Trang trong tổng số 26 trang (259 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [22] [23] [24] [25] [26] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mục lục

(tiếp theo trang 21)





86. Âm hồn ngụ tại nhân gian  (Nhụy Nguyên) . . . . . . . . . . . . . . . trang 21
87. Nhu nhược  (Anton Pavlovich Tchekhov)
88. Người đàn ông băng  (Haruki Murakami)
89. Những nốt nhạc đen trắng  (Thái Bá Tân)
90. Trăn và thỏ  (Anton Tsekhov) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . trang 22
91. Một chuyện đùa  (Anton Tsekhov)
92. Bà già đi bụi  (Nguyễn Ngọc Tư)
93. Mây nơi góc núi  (Hoa Nghiêm)
94. Mệnh đào hoa  (Nguyễn Xuân Hưng)
95. 72 giờ sau
96. Vỡ  (Lê Minh Phong)
97. Miếng cháy   ( Lê Thiết Cương)
98. Chân lý  (S. Antov)
99. Xác bụi  (Nguyễn Ngọc Tư) . . . . . . . . . .  . . . . . . . . . . trang 23
100. Gã mặt tròn  (Jack London)
101. Sói hoàng hôn   (Vĩnh Quyền)
102. Biển đã khác  (HerWorld)
103. Tro tàn rực rỡ   (Nguyễn Ngọc Tư)
104. Góc đường  (Mai Hương)
105. Một ngày không thể quên  (Phương Lan) . . . . . . . . . . . . . . . trang 24
106. Bóng anh hùng  (Doãn Dũng)
107. Bao nhiêu nến cho lần sinh nhật
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chú bé cứu tình yêu


* Minh Huy dịch từ Reader's Digest


http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Xa%20hoi%20va%20cuoc%20song/Loneliness%20VDT/MoonWindowTreeskeletons_zps2bbb8d48.jpg



John dừng xe ở phía bờ thấp của con đường nhỏ hẹp, trước một nông trại cũ bỏ hoang. Đám bụi mờ nãy giờ vẫn bám theo xe, hiện bao phủ lấy chúng tôi. Quá bực bội, tôi chụp cái bản đồ lộ trình, dùng làm quạt để phe phẩy. Mặt trời nóng bỏng. John nói với tôi:

“Đây rồi, chỗ này đây. Chúng ta hãy vào xem cảnh hoang tàn.”

“Thôi, trời nóng quá. Anh vào đi. Tôi đợi anh.”

“Nhưng em cứ vào đi. Anh sẽ chỉ em chỗ ngày xưa anh treo chiếc vớ để ông già Noel bỏ quà vào đấy.”

“Anh biến đi!” Tôi la lên, không còn kiên nhẫn nữa “Và giải quyết dứt điểm vụ này đi!”

John bước đi một cách khó khăn giữa đám cỏ cao đến đầu gối, tiến về phía ngôi nhà xưa. Trong khi anh ta một mình đi tìm về quá khứ, tôi trụ lại trong không khí chao đảo và ngột ngạt của hiện tại.

Chúng tôi vừa trở về sau chuyến du lịch kéo dài một tháng, chuyến du lịch theo kiểu “còn nước còn tát” để mong mỏi cứu lấy cuộc sống chung, vốn đang rạn nứt trầm trọng. Chúng tôi đã ngầm quyết định rằng nếu vẫn chưa giảng hòa được trước khi về đến nhà, thì đường ai nấy đi. Trong suốt thời kỳ du lịch, chúng tôi không ngớt cãi nhau. Ba tuần lễ trở lại đây, chúng tôi không chạm xúc vào nhau, dù chỉ một lần. Trong ô-tô, chúng tôi cứ như người không quen biết: mỗi đứa một góc riêng.
John đã đặt cho mình một mục đích trong đời sống và đạt được mục đích ấy bằng nỗ lực bản thân. Khi anh đã thành công rồi, tôi bắt đầu cảm thấy bị hờ hững, bỏ rơi. Tôi cần nhận được sự dịu dàng và muốn mình trở nên cần thiết với một ai đó. Quá thất vọng vì không được như ý, tôi đau khổ vô cùng.

“Em vào đây đi!” John nói to cho tôi nghe, từ phía sau khung cửa sổ đã vỡ kính. “Anh vừa thấy hồn ma của ông nội đang đi xuống cầu thang đây nè! Biết đâu em sẽ có cuộc gặp gỡ kỳ thú!”

Anh ta ra bộ vui vẻ. Tôi giả vờ không nghe thấy.

Cuối cùng John cũng trở ra xe. Anh mang theo một tấm bảng đề chữ CẤM VÀO, tấm bảng lúc nãy nằm lẫn trong cỏ.

“Tôi mong là anh đừng mang cái của nả ấy về nhà đấy nhé!”

Không trả lời, anh ta viết cái gì đó vào tấm bảng, rồi quay đi, đặt tấm bảng trước ngôi nhà. Tôi đọc được: CẬU BÉ JOHNNY ĐÃ NẰM Ở ĐÂY. Và anh biến mất vào trong nhà.

“Bên trong ấy có cái gì nhỉ?”. Ngồi trong xe mãi, tôi sẽ chín nhừ vì nóng. Bước xuống xe, tôi vạch một lối đi giữa đám cỏ cao.

Khi bước vào, tôi thấy John đứng đấy, giữa đám bụi bặm, mạng nhện và vôi vữa rơi xuống từ trần nhà.

“Căn phòng này xưa kia là phòng khách. Nhưng nếu lúc nào có quá nhiều khách đến ở qua đêm, anh phải ra đây ngủ. Đó, trong góc đó, trước kia có cái giường, đầu giường cao gần bằng ông nội anh. Gối nằm lúc nào cũng được vỗ tròn và mặc áo cẩn thận, bên ngoài còn có bao vuông vức, lại thêu hình con công bằng mũi chữ thập.”

Chúng tôi bước sang nhà bếp. Anh chỉ cho tôi chỗ đặt bếp lò và thùng đựng gỗ đun. Anh thường xuyên chất đầy gỗ vào đây giúp bà nội.

“Xưa kia ở đây là cái bàn, trên mặt phủ vải dầu có hình hoa pensée. Chưa bao giờ anh thấy loại nào hoa đẹp như thế.”

Ở tầng một, chúng tôi bước vào một căn phòng lớn có vẻ ảm đạm, chỉ được soi sáng bằng một cửa sổ duy nhất, cửa sổ rất cao.

“Xưa kia khi anh nằm ở giường, nhìn cửa sổ anh tưởng tượng nó cao tới trời.”

“Tôi hiểu vì sao anh lại ao ước trở lại đây đến như thế! Trước kia, trong ngôi nhà này, là anh ở nhà mình...”

“Không, không phải nhà mình. Hôm nay ở đây, ngày mai đã chỗ khác. Ông bà cô bác có lẽ đã mệt mỏi về anh. Anh ở đây vài tuần, sau đó một ông chú hay bà cô mang anh đi khỏi một thời gian. Cho dù xưa kia anh có ngụ chỗ nào, thì luôn luôn dưới gầm giường là chiếc va-li lúc nào cũng sẵn sàng, chờ cho đến ngày mà người ta đã chán cái sự hiện diện của mình. Có lẽ trước đây anh cũng khó chịu lắm.

“Ngày kia anh đang trọ trong nhà của mấy người anh em họ. Anh thấy một dãy móc áo gắn trên tường, đúng tầm tay bọn trẻ chúng anh. Mỗi móc áo có gắn tên từng người, và không ai dám sử dụng móc áo của người khác. Anh tự nhủ:’Ồ! Phải chi mình có riêng một cái cho mình, cũng giống như mấy đứa con của bác vậy!’. Tìm mãi cũng ra được một cái. Anh hỏi bác:
'Bác cho phép con đề tên mình vào cái móc trống đó, bác nhé?'

'Ồ, không cần thiết đâu. Trong vòng tám ngày nữa, cháu sẽ không còn ở đây.'

“Lúc ấy anh chạy ra ngoài hành lang và bắt đầu rống lên, cho đến khi bà bác làm cho anh im.

“Một lần khác, đứa em họ bị thương ở chân. Bà bác bế em ngồi vào lòng để băng ngón chân cái, rồi ôm em dỗ dành một lúc, vì em khóc. Đến bây giờ anh vẫn nhớ: lúc đó anh đứng gần cửa và nhìn cảnh tượng ấy. Đối với anh, điều kỳ diệu nhất trên đời là có được một bà mẹ, để bà bế vào lòng khi băng ngón chân cho mình, và còn nói với mình: ‘Chẳng sao đâu con. Hết đau ngay ấy mà!’.

“Anh tin rằng trong đời anh, đó là điều thiếu thốn nhất. Thiếu một người đặt mình vào lòng khi mình bị đau hoặc khi cảm thấy cô đơn. Thiếu một chỗ để anh cảm thấy đó là nhà của mình, cho tuần này, cho tuần sau và mãi mãi. Và thiếu một chiếc móc áo của riêng anh, để anh treo những thứ của riêng mình.”

John đang ngồi trên khung cửa sổ bụi bặm. Anh kéo tôi đến ngồi gần bên.
Những lời tâm sự ấy, anh thuật cho tôi nghe với một giọng điệu gần như là thờ ơ, nhưng cái hình ảnh dấy lên từ đó lại khiến tôi xé lòng, và giật tôi ra khỏi cái tâm trạng mà tôi vẫn thường xuyên ôm ấp: ta quá tội nghiệp cho bản thân ta.

Trước mắt tôi là đứa bé trai sáu tuổi, cô đơn và thiếu tình mẫu tử, đang ở trong chính căn phòng này cách nay lâu lắm rồi. Và đột nhiên, tim tôi như mềm ra, hồn tôi như chùng xuống.

Tôi nghe, cũng như trước đây cậu bé đã nghe, ngoài kia gió mùa đông thổi rung kính cửa sổ của ngôi trang trại già nua. Qua khung kính phủ giá, tôi nhìn thấy mặt trăng, vốn từng đem đến cho sinh vật nhỏ nhoi bé bỏng ấy ánh sáng duy nhất ủi an trong căn phòng tối tăm và lạnh buốt. Mặt trăng hình như là người bạn duy nhất.


http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/VHVN/Thi%20-%20van/Duabecuutinhyeu_zpsba52aac5.jpg
Minh họa: Độ Nhật



Tối hôm ấy, ông nội nói với bà bác Alice: “Nội sáng mai, ba sẽ dẫn thằng bé đến cho con. Nó đủ sức vóc để chất củi đun. Và tuần tới ba đến lấy con nghé.”

Thì ra người ta đổi mình lấy một con nghé! Vậy thì không bao giờ cậu bé lại còn dịp ngồi hàng giờ trong chiếc xe ngựa màu đen rất đẹp của ông nội, ngồi mà cứ tưởng tượng mình đang điều khiển một đoàn tuấn mã. Lúc nào chiếc xe ấy cũng có một chỗ cho riêng nó, giữa nơi chứa bắp và ngăn gia súc. Chiếc xe cũng còn có một mái ấm. Và chỉ có những cậu bé con, thì người ta mới đem đi đổi lấy nghé mà thôi.

Thùng thình trong bộ áo ngủ của ông bác, cậu bé tụt xuống giường, rón rén bước trên sàn gỗ trần trụi lạnh lẽo, tiến đến cửa sổ. Cậu ngậm ngón tay trỏ cho ấm và ướt, đoạn chà xát lên kính để làm tan một tí giá băng, hầu có chỗ nhìn ra ngoài trời. Và cái thân thể nhỏ xíu ấy run rẩy.

“Hỡi Ông tốt bụng đang ở trên cung trăng, con van ông, hãy khiến sao cho ông nội con đừng mang con đi đổi lấy con nghé. Hãy làm cách nào cho con được ở lại!”

* * *



Người đàn ông ngồi cạnh tôi nói tiếp: ”Đêm ấy, anh nức nở cho đến lúc thiếp đi”.

Và anh cười nhẹ, như thể sự việc đáng cười.

Khi anh ngừng kể, tôi nhận ra rằng tay tôi đã nắm tay anh và siết mạnh. Nhưng đó không chỉ là bàn tay của chồng tôi, mà tôi ân cần như thế kia. Đó là bàn tay của một đứa trẻ, đang sợ hãi và buồn tủi.

Từ ấy về sau, không bao giờ tôi nhìn John mà không thấy hình ảnh của một cậu bé chỉ muốn có cái móc để treo áo quần, muốn có một chỗ để cảm thấy là nhà mình và có ai đó để vỗ về khi lỡ ngã đau. Bây giờ, tôi mới hiểu rằng mình không phải là người duy nhất trên đời mà biết là cần được yêu thương và an ủi. Tôi khám phá ra John, và với một lòng thanh thản hoàn toàn mới, tôi nắm bắt được tâm ý thật tình của anh: chính điều ấy mới thật sự đáng kể.

Khi anh nói:”Em trang điểm một tí rồi ra xe đi một vòng”, tôi biết rằng anh ngụ ý: ”Anh yêu em. Chúng ta hãy vào rừng đi dạo”. Hoặc giả, khi tối hôm đó đã lên kế hoạch đi thăm bạn bè, đột xuất anh lại bảo: ”Tốt hơn nên ngồi dưới mái hiên nhà nghe mưa rơi”, tôi hiểu ngay là: ”Anh thích ở nhà một mình với em, còn hơn là bất kỳ nơi nào trên thế gian này”.

Sau khi rời khỏi ngôi nhà xưa, xe lăn bánh trên đường gió bụi, chúng tôi đã men theo khúc quanh để bắt gặp một cuộc sống khác hẳn. Mấy năm sau đó, sự thân mật và tình thương yêu êm đềm đã tăng trưởng giữa vợ chồng tôi. Khi nào tôi cảm thấy sắp mất bình tĩnh, khi nào biết rằng anh ấy sa cơ, tôi nhẹ nhàng luồn tay mình vào tay chồng. “Chẳng sao cả. Rồi đâu sẽ lại vào đấy thôi”. Cho dù hoàn cảnh có trầm trọng như thế nào, phản ứng của anh luôn luôn là siết chặt bàn tay tôi.

Và rồi một ngày kia, John bị huyết khối não dạng nặng. Không thể cử động tí xíu nào, dường như anh bị hôn mê. Ngồi trên xe cấp cứu trên đường đến bệnh viện, tôi siết chặt tay anh trong tay tôi và nói cho anh nghe từng chữ thật rõ ràng:

“Không sao đâu mình! Rồi đâu cũng vào đấy thôi!”

Tia nhìn cứng đờ của anh tập trung vào khuôn mặt tôi, và tay anh siết tay tôi rất nhẹ.

Đó là một thoáng ý thức hay đơn thuần chỉ là phản xạ? Tôi không biết. Nhưng tôi muốn tin rằng vào lúc ấy, dù chỉ phút chốc ấy thôi, chồng tôi phải cảm thấy ước nguyện của mình được thành tựu, chồng tôi, người mà suốt đời luôn cần được thương yêu và an ủi.
.

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Như mưa qua trảng gió

* NGUYỄN NGỌC TƯ


http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/740/638740.jpg
Minh họa: Kim Duẩn.



TT - Khách ngang qua quán Ái giữa mùa mưa. Đường lầy, xe của khách lút trong cái ổ voi, nước tràn vào ống xả, nồi máy nấc lên rồi ngất. Ái kéo ghế kêu khách ghé quán ngồi, chờ mưa tạnh thằng Đậu sẽ đưa đi tìm ông thợ máy già.

Áo cao su mỏng, mưa lại xiên xéo làm khách ướt ngoi từ đầu đến chân, đôi giày rã rời bởi bùn nhão. Chỉ bếp lửa cháy lép nhép, Ái bảo cứ treo đồ ướt gần đó để hong. Hơi hôi khói một chút, còn đỡ hơn chịu lạnh.

Mớ giấy tờ ngấm nước, khách loay hoay giở ra phơi, nhờ khói lên kịp cứu cái quyết định nhận việc suýt cháy sém. Khách hỏi trung tâm thực nghiệm giống mới gần hay xa. Ái nhắc chảo cá kho lên bàn, hỏi Đậu “xóm bên có trung tâm đó không ta?”. Thằng nhỏ co chân kiểu nước lụt, hít hà mâm cơm, gãi đầu, “chỗ đó hát lôtô hả?”.

Trời vẫn mưa rúc rắc, gió xé qua song cửa làm trứng mọt bay vào mắt khách. Chìa chén đũa cho người đàn ông lạ, Ái nói khỏi lo đi, mưa tạnh rồi tính, gặp bữa ăn cơm. Một lớp nước mắm phủ lên mặt nồi kho, bên dưới là mớ cá lìm kìm, lần đầu tiên khách biết kiểu kho đắp mền. Ái hơi ngại vì bữa cơm chỏng chơ mỗi món, tắc lưỡi nói phải không mưa bẻ rau muống bóp giấm ăn kèm. Một nắm mưa đậu lại trên tóc Ái, từng hạt tròn trong veo.

Ông già sửa xe đi vắng, nghe nói làm chủ lễ cho đám cúng đình bên sông. Nước trời gột chiếc xe đậu ngoài sân gần sạch hết bùn. Thằng Đậu ngó mây đen lặc lè dồn đống, tắc lưỡi nói điệu này còn lâu mới ngớt hột, “chú ngủ một giấc là vừa”.

Choàng dậy đã tối đến mức khách không thấy được khoảng sân. Quán treo hai cái đèn dây tóc đỏ nhói trước và sau nhà, khoảng giữa ánh sáng võng xuống như bị đẩy vào xa thẳm. Ông già thợ máy ghé quán, xình xang nói ông chỉ biết chùi bugi, xe ngộp nước kiểu này thì hơi nặng, sáng mai gửi đò ra chợ thị trấn mua vài món đồ nghề mới rã máy được.

- Ngủ đi, sáng mai tính.

Ông già khác nào ra lệnh, rồi chìm lỉm trong mịt mùng. Ái bảo “dẹp mấy hũ bánh kẹo kia, lấy sạp đó trải chiếu mà nằm cho thẳng cẳng. Nhẹ tay giùm cái”. Khách nói tôi tên Đại.

Gió và mưa ràn rạt bên ngoài, khách hình dung thật éo le về hai mẹ con Ái, cố thiếp đi trong váng vất mùi rượu trắng, mùi đường mía, mùi lá mục, trong tiếng thằng bé hét trong chiêm bao đù má con ếch bự quá. Thức dậy nghe nói lúc gần sáng trời có tạnh nhưng không ăn thua. Giờ bên ngoài trắng xóa như mưa chưa từng có sự đứt đoạn nào. Chiếc đò chở thằng Đậu đi bổ hàng bán vẫn chưa về, nghĩa là mấy món đồ nghề cho ông già kia vẫn chưa thấy đâu. Nhìn cái quần cộc đàn ông phơi đầu sào phơ phất, Ái nói “rảnh làm gì, vô đây gãi lưng giùm”.

- Người ấm quá, xốp như cái gối gòn.

- Ừ, thịt da ấm từ nhỏ.

- Chết, áo đâu? Có ai kêu cửa.

- Gió đó. Quán ngay trảng gió. Mấy lần đang ngủ gió giở mái nhà quăng xuống kinh. Rồi sao hả? Đâu có sao, tụi này phủ cao su lên nóc mùng ngủ tiếp. Ở lại gãi lưng thêm ít bữa, nghen?

- Thì ở.

Khách nói với ông già chờ đường ráo. Vật lộn mãi, chiếc xe cũng chịu khạc ra những lọn khói đen ngòm. Bảo khách coi quán, “giá đường đậu ghi sẵn trên vách, muốn đi cũng không cần từ giã, cứ đóng cửa mà đi”, Ái xỏ cái áo mưa, cắp nón ra đồng. Nhà có năm công ruộng, lúa sắp trổ đòng đòng mà chưa giặm xong. Thằng Đậu lắn quắn chạy chơi suốt. Khách ngó mưa rây, giở túi nhìn lại mớ giấy tờ nhòe nhoẹt.

Ở một nơi chốn khách mô tả trong điện thoại là “dọc đường”, chỉ mớ giấy tờ, những cuộc gọi nhắc nhớ khách đến từ đâu và phải đi đâu. Mưa vẫn không đầu không cuối, không đến không đi, lúc dào dạt, lúc rỉ rả thầm thì. Miệt này mưa kéo dài đến sáu tháng mới ngưng, đường sá vừa mới ráo lại lầy. Ảo giác vây bủa, khách không biết đây là hôm nay hay ngày đã qua. Một bữa mòn mỏi bởi ý nghĩ mình không thuộc về nơi này, khách quyết liệt xốc balô lên vai. Ái ngồi nhai cóc non, nhắc khách coi còn bỏ sót gì không. Chỉ mình Ái âm thầm biết thứ khách bỏ sót nhưng không nói. Thằng Đậu nhìn theo bóng chiếc xe dần nhòe lẫn trên đường, cho đến khi khách quay đầu lại. Mang về một mớ xoài xanh, khách nói chắc phải làm mấy con bù nhìn để đuổi chim, giữ mớ lúa ngoài đồng sắp chín.

- Gặt cho xong đã. Khách quăng đôi giày trở lại gầm giường.

Thì gặt, Ái háo hức cắn ngập răng vào trái xoài chua lòm, nước ứa tươm trên môi. Những chùm mưa vẫn xòa xuống cái quán cắm chân giữa trảng gió. Nhưng khách đã học được cách phân biệt hai cơn mưa, hai mùa nắng. Cuộc luân chuyển miên viễn của thời gian khách ghi nhớ bằng đứa trẻ sơ sinh khóc lóe ngóe trên giường. Một vụ mía trúng giá. Thằng Đậu lên cấp hai. Ái lại thèm của chua. Cây xoài khách trồng mùa đầu ra trái...

Những tờ giấy gấp tư dưới đáy balô phai gần hết mực, rách beng mép gấp. Lỏng lẻo như những cuộc gọi phía chân trời. Con đường trước nhà đã tráng nhựa, xe đò qua nhà ngày bảy chuyến, Ái vẫn dặn khách muốn đi cứ đi, không cần từ giã. Lần duy nhất Ái bảo khách ở lại là bữa người đàn ông xưng ba thằng Đậu tới thăm. Mấy lần xe đò nuốt khách vào, rồi lại trả về đúng trảng gió. Đi, về không hứa hẹn. Nhưng trước cái bữa ra đồng không về nữa, khách lại bảo “đừng buồn, gặp nhau sau”. Những chiều tà Ái chống gậy ra mân mê nấm mộ dần khô. Bia ghi khách thọ sáu mươi tám tuổi.

Từ tạt qua quán bên đường, khách đi ngang trung tâm thực nghiệm giống mới hai lần. Một bận Ái bị rắn lục cắn phải chở đi bệnh viện, bận sau tiễn thằng Đậu đi lính. Không lần nào khách kịp nghĩ đáng lẽ mình phải ở nơi chốn này.

.

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Từ nơi hoang vắng


* NGUYỄN NGỌC THUẦN



TTCT - Không hiểu vì điều gì, thay vì để tôi xuống X, họ đã để tôi xuống Y - một cánh đồng mía vắng bóng người ven theo quốc lộ.

Có thể người lái xe đã nghe không đúng điều tôi nói. Có thể giọng của tôi gây nên sự hiểu lầm chết người. Có thể người ta đã nhầm tôi với một ai đó trên xe. Thay vì gọi người đó, họ vứt vali tôi xuống. Và cuối cùng tôi phải đi theo. Tôi chưa kịp nói được điều gì chiếc xe đã vụt thoát như một bóng ma.

Ở đây đang là mùa thu thì phải. Cánh đồng mía vàng rực bốn bề.

Ở một nơi tuyệt đẹp như thế này...

Nếu không lầm thì tôi còn giữ số điện thoại nhà xe khi gọi anh ta vào chiều tối hôm qua. Nhưng tôi không còn nhớ đã gọi bằng chiếc điện thoại nào, của tôi hay của cô ấy.

Sao anh không đi bằng xe gọi, cô ấy nói với tôi.

Nhiều năm nay có một dịch vụ. Chỉ cần nhấc điện thoại hẹn ngày giờ địa điểm, sẽ có người đến đón bạn đi. Nếu bạn sợ ngủ quên, họ sẽ gọi điện nhắc nhở. Rồi cô ấy cho tôi một con số.

Gọi đi. Cô ấy nói.

Khi từ một nơi xa khuất như thế đến đây, tôi gần như làm theo những gì cô mách bảo. Giống như cách đó năm hôm, cô ấy bảo đi vịnh Hạ Long đi. Thế là tôi đi hai ngày. Thế rồi khi ở vịnh Hạ Long cô ấy nói cần phải cởi áo khoác ra để cảm nhận hơi nước và gió. Thế là tôi cởi áo khoác ra để cảm nhận hơi nước và gió. Thế rồi, trong một giây phút, cô nói đến X đi. Và tôi đã đến X. Cô nói gọi điện cho nhà xe M đi. Tôi đã gọi điện cho nhà xe M.

Điện thoại của tôi không có cuộc gọi nào được thực hiện vào chiều tối hôm qua. “Lịch sử cuộc gọi” trống hoác. Nhớ lần đầu sử dụng điện thoại, tôi đã rất ấn tượng với dòng chữ lịch - sử - cuộc - gọi, liên tưởng ít nhiều đến một cái gì đó thật sự trầm trọng đã xảy ra với mình. Thay vì đơn giản chỉ là “danh sách đã gọi”.

Theo định nghĩa của một ai đó mà tôi đọc được thì lịch sử được định nghĩa như là “một câu chuyện chúng ta nói chúng ta là ai”.

Có một cái gì đó đã xảy ra cho tôi, trong quá khứ của một - tháng - trước. Từ một nơi xa khuất đến thế, tôi đến đây và làm theo chỉ dẫn của cô ấy. Trước đó tôi không hề muốn đi đâu cả. Tôi sống gần như hết thời tuổi trẻ của mình ở đúng một nơi.

Rồi như một chuỗi domino “bắt đầu xáo trộn”, tôi lăn mình đi.

Vì có những điều tôi không thật sự tin ở mình nên tôi tin ở cô ấy. Dù tôi không tin cô ấy thì tôi vẫn tin có những điều vẫn xảy ra không theo cách của tôi, mà theo riêng nó.

Chuyện này có ít nhiều liên quan đến bà dì tôi theo cùng một nghĩa, dì lấy gã phụ hồ khi nhà tắm vỡ hoác. Gã phụ hồ đến nhà dì làm lụng trong hai tuần thì xong. Dì nói làm ơn xây thêm cho tôi cái giếng. Làm thêm đến hai tuần. Dì nhìn quanh nói làm thêm cho tôi cái chuồng bồ câu đi. Rồi những tuần tiếp theo là chỉnh sửa hàng rào, xây thêm cái bếp... Xây, xây và xây đến một hôm gã phụ hồ nhận ra có xây bao nhiêu vẫn không đủ, họ ăn ở với nhau. Có hai đứa con. Từ đó không còn cái gì đáng để xây nữa.

Người chồng trước của dì cũng là một phụ hồ, cho tôi một liên tưởng cũng bằng một cách, cách riêng nhất của dì. Không biết trong quá khứ trước đó dì đã nhờ anh ta xây cái gì, dì đã nói cái gì trong “lịch sử cuộc gọi” giữa họ?

Tôi gọi lại cho cô ấy lúc đi sâu vào cánh đồng mía. Không có người bắt máy, điện thoại vọng lại âm u như đang đi sâu trong một đường hầm. Có lẽ cô muốn làm khó tôi một chút đây mà.

Tôi có thể ở đây ăn mía và chờ cô gọi lại.

Tôi có thể đi sâu vào cánh đồng mía nếu tôi không mắc kẹt cái vali.

Tôi nhận ra mình đã vứt đi rất nhiều thứ trong một tháng nay. Nhưng điều đó vẫn chưa làm cái vali nhẹ. Tôi vẫn còn luyến tiếc rất nhiều thứ trong đó. Có thể sau chuyến đi này, tôi sẽ có cái nhìn chọn lọc hơn về những gì nên và những gì thì không nên mang theo.

Vào buổi chiều tối, lúc tôi đã ăn rất nhiều mía và hơi thiu ngủ, điện thoại đã run lên như thể trái tim tôi. Đó là số của cô ấy nhưng không phải cô ấy. Người ta thông báo cô ấy vừa chết sáng nay.

Đó là một câu chuyện đáng tiếc và rất buồn.

Có lẽ sau khi đưa tôi lên xe thì cô ấy chết.

Có lẽ, theo một cách nào đó của cô ấy, rất riêng, cô ấy chỉ chết khi đã chia tay với tôi.

Người đàn ông bắt điện thoại hỏi sau khi cô ấy chết rồi thì tôi có cần gì không?

Anh là ai thế?

Một người quen.

Nếu có thể, tôi nói, hãy đọc cho tôi nghe lịch sử cuộc gọi vào buổi chiều tối hôm qua trên điện thoại của cô ấy.

Có thật sự cần thiết nữa không khi mà cô ấy đã chết rồi? Người đàn ông rụt rè hỏi.

Cần chứ. Rất cần. Tôi mong anh hãy vì cô ấy mà làm điều này.

Người đàn ông im lặng một lúc lâu. Cuối cùng anh ta cũng nhắn cho tôi năm số điện thoại cuối từ cái gọi là “lịch sử” ấy.

Tôi không biết anh dùng những con số này làm việc gì, nhưng tôi mong là anh sử dụng nó một cách tốt nhất như lúc cô ấy vẫn còn sống. Người đàn ông nói.

Vâng. Tôi hứa.

Tôi cũng không tin anh ta là người quen của cô ấy. Tôi cảm thấy tình cảm của anh ta với cô ấy thật vô tận. Nó có vẻ như là tình yêu trong giọng nói của anh.

Người đầu tiên tôi gọi theo cái gọi là lịch sử cuộc gọi của cô ấy là một đứa trẻ 17 tuổi. Nó nói không gặp cô nhiều tháng nay, bất ngờ chiều tối qua cô ấy gọi. Có thể cô đã muốn thông báo một điều gì, nhưng rồi lại thôi. Con bé được cô ấy dạy học ở một thời điểm nào đó “trong quá khứ”. Tôi thông báo cô ấy đã chết. Cuộc gọi đó được xem như lần trò chuyện cuối giữa họ từ quá khứ cho đến tương lai.

Khi nghe tôi nói đến đó con bé bật khóc.

Người thứ hai trong lịch sử cuộc gọi là mẹ cô ấy. Họ đã nói với nhau về một bữa ăn. Cô ấy muốn ăn một cái gì đó mà “trong quá khứ” người mẹ đã đem đến. Người mẹ hứa sẽ chuẩn bị nó vào thứ bảy tuần sau. Cô ấy không ở chung với mẹ. Họ thường gặp nhau vào thứ bảy hằng tuần. Cô ấy về, ôm mẹ một ngày đêm, vòi vĩnh, kể chuyện, phục dựng một vài chi tiết cũ như một niềm vui nho nhỏ giữa họ rồi đi.

Cậu có phải là người yêu của con gái tôi? Người đàn bà rụt rè hỏi. Tôi chưa bao giờ nghe con bé nhắc đến bạn trai.

Có lẽ trong tương lai, hoặc sau chuyến đi này, tôi sẽ yêu cô ấy. Tôi nghĩ vậy. Cô ấy có những phẩm chất mà những người đàn ông theo lẽ thường phải yêu. Nhưng chúng tôi cũng chưa nói đến chuyện này.

Thật ra thì từ một nơi xa xăm như thế, tôi chưa rõ được chuyện gì. Chuyện gì đã thúc đẩy tôi đến đây? Tôi chưa từng có một lịch sử như thế.

Tôi có thể gặp cậu được không? Người đàn bà rụt rè đề nghị. Tôi cũng không biết gặp cậu để làm gì, nhưng có lẽ do tôi muốn nghe một ai đó nói về con gái tôi, tôi nghĩ cậu có một vài câu chuyện gì đó về nó, nó đã gặp cậu như thế nào, nó hay nói chuyện gì, nó có nỗi niềm gì chưa nói với tôi không?

Có lẽ tôi đã là lịch sử cuộc gọi của cô ấy trong suy nghĩ của người mẹ.

Người thứ ba là nhà xe, là người đã trò chuyện với tôi vào chiều tối hôm qua. Đã có một nhầm lẫn gì đó, tôi nói, người của các anh đã thả tôi xuống một nơi hoang vu.

Không, không thể có chuyện ấy được đối với nhà xe của chúng tôi. Người đàn ông phản đối. Chúng tôi đã xây dựng thương hiệu này từ rất lâu, và rất công phu. Chúng tôi không thể hủy hoại nó trong “trí nhớ” của khách hàng. Có lẽ tôi cần một ít thời gian để tìm hiểu việc này. Và tôi sẽ gọi lại anh ngay khi biết rõ mọi việc.

Người đàn ông cúp máy.

Một lần nữa tôi thấy mình như đang rơi vào một chốn hoang vu.

Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một cánh đồng mía. Hoặc nhìn thấy một cái gì đó tương tự như vậy. Một màu vàng óng trải dài trong ánh nắng chiều. Nếu có một người nằm chết ở đây, có lẽ anh ta tới thiên đường còn nhanh hơn là việc ai đó phát hiện ra anh ta và hô hoán lên.

Vào lúc mặt trời sắp tắt trên cánh đồng mía người đàn ông của nhà xe đã gọi điện trở lại. Người đàn ông xin lỗi vì sự chậm trễ. Người tài xế đã ngủ sau một chuyến đi dài, anh ta tắt điện thoại. Họ đã không cách gì liên lạc được với anh ta. Người đàn ông phải nhờ một người khác đến tận nơi anh ta ngủ. Và đập anh ta dậy. Người tài xế đó cho rằng chính cô ấy đã yêu cầu anh ta “hãy thả anh ấy xuống một cánh đồng mía” khi xe đã lăn bánh được một lúc qua điện thoại. Anh ta còn yêu cầu tôi hãy kiểm tra lịch sử cuộc gọi trên máy của cô ấy và của cả anh ta để làm bằng chứng nếu tôi không tin.

Anh ta đã hỏi lại hai lần, có thật vậy không, thả anh ta xuống cánh đồng mía, và cô ấy đã xác nhận. Vì cô ấy đã gọi bằng chính số điện thoại mà tôi đã gọi nên người tài xế đã nghe theo. Anh ta cũng thay mặt nhà xe xin lỗi khách hàng vì đã để chàng lơ xe chuyển đồ xuống một cách không được văn minh lắm.

Sáng nay là ngày sinh nhật của con gái anh chàng lơ xe, nên đã có “một điều gì đó” thôi thúc anh ta làm chuyện này một cách kém thận trọng. Ngày thường anh ta không phải là người như vậy, không phải là bản chất của anh ta. Có lẽ tâm trí của anh ta bị buộc chặt vào đứa con trong cái ngày trọng đại này. Và anh ta đã không còn nhận thức thấy những điều khác.

Đã có một cái gì xảy ra, người đàn ông nhấn mạnh, và nó đã xảy ra.

Thay mặt nhà xe, chúng tôi sẽ cho người đến đón anh. Người đàn ông trực tổng đài cam kết. Anh muốn đi đâu, chúng tôi sẽ đưa anh đi, xem như một lời xin lỗi chân thành từ phía chúng tôi.

Tôi sẽ đi đâu?

Anh có thể đưa tôi trở lại chỗ xuất phát được không? Tôi nói với người đàn ông.

Có vẻ như mục đích của tôi không còn. Từ đó tôi cũng sẽ đi ngược lại, theo con đường mà tôi đã đến đây. Tôi sẽ lưu lại vịnh Hạ Long hai ngày. Sau đó tôi sẽ quay lại nơi tôi gặp cô ấy trước khi cô ấy cho tôi lời khuyên đầu tiên, đi vịnh Hạ Long. Sau đó tôi sẽ lên chuyến bay mà từ một nơi xa xăm tôi đến đây. Tôi sẽ quay về đúng căn nhà của tôi, trước khi tôi đến đây. Và tôi sẽ làm mọi cách để xem như mình “chưa từng sống trong quá khứ” của một tháng qua.

Tất nhiên là được. Người đàn ông nói. Hãy chờ chúng tôi. Và trong lúc chờ chúng tôi, có lẽ ăn mía để giải khuây là điều anh nên làm nhất. Anh có nhớ câu chuyện người đàn ông lạc vào bãi mía đã buộc tiền vào thân cây khi ăn một lóng mía không? Hãy làm như vậy và chờ chúng tôi đến.

Anh ta thật là biết nói chuyện.

Nhưng tại sao cô ấy lại bảo hãy thả tôi xuống một cánh đồng mía cơ chứ? Tôi nói. Đến bây giờ tôi vẫn không tin nó là sự thật.

Tôi cũng không biết. Người đàn ông nói. Nhưng nếu là anh, tôi sẽ thích chuyện đó. Tôi sẽ đi sâu vào cánh đồng mía và không thôi nghĩ về cô ấy. Chẳng phải tuyệt vời hay sao.

Vẫn còn hai số điện thoại từ cái lịch sử ấy mà tôi chưa gọi. Nhưng có lẽ nó sẽ được sử dụng bằng một cách khác.

Dầu sao thì cũng đã có lúc tôi đã làm một việc gì đó khác hẳn cuộc đời mình.

.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Một trái tim đau

* MAI TRANG


http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/VHVN/Thi%20-%20van/0_zps260f6a06.jpg
Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần.



TT -1. Hôm nay anh rất vui. Tâm trạng anh hồ hởi, miệng anh không thôi cười và trái tim anh phấn khởi nhảy nhót trên suốt đoạn đường từ nhà đến cơ quan.

Bước vào phòng, anh gặp Loan đang loay hoay với cái máy tính. Loan vẫn được mệnh danh là “bà tám” của phòng nhờ vào khả năng thiên phú: chỉ cần ngồi một chỗ mà tường tận bất kể chuyện gì, từ tổng công ty đến từng chi nhánh. Cũng vì thế mà anh tránh tiếp xúc quá nhiều với Loan, anh không muốn mình trở thành câu chuyện làm quà cho người khác.

Nhưng hôm nay anh vui, anh thấy mình cần chia bớt niềm vui với ai đó.

Anh lại gần Loan, ân cần bảo: “Để anh sửa máy cho”. Một vài thao tác đơn giản, cái máy tính đã trở lại bình thường. Anh huýt sáo khe khẽ, rồi đáp lễ câu cảm ơn của Loan: “Hôm nay em mặc áo đẹp đó”.

Loan trợn mắt nhìn anh: “Sao hôm nay anh Hùng vui thế? Đang yêu à? Hí hí, đúng chóc rồi, anh Hùng đang yêu”.

Loan lại cười hí hí rõ to. Mọi hôm nghe cái giọng cười “bà tám” ấy là anh đã cau mày khó chịu. Hôm nay thì anh chỉ tủm tỉm rồi quay đi.

Ừ, thì anh đang yêu.


2. Vậy mà anh cứ nghĩ trái tim mình đã khô héo đến mức không thể hồi phục khi mối tình đầu tan vỡ.

Ngày ấy, đã cách đây vài ba năm rồi, mà khi nghĩ lại anh vẫn nhoi nhói đau. Anh trở nên thờ ơ với mọi sự, không thiết tha hẹn hò với bất cứ ai. Mẹ anh nóng như lửa đốt khi ngày ngày cậu con trai duy nhất vẫn lầm lũi đi về. Mẹ bảo: “Cưới vợ sinh con đi con, mẹ còn khỏe, mẹ còn trông cháu được”. Hết nài nỉ, mẹ chuyển qua dọa dẫm: “Con đã ba mấy rồi, không còn trẻ nữa đâu”.

32 tuổi, anh biết mình cần gì.

Một ngày anh xuống chi nhánh để giám sát tình hình kinh doanh, và trái tim của anh loạn nhịp khi nhìn thấy người ấy. Dáng người mảnh khảnh, khuôn mặt thanh tú. Người ấy di chuyển trong khu vực làm việc, liên tục tiếp khách hàng bằng những cử chỉ duyên dáng. Anh không thể rời mắt khỏi người ấy.

Những ngày sau, anh kiếm cớ để rời văn phòng và liên tục xuống chi nhánh. Anh chỉ loanh quanh ở khu vực mà người ấy làm việc. Anh tìm cách bắt chuyện, làm thân. Sau bao nỗ lực, người ấy đã nhận ra sự quan tâm của anh. Và sáng sớm hôm nay, anh nhận được một email của người ấy, mở đầu bằng từ “Anh” ngọt ngào. Trái tim anh như vỡ òa vì hạnh phúc.


3. Những ngày tiếp theo đối với anh gần như không phải hiện thực. Lúc nào anh cũng thấy mình đang bay bổng trên chín tầng trời. Anh khao khát cùng người ấy đến một nơi riêng tư, tránh xa cặp mắt tò mò của thiên hạ. Anh nhớ lại mối tình đầu, nhưng không phải với cảm giác xót xa. Anh nhớ lại mình đã sai ở đâu và ghi lòng tạc dạ để không mắc lại những sai lầm ấy. Anh không thể để mối quan hệ quý giá này gãy đổ. Xã hội ngày càng tiến bộ, rồi mọi thứ sẽ trở thành bình thường.

Mải nghĩ ngợi, anh không để ý bao quanh mình là một đám bạn trẻ đang cười nói rộn ràng. Anh chỉ giật thót mình trở về hiện tại khi nghe giọng một cô gái trẻ nũng nịu “anh Duy, anh Duy, lau đũa cho em”. Duy - tên người ấy. Theo phản xạ, anh ngước lên nhìn cô gái. Bên cạnh cô gái là người ấy của anh. Không lẫn đi đâu được cái dáng người mảnh khảnh, cái áo chemise kẻ sọc thân quen.

Anh choáng váng khi thấy người ấy đang dùng những cử chỉ duyên dáng quen thuộc để âu yếm chăm sóc cho cô gái. Lấy hết bình tĩnh cho giọng trở nên bàng quan, anh hỏi Loan lúc ấy đang chú mục vào tô hủ tiếu:

- Đám nào đấy?

Loan thờ ơ:

- Nhân viên dưới chi nhánh, hôm nay lên đây huấn luyện ấy mà.

- Còn cái cậu kia là ai? Cậu ấy nhìn ốm ốm, trắng trẻo như con gái ấy nhỉ - nói tới đây giọng anh tự dưng run rẩy.

Loan đột nhiên sôi nổi, tưởng như máu “bà tám” bây giờ mới kịp chảy về:

- Thằng Duy, bộ phận marketing. Con bé kế bên là người yêu nó đấy, nghe nói sắp cưới rồi.

Anh lấy hết sức bình sinh để đứng dậy, bảo Loan: “Chút nữa có họp, anh lên chuẩn bị tài liệu”. Chân loạng choạng, mắt anh như mờ đi. Cơn đau ở đâu dội về, xé trái tim anh thành trăm nghìn mảnh. Anh nhớ lời Cường nghẹn ngào trước khi ra đi: “Em không thể sống mãi thế này, em phải lấy vợ sinh con”. Cường đi để lại khoảng trống mênh mang, cho đến lúc anh tưởng mình đã tìm thấy ánh sáng le lói trong cuộc đời. Hóa ra chỉ là hư ảo.


4. Một đám thanh niên tụ tập ở góc quán nhậu, cười nói oang oang. Giọng một cậu vút lên:

- Ngay từ khi cha đó nhìn tao là tao biết chả không bình thường rồi. Chúng mày bày đặt cá cược làm gì cho uổng. Tao mới gửi cho chả vài cái email là chả lộ bản chất ngay. Vậy là tao thắng rồi nhé.

Tiếng cười rộ lên. Những ly bia cụng nhau côm cốp, bọt sủi trắng xóa.

.

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sakura9991

Chiếc dây thắt lưng của vợ sếp
Nguồn: truyenngan.com.vn

(truyenngan.com.vn) Cô không hỏi nữa, bởi biết rằng nếu hỏi thì anh cũng không trả lời. Cô mang cục ấm ức đi làm. Anh không phải mua chiếc thắt lưng cho cô mà là cho vợ sếp. Sếp nào thì cô không biết. Đành rằng là tạo mối quan hệ nhưng sao phải là cách tặng dây thắt lưng cho vợ sếp. Cô thấy có hàng vạn câu hỏi ở đằng sau chiếc thắt lưng ấy. Cô cảm thấy khó chịu nhưng không nói cho anh biết.

***

Người đàn ông dù trăng hoa cỡ nào khi tìm thấy tình yêu đích thực của mình thì tự nhiên cái thói trăng hoa ấy cũng biến mất. Cô biết anh có tính ấy, nhưng vẫn bỏ qua vì anh vẫn rất chu đáo với cô, nhiều năm trôi qua anh và cô vẫn chỉ yêu nhau trong im lặng. Nghĩa là không hò hẹn, không dạo phố, không quà tặng... cả cô và anh đều biết đã qua rồi cái thời xa vắng ấy. Vậy mà bất chợt cô thấy anh mua quà cho cô.

Anh mua cho cô chiếc áo có in hình con gấu thật ngộ nghĩnh. Cô đi làm về đã thấy anh giặt và xả comfort phơi ở ngoài dây phơi. Cô thắc mắc không biết áo của ai mà lại treo trước cửa nhà mình. Vào phòng thấy đúng cái mùi nước xả vải ấy. Thì ra là áo của anh mua. Mà ở đây có mình cô, vậy là anh mua cho cô rồi.

Để chắc chắn hơn cô còn chạy sang hỏi mấy đứa phòng bên cạnh. Chiếc áo phơi trước cửa phòng chị là của ai vậy? Cái Hằng nói : "Của chị chứ của ai. Anh mua cho chị lúc chiều đấy! Anh ấy còn bảo yêu nhau mấy năm rồi hôm nay mới mua được cái áo cho chị". Cô mỉm cười thật tươi. Hôm trước mua cho anh chiếc áo cô cũng làm như anh vậy.

Hôm sau đi làm về, bước vào phòng , cô đã nhìn thấy trên móc treo quần áo có một chiếc thắt lưng màu cafe sữa thật đẹp. Cô mỉm cười và nghĩ. "Chắc là anh mua cho mình nhưng...sao thế này nhỉ." ?

Cô ngạc nhiên cầm xuống xem thì thấy thiếu mất cái mặt của chiếc dây rồi. À chắc là anh tháo ra để thay mặt khác. Vì cái mặt của chiếc dây không phù hợp với nó. Anh là vậy. Mua thứ gì về thường sửa lại theo ý của mình, khi nào được thì thôi. Và không bao giờ nói cho cô biết là mua cho cô.

anh chưa bao giờ mua quà tặng tôi

Một tuần trôi qua... chiếc dây thắt lưng vẫn được treo ở vị trí cũ. Cái mặt tháo ra vẫn chưa được lắp vào. Dù biết là của mình cô vẫn hỏi :

- Sao anh không làm lại chiếc dây thắt lưng đi, mà anh mua cho em à?

- Em đừng có mơ nhá. Không phải cho em đâu. Anh làm cho vợ của sếp anh đấy.

- Vợ của sếp anh? Sao anh lại mua dây thắt lưng cho vợ của sếp anh ?. Trong đầu em chợt nghĩ "Sếp anh đã có vợ đâu nhỉ"?.

Rồi thấy em đang băn khoăn với câu trả lời anh lại nói tiếp:

- "Bảo làm cho vợ sếp mà, sao em hỏi nhiều thế? Anh nhiều sếp lắm"

Cô không hỏi nữa, bởi biết rằng nếu hỏi thì anh cũng không trả lời. Cô mang cục ấm ức đi làm. Anh không phải mua chiếc thắt lưng cho cô mà là cho vợ sếp. Sếp nào thì cô không biết. Đành rằng là tạo mối quan hệ nhưng sao phải là cách tặng dây thắt lưng cho vợ sếp. Cô thấy có hàng vạn câu hỏi ở đằng sau chiếc thắt lưng ấy. Cô cảm thấy khó chịu nhưng không nói cho anh biết.

Đi làm về cô bật tivi hát thật to. Nhìn thấy chiếc thắt lưng cô lại thấy ấm ức. Anh cũng không nói không giải thích. Chỉ sang phòng cô lấy nước uống và về đi ngủ.

Hai tuần nữa lại trôi qua... chiếc thắt lưng vẫn nằm ở vị trí cũ. Cô thôi không thắc mắc , không ấm ức nữa , chỉ nghĩ rằng chắc anh bận nên chưa làm xong để tặng cho vợ sếp được.

Hôm nay anh gọi điện mời cô đi uống nước. Anh hỏi cô:

- Sao? Có gìấm ức thì nói cho anh biết xem nào?

- Chẳng có gì cả, chỉ là em thấy anh không còn quan tâm em nữa thôi.

- Sao không quan tâm? Đến cái khẩu trang anh còn mua cho em nữa này. Nói rồi anh lấy trong túi một chiếc khẩu trang thật đẹp ra cho cô.

- Những việc anh làm đều vô nghĩa khi anh mang chiếc thắt lưng tặng cho vợ sếp.

- Tại sao?...

- Em không thích vì nó là một ẩn số. Anh tặng gì không tặng, sao lại phải là chiếc dây thắt lưng?

Anh cười phá lên và nói:

- Thì ra là vậy. Trời ơi. Chắc tôi phải đưa cô ấy lên làm bà hoàng thì mới vừa lòng đây mà. Thế anh không là sếp , em không là vợ sếp thì ai vào đây làm vợ sếp được nữa đây. Ngốc quá...

Cô nghe trái tim mình hát một bản tình ca.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đôi mắt của mẹ



Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là chủ đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/VHVN/Thi%20-%20van/Eyesmanyonface_zps46dc957e.jpg




Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường tìm tôi, làm tôi phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học lớp tôi la lên: “Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!”.

Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: “Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!”.

Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà, không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau cùng, tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.

Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.

Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ tôi biết chuyên, hét lên: “Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Đi khỏi đây ngay!”. Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời: “Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!” và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao?

Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.

Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại cho tôi:

“Con yêu quý,
Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã qua Singapore bất ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây.

Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ...

Mẹ yêu con!"


{Bài và ảnh sưu tầm từ Internet)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bố và bài học từ bóng đá

* Hoàng Việt Hằng


http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/VHVN/Thi%20-%20van/Bovabaihoctubongda_zpsf962826c.jpg



SGTT - Khi bố Quang mất, cu Thắng mới sáu tuổi, hỏi mẹ: “Bố đi xa ba hôm lại về đưa con đi học hả mẹ?” – “Ừ”. Ba hôm, bốn hôm, năm hôm, đến năm mùa đông và mười mùa đông bố không về đưa cu Thắng đi học. Nó hỏi anh Sâm ở cùng chung cư, cũng có bố mất sớm, rằng anh nhớ bố vào lúc nào nhất trong ngày. Anh trả lời: “Vào buổi chập choạng tối. Vì anh hay đi theo bố ra đường giờ đó”.

Bố Quang hồi ấy sáng nào cũng đưa Thắng đi học, có bữa hai bố con ăn quán, rồi mua một gói về cho mẹ. Em đã chờ bao nhiêu buổi sáng mà không thấy bố về. Khi hiểu ra chết là không trở về thì em muốn chết theo bố. Mẹ em lo lắm. Mẹ làm ngành y, theo dõi em như theo dõi bệnh nhân. Bận rộn, bao nhiêu kỷ vật của bố, mẹ em cũng ít khi giở ra.

Còn anh, anh không mở những kỷ vật của bố vì chúng khiến anh không muốn làm gì hết. Mới biết con trai có bố sướng thật. Gác chân lên đùi bố mà nói chuyện bóng đá. Chuyện cầu thủ xấu chơi, chuyện đá vào lưới nhà. Anh thích nhìn sâu vào gương mặt một cầu thủ từng thua trận mà vẫn mỉm cười trước biển người. Đấy là người thực sự bản lĩnh. Bóng đá có thua thì mới có thắng. Nhưng hãy xem thái độ của cầu thủ trên sân cỏ mà ngộ ra một thái độ sống. Khi còn sống, bố đã dạy anh thế: không nên cay cú với sự thua, vì sự thua cũng đem lại bài học giá trị sống. Nỗi buồn và đơn độc cũng là tài sản của một con người. Có nhiều cậu con trai mắc bệnh kiêu căng, bệnh nông cạn vì không có bố chỉ cho đường nên đi. Bờ vai của bố không chỉ là điểm tựa của mẹ mà là điểm tựa vững vàng cho đứa con trai. Nhưng nhiều cậu con trai có bố lại thản nhiên bỏ qua giá trị sống của gia đình. Hai anh em láng giềng chỉ nói chuyện về bố và bóng đá.

Thắng nói với anh Sâm, hôm em tốt nghiệp phổ thông trung học, đỗ điểm cao, đợi mẹ đi vắng em gọi lên rõ to cùng với tivi và bóng đá: “Bố ơi con đỗ rồi! Bố ơi, bố ơi! Anh biết không, có lúc em thèm gọi bố lắm. Anh mà thèm gọi bố hãy trốn ra chỗ nào vắng người. Ra biển, ra sông mà gọi, đừng cho mẹ biết anh nhé”.

.

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đường về Xẻo Đắng

* NGUYỄN NGỌC TƯ


http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/VHVN/Thi%20-%20van/0_zpsd8464e8a.jpg



Chợ Vàm Nước Chảy đang ở trước mặt. Đây về nhà chừng non tiếng đồng hồ ngồi tàu cao tốc, nhưng trên chiếc xuồng máy Koler nghẹt mũi ho gà này năm chục cây số dằng dặc. Nghĩ chỗ đông người Quý không thoải mái, nên chị lấy xuồng máy cũ ở nhà. Xế chiều nắng xéo, hàng cây tràm nước đổ bóng dài xuống bãi sông. Đám cây kia là chỗ chị từng buộc xuồng dẫn Quý đi chợ Tết. Giữa Chạp, xuồng người này buộc níu xuồng người kia, chuyền qua năm bảy chiếc chân mới chạm bờ. Quý kêu nắm tay tui cho chắc.

Lần đó sắm cho Quý bộ đồ mới. Người ta biểu ê thằng nhỏ trật quần ra thử cho chắc, nhưng Quý lắc đầu, nói vừa rồi, vừa lắm, nhìn cái đã biết vừa. Mấy ngày sau đi ngang sào mới biết Quý phải khâu lận hai bên hông để quần khỏi rớt khỏi thân.

Quý, đi theo chị.

Không biết Quý lớn từ tết đó, hay từ cái tối lấy xuồng ra đầu kinh đón anh Hội về. Trời mưa, anh Hội nói sẵn ướt rồi anh lái máy cho, hai chị em cứ trùm áo cao su cho khỏi lạnh. Áo nhỏ,  kéo Quý vào lòng, nhưng Quý cứ xích ra, người nóng đến mức mưa sượt qua vai bốc khói. Chừng nào anh Hội chưa đi Quý còn ngủ ngoài nhà củi. Anh Hội nói kệ nó, vách buồng mỏng quá, thằng nhỏ ngủ nhà anh thấy nhột lúc giường kêu.

Bên nhà chị ai cũng khen Quý trổ mã mau. Họ vẫn đọ đứa bé ốm teo vạch quần đái vô cây ớt nhà chị hôm rước dâu với Quý sau này, như phù phép của ông trời. Cứ cách tuần đã thấy khác. Thằng nhỏ lớn như thổi, cách nói của họ làm chị nghĩ tới một ngày nào đó Quý sẽ nổ tung.

Quý, đi theo chị.

Vừa nãy qua Ông Đơn. Xứ mình lơ ngơ đi dễ lạc. Những ngã ba sông thường giống nhau, cũng mấy chòm nhà, vài tiệm tạp hóa, một cây cầu trắng toát bấm ngón nhón hai bờ, ở giữa là nước chảy, đất lở xồm xoàm. Lần đó nhớ anh Hội quá, đi lên huyện thăm mà không cho anh hay trước. Từ hồi lấy anh, chưa bao giờ chị có cảm giác căn nhà cuối dãy tập thể ấy là mái ấm của mình, khi bất ngờ xô cửa vô vừa hay linh cảm đó là thật. Xõa trên bắp tay anh là một mái tóc đẫm mồ hôi khác. Cả anh cũng không phải của mình, chị nghĩ vậy, bỏ về. Không nhớ trôi giạt kiểu nào mà lạc tới miệt đồng Chó Ngáp. Cái mặt ràn rụa nước mắt chị gỡ ra quăng xuống nước, lay lắt chìm dần. Con đàn bà đó tận tụy làm dâu, vắng chồng suốt năm năm, giờ chết nước.

Quay lại nửa đường thì gặp Quý chạy trên bờ, mừng quýnh nói “má lo”.  “Còn Quý ?”, chị hỏi, và nhận lại một cái nhìn không đáy.

Quý, đi theo chị.

Quãng này hồi Quý đi còn vắng, vạch đám lá ra không thấy mặt người, giờ nhiều quán xá mọc hai bên sông. Con bạn chị cũng cất tiệm tạp hóa ở đây. Bận đi chị đã tấp vô đổ dầu cho đầy, chuyến về có Quý không tiện ghé. Bạn ái ngại hỏi có phải đi đón thằng Quý ? Chị gật đầu, chuyện Quý về có gì phải giấu. Con bạn lèo nhèo, “Đáng lẽ ông Hội phải đi, em ruột ổng mà…”.

Chồng tao mắc coi đám kiểng, chị nói, giọng không chút mỉa mai. Anh Hội bận uốn tỉa mớ cây chùm rụm thành rồng phun ngọc, nai ăn cỏ. Từ ở huyện về, anh Hội cự tuyệt việc ngẫng đầu lên. Đánh cờ cúi mặt, ăn cơm cúi mặt, thời gian còn lại anh cúi mặt lụi hụi với mớ cây. Chẳng biết vì không muốn nhìn mặt chị hay sợ ánh nhìn ngờ ngợ của xóm giềng. Bán loạt kiểng này lại chăm chút cho loạt khác. Những cái cây, như anh Hội nói không biết phản bội bao giờ, uốn bề nào tụi nó xuôi theo bề nấy. Vai chị gánh một phần của câu nói ấy, phần còn lại chia cho mớ nhân loại đã xui đàn bà giăng bẫy hắt anh về vườn, làm tan tành giấc mơ quan huyện.    

“Không ai  muốn có đứa em như tôi”, có lần chị đi thăm, Quý nói vậy. “Quý thì có sao ?”, chị hỏi. Quý cụp mắt xuống đôi bàn tay chai, “Tụi mình biết mà”. Anh em Quý không giống nhau, nhưng cái cười nghiệt ngã thì một khuôn, xách méo biến dạng cả gương mặt. Lúc bước qua cánh cửa sắt, Quý quyết liệt bảo, “Đừng tới thăm tôi nữa. Nhìn thấy chị tôi muốn chết”. Nhưng giờ chị không đi đón Quý thì còn ai, má cũng về nằm trong đất rồi.

Quý, về với chị.

Bữa họ đưa Quý đi, chị đã chân không đi theo tới cây ô môi gãy ngọn đứng kia. Không phải vì vượt qua cái cây là ra khỏi Xẻo Đắng mà chị dừng lại. Chỉ vì ở đó tiếng ca nô thật sự tuyệt mù, cả sóng cũng không còn gợn. Mặt sông yên, rách bao nhiêu nó cũng tự vá lành. Người ta mà làm được vậy hay biết bao nhiêu. Không oán không thù.

Bộ đồ Quý mặc hôm đó, sáng nay nhận lại, chị thấy vẫn mới tinh từng nếp gấp. Họ nói gã bạn tù truyền mầm bệnh sang Quý cũng đã chết cách đây một năm. “Về nhà trước hạn”, họ đùa và kịp nhận ra chẳng vui gì. Chị nói, “Quý không oán gì người đó đâu”. Kịp dừng lại, không thì đã nói chuyện Quý cũng chẳng oán cái án oan mười bốn năm tù. Chữ “oan” đó, ai nghe cũng phì cười. Quý nhận tội rồi, oan ngã nào.

Quý, đi theo chị.

Bên bờ ai đó ới lên, “Thằng Quý có dưới xuồng không ?”. Nghe thương xót nhuốm trong giọng nói đó, tuyệt không có chút nào ghét bỏ. “Dạ Quý ở đây”, tiếng chị mở đường cho những bước chân rùng rùng về phía nhà, cùng chiều với hướng mũi xuồng lướt tới.  

Lúc Quý bị đưa đi cũng tở phở xóm làng. Người ta đổ ra bến. Mấy đứa con nít biếng ăn bị dọa sẽ bị ném xuống ca nô đó, không có ngày trở về. Những hạt rơi vãi được xâu thành một chuỗi mang tên tội ác. Cái áo Quý đẫm máu người máu mình chôn dưới gốc quao. Xác con gái ông chủ nhà máy đường nằm cách chỗ ấy đúng một công đất. Buổi sáng hai bên đôi co chuyện mấy công mía bị dìm giá. Vai Quý còn những vết cào xước của móng tay. Một người câu đêm thấy Quý ghé ghì chặt người đàn bà, rồi biến mất trong khu mả lạng. Cả đêm ấy Quý không về.

Không phải Quý đâu, chị nói. Mấy ông pháp luật cười lạt, đâu chỉ nói tin là đủ. “Bà già nói cô về bên nhà ăn giỗ, chứng cớ nào lại dám chắc như bắp rang ?”. Nhưng cả đêm qua tôi ở cùng với Quý. Trong những giấc mơ chín năm qua, tiếng thét đó rúm ró giữa ngàn con mắt trong cây trong đất, mắt Quý đầy vẻ khẩn cầu kệ tôi đừng nói mắt Hội vằn tia máu định vùi tôi xuống sình sao mắt mẹ đục ngầu ông trời có thấu. Tiếng dội của nó rách vách lòng. Không bao giờ vượt thoát qua môi.

Quý, đi theo chị.

Bến nhà mình đây, xóm giềng đây, Quý sẽ thấy ngờ ngợ nửa lạ nửa quen vì Xẻo Đắng đã đón về nhiều dâu rể mới. Anh Hội kia, người vừa ngẩng lên ba mươi giây để chém chị bằng một nhát nhìn bén lẹm “vừa lòng cô rồi đó”. Và đây là khu mộ, nơi Quý sẽ nằm lùi sau ba má vài bước chân. Cuối liếp là bào thai tám tháng tuổi chết lưu chị chưa kịp đặt tên. Thêm Quý nữa, tất cả những gì liên quan đến một đêm đều rã rơi thành đất. Chỉ là không tin được vùi dưới kia là cậu con trai mới lớn đã nổ tung trong chị, đến nỗi không hay vai xước, sương khuya và áo xống bỏ quên lại trên gò.

Đường về qua nhiều ngã ba ngã bảy, chị phải gọi suốt vì sợ Quý đi lạc, biết đâu mà tìm. Sợi hồn thì mỏng và xanh.

.

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

gloxinia147

TÍ BỤI



Hồi mới đến ở, nhà tôi cứ tì tì mất dép. Đôi xăng- đan con mới xỏ chân ngày mồng một Tết, mồng hai phải đi dép cũ! Anh bạn đến chơi lịch sự cởi giày ở tấm chùi chân trước hiên, ra về chỉ còn đôi vớ! Học trò đến thăm có đứa đi chân không về! Tôi than phiền với người hàng xóm, chị ấy bảo:

- Thằng Tí chứ ai vô đây. Sư tổ ăn cắp vặt. Cô vô nhà hắn mà chửi

***

Tôi không biết chửi. Vả lại không bắt quả tang làm sao mà chửi... hắn! Thế là tôi bắt đầu cảnh giác. Khi có khách, tôi nhìn chằm chằm ra cổng.

chuyện quê

Rồi nhà tôi bỗng xuất hiện một vị khách không mời. Đó là một con chó đen tuyền, gầy gò ngồi trực trước cửa. Ngó bộ dạng chẳng mấy khi được no của hắn tôi thấy thương ném cho mấy mẩu xương. Hôm sau, hắn lại xuất hiện, mắt dán vào tôi. Không cầm lòng được, tôi lại cho ăn. Cứ thế ngày lại ngày, giữa hắn và tôi bỗng hình thành một mối dây buộc chặt.

Có xương tôi để dành cho hắn. Đi ăn giỗ ở nhà mẹ tôi cũng nghĩ đến hắn và nhặt cả túi xương về. Tôi mở cửa cho hắn vào nhận quà. Hắn nhìn đống xương ứa nước dãi nhưng chưa ăn ngaỵ Hắn nằm xoài trước hiên, gối đầu lên hai chân trước thở hắt ra sung sướng như một kẻ được nằm nghỉ trên chiếc giường thân thuộc của mình, mắt vẫn ngó tôi đợi chờ một cái vuốt ve

Bao giờ ăn hắn cũng chừa lại một mẩu to nhất tha về. Thế rồi một lần hắn đang ăn bỗng có tiếng huýt gió. Lập tức hắn bỏ bữa rồi len lén tha một chiếc dép chạy ra cổng. Thì ra thủ phạm trộm dép nhà tôi chính là hắn. Nói đúng hơn là tên huýt gió. Thấy tôi cảnh giác, nó huấn luyện con chó thành tòng phạm.

Hắn vẫn ngồi trước cổng nhà tôi dẫu cổng và cả lòng tôi đã khép. Thấy tôi, hắn vẫy đuôi. Tôi bỏ đi, hắn tru lên thảm thiết. Giận dữ tôi ném chiếc dép còn lại mà hắn đã tha mất một chiếc qua rào nhưng hắn không thèm nhặt. Ném một mẩu xương hắn cũng không buồn ăn. Hắn chỉ nhìn tôi và cái cổng đóng chặt như muốn hỏi tại sao không mở cho hắn.

little dog

Tôi gặp hắn đi cùng một thằng nhóc ra chợ. Tôi lơ hắn còn hắn chạy đến vẫy đuôi tíu tít mừng tôi. "Win. Lại đây!" - Thằng nhóc gọi. Thì ra hắn tên Win. Còn thằng kia chắc là Tí bụi vì trông hắn rất "bụi". Loắt choắt, bẩn thỉu, ranh mạ Mua xong, ra đến cửa chợ tôi bỗng nghe tiếng chân sầm sập và tiếng la í ới: "Trộm... trộm... bắt lấy... ".

Một con chó đen miệng ngậm tảng thịt lao ra khỏi chợ, ngang qua tôi bỗng dừng lại. Chỉ cần tích tắc khựng lại ấy, người đuổi theo đằng sau đã kịp quật một gậy. Đau quá hắn khuỵu xuống. Chiếc gậy lại nhắm đầu hắn vút tới. Tôi kịp thấy đôi mắt hắn nhìn tôi da diết... Không nghĩ, tôi đưa chiếc giỏ thức ăn đỡ đòn cho hắn.

Con chó thoát hiểm gượng dậy lảo đảo chạy tiếp, còn tôi ngồi giữa đống đồ ăn tung tóe với bao câu rủa ráy: Điên. Tự nhiên hứng! Chắc là chủ. Ngó thế mà chủ của con chó ăn cắp! Đền đây! Ba chục ngàn! Hơn một ký thịt đấy!... Mất toi tiền vô duyên.

Trưa hôm ấy, một đôi dép phiêu bạt bỗng về lại mái nhà xưa. Từ đó cổng nhà tôi hay mở và con Win vào nằm xoài trước mái hiên đầy nắng. Nó ăn, lơ mơ ngủ rồi sực nhớ đến chủ lại tất tả ra về. Thỉnh thoảng tôi gói cái gì đó trong bao nylon.

Con chó thật khôn, thấy đưa bao nylon là biết ngay quà của chủ lập tức ngậm ở miệng chạy về. Trong bao nylon đôi khi còn là mấy chiếc áo cũ. Soạn đồ của con, tôi chạnh nghĩ đến chiếc áo bẩn ngắn cũn cỡn không cài khuy của Tí bụi...

Con Win ngày càng nặng nề. Thì ra hắn sắp làm mẹ. Một lần có giỗ, đợi hắn không ra, tôi cầm bịch thức ăn hỏi nhà Tí bụi. Hắn ở tuốt xóm trong, bên hồ rau muống của bà Tư... Không ai thấy cha hắn. Hai mẹ con sống lăn lóc ở hè phố bụi bờ. Bà Tư cho che tạm túp lều bên hồ rau muống để vừa canh rau cho bà vừa có chỗ chui ra chui vào.

những thằng bạn

"Nhà" Tí bụi mùa hè mát nhưng mùa đông lạnh lùng! Túp lều đầy rác, nhỏ nhoi như tai nấm, không biết tựa vào đâu để trốn gió. Những tấm nylon che chắn tạm bợ cứ lật lòng khoe túp lều nát rác đuổi nhau loăng quăng. Bà mẹ tâm thần của Tí bụi ngày nào cũng đi kiếm rác rồi tẩn mẩn đếm như người ta đếm tiền, thỉnh thoảng phì cười một mình.

Con Win có nhiệm vụ không cho người lạ vặt rau muống của bà Tư, không cho bà điên ra khỏi nhà ban đêm và theo Tí bụi kiếm ăn. Thấy tôi, hắn nhổm dậy mừng rồi lại nằm xuống hãnh diện liếm mấy chú cún bé xíu trên chiếc bao tời rách như muốn khoe rằng con hắn đấy! Còn Tí bụi đang luộc rau muống bằng rác, chùi tay vào quần giương mắt ngó tôi.

Trong túp lều rách nát ấy, những sinh vật khốn cùng lại rất thương nhau. Thấy cách Tí bụi săn sóc bà mẹ điên và bầy chó, tôi nhận ra sau lớp bụi đời và cáu bẩn, tâm hồn hắn vẫn lóng lánh những sắc mầu đáng quý. Bầy chó con dễ thương lên từng ngày. Tí bụi bảo con đẹp nhất sẽ tặng tôi.

Nhiều đêm tôi thức giấc, túp lều ngập rác mà không thiếu tình yêu ấy bỗng hiện ra... Cả những dự tính. Chẳng hạn chuyện Tí bụi học chữ, đi bán vé số thay vì moi rác và ăn cắp...

Sáng ấy, tôi có tiết thao giảng. Vừa dắt xe ra đã thấy Tí bụi đợi cổng:

- Cô ơi! Con Win...

Tí bụi không nói hết nổi câu, nghẹn ngào: "...Con Win xong đời rồi!" Nạn đập chó,bắt mèo đang hoành hành. Tôi đoán ra ngay cớ sự, nhưng tiết dạy đang chờ. Tôi đạp xe đi, Tí bụi, con Win và bầy con chưa mở mắt của nó theo tôi đến tận cổng trường.

Tí-bây

Bà mẹ điên của Tí bụi đang lang thang khắp xóm tìm con Win, gặp ai cũng hỏi: "Thấy hắn mô không? Đêm qua tui trốn hắn đi chơi... Chừ hắn trốn tui đi chơi... ". Dấu máu con Win vẫn còn trên lối xóm. Hắn bị bọn bắt chó quật gậy sắt vào đầu khi chạy theo bà điên...

Trời trở lạnh. Túp lều bên hồ rau muống đầy gió và im lặng. Những mảnh nylon rách te tua vẫn cuồng loạn trong vũ khúc gió. Rác loăng quăng chơi trò đuổi nhau. Không thấy Tí bụi. Lù lù trong túp lều trống hoác là ổ chó chưa mở mắt. Chúng đang đói lạnh vì thiếu mẹ. Tôi cầm đĩa sữa đến và thấy lũ chó châu đầu rúc vào một đống đen đen. Nhìn kỹ thì Tí bụi...

Nó trùm bao tới, khoanh người ủ ấm cho lũ chó con.

Tí bụi ngủ. Bầy chó con cũng ngủ. Còn tôi... bầm lòng!


nguồn: https://www.facebook.com/pagetruyennganvn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 26 trang (259 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [22] [23] [24] [25] [26] ›Trang sau »Trang cuối