Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nửa cái bánh nướng tặng cô



TTO - Xưa nay, học trò thường nhớ đến thầy cô với lòng biết ơn chân thành. Bản thân những thầy giáo, cô giáo như chúng tôi cũng rất xúc động trước tình cảm của những "đứa con" ngây thơ, hồn nhiên dành cho mình.

Cách đây hơn 20 năm, khi ấy tôi còn dạy lớp 2. Ngày 20-11, một trò đem đến lớp tặng tôi gói kẹo hoa quả và cái bánh nướng đang ăn dở. Em ấy nói: “Con tặng cô vì cô đã dạy con viết chữ đẹp. Nhưng trên đường đến lớp con đói quá nên ăn nửa cái bánh rồi, còn nửa cái này con dành phần cô đem về cho em bé”. Tôi đã bật khóc vì cảm động. Rồi tôi cảm ơn em, mở gói kẹo chia cho các trò khác.

Tôi vẫn nhớ nửa cái bánh ấy với đường răng ăn dở còn in rõ và lời thanh minh non nớt, thật thà. Món quà nhỏ đã nói lên được rất nhiều điều ý nghĩa. Ngày nay, nhiều người tặng thầy cô những món quà đắt giá hơn, sang trọng hơn nhưng tôi tin, dù dưới hình thức nào thì tình thầy trò thời nào cũng có, luôn tồn tại và đáng trân trọng.

NGUYỄN HỒNG PHINH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Quà của cháu này mới là quà thật. Người nhận món quà này mà bật khóc cũng thật đáng trân trọng. Tôi cam đoan nhiều người ở trong cảnh huống ấy không có được như vậy.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ông bắc cầu quê hương



SGTT.VN - Ngày 2.9.2009, công trình cầu Phú Mỹ đã khánh thành trong niềm vui và tự hào của những công dân TP.HCM và cả Việt Nam. Có thể nói, sự hiện diện của cây cầu là yếu tố không nhỏ góp phần vào việc nâng tầm hình ảnh con người và đất nước Việt Nam lên một tầm cao mới trong sự đánh giá của các đối tác đầu tư nước ngoài.

Bởi lẽ cho đến thời điểm này, cầu Phú Mỹ vẫn là một trong số ít những cây cầu dây văng hiện đại trong khu vực và điều đặc biệt hơn cả, đây là cây cầu đầu tiên của Việt Nam do nhà đầu tư trong nước thực hiện, áp dụng hình thức B.O.T thu hút hơn 70% nguồn vốn nước ngoài. Người khởi xướng cho ý tưởng này là tiến sĩ Nguyễn Thành Thái, tổng giám đốc công ty B.O.T cầu Phú Mỹ.

Sinh năm 1946 tại Tây Ninh, những năm 1960, cậu thiếu niên Nguyễn Thành Thái theo gia đình sang sinh sống tại Campuchia. Đến năm 1968, với suất học bổng của Chính phủ Pháp, ông đã sang Pháp học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực sinh hoá. Năm 1975, sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành sinh hoá tại Pháp, ông đã muốn trở về ngay, vì vào thời điểm đó gia đình ông cũng đã từ Campuchia trở về Việt Nam sinh sống. Thế nhưng, những biến đổi thời cuộc khi ấy đã khiến hành trình xa quê hương của ông phải kéo dài thêm nhiều năm tháng dài trên đất khách.

Lần thứ nhất trở về vào năm 1987, khi ấy với vị trí là nghiên cứu viên trung tâm Nghiên cứu khoa học CNRS Paris, tiến sĩ Nguyễn Thành Thái đã đóng góp công sức bé mọn của mình cho đất nước bằng những hợp tác khoa học và đào tạo cán bộ khoa học cho Việt Nam. Đến lần trở về thứ hai vào năm 1990, với ý tưởng đi vận động xin tài trợ nước ngoài cho một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, cơ duyên đã kết nối ông với những cây cầu khi ông được thành phố giao cho việc sửa chữa cầu Chữ Y. Ông kể, là người từng đi nhiều nơi, có nhiều lúc đối diện với các công trình lớn, với sự phát triển vượt bậc của nhiều nước trên thế giới, đôi lúc cũng khiến ông chạnh lòng, buồn vì đất nước mình chưa phát triển bằng họ. Nhưng cảm giác mặc cảm, tự ti thì chưa bao giờ xuất hiện trong ông vì ông luôn tin rằng, người Việt Nam không hề thua kém một ai. Chính niềm tự hào ấy đã giúp ông vượt qua tất cả những khó khăn, thách thức để hoàn thành sứ mạng của mình.


http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=118702
Tiến sĩ Nguyễn Thành Thái và vợ trên cầu Sài Gòn.




Có một câu nói mà tiến sĩ Thái thích nhất: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay...” Nguyên nhân sâu xa vì ông luôn tâm niệm rằng, đất nước có giàu mạnh thì giá trị bản thân mỗi người dân mới được người ta coi trọng. Công trình nghiên cứu hoạt chất chống ung thư từ trái bình bát của thầy trò tiến sĩ Nguyễn Thành Thái tại trung tâm Nghiên cứu khoa học CNRS Paris là một minh chứng điển hình về tình yêu mà ông dành cho quê hương mình. Bởi công trình mà thầy trò ông dày công nghiên cứu, nếu có kết quả thì cũng đồng nghĩa trong hồ sơ ấy sẽ có thêm một cái tên khoa học có nguồn gốc Việt Nam. Hành động của ông tuy nhỏ, nhưng tình yêu quê hương của ông đã lan toả được đến trái tim của người học trò ngày ấy – tiến sĩ Vũ Thị Tâm. Sau khi thành công với đề tài hoạt chất chống ung thư từ hạt bình bát, tiến sĩ Tâm cũng nối gót người thầy của mình trở về Việt Nam, để được sống và cống hiến trên mảnh đất quê nhà.

Hai câu thơ của Nguyễn Duy viết trong một đêm mùa đông ở nước Nga xa xôi năm nào: “Dù ở đâu vẫn tổ quốc trong lòng/ Cột biên giới cắm từ thương tới nhớ…” cũng chính là tiếng lòng của tiến sĩ Nguyễn Thành Thái trong những ngày xa quê. Trong lòng ông, quê hương là cội nguồn. Là tình yêu bắt nguồn từ mọi tình yêu. Là sự thân thiết, gần gũi không thể nào quên. Như hôm nay, trên mảnh đất quê hương này, ông thực sự ấm áp trong sự nối kết liền lạc với những họ hàng thân thuộc, giữa những con người bình dị với nụ cười và ánh mắt thân thương của ngày trở về.

NGỌC BÍCH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

lại chuyện...

Cứu trợ lũ lụt bằng bột giặt quá “đát”?



TT - Những ngày qua, người dân ở Quảng Bình và Hà Tĩnh rất bất bình với việc Công ty TNHH Vico (có trụ sở ở Hải Phòng) đã đưa bột giặt được sản xuất từ năm... 2007 cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt.

Theo tìm hiểu, Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Đức Ninh (TP Đồng Hới, Quảng Bình) được phân bổ 424 gói bột giặt hiệu Vì Dân loại 400g và được đựng trong tám bao lớn. Ông Nguyễn Xuân Triển - giám đốc trung tâm - cho biết sau khi phát bột giặt cho các học sinh ngoại trú, các em đã phát hiện có những miếng dán “lạ” ngoài vỏ bao. Các em bóc ra và nói cho cô giáo biết.

Chúng tôi đã bóc thử hai nhãn dán đè ngoài vỏ gói bột giặt và thấy nhãn thứ nhất mang dòng chữ “Bảo quản nơi khô mát” dán đè lên vị trí ghi ngày sản xuất bột giặt được in máy là 15-4-2007. Nhãn thứ hai ghi giá bán là 10.000 đồng, được dán đè lên giá bán 6.500 đồng đã in sẵn trên gói bột giặt Vì Dân.

Nếu căn cứ vào thời hạn sử dụng (kể từ ngày sản xuất, được dán che) được in lên gói bột giặt là 36 tháng thì những gói bột giặt này đã quá hạn sử dụng bảy tháng. Đáng nói, trên các gói bột giặt đều có in thêm ngày sản xuất khác là 16-11-2010 ngay trên thân dọc của gói và giá bán là 10.000 đồng.

Ông Nguyễn Xuân Tiến, trưởng ban chính sách - pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình, cho biết số hàng trên nằm trong số hàng cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt Quảng Bình thông qua Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng.

Theo giải trình từ nhà sản xuất và đại diện giám sát bán hàng của Công ty TNHH Vico tại Quảng Bình (là ông Nguyễn Văn Hiếu) với Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình, những gói bột giặt này đều thuộc một lô hàng mới sản xuất. Nhưng công ty đã dùng bao bì cũ từ năm 2007 nhằm tiết kiệm chi phí cho sản phẩm.

Về điều này, ông Võ Văn Tiến, phó ban chính sách - pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình, tỏ ra nghi ngại: “Như thế thì không thể có sự dán nhãn đè lên ngày sản xuất và in lại giá bán một cách tinh vi đến vậy”.

Tại Hà Tĩnh cũng xảy ra tình trạng bột giặt Vì Dân  của Công ty TNHH Vico có nhiều gói quá hạn sử dụng. Theo nguồn tin của PV Tuổi Trẻ, sau khi nghe phản ảnh bột giặt Vì Dân hết hạn sử dụng đã được Công ty TNHH Vico cứu trợ ở Quảng Bình, bà Dương Thị Hằng - phó chủ tịch Liên đoàn Lao động Hà Tĩnh - đã kiểm tra một số gói bất kỳ bằng cách bỏ bột giặt vào nước rồi khuấy lên nhưng không thấy nước sủi bọt.

Kiểm tra tiếp thì thấy ở hai góc sát đáy bao của gói bột giặt này ghi ngày sản xuất là 15-4-2007 (được phun chồng lên bằng một số liệu khác là 16-11-2010), trên gói bột giặt có hướng dẫn sử dụng trong 36 tháng.

L.GIANG - VŨ TOÀN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ẩn

Trên trời có cặp cu đang đá
Dưới sông có cặp cá đang đua
Em về nhà lập miếu thờ vua
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha!
(Sưu tầm)
Tham, sân, si
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bởi còn có những con  đò...



(Tạp san Áo Trắng) - Thầy chúng tôi áo chưa bao giờ trắng tinh vì thầy cũng hái dâu, tay cuốc tay cày. Ngày ấy tôi còn ở tuổi thơ cứ nhẩn nha lang thang trên dải đê xanh mướt, tinh nghịch chơi đủ trò bỏ mặc đàn trâu gặm ngô làng bên, làng bắt mất trâu. Thầy cởi áo bơi qua sông xin dắt trâu về, tối qua nhà nói giùm với mẹ cha tôi kẻo học trò của mình tối nay phải đứng úp mặt vào tường muỗi đốt, sáng hôm sau lại ngủ gục trên bàn.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=463798
Minh họa: Mặc Tuân




Ngày ấy, con đường còn nhuộm màu đất đỏ, mưa xuân về có đứa đến trường mà quần áo như vớt ở dưới ruộng lên. Thầy chờ mấy đứa gần nhà cùng đi rồi dắt qua chỗ lội, có đứa được thầy cõng trên lưng, tới trường thì áo thầy nhuốm màu đất núi.

Chiếc áo thầy nâng niu nhất mà năm nào khai giảng thầy cũng mặc là chiếc áo bộ đội đã bạc màu. Thầy bảo nhờ có nó mà thầy trò mình bây giờ mới được ngồi đây, bàn tay thầy đã một thời cầm súng. Đôi tay chai sần thế mà đứa nào đứa nấy tranh nhau nắm tay thầy và coi như ân huệ.

Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy. Chúng tôi đứng ở cổng nhà thầy đùn đẩy nhau vào chúc tết. Thầy dắt vào nhà mời kẹo lạc, lũ chúng tôi lập tức quên mất mình đến chúc tết thầy.

Nếu mẹ cha coi những đứa con là cả tương lai của mình thì thầy coi chúng tôi như công trình của cả đời thầy. Thầy nghe ngóng, hỏi thăm tình hình học tập của hai mươi mấy đứa học trò ngày ấy học cấp II, cấp III như thế nào, đứa nào học chuyên văn, chuyên toán. Đứa nào vào đại học hay đã sang ngang để thầy phải lắc đầu. Mỗi năm lại thêm hai mươi mấy đứa. Không biết sức ở đâu mà những cái tên chỉ nhắc lại, thầy khẽ nhíu mày là nhớ ra ngay.

Lớp tôi có Cường, con chú Miên, học giỏi mà nhút nhát. Bất cứ lúc nào, ở đâu cũng chỉ thấy nó cúi đầu. Nó xấu hổ vì bố nó bị động kinh, thỉnh thoảng không mặc quần áo rồi chạy khắp làng. Lên cấp II nhà trường xếp nó vào đội tuyển học sinh giỏi, nó nhất định không chịu, không đi ôn luyện cũng nhất quyết chẳng đi thi.

Thầy dắt tôi cùng đến nhà nó, thầy an ủi động viên, nó một mực lặng im. Thầy ra vườn rút cây dâu dài, đánh nó mà thầy khóc.

Thầy nói trong nước mắt:

- Mình nghèo, bố mình đau bệnh mình càng phải ngẩng mặt lên để nhìn đời. Nếu còn cúi mặt xuống thì đừng bao giờ gọi thầy là thầy nữa. Trời bắt ta nghèo nhưng không ai bắt được ta hèn, con trai ạ.

Nó ôm thầy nức nở:

- Thầy ơi!...

Hôm nó đi thi, thầy cọc cạch đạp xe chở nó lên phố huyện, dúi vào tay nó cái bánh chưng. Nó tần ngần nhìn thầy: "Con không có máy tính Casio". Thầy gán luôn chiếc xe đạp cho một quán gần đấy rồi bước vào hiệu sách... Thằng Cường đạt điểm tối đa. Tết năm rồi về thăm thầy, nó thỏ thẻ:

- Thầy ơi! Trời cũng không bắt được ta nghèo.

Lớp tôi ngày ấy sáu đứa đậu đại học, ra khỏi cổng làng, thầy tiễn ở bến sông. Thầy xoa đầu từng đứa mặc dù chúng tôi đã phổng phao. Thầy ân cần:

- Phố xá nhiều cạm bẫy, nhớ thương cha, thương mẹ nghe không.

Chúng tôi đi như thế, mỗi năm về làng lại ghé thầy nghe thầy đọc thơ - những vần thơ không giàu nghệ thuật, chỉ là những đứa học trò mái tóc vàng hoe, đôi chân lấm đất nhưng "mắt đen tròn thầy thương lắm em ơi".

Làng chúng tôi giờ cũng không còn những con đường đất đỏ, cây cầu rồi sẽ bắc ngang dòng sông Kinh Thầy đẹp như một giấc mơ, nhưng chúng tôi - những đứa trẻ quê nghèo vẫn nhớ: Qua sông - bởi có những con đò, Thầy đã cõng chúng tôi qua cổng làng, qua cả con sông mùa lũ và gửi vào lòng mỗi đứa một đôi cánh ước mơ...

HOÀNG THỊ HIỀN
(ĐH Sư phạm TP.HCM}
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Nơi đây bom mìn vẫn còn là hiểm hoạ khi mà chiến tranh đã lùi xa
http://i1119.photobucket.com/albums/k633/mientungan/thoisu/Picture037.jpg
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Một cháu bé người Vân Kiều... cháu còn quá nhỏ để có một đôi mắt buồn... ôm bọc quần áo được tặng bởi những người xa lạ phải chăng khiến đôi mắt cháu buồn hơn
http://i1119.photobucket.com/albums/k633/mientungan/thoisu/Picture206.jpg
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Những cô gái Vân Kiều vội vàng từ bỏ tuổi xuân để... bồng con, khiến những người xa lạ cũng thấy chạnh lòng
http://i1119.photobucket.com/albums/k633/mientungan/thoisu/Picture209.jpg

http://i1119.photobucket.com/albums/k633/mientungan/thoisu/Picture208.jpg
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

"Người Vân Kiều có tấm lòng trong trắng"
Nhớ lúc xưa Chủ Tịch nói: "người Pa-cô, Vân Kiều gùi gạo ra chiến trượng họ không tơ hào một hạt, đói họ ăn rau rừng, sau này cách mạng thành công, các chú phải biết trả ơn tâm lòng của nhân dân", vậy mà chẳng biết các chú làm gì... sao mà người ta vẫn nghèo khổ quá như thế
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối