(V. Nabôkôp, sách đã dẫn, Tr.18)

Các chú thích của Nabôkôp:
II.
7.Lúc đầu, Puskin đã viết “царей портреты», nhưng “để kiểm duyệt” (luật không cho phép nhắc tên Nga hoàng lung tung như vậy), ông đã thay bằng «портреты дедов». Trong hai bản chụp, Pushkin ghi chú «Дл[я] ценз[уры] портреты предков».

XII
5…полурусского…- ý đùa cợt, nhắc chuyện Lenxky được tu nghiệp ở nước ngoài về.

XVI.
“Договоры» и «плоды наук» được bàn tới trong các công trình của Russoo “Về khế ước xã hội” (1762) và “Việc khôi phục khoa học và nghệ thuật có thúc đẩy việc nâng cao đạo đức không” (1750)

XVII.
14.Коварной двойке…- Nói về quân bài có số hai, hay có giá trị như số hai nào đó, là biểu hiện của thần may mắn, tuy nhiên, đôi khi lại hoá ra phản chủ.

XXXIV
7 Соседей добрая семья… - Có một điều lí thú là, ông chủ các gia đình từng đến thăm nhà Larrin, được miêu tả theo hướng xấu dần, khi nhà thơ của chúng ta viết tới chương năm. Cho đến phút chót, ông vẫn chưa quyết hẳn là tiếp tục cười giễu hay tỏ lời khen ngợi cách sống của người tỉnh lẻ, cũ kỹ (nếp sống khổ hạnh hay lành mạnh và có cơ sở?) và xã hội Peterburg (là hào nhoáng hay có trình độ văn hoá cao?), là những điều mà một lần, chính ở chương 8, XXIII a và XXIIIb, ông đã cố dung hoà chúng với nhau, cũng giống thái độ của ông với từ gốc Xlavơ và các từ gốc tiếng Pháp trong văn phong của ông.

XXXVII: Vòng tròn nội tâm đã khép kín. Nhờ có một loạt chuyển đổi cấu trúc (đi từ Lenski sang người yêu Ônga của chàng, từ Ônga sang Tachiana, từ những cuốn sách của Tachiana sang người đàn ông mà mẹ của nàng từng say mê mệt, từ ông này sang ông chồng, từ chuyện trưởng thành đến chuyện chết, từ Larin- người đã chết chuyển sang Lenski - người đang sống) chúng ta trở lại với Lenski. Chàng trích dẫn một dòng trong “Hăm let” và viết bài thơ ai điếu tưởng nhớ bác Larin, cụm từ cuối cùng đã thể hiện một cách lý tưởng nhất sự hoà hợp hai chủ đề vốn gắn chặt với Lenski: chuyện chết trẻ và thơ ca không tồn tại bền lâu.
(Tr.19)

Ảnh đại diện

Bạn giấu đáy lòng cả dòng sông nước mắt (Irina Samarina-Labyrinth): Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Bạn là người chợt tỉnh giấc ban đêm
Không tin được những tin đưa lên từ địa ngục.
Hồn tan nát ra mảnh con do bất lực.
Quá khứ sập rồi, biến thành bộ phim xưa.

Bạn vội nhặt mảnh tâm hồn vỡ vụn ra,
Chúng dính chặt vào tay và vào ngực.
Như tiếng sói, còi báo động rú lên hừng hực,
Không để ai kịp hít chút khí thở dưỡng sinh…

Bạn ôm mẹ, ôm con với chồng mình.
Nguyện cầu Chúa, gạt tay nhanh lệ chảy…
Người đã cùng bạn trước kia thân thiện mấy,
Nay xé ta ra trong tiếng còi báo động rú gào…

Bạn bị xé tan, bóp nát, thành đống bùn ao…
Tim vá lại mà thuốc mê không có,
Bạn nở nụ cười tươi với bình minh lấp ló,
Dù trong lòng, tim máu rỉ đớn đau…

Bạn không mang hận thù, ác độc trong lòng lâu.
Bạn giấu đáy lòng cả dòng sông nước mắt.
Nếu giữ được niềm tin, bạn sẽ thành bất khuất!
Tước hiệu “Con người” bạn mới thật xứng danh!

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): V. Nabôkôp, Cấu trúc của “Evghênhi Ônhêghin”

Chương ba
Chương ba gồm 41 khổ và một đoạn thơ có sơ đồ gieo vần tự do dài 79 dòng - là “Thư của Tachiana gửi Ônhêghin “; và một khổ “Bài hát của các thiếu nữ” gồm 18 dòng thơ viết theo thể thơ Kho rêy. Tâm điểm của chương này là lá thư của Tachiana. Đi trước lá thư này là 25 khổ (VII-XXXI), dẫn dắt người đọc từ từ tiếp cận lá thư, sau bức thư là 6 khổ, trong các khổ này viết về việc Tachiana gửi thư đi và tâm trạng đợi chờ trả lời sau đó. Như vậy, 31 khổ và trọng điểm của chương này, là lá thư, miêu tả tình yêu của Tachiana với Ônhêghin, và phần chủ yếu của chương được đóng khung cân đối trong hai chuyến Ônhêghin viếng thăm nhà Larin. Chương ba bắt đầu bằng lời kể về chuyến thăm này trong 6 khổ đầu tiên (I-VI) việc miêu tả chuyến thăm viếng là phần kết của chương, gồm 4 khổ có vai trò đóng chương lại (XXXVIII-XXXIX, XL-XLI) bài hát của các cô gái xen chính giữa đoạn cuối chương ba.
(Sách đã dẫn Tr.19)

Chú thích của Nabôkôp

I-II và đầu khổ III, 1: Chúng ta đã nghe được tiếng nói Ônhêghin trong đoạn độc thoại nội tâm, là sự khởi đầu cho chương một, trong việc thể hiện tâm trạng buồn chán mà nhà hát đã gây cho chàng (chương 1, XXI, 12-14) cả trong nhiều suy nghĩ về tâm trạng hưng phấn của Lenski (chương 2, XV, 8-14). Chúng ta đã nghe giọng nói của Lenski trong đoạn độc thoại ngắn khi chàng đứng bên mộ ông bố người yêu chàng. Lúc này, hai tiếng nói đó cùng vang lên trong đoạn hội thoại đầu tiên của tiểu thuyết. Nhưng giờ cũng là lúc, nút thắt số phận đáng buồn của Lenski cũng bị siết chặt bởi nút thắt định mệnh đầu tiên. Ônhêghin, do muốn xua đi tâm trạng buồn, đã quyết định cùng người bạn đến thăm gia đình Larin, và thế là số phận chính thức bắt đầu công việc của mình. Thời gian - giữa mùa hè năm 1820.
XXXIII
6…Филатьевна седая… — Con gái của ông Philat - khi giao tiếp với những người phụ nữ đứng tuổi được quý trọng, thuộc tầng lớp thấp, người ta thường dùng dạng tên đệm thuộc tên bố. Chúng ta sẽ không bao giờ biết được tên và họ của u già. Vì một lý do nào đó, Pushkin đã tỏ ra không cả quyết, khi chọn tên đệm cho u già, nhưng cả ba phương án đều bắt đầu bằng chữ cái “Ph”. Trong bản nháp và bản chụp, u già được đặt tên là “Phađêyevna (con gái ông Phađêy), trong các lần xuất bản các năm 1827 và 1833,- “Philipiepna” (con gái ông Philipp) và mãi đến năm 1837 u mới thành “Philachiepna” (con gái ông Philat).

Ảnh đại diện

“Đừng giống mọi người, hãy là chính mình...” (Irina Samarina-Labyrinth): Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Đừng giống mọi người, hãy là chính mình.
Đừng theo đám đông mang cùng khuôn mặt.
Nếu họ đánh nước anh bằng dối lừa, sai sự thật,
Đừng mắc mưu lao vào cuộc chiến tranh…

Đừng giết người, hãy bảo vệ hoà bình…
Hãy cứu vớt dù chỉ một sinh linh nhỏ bé,
Đừng cướp mạng người đang nuôi gia đình nhé…
Và hãy cầu “Xin Chúa cứu giúp với chở che..”

Đừng giống mọi người… Khi tại hoạ đổ về,
Cả lũ họ biến đi không còn dấu vết.
Đừng lên án, chớ nổi khùng, quy kết.
Hãy giữ nguyên tính nhân bản trong mình…

Không có gì quan trọng hơn gia đình.
Hãy gìn giữ, sưởi ấm bằng tình thương lớn.
Cá sấu luyện làm sao thành bay bổng…
Đừng cố minh chứng điều gì với chính quyền…

Đừng giống mọi người…Tai hoạ tại đám đông mà nên,
Từng người một, đứng riêng là yếu đuối,
Thành đám loạn, họ phá tan mọi thứ,
Bạn đâu là đám đông….Đừng phá, hãy dựng xây!

Ảnh đại diện

“Ngày hôm qua, nàng đợi câu trả lời...” (Irina Samarina-Labyrinth): Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Ngày hôm qua, nàng đợi câu trả lời!
Đã trăm bận cãi nhau… rồi đến lúc..
Trong trí nhớ lại hiện lên từng khúc.
Nhà ga, công viên, hò hẹn, nhà riêng…

Nàng nuốt thầm bao nước mắt vào trong.
Lần giở kỷ niệm như từng trang nhật ký.
Chàng quy kết tội nàng nghe nhụt trí.
Chàng đã quen đổ lỗi hết cho nàng.

Tâm trạng trong lòng ngày một chết dần
Vì nước mắt làm héo mòn tất thảy.
Nhưng mọi thứ vì tình yêu cao cả.
Nàng có tin điều đó? Chắc là tin!

Đi tìm lời đáp cho câu hỏi trên,
Chàng đang định đổi thay nàng tận gốc-
Thật ngớ ngẩn, ngây thơ, không nghiêm túc.
Có phải do yêu tha thiết hiển nhiên?

Vì trong lòng, tâm trạng nặng nề hơn,
Tim cười mỉm, mà lòng luôn nhức nhối,
Vì tất những gì không cho ta yên bình nổi,
Có nói lời đâm chết hẳn không đây?

Tất cả chiêu trò dình bắt lỗi sai -
Chỉ dẫn tới bao đắng cay bất hạnh.
Nhưng danh nghĩa đều vì tình yêu vậy.
Nàng có tin lý do ấy? Chắc chắn không!!!

Ảnh đại diện

Áp lực (Irina Samarina-Labyrinth): Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Có quan hệ gia đình đã trở thành gánh nặng.
Sống phụ thuộc, hoàn toàn không bình đẳng.
Nhận thiệt thòi, cho trong ấm ngoài êm..
Chuyện áp lực chưa đọc được biết thêm…
Kể ba chục năm sống chung nghe luôn vẫn ngọt,
Dễ điểm lại không điều gì bỏ sót.
Nhưng tóc bạc ra vì chịu lắm nhục nhằn,
Dù nhuộm che đi vẫn hiện rõ rành rành.

Ai cũng bảo: “Cậu là người đẹp nhé!
Gia đình cậu thuận hoà, bền vững thế!”
Phải…Tôi luôn cố làm đẹp ý ông chồng,
Đến nỗi mà mất hết “cái tôi” dễ như không.
“Cô có lỗi, nên tôi…” chồng chống chế,
Cảm giác lỗi lầm… con không có bố.
Lặng lẽ cho qua, cố tránh scandal.
Chộp được chồng nói dối. Chàng chối biến, chối bay.

Quanh ta rặt người tẻ buồn, anh em nhạt nhẽo…
Hay khuyên nhủ, giọng đẩy đưa khéo léo:
“Tự chọn chồng, lại sống đã bao năm,
Gã Líukin sâu rượu, tay Katkin theo gái trẻ măng…
Chứ chồng cậu ga lăng, đứng đắn chán.
Cứ chăm đẵm và mua thuốc ngon cho hắn!
Đừng có điên, hãy để mọi thứ y nguyên!”
Đêm khóc thầm, ngày ăn độc canh xuông???

“Anh chết mất, thiếu em!” Tai nghe mãi…
“Trong bi kịch này, chính em có lỗi!”
Ngước nhìn trời. Nàng nghẹt thở, lòng đau.
Thiên thần buồn phiền, chưa cắt cầu đâu,
Mắt buồn bã, hạnh phúc sao giả tạo thế
“Con khôn lớn trong nhà đủ cha lẫn mẹ!
Thật lạ kỳ, thấy ức chế càng tăng!
Kiếp con người, gông áp lực phải mang…”

Ảnh đại diện

Tâm hồn không biết ẩn sau áo quần (Irina Samarina-Labyrinth): Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Cuộc đời là một thứ thấy hay hay.
Hình thức vẻ ngoài đổi thay theo năm tháng.
Khi thì gõ cửa tìm ta là trái đắng,
Lúc thì gặp bạn vật vờ, nhe hết răng nanh…

Ta luôn thay quần áo đúng mốt nhanh,
Son môi cũng tìm mua ngày một đắt.
Chỉ đôi thứ ta biết không chắc chắn,
Ta làm theo cách đáng ra cấm được làm…

Tôi đứng đây và ngắm khách qua đường.
Họ luôn đổi mốt giầy cùng áo mặc.
Và họ cũng nhìn tôi bằng con mắt khác,
Đúng câu ca: quen sợ dạ, lạ sợ áo thôi…

Mà trên đời, tôi ít chú ý rồi,
Tất chân ai đi giá bao nhiêu thời mặc họ…
Thú vị hơn là biết khi trời nổi gió,
Có bao nhiêu chiếc lá đã rụng rơi…

Sở thích tôi trong ăn mặc vẫn vậy thôi,
Cả tiền bạc, cả báo thời trang tôi không đổi.
Ước tia sáng từ trời cao xuyên tới,
Mặt đất này sẽ ít chói sáng lên…

Con người ta thay đổi cũng hay thêm,
Họ giầu có, nghèo đi, khôn hơn mãi,
Nhưng hồn họ như xưa còn giữ lại,
Cho dù là tóc họ bạc trắng thái dương

Người độc tàn không thấy tốt bụng hơn,
Ai tham quá chẳng trở nên hào phóng.
Người hèn nhát không thể thành uy dũng…
Vì hồn ta có chịu đổi thay đâu!

Vậy nên tôi thấy quan trọng hàng đầu…
Tâm hồn chẳng cần giả vờ, dối trá…
Tôi cứ để hồn tôi mở toang ra cả,
Tâm hồn không biết ẩn sau áo quần…

Ảnh đại diện

Lũ ngợm phát động chiến tranh chống Chúa (Irina Samarina-Labyrinth): Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Chúng chống Chúa, chúng đuổi xua tu sĩ.
Lòng chúng đầy hận thù, sợ hãi, khùng điên.
Cố quên đi lịch sử trong quá khứ mới nguyên…
Còn tôi chống hận thù con người đang nổi sóng.

Vì Chúa chẳng bao giờ sai, quá đúng!
Lũ quỷ Giu đa chỉ vấy bẩn ô danh
Cả niềm tin, hy vọng người chân chính trong mình.
Khi hôm nay lắm kẻ mang con tim mù quáng.

Chúng giày xéo và phá tan điều quý giá.
Con chiên chân thành không được sống bình yên.
Vứt trẻ vào trận, không cho vào đền gặp bề trên
Bao bà mẹ cầu xin tình thương cho con họ…

Tranh thánh khóc, thánh giá bị bôi nhọ.
Nhưng Chúa sẽ làm lũ mù dạ sáng ra…
Đừng sợ! Sừng nhọn và gót chân kia
Sẽ chết hết, đáng đời quân vô Chúa!

Ta cầu nguyện, mong hoà bình trở lại đã!
Cho những người không biết mình phạm tội gì
Lũ ngợm gây chiến tranh chống Chúa của người,
Nhưng không để danh Chúa bị bôi đen mãi mãi!

Trang trong tổng số 101 trang (1001 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: