Trang trong tổng số 10 trang (99 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Như Diệu Linh

Có một câu chuyện được dẫn chứng để chứng mình người Nhật có nguồn gốc từ Huế ;))

"Một người Nhật đi tìm nguồn gốc tổ tiên của mình, đi ngang qua nhiều nơi vẫn chưa thấy có điểm gì tương đồng. Một hôm vừa bước xuống ga Huế, nghe 2 người nói chuyện với nhau:

-Mi đi ga mô?(Mày đi ga nào?)
- Tau đi ga ni(Tao đi ga này)

Không nói ko rằng người Nhật nhảy cẫng lên cười vui sướng:

Ơ rê ca! Tìm ra tổ tiên rồi ":))

DÀNH CHO NHỮNG AI MUỐN LÀM RỂ(HOẶC DÂU HUẾ NÈ)

Đi đâu thi` nói "đi mô"
"O nớ" ám chỉ "Cái Cô" chung trường
"Ốt dột" khi tui nói thương
Có nghĩa "mắc cỡ" má vương nụ hồng.

"Khôn" là đồng nghĩa với không
Chẳng muốn lấy chồng, "khôn muốn lấy dôn"
"Đoản hậu" là "Ác" en ni
Tui đã ... im lặng cứ đi theo hoài

Nhà tui còn khoảng đường dài
Có chi noái nấy, ngày mai hết rồi
Trên cao thì nói "trên côi"
"Đi rượng" là lúc sóng đôi như chừ

"Phủ phê" là lúc thặng dư
Như là tình cảm "đã nư", no đầy
"Như ri" có nghĩa như vầy
... Mô Tê Răng Rứa, em quây ... mòng mòng

(t/g: Cai Vinh )

^.^

Mặt trời chiếu rọi khắp nhân gian
Chiếu xuống nhân sinh mải vội vàng
Đâu hay ánh nắng tan vào gió
Rồi hoá thành mây trắng lang thang...

http://i910.photobucket.com/albums/ac302/nhudieulinh/1305086331_12895681291289541360logo.gif

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Nguyệt Thu đã viết:
Hi hi... Tỷ nghĩ là có một chi tiết đệ kể lại còn thiếu chính xác! :D Biết ở đâu hông? "O NI DU AI", đó mới đúng là câu "tiếng Anh" của bà cụ trong câu chuyện!:)) Một số vùng nông thôn ở Huế, người ta gọi "dâu" thành "du", "làm dâu" thành "làm du"! :)
Đệ mà biết kể chính xác thì đệ đã là người Huế rồi đó tỉ :)
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Công phu 108 tiếng chuông Thiên Mụ



“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”



Đã hơn 300 năm qua, tiếng chuông Thiên Mụ vẫn đều đặn giữ nhịp thời gian. Nhưng, chuông ấy mỗi ngày hai buổi được gõ như thế nào thì mấy ai biết?



Tương truyền về linh khí


             Chùa Thiên Mụ (còn gọi là Linh Mụ) tọa lạc trên một ngọn đồi xã Hà Khê (cũ) mặt nhìn xuống dòng sông Hương, như thể đầu rồng ngoảnh lại, cách Cố đô Huế về phía Tây khoảng 5km. Sách Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An viết năm 1553, đã mô tả về ngôi chùa: Chùa nằm phía Nam xã Hà Khê huyện Hương Trà, ở trên đồi núi, dưới giáp dòng sông, cảnh đẹp vượt hẳn ba nghìn thế giới, gần gang tấc với thiên trì. Khách tản bộ đăng lâm bỗng chốc phát lòng lành, tiêu tan tục lụy...”. Tương truyền, năm Tân Sửu (1601), chúa Nguyễn Hoàng, nhân buổi dạo chơi phong thủy, thấy vùng đồng bằng xã Hà Khê, có một ngọn đồi cao nổi lên như hình rồng quay đầu nhìn lại, phía trước trông ra sông dài, phía sau có hồ lớn, cảnh trí rất đẹp, hỏi người dân địa phương, người ta cho biết: Ngọn đồi này linh lắm, xưa có bà lão mặc áo đỏ quần xanh, ngồi trên ngọn đồi nói rằng: “Rồi sau sẽ có vị chân Chúa đến đây sửa núi lập chùa để tụ linh khí, giữ bền long mạch”. Nói xong bà lão biến mất. Chúa Nguyễn Hoàng cho rằng đất này có khí thiêng mới lập chùa gọi tên là chùa Thiên Mụ. Đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), ông là một cư sĩ tại gia thọ giới với ngài Thạch Liêm hòa thượng, phái Tào Động, pháp danh là Hưng Long, rất chú trọng đến việc chăm lo kỷ cương phép nước, khuyến khích xây dựng chùa chiền, chấn hưng Phật giáo.


“Bách bát hồng thanh”

               Chùa Thiên Mụ hiện có hai quả chuông. Một quả chuông được đúc vào năm Canh Dần (1710) đặt trong một ngôi nhà bát giác phía bên phải tháp Phước Duyên (nhìn từ trong ra). Chuông cao 2,50m, đường kính miệng 1,40m, cân nặng 3.285 cân (tương đương 1.986 kg). Trên chuông có khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu “chú nguyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an”. Tương truyền trong ngày rằm Phật đản, chú nguyện đúc chuông có hàng trăm quan viên Phật tử đến quy y, thọ giới đã phát tâm thả vào vạc đồng sôi rất nhiều vật quý giá... bằng một niềm tin bất hoại.

                Chính vì vậy chiếc chuông đã mang trong mình cả những giá trị tâm linh và một hàm lượng hợp kim đặc biệt tạo nên âm thanh ngân nga siêu thoát. Đến thời vua Thiệu Trị, vua đã cho xây tháp Từ Nhân (sau đổi tên thành tháp Phước Duyên) cao bảy tầng và xây đình Hưng Nguyện, viết văn bia để lưu giữ công đức xây tháp và đình. Vua cũng cho xây dựng hai tiểu đình trước Nghi môn để dựng bia đá khắc bài minh "Thiên Mụ chung thanh" và đưa chùa Thiên Mụ vào danh mục 20 cảnh đẹp chốn Thần kinh. Trong bài minh, có đoạn:

“Bách bát hồng thanh tiêu bách kết
Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên...



(Một trăm lẻ tám tiếng chuông tiêu tan trăm nỗi oan kết muộn phiền/Ba ngàn thế giới tỉnh ba duyên...” (ngộ lý duyên khởi của nhà Phật).

                   Chuông này hiện nay chỉ được đặt như một pháp khí của chùa mà không đánh. Còn chiếc chuông đang làm nhiệm vụ giữ nhịp thời gian của “tiếng chuông Thiên Mụ” hiện nay được đúc vào năm Gia Long thứ 14 (1815), đặt trên lầu chuông bên trái cổng Tam Quan, để đi vào điện Đại Hùng.

                   Trong thời đại phong kiến, người đánh chuông chùa Thiên Mụ do Tăng cang (chức danh do triều đình phê chuẩn) của chùa phân công. Kế tục hạnh nguyện và giữ hồn cho tiếng chuông Thiên Mụ hiện nay là các nhà sư trẻ đang tu học tại chùa. Thượng tọa Thích Trí Tựu cho biết từ xưa đến nay, chuông chùa vẫn được đánh mỗi ngày hai thời (hai lần), vào lúc 19 giờ 30 và 3 giờ 30 sáng. Mỗi lần đánh trong thời gian một tiếng đồng hồ (60 phút) bằng 108 tiếng chuông để xóa đi 108 nỗi phiền muộn trong thế gian. Theo giáo lý nhà Phật, chúng sinh trong tam giới (gồm dục giới, sắc giới và vô sắc giới) đều có chung bát khổ (sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ, oán tằn hội, ái biệt ly khổ và cầu bất đắc khổ). Từ căn bản của 8 điều khổ sẽ dẫn đến 108 nỗi phiền não được chia nhỏ theo trạng thái tâm lý và tình cảm. Trong mỗi tiếng chuông của người thiền giả đều mang theo tâm nguyện từ bi gửi gắm đến chúng sinh giải tỏa mọi muộn phiền đau khổ.


Công phu gõ chuông Thiên Mụ

                    Cái khó của việc gõ chuông Thiên Mụ là không phải bất kỳ ai cũng làm được. Tiếng chuông đầu tiên phải cất lên đúng vào lúc 3 giờ 30 mỗi sáng, đều đặn trong một tiếng đồng hồ và phải đủ 108 dùi (lần gõ). Với người tu luyện chưa có đủ công phu thì chắc chắn sẽ không làm chủ được bản thân để mỗi sáng thức dậy đúng và đủ thời gian để đánh đủ 108 tiếng chuông trong thời gian 60 phút mà không phải canh đồng hồ hay dùng bất cứ phương pháp nào để giữ nhịp. Mỗi sáng sau khi thức dậy tĩnh tọa hành thiền, người đánh chuông bước xuống khỏi thiền sàn và đi trong bước chân thiền từ tăng phòng đến tháp chuông, đánh tiếng đầu tiên đúng vào lúc 3 giờ 30, không được sai lệch.

                      Giai thoại thiền môn kể rằng, cố hòa thượng Thích Đôn Hậu là một thiền sư gắn liền nhiều nhất với hạnh nguyện đánh chuông. Lúc sinh thời, những khi còn khỏe, hòa thượng vẫn thường thức dậy đánh chuông hằng đêm và tiếng chuông của ngài có âm thanh vang vọng thanh thoát một cách lạ thường. Những người cao niên ở các làng xung quanh khu vực chùa Thiên Mụ như Nguyệt Biều, An Ninh Thượng, Long Hồ, Ngọc Hồ, Lựu Bảo, Xuân Hoa... cho biết, khi nào hòa thượng đi vắng hay đau ốm là biết liền. Bởi tiếng chuông được người khác thay thế là biết ngay; âm sắc và nhịp điệu của tiếng chuông sẽ khác hẳn. Tiếng chuông Thiên Mụ ngoài âm sắc của tiếng đồng được chế tác bằng một kỹ thuật đúc truyền thống hoàn hảo, nó được vang xa nhờ vào vị trí đặt chuông trên đồi cao, lại có dòng sông Hương trải dài như một chất dẫn truyền tự nhiên huyền diệu... Nhưng trên tất cả những yếu tố ấy còn có ẩn chứa một âm sắc vi diệu khó diễn đạt từ chính công phu thiền định và hạnh nguyện từ bi được chuyển tải trong mỗi tiếng chuông của người hành đạo.

                   Ngày nay, trước hàng vạn tạp âm của nhịp sống đô thị, tiếng chuông Thiên Mụ hằng đêm vẫn giữ nhịp thời gian, gửi vào trần thế tiếng thiền vi diệu.


Bùi Ngọc Long
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Nguyệt Thu đã viết:
Chùa Thiên Mụ hiện có hai quả chuông. Một quả chuông được đúc vào năm Canh Dần (1710) đặt trong một ngôi nhà bát giác phía bên phải tháp Phước Duyên (nhìn từ trong ra). Chuông cao 2,50m, đường kính miệng 1,40m, cân nặng 3.285 cân (tương đương 1.986 kg). Trên chuông có khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu “chú nguyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an”. Tương truyền trong ngày rằm Phật đản, chú nguyện đúc chuông có hàng trăm quan viên Phật tử đến quy y, thọ giới đã phát tâm thả vào vạc đồng sôi rất nhiều vật quý giá... bằng một niềm tin bất hoại.
Tỉ ơi! ngày xưa ở Huế kỉ niệm Đức Phật đản sanh vào ngày rằm à?
Hay ông Bùi Ngọc Long cố tình viết sai?
Theo đệ được biết thì ở Việt Nam mình từ xưa là kỉ niệm Đức Phật đản sanh vào ngày 8 tháng Tư mà.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Ở Huế luôn tổ chức lễ Phật Đản vào ngày rằm tháng tư, đệ à. Từ khi lớn lên đến nay, tỷ đều thấy vậy hết. Đó là ngày đại lễ của đạo hữu, tín đồ Phật giáo của Huế. :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

bao anh

Nón rất Huế nhưng đời không phải thế
       Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng !
                                           THU BỒN
Quê người lần lữa nắng mưa
Nỗi vui nay với duyên xưa ngậm ngùi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Quang Tri

Theo cái trí không được tốt của tui,vì đã lãng đãng nhớ nhớ quên quên thì trước  năm 1965 (hay trước nữa) Huế mừng Phật Đản là mồng tám tháng tư ,tui có đi sinh hoạt mấy lần.Sau đó đó mới thay đổi lấy ngày rằm trăng tròn làm ngày PĐ.Vài hàng chia sẻ.
Hoa đào ngày cũ còn đâu nữa,
Thấp thoáng bên song một đoá hồng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Sang như trái ớt của thầy Pháp Trí”

* KHÁNH LINH



Vậy là Tuần văn hóa Phật giáo 2010 hướng đến 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã đi qua. Bảy ngày với không quá dày đặc các hoạt động, nhưng dấu ấn để lại giữa mùa hè chói chang của Huế như trái quả ngọt lành sẽ còn vương vấn mãi.

Trùng lặp nhưng... không bất ngờ!

Nói về Phật giáo tại Huế là một cái khó cho cả những người tổ chức và các diễn giả đăng đàn nêu ‎ý kiến riêng. Bởi Huế từ xưa đã nổi tiếng là nơi có phong trào Phật giáo rất mạnh, không chỉ những nhân sĩ trí thức mà dân xứ Huế đều "hiếu phật sự". Lường trước được điều này nên Tuần văn hóa Phật giáo 2010 hướng đến 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã lên một chương trình rất "thời sự", sát với thực tế và động đến "Phật tâm" của dân kinh thành Huế xưa. So với các Tuần văn hóa khác đã được tổ chức trên cả nước từ trước tới nay thì Tuần văn hóa Phật giáo 2010 có nhiều cái nhất rất đáng thèm muốn: Giản dị nhất, sang trọng nhất, thực chất nhất...

Sự hiện diện của đông đảo nhân sĩ, trí thức Huế bên cạnh các tăng ni, Phật tử trong các buổi thuyết trình, đến để nghe nhau, để trao đổi và chia sẻ, khiến những buổi thuyết trình thật sự là ngày hội của những người trăn trở với Phật giáo dân tộc, với văn hóa dân tộc. Vậy nhưng không hề có sự phân biệt cao thấp, một giáo sư cũng hoàn toàn bình đẳng với một sinh viên trẻ, tăng ni cũng như người ngoại đạo trong lúc trao đổi những băn khoăn. Sau một tuần gặp gỡ, từ người ngoài cũng thành người thân, đó đúng là tinh thần của Phật giáo.

Buổi thuyết trình đầu tiên của GS Phan Huy Lê, với chủ đề "Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long: phát lộ, giá trị và dấu ấn Phật giáo" và buổi thuyết trình cuối cùng "Thiền đời Trần, thiền Việt Nam" của GS Cao Huy Thuần đã có những trùng lặp thú vị nhưng ... không bất ngờ.

Sau khi GS Phan Huy Lê khẳng định những giá trị độc nhất vô nhị của Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long và dấu ấn rực rỡ của Phật giáo thời Lý, Trần thì TS Bùi Trân Phượng "chất vấn" vị Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam một câu hỏi hóc búa, tại sao quá khứ của ta rực rỡ thế mà hiện tại nếu nhìn quy hoạch các thành phố cũng như kiến trúc của đa số những công trình hiện tại, nhiều người không khỏi hoang mang, phải chăng người Việt ta không có tổ chức, không thể làm được những công trình giá trị, "hồ đồ từ trong bản chất"?

Còn sau khi GS Cao Huy Thuần tái xác nhận đã có một dòng thiền Việt Nam đậm bản sắc, góp phần làm nên những chiến công hiển hách đời Trần với nhà tư tưởng vĩ đại Trần Thái Tông và vị tổ - vua Phật Trần Nhân Tông thì các trí thức có mặt cùng đồng cảm trong niềm xót xa "vì sao giá trị huy hoàng ấy đã hoàn toàn đứt gãy sau đời Trần? làm sao phục hưng lại tinh thần sâu sắc của đạo Phật thời Trần?". Hỏi là để đi tìm bằng được câu trả lời, để xác định rõ ta là ai và ta đã là cái gì? Hỏi tìm về quá khứ là để hướng tới tương lai.

Nhất định phải sang, dù là sang trong cái nghèo

Không gian quê và ẩm thực chay ngay bên bờ sông Hương thật sự là một điểm nhấn của Tuần văn hóa Phật giáo. Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu mọi ngày bỗng chuyển mình thành một ngôi làng bên bờ sông Hương thơ mộng, với những mái nhà tranh, những vườn cây xum xuê trái. Mỗi chiều, khi gió sông Hương làm dịu đi cái nóng gay gắt thì người Huế lại tìm về "làng", để cùng thưởng thức những món ăn chay truyền thống của chùa cũng như món chay dân gian của xứ Huế.

Trở thành điểm hẹn với nhiều người từ khi Tuần văn hóa bắt đầu nhưng không gian quê ấy luôn êm đềm thanh thản, những trái ớt luôn chín đỏ gọi mời mà chẳng thấy ai "nổi hứng" hái về làm của riêng. Nói như GS Cao Huy Thuần, dù không có tiền nhưng nhất định phải tổ chức một Tuần văn hóa thật sang, "sang như trái ớt của thầy Pháp Trí, cả tuần không suy chuyển một trái". Đó là chưa kể, toàn bộ không gian làng đích thực ấy được làm bởi những tấm lòng tình nguyện, từ việc dựng nhà, trồng cây để tạo không gian đến nấu ăn, phục vụ trong suốt 2 tuần lễ.


http://www.tuanvietnam.net/assets/Uploads/phattu1.jpg
Trở thành điểm hẹn với nhiều người từ khi Tuần văn hóa bắt đầu nhưng không gian quê ấy luôn êm đềm thanh thản, những trái ớt luôn chín đỏ gọi mời mà chẳng thấy ai "nổi hứng" hái về làm của riêng. Ảnh: KL.


Mệt toát mồ hôi nhưng các em đoàn sinh gia đình Phật tử vẫn hăng hái, tươi vui. Nhìn lớp trẻ Huế vừa phục vụ không mệt mỏi ở khu ẩm thực chay, lại vào ngồi say sưa ghi chép khi nghe thuyết trình, rồi tự tin tham gia tọa đàm, thấy hiểu hơn, tin hơn vào bề sâu của văn hóa - Phật giáo Huế. Được hít thở không khí trong lành của đạo Phật từ tấm bé, nhất định những thanh niên ấy trưởng thành sẽ phải là người thiện, phải sống có ích.

Tuần văn hóa Phật giáo còn đủ các hoạt động văn hóa theo cách hiểu "thông thường": hai buổi chiếu phim, một đêm nhạc, một đêm thơ và lễ thắp sáng hoa sen trên sông Hương. Nhưng hai bộ phim được chọn đều của Nhật Bản, đều về cái chết, về tính "hồi quy vĩnh cửu" mang tư tưởng đạo Phật sâu sắc. Chỉ khác là một phim xưa, một phim nay nhưng đều là phim "khó xem", đòi hỏi phải suy tư, chiêm nghiệm. Ấy thế mà hội trường hai buổi đều chật kín, già trẻ lớn bé ngồi xem im phăng phắc, để đến kết phim "Người đưa tiễn" thì nhiều cặp mắt đỏ hoe.

Riêng đêm hòa nhạc đã được GS Cao Huy Thuần giới thiệu "là kết thúc sang cho một tuần văn hóa sang. Nhất định phải sang, dù là sang trong cái nghèo, giả có chưa thật sang lần này thì lần sau sang hơn". Đã là tuần văn hóa thì nhất định phải thấm đẫm chất văn hóa. Chất văn hóa ấy thể hiện trong việc chọn lựa cân nhắc từng hoạt động, trong cái tâm của những người tổ chức, trong sự đồng cảm của những người đến dự, thì đâu cần sân khấu xa hoa tốn kém?
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đã xóa.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Không tiền vẫn thỏa sức xem”

* NGUYỄN KHẮC PHÊ



Đó là một câu nói tôi “nhặt” được trên lề đường Lê Lợi ven sông Hương, giữa ồn ã đủ âm thanh và rực rỡ sắc màu ngày khai mạc Festival Huế 2010 (5-6). Câu nói xem ra... hơi lạ, vì thời buổi kinh tế thị trường “cái chi cũng có giá của nó”. Hơn nữa, hình như đâu đó vẫn nhỏ to rằng “festival giá vé đắt thế, dân mình tiền mô mà đi xem...”.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=424324
Ngắm sen tại triển lãm hội họa 64 tư thức hoa sen - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Vậy mà “không tiền vẫn thỏa sức xem”! Nói cho công bằng, cũng do ban tổ chức thông cảm với dân nghèo nên các kỳ festival về sau số chương trình “off” phục vụ cộng đồng (không bán vé) ngày một nhiều hơn. Khó mà kể hết chương trình “off” trong kỳ festival này. Một số đoàn nghệ thuật quốc tế còn về biểu diễn tận những miền xa như Nam Đông, làng cổ Phước Tích...

Với 80% chương trình miễn phí tại festival lần này thì đúng là “không tiền vẫn thỏa sức xem”! Không kể đến cả chục cuộc triển lãm khác, chỉ riêng “bữa tiệc... sen” đã đủ no con mắt. Độc vị sen mà không chán thế mới lạ, mới tài! Vừa xem hàng chục bức ảnh Sen với đủ thế và dáng của nghệ sĩ nhiếp ảnh Đào Hoa Nữ trong khuôn viên đầu cầu Trường Tiền, cuốc bộ hơn trăm mét, qua khách sạn Century đã gặp triển lãm Duyên sen của tác giả Trần Bích.

Tự nhận là nghệ sĩ nghiệp dư nhưng 40 bức ảnh của Trần Bích thu hút người xem không chỉ do được đóng khung trang trọng mà mỗi bức đều có “tứ”, được tác giả gửi gắm những ý tưởng về lẽ sống, về cuộc đời. Với hoa sen, tưởng thế là hết cách thể hiện, không ngờ dạo qua đường Nguyễn Thái Học, trong tiền sảnh khách sạn Romance lại gặp triển lãm hội họa 64 tư thức hoa sen của nữ họa sĩ Nguyên Lý còn phong phú dáng vẻ và ý tưởng hơn nữa. “Bữa tiệc sen” không chỉ có ở TP Huế mà còn được “dọn” ra tại làng Thanh Tiên, huyện Phú Vang với triển lãm Hoa sen theo phong cách dân gian của nghề làm hoa giấy Thanh Tiên (thông qua nghệ thuật sắp đặt của họa sĩ Thân Văn Huy).

Tôi không đủ sức tham dự hết các chương trình, nhưng tôi biết còn nhiều người địa phương và du khách cảm khái trước các chương trình nghệ thuật phong phú của Festival Huế, một khi ban tổ chức ngày càng thấu hiểu lợi ích mà văn hóa mang lại nhiều khi không tính bằng tiền.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 10 trang (99 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] ›Trang sau »Trang cuối