Trang trong tổng số 11 trang (103 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Mắt buồn (Bùi Giáng): bàn

@ the giới nhỏ : NK rất vui là có 1 bạn trẻ ở Bắc  Ninh ( quê NK )yêu thơ Bùi Giáng ? có ý kiến cho là " văn chương Việt Nam thế kỷ 20 có 2 đột phá khẩu là VĂN NGUYỄN TUÂN và THƠ BÙI GIÁNG...đó là một thế giới lạ,đầy bí ẩn để cho ta tha hồ mà tìm hiểu,mà chia sẻ-thế mới là Văn Chương để đời là thế !

Ảnh đại diện

Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu): Về bản dịch của Tản Đà

Nếu nguyên tác của Thôi Hiệu là tuyệt bút thì bản dịch của Tản Đà lâu nay được coi là tuyệt vời ? Tuy nhiên,cái chỗ"còn có để mà bàn"(thảo luận) như chữ"không"(luồng những)trong câu thứ 2,được xem là " thi nhãn"(chữ mắt)thể hiện cái hồn của bài thơ:tâm trạng bâng khuâng,mênh mang.man mác ,buồn hiu hiu da diết ...Tản Đà dịch bằng chữ "trơ" là khá đắt ! Câu 3 "hạc vàng bay đi là thôi không trở lại" mà dịch là "hạc vàng đi mất từ xưa" thì quả là không đạt ?Câu 4 "không du du"(bay lững lờ trên bầu không-trôi mãi mãi)chữ "không" ở đây là "vĩnh viễn"...cũng như câu 5+6 dịch ra tiếng Việt quả thực là rất khó nói hết cái thi trung hữu hoạ,hữu nhạc,hữu hương của nguyên tác ?
 Theo thiển ý của NK thì Cái "gốc"(nguyên nhân,cốt lõi)có lẽ là ở chỗ "thể loại" ?
 Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu là viết theo" Luật thi".Đại thi hào Lý Bạch sở dĩ hư tâm phục thiện như thế chỉ vì chính ông hiểu rõ Luật thi cam khổ;Còn bản dịch của Tản Đà là "lục bát" (thơ dân tộc) dịch Hán ra Việt để Người Việt thưởng thức cái áng thiên cổ kỳ thi này.Cái "vênh",cái "khó" của DỊCH (chuyển ngữ) là ở chỗ này.Thể thất ngôn bát cú:mỗi câu 7 chữ,rồi từng cặp đôi câu theo phép KHỞI-THỪA-CHUYỂN-HỢP (đối nhau chằm chặp ),chữ MẮT (nhỡn tự) đắc địa ở chỗ nào ? với những Ý mới,tứ lạ,thi cách ra sao ? được chuyển dịch sang lục bát :1 câu 6 dịch câu 7,rồi 1 câu 8 dịch câu 7...nếu không gối chữ,trùm ý(gọi 2=2) THÌ ĐỐ AI DỊCH nổi(chữ=chữ,ý=ý lại lột tả được cái HỒN (cái Thần của thi phẩm).Chao ôi,"dịch là phản" như chơi là thế!
 Ở Tản Đà,có lẽ bản dịch Hoàng Hạc Lâu là đạt hơn cả.Sự đáng châm chước của lối dịch thơ kiểu này(luật thi ra lục bát)là không nên cố chấp"chữ đổi chữ" mà lấy Ý hớp HỒN là chính.Do đó 2 câu kết,Tản Đà dịch là "
      Quê hương khuất bóng hoàng hôn
      Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Xét về ngữ nghĩa,âm điệu (của thơ Việt) thì phải nói là đã đạt mức "tuyệt tác"...ta đọc lên,ngâm nga thấy SƯỚNG hơn cả đọc nguyên tác !?
  Còn về 2 chữ "phương thảo" (cỏ thơm)mà dịch là "cỏ non" là cách nói thông dụng của dân gian đất Việt.
  Dịch ra "Lục bát" là lối dịch "thoát",phải là tay cự phách trong làng thơ như Tản Đà mới có được một bản dịch bất hủ như vậy !

Ảnh đại diện

Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu): Bình

Bài thơ HOÀNG HẠC LÂU của Thôi Hiệu xưa nay được coi là " tuyệt kỳ bút pháp"...chỉ mấy chữ"tình xuyên phương thảo,nhật mộ yên ba"...với nghệ thuật thơ Đường bậc thầy thì Thôi Hiệu đã mệnh ý hết rồi,thẩm cách xong rồi và phát bút đã là vô tiền khoáng hậu; thế nghĩa là với HOÀNG HẠC LÂU thi sĩ đã đạt tiêu chí" hoàn hảo" khiến cho Đại thi hào Lý Bạch cũng phải cúi đầu nhún nhường"đạo bất đăc"( không nói được nữa !)? Các cụ ta xưa đã từng giảng :
Cái "diệu" của Thôi Hiệu ở chỗ: chỉ 1 câu tả "lầu",còn 3 câu kia đều tả " người xưa"...trong đó câu 1 tả "người xưa",câu 3 là nghĩ "người xưa",câu 4 là ngóng "người xưa",cứ như phớt lờ không nhắc gì đến "lầu". Câu 5-8 tiền giải tả "người xưa",hậu giải tả "người nay",tuyệt nhiên không tả đến "lầu",Thi sĩ chỉ NHẤT Ý TỰA CAO TRÔNG XA,riêng thổ lộ hoài bão của mình.Rồi"hương quan hà xứ thị"(ở nơi này)với cây thì "lịch lịch"(in rõ),bãi thì"thê thê"(tươi tốt),riêng có MẮT thì ngóng "hương quan" là không biết "hà xứ"(nơi nào). Rồi với 2 chữ "nhật mộ"(chập tối lúc chim về tổ, gà vào chuồng) đặt NGANG lên câu thơ làm cho 24 con chữ trong 4 câu tiền giải cùng nhảy múa tạo nên tuyệt tác để "đời sau đừng ai làm thơ về Hoàng Hạc Lâu nữa mà chuốc lấy hổ thẹn "?!

Ảnh đại diện

Độc Tiểu Thanh ký (Nguyễn Du): Về bài dịch của Thiện Thanh

@ Tuệ Dung :Bài này dịch không đạt,vì đây là thơ Luật Đường...chỉ có thể dịch theo lối Luật thi hoặc lục bát,mà đã là "lục bát" thì phải có "vần"...

Ảnh đại diện

Ông phỗng đá bài 1 (Nguyễn Khuyến): Xuất xứ bài thơ " Ông phỗng đá -1"

Khoảng năm 1891-1893 cụ Tam nguyên Yên Đổ được Quan Kinh Lược Sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải "mời" đến dinh riêng của Quan để ngồi dạy học...một hôm Nhà thơ dạo chơi ngoài vườn,thấy ông phỗng đá bên hòn non bộ,liề tức cảnh hạ bút :
  Ông đứng làm chi đó hỡi ông ?
  Trơ trơ như đá,vững như đồng.
  Đêm ngày gìn giữ cho ai đó ?
  Non nước đầy vơi có biết không ?
           (bài 1 )    
Lại nữa ,một hôm nhà Hoàng Cao Khải có tiệc mừng thọ.Bọn quan lại Bắc Kỳ đều được mời đến dự đủ mặt,hôm đó Nhà thơ cũng được mời dự...nhưng ông chỉ mặc thường phục xuềnh xoàng,ngồi im một goc,chẳng nói năng gì.Một viên Quan thấy vậy mới thầm thì với bạn đồng liêu"Ai mà ngồi như phỗng đá vậy ?" Nhân đó Nhà thơ tức cảnh làm bài"phỗng đá-2":
   
   ÔNG PHỖNG ĐÁ

Người đâu tên họ là gì ?
Khéo thay chích chích chi chi nực cười
giang tay ngửa mặt lên trời
Hay còn lo tính sự đời chi đây ?
...
...
còn 12 câu nữa...
   Thơ văn Nguyền Khuyến-nxb văn hoc 1971,trang 89-90.

Ảnh đại diện

Độc Tiểu Thanh ký (Nguyễn Du): Về bài dịch của Đinh Vũ Ngọc

@ Thân gửi anh Phụng Hà : theo thiển ý của NK thì bài dịch này không hay,vì :"son phấn có thần..." mà dịch là "ảnh hoạ có thần..." là lạc hẳn nguyên tác ! Câu 6,chữ "ngã" dịch là "tớ" ở đây,nghe nó không đứng đắn sao ấy ? dịch là "ta" xem chừng ổn hơn...
                 Góc Thành Nam Hà Nội,ngày 30 tết Canh Dần -Nguyễn Khôi

Ảnh đại diện

Mạnh Thành ao (Vương Duy): bàn thêm về 2 chữ"Suy liễu"

@nguyengiadinh :Suy liễu=liễu cỗi,liễu gầy...Nk bất giác nhớ lại 1 lần ở Sài Gòn cùng một anh bạn rất sành Cầm kỳ thi hoạ kéo nhau vào Quận 5-Chợ Lớn chơi,chợt thấy những hàng cây SAO trăm tuổi,xem chừng "anh Hai Bắc Kỳ-Nguyễn Khôi" có điều chi muốn hỏi ? anh bạn tôi liền hát lên một câu hát Phạm Duy :"Cây xưa hàng gầy,nằm phơi ráng đỏ..." thật là tuyệt vời,NK tự hiểu,chẳng cần phải nói thêm gì nữa !Xưa nay cứ tưởng Thi sĩ là người sành về ngôn ngữ hơn cả,ai ngờ Nhạc sĩ khi sáng tác ca từ cũng uyên bác đâu kém ?

Ảnh đại diện

Con tim bị thương! (Từ Nguyễn): bình bằng thơ

Con tim ấy-đó nỗi lòng
Là tư duy,là hồn trong cõi ngoài
bị thương,tim ấy đau hoài
Cuộc tình đau đáu nguôi ngoai với tình...

Ảnh đại diện

Mạnh Thành ao (Vương Duy): Về bài dịch của Nguyễn Gia Định

Theo thiển ý của NK thì dịch phải là "tín,đạt,nhã"...trước tiên phải sát với nguyên tác,không được thêm "ý" khác vào bài thơ;Câu 1 thêm "ải xa"là lạc với nguyên tác !Thứ 2 là Người dịch phải thông thạo tiếng "Mẹ đẻ" (ở đây là tiếng Việt)Xưa nay không mấy ai dùng "cây già" mà thường dùng "cây còi cọc,cây cỗi,cây gày"...2 câu sau là cái TỨ hoài niệm của Thi nhân,mà trước đó Trần Tử Ngang đã thốt lên "tiền bất kiến cổ nhân/hậu bất kiến lai giả/niệm thiên địa chi du du/độc thương nhiên nhi thế hạ" thật là buồn muôn đời là vậy !

Ảnh đại diện

Tĩnh dạ tứ (Lý Bạch): BINH LUAN BAI THO

Thi nhân lãng tử mải gót giang hồ,ban ngày cuốn hút theo công việc, giao du,ngâm vịnh,tiệc tùng,thù tiếp...trôi nổi nơi góc biển chân trời,tưởng như quên đi nơi xóm cũ làng xưa với bao kỷ niệm của thời niên thiếu,"tình nhân xưa cũng đã thành cố nhân mịt mờ sương khói ! thế rồi,một đêm vắng,nơi Quán khách,sau một cơn chợp mắt,xả bớt đi cái mệt của dặm đường gió bụi,Chàng bất chợt tỉnh giấc,nhìn ra 4 phía chỉ có mình với mình "bên trời lận đận thấy thương thân"...trăng thì sáng ơi là sáng,bất giác trong đầu nảy ra TỨ ĐÊM VẮNG với 2 câu bất hủ để đời :
      Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
      Cúi đầu nhớ cố hương !
Cái "chữ mắt" (nhỡn tự) ở đây là chữ CÚI (đê),nó như một sự Sám Hối của đứa con tha hương "tư cố hương" không rơi lệ mà là Nước mắt chảy trong lòng "không như Nhi nữ thường tình lệ rơi " là thế !
  Bài thơ vẻn vẹn chỉ có 20 chữ mà Đại thi hào đã tả được cả nỗi niềm nhớ Quê, nghin năm sau ta đọc mà vẫn còn bùi ngùi khôn tả !

Trang trong tổng số 11 trang (103 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: