Trang trong tổng số 101 trang (1001 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

“Anh hiểu cho, tôi đã hết yêu anh...” (Irina Samarina-Labyrinth): Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Anh hiểu cho, tôi đã hết yêu anh,
Như rút được cái dằm, tay nhẹ hẳn…
Anh thứ lỗi, khỏi nghĩ suy, vì tất cả,
Tôi chỉ giữ cho mình chút lệ chát mặn mòi.

Chén rượu cưới ta nâng chúc một thời,
Còn để đó, năm mươi năm trời có chẵn…
Anh cạn nốt, cho người băng lạnh hẳn…
Hãy tìm trong anh có thấy một người…

Và sau cùng, hãy trở lại làm đàn ông trên đời,
Đứng kết tội, đừng một lời trách cứ.
Cố tìm thấy một nguyên nhân vô lí
Thời gian đâu mất sức kiếm hoài công.

Thật giản đơn, tôi đã hết thương anh…
Trước tôi đã bền gan nuôi kiên nhẫn…
Giọt chịu đựng cuối cùng như chết hẳn…
Ngày hôm nay, chợt sống lại, phải chăng…

Trong lòng tôi, chắc chắn, anh còn nguyên,
Vì quà tặng cho ta trên đời quý nhất…
Đó là thứ ta yêu thương, trân quý thật…
Là các con ta sinh chúng được ra đời…

Chỉ có điều, tôi cạn hết yêu rồi,
Chỉ lưu giữ hương vị nghe bồi hồi, đắng chát…
Chút kỉ niệm về những gì tươi sáng,
Thói đớn hèn đã xoá sạch dấu vết gian ngoan…

Nửa cuộc đời, tôi khắc khoải chờ mong…
Tôi gìn giữ gia đình, như tôn thờ tổ ấm…
Nhưng tìm kiếm chân thành và hiểu thấu
Như đi tìm nước mát sa mạc nóng bao la…

Cám ơn anh, cả một núi hoài nghi,
Sự dịu dàng mà tôi không nhận thấy,
Lời buộc tội rỗng không ngu ngốc mấy,
Bao scandal bùng nổ nào có thấy hay ho…

Anh còn mong lấy lại chuyện đã qua?
Thôi, chấm dứt! Làm sao ta lặp lại?
Tôi xin lỗi, đã hết yêu anh mãi mãi!
Thôi tôi đi, dù chiến đấu, dù phải đầu hàng…

Ảnh đại diện

Lẽ phải luôn của tình yêu (Irina Samarina-Labyrinth): Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Có thuốc độc ngọt ngào… Dìu dịu vị hương
Gặm nhấm hồn ta, từ thiên đường đưa sang địa ngục..
Rồi tới lúc, tim nhức đau vì thương tổn thực,
Vì ngọt ngào thuốc độc thấm sâu tận tâm can…

Mọi nẻo đường tình đều dẫn tới cùng nơi
Không ai cứu được để không sa sẩy…
Nhưng gánh nặng này ta mong mình vác lấy,
Khi nhìn ra đường tình dẫn lối đi đâu…

Đau đớn chia xa gợi nhớ mềm dịu đôi tay…
Nhớ những thứ bạn tốt nhất không hề biết
Khi lòng vẫn đắm chìm tình buồn đau da diết…
Tình là rình rập cận kề cảnh biệt xa…

Như đu quay…Khi tỉnh táo, khi say,
Khi lạnh nhạt, lúc gối chăn nhàu nát…
Mà cuộc đời tô vẽ tìnhnhư tranh muôn sắc
Tình là chiếc đu quay rực rỡ khác thường…

Tình luôn đúng.. Mặc phán xét trong đầu,
Nhưng tim chẳng cần đâu lời phán xử…
Hãy yêu nhé, khi hồn đang rực lửa.
Nên nhớ rằng, lẽ phải luôn của tình yêu..

Ảnh đại diện

“Có tình yêu, chàng là hoàng tử...” (Irina Samarina-Labyrinth): Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Có tình yêu, chàng là hoàng tử,
Là triết gia, thuộc hàng vua chúa.
Nàng mê hàng mi rợp bóng của chàng
Tai lắng nghe từng tiếng bước chân vang…
Như chó giữ nhà quẩn quanh đợi chủ,
Là nữ hoàng trong lều tranh nhỏ…
Từ “Cánh buồm đỏ thắm” chàng rõ là Grây!
Ôi, danh Grây khiến chàng biến đổi ngay!
Đôi mắt mầu nâu sao huyền ảo
Chàng mời gọi đôi môi thơm mùi hoa quả…
Chàng thầm thì “Yêu em quá!” mỗi ngày.
Và nhiều khi chàng thô lỗ lắm thay.
Hai tay nàng dâng chàng bao mơ mộng
Như kho báu, nàng dành riêng để tặng.
Chàng biến cảm xúc tan khói mây bay
Nay gặp nàng, chàng không hớn hở mặt mày,
Giọt từng giọt mỗi ngày phai nhạt mãi,
Quà tặng tình yêu nàng dâng hiến lại,
Chàng xem thường để chúng mất phí hoài,
Như quạ lông vặt sạch thấy rầu cả người…
Tóc nàng một thời như mây, như suối,
Nay bạc trắng buồn không sao tả nổi…
Mọi chuyện ngu ngốc chàng đã làm rồi.
Quà tình yêu chàng coi là gánh nặng đời…
Có tình yêu - thần Appolo là người thân thiết
Đưa chàng bước vào vườn hoa hạnh phúc,
Chàng ngây thơ, bay bổng, rất trẻ trung..
Mất tình yêu - chàng là ông lão hiện nguyên!

Ảnh đại diện

“Ai ơi, hãy nâng niu, quý trọng tình yêu!...” (Irina Samarina-Labyrinth): Tiểu sử Irina Samarina Labirint

Tiểu sử nhà thơ nữ Irina Samarina Labirint, nhà nghệ sỹ ngôn từ tiếng Nga đang nổi danh khắp nơi.

Irina sinh ngày 15 tháng tư 1981, ở thành phố Pôltava, trong một gia đình Nga-Ucraina. Cô là con một. Những vần thơ đầu tiên cô bập bẹ nói ra, khi cô chừng 4-5 tuổi. Và từ đó, cả cuộc đời cô gắn liền với thơ ca. Từ lúc sinh cho đến nay, Irina luôn sống cùng cả gia đình ở Ucraina, trong thành phố Pôltava thân yêu của mình.

Về tuổi thơ và các bài thơ
Irina không nhớ những thời khắc đặc biệt nào đó khi viết dòng thơ đầu tiên.Thơ luôn tồn tại trong người cô, không có thơ tách rời con người cô. Tất cả các bài thơ luôn song hành cùng cô, cô và thơ luôn gắn bên nhau như một chỉnh thể. Ngay nhiều bài luận ở trường học và các câu truyện kể lại, cô luôn viết dưới dạng thơ. Khi chứng kiến chuyện lạ này, các giáo viên phản ứng một cách nhẹ nhàng, đầy tin thần nâng đỡ., ban đầu thì ngạc nhiên, sau đó quen đi. Môn học ưa thích của cô là môn tiếng Nga.
Năm 18 tuổi, cô lấy chồng ở Pôltava quê hương và tháng 11 năm 2019 sẽ là lễ kỉ niệm hai mươi năm ngày họ làm hôn lễ. Chồng cô là mối tình đầu của cô.
Hai vợ chồng có hai bé trai tuyệt vời: David và Lep.
Những bài thơ đầu tiên của Irina được đăng khi cô 14 tuổi, trong các báo của thành phố Pôltava và vào dịp ngày Chiến thắng, trên báo của nhà máy nơi ông nội của Irina làm việc. Sau đó hàng năm, cứ đến ngày chiến thắng, cô viết các bài thơ mới chúc mừng các cựu chiến binh.

Về các tập thơ
Tập thơ đầu tiên ra đời khi nữ tác giả 16 tuổi. Đây là tập thơ nhỏ thứ nhất dành cho bạn bè, nhưng ngày nay, ngay cả bản fotocopy cũng không còn.
Cuốn sách in thơ thật sự đầu tiên với số lượng lớn xuất hiện năm 2012 do những người tuyệt vời đã xuất bản ở miền Tây Ucraina - những bạn đoc thơ Irina quyết định giúp tác giả có nguồn thu nhập cho gia đình và mọi người có dịp làm quen trực tiếp với các tác phẩm của Irina. Hiện nay không còn bán tập thơ đầu tiên này, vì với số lượng in một ngàn bản, bạn đọc đã mua hết sạch trong thời gian rất ngắn. Tập thơ thứ hai in năm 2015, nhờ một cô gái biết nói tiếng Nga tuyệt vời, hiện đang sống ở Mỹ và rất thích các sáng tác của Irina. Tập thơ thứ ba được in năm 2017, do sự đề nghị của một bạn đọc thơ Irina, một người có tâm hồn tuyệt vời, hiện đang sống ở Matxcơva.

Tập thơ thứ tư ra đời năm 2018 là nhờ sự tài trợ của một người Nga tốt bụng, là bạn đọc và cũng là bạn tốt của Irina, vốn sống từ lâu ở Pôltava, và anh cũng sinh ra ở nước Nga. Tập thơ thứ năm được xuất bản cùng năm 2018 có sự hỗ trợ của nhiều bạn đọc với tấm lòng thơm thảo từ thành phố Kiep anh hùng. Nhờ những con người rất nhiệt tình như vậy, người đọc có dịp tận hưởng những sáng tác của Irina, mỗi khi lần mở từng trang sách thơ của cô. Các bạn cũng có thể đặt mua thơ của Irina trong cửa hàng sách trên Internet của Irina. Cô thường trực tiếp kí và gửi sách cho người mua trên khắp thế giới.
Thơ của Irina được nhiều người nổi tiếng tìm đọc, các sáng tác của cô rất phổ biến trong không gian mạng Internet, nhiều bài hát đã được viết ra trên nền thơ của cô và tên tuổi cô dần trở nên nổi tiếng với lượng bạn đọc ngày càng lớn hơn.

Irina có một kênh riêng trên Iutup nơi công bố các băng video đọc thơ của mình. Nhưng có điều chủ yếu là, chỉ cần đọc thơ cô một lần thôi, bạn đã không thể quên được giọng thơ đơn giản và dễ hiểu và nhiều sự thật mà mọi người thấy như quen thuộc, nhưng không phải ai cũng có thể diễn đạt chúng một cách dễ hiểu và tuyệt vời đến vậy, như Irina thường làm. Chính nhờ vậy, thơ của Irina đã đến được tận trái tim của mỗi bạn đọc.
Trong suốt nhiều năm qua, Irina đã nỗ lực làm việc, khi thì sáng tác thơ, lúc thì viết những lời chúc mừng dưới dạng các bài thơ theo yêu cầu của từng người một gửi tới cô, để kiếm tiền nuôi gia đình cô và tạo dựng được tổ ấm ở ngay trong gia đình mình., tất nhiên, một trong những nhiệm vụ chính của Irina, giống như mọi bà mẹ, là không chỉ lo kinh tế cho gia đình mà còn dạy dỗ hai cậu con trai thành người trung thực, xứng đáng.

Thơ của Irina thấm đẫm tình yêu, sự đồng cảm, lòng từ thiện, luôn xuất hiện hình ảnh Chúa Trời, kể lại những cảm xúc sâu sắc về cuộc đời và mọi sắc thái khác thường của nó. Nữ nhà thơ đã biết cảm nhận và truyền đạt qua thơ mọi đặc điểm trong tâm hồn con người.
Irina là ngôi sao sáng nhất của thời hiện đại trên nền trời ngôn từ tiếng Nga. Tất nhiên, ta có thể mạnh dạn xếp cô vào hàng những nhà thơ lớn của Nga. Chúng tôi và các bạn đọc, dưới ơn Chúa Trời, hãy đánh giá sáng tác của nhà thơ theo đúng công lao của cô, ngay khi chúng ta đang sống và nhận thức rõ tầm cỡ tài năng của nhà thơ này.
Evghênhi Pirôgôp, Sankt-Peterburg

(Irina là thành viên Hội nhà văn Ucraina, Hội liên hiệp nhà văn Ucraina và Hội văn bút quốc tế Ucraina (thành phố Matxcơva). Giành giải thường văn học mang tên K.Simônôp (Nga, tp. Matxcơva), giải thưởng mang tên A. Phađêép (Nga, tp. Matxcơva), ngoài ra còn giải thưởng “Cành hạt dẻ vàng” (Ucraina, tp. Kiep))

Ảnh đại diện

Xuân ngập trời mà mọi người thờ ơ (Irina Samarina-Labyrinth): Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Nước mắt chảy, lo âu và tuyệt vọng…
Cả loạt tin không vui đưa lại, gầm gào.
Tôi lắt lay trên đống tro tàn
Ngày đêm đến đắm chìm trong đau khổ…

Không thân thiện, gió nhe răng gào rú.
Ngày lại ngày, như giờ tận thế đến rồi.
Đã rõ là, phải đổi gió cho tâm hồn thôi.
Nơi hy vọng đã lắt lay, tắt ngấm…

Ước được thở khí trời hoà bình lắm,
Để dự phòng, để được sống ít ngày.
Nhưng tóc bạc với bím tóc đang đến gần
Có nghĩ được trò gì cần đoán biết…

Bao số phận người dưng bị hại chết,
Chúa thu hết họ vào tay chở che.
Ta đã làm gì với tâm hồn ta,
Sao không thấy có người đang đau đớn?

Xuân đã về mà chẳng ai cần
Dưới mái nhà đã tan tành đổ nát…
Trong tôi ngập tình yêu mà tay không tấc sắt,
Nhưng giờ đây ai thiết nói tình yêu.

Tiếng rú còi báo động sớm tinh sương,
Chim chóc vội thu mình trong im lặng.
Nước mắt chảy, lo âu và tuyệt vọng…
Địa ngục do con người đem lại cho nhau.

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): Truyện cười xoay quanh Puskin

@@@
-Cậu làm thế nào mà chài được em lên giường giỏi thế?!
-Tớ cầu xin đấng trời cao ấy mà! Chúng tớ cùng ngắm nhìn trời sao lung linh, tớ liền đọc thơ Puskin cho em nghe và em xúc động, tan chảy ra thành nước. Tất nhiên,…ướt đẫm đầm là xong, khó gì đâu.
@@@
Puskin đang đi trên đường làng. ông thấy có chiếc xe ngựa sắp tới gần mình. Ông hỏi xin người đánh xe cho đi nhờ một đoạn. Ông lên xe và xe chạy tiếp. Puskin lên tiếng hỏi:
-Này anh muzik, thế tên anh là gì?
-Ivan.
Puskin nói tiếp lời, cho thành câu thơ có vần:
-Ivan! Cho anh con c…c to dã man!
Anh muzik giận lắm, hai người vẫn im lặng đi tiếp. Sau đó một lát, anh muzik mới hỏi:
-Thế ông tên gì?
-Aleksandr Sergâyevich Puskin.
-…(I’m lặng suy nghĩ)…mời ông xuống m… nó khỏi xe cho tôi được yên thân!
@@@
Nhân lễ kỉ niệm một trăm năm ngày Puskin mất, người ta tổ chức họp bàn dựng tượng Puskin. Theo quy định, các đề án được trình lên Stalin.
Điêu khắc gia thứ nhất:
-Dự định làm: Puskin đứng, đang đọc sách của Stalin.
Stalin:
-Phương án này đúng về quan điểm chính trị, nhưng không đúng về lập trường lịch sử
Điêu khắc gia thứ hai:
-Dự án là: Stalin đứng, đang đọc sách của Puskin.
Stalin:
-Cách này phù hợp lập trường lịch sử, nhưng không đúng theo quan điểm chính trị.
Nhà điêu khắc thứ ba:
-Đề án là: Stalin đứng, đang đọc sách của Stalin.
Stalin:
Đề án này vừa phù hợp quan điểm lịch sử, vừa phù hợp lập trường chính trị. Chúng ta chọn phương án này.
@@@
Giả như, Puskin không sống ở thế kỉ XIX, mà sống ở thế kỉ XX, thì ông vẫn chết vào năm 37….
(Trong lịch sử Liên Xô, thì năm 1937, là năm tiến hành nhiều cuộc thanh trừng nội bộ, nên rất nhiều cán bộ cao cấp, sĩ quan quân đội bị bức hại chết, bị bỏ tù, thanh trừng vì rất nhiều nguyên nhân không chính đáng.)
@@@
Trong lễ Khánh thành nhà hát Marinka mới, có Puchin đến dự, nhà hát công diễn opera “Evghênhi Ônhêghin “. Cơ quan cảnh sát tạm thu súng lục đạo cụ của Lenski và Ônhêghin: “Các anh chỉ được dùng kiếm thôi!”
@@@
Hôm nay, trong buổi họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm lớp tuyên bố :
-Các vị sinh con ra làm gì, nếu tủ sách nhà quý vị không có sách “Evghênhi Ônhêghin”?
@@@
Tại Cung đại hội Kremlin, tôi được xem “Evghênhi Ônhêghin”, trong vở này, người thủ vai Lenski là danh ca Baskôp, anh này diễn quá tuyệt vời! Chuyện xảy ra là, sau khi nhân vật anh ta đóng, bị giết chết, tất cả những người hâm mộ anh, đã bỏ xem, xuống chỗ gửi đồ để tặng hoa anh này, mà buổi diễn vẫn tiếp tục, dù khán phòng bỏ trống ghế một nửa.
Và tôi cũng chứng kiến cảnh, trong nhà hát vọng ra :”Kôlia ơi, anh đừng chết nhé!”
@@@
Thầy giáo văn học hỏi một trò giỏi:-Chắc em đã đọc và thuộc lòng bức thư Ônhêghin gửi cho Tachiana rồi chứ?
-Chưa ạ.
-Vì sao vậy,
-Luật ghi cấm đọc thư người khác ạ!
@@@
Một bà lão ngồi trên xe bus và đọc nghe nho nhỏ nguyên cả một khổ thơ từ “Evghênhi Ônhêghin”. Quá khâm phục bà lão, khách trên xe vỗ tay rầm rầm. Bà lão mỉm cười:  Đấy, thơ thì tôi nhớ, còn vì sao tôi lên xe bus và đi đâu, thì quả thật, Chúa có giết tôi, đi nữa, thì tôi cũng chịu.
@@@
Hồi học phổ thông, một anh bạn cùng lớp tôi, khi viết luận về Evghênhi Ônhêghin có kể trong bài như sau:”Suốt đời mình, Evghênhi Ônhêghin chỉ khao khát được trở lại cái nơi mình đã chui ra để góp mặt với đời“.
@@@
Stalin và Evghênhi Ônhêghin
Trong cuốn sách của mình “ Những điều cần biết ban đầu của Lãnh tụ”, Vasili Priđein có kể rằng, “nhà cầm lái vĩ đại” thích nhất truyện thuật lại như sau: một nhân vật công an chống phản gián và người hàng xóm là giáo sư. Một lần, vị giáo sư nheo nheo mắt ra ý coi thường viên công an chống phản gián, với ý là viên công an không biết ai là tác giả của “Evghênhi Ônhêghin”. Viên công an chống phản gián rất bực bội, đã bắt vị giáo sư này, và sau đó khoe khoang với đồng sự rằng:” Gặp tôi, vị giáo sư này lập tức thú nhận rằng, chính ông ta là tác giả viết  “Evghênhi Ônhêghin” chứ không phải ai khác.”

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): Truyện cười xoay quanh Puskin

Một lần, Puskin đến tìm gặp Stalin và than phiền:
-Chuyện là, thưa đồng chí Stalin, tôi không có chỗ ở ạ.
Stalin nhấc máy điện thoại lên:
-Xô viết Matxcơva phải không? “Đùng chí” Bôbrônhikop đấy hả?
Tôi yêu cầu phải thu xếp ngay chỗ ở cho “đùng chí” Puskin nhé.
Puskin lại than vãn:
-Còn chuyện này, thưa đồng chí Stalin, sách của tôi không được xuất bản.
Stalin nhấc ống nghe lên:
-Hội nhà văn đấy à? “Đùng chí” Phađâyép phải không? Tôi ra lệnh in ngay sách của Puskin với số lượng lớn nhất.
Stalin quay lại phía Puskin:
-Còn vấn đề gì nữa không, “đùng chí” Puskin?
Puskin cám ơn rồi ra về. Stalin nhấc điện thoại lên:
-“Đùng chí” Đantes đấy à? “Đùng chí” Puskin vừa ở chỗ tôi ra nhé…

(Truyện cười này giễu nhiều thứ, trong đó có cách phát âm tiếng Nga không chuẩn của Stalin. Người dịch dùng tạm từ “đùng chí” thay cho “đồng chí” để thể hiện điểm này.)
@@@
Trong kì thi tuyển người cho ngành cảnh sát.
-Ai đã viết “Evghênhi Ônhêghin”?
Các đáp án có sẵn:
1.Rutslan và Liudmila.
2.Evghênhi Ônhêghin.
@@@
Trong giờ học, cô giáo nói:
-Hôm nay, chúng ta sẽ học theo cách mới. Trước kia, cô đặt câu hỏi, các em trả lời, còn hôm nay, các em là người đặt câu hỏi. Các em tự nêu chữ cái đầu và chữ cái cuối của từ. Dựa vào cách các em gọi từ ra, cô sẽ đánh giá cách suy nghĩ của các em. Thế nhé, giờ ta bắt đầu từ bạn Kachia nào.
-П…..Н,- Kachia nói.
Cô giáo nghĩ một lát và nói:
-Cô chịu, không biết.
-Пушкин.
-Em giỏi thật. Cô thích cách suy nghĩ của em. Còn bây giờ, đến lượt em Seriôgia.
-Л….В
Cô giáo thú thật, cô chịu thua, không đoán ra.
-Лермонтов.
Giỏi tuyệt. Thế thì có cả từ Ломоносов nữa. Cô rất thích cách em suy nghĩ đấy. Bây giờ, Vô va, em có cái gì chưa?
-Х…..Й ngắn.
-Em không biết xấu hổ à, lại hư quá,- mặt cô giáo đỏ bừng lên, cô tức giận hét to. - Em hãy bước ra khỏi lớp! Và ngày mai, mời phụ huynh đến gặp tôi.
Khi đi ngang qua bàn cô giáo, Vôva bảo:
-Đây là từ Хемингуэй đấy chứ. Nhưng em khoái cách suy nghĩ của cô ạ.

(Truyện cười này buộc phải dùng chữ cái Nga, cho dễ hiểu. Từ X…..Й có thể là từ “Хемингуэй” - tên nhà văn “Hêminuây” được phiên âm theo tiếng Nga và từ “хуй” từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của đàn ông.)
@@@
Trong giờ học văn, cô giáo hỏi:
-Các em, cho cô biết, Puskin là ai?
Cả lớp giơ tay.
-Nào Vô va, em nói nhé
-Thằng chó đẻ!
-Sao em nói vậy, hở Vô va?
-Thưa cô Maria Ivanôpna, thì chính Puskin chả nói: “Ôi, Puskin, ôi thằng chó đẻ”đấy thôi.
(câu nguyên bản của Puskin: “Ай да Пушкин, ай да сукин сын!”

@@@@
Evtushenko lớn hơn cả nhà thơ, còn Puskin lớn hơn cả Evtushenko
@@@
Trong kì thi tuyển nhập học, thày giáo hỏi thí sinh:
-Em có biết Puskin không?
-Không.
-Thế em có biết Nhekraxốp, Trê khôp, Tôlstôi chứ?
-Cũng không.
-Còn Lermontov, Gorki thì sao?
-Không biết.
-Thôi xong, em được tự do!
Ra ngoài phòng thi, có người hỏi thí sinh vừa thi:
-Thế nào, em đỗ chứ?
-Không, ở đây họ chỉ nhận người theo chỗ quen biết thôi. Còn em, hoá ra, chẳng quen biết ai cả.
@@@
Mẹ ơi, thế Puskin là tất cả của chúng ta à?
-Con ơi, thật tiếc, đúng như vậy…
-Vì sao lại thật tiếc, hở mẹ?
-Vì rằng, tất cả những thứ còn lại như: khí đốt, đất đai, dầu mỏ, kim loại, rừng từ lâu đâu còn của chúng ta nữa.
@@@
Trong kì thi vào Trường viết Văn.
-Anh hãy đọc thứ gì đó của Puskin, một đoạn trích từ Evghênhi Ônhêghin chẳng hạn.
“Bác tôi là hiệu trưởng Trường viết văn…”
-Cám ơn anh, anh đã đỗ rồi nhé.
(Câu thơ đầu tiên trong “Evghênhi Ônhêghin” là: “Bác tôi vốn thẳng ngay, cao đạo nhất”)

@@@
Một ông lão đánh cá bắt được một con cá vàng và con cá cất giọng hỏi ông bằng tiếng người:
-Lão cần gì, hở ông lão?
-Trước hết, lão muốn một cô vợ khác. Lão đã đọc Puskin rồi, lão biết tỏng mọi chuyện kết thúc ra sao rồi mà.

(Dịch theo nhiều nguồn trên Internet)

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): Truyện cười xoay quanh Puskin

Nga hoàng Nhikôlai Pavlôvich thường khuyên nhủ Puskin hãy bỏ cờ bạc đi, ngài hay nói:
-Cờ bạc làm hỏng khanh mất!
-Ngược lại, bẩm Bệ hạ, - nhà thơ đáp lời,- cờ bạc cứu giúp thần thoát cảnh buồn chán, thưa Bệ hạ,
Và quả thật, khi bị các món nợ thua bạc dày vò, nhà thơ ngồi vào bàn sáng tác và chỉ một đêm, chàng kiếm được đủ trả xong nợ vẫn còn dư. Chẳng hạn, chàng đã viết xong “Bá tước Nulin “đúng cách như vậy.
@@@
Puskin là người thich giao du với đám thanh niên vui nhộn. Ông có nhiều bạn bè trong số thiếu niên và các thành viên Đoàn tuỳ tùng phục vụ Nga hoàng. Khoảng năm 1827, khi ở Peterburg, ông đã chơi với đám sỹ quan cận vệ trẻ và nhiệt tình tham gia nhiều cuộc đi chơi và ăn uống. Một lần, ông mời vài người đến khách sạn Đôminich và đãi họ một trận ra trò. Bá tước Davađôpski đến dự và hướng về Puskin, nói:
-Tuy nhiên, Aleksandr Sergheevich, rõ ràng là, ví tiền của anh đang đầy cười ra kìa.
-Phải, đúng là, tôi giàu hơn các bạn,- Puskin trả lời,- Nhiều bạn đôi khi phải sống tạm bợ và chờ tiền gửi từ quê lên, còn tôi có thu nhập đều đều, - tôi kiếm sống nhờ ba mươi sáu chữ cái Nga đấy.
@@@
Do muốn chơi khăm Puskin, một người đã đặt câu hỏi cho Puskin ở chỗ đông người. Giữa tôi và mặt trời có gì giống nhau?
-Nhìn ngài và mặt trời, ai cũng phải nhăn mặt khó chịu,- nhà thơ lập tức đáp lời.
@@@
Di chúc của Puskin:
Mong bạn bè lượng thứ! Tôi còn lại những gì
Xin hiến tặng cho mọi người tất cả…
Bao giận hờn, bài thơ. Thôi bỏ qua đi,
Xin nợ nần tha tôi, hãy nương tay xí xoá.
@@@@
Trong kì kiểm tra môn văn, cô giáo Maria Ivanôpna hỏi học trò Vôva:
-Em có biết Puskin không?
Vôva đáp:
-Không ạ.
-Thế Lermontov?
Vôva lắc đầu không biết.
-Thế Tôlstôi?- cô giáo không buông tha.
-Cũng không biết.
-Vậy thì em xứng đáng điểm hai!
Khi đó, Vôva mới nói:
-Thưa cô Maria Ivanôpna, thế cô có biết Vasia Siđôrôp không?
Tất nhiên, cô giáo nói:”Không biết”.
-Thế cô có biết Pechia Ivanôp không?
-Cũng không.
-Thế Phêđia Petrôp cô có biết?
-Không biết.
Vậy cô thấy đấy, thưa cô Maria Ivanôpna, cô cho em “hai” là không đích đáng nhé. Mỗi người có một nhóm quen biết riêng mà thôi
@@@
Vôva, năm 1799 có gì đáng nhớ?
-Đó là năm sinh của Aleksandr Sergâyevích Puskin
-Giỏi quá! Thế năm 1812 thì có gì đặc biệt?
-Năm 1812, Puskin tròn 13 tuổi ạ!
(năm 1812, Napoleon tiến đánh Nga, cuộc chiến tranh vệ quốc bắt đầu.)
@@@
Trên lớp, cô giáo kể về sự nghiệp sáng tác của Puskin. Sau đó, cô hỏi:
-Vôva, em có biết, nhũ mẫu của Aleksandr Sergâyevich có tên là gì không?
-Chim bồ câu già yếu của con ạ,- Vôva trả lời.
@@@@
Một anh muzik đứng cạnh tượng Puskin. Đã một rưỡi đêm. Bỗng anh nghe có tiếng nói từ trên cao vọng xuống:
-Này anh muzik! Nhờ anh đứng thay tôi trên này nửa tiếng được không?
-ôi ôi, ngài nói gì vậy, thưa Aleksandr Serghêyevich! Làm sao tôi dám đứng đó được!
-Thôi, lên đây! Anh có mất gì đâu? Thì cứ vì tất cả những gì tôi đã làm cho nền văn hoá….
Anh muzik đồng ý. Puskin vung vẩy chiếc ba toong rồi bước xuống và đi đâu mất tăm, còn anh muzik trèo lên bệ tượng đứng thay Puskin. Một tiếng. Rồi hai tiếng. Trời đã sáng. Không thấy Puskin đâu. Anh muzik tụt xuống và tìm đến đồn công an.
-Các đồng chí có biết không,- anh nói,- tôi đang đứng đó thì nghe tiếng từ trên cao: anh hãy đứng, - ông ta bảo, - thay tôi nửa tiếng, rồi bỏ đi mất dạng. Tôi cứ đợi mãi, đợi hoài.. Ông ta chống gậy ba toong thế này này, đầu đội mũ chóp cao thế này này..
-Có râu quai nón chứ gì?
-Đúng, đúng rồi, chính ông ta đấy!
-Bị bắt vào khu tạm giam rồi.
-?!
-Anh có hình dung được là, người này đi khắp các phố, tìm bắt lũ bồ câu và đè chim ra để “ị” lên đầu chúng mới sợ chứ!

(Chim Bồ câu, quạ thường đậu trên tượng, “ị” bẩn khắp bức tượng)
@@@
Một lần, Nga hoàng Nhikôlai Pavlôvich trong cuộc nói chuyện thân mật, đã hỏi Puskin:
-Nếu hôm đó, có mặt ở Peterburg, thì khanh có tham gia sự kiện ngày 14 tháng 12 không?
-Chắc là có rồi, thưa Bệ hạ!- Puskin đáp lời:- tất cả bạn bè của thần đều tham gia, thì hôm đó, thần không thể bỏ rơi họ. Nhờ thần vắng mặt hôm ấy, nên thần đã thoát, và thần xin cám ơn Trời đã phù hộ.
Câu trả lời thẳng thắn và cởi mở khiến hoàng đế thích thú. Ngài là người duy nhất trong tất cả những người biết Puskin, đã nhận ra ý nghĩa của Puskin và ý thức được sức mạnh thiên tài thi ca của Puskin.
-Trẫm hy vọng rằng, Nga hoàng nói,- từ bây giờ, khanh sẽ suy nghĩ chín chắn hơn, và Trẫm với khanh sẽ không phải bàn cãi nữa. Tất tật những gì, khanh viết ra, hãy gửi cho Trẫm xem qua: từ hôm nay, Trẫm sẽ là người kiểm duyệt trực tiếp sáng tác của khanh.
Ngay buổi tối hôm đó, trong vũ hội của viên công sứ Pháp, nguyên soái Marmôn, Nga hoàng đã kể cho bá tước Đ. N. Bluđôp:
-Khanh có biết, hôm nay, Trẫm đã nói gì với người thông minh bậc nhất nước Nga không? Với Puskin ấy.
@@@@
Nói gì thì nói, A.S. Puskin hiểu biết về phụ nữ vẫn kém, bởi đúng ra, sau khi quay về với cái máng mẻ, bà lão trong truyện cổ tích phải đòi làm người đẹp ngay chứ nhỉ.
@@@
Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” phải được coi là sách gối đầu giường cho giới nữ, từ em nhỏ tới bà già mới đúng.
@@@@
Puskin không phải là “tất cả”của chúng ta, “tất cả” của chúng ta là Puskin và vôtka.
@@@
Trong lúc đấu súng, Puskin bi thương nặng vào bụng, còn Đantes bị thương sượt qua cánh tay. Nếu như chuyện bị thương như vậy diễn ra vào thời chúng ta - thì ngành y học của ta có thể không chỉ cứu sống được Puskin, mà còn chữa cho Đantes thành chết luôn.
@@@
Puskin và Natalia Nhikôlaiepna đang đi dạo. Nàng hỏi nhà thơ
-Anh sáng tác thơ thế nào?
-Quá đơn giản, anh cứ nhìn thấy cái gì, thì về viết lại, Chẳng hạn, lúc này, em có nhìn thấy, một cha muzik đang nằm trong vũng nước không?
“Khi nhìn mãi vũng băng tan loang lổ
Dường như có người vẫn say sưa ngủ,
Một thanh niên trông ủ rũ nằm yên
Và nghe ra: chuyện gì thế? Chết im lìm…”
Từ trong vũng nước nhô lên một cái đầu, mặt xưng xỉa, to tướng vì rượu:
-Này ông muzik, việc gì đến ông mà ông chõ vào hở?
Puskin vội nói
-Ta đi thôi, em ơi, Natasa, cha say rượu đang nằm đây chính là Lermôntôp đấy.

(Trích chương tám, khổ XXXVII, Evghênhi Ônhêghin)

Ảnh đại diện

“Phải nâng niu để không bao giờ mất…” (Irina Samarina-Labyrinth): Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Phải nâng niu để không bao giờ mất…
Không kiểm tra, mà giữ chắc trong tim
Cùng chung tay vun đắp gia đình riêng
Nơi tổ ấm, biết bao niềm hạnh phúc…

Tối mùa thu, ôm vai nhau thân thiết.
Bao tình yêu đem tặng hết đến cùng…
Và hiểu rằng chẳng có ai gần bằng…
Tám xuyên đêm, cùng chào bình minh tới…

Cười rộn rã kể chuyện ngày xưa cũ:
Về tuổi thơ nghịch ngợm, vút qua nhanh,
Về lần đầu ta vụng dại: “Em yêu anh!”
Bao cảm xúc trong lòng dâng rực sáng…

Nhìn ngoài sân, tối dần, thêm lo lắng,
Anh lặng im, chẳng thấy gọi điện về,
Và mong sao anh chỉ nói đôi lời,
Cho trọn kiếp, cho tình yêu dài vô tận…

Rồi nghe tiếng bấm chuông, chân nhào đến…
Và nhận ra tim cháy bỏng sống khát khao,
Khi trong lòng bừng ánh sáng kì diệu tình yêu.
Rồi chết lặng, nghe anh: “Chào…” bao trìu mến.

Tay pha cốc trà xanh mời anh uống,
Mùi xoài thơm đánh bạt hết buồn phiền.
Một nụ hôn xoá hết mệt mỏi triền miên…
Và biết được em đang hạnh phúc nhất…

Và ta biết: đôi ta sung sướng thật
Và nhận ra thành phố ồn ào chợt lặng đi,
Khi con nhỏ ngáy đều mệt mỏi ngủ khì,
Mưa rơi mãi, mái nhà xưa xô lệch…

Mùa đông đến, sưởi ấm nhau bằng pha sữa mật,
Tay nâng niu quàng khăn ấm cổ ai…
Đo nhiệt độ, ôm hôn thắm thiết rõ dài…
Ngả đầu dựa vai ai ngủ hoài một lúc…

Ta cùng già đi dưới mái nhà ấm cúng,
Em mãi là vợ đằm thắm yêu chồng.
Là người mà anh thương nhớ vô cùng…
Vắng tình yêu - con tim người mất hết…

Ước được sống, đến ngày ta cùng chết,
Không bỏ anh phải côi cút trên đời…
Dù có sang kiếp sau nữa một mai,
Mong trời lại cho chung đôi lần nữa…

Ảnh đại diện

Hoa nở rộ xuyên qua trập trùng điều ác (Irina Samarina-Labyrinth): Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Những chiếc lá xinh như chuông nhỏ xíu,
Cùng reo lên êm dịu trên cành phong.
Sáo líu lo trong tiếng lá nhẹ rung,
Dàn nhạc mùa hè nghỉ giải lao trong bụi rậm.

Những khóm cây tinh khôi như tuyết trắng
Hệt làn mây, anh đào đứng mơ màng,
Từ đinh hương choàng khăn voan khắp không gian
Nối hai nhà miên man đầy khoảng hở.

Cây gia gọi ta quên đi đau khổ
Hãy hít vào hương thơm ngát đầy hồn.
Còn con người sao càng trắng trợn hơn
Vác dao kiếm đâm chém luôn chí tử?

Không nhận thấy hoàng hôn tháng năm bên cửa,
Chỉ ngắm nhìn đau khổ của kẻ thù…
Hoa rẻ quạt bung nở cảnh thiên đường
Khiến người yêu người, không cẩn lời, thầm lặng.

Linh lan, mẫu đơn râm ran vui chuyện,
Muôn loài hoa cùng đua nở một ngày!
Chỉ con người thấy như chẳng hợp thời,
Vì có chục điều “nhưng” còn ngăn trở,

Nào đấu tố, mít tinh, nào nguyền rủa,
Rồi tan hoang, bất hạnh, buồn phiền…
Chính trị gia đẩy trẻ ra chiến trường
Gửi con người, họ thương con mình trước nhất!

Tôi ngắt hẳn dòng thông tin nhơ nhớp,
Đề tâm hồn thanh thản, bớt mệt người.
Chính thiên nhiên luôn biết cách hài hoà -
Hoa nở rộ xuyên qua trập trùng điều ác!

Trang trong tổng số 101 trang (1001 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: