Trang trong tổng số 26 trang (259 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [21] [22] [23] [24] [25] [26] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đào Khói Mây

MỘT  NGÀY  KHÔNG  THỂ  QUÊN



Truyện của Phương Lan

Hôm nay là ngày quyết định sẽ đưa mẹ vào Viện dưỡng lão.  Cả đêm qua  thao thức không ngủ được, Phượng trằn trọc xuốt đêm, nghĩ ngợi lan man hết chuyện này sang chuyện khác, lòng rối như tơ vò.  Gần sáng nàng mới mệt mỏi thiếp đi, nhưng vừa chợp mắt được một lát, Phượng bỗng choàng tỉnh dậy vì một mùi khét từ nhà bếp xông lên làm nàng tỉnh hẳn ngủ. “ Thôi chết rồi, mẹ lại quên tắt bếp ” Phượng nói thầm như vậy, rồi không kịp xỏ dép, nàng hốt hoảng chạy thật nhanh xuống nhà dưới.  Căn bếp mù những khói, hơi khét từ cái nồi đang nấu trên bếp bay tỏa khắp căn phòng, lửa xanh vẫn liếm quanh đáy nồi.  Phượng vội vàng tắt bếp gas, bê cái nồi đặt qua một bên, rồi mở tất cả các cửa cho khói bay ra, may quá, nàng xuống kịp, nếu không cả nhà lại bị một phen hoảng vía.  Từ khi mẹ bị bệnh lú lẫn, Phượng phải khoá ống gas mỗi khi đi làm, nhưng hôm nay nàng ở nhà nên không khóa, vì có dè đâu bà cụ lò mò xuống bếp sớm thế.  Phượng đứng im, định thần một lúc cho tim bớt đập, rồi mới chậm rãi bước ra cửa sau.  Nàng gặp mẹ từ ngoài vườn đi vào, tay cầm một nắm lá gì dài dài, xanh xanh.  Thấy con gái, bà Trình mỉm cười vui vẻ:


-        Sáng bảnh mắt rồi, giờ này mới ngủ dậy à?  May cho cô, tôi là má ruột, nếu là má chồng, thể nào cô cũng bị rầy.
Phượng nhìn lên bầu trời trắng đục, vừng đông chưa ló dạng, bóng đêm còn lảng vảng, cô khoan khoái hít một hơi thật sâu làn không khí mát mẻ của buổi ban mai, rồi quay sang mẹ, hỏi:
-        Má ra vườn chi sớm thế?
-        Má ra hái ít hành ngò để bỏ vô nồi cháo…
Vừa nói bà vừa đưa nắm lá lên khoe, Phượng suýt bật cười, nhận ra đó chỉ là một nhúm cỏ, nàng thở ra một hơi dài:
-        Má lại quên tắt bếp, mà má định nấu món gì vậy?
-        Má nấu cháo gà.  Lâu lâu cũng nên đổi món, sáng nào cũng ăn bánh mì hoài, khô khan quá.
Phượng nhìn vô trong nồi, chỉ thấy lổn nhổn một ít gạo sống, và hai con gà bằng nhựa, đồ chơi của mấy đứa nhỏ, mẹ nàng đã bỏ tất cả vô một cái nồi với một chút nước, và bật bếp… Bây giờ tất cả đều cháy thành than, nhưng còn nhận diện ra được, Phượng nhăn mặt:
-        Sao má để lửa lớn thế?
-        Má muốn nấu cho lẹ để ba ăn xong còn kịp đi làm.  Thôi, con lên lầu đánh thức ổng đi, má ở dưới đây pha cho ba ly cà phê.
Thấy Phượng vẫn đứng im, bà dục:
-        Sao không đi đi, còn đứng đó? trễ giờ rồi.
Phượng đau xót nhìn mẹ:
-        Má, nhớ lại đi! ba đi xa rồi mà, ba đâu có nhà?
-        Thiệt à? ba đi xa thiệt à?
Bà mẹ lập lại một cách ngớ ngẩn, nét mặt trùng xuống, rất buồn.  Bà cố nhớ lại, trong ký ức đã phai mờ của bà, những hình ảnh cũ vẫn hiện ra, nhưng lộn xộn, không theo một thứ tự nào hết.   Bà nhớ hôm đó không biết là ngày gì mà nhà bà đông người lắm, khách khứa ra vô tấp nập, đủ mặt bà con họ hàng và cả những người bạn bè.  Gia đình hai đứa con trai lớn của bà từ hai tiểu bang khác cũng về họp mặt đông đủ.  Lũ cháu nội, con của Sơn, Hải hiệp cùng hai đứa cháu ngoại con của vợ chồng Phượng thành một đám giặc, rượt đuổi nhau lung tung khắp nhà, làm bà chóng cả mặt.  Nhưng bố mẹ chúng trái lại, rất khẽ khàng, họ chỉ thì thầm bàn tán, người nào cũng có vẻ mặt quan trọng, người nào cũng mặc quần áo trắng lùng thùng, trông chẳng ra làm sao.  Phượng cũng đưa cho bà một bộ quần áo trắng bằng vải sô, và biểu bà mặc vô.  Bà hỏi chi vậy? nó nói mặc áo vô để đi tiễn ba.  A! bà hiểu rồi, đây là lúc tiễn ông lên đường, vì ông sắp phải đi xa…  Bà nhớ mấy hôm trước, bệnh ông có mòi thuyên giảm, không thấy ông rên rỉ, những cơn đau hình như cũng rút lui, không còn hành hạ ông như mọi ngày.  Bà ngồi bên giường, canh cho ông ngủ.  Ông nằm im lìm, mắt nhắm nghiền, một cái mền mỏng đắp lên tới ngực, che thân hình ốm nhom chỉ còn da bọc xương thấy tội quá, căn bệnh ung thư quái ác đã lấy đi của ông hết da thịt.  Ông ngủ không yên, lúc tỉnh, lúc mơ, thỉnh thoảng lại ú ớ… Nhưng đến trưa, thì ông hoàn toàn tỉnh táo, ông cầm tay bà dặn dò:
-        Tôi sắp phải đi xa, bà đừng khóc nhé?  Hãy can đảm lên…
Ông còn nói nhiều nữa, nhưng bà nghe tiếng được, tiếng mất, vì ông nói  không rõ, ông chỉ thều thào… Bà tưởng ông nói sảng, chứ đang đau mà đi đâu? vợ chồng chưa bao giờ xa nhau, lần nào đi xa, ông cũng cùng đi với bà, chẳng lẽ cuộc hành trình lần này, ông lại đơn độc một mình?  Bà khuyên ông nằm nghỉ, không nên nói nhiều, ông nhìn bà lờ đờ, rồi ông thở ra một hơi dài, nhắm mắt lại.  Sau bà, đến lượt các con xúm quanh giường nghe ông dặn dò, đứa nào mắt cũng đỏ hoe.  Rồi ông thôi không nói nữa, ông nằm im, từ từ chìm sâu vào giấc ngủ, giấc ngủ cuối cùng của đời người, mắt ông khép kín, nét mặt thanh thản không chút ưu phiền.  Các con lặng lẽ rút kui, để mẹ riêng tư với cha.  Bà nghĩ chắc ông mệt nên ngủ say lắm, không thấy ông trở mình.  Bà sờ thử, thấy tay chân ông lạnh ngắt, bà vội vàng lấy thêm mền đắp cho ông, trời mùa đông rét mướt, những người già thật khổ, nhất là ông lại đang bệnh…  
Bà chờ ông tỉnh dậy, để nghe ông xác nhận rằng ông chỉ nói chơi thôi, nhưng ông cứ ngủ hoài.  Bà rón rén, không dám cử động mạnh, sợ phá giấc ngủ của chồng, chả mấy khi ông ngủ được yên giấc.  Bà muốn ngồi đây hoài, không muốn rời ông, để khi ông tỉnh, trông thấy bà, ông yên tâm.  Tội nghiệp, từ dạo đau nặng, ông đổi tánh giống như con nít, hay hốt hoảng, sợ hãi, hơi một tí là giận hờn… Bà ngồi bên ông không biết bao lâu, cho tới khi một đứa con kéo bà đứng lên, nói:
-        Má ơi! gần tối rồi, má phải đi ăn, từ sáng tới giờ má chưa ăn gì cả.
Bà đâu có thiết ăn? bữa cơm không có ông mới buồn làm sao, bà nói:
-        Tụi bay và mấy đứa nhỏ cứ ăn trước đi, đừng để phần cho má.  Má không thấy đói, má muốn ngồi đây với ba thêm một lúc nữa.
Nhưng chúng nó cương quyết kéo bà ra khỏi phòng, nói ba mệt để cho ba nghỉ.  Thằng Sơn còn kéo cái mền phủ kín cả mặt ba nó, cái thằng thiệt vô ý, vô tứ quá, trùm kín thế làm sao ông thở được?
-        Trời ơi! có bỏ ra không? ba bây ngộp mất thôi.
Bà la lên phản đối, bắt Sơn phải kéo cái mền xuống như cũ, bà mới chịu ra khỏi phòng.  Từ lúc đó, tụi nó thay phiên nhau canh gác, không cho bà vô với ông nữa, nói đã có tụi con…
Bà vẫn không tin rằng ông sẽ đi xa, vậy mà ông đi thiệt mới lạ chứ? sự thật mà cứ ngỡ như trong một giấc mơ.  Cuộc tiễn đưa khá long trọng, có cả kèn trống.  Bà và các con mặc áo trắng tiễn ông đi.  Trời mưa sụt sùi, các con đi cạnh bà cũng sụt sùi, bà không bằng lòng, gắt:
-        Ba không bao giờ bỏ má đâu, ổng đi rồi ổng lại về, tụi bây khóc lóc chi vậy? để ba bây nóng ruột.
Thiệt tình bà không trông thấy lúc ông đi, và ông cũng chẳng bao giờ thơ từ về nhà.  Nhưng bà biết ở một nơi xa xăm nào đó, ông vẫn hướng về bà, vẫn  nhớ đến bà, vợ chồng đầu gối, tay ấp mấy chục năm trường, đi xa sao khỏi vấn vương?   Bà kiên nhẫn đợi ông về, chỗ ngồi của ông
trên bàn ăn, bữa nào bà cũng bầy chén, đũa, để ông nhớ rằng ông vẫn còn chỗ trong gia đình này.  Nhưng sao ông đi đâu mà lâu quá?  Bà ngậm ngùi nói với con gái:
-        Dạo ba con ở nhà, sáng nào ba cũng chở thằng Thái đi học, còn má ở nhà coi con Uyên…
Còn tiếp
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đào Khói Mây

Rồi sực nhớ ra điều gì, bà hối:
-        Con lên coi tụi nhỏ dậy chưa? bồng con Uyên xuống đây cho má thay tã.
Phượng nhìn mẹ thương xót, Uyên đã chín tuổi rồi, mà sáng nào bà cũng đòi bồng đi thay tã, trí nhớ của bà dừng lại ở ngày ông vĩnh viễn ra đi.  Phượng ôm vai mẹ đi vô trong nhà, nàng bật TV lên rồi nói:
-        Chắc cháu Uyên còn ngủ.  Má ngồi đây coi chương trình truyền hình Việt Nam, đừng xuống bếp nữa nghe má? để con lên lầu coi tụi nhỏ ra sao.
Bà Trình gật đầu, vơ lấy cuộn len và cái áo đan dở lên ngắm nghía:
-        Được, con đi đi! má vừa coi TV vừa đan nốt cái áo cho ba.  Mùa đông sắp tới rồi, ba cần có áo ấm, mấy cái kia cũ cả rồi.
Tánh bà tham công tiếc việc, chẳng muốn ở không, bà coi việc chăm lo miếng ngon, áo ấm cho chồng, cho con, cháu là bổn phận và cũng là một thú vui của bà.  Ông mất đã tám năm, mà ngày nào bà cũng đan áo cho ông, đan gần xong, rồi lại tháo ra đan lại, như vậy cả mấy chục lần.
Phượng lên lầu, vào buồng mẹ, kiểm soát lại một lần chót cái va li lát nữa sẽ đem theo.  Va li đựng toàn quần áo và những vật dụng cá nhân của bà Trình.  Khi biết chắc không còn quên món gì, Phượng đóng nắp lại, ngồi thừ người rất lâu.  Lúc soạn cái va li này, nàng đã không cầm được nước mắt, mỗi món đồ của mẹ đều gợi lại những kỷ niệm.  Nhìn chiếc ghế đu mẹ thường ngồi, Phượng tưởng như được nghe tiếng ru của mẹ.  Trên cái ghế ấy, bà đã ru cháu, lúc còn bé thơ, Thái và Uyên không chịu ngủ nếu không có tiếng ru của bà.  Ngày xưa, cũng những tiếng ru “ ầu ơ, ví dầu ” đó đã đưa Phượng vào giấc ngủ êm đềm, bây giờ thì đến các cháu…  Những buổi sáng tinh mơ, khi các con cháu còn nằm trong chăn ấm, bà đã thức dậy, lui cui nấu nướng, lo bữa sáng ngon lành cho cả nhà.  Những buổi tối mùa đông rét mướt, bà thức rất khuya, ngồi bên lò sưởi đan áo ấm.  Những khi trái nắng, trở trời, bà không quản ngại thức suốt đêm, trông chừng, dỗ cho cháu ngủ yên giấc… Bà đã nuôi con, nuôi cháu lớn lên bằng tất cả tình thương của bà.  Tình mẹ bao la như một dòng sông, nước chảy miên man, vô tận.  Qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, mẹ lúc nào cũng sát cánh bên đàn con, tận tụy hy sinh, bảo vệ, che chở, giúp đỡ... Gia đình lúc nào cũng đầm ấm, yên vui, mọi người quây quần đông đủ dưới một mái nhà.  Thế mà lúc cuối đời, mẹ lại phải đơn độc một mình.  Ôi chặng đường cuối cùng bao giờ cũng là một chặng đường buồn thảm.
Phượng hiểu nỗi cô đơn của mẹ trong những ngày sắp tới, nàng thấy lòng xót xa, nhưng chẳng còn cách nào khác. Ý định đưa mẹ vô viện dưỡng lão thật ra đã manh nha có từ lâu, kể từ khi bà Trình có triệu chứng lú lẫn và có những hành động có thể gây nguy hiểm.  Nhưng Phượng còn nấn ná chưa chịu thi hành, tại thương mẹ nên không nỡ.  Cho tới mấy tháng gần đây, tình trạng trở nên tồi tệ, khi bà Trình hay mặc quần áo ngủ đi lang thang ra phố một mình và không biết đường về, hàng xóm phải đi tìm dùm.  Một lần, bà suýt bị đụng xe lúc băng qua đường, may người tài xế thắng xe lại kịp, bà chỉ bị trầy trụa sơ sài.  Bà mỉm cười ngu ngơ lúc được cảnh sát đưa về, mọi người hỏi bà đi đâu? bà nói bà đi đón ông.  Tội nghiệp, ngày nào bà cũng đi đón ông, nhiều lần bà thức dậy từ hai, ba giờ sáng, vô phòng đánh thức mấy đứa cháu, biểu sửa soạn đi đón ông ngoại.  Từ đó, sợ các con mất ngủ, mỗi buổi tối, sau khi đưa mẹ vô phòng riêng, Phượng phải khoá cửa lại.  Có đêm nàng nghe tiếng đập cửa thình thình, mẹ đòi mở cửa cho bà đi chợ…
Bà Trình thích nấu nướng lắm, phải công nhận ngày trước, bà nấu ăn rất ngon, nhưng từ dạo bị mất trí nhớ, bà chẳng bao giờ tắt bếp.  Mấy lần, bà suýt làm cháy nhà vì cái tật hay quên đó, vì vậy, trước khi đi làm, Phượng đã phải tắt ống gas và khoá cửa, sợ mẹ ra ngoài rồi gặp nạn.  Như vẫn chưa yên tâm, nàng khoá cả ống dẫn nước vì mẹ hay mở vòi nước mà không tắt, làm nước chảy lênh láng khắp nhà, ướt cả thảm, may sao bà chưa trợt chân té ngã.  Phượng đi làm mà trong bụng cứ phập phồng, không yên...
Tình trạng này không thể kéo dài, không thể để bà cụ ở nhà một mình được nũa.  Một cuộc họp gia đình đã diễn ra giữa Phượng và hai người em trai ở tiểu bang khác.  Vì sinh kế, không ai có thể bỏ việc để ở nhà săn sóc mẹ, nên tất cả đều đi đến quyết định là phải cho mẹ vào nhà dưỡng lão, nơi đó bà cụ sẽ được chăm sóc tử tế.  Phượng đã đi thăm dò nhiều nơi, sau cùng nàng chọn cho mẹ một nhà dưỡng lão có người Việt Nam để mẹ đỡ cô đơn.  Cuộc hẹn đưa mẹ vô viện sẽ là 11 giờ sáng nay.
Phượng vô phòng đánh thức hai đứa con để chúng ăn sáng và sửa soạn đi học, xong nàng bước vô phòng ngủ của hai vợ chồng.  Dũng đã thức và đang cạo râu, chàng nhìn vợ qua gương và hỏi:
-        Nãy giờ em ở dưới nhà à?
Phượng gật đầu, kể cho chồng nghe về nồi cháo, và nói má đòi thay tã cho con Uyên, khiến Dũng bật lên cười.  Thường ngày Phượng không bao giờ cảm thấy khó chịu vì những tiếng cười vô tư của chồng khi chứng kiến những hành động ngây ngô, nhiều khi rất con nít của mẹ, nàng biết chồng không có ý châm biếm, chàng cười chỉ vì buồn cười mà thôi.  Dũng mồ côi mẹ từ thuở nhỏ, chàng thiếu tình mẫu tử nên rất quí mẹ vợ.  Phượng cho là mình may mắn và vẫn thầm cám ơn chồng, nhưng không hiểu sao hôm nay Phượng lại thấy bực mình vì tiếng cười vô tư của chồng mà nàng thấy là không đúng lúc, Phượng có cảm tưởng như chàng là người ngoại cuộc, nàng cau mày trách:
-        Anh có im đi không? em đang rối ruột đây!
Dũng ngạc nhiên ngó vợ, nhưng rồi chợt nhớ ra hôm nay là ngày gì, chàng lập tức ngưng ngay tiếng cười vô ý thức của mình.  Im lặng một lúc, chàng mới nói, giọng băn khoăn:
-        Hôm nay anh không thể nghỉ làm để đưa má đi được.
-        Không sao, tự em sẽ đưa má đi, như vậy tốt hơn.  Anh đưa hai đứa nhỏ tới trường và đón về dùm em, vì không biết em sẽ phải ở lại với má bao lâu…
-        Được, được, em cứ thong thả lo cho má.  Xong việc, nhớ điện thoại vào sở ngay cho anh, cho biết tình hình ra sao.
Phượng đứng trên đầu cầu thang, nhìn hai đứa nhỏ ôm hôn bà ngoại trước khi đi học, có cảm tưởng như đó là những cái hôn vĩnh biệt, lòng nàng đau như dao cắt.
Đợi cho chồng và hai con đã ra khỏi nhà, Phượng mới xuống bếp sửa soạn bữa ăn sáng cho mẹ. Ý nghĩ đây là bữa ăn cuối cùng của mẹ ở nhà, khiến Phượng thấy tim se lại, nàng nhớ tới một đoạn phim được xem đã lâu, nói về bữa ăn cuối cùng của người tử tội, nàng bỗng thấy lòng rưng rưng.  Phượng tự nhủ thôi đừng nghĩ đến chuyện ấy nữa, cứ để việc gì phải tới, sẽ tới.  Vừa làm nàng vừa hát nho nhỏ, cố tìm hiểu ý nghĩa của lời ca, nhưng không thể.  Dọn bàn xong, nàng mời mẹ ra ăn.  Bà Trình nhìn mặt bàn ê hề những thức ăn, hỏi con:
-        Sao con làm nhiều đồ ăn thế?
Phượng nhìn đi chỗ khác, nói:
-        Má ăn đi, thay cho bữa trưa luôn thể.
-        Con cũng cùng ăn với má chứ?
Phượng gật đầu, nàng ngồi vào bàn, nhưng không tài nào nuốt được.  Nhìn mẹ ăn ngon lành, nàng có mặc cảm phạm tội vì đang đánh lừa mẹ.  Đợi bà ăn xong bữa, Phượng ngập ngừng mãi mới mở miệng nói dối:
-        Má có muốn đi phố một lúc không? vô phòng thay đồ đi, con chở má đi chơi.
-        Đi chơi thiệt sao? thích quá.
Mắt bà mẹ sáng lên với vẻ vui mừng, được đi ra ngoài, bà sung suớng lắm.  Thường ngày cứ bị nhốt ở nhà, bà thấy bực bội, năm thì mười hoạ mới được con chở đi chơi, những dịp ấy đối với bà vui như một ngày hội.  Thấy Phượng xách theo va li, bà hỏi:
         -    Đi du lịch à?
Vừa nói bà vừa nhìn quanh khắp căn nhà như để kiểm soát một lần cuối cùng, theo thói quen trước khi đi xa.  Không hiểu sao Phượng có cảm tưởng những tia nhìn của mẹ có vẻ lưu luyến rất tội nghiệp, chắc bà có linh cảm sẽ không được trở về đây nữa?  Không muốn kéo dài giây phút đau lòng, nàng vội vã đưa mẹ ra xe.  Phượng ngồi vào tay lái, tâm trạng bất an nên Phượng lái xe mà đầu óc để tận đâu đâu, mấy lần bị xe khác bấm còi inh ỏi.  Bà mẹ  bất chợt lên tiếng:
-        Dũng lái xe giỏi hơn con, sao không để cho nó lái?
Rồi như chợt nhớ ra điều gì, bà hỏi giọng lo lắng:
-        Đi du lịch mà sao không có Dũng và hai đứa nhỏ?
Phượng ậm ừ, tránh không trả lời, nàng cho xe ra khỏi xa lộ và tìm hướng vào thành phố.  Viện dưỡng lão kia rồi, từ xa đã thấy một toà nhà đồ sộ sơn màu vàng nhạt, trông như một cái bệnh viện.  Khi quẹo xe vô cổng, Phượng nhìn đồng hồ, 11 giờ 15, trễ mất mười lăm phút.  Nàng hoảng lên, trời! làm thế nào nếu họ không tiếp và cho một cái hẹn khác? chắc nàng không có can đảm…
Đậu xe xong, Phượng kéo mẹ đi như chạy tới phòng hướng dẫn, nơi đó người ta chỉ cho nàng phải đi lối nào.  Viện dưỡng lão có ba dãy nhà bao quanh một khu vườn rộng có trồng hoa, và nhiều cây lớn cho bóng mát.  Nơi đây có nhiều cụ già chống gậy đi thơ thẩn một mình, hoặc túm năm tụm ba ngồi trò chuyện trên những băng đá, đó là các cụ tương đối còn mạnh khoẻ.  Cũng có những cụ già ngồi trên xe lăn, đang được những người khán hộ đẩy đi quanh vườn để sưởi nắng.  Khi hai mẹ con sắp bước tới cái cửa tự động để vô tòa buyn đinh chính giữa, bà mẹ bỗng chùn lại không chịu đi nữa, bà hỏi với một giọng lo lắng:
-        Đây là đâu? trông không có giống khách sạn tí nào.  Má không muốn vô, con đưa má về đi, má không muốn đi du lịch nữa.
Phượng dỗ:
-        Vô một chút thôi má, vô làm giấy tờ xong rồi về.




(còn tiếp)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Chờ bác duyquocquyen đăng phần sau của truyện ngắn này hơi bị lâu, nên trong khi chờ đợi, tôi mạn phép giới thiệu trước một truyện khác, hầu phục vụ các bạn hữu.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bóng anh hùng

* Truyện ngắn của DOÃN DŨNG


http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/fallen_stars_by_karae6_zps6dd73253.jpg



Đúng là tôi đã chết. Tôi đã thành con ma trên núi. Mẹ tôi nhận được giấy báo tử ở nhà, trong giấy ghi rõ tôi đã “hy sinh vì Tổ Quốc”.
Nhưng tôi thì luôn nghĩ rằng tôi đã chết vì mẹ mình. Chính mẹ đã đưa tôi đến thế giới lạ lùng này.

Xin các bạn chớ hoảng sợ. Người chết không hại được người sống. Người chết chẳng qua là người sống được chuyển đến thế giới khác, cũng có tình cảm và suy nghĩ như người trên trần gian. Sợi dây liên lạc giữa hai thế giới được thông qua một người có khả năng hiểu ngôn ngữ của người chết, như tay nhà văn này chẳng hạn. Hắn nghe tôi kể chuyện và chép lại bằng thứ ngôn ngữ các bạn vẫn hay dùng. Tuy vậy, nếu tình cờ đọc được câu chuyện này mà các bạn không tin thì cũng chẳng sao.
Thường vẫn có quá nhiều câu chuyện được người ta kể như thật, nhưng thực ra chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Đã nhiều năm tôi không về thăm nhà, nơi trước đây tôi đã từng sống cùng mẹ. Đừng tưởng người chết rồi là hết, là chẳng còn gì để mà bận tâm. Nghĩ như vậy là sai lầm! Người chết vẫn về thăm nhà vào những dịp lễ tết, nhất là ngày giỗ của mình. Thằng Quý hằng năm vẫn sửa soạn ba lô về quê ăn giỗ mình, háo hức cứ như hồi còn sống được đi tranh thủ sau đợt bắn đạn thật đạt điểm cao.

Căn hộ của mẹ tôi bé xíu, không có nhà xí riêng, ở trên tầng năm của khu tập thể. Hồi còn bé, nửa đêm phải đi xuyên qua dãy hành lang lạnh lẽo hun hút gió, tối như hũ nút để đến được cái nhà xí dùng chung của mấy hộ gia đình là nỗi kinh hoàng của tôi. Không phải lần nào tôi cũng đến được đích an toàn, mà thường xuyên tè dầm dọc đường vì sợ ma. Tôi ao ước có một cái bô nhưng mẹ không mua. Mẹ bảo muốn rèn luyện tôi thành một người đàn ông mạnh mẽ.

Mẹ làm công tác xã hội ở phường. Hình như ở hội phụ nữa gì đó. Ban ngày mẹ đi họp, tối đến các gia đình tuyên truyền về sinh đẻ có kế hoạch, về chính sách mới hoặc bài trừ mê tín dị đoan. Mẹ rất bận.
Nhà chỉ có hai mẹ con, bố hy sinh ở chiến trường B. Hồi đầu chỉ được báo là mất tích. Mãi chẳng thấy ông về, sau giải phóng người ta làm lễ truy điệu liệt sỹ cho ông. Đến ngày tôi nhập ngũ, mẹ tôi vẫn chưa biết mộ ông nằm chính xác ở đâu.

Một ngày cuối hè, cái ngày mà tôi nhận được tin trượt đại học, mẹ đi làm về gọi tôi lại, bảo: “Thắng này, mẹ đăng ký cho con nhập ngũ đợt này”. Tôi ngơ ngác: “Nhà mình thuộc diện chính sách. Sao con phải đi?” Mẹ mở túi, lấy ra một tập tài liệu đánh máy, mắt vẫn dõi theo những dòng chữ, mồm thủng thẳng: “Ở nhà lêu lổng rồi lại hư mất”. Tôi năn nỉ: “Mẹ cho con thi đại học một năm nữa”. Mẹ vẫn cắm cúi với đống giấy tờ, lạnh lùng nhắc lại: “Mẹ đã đăng ký cho con rồi”.

Tôi biết tính mẹ. Mẹ đã phải thay bố vật lộn nuôi tôi, cuộc sống và công việc bắt bà phải hà khắc với chính bản thân mình và con cái. Tôi lại là thằng nhút nhát, từ bé chưa bao giờ dám cãi lời mẹ. Tôi ngậm ngùi chấp nhận sự sắp đặt của bà.

Trước ngày nhập ngũ, phường tổ chức một buổi mít tinh tiễn đưa tân binh lên đường. Mẹ cùng hội phụ nữ tặng quà cho chiến sỹ. Mỗi người được hai cái khăn mặt bông và hai tuýp thuốc đánh răng Bông Lan cứng như đất đồi. Khi trao quà cho tôi, mẹ giơ tay ra bắt, lắc lắc mấy cái, nhìn thẳng vào mắt tôi, giọng rất quan cách: “Chúc đồng chí chân cứng đá mềm, hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”. Tôi không dám nhìn mẹ, tôi cúi đầu xuống lí nhí câu cảm ơn. Tôi thấy mẹ xa lạ vô cùng!

Hôm sau tôi lên đường. Sân vận động gần nhà, nơi tôi vẫn đá bóng buổi chiều, chật ních tân binh và người thân đưa tiễn. Đơn vị về lấy quân mang theo rất nhiều vệ binh. Người ta đọc tên và từng người bước lên xe trong vòng tròn mà đám vệ binh đứng làm hàng rào. Những chàng trai ngày thường đá bóng vẫn hùng hổ bắt nạt tôi, bỗng mềm yếu một cách kỳ lạ, thò đầu qua cửa xe, nức nở khóc.

Mẹ không đưa tiễn tôi. Sáng hôm ấy mẹ bận việc, bà phải đi hòa giải cho một đôi vợ chồng muốn ly dị. Tôi rất muốn mẹ có mặt ở đây, vào lúc này.

* * *

Cái hang Giời Đánh là nhà của tôi và Quý. Thực ra trước đây nó không có tên, hoặc có tên mà chúng tôi không biết. Lính tráng đặt tên cho cái hang này sau cái chết của chúng tôi.

Hồi ấy đơn vị tôi nhận nhiệm vụ tái chiếm một số điểm cao trong dãy núi đá vôi của mặt trận. Chỉ huy đã cho tập kết một lượng thuốc nổ khá lớn trong hang để phục vụ công tác chiến đấu. Quý là chiến sỹ bám trụ trên hang trước tôi. Tôi mới được điều lên sau vụ trốn đơn vị về ăn Tết. Nếu so với cánh lính trận nói chung, thì công việc coi kho này thật an toàn và nhàn hạ. Ban ngày chúng tôi ngủ, tối thức nhận hàng của cánh vận tải gùi lên. Địa hình ở đây hiểm trở và ngay sát nách địch, nên cánh vận tải chỉ có thể hoạt động vào ban đêm.

Cái hang này không lớn, rộng độ vài mét và sâu hơn hai chục mét. Trên vòm hang, nhũ đá tua tủa chĩa xuống như những tấm sừng lọc thức ăn của con cá voi khổng lồ. Trong cùng hang có một ngách nhỏ bằng phẳng như lát bằng phiến đá to. Lòng hang rộng chúng tôi dùng làm kho, còn cái ngách nhỏ để ngủ.

Tôi nhớ rất rõ hôm ấy là ngày mười bốn tháng giêng, trời lạnh và mưa phùn. Đêm hôm trước chúng tôi nhận được một chuyến hàng lớn, cánh vận tải đông và hối hả hơn mọi khi. Những thùng gỗ thông màu xanh xếp chật lối đi. Sau khi kiểm đếm vào sổ sách xong thì trời sáng, chúng tôi chui vào ngách hang bắt đầu ngủ. Pháo địch bắn mạnh và nhiều hơn mọi hôm, tôi nghe thấy từng chặp, nổ từng loạt dài rền rền không dứt. Mạnh đến mức chúng tôi cảm nhận rõ sự rung rung chấn động của vách hang.
Ấy vậy mà chỉ năm phút sau chúng tôi chết, bất đắc kỳ tử như bị giời đánh. Cái chết không anh dũng, cũng chẳng hèn nhát nhưng lại nhạt toẹt. Một khối nhũ đá to hơn cột đình đã bị đứt chân do chấn động của cơn mưa đạn pháo, rơi thẳng xuống kích nổ đống vũ khí đạn dược bên dưới. Khối lửa bùng lên, tôi và Quý bị ép chết ngay lập tức. Ngách hang bị đá vùi kín mít. Lòng hang nóng bỏng, khói lửa quánh đặc như trong lò bát quái.

Vụ nổ khiến lòng hang biến dạng, vách hang rộng ra, vòm hang trơn tuột chẳng còn lấy một thanh nhũ đá, cứ như thể đứng trong một quả trứng khổíng lồ vậy.

Chúng tôi sang thế giới bên kia nhanh quá, chỉ trong nháy mắt, không từ từ, không hấp hối. Tim thôi đập và não ngừng hoạt động đến rụp một cái như tắt công tắc điện. Hồn tôi và Quý lìa khỏi xác, bật dậy nhìn nhau, rồi nhìn hai cái xác nát bét ri rỉ máu chảy của mình đang bị đá vùi lấp. Cả hai thằng đều không tin là thể xác mình đã chết, mình đã thành ma. Chúng tôi nhập lại vào xác, cố gắng lắm cũng không khiến được cái xác ấy cử động. Lạ thật! Vẫn thấy mình như đang sống, không chút đau đớn và có thể đi và nhìn xuyên qua vách núi.

Vậy là tôi đã thành ma. Ở những quả núi gần đó còn nhiều con ma khác, chúng đang ngủ. Ngày của dương gian là đêm của ma. Hai thằng chúng tôi chợt buồn ngủ rũ mắt, lục tục kéo nhau vào cái ngách hang đã bị bịt kín để tiếp tục giấc ngủ vừa bị cướp mất.

Ngủ một trận no mắt thì cánh vận tải mò lên. Mọi ngày giờ này cũng phải dậy để còn nhận hàng. Hôm nay cánh vận tải không gùi không khiêng gì cả, họ chỉ có đòn tre và võng, công cụ để vận chuyển thương binh tử sỹ. Họ lên tìm xác chúng tôi.

Một tay đứng trên đống đá vỡ vụn, soi đèn pin nhìn vòm hang nhẵn thín, thở dài: “Còn cái gì đâu, thành tro bụi cả rồi”.

Hai thằng chúng tôi thấy vậy gào toáng lên: “Ở đây, chúng tao ở đây”. Chúng tôi lồng lộn tìm mọi cách để báo hiệu nhưng người dương không nghe được tiếng người âm. Đám ấy như điếc lác cả một lũ với nhau. Chúng nhìn ngó một chặp, lấy đòn tre bới bới chọc chọc mấy cái rồi lắc đầu ngao ngán bỏ về.

* * *

Chết rồi tôi vẫn không nguôi giận mẹ.
Chỉ hai tuần trước đấy, mười giờ tối đêm ba mươi Tết tôi bò về đến nhà sau một chặng đường dài trốn tránh lực lượng kiểm soát quân sự. Mẹ đang làm cơm cúng tất niên, ngẩng lên thấy tôi lù lù đứng giữa nhà. Mẹ lạnh lùng hỏi: “Bỏ ngũ hả?” Tôi im lặng, không dám trả lời mà nhìn lên bàn thờ cầu cứu bố tôi. Trên ấy, khói hương nghi ngút, ánh mắt bố như hư ảo, không ấm cúng mà cũng chẳng ra lạnh lùng.

Tôi lăn ra ngủ vì mệt.

Pháo giao thừa nhà hàng xóm đã nổ. Hé mắt thấy mẹ đang lui cui đứng trên chiếc ghế đẩu treo bánh pháo ngoài cửa. Tôi định dậy thì đã thấy mẹ xòe diêm. Tiếng pháo ròn rã nổ váng óc. Ánh lửa lập lòe trong mắt mẹ.

Tôi quay lưng lại, trùm chăn lên đầu và ngủ tiếp. Mùng một, mẹ không nỡ mắng đâu mà lo.

Khoảng bốn giờ sáng, mẹ lay tôi: “Thắng, dậy đi cho sớm”. Tôi nhỏm dậy, giọng ngái ngủ hỏi lại: “Đi đâu hả mẹ?” Mẹ quàng cái khăn len lên đầu, thít mạnh một cái đầy vẻ cương quyết, nói: “Về đơn vị, mẹ sẽ đi cùng con”. Nói xong mẹ đứng lên, buộc túi bánh và con gà cúng lên ghi đông xe đạp. Trong lòng ấm ức vô cùng nhưng tôi không dám trái lệnh mẹ.
Đường phố Hà Nội sớm mùng một vắng tanh, phủ dày một lớp xác pháo. Thảng hoặc mới gặp một đôi trai gái đi chơi giao thừa về muộn trên chiếc xe Cub nổ pành pành. Cô gái ngồi sau thò tay vào túi áo khoác của bạn trai, ôm chặt, đầu giụi vào vai co ro vì rét. Mùi sương mai, mùi hương trầm, mùi thuốc pháo quyện vào nhau ngan ngát hăng hắc, ra mùi của Tết.

Hai mẹ con đèo nhau ra bến Nứa tìm xe khách với hy vọng mong manh. Những chiếc xe im lìm đỗ trong bóng đêm. Bến xe vắng lặng không một bóng người. Không tiếng rao đêm, không kẻ nhỡ độ đường, không cảnh chen lấn xô đẩy leo lên xe. Mẹ chạy đôn chạy đáo rút cục cũng tìm được người bảo vệ bến xe để hỏi. Kết quả như đã được đoán: không còn chuyến xe nào.

Mẹ đi ra, tóm lấy ghi đông xe từ tay tôi, lắc lắc mấy cái, rồi lại kéo lên dậm xuống như muốn kiểm tra độ chắc chắn của chiếc xe cà khổ. Mẹ nói: “Đi bằng xe đạp. Hai mẹ con mình thay nhau cho đỡ mệt”.

Nói thế nhưng mẹ lại đạp xe hướng vào thành phố. Tôi ngồi sau, hồ nghi: “Đi đâu thế mẹ?” Mẹ dứt khoát: “Lên đơn vị”. Tôi bảo: “Đây là đường về nhà”. Mẹ tôi như sực tỉnh, hấp tấp quay đầu, đổ xe. Tôi nhìn thấy ánh đèn đường phản chiếu trên gò má mẹ, trong một giọt nước đang lăn xuống.

Gió bấc lùa hơi nước từ dưới dòng sông lên lạnh buốt. Gió quất vào thành cầu ù ù. Tiếng quèn quẹt đều đặn của xích xe cọ vào gácđờxen cộng với tiếng rin rít của đôi pêđan khô dầu vang lên trong đêm tối mịt mùng nghe như tiếng ma hờn. Mẹ con tôi lùi lũi đạp xe vượt sông Hồng. Lúc này tôi mới khóc, vì giận mẹ hay thương mẹ? Có lẽ là cả hai. Sao mẹ không cho con ở lại ăn Tết rồi con sẽ đi. Con muốn ở nhà với mẹ.

(Mời các bạn xem phần tiếp theo)

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bóng anh hùng

(tiếp theo và hết)


Cứ kỳ cạch đạp xe như thế đến gần trưa thì tôi nghe thấy tiếng động cơ ì ì từ phía sau. Mẹ nhảy phắt xuống, đứng giữa đường quơ quơ tay chặn xe xin đi nhờ. Đó là chiếc xe Zil 130 mang biển quân sự, chở nhu yếu phẩm cho chiến sỹ trên biên giới. Tay lái xe hơn tôi vài tuổi, quân phục nhầu nhĩ, cẩu thả. Sau khi nghe mẹ tôi trình bày lý do, hắn cười ngất và đồng ý ngay tắp lự. Hắn giúp tôi treo chiếc xe đạp lên đằng sau thùng xe, buộc cố định lại. Xong hắn nháy mắt cười, châm chọc: “Ta lại lên đơn vị ăn Tết, hả?”

Đêm hôm ấy mẹ con tôi lên tới đơn vị. Mẹ giao tôi cho đại đội rồi lên tiểu đoàn thưa chuyện với chỉ huy. Sáng hôm sau mẹ nhất quyết đòi về, chả ai can được mẹ. Tôi dõi theo dáng mẹ liêu xiêu đạp xe xa dần cho đến khi mất hẳn. Đó là hình ảnh cuối cùng tôi nhìn thấy mẹ khi còn sống.
Buổi chiều tôi nhận được lệnh tăng cường lên hang trông kho thuốc nổ.

* * *

Tắt tiếng súng, cuộc sống ở chỗ chúng tôi cũng thay đổi dần. Không còn những người bạn mới xuất hiện. Những con ma hàng xóm cũng dần dần bị đội quy tập phát hiện rồi chuyển đi. Người ta xây một cái nghĩa trang to như khu đô thị cách đây mấy chục cây số. Xương cốt nằm đâu thì nhà ở đấy, Quý thỉnh thoảng xuống chơi với anh em rồi lại về. Tôi cũng kịp hiểu một điều, trong thế giới của chúng tôi, không phải ai cũng là anh hùng, không phải ai cũng đến thế giới này bằng cái chết oanh liệt. Tuy vậy, tất cả đều được đối xử bình đẳng. Có lẽ đó là điều dễ chịu nhất mà chúng tôi có thể tự hào về thế giới của mình.

Quý về quê ăn giỗ, lên mặc bộ đồ rất lạ, trông như quần áo của chú rể nhưng mầu lòe loẹt, cổ thắt một cái nơ trông rất Tây. Nó chạy chiếc xe máy màu mận chín đỗ xịch trước cửa hang, vẫn ngồi trên xe, lấy gót chân trái gạt chân chống rất điệu nghệ, gọi toáng lên: “Thắng ơi… Thắng”.

Tôi nhìn Quý không nén được cười. Quý kéo tôi lại chiếc xe, đẩy tôi ngồi lên rồi bảo: “Chạy thử đi, tiện lắm”. Tôi bảo: “Oách nhỉ, xe này chắc đời mới. Hồi tao với mày đi lính, nhà giàu mới có cái xe tám mốt kim vàng giọt lệ”. Quý phấn khích: “Thay đổi lắm, mày không tưởng tượng được đâu. Nhà tao năm nay khấm khá hơn, các cụ mới đốt cho tao chiếc xe này”.

Nói rồi Quý thần mặt ra, nhìn tôi bối rối như lỡ lời. Giọng nó trầm hẳn xuống, gần như là thì thào: “Sao mày không về thăm nhà?” Tôi không trả lời, chui vào ngách hang nằm. Quý mang cái xe máy xuống để dưới chân núi, mặc lại bộ quần áo cũ rách te tua, rồi chui vào nằm cùng tôi. Chẳng ai nói thêm một lời nào.


http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Fallen_Stars_by_littlemewhatever_thumb_zpsbf0f86a7.jpg



Thực ra là tôi đã từng về thăm nhà. Quý đi hôm trước thì hôm sau tôi cũng về, đúng hôm giỗ mình.

Tôi về đến nhà khi ấy trời đã tối. Cái hành lang hun hút năm xưa khiến tôi bật cười, chả có con ma nào ngoài chính tôi. Mẹ không có nhà. Mâm cơm cúng tôi đã nguội ngắt. Hương cháy rụi đến chân. Đồ cúng không có tiền vàng, không có quần áo mới. Tôi đang phải mặc chiếc áo bị hơi nổ xé rách như tổ đỉa nhiều năm nay, cũng thấy chạnh lòng.

Trong góc nhà, những tuýp thuốc đánh răng và khăn mặt bông được gói thành những suất quà. Tên thuốc đánh răng lạ hoắc chứ không phải Bông Lan như thời tôi nhập ngũ. Hình ảnh của mẹ khi bắt tay trao quà lại hiện về như mới hôm qua. Cơn hờn giận trào lên, tôi không đợi mẹ nữa, phi một mạch về núi rồi nằm lì trong hang cho đến khi Quý lên.

* * *

Mẹ lên tìm tôi. Cũng đúng vào dịp Tết xong, tôi nghe oang oang có giọng người ngoài cửa hang. Cái giọng quen quen, khuôn mặt của một người đàn ông như đã gặp đâu đó mà không thể nhớ ra. Đi sau là một người phụ nữ, vất vả trèo lên những bậc đá. Mẹ, đúng là mẹ tôi. Tôi định ào ra đón mẹ, nhưng nỗi giận hờn lại dìm tôi xuống, khóa chân tay tôi cứng đờ. Tôi nép vào vách đá như chạy trốn, mặc dù tôi có đứng trước mặt thì mẹ cũng không thể nhìn thấy tôi.

Người đàn ông kéo mẹ tôi lên miệng hang, chỉ: “Đây cô ạ. Chính là ở cái hang này. Lúc chúng cháu lên, chỉ còn toàn đá vụn”.

Tôi đã nhận ra hắn là ai, chính là tay lính vận tải năm xưa. Người chết không có tuổi, nhưng người sống thì già đi theo năm tháng.
Bao nhiêu năm rồi nhỉ? Mười năm kể từ cái đận mẹ đưa tôi về đơn vị để rồi tôi chết nhạt toẹt trong cái hang này. Mười năm khiến mẹ tôi già sụp đi. Tóc mẹ bạc phân nửa. Động tác của mẹ đã chậm chạp đi rất nhiều, nhưng vẫn dứt khoát mang dáng dấp của một người phụ nữ mạnh mẽ và quyết đoán.

Mẹ ngồi lặng lẽ thắp hương. Không khóc, không sì sụp khấn vái, mắt nhắm lại như thể hóa thạch. Tôi tấm tức khóc vì vẫn giận mẹ.

Một lúc thì mẹ về. Thằng Quý thấy tôi như vậy cũng không cười nói hi ha như mọi khi, nó đi ra đi vào mà chẳng biết làm gì.

Mấy hôm sau Quý bảo: “Chắc là cả kiếp ma ta ở cái hang này. Chẳng ai biết trong hang này vẫn còn xương cốt của ta. Mày cứ định như vậy mãi sao? Ra ngoài cho khuây khỏa rồi về thăm nhà đi. Lấy xe của tao mà đi cho tiện”.

Tôi nghe lời nó. Đi lại thăm bạn bè, nhưng không về thăm nhà.
Cuối năm ấy mẹ lại lên. Lần này đi rất đông, đủ cả cánh vận tải đêm xưa lên tìm xác chúng tôi, thêm một tay đại úy ở ban chính sách của tỉnh đội và một phụ nữ là nhà ngoại cảm.

Người phụ nữ nhắm mắt, lầm bầm cái gì đó trong miệng rồi bất chợt mở to đôi mắt ra. Tôi nhìn thấy mắt cô ta mầu xanh lục, sáng quắc như hai cái bóng đèn. Cơ thể của cô ta dần dần biến đổi, những mạch máu, dây thần kinh trông như búi dây điện. Nội tạng thành những bảng mạch và bóng đèn nhấp nháy. Cô ta như một cái vô tuyến, hoặc là cái điện thoại chứ không phải là con người bằng da bằng thịt.

Tôi và Quý ngồi yên một chỗ. Chưa bao giờ chúng tôi gặp một người kỳ lạ như vậy. Hình như cô ta đã nhìn thấy chúng tôi. Cô thông báo với mọi người: “Ở đây có hai vong. Trong ngách hang đằng kia”.

Mọi người nghe vậy nháo nhác. Cô ta hỏi tôi và Quý:
- Hai vong tên gì?

Tôi bảo:
- Nguyễn Quyết Thắng – Tôi chỉ sang Quý – Còn thằng này là Nguyễn Đình Quý.

Thằng Quý mắt tròn vo, mồm dẩu ra vì ngạc nhiên, sợ rúm lại chẳng nói được câu nào.

Cô ta dịch lại lời của chúng tôi cho mọi người nghe. Mẹ tôi khuỵu xuống bất tỉnh. Tay đại úy giở sổ ra đọc gì đó, trời lạnh mà mồ hôi vã ra như tắm, gật đầu lia lịa: “Đúng rồi, đúng rồi”.

Họ bắt đầu đào bới cái ngách hang bị vùi lấp hơn chục năm. Một lúc sau thì mẹ tôi tỉnh. Mẹ gào lên: “Thắng ơi. Con ở đâu?” Tôi nói dỗi: “Con không về đâu”. Mẹ lao vào đống đá, dùng tay cào đá bật cả máu tươi. Mẹ khóc. Lần thứ hai tôi nhìn thấy nước mắt mẹ. Lần đầu lúc mẹ đánh đổ xe sớm mùng một Tết năm nào. Nhưng khóc thành tiếng thế này thì bây giờ mới thấy. Mẹ nức nở, không ngớt điệp khúc: “Con không về, mẹ chết không nhắm được mắt”. Khuôn mặt bà đau đớn, co rúm lại, toàn thân run bần bật khiến tôi thấy mình thật tàn ác.

Ánh sáng từ mắt của người phụ nữ ngoại cảm đã tắt. Búi dây điện lại trở thành mạch máu và dây thần kinh. Người ta không duy trì trạng thái này được lâu vì rất mệt. Cô ta trở về như những người bình thường và không thể nghe được chúng tôi nữa.

Mẹ ngồi bệt xuống nền đá lạnh, tựa lưng vào vách hang, đầu ngoẹo sang một bên, thẫn thờ. Tôi ngồi bên cạnh, ngả hẳn vào mẹ, luồn tay ôm lưng như thời thơ dại. Hình như mẹ cảm nhận được điều ấy, quờ quờ tay mấy lần tìm tôi. Mặt mẹ đã bớt tái, có chút sắc hồng nhưng đôi mắt vẫn buồn rười rượi, nhìn vô định xa xăm.

Đến trưa thì họ tìm thấy chúng tôi. Mẹ lại ngất khi nhìn thấy mảnh giấy có dòng chữ tôi viết tên tuổi, quê quán, đơn vị, hàn kín bằng ny lông rồi đút vào túi áo ngực trước khi lên hang. Mẹ bế từng khúc xương tôi vào lòng.

Xương cốt của Quý được tỉnh đội chuyển về nghĩa trang liệt sỹ. Nó về với anh em dưới ấy nên vui ra mặt. Quý định diện bộ quần áo chú rể cho sang, nhưng người ta lại mặc cho nó bộ quần áo khác, mầu đỏ có ngôi sao vàng ở ngực. Nó ngắm nghía bộ cánh mới và cũng thấy hài lòng.

* * *

Mẹ xin cho tôi về quê. Mẹ đã xây căn nhà ba gian trên quả đồi nhỏ, ở một vùng quê yên bình, nơi trước kia cả cha mẹ tôi từng sinh ra và lớn lên. Mẹ cũng đã tìm thấy cha và đưa ông về đây. Tôi ở gian bên trái, cha tôi ở gian bên phải. Gian giữa đóng khóa im ỉm. Trong buồng của tôi, mẹ đặt một cái bô tráng men trắng toát. Mẹ vẫn nhớ mong ước của tôi thiếu thời.

Cha không già hơn tôi là bao nhiêu. Khi ông chết cũng mới chỉ ngoài hai mươi tuổi. Cha nhìn tôi, vỗ vỗ lên vai bảo: “Cha rất hiểu con”. Tôi không biết cha hiểu gì. Khi còn sống, chưa bao giờ tôi được gặp cha. Như đoán được sự nghi hoặc trong ánh mắt tôi. Cha trầm ngâm, giọng buồn buồn: “Đừng giận mẹ”. Ánh mắt cha lúc này khác hẳn, nồng ấm yêu thương chứ không hờ hững như trên bức ảnh năm xưa.

Hai cha con nằm ngắm bầu trời dày đặc sao. Có những ngôi sao sáng quắc, có những ngôi sao lập lòe như sắp tắt, còn cả những ngôi sao đã tắt mà mắt ma không nhìn thấy, như thể chúng cũng là những thân phận ở một thế giới khác nữa.

Một thời gian sau thì mẹ tôi mất. Tôi không bao giờ biết chính xác lý do gì khiến mẹ chết. Đó là bí mật của riêng mẹ. Cha con tôi đón mẹ về căn buồng giữa.

Mẹ vồ lấy tôi. Chỉ khóc.

Hôm ấy cũng là mười bốn tháng giêng, trời lạnh căm căm và mưa phùn ẩm ướt.

DOÃN DŨNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đào Khói Mây

Xin lỗi vì để quý độc giả phải chờ lâu, nay duyquocquyen tiếp tục nhé!

Một ngày không thể quên (Tiếp theo và hết)

Tới phòng nhận bệnh, Phượng trình giấy tờ và được mời vào, cửa được đóng lại ngay sau lưng.  Bà y tá người da trắng, trông có vẻ hiền lành tử tế, mời hai mẹ con ngồi, rồi tự giới thiệu:
-        Tôi là Ingrid, y tá trưởng ở đây.  Còn đây là…
Phượng vội đỡ lời:
-        Bà Nguyễn Thị Trình, mẹ tôi.  Xin lỗi cô Ingrid, mẹ tôi không nói được tiếng Anh…
-        Không sao cả, ở đây có bốn y tá là người Việt và cũng có một số bệnh nhân là Việt Nam, mẹ cô sẽ không cô đơn đâu.
-        Được vậy tôi rất mừng.
Sau khi chờ cho Phượng điền một lô những giấy tờ liên quan đến bảo hiểm y tế, tên tuổi, tình trạng sức khoẻ, bệnh tật và những thuốc men mẹ nàng đang dùng, cô Ingrid cầm xem sơ qua một lượt rồi nói:
-        Sáng mai chúng tôi sẽ đưa bà cụ đi khám bác sĩ để lập hồ sơ bệnh lý.  Bây giờ tôi cho người đưa bà cụ đi nhận phòng.
Cô Ingrid bấm chuông, và một người tá mới xuất hiện, Phượng gật đầu chào và hỏi:
-        Tôi đi theo được chứ?
-        Dĩ nhiên! mời hai người theo tôi.
Cô y tá đi trước dẫn đường, hai mẹ con lúp xúp theo sau, bà mẹ đi sát vào con gái như tìm sự che chở, bà chỉ yên tâm khi có con ở bên cạnh.  Họ đi thang máy lên lầu hai, tới trước căn phòng sơn màu xanh, có đề bảng số 204 B, cô y tá dừng lại, gõ nhẹ vào cửa hai tiếng, rồi mở toang cửa phòng:
-        Đây là phòng của mẹ cô, ở chung với một bà cụ cũng người Việt Nam.
Rồi cô quay đi, sau khi chỉ cho Phượng chỗ để quần áo, cô ghé sát vào tận tai nàng thì thầm:
-        Hai mẹ con từ giã nhau đi nhé, lát nữa tôi sẽ quay lại.
Phượng thấy tim nhói lên một cái, nàng đưa mắt nhìn mẹ, bà Trình đang nhìn theo cô y tá với một vẻ sợ sệt.  Đợi cô ta đi khỏi, Phượng mới đưa mắt quan sát, căn phòng tương đối sáng sủa, tường sơn màu xanh dịu mắt, có một cái cửa sổ trông xuống vườn hoa.  Ngoài một cái TV ở chính giữa, treo ở trên cao, và một cái bàn hình vuông có bốn cái ghế kê ở cuối phòng - chắc dùng làm chỗ tiếp khách - những đồ đạc còn lại, thứ nào cũng có hai cái: hai tủ đựng quần áo, hai bàn đêm và hai cái giường, một cái để trống dành cho mẹ nàng, và trên cái giường kia có một bà cụ đang nằm xây mặt vào tường.  Thấy có tiếng động, bà ta quay lại, nở một nụ cười méo mó:
-        Người mới hả? ở đây tụi tui kêu là… con so.  Tui tên Năm, ở đây trên ba năm rồi.  Không sao đâu bà cụ! vô đây làm bạn với tui cho vui, nằm một mình buồn lắm.  Cái giường kia bỏ trống cả tháng nay, người nằm đó chết rồi, chết vì chứng ung thư máu…
Bà Trình rùng mình, kéo tay con gái:
-        Ở đây toàn người bịnh, sợ quá, má muốn về nhà.  Đi về lẹ lên đi con! mình ở đây khá lâu rồi đó, đã tới giờ con đi rước mấy đứa nhỏ, còn má phải sửa soạn bữa cơm chiều…
Phượng thở dài, lòng cô chùng xuống, tội nghiệp mẹ luôn luôn nhớ bữa cơm chiều… Đối với bà, bữa cơm chiều là quan trọng nhất, vì là giờ phút xum họp của tất cả mọi người trong gia đình trở về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc.  Bằng tất cả thương yêu, trìu mến, mẹ chăm sóc miếng ngon cho cả nhà, hạnh phúc của mẹ là được nhìn thấy các con cháu sung sướng.  Nếu mẹ biết sẽ chẳng bao giờ còn có những bữa cơm gia đình, sẽ chẳng bao giờ mẹ còn được tựa cửa ngóng trông con, cháu trở về?  Phượng thấy lòng bất nhẫn quá, nhưng nàng biết sẽ phải cuơng quyết, nếu không, sẽ không còn cơ hội nào nữa.  Tim đập nhanh trong lồng ngực, Phượng dìu mẹ ngồi xuống giường…
Đây là giây phút quan trọng nhất, Phượng ngập ngừng mãi, không biết phải mở đầu như thế nào.  Sau cùng, nàng hít vô một hơi thật sâu để lấy thêm can đảm, rồi bằng tất cả cố gắng, nàng nắm lấy tay mẹ, giọng run run:
-        Má nghe con nói!  Đây là phòng của má, má hãy ở đây đêm nay, ngày mai con và Dũng sẽ đưa mấy đứa nhỏ vô thăm má…
-        Ồ không… con ơi!  Mẹ nàng kêu lên thảng thốt, vùng ôm chặt lấy con gái như sợ cô chạy mất, má không muốn ở đây, má chỉ thích cái phòng riêng của má, cái giường của má.  Má nhớ hai đứa nhỏ, nhớ cái bàn thờ có hình của ba con…
Phượng ứa nước mắt, nàng cũng ôm mẹ thật chặt:
-        Má hiểu cho con, con cũng đâu có muốn xa má.  Nhưng tình thế bắt buộc, má cần người săn sóc, mà con thì không thể…  Má ở đây con yên tâm hơn, vì luôn luôn có các bác sĩ, y tá thường trực ngày đêm, chăm lo sức khoẻ cho tất cả mọi người.
Bà mẹ vừa khóc vừa nói:
-        Má không cần bác sĩ, má chỉ cần các con cháu.  Giọng bà bỗng dưng tỉnh táo một cách lạ lùng, má biết dạo này má già cả, lẫn cẫn, không còn giúp ích gì cho mọi người, má vô dụng rồi.  Chắc con giận má hay sơ ý, mấy lần suýt làm cháy nhà?  Má cũng ân hận lắm, hãy cho má thêm một cơ hội nữa, má hứa sẽ không gây phiền phức cho con nữa đâu.  Má hứa sẽ nhớ tắt bếp, má cũng sẽ không đi lang thang ra đường một mình, má sẽ ở nhà suốt ngày đợi con, cháu về…
Tới đây thì Phượng không thể chịu đựng nổi nữa, nàng cũng bật khóc lên thành tiếng, nước mắt chảy ròng ròng:
-        Ồ không phải vậy đâu má, nhưng mà…
Phượng nghẹn ngào, không biết sẽ phải tiếp tục ra sao, hai mẹ con ôm nhau, cùng nức nở...  Bỗng cánh cửa bật mở, cô y tá hồi nãy trở lại, thấy cảnh đó thì thở dài, làm việc ở đây đã lâu, những cảnh này đối với cô quen thuộc quá, nhưng mỗi khi phải chứng kiến, lòng cô không khỏi se lại.  Chờ cho hai mẹ con bịn rịn thêm một lúc nữa, cô mới nhẹ nhàng an ủi:
-        Mới đầu thì ai cũng vậy, nhưng chỉ dăm bữa, nửa tháng nữa thôi, mọi việc rồi sẽ đâu vào đấy cả.
Rồi cô quay qua, nói riêng với Phượng:
-        Sáng mai sẽ có y tá người Việt Nam, hy vọng bà cụ sẽ thấy thoải mái.  Cô yên tâm, chúng tôi sẽ săn sóc mẹ cô tử tế.  Bây giờ cô nên về đi, như thế sẽ dễ cho chúng tôi hơn.
Bà cụ nằm giường bên bỗng lên tiếng:
-        Dùng dằng mãi cũng chỉ đến thế, chẳng ích gì.  Cô cứ về đi, không sao đâu, tôi sẽ an ủi mẹ cô dùm cho.
-        Vâng cháu xin nhờ cụ.
Bà mẹ nghe thấy thế, thì vội vàng níu chặt lấy áo con gái.  Phượng nhẹ nhàng gỡ tay mẹ ra, dỗ dành:
-        Má thấy chưa? bác Năm tốt lắm, các cô y tá cũng vậy, ở đây ai cũng chỉ muốn giúp đỡ má thôi mà.  Má yên tâm đi, chẳng việc gì  phải sợ hãi cả.  Bây giờ con phải về đón mấy đứa nhỏ nghen má.
-        Thế con có trở lại không?
-        Có chứ, nếu má đừng gây lộn xộn, chiều mai con sẽ đưa các cháu vô thăm má.
Phượng dịu dàng đặt một cái hôn lên trán mẹ, nàng ôm xiết mẹ một lúc rồi buông ra:
-        Má! con phải đi, mai con sẽ trở lại.
-        Con sẽ không bỏ má ở lại đây một mình chứ?
-        Con sẽ vô thăm má thường xuyên mà.  Phượng nói với mẹ mà như một lời nhắc nhở với chính mình, con hứa mỗi cuối tuần sẽ đến đón má về.  Thôi bây giờ má đi nghỉ đi, con phải về lo cho các cháu.
Nói xong, Phượng đứng dậy, cô y tá lẹ làng đứng chen vào giữa hai mẹ con, và đẩy nhẹ lưng Phượng:
-        Cô đi ngay đi, lẹ lên!
Cô ta nắm lấy cánh tay bà mẹ, nhưng bà dằng ra, run rẩy chạy theo con ra cửa:
-        Con ơi! đừng bỏ má, van con đừng bỏ má!
Phượng ngập ngừng, quay lại, nhưng cánh cửa đã được khép lại sau lưng nàng, như một bức tường ngăn cách giữa hai mẹ con, ngăn cách những con người già nua, bệnh tật khốn khổ ở bên trong với thế giới vui tươi, sinh động ở bên ngoài.  Phượng nghe tiếng mẹ gào lớn:
-        Con ơi! con ơi…
Phượng rùng mình, có cảm tưởng như vừa nghe tiếng kêu cứu của người tử tội trước khi bị lên máy chém.  Nàng bịt tai lại, vùng bỏ chạy, nhưng những tiếng gọi của mẹ vẫn đuổi theo.  Phượng biết suốt đời nàng sẽ không bao giờ quên được tiếng gọi “ con ơi ” ai oán của mẹ.


(hết)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Trọng một cách viết, trách một cách đọc



* NGUYỄN THẾ THANH

TT - Tôi đọc truyện ngắn Bóng anh hùng của Doãn Dũng muộn hơn rất nhiều người, vào một buổi trưa công sở yên ắng.

Câu chuyện của một hồn ma chiến binh còn rất trẻ, lại là đứa con duy nhất của một gia đình liệt sĩ, đã lay động mạnh trái tim tôi và kéo tôi đi một mạch đến dòng cuối cùng. Không một chi tiết nào của truyện gợi lên “sự khinh miệt”, “sự phỉ báng”, “sự đớn hèn”.

Tràn ngập trong từng trang truyện là niềm xúc động về cách thể hiện tình yêu mà người mẹ và cũng là người vợ liệt sĩ dành cho con trai duy nhất của mình: kiên quyết đưa con nhập ngũ, kiên quyết đưa con trở lại đơn vị vào mùng 1 tết để không vi phạm điều lệnh quân đội, kiên quyết đi làm nhiệm vụ thăm tết các gia đình chính sách vào đúng ngày giỗ con.

Tưởng như tình yêu ấy quá “gỗ đá” nếu như không có các chi tiết truyện lay siết trái tim người đọc đến rơi nước mắt, như chi tiết người mẹ quyết liệt dùng xe đạp chở con trở lại đơn vị vào sáng sớm mùng 1 tết, nhưng khi lên xe thì hướng mà bà đạp tới lại là hướng ngôi nhà của mình, chỉ đến khi con trai nhắc bà mới sực tỉnh quay đầu xe!

Thì ra tận đáy lòng người mẹ “gỗ đá” ấy, quán tính thông thường vẫn là nỗi khát khao được cùng con đón tết tại căn nhà vốn đã quanh năm hiu quạnh bóng chồng, bóng con.

Hay như chi tiết này nữa: khi đồng đội tìm thấy hài cốt của con trai trong cái hang mà anh đã ngã xuống “Mẹ ngất đi khi nhìn thấy mảnh giấy có dòng chữ tôi viết tên tuổi, quê quán, đơn vị hàn kín bằng nilông rồi đút vào túi áo ngực trước khi lên hang. Mẹ bế từng khúc xương tôi vào lòng”. Không còn được bế con vì nó đã chết trong khi làm nhiệm vụ vì Tổ quốc thì người mẹ ấy bế những gì còn lại của đứa con bà đã dứt ruột sinh ra.

Trong trái tim người mẹ, không có sự hi sinh nào là “nhạt toẹt” khi đứa con biết rời mái nhà ấm cúng, thân thuộc của mình để đi về hướng Tổ quốc cần.

Và tận đáy lòng, chẳng người mẹ nào lại cần danh hiệu này khác hơn chính đứa con sống cạnh mình bằng xương bằng thịt.

Nếu không có những bà mẹ vĩ đại như bà mẹ trong truyện ngắn Bóng anh hùng và hàng triệu bà mẹ khác, nếu như không có những đứa con biết nghe lời mẹ đi làm nhiệm vụ và mất đi tính mạng vì nhiệm vụ ấy, đất nước chúng ta sẽ ra sao khi phải đi qua ngần ấy cuộc chiến tranh giữ nước dai dẳng và ác liệt?

Vậy sao có thể hiểu rằng miêu tả nhân vật người chiến sĩ trẻ đã hi sinh trong truyện và người mẹ trong truyện là hạ thấp người lính và hậu phương người lính?

Đọc những thông tin mấy hôm nay trên báo Tuổi Trẻ về truyện ngắn Bóng anh hùng, tôi càng thấm thía lời tự răn lấy mình khi còn đương nhiệm công tác quản lý văn hóa.

Làm quản lý văn hóa tức là vừa làm cảnh sát vừa làm bà đỡ. Làm cảnh sát thì dễ rồi, cái gì sai quy định thì thổi còi. Nhưng làm bà đỡ thì không dễ chút nào.

Cái đã quen, đã cũ thì cần gì tới sự đỡ đần. Cần đến vai trò của “bà đỡ” là ở chính những khi xuất hiện cái mới, cái chưa quen. Chưa cảm được, chưa hiểu được cái mới đâu phải chỉ do người sáng tạo ra nó, mà rất nhiều khi do sự giới hạn của người thưởng thức.

Vậy nên chăng thay vì vội vã quy kết, chụp mũ cho tác giả, hãy bình tĩnh xem xét một cách công bằng năng lực sáng tạo và cả năng lực thưởng thức sự sáng tạo nữa.

Với tôi, một người có cha hi sinh trong cuộc chiến tranh giữ nước và từng trải nghiệm công tác quản lý trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, tôi thật sự trân trọng cách viết độc đáo về chiến tranh của tác giả Doãn Dũng trong truyện ngắn Bóng anh hùng, và thật tiếc không thể không bày tỏ một lời trách về cách đọc không xuất phát từ văn chương của những bạn đọc nào đó.
.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

NT đọc "Bóng anh hùng" cách đây mấy hôm, từ link dẫn của một người bạn trên FB.
Đọc, cảm động, bị cuốn hút bởi cấu tứ và mạch cảm xúc của truyện ngắn này. Khác với nhận xét của một số bạn trên FB, TN không hề có mảy may chút trách cứ nào về cách hành xử, sự lựa chọn của bà trong việc đưa đứa con trai duy nhất của mình với người chồng liệt sĩ - vào quân ngũ, và cả cầm tay nó dắt về đơn vị khi nó trốn đơn vị tìm về nhà trong ngày 30 Tết. NT đọc và nghĩ: dù nhân vật chính trong truyện mở đầu câu chuyện của chính mình bằng câu "tôi thì luôn nghĩ rằng tôi đã chết vì mẹ mình. Chính mẹ đã đưa tôi đến thế giới lạ lùng này.", và cả sự giận dỗi mẹ khi cậu ấy đã hy sinh, trở thành một hồn ma, nhưng những gì thể hiện qua câu chuyện lại cho người ta cảm nhận cậy ấy không hề trách cứ mẹ mình và ngược lại, rất hiểu và thương cảm mẹ. Có lẽ thâm tâm cậu ấy vẫn nghĩ: mẹ đã đúng khi hành xử kiểu ấy-dù vẻ ngoài của ngưởi mẹ này luôn có vẻ khắc khổ, rất lạnh lùng, khá cứng cỏi, dễ cho người ta cảm giác về sự vô cảm. Giọt nước mắt trên gò má người mẹ hiện lên trong ánh đèn đường, trong cái đêm chở con về lại đơn vị mà nhầm đường quay lại nhà mình (chi tiết này "đắt" biết bao nhiêu!), đã lọt vào ánh mắt của người con trai, đủ để cậu hiểu mẹ thương cậu vô vàn nhưng vẫn không thể làm khác đi! Có lẽ cậu đã hiểu nhiều hơn, cảm nhiều hơn về tấm lòng của mẹ sau bao năm tháng đã đi qua ở cái giây phút ấy... Và mình, đọc đến chi tiết này của truyện, cũng bất giác ngậm ngùi: thương quá người mẹ Việt Nam!
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

"Bóng anh hùng" khốn khổ bởi kiểu đọc quy chụp



* NHÓM PHÓNG VIÊN VHVN BÁO TUỔI TRẺ

Dù đã đăng trên các báo trung ương và được in thành sách, nhưng khi truyện ngắn "Bóng anh hùng" được đăng lại trên báo Phú Yên đã bị một số người cho là tác phẩm độc hại, phản động, khiến ban biên tập báo này phải kiểm điểm.



http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/622663_zps93ed6a01.jpg



Ngày 19-3, ông Phạm Ngọc Phi - tổng biên tập báo Phú Yên - cho biết sau cuộc kiểm điểm (ngày 14-3), ông và ban biên tập đang chờ phán quyết của cấp trên về việc có bị kỷ luật hay không.

Độc hại, phản động?
Bóng anh hùng (*) - truyện ngắn của Doãn Dũng - là tự sự về người mẹ, về gia đình và hậu phương của một người lính ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Truyện đăng trên tuần báo Văn Nghệ (cơ quan Hội Nhà văn VN) số ra ngày 8-8-2009, đăng trên báo Ðại Biểu Nhân Dân (cơ quan ngôn luận của Văn phòng Quốc hội) số 55 ngày 24-2-2010 và sau đó được in trong tập truyện ngắn cùng tên của tác giả do Nhà xuất bản Thời Ðại ấn hành (tháng 10-2012). Truyện này được in lại trên báo Phú Yên cuối tháng 9 và 10-2012.

Ngay sau khi đăng trên báo Phú Yên, thường trực Tỉnh ủy Phú Yên nhận được nhiều ý kiến, đơn thư của các ông Vũ Văn Thoại - nguyên trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên, Nguyễn Tường Thuật - nguyên chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên và các cán bộ hưu trí, cựu chiến binh: Trần Hành Chính, Huỳnh Cửu, Nguyễn Tiến Lẫm... có chung quan điểm cho rằng truyện ngắn Bóng anh hùng là độc hại, phản động và cần phải xử lý những người cho đăng truyện này lên báo tỉnh. Ngoài ra, còn có một “Thư gửi tòa soạn báo Phú Yên - phòng bạn đọc và nữ nhà báo Lâm Vy” (người viết bài Doãn Dũng - nhiều người trong một trên báo Phú Yên) ký tên Mẹ Hòa Hiệp - Ðông Hòa, nội dung mỉa mai và mạt sát nhà báo Lâm Vy.

Ban biên tập báo phải giải trình, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy phải giải thích rằng không có cơ sở để nói truyện ngắn Bóng anh hùng là phản động, song những người có đơn thư vẫn tiếp tục có ý kiến đề nghị thường trực Tỉnh ủy phải có kết luận về việc cho đăng truyện ngắn “phản động” này là sai trái và phải kỷ luật ban biên tập báo Phú Yên. Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu báo Phú Yên tổ chức buổi đối thoại với những người phản ứng để giải tỏa dư luận.

Cuộc đối thoại được tổ chức tại phòng họp Tỉnh ủy ngày 19-1-2013 do báo Phú Yên chủ trì, có sự tham dự của lãnh đạo các cơ quan liên quan, các vị nguyên là lãnh đạo tỉnh, những người có đơn thư. Tại cuộc họp, ông Vũ Văn Thoại nhận định: “Một người không còn khả năng nhìn thấy ánh sáng nữa, nhưng khi con cháu họ đọc tác phẩm Bóng anh hùng thì không ai không thấy rằng đây là tác phẩm cực kỳ độc hại, cực kỳ phản động. Tui nói hồi xưa, chiến tranh, nếu đọc cái này thì đem cắt cổ”.

Ông Thoại yêu cầu: “Tôi đề nghị thường trực, thường vụ Tỉnh ủy phải họp, phải nghe chúng tôi và phải có kết luận đúng sai. Còn các anh lấy kết luận ở đâu tùy các anh. Hễ các anh nói đúng là được lòng công luận và tình hình sẽ yên ổn, còn nếu các anh nói sai thì công luận sẽ tiếp tục. Ðừng lấy ở đâu đó về áp tụi tui, áp không thấu đâu. Ðừng áp. Ông này ông kia mặc kệ. Ổng chức tước quyền hành kệ ổng, nhưng mà ổng nói tầm bậy, nói sai là không chấp nhận. Bởi vì sao? Giấy trắng mực đen con chữ không ai chối được. Chết “nhạt toẹt” (chữ trong truyện Bóng anh hùng - PV) là gì, không nguy hiểm à?”.

Không đến dự được buổi đối thoại này, nhưng ông Nguyễn Tường Thuật có gửi ý kiến tham gia cho rằng tổng biên tập báo Phú Yên nên có lời xin lỗi các mẹ VN anh hùng và gia đình liệt sĩ vì cái “bóng anh hùng” kỳ dị đã làm tổn thương họ và xử lý kỷ luật những người dưới quyền có liên quan. “Làm như vậy sẽ tốt và sự việc cũng được thu xếp ổn thỏa. Riêng cá nhân tôi, dù tuổi cao sức yếu vẫn sẵn sàng góp một tiếng nói vào câu chuyện này trên mọi phương diện... Tôi tin chắc những ai bảo vệ Bóng anh hùng đều không thể đứng vững” - ông Thuật quyết liệt.

Cũng ngay trong cuộc họp, có những quan điểm không đồng ý với những ý kiến trên. TS Nguyễn Thành Quang - nguyên bí thư Tỉnh ủy Phú Yên - cho rằng cốt truyện Bóng anh hùng cảm động, đọc xúc động. “Tôi có nghe báo này báo kia đăng không sao, nhưng báo Phú Yên đăng thì bị quở trách. Tôi không phán xét rằng chuyện đó đúng hay sai nhưng với tư cách là một độc giả, nhận thức, cảm nhận tác phẩm này, tôi thấy trong truyện người mẹ không tự xưng là anh hùng mà chính người đọc tôn vinh bà mẹ là một bà mẹ anh hùng chứ không có gì phỉ báng cả” - ông Quang nhận định.

Ông Huỳnh Như Ngân - phó giám đốc Sở Thông tin - truyền thông Phú Yên - nói rằng lúc đầu đọc truyện thấy ám ảnh khó chịu, nhưng càng đọc thì thấy tính nhân văn của tác phẩm. “Tính nhân văn ở chỗ mọi bà mẹ, mọi người cha, người anh có người thân hi sinh đều mong muốn cuối cùng người thân mình có mồ yên mả đẹp, nếu không tìm được là nỗi băn khoăn day dứt” - ông Ngân phân tích.

Không sai phạm về nội dung
Sau cuộc đối thoại, ngày 6-3-2013 Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên có công văn truyền đạt thông báo kết luận của thường trực Tỉnh ủy xử lý việc duyệt, đăng các truyện ngắn, bài viết gây dư luận không tốt trên báo Phú Yên, trong đó có truyện ngắn Bóng anh hùng và giao Ban tuyên giáo chủ trì cuộc kiểm điểm. Tại cuộc kiểm điểm ngày 14-3, tổng biên tập báo Phú Yên đã nhận thiếu sót: “Ðây là một tác phẩm tốt, tuy nhiên khi đăng đã không lường được còn có những phản ứng trái chiều gay gắt của một số độc giả dẫn đến tạo dư luận không tốt”. Cuộc họp có 100% người bỏ phiếu không áp dụng hình thức kỷ luật ban biên tập và tổng biên tập.

Phúc đáp công văn ngày 6-3 của Tỉnh ủy Phú Yên về việc cho ý kiến truyện ngắn Bóng anh hùng, công văn của Ban Tuyên giáo trung ương do ông Nguyễn Thế Kỷ ký ngày 12-3 viết: “Sau khi nghe ý kiến trao đổi của các đơn vị liên quan (Vụ Văn hóa - văn nghệ, Vụ Báo chí - xuất bản, Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương) và cơ quan chuyên môn (Hội Nhà văn VN), Ban Tuyên giáo trung ương có ý kiến như sau:

“Truyện ngắn này không có gì đặc biệt và sai phạm về nội dung và hình thức. Truyện đề cập đến tình yêu của người mẹ, tuy có phần khắc nghiệt nhưng ẩn giấu trong đó là tình yêu, là ý thức trách nhiệm của một công dân đối với Tổ quốc.

Một trong những đặc trưng của tác phẩm văn học là tính hư cấu. Khi đánh giá xem xét một tác phẩm văn học cần chú ý đến đặc trưng này. Vì thế khi đọc Bóng anh hùng, cần có thái độ khách quan đánh giá tác phẩm, đồng cảm với lao động sáng tạo của nhà văn, tránh sự suy diễn chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, hoặc quy kết tác phẩm có nội dung độc hại, phản động. Ðề nghị Tỉnh ủy Phú Yên chỉ đạo, chủ động xử lý việc trên, ổn định tình hình tư tưởng trên địa bàn tỉnh liên quan đến truyện ngắn Bóng anh hùng”.

Trước đó, vụ trưởng Vụ Văn hóa - văn nghệ (Ban Tuyên giáo trung ương) cũng đã có công văn gửi Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên nêu ý kiến: “Không nên quy kết tác giả có ẩn ý này khác”.

Dõi theo sự mệt mỏi của báo Phú Yên với truyện ngắn Bóng anh hùng, nhiều người cầm bút ngán ngẩm và lo ngại không biết bao giờ mới hết kiểu đọc văn thơ quy chụp như thế này, bởi đây không phải là chuyện lần đầu xảy ra ở Phú Yên.


Nhà văn Nguyễn Trí Huân - phó chủ tịch Hội Nhà văn VN, tổng biên tập báo Văn Nghệ, tờ báo đã đăng truyện ngắn Bóng anh hùng vào năm 2009 với cái tên Hồi quang - đã ký công văn số 391/CV-BVN ngày 22-12-2012, gửi các cơ quan ở tỉnh Phú Yên, trong đó cho biết: “Khi đăng tải trên báo Văn Nghệ, suốt ba năm qua chúng tôi không nhận được hồi âm nào phản ảnh tiêu cực về truyện ngắn kể trên.

Theo đánh giá của chúng tôi, truyện ngắn Bóng anh hùng hay Hồi quang là một truyện ngắn có chất lượng. Tác giả đã cố gắng thoát khỏi cách viết khuôn sáo quen thuộc để đề cập, ca ngợi phẩm chất của một người mẹ yêu con, thương con, nhưng cao hơn cả là tình yêu Tổ quốc, trách nhiệm đối với Tổ quốc. Và tình yêu có vẻ khắc nghiệt của người mẹ đã đánh thức ý thức của người con, hóa giải dần những hiểu lầm của người con đối với mẹ. Một truyện ngắn cảm động, mới mẻ khi đề cập đến chiến tranh cũng như văn học viết về chiến tranh. Chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi một số cán bộ hưu trí, cựu chiến binh có cách đánh giá nặng nề, không thỏa đáng về truyện ngắn này”.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bao nhiêu nến cho lần sinh nhật

* Tùy bút tạp chí HerWorld


http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/VHVN/Thi%20-%20van/Baonhieunencholansinhnhat_zps60af312c.jpg[/IMG]



Anh khẳng định sẽ đến gặp em ngay, em không dám tin đó là sự thật. Không phải là không tin anh, nhưng em không nghĩ là điều đó có thể xảy ra. Nhất là vào giờ khuya khoắt này, tại một quãng trường vắng buốt giữa Paris, em ngồi thu lu chờ anh chuyển vài chuyến tàu cao tốc, vượt gần ngàn cây số chỉ để gặp em. Câu cuối cùng vội vàng qua điện thoại, anh ước rằng em sẽ mang theo ít nhiều mùi gió biển của quê nhà.

Em chả biết, chỉ biết gió ở đây khác lắm, quãng trường khuya đầy gió, mang theo vài mẩu giấy hiếm hoi trơ trọi đến xanh xao, không giống những vòng bánh xe bằng giấy mà em đã xếp ở bãi biển hồi nọ, chờ cho gió cuốn theo chiều.

Vài cặp dân bản xứ lác đác ngang qua, liếc nhanh cô gái Á châu với tia nhìn nửa nghi ngờ nửa ái ngại. Bạn bè sẽ có dịp lao xao Facebook nếu biết em ngồi bệt ở lề đường quanh quãng trường khuya để đợi hoàng tử bé, em như con chồn đã dọn đường vui trước đó cả giờ đồng hồ rồi. Bởi vì cho dù có cứng cỏi và bản lĩnh bao nhiêu, em vẫn là con gái, đủ để chợt ngỡ ngàng khi nhận ra trống vắng, biết rằng mình cần có một người như chiếc lá vân thê ngả nghiêng trong gió mặn.

Vâng, lần ghé qua Việt Nam, em đã âm thầm trở về chốn ấy, như để trả một món nợ, hay nói đúng hơn, là để thực hiện một nghi lễ tẩy rửa, chứ nếu không, biển sẽ đều đặn lẩn khuất ở mỗi giấc mơ. Ở những cơn mộng phập phồng ấy, đến cả trăng sao cũng có mùi i-ốt.

Bác bảo vệ già của khách sạn thùy dương đã cho biết là gã hướng dẫn viên du lịch còn trở lại đứng trước biển một lần, rồi thôi. Biết đâu ngày hôm ấy, em đã giẫm lên vết chân anh. Sau lần đó, những giấc mê mướt mồ hôi đã không xuất hiện nữa, bởi vì em đã trở về theo tiếng gọi của muối. Để cảm ơn biển, em đã đến nằm một mình dưới bóng tảng đá to đùng.

Phía sau tảng đá ấy, giữa vô vàn hòn cuội, có một viên thân thuộc mà em luôn đến thăm mỗi khi trở về nơi sóng vỗ. Anh không tin là em nhận ra hắn à? Có gì đâu, thi cũng như chiếc bông hồng của Hoàng tử bé, một bông hồng giữa biết bao bông hồng khác, thật dễ lẫn vào nhau, thế mà hoàng tử vẫn cứ nhận ra được chiếc của chính mình, một bông không giống với bất kỳ bông hồng nào khác.

Nằm đấy, nghiêng mặt nhìn biển cưới mưa, em cười một mình với loại lạc thú thổn thức đến nhói lòng, tựa như khi ta lấy cái kẹp phơi đồ kẹp vào vùng da nõn, hay như khi ta nhỏ từng giọt sáp nến vào chỗ động mạch cổ tay. Mặc dù, như anh biết đấy, lần đó, những ngọn nến sinh nhật của em đã chẳng được thắp lên, và vì vậy, cũng chẳng được thổi tắt. Gia đình em có thể là một rào cản, nhưng hai tuổi em hơn anh không phải là trở ngại không thể vượt qua. Cái chính là hồi ấy ta non dại lắm, cho nên dù biển không hề khác, nhưng vầng trăng trong bát nước đã lọt mất qua kẽ tay sầu. Một tiệc tối sinh nhật kỳ lạ, những cây nến biến mất, và sau đó ta đã lạc nhau…

À mà anh làm gì ở tận Arles nhỉ? Em biết được điều đó qua lần tình cờ thăm nhà vợ chồng nhỏ bạn tại Đà Lạt, và nhận ra tuồng chữ của anh nguệch ngoạc ở bệ lò sưởi:

“Tôi vẫn mình tôi giữa cuộc đời
Em đem tình đến để đùa chơi
Phải tim không đấy, hay bóng dáng…”

Chúng ta từng nói nhiều về thơ, về mộng, về những chuyến phiêu lưu, những lần chinh phục, nhưng khi ấy chẳng có thứ nào chắp cánh bay lên được cả, là vì ta không thể chinh phục được chính mình. Anh cho rằng em chọn vào lối hẹp với rất nhiều kiêu hãnh trong lòng. Em bảo chẳng qua chỉ là anh tàn bạo với con tim.

Anh nói chính bởi vì thế mà anh xuống tận Arles? Để sống với nông dân, để cùng ăn khoai với họ? Và còn gì nữa, để nghe tiếng cuốc kêu với trọn vẹn nỗi đơn sơ khắc khoải, để nhìn loài dã hoa vàng cam rờn rợn tâm linh. Anh bảo màu trời ở đó xanh hơn, mây trắng hơn, không khí trong trẻo hơn, và lũ dã quỳ hoàn toàn dại khờ không toan tính. Anh bảo chúng xứng đáng để anh đáp lên đấy tia nhìn thời thơ trẻ, thơ ngây và tin tưởng, để bù lại khoảng thời gian bệ rạc khi lòng tin và sự nhẹ dạ đã biến mất từ lâu khỏi tâm hồn nặng trĩu, như lúc anh từng trách em kiêu hãnh trong sự thành đạt và muốn cứu rỗi muôn loài.

Để rồi khuya nay, vào thời điểm bất ngờ nhất, anh lại vượt ngàn cây số để đến với em đúng vào sinh nhật giữa quãng trường lộng gió này. Lề đường có bóng của hai ta như chứng nhân của lần đoàn viên lạ lẫm. Anh thú nhận giờ đã bình tâm sau thời gian sống cùng những nông dân chân chất, và họ đã dạy anh phục hồi cách ngắm những đóa hoa một cách thơ ngây và phó mặc. Anh đã nhìn ngắm như họ, thật điềm nhiên và không cần cố gắng, bởi vì những tâm hồn đơn sơ ấy không thể và không biết làm khác hơn.

Anh nhìn em thật sâu và ấn vào tay em… gì thế nhỉ? A, chai black. Như hồi nọ ở biển tối với những cơn gió nghiêng đêm, khi lần đầu môi ta chạm nhau qua trung gian của cái chai màu hổ phách. Và còn gì nữa? Từ cái ba-lô, anh cẩn thận lấy một gói giấy, trịnh trọng mở ra, run run bật lửa. Thì ra thế. Hai cây nến từng biến mất thật bí ẩn ở lần sinh nhật em cách nay nhiều năm. Dù chênh chao trong từng đợt gió đổi chiều, cặp nến vẫn bừng lên ấm áp, không quá sáng để làm loãng bớt sự gần gụi, và lại đủ thân tình để ánh lên hai gương mặt với nụ cười ngờ nghệch nhất.

Tựa vai nhau, ngôn ngữ của bàn tay còn hơn cả ngàn lời. Có rượu, có nến, có nhau, có quãng trường mênh mông với những mẩu giấy bay bay như ngàn nốt nhạc của dàn giao hưởng đất trời. Sinh nhật em nơi xứ người bỗng dưng thấm đẫm đoàn tụ đến lạ lùng.

Phía xa kia, sau các cao ốc lô nhô, trời sắp dọa sáng. Anh phải trở về với công việc sau chuyến vượt thoát bất chợt này. Lại gần ngàn cây số, chỉ để có một đêm trắng bên nhau với những giai điệu của lặng im. Anh lên đường nhé. Đứa trẻ là em không buồn nghe tiếng còi tàu trong tâm tưởng đếm bao nhiêu cây số dần xa, vì mải nhẩm tính xem có bao nhiêu nến cho lần sinh nhật.

.

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 26 trang (259 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [21] [22] [23] [24] [25] [26] ›Trang sau »Trang cuối