Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [45] [46] [47] [48] [49] [50] [51] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

PHÉP VUA CÓ THUA LỆ LÀNG?


Không ít người cho rằng, câu ngạn ngữ “Phép vua thua lệ làng” khẳng định một thực tế trong xã hội phong kiến, lệ làng đủ mạnh để chống lại phép vua, hoặc có thể làm trái những điều phép vua quy định. Theo đó, ngày nay xây dựng quy ước Làng văn hoá không nên giống như lệ làng, bởi xưa kia “phép vua còn thua lệ làng”!

Sự thực, phép vua có thua lệ làng không ?

Dưới chế độ phong kiến, luật nước (phép vua) do Nhà nước đặt ra và thi hành trong phạm vi cả nước (trừ một số dân tộc thiểu số ở vùng xa xôi hẻo lánh có thể theo chính sách “kimi”, nhu viễn để đoàn kết, thu phục các thổ tù). Còn lệ làng (hương ước, khoán ước) không thể trái ngược trên căn bản với phép nước. Lệ làng là những điều khoản chi tiết (nặng về phong tục địa phương) chỉ có tác dụng trong một làng và ít nhiều đóng góp cho việc thi hành luật nước. Từ thời Hồng Đức, pháp luật đã quy định chặt chẽ như: lệ làng phải do những người có chức quan trong làng soạn; lệ soạn, giao ước xong phải trình lên quan địa phương duyệt. Sách “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính cho biết: “Khoán ước định xong, dân làng ký kết, có nơi đem trình quan xin chữ phê để làm luật nhất định cho làng”; và “trong khoán ước có thưởng, có phạt, trừ các việc lớn đã có phép của Nhà nước, còn việc nhỏ trong dân thôn thi hành lẫn nhau”. Như vậy, có thể nói như cách nói ngày nay, lệ làng là những “văn bản dưới luật”. Ví dụ Khoán ước có thể quy định những người nào được miễn sưu dịch, nhưng mỗi suất đinh hàng năm phải đi phu mấy ngày đã có luật của Nhà nước. Dân làng, dù người nghèo kiết xác, kẻ cùng đinh thế nào cũng mặc, đến kỳ nộp thuế phải lo đóng đủ cho Nhà nước. Dù làng đang có lễ hội, hay việc hiếu, việc hỉ, nhưng có trát quan trên sức đắp đê, mở mang đường sá, đón tiếp thượng quan hay bất kỳ công việc gì, làng đều phải cắt cử người đi ngay. Không đời nào ỷ vào “lệ làng” mà chống đối được. Do đó, luật nước và lệ làng trong xã hội phong kiến có tác dụng hỗ trợ và bổ sung cho nhau.

Vậy tại sao có câu “Phép vua thua lệ làng”?

Thực tế một số “điều ước” của lệ làng như “lệ khao vọng, hương ẩm, lệ kính biếu, phạt vạ, lệ cưới cheo”... trong điều luật của “phép vua” không đề cập đến. Hoặc có nói tới chỉ là chung chung; dần dần chúng trở thành những hủ tục rất nặng nề, phiền hà. Nhưng vua quan đều không can thiệp tới. Vua chỉ cần dân ngoan ngoãn, không chống đối. Quan chỉ cần thu sưu thuế, bắt phu đầy đủ. Do đó mới có tệ cường hào, lý dịch mặc sức áp bức, bóc lột, đè đầu cưỡi cổ dân làng. Chỉ ở thời kỳ chiến tranh, loạn lạc, tuỳ lúc, tuỳ nơi, “phép vua” mới ít có hiệu lực hoặc không có hiệu lực. Song, nhân dân lại ly tán, khổ cực, còn làng đâu mà giữ lấy lệ ? Đến thời phong kiến suy tàn và thực dân thống trị, nhiều thứ lệ làng trở thành tệ nạn. Ví như chè chén, lễ lạt, biếu xén, khao vọng, phạt vạ...lại rất được chính quyền khuyến khích. Mục đích để người dân quanh năm chúi mũi vào lệ làng, ra sức tranh giành, sát phạt lẫn nhau. Đó là khoảng trời riêng giành cho làng, để làng quên đi “quốc sự”. Làng bị đẩy vào con đường bần cùng, tha hoá, lại tưởng được tự chủ (dân chủ) đến vua cũng không dám can thiệp! Câu ngạn ngữ “Phép vua thua lệ làng” rất có cơ sở để đoán định nó xuất hiện trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đó. Mặc khác cũng cần xem xét ngạn ngữ hay tục ngữ, phương ngôn là một thể loại văn học dân gian. Mỗi câu thường mang nhiều ý nghĩa khác nhau, có nghĩa đen, nghĩa bóng. “Phép vua thua lệ làng” xét về nghĩa bóng: Nhà nước (vua) phải tôn trọng phong tục, tập quán tốt đẹp của từng vùng, lãnh thổ (làng); Nhập gia tuỳ tục, đến nơi nào phải tuân theo phong tục, luật tục nơi ấy. Vì thuần phong mỹ tục chung đúc thành bản tính, bản sắc dân tộc, góp phần làm nên nền văn hiến Việt Nam.

HOÀNG TUẤN CÔNG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

THÊM CÁCH HIỂU CÂU CA DAO:
“MẸ GIÀ NHƯ CHUỐI BA HƯƠNG…“


Đã từ lâu, chúng ta vẫn thường nghe (và đọc) hai câu ca dao:
1. Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp mật, như đường mía lau

Nhưng đây chỉ là hai câu trong tổng thể bài ca dao 6 câu được lưu truyền trong dân gian, nhất là ở miền Trung. Bài ca dao đầy đủ đó là:

2. Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi
Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già
Mẹ già là mẹ già anh
Em vô bảo dưỡng cá canh cho thường
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau

Như vậy, câu thứ hai (trong ví dụ 1), phải đọc chính xác là “Như xôi nếp một như đường mía lau”. Cho đến nay, đang tồn tại hai cách hiểu chính về hai câu ca dao trên. Cách hiểu nào cũng có luận cứ riêng. Vậy ta cần phân tích làm cho rõ vấn đề.

Cách hiểu thứ nhất cho rằng hai câu ca dao trên muốn nói tới tình cảnh nói chung của các mẹ già. Ở vào tuổi đã cao, sức đã yếu, các mẹ chẳng khác nào ngọn đèn rung rinh trước gió, “tắt” lúc nào không hay. Cách giải thích này phần nào bị ảnh hưởng bởi nội dung câu hát trong bài Mừng tuổi mẹ của nhạc sĩ Trần Long Ẩn, có câu: Mẹ già như chuối chín cây/ Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi (tình cảnh của mẹ rất giống quả chuối chín cây, dễ rơi rụng, hư nát bất cứ lúc nào. Mẹ già của chúng ta cũng thế. Tuổi cao sức yếu, mẹ có thể đột ngột ra đi mãi mãi là lẽ thường mà chúng ta ai cũng hiểu).

Chính từ cách suy luận này mà nhiều người giải nghĩa hai câu ca dao trên là: “Chuối ba hương”, tức chuối tiêu dấm chín qua ba tuần hương, tuy ngon nhưng để nhanh nẫu; xôi nếp mật (chứ không phải xôi nếp một) để nhanh thiu; còn đường mía lau thì dễ vỡ cánh, mau chảy nước, mau hỏng,... Cả ba thứ đó, tuy ngon, tuy giá trị thật, nhưng không để được lâu, khó bảo quản. Mẹ già ta cũng thế, có thể ra đi, xa chúng ta bất cứ lúc nào. Cũng phải nói thêm rằng, nhiều người, trong đó có cả những nhà nghiên cứu văn học dân gian gạo cội (như GS Nguyễn Xuân Kính), cũng tán thành cách cắt nghĩa như thế.

Tuy nhiên, lại tồn tại một cách hiểu khác nữa. Quan điểm này cho rằng, muốn hiểu kỹ, ta phải xem xét toàn bộ ba cấu trúc so sánh trong hai câu ca dao trên: mẹ già như: 1) chuối ba hương, 2) như cơm nếp một, và 3) như đường mía lau. Ta sẽ lần lượt xem xét từng trường hợp. Cả ba cấu trúc đều có chung một vế so sánh, đó là “mẹ già”. Vế sau (cái được đem ra so sánh) là: chuối ba hương, xôi nếp một, đường mía lau. Vậy ta thử tìm hiểu ba vật dụng này xem sao.

Chuối ba hương (còn gọi chuối bà hương) cùng loại với chuối bà lùn nhưng cây nhỏ và thấp hơn, được trồng nhiều ở miền Trung, xứ Huế. Chuối ba hương thích hợp với đất phù sa triền bãi. Quả của nó không to, vỏ dày vừa phải, khi chín có lấm tấm như trứng cuốc và là loại chuối ngon nhất trong họ chuối tiêu.

Lúa nếp một (một loại nếp cái) thuộc dòng lúa nếp truyền thống. Đó là giống lúa nếp ngon nhất trong số hàng chục loại lúa nếp được trồng ở nước ta (nên được xếp vào loại 1 - một). Thân cây lúa nếp này cao, cứng, lá to, hạt trắng tròn, dài, là loại lúa dài ngày (tới 5 - 6 tháng mới thu hoạch). “Xôi nếp một” trắng, dẻo, thơm, ngon nổi tiếng. Cây lúa nếp một được khắc vào đỉnh đồng (Nhân đỉnh) thời vua Minh Mạng (1791-1841, vị vua thứ hai triều Nguyễn).

Còn đường mía lau là đường sản xuất từ một loại mía (có hình dạng giống cây lau). Dân gian có câu: Mía lau vừa ngọt vừa mềm/ Không dao mà tiện, không tiền mà mua. Đây là một trong bảy loại cây thảo dược (bọ mắm, cỏ tranh, mã đề, mía lau, râu bắp, lá dứa, lẻ bạn) dùng nấu nước uống, giúp lọc gan, thanh mát cơ thể...

Như thế, ta thấy ba cấu trúc vừa xét có cấu trúc ngữ nghĩa đồng hướng, đều khẳng định giá trị tốt đẹp của chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau. Đó cũng chính là hướng mà thông điệp hướng tới, muốn khẳng định vai trò, giá trị không thể thay thế của Người Mẹ. Người mẹ là người hội đủ những phẩm chất quý giá nhất. Chúng ta, ai cũng có một người mẹ, một quê hương (Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi - Đỗ Trung Quân). Vậy với Người Me, chúng ta phải biết yêu thương, trân trọng, nâng niu và phụng dưỡng cho mẹ được vui sống đến trọn đời.

Qua tham khảo (cả sách báo và các diễn đàn trao đổi), chúng tôi thấy nhiều người đồng tình với cách giải thích thứ hai, và thực tế cách giải thích này cũng có nhiều cơ sở hợp lý hơn.

TS Phạm Văn Tình
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

HÀNH TRÌNH CHỮ QUỐC NGỮ
KHAI TỬ CHỮ HÁN
TRÊN ĐẤT VIỆT


Ngạc nhiên về trình độ viết Quốc ngữ của người Việt những ngày đầu

Sau khi được các nhà truyền giáo phát minh vào đầu thế kỷ 17 mà điểm nhấn là bộ tự điển Việt – Bồ - La của cha Đắc Lộ, chữ Quốc ngữ có nhiều cải biến để ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, suốt gần 3 thế kỷ, chữ Quốc ngữ không được trọng dụng mà chỉ ‘lưu hành nội bộ’ trong cộng đồng của người theo đạo Công giáo.

Các triều đình phong kiến Việt Nam vốn có ác cảm với các nhà truyền giáo phương Tây đã không tôn trọng chữ Quốc ngữ. Với các nhà nho thì chữ Hán được coi là chữ Thánh hiền và họ không chấp nhận chữ Quốc ngữ của Tây phương. Đó là lý do chữ Quốc ngữ dù ra đời thế kỷ 17 nhưng không được phổ biến trong thế kỷ 18, 19. Vào thời điểm đó, ngoài chữ Hán thì ở Việt Nam còn có chữ Nôm và chữ Quốc ngữ đều là những văn tự ghi tiếng nói của người Việt Nam. Nếu so sánh thì chữ Quốc ngữ rất gần chữ Pháp, lại rất tiện lợi, dễ học, dễ nhớ hơn nhiều so với chữ Nôm.

Chữ Nôm tuy là để ghi tiếng của người Việt nhưng lại mượn chữ Hán thành ra có thể coi là là cách thức dùng chữ Hán giải mã tiếng Việt. Nếu chữ Hán khó một thì thì chữ Nôm khó 10 vì người giỏi chữ Nôm thì phải cực thạo chữ Hán và nhanh ý để nhìn hình đoán chữ.

Đáng lẽ với sự tiện lợi của chữ Quốc ngữ như vậy thì phải được dân ta khi đón nhận nồng nhiệt. Nhưng như đã nói, giới sĩ phu Việt Nam đã cực lực chống lại các chính sách ngôn ngữ của nhà cầm quyền Pháp. Họ quan niệm chữ Quốc ngữ là sản phẩm của ngoại bang, là công cụ truyền bá của các nhà truyền giáo. Họ muốn duy trì học chữ Hán bởi vì học chữ Hán là được giáo dục về luân lí về lịch sử, còn học chữ Quốc ngữ thì chỉ như một trò chơi, khi người ta biết đọc biết viết chữ Quốc ngữ người ta không biết gì cả.

Ngay cả khi không thể dùng chữ Hán để ghi văn bản của người Việt thì họ thà dùng chữ Nôm còn hơn dùng chữ Quốc ngữ. Năm 1867, Nguyễn Trường Tộ chính thức đề nghị triều đình Huế sử dụng chữ Nôm.

Phải đến khi người Pháp dùng các biện pháp chế tài mạnh mẽ thì chữ Quốc ngữ mới bắt đầu được dùng. Ngày 22.2.1869, Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Nho trong các công văn ở Nam Kỳ vốn do người Pháp cai trị khi đó. Trước đó, năm 1861, một trường dạy tiếng Việt được thiết lập ở Sài Gòn để đào tạo những viên thông ngôn người Pháp.

Nghị định 82 ký ngày 6. 4. 1878 do Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký cũng đề ra cái mốc hẹn trong bốn năm (tức năm 1882) thì phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ: “Kể từ mồng một Tháng Giêng năm 1882 tất cả văn kiện chánh thức, nghị định, quyết định, lịnh, án toà, chỉ thị... sẽ viết, ký tên và công bố bằng chữ Quốc ngữ; nhân viên nào không thể viết thơ từ bằng chữ Quốc ngữ sẽ không được bổ nhậm và thăng thưởng trong ngạch phủ, huyện và tổng...”

Để khuyến khích việc truyền bá chữ Quốc ngữ, nhà chức trách thuộc địa Nam Kỳ còn ra nghị định ngày 14.6.1880 giảm hoặc miễn thuế thân và miễn sưu dịch cho thân hào hương lý nếu họ biết viết chữ Quốc ngữ

Cũng may là người Pháp áp việc dùng chữ Quốc ngữ ở Nam Kỳ đầu tiên. Người miền nam nhìn chung có tâm lý phóng khoáng và thực dụng nên tiếp nhận việc dùng Quốc ngữ khá dễ dàng. Cuối thế kỉ XIX, các trí thức Nam Kì như cụ Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Tống, Trương Minh Kí, Nguyễn Trọng Quản... là những người đi đầu trong chủ trương truyền bá chữ Quốc ngữ và phát triển tiếng Việt.

Khi người Việt ở Nam Kỳ nhận thấy sự tiện lợi của chữ Quốc ngữ thì chính quyền Pháp bắt đầu tạo áp lực để dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán ở Bắc và Trung Kỳ vào đầu thế kỷ 20. Triều đình Huế lúc này đã quá suy yếu nên đành phải nhượng bộ trước áp lực của người Pháp. Thượng thư bộ Học là Cao Xuân Dục có công văn trả lời Toàn quyền Đông Dương với ý tán đồng “cả nước cùng học chữ Quốc ngữ La Tinh, tuyển chọn các vị cử nhân, tú tài, tôn sinh, ấm sinh người bản quốc sung làm giáo sư và thành lập viện dịch chữ Quốc ngữ... Nay vâng mệnh Hoàng đế bản quốc lập ra trường chuyên dạy thứ chữ này chính là muốn thống nhất một lối dùng làm thứ chữ dạy học phổ thông”.

Năm 1910, chính phủ Đông Pháp mở rộng chính sách dùng chữ Quốc ngữ, giao cho Nha Học chính giảng dạy ở Bắc Kỳ. Năm 1915 thì kỳ thi Hương cuối cùng diễn ra ở Bắc Kỳ mặc cho sự chống đối của giới sĩ phu. Ở Trung Kỳ thì đạo dụ của vua Khải Định ngày 26 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ (tức ngày 28.12.1918) chính thức bãi bỏ khoa cử và năm 1919 là năm cuối mở khoa thi ở Huế.

Trong việc phát triển chữ Quốc ngữ, người Pháp có chủ trương và toan tính riêng phục vụ lợi ích của họ. Tuy nhiên, việc này lại mang rất nhiều tiện lợi cho người Việt Nam khi chúng ta không còn phụ thuộc vào hệ thống chữ Hán khó đọc, khó nhớ nữa. Các nhân sĩ tiến bộ ngoài Bắc cũng nhanh chóng nhận ra lợi ích của chữ Quốc ngữ để kêu gọi mọi người hưởng ứng rộng rãi. Đầu thế kỉ 20 ở ngoài Bắc, hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) cũng đã dấy lên phong trào học chữ Quốc ngữ, coi chữ Quốc ngữ là phương tiện khai hoá quốc dân. Các cụ khẳng định:

Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước
Phải đem ra tính trước dân ta
Sách các nước, sách Chi Na
Chữ nào chữ ấy dịch ra cho tường.

Trong Văn minh tân học sách của Đông Kinh Nghĩa Thục, có đoạn viết: “Người trong nước đi học nên lấy chữ Quốc ngữ làm phương tiện đầu tiên để trong thời gian một vài tháng, đàn bà, trẻ con đều biết chữ và người ta có thể dùng Quốc ngữ để ghi việc đời xưa và chép việc đời nay... Đó thực là bước đầu tiên để mở mang trí khôn vậy”.
Có lẽ điều người Pháp không thể ngờ rằng chữ Quốc ngữ chính là phương tiện để người Việt phổ biến, hun đúc lòng yêu nước, tinh thần đòi độc lập.

Việc chúng ta chuyển từ Hán tự sang chữ Quốc ngữ cũng phải trả một cái giá, đó là hầu hết người Việt Nam ta không đọc được chữ các cụ ngày xưa (nhất là khi vào đền chùa). Tuy nhiên, cái giá đó quá rẻ so với việc đại bộ phận người dân biết chữ thay vì chỉ một số nhỏ biết chữ Hán thời phong kiến.

Thế nhưng, nếu cải cách chữ theo như đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền - tác giả công trình nghiên cứu cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt thì e rằng thế hệ sau này xa lạ với các dòng chữ mà chúng ta viết hiện giờ. Cái giá khi đó lại trở thành quá đắt.

Anh Tú
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

SỰ HỈNH THÀNH
CHỮ QUỐC NGỮ


Theo tên gọi thì đây là chữ để ghi tiếng nước nhà, cách gọi đó là do các nhân sĩ yêu nước đề xuất vì thấy nó dễ học, có lợi cho việc canh tân nước nhà. Thực ra đây là chữ của các giáo sĩ Cơ đốc đặt ra để phiên âm tiếng Việt, để học tiếng Việt nhằm mục đích truyền đạo cho người bản xứ.

Họ từ Châu Âu tới một khu vực có nền văn hoá cao như Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam. Họ không thể đối xử như người Tây Ban Nha với người da đỏ ở Nam Mỹ. Buộc lòng họ phải thích nghi.

Tại Nhật, F.Xavier (1548) đã phiên một quyển giáo lý ra tiếng Nhật. Họ đã in nhiều sách vào cuối thế kỷ 16 như Ngữ pháp tiếng Nhật và Từ vựng Nhật – Bồ tại Nagasaki (1603). Ở Trung Hoa, giáo sĩ người Ý đã dịch Bộ Tứ thư ra chữ La tinh. Chính ông và một giáo sĩ khác đã soạn Từ điển Bồ - Hán (trong đó có chữ Bồ, chữ Hán gốc, chữ Hán phiên âm). Giáo sư người Pháp là Trigault (1626) đã cho in “Âm vận kinh vi toàn cục”, trình bày các phụ âm, nguyên âm, thanh điệu của tiếng Hán và sự kết hợp của chúng.

Như vậy là việc phiên âm tiếng bản địa bằng chữ La tinh nhằm mục đích truyền giáo là hiện tượng phổ biến, mang tính khu vực, chứ chữ quốc ngữ không phải là hiện tượng độc đáo, chỉ có ở Việt Nam như một số người đã lầm tưởng. Mặt khác, cần thấy rằng trong số các giáo sĩ Châu Âu có một số trước khi đến Việt Nam đã từng sống ở Nhật Bản. Việc phiên âm tiếng bản địa không phải là xa lạ với họ. Đương nhiên việc phiên âm này phụ thuộc vào trình độ tiếng Việt của họ. Bước đầu họ phải mò mẫm thử nghiệm. Đấy là chữ quốc ngữ ở giai đoạn manh nha.

Minh chứng cho thứ chữ phiên âm tiếng Việt ở thời kỳ này chỉ có thể tập hợp những bức thư, những bản tường trình lẻ tẻ viết tay bằng tiếng Ý, tiếng Bồ gửi cho cấp trên. Chẳng hạn João Roiz đến Cửa Hàn viết một báo cáo bằng tiếng Bồ gửi về La Mã (1621) trong đó có từ Annam (viết liền), unsai: ông sãi, ungue: ông Nghè (Nghè bộ - chức quan cai trị về địa ba tài chính), Cacham: Kẻ Chàm (Thanh Chiêm, Quảng Nam).
Văn kiện của Gaspar Luis viết từ Macao gửi về La Mã (đề ngày 17/11/1621) thuật lại các việc xảy ra ở miền Nam Việt Nam có những tên riêng như Facfo: Hải phố (Hội An), Tuson: Đà Nẵng, Cachiam: Kẻ Chàm, Noiicman: Nước Mặn (Bình Định) và danh từ chung như Ungue: ông Nghè, Ontrum: ông Trùm. Năm 1626, Gaspar Luis trong bản tường trình hàng năm, viết bằng tiếng La tinh ghi một số địa danh Dinhcham, Cacham, Nuocman, Quanghia, Quinhin, Ranran: Đà Nẵng.

Gaspar d’Amaral, người Bồ được cử đi Nhật năm 1623 sau đến Việt Nam (1630) và ở lại làm trưởng phái đoàn tại Kẻ Chợ (Thăng long). Ông đã viết bản tường trình hàng năm về cho Cha Giám sát các tỉnh Nhật Bản và Trung Hoa (1632).

Ở đây, chữ viết phiên âm đã có dấu ghi thanh điệu như đàng tlão, đàng ngoày, đàng tlân: Đàng Trong, Đàng Ngoài, Đàng Trên (vùng Cao Bằng do nhà Mạc cai trị), Oũ nghè: ông Nghè, nhà phũ: nhà Phủ (mỗi xứ có nhiều nhà Phủ), nhà huyện: nhà Huyện (mỗi Phủ có một số Huyện), đức vương: Đức Vương (thời đó người dân gọi Chúa Trịnh Tráng là Đức Vương), giỗ: giỗ, ngày giỗ, chai: chay, ăn chay, ma chay, chặp: chạp, tháng chạp, Kẻ uạc: Kẻ Vạc (ở gần Kẻ Nộ trong tỉnh Thanh Hoá).

Đến đây kể như chữ Quốc ngữ đã được hình thành. Alexandre de Rhodes, tác giả cuốn Từ điển Việt – Bồ - La đã có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, gần như đồng thời với Gaspar d’Amaral. Ông truyền giáo ở miền Bắc. Sau do Chúa Trịnh trục xuất, ông rời Bắc vào Nam. Truyền giáo được 5 năm (1640 – 1645). Rồi Chúa Nguyễn Phúc Loan cũng cấm đạo, ông đành trở về Châu Âu. Ngoài nhiều bài viết, ông để lại Từ điển Việt – Bồ - La, Ngữ pháp tiếng Việt và “Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn chịu phép rửa tội mà beào đạo thánh Đức Chúa Blời”.
Về Từ điển Việt Bồ La ta sẽ xem xét vị trí của nó sau. Trong Ngữ pháp tiếng Việt có 2 chương trong 8 chương là 1 và 2 giới thiệu về lai lịch các con chữ, về các dấu trên nguyên âm và thanh điệu. Tác giả cho biết:

Về chữ viết như vậy là khá rạch ròi.

Còn trong Từ điển ta sẽ thấy diện mạo của các từ Việt vào thế kỷ 17 (không đơn thuần là cách ghi mà là cách phát âm của thời kỳ đó)

Có nhiều từ không khác ngày nay như: đi đây đi đó, dưa gang, ghen ghét, thơm tho. Có những từ khác cả về cách ghi lẫn cách phát âm: chuầng trâu bò, cớ gì cớ sao, blái giứa (trái dứa), tlả (trả), tlứng (trứng)…

Chữ Quốc ngữ thực sự trở thành một công cụ ghi chép với đầy đủ khả năng ghi phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu mà bằng chứng là những tài liệu của Igesico Văn Tín và Bento Thiện, mặc dù thứ chữ phiên âm ấy không giống với chữ viết hiện đại.
Đến đây chữ Quốc ngữ được coi là bước vào giai đoạn hình thành. Từ điển Việt – Bồ - La là một cái mốc để gọi tên một thời điểm trong quá trình tiến hoá liên tục của thứ chữ phiên âm.

Sau thế kỷ 17 có “Sách sổ sang chép các việc” của Philiphê Bỉnh (bản viết tay năm 1822). Cuốn Từ điển Việt – La tinhcủa Pigneaux de Béhaine, trước tưởng rằng bị thất lạc trong một vụ hoả hoạn ở Cà Mau, may có một bản sao được lưu trữ ở Văn khố Hội Truyền giáo ngoài.

Chữ Quốc ngữ trong từ điển này có những thay đổi cơ bản. Cuốn “Nam Việt Dương hiệp từ vựng” của JL.Taberd xuất bản tại Sérampore 1838 đã có cách ghi gần đúng với chữ Quốc ngữ ngày nay. Vậy mà tác giả đã nói rõ là ông chỉ sửa sang lại, còn bảo lưu cách viết của Pigneaux De Béhaine. Thấy có cách viết gần gũi với chúng ta ngày nay thì thật đáng mừng nhưng giải thích sao về sự đột biến này.

Từ điển Việt – Bồ - La thuộc thế kỷ 17. Từ điển Việt – La thuộc thế kỷ 19. Người viết bài này hiểu rằng giữa hai thế kỷ ấy có một khoảng trống vắng tư liệu cần phải lấp đầy và nếu làm được thì mới giải thích được cặn kẽ những biến đổi kia.
Quả thực trong kho lưu trữ của Hội Truyền giáo nước ngoài Paris còn bảo tồn được những bức thư của các giáo dân gửi bề trên hoặc ngược lại với niên đại rõ ràng từ 1702 đến 1792. Những tài liệu này đã được công bố trong cuốn sách “Chữ Quốc ngữ thế kỷ 18”(do Đoàn Thiện Thuật sưu tầm và chủ biên, Nxb Giáo dục, 2008).

Về phần vần, xét qua những vần mà ngày nay ghi là ung, ông, ong, ta thấy như sau:

Cách viết của tác giả Việt – Latinh dù sao cũng chỉ là cách viết của một người chứ không phải của tất cả mọi người. Nói như vậy để khỏi ngộ nhận là vào thời kỳ của ông, mọi người đều viết như thế. Bên cạnh ông vẫn có người viết khác, nhưng ông đã chấp nhận một cách thì ông luôn luôn nhất quán, ông làm cho hệ thống chữ viết tiết kiệm và xoá đi được dấu vết của hệ thống chữ Bồ.

Nhưng cách viết của ông còn lâu mới thắng thế được và giành được địa vị độc tôn nếu không được JL Taberd tiếp tay.

Từ điển Nam Việt Dương hiệp Từ vựng ra đời là rất quan trọng. Nó là chỗ dựa cho mọi người muốn học chữ Quốc ngữ. Nó điển chế hoá chính tả và làm cho cách viết của Pigneaux De Béhaine lưu truyền đến ngày nay.

GS Đoàn Thiện Thuật
(Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội)

Trước khi có những đề xuất cải tiến, chữ Quốc ngữ đã được công nhận là văn tự chính thức của Việt Nam vào thế kỷ 19. Nhà cầm quyền cũng có nhiều động thái để thúc đẩy sự truyền bá chữ quốc ngữ như đưa vào quy định bổ nhiệm, thăng tiến cho quan chức hay miễn thuế cho dân ở Nam Kỳ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

HUỶ - TẠO: TỪ “GIAO HOAN”
VÀ CÂU CHUYỆN NGÔN NGỮ


Nhà nghiên cứu phê bình Đặng Tiến ở Pháp có thắc mắc: Tại sao các từ điển tiếng Việt hiện hành đều đồng loạt giải thích “giao hoan là cùng nhau vui vẻ”? Bác mỉa mai: “Tôi ngạc nhiên mà cũng có hoang tưởng lén lút”. Hoang tưởng lén lút cái gì? Hiển nhiên là nghĩ đến quan hệ tình dục. Cách giải thích của từ điển như vậy ắt người nước ngoài học tiếng Việt dễ nhầm tưởng nghĩa-đang-sử-dụng của giao hoan là cùng nhau vui vẻ, giống như “liên hoan”. Mà không chỉ người nước ngoài, nếu một thanh niên bản ngữ tưởng từ điển là chuẩn, rất dễ bị ăn tát khi nói với cô gái nào đó, rằng “anh muốn giao hoan với em”.

Một số học giả đặt hoài nghi, hay là tại thời điểm biên soạn từ điển, từ giao hoan không có nghĩa như hiện nay? Trong cảm thức của tôi, nghĩa gốc của giao hoan chỉ có thể là quan hệ xác thịt. Mà quan hệ xác thịt thì hiển nhiên là vui vẻ. Vui vẻ nhất trong mọi sự vui vẻ.

Trong một sổ tay lưu lạc của Albert Einstein có ghi lại hai điều đáng lưu ý:
– “Mọi thứ trong Vũ trụ thật sự rất đơn giản. Nếu như nó có phức tạp chút nào, thì đó là do chúng ta không suy nghĩ đúng chỗ”

– “… đừng tin những câu trả lời thông dụng hay điều mà những người khác đã nói (thậm chí nếu người đó tên là Isaac Newton”.

Albert nói cho vật lý học nhưng cũng cho tất cả.

Quả thật, mọi thứ chúng ta nhìn thấy rất đơn giản. Chúng ta vẫn thấy Mặt trời mọc hàng ngày, hoa vẫn nở, lá vẫn xanh, vẫn thấy mọi người yêu nhau và đánh nhau…
Nhưng thấy là vậy mà biết về những cái ấy, điều ấy thì lại vô cùng phức tạp. Chính Albert diễn giải học thuyết của mình mấy trăm trang cũng không ai hiểu gì cả. Không phải Albert phức tạp điều dễ hiểu thành lý thuyết mà bởi người ta quá tin vào những điều người đi trước đã nói. Té ra không phải do cái gọi là lý thuyết mà do ta cả tin, tức bị trượt vào tín điều mà không chịu động não. Hãy đặt suy nghĩ đúng chỗ là thông điệp của Albert Einstein. Mọi sự thật đơn giản, như chính cuộc sống, nhưng các học giả đã làm cho nó phức tạp.

GS. Nguyễn Huệ Chi tra vào tận gốc từ điển Trung Quốc và xác nhận:

“Từ “giao hoan” 交歡 có 4 nghĩa (đều có dẫn các câu văn cổ làm minh chứng), xếp theo thứ tự như sau:

Nghĩa 1: 與人結交而取得對方的歡心 (dữ nhân kết giao nhi thủ đắc đối phương đích hoan tâm) = kết giao với người khác và nhận được tấm lòng hoan hỷ của đối phương.
Nghĩa 2: 結好 (kết hiếu) = kết tình giao hảo;
Nghĩa 3: 一齊歡樂 (nhất tề hoan lạc) = cùng nhau vui chơi [thoả thích];
Nghĩa 4: 男女成婚或歡合 (nam nữ thành hôn hoặc hoan hợp) “Thành hôn” thì ai cũng hiểu rồi, còn chữ “hoan hợp”? Tra chữ “hoan hợp” thì có nghĩa: 因歡愛而結為夫妻 (Nhân hoan ái nhi kết vi phu thê) = nhân “hoan ái” mà kết làm vợ chồng. Lại tra chữ “hoan ái” thì có nghĩa: 男歡女愛 (nam hoan nữ ái) = trai gái yêu nhau”.

Sự phức tạp nằm ở đó. Vậy là Giáo sư tỏ ra “rất băn khoăn, vì mình vốn tin ở các học giả tiền bối, không dám phê phán họ một cách khinh suất”.

Các cụ gốc nho nhã, các cụ chỉ tin vào câu chữ của văn chương, không nhìn thấy ẩn bên trong cái từ ấy là gì cũng phải. Không khinh suất là đúng, vì nhà Nho chỉ nhìn thấy cái quần, nhưng giới bình dân thì quá quen với cái trong quần. Đơn giản cái trong quần là sự sống, niềm vui và hạnh phúc của họ. Không ngẫu nhiên mà từ giao hoan khi được Việt hoá lại mang nghĩa trần tục là chuyện quan hệ xác thịt. Không khinh suất các cụ Nho học nhưng cũng không thể coi thường giới bình dân, mặc dù giới bình dân không cần biết mặt chữ là gì. Trong trường hợp này F. Saussure đúng khi nói “người bản ngữ luôn luôn đúng”.

Tra cứu từ điển, dù có tra đến từ nguyên cũng chỉ là trên bề mặt. Trích dẫn văn chương thì càng không thể tìm ra, vì văn chương ít khi dùng nghĩa tục. Phải tra đến Kim Bình Mai thì may ra mới có thể lộ diện cảnh trai gái loã thể với cuộc ái ân đầy xác thịt đến không muốn rời ra: “Nhị nhân tựu tại viện nội đắng thượng xích thân lộ thể, tịch chẩm giao hoan, bất thăng khiển quyển” 二人就在院內凳上赤身露體, 席枕交歡, 不勝繾綣 (Đệ bát thập nhị hồi). Kim Bình Mai nổi tiếng dâm thư, cho nên mới hé lộ cách dùng từ ở nghĩa nguyên thuỷ mà chính một nhóm người có học đã cố tình làm lệch lạc, sai nghĩa hoặc mất nghĩa.

Đến đây thì chỉ có thể khảo cổ văn hoá mới thấy phần nào chiều sâu cái nghĩa bị đè lấp bởi lớp vỏ của từ. Ngôn ngữ là sản phẩm của văn hoá. Mà văn hoá thì có đến tầng tầng lớp che đậy lên sự thực.

Hoan là vui vẻ, không tra cứu cũng biết là niềm vui tinh thần. Nhưng chữ Giao, từ tố đóng vai trò chính để ghép thành giao hoan thì đáng nghi lắm khi dám bảo nó không mang nghĩa xác thịt. Chẳng lẽ nó cũng chỉ mang nghĩa tinh thần? Nếu bổ sung cho từ điển hiện nay, từ nghĩa gốc: vui vẻ với nhau, đến thêm nghĩa phái sinh: quan hệ xác thịt thì thậm vô lý. Không có chuyện ngược đời đó, cho nên các cụ gốc Nho hoặc ảnh hưởng Nho lúng túng, không đưa vào từ điển cũng phải.

Muốn biết gốc thì phải truy tự hình, đến tận giáp cốt văn, triện văn, kim văn và xa hơn cả món giáp cốt văn vốn là tự hình nguyên thuỷ kia, tức huỷ hoàn toàn cái cấu trúc bền vững đang-sử-dụng của giới Nho học còn sót lại: “giao hoan” là “cùng nhau vui vẻ”. Chỉ có làm như thế thì may ra mới thấy cái gì đang bị giấu kín hoặc bị xoá mờ đi bởi cái gọi là văn hoá mà đại diện của nó là các Cấm kỵ (Taboo) đã từng chuyển nhân loại từ tự nhiên hoang dã sang văn hoá văn minh.

Trong các từ điển Hán đều ghi nhận chữ Giao 交 có tự hình giáp cốt văn, triện văn, kim văn như sau:


Nó giống cái gì vậy? Giống một người dạng háng ra và một “vật lạ” có khấc chọt vào. Điều này làm ta liên tưởng đến hình ảnh phồn thực nguyên thuỷ trong đền cổ của  Ấn Độ giáo:


Đây là hình ảnh tả thực để sau này thành cặp Linga-Yoni. Ấn Độ giáo đã biến cái này thành các vị thần sinh diệt: Shiva, Vishnu, Brahma. Chân dung thần Shiva nguyên thuỷ được ghi nhận như là cái Linga.

Kể cả Phật giáo sau đó cũng mượn lại và biến thành A Di Đà, đẩy sự sung sướng trần tục về Tây Phương Cực Lạc:



Dù đã cố tình cắt xén, biên tập, kiểm duyệt khắt khe, cố tình xoá đi dấu vết trần tục trong quá trình kiến tạo văn hoá, nhưng vẫn còn đó, dù mờ nhạt dần, cái dấu vết mang hình hài nguyên thuỷ của chuyện xác thịt mà loài người đã từng tín ngưỡng. Rõ ràng cái Thiêng ban đầu là cái Tục, hay nói cách khác, cái Tục đã sinh ra cái Thiêng. Sự đối lập giữa Tục và Thiêng là sản phẩm của tư duy nhị nguyên, trong khi khởi thuỷ hoàn toàn nhất nguyên: Tục cũng là Thiêng và Thiêng cũng là Tục. Chính con người sau các cấm kị đã có xu hướng từ giã trần tục để tìm đến thiên đàng rồi trôi dần vào hoang tưởng.

Quay lại chữ Giao, từ tố chính của từ giao hoan. Giao ban đầu chỉ có thể là quan hệ xác thịt. Không phải không có, chính Từ điển phổ thông ghi nhận, nhưng lại xếp vào nghĩa thứ 4 sau các nghĩa tinh thần: ④ (Động) Giống đực và giống cái dâm dục. ◎Như: “giao hợp” 交合, “giao cấu” 交媾. Từ điển Thiều Chửu xếp đến nghĩa cuối cùng, nghĩa thứ 8: ⑧ Dâm dục, giống đực giống cái dâm dục với nhau gọi là giao hợp 交合, là giao cấu 交媾, v.v. Từ điển Trần Văn Chánh xếp đến thứ 9: ⑨ Sự giao hợp, sự giao phối (giữa nam nữ, đực và cái về mặt sinh dục): 交媾 Giao cấu; 虎始交 Loài hổ bắt đầu giao phối (từ tháng thứ hai cuối mùa đông) (Hoài Nam tử).

Sự thực, chữ Giao khi được cải biến thành các dạng khác mới chuyển nghĩa tinh thần. Kết hợp với bộ nữ thành 姣, nghĩa là đẹp, quyến rũ. Kết hợp với bộ nhân thành 佼 mang nghĩa bạn bè, bằng hữu. Kết hợp với bộ khẩu thành 咬 tiếng chim kêu gọi bạn. Kết hợp với bộ nguyệt thành 胶 keo sơn, kết dính.

Việc chuyển nghĩa trong giao du 交遊  đi lại chơi bời với nhau (Thiều Chửu), chẳng khác gì tiếng Việt ta dùng từ “chơi” thay cho hoạt động giao hoan ở nghĩa xác thịt!
Các nghĩa khác mang tính tinh thần của từ giao như giao thiệp, giao cảm, giao tế, giao tiếp và giao hoan dù đã xa sang địa hạt tinh thần vẫn không thoát ly khỏi cái nghĩa gốc của giao là quan hệ xác thịt. Không ngẫu nhiên mà nó tạo ra cả hệ thống: giao cấu, giao hợp, giao hoan… trong cùng một trường nghĩa. Bởi vì, theo Phân tâm học cổ mẫu, con người đã trải nghiệm thân xác và tư duy từ xác thịt của mình trước khi tư duy về vũ trụ. Chỉ vì sau đó tôn giáo ra đời mới có chuyện nói ngược, rằng Trần tục do Thiên đường sinh ra. Người ta diễn nghĩa Kinh Dịch, dù có nói đến quan hệ Trời Đất mênh mông cũng không thể quên quan hệ Nam Nữ: Thiên địa giao vạn vật hoá sinh, Nam nữ cấu tinh vạn vật hoá thuần, Thượng hạ giao nhi kì chí đồng dã…

Có thể kết luận, từ giao hoan mang nghĩa gốc phải là quan hệ xác thịt, sau được chuyển sang nghĩa tinh thần: cùng nhau vui vẻ. Nếu cập nhật vào từ điển xem nghĩa trần tục với quan hệ xác thịt kia là nghĩa phái sinh thì không thể được, vì cách làm đó chỉ có thể là nói ngược. Như vậy, chính quá trình Việt hoá chữ Hán, một cách vô thức, người Việt đã làm sống lại nghĩa tưởng chừng đã chết bởi sự cấm kỵ, đè lấp của văn hoá Nho giáo. Giao hoan chỉ quan hệ tình dục là nghĩa trường tồn, cổ sơ và cũng hiện đại, trừ phi kẻ có học cố tình che giấu hay đánh mất.

Không chỉ từ giao hoan mà điều này có thể diễn ra ở nhiều từ khác. Từ sự cấm kị, các từ dịch chuyển bằng hình thức kiểm duyệt, biên tập, cắt xén làm thay đổi hình thức lẫn nội dung. Nguyên lí dịch chuyển của S. Freud đúng cho cả ngôn ngữ như một hiện tượng tâm lý và văn hoá. Chữ ghi hình đi qua một quy trình từ tả thực rồi dịch chuyển sang biểu trưng thông qua thao tác cắt xén, biên tập, giản lược hoá, thẩm mỹ hoá, trừu tượng hoá. Nhớ có một lần, TS. Nguyễn Xuân Diện chia sẻ: chữ Tổ 祖 mang nghĩa là kẻ đầu tiên sinh ra con người lại có tự hình là cái dương vật, phản ánh sâu sắc chủ nghĩa duy dương vật (Phallogocentrism) và ý thức phụ quyền. Chữ Nữ 女 có tự hình nguyên thuỷ là cái âm vật, khi chế biến sang chữ Nôm, các cụ ta đã điểm thêm vào lỗ trống dấu chấm đọc là chữ Đĩ, phục sinh đầy đủ nghĩa trần tục của nó. Điều này không khác người bình dân gọi tên con trai, con gái bằng chính bộ phận sinh dục của chúng vì đời sống ngôn ngữ của họ nằm ngoài hàng rào cấm kỵ. Đó không phải là chuyện đùa mà là sự thật nghiêm túc.




Cấu trúc luận chủ trương nghĩa-đang-sử-dụng, bất chấp lịch sử của từ. Bởi họ quan niệm nét nghĩa đã mờ hoặc đã chết không còn giá trị. Đó là một sai lầm. Phân tâm học và Giải cấu trúc xem cái đã mờ, thậm chí tưởng chừng đã chết lại không bao giờ chết. Nó sẽ tồn tại bên dưới ngôn từ, J. Lacan gọi là phần Thực luôn bị che giấu, vắng mặt và không thể diễn tả bởi Cấm kỵ. Ngôn ngữ hình thành từ cái Thực (Real) theo thị giác, kích thích Tưởng tượng (Image) và cuối cùng kết tinh ở dạng Biểu trưng (Symbolic). Có nghĩa là ngôn-ngữ-đang-sử-dụng là dạng Biểu trưng do cả một quá trình kiến tạo dưới áp lực của Cấm kị (Taboo) bằng hình thức cắt xén, biên tập, kiểm duyệt. Nghĩa do đó thường bị trượt (glissement) trên các Biểu trưng và Chuỗi biểu đạt. Nhưng theo Lacan, trong khi Biểu trưng thuộc quyền lực kìm nén dục vọng, đẩy cái Thực xuống tầng sâu, thì cái Thực vẫn luôn có xu hướng trồi lên và sẽ được đánh thức, đồng thời gia tăng theo tưởng tượng trong vô thức. Ngôn ngữ không chỉ là sản phẩm của ý thức như cấu trúc luận quan niệm mà còn là vô thức. Derrida gọi các dấu hiệu chìm lấp ấy là các “vết mờ”, tức không bao giờ mất đi và luôn mang tính dự phòng cho nhiều cách diễn giải. Với người sử dụng bình thường, có thể họ chỉ biết nghĩa-đang-sử-dụng, nhưng nhà nghiên cứu thì phải biết cả lịch sử của từ, làm hiện các vết mờ để gia tăng về nghĩa. Thực chất, ngay cả người bình thường, ngôn ngữ trong cảm thức của họ cũng luôn có tính dự phòng trong vô thức, trong một tình huống nào đó phần vết mờ sẽ hiện ra đầy đủ. Các trường hợp lấy cái bị giấu kín để đặt tên con, gọi cái bị giấu kín ra để chửi, để văng tục, nói nhịu đều thuộc hiện tượng đó.

Hệ luận mà Derrida đã chỉ ra, do chữ viết ghi âm đã đánh lừa chúng ta, bản thân chữ viết là không võ đoán, rõ nhất là trong chữ ghi hình. Với lối ghi hình theo thị giác, ngôn ngữ cổ sơ của loài người gần với tự nhiên và từng là ngôn ngữ chung của nhân loại, không phân biệt khu vực, địa cư và chủng tộc. Có lẽ vì thế mà,  nếu nhìn dưới góc nhìn giải huyền thoại, ta dễ nhận ra một sự thật trong câu chuyện về tháp Babel trong Sáng thế ký. Chuyện kể rằng,  sau Đại hồng thuỷ, một nhóm người và các thế hệ tiếp theo nói cùng một thứ ngôn ngữ và di trú từ phía đông, đã tham gia vào việc xây dựng tháp Babel với tham vọng xây nên một toà tháp thật to lớn đến mức đỉnh của nó chạm đến Thiên đường. Sự thống nhất ngôn ngữ mang lại sức mạnh cho con người đến mức có thể cạnh tranh với sự vĩ đại của Thiên Chúa. Nhưng điều gì đã xảy ra? Kinh Thánh ghi: Vì sự kiêu ngạo này, Thiên Chúa ngăn chặn việc xây dựng tháp một cách không đổ máu bằng cách gây ra một sự xáo trộn và bất đồng của tiếng nói, và do khó khăn về giao tiếp không thể vượt qua, những người xây dựng đã từ bỏ dự án và tản ra trên khắp trái đất. (Gen 11,7,8 EU). Hậu quả sự ngăn chặn của Thiên Chúa trong câu chuyện phản ánh hậu quả tất yếu của Cấm kỵ và triết lý hai mặt về sự phát triển và tha hoá của ngôn ngữ: càng đa dạng càng phức tạp dễ gây chia rẽ và rối loạn, nhưng nó cũng phản ánh sâu sắc sự vận động tất yếu từ nhất nguyên đến đa nguyên của ngôn ngữ. Sự chia rẽ và rối loạn đó chỉ có thể là bởi sự đánh mất chữ viết ghi hình và sự biến động của ngôn ngữ dưới dạng âm thanh, mà kết quả là chữ viết ghi âm ra đời với những ưu điểm về sự ghi lại âm thanh, giản lược cùng khả năng trừu tượng hoá tư tưởng, nhưng lại mang nhược điểm về sự võ đoán và mất hẳn chức năng giao tiếp phổ quát toàn cầu.

Đến đây có thể kết luận điều mà tôi từng xác quyết: chữ Hán không phải độc quyền của người Hán. Nó là ngôn ngữ nguyên thuỷ của loài người đã bị người Hán độc chiếm thành của riêng.

CHU MỘNG LONG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

AO TA, AO NGƯỜI


Cái câu ca dao: “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” thường được các nhà giáo, nhà văn hoá láo đem ra khoe khoang về truyền thống thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn của người Việt. Riêng tôi luôn luôn hoài nghi, vì cả đằng trước lẫn đằng sau ngôn từ của câu ca dao ấy, kết hợp với sự thật trong tâm lí và đời sống người Việt, chẳng có gì đáng tin.

Ở đằng trước, tức tiền giả định ngôn ngữ, có một khoảng trống ngôn từ, tức cái hiện thực không được nói đến hay cố tình che giấu: ta đã đi và tắm nhiều ao người, để rồi bây giờ mới ngẫm ra được điều đang nói đến. Bởi vì, động từ “về” luôn có tiền giả định là “đi”, kéo theo so sánh “ao ta” thì trước đó phải là “ao người”. Vậy là, ngay cái tiền giả định đã chứng minh về sự không thuỷ chung, nếu không nói là “phản bội”, trong một hoàn cảnh, quan hệ nào đó.

Nếu đặt câu này trong quan hệ tình yêu, vợ chồng, với hoàn cảnh anh chồng nào đó chán vợ đi tìm của lạ, khi quay về nịnh vợ với câu ca dao này, tôi dám chắc bà vợ sâu sắc sẽ hỏi: Tắm bao nhiêu ao rồi để biết ao mình hơn???

Tất nhiên, câu ca dao ấy không chỉ áp vào cho câu chuyện tình yêu, tình nghĩa vợ chồng hạn hẹp.

Bây giờ hãy xét đằng sau, tức nghĩa hàm ngôn của câu ca dao. Khi dùng mệnh đề “dù A dù B”, A đối lập với B, cái mệnh đề ấy luôn mang nghĩa là sự cùng đường, bế tắc, cực chẳng đã. Ví như cách nói dù xấu dù đẹp, dù sướng dù khổ, dù no dù đói… Đó là dạng bùa chú để tự an ủi, phép thắng lợi tinh thần kiểu AQ. Cho nên nói “ao nhà vẫn hơn” thì lại mang nghĩa ngược: hơn mà chẳng hơn. Có nghĩa là người đi đã cùng đường, bất đắc chí thì về lại với nhà mình và tự an ủi, nếu không nói đang che đậy một sự xấu hổ, tủi nhục.

“Ao nhà”, “ao người” đều là những ẩn dụ cho không gian, giữa ở và đi, giữa nơi trói buộc và chân trời tự do, giữa cầm tù và giải phóng. Nó có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, không chỉ đi tìm hạnh phúc tình yêu mà cho mọi cuộc mưu sinh. Tôi dám cả quyết, câu ca dao trên không có logic nào để nói rằng: kẻ đi tìm hạnh phúc hay tự do giải phóng khi do năng lực cá nhân mà rơi vào bế tắc cùng đường rồi buộc phải về nơi mình đã bỏ đi lại là sự thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn!

Dùng từ “phản bội” là tôi đặt giả thiết cho quan hệ vợ chồng, đáng trách cho những đấng lang quân nào chán vợ đi tìm nguồn vui khác. Nhưng nếu một bà vợ mà để cho chồng chán đến bỏ nhà đi tìm hạnh phúc thì lỗi cũng phần nào thuộc về bà vợ ấy. Nói thật, không có sự thuỷ chung nào khi đã có sự chán nhau.

Trong các quan hệ khác, càng không thể áp đặt truyền thống thuỷ chung, đạo lí uống nước nhớ nguồn hay sự phản bội vào đây được.

Việc 12/13 nhà leo núi đã leo lên đến đỉnh và đi tìm một thiên đường khác cho mình là hoàn toàn chính đáng. Chẳng lẽ bắt các em phải tuột xuống lại cái hố của sự nghiệp mà các em thừa biết sẽ chết mòn trong đó, mọi sự tung hê về vinh quang với cái vòng nguyệt quế mà các em từng đeo lên cổ chắc gì đã là sự thật, nó có bảo hiểm được một tương lai đàng hoàng cho sự nghiệp của các em không?

Đường lên đỉnh Olympia chỉ là cái bệ phóng để các em phóng đến chân trời tự do sáng tạo chứ không phải để về quê hương chấp nhận bị cầm tù trong cái gánh nặng áo cơm ghì sát đất.

Tôi, cũng như tác giả của bài báo trên Vietnamnet, chúc mừng 12 em đã biết cái hạnh phúc của việc “Ta đi ta tắm ao người”, vì đó là chân trời khai phóng cho trí tuệ, tài năng. Khoa học hay nghệ thuật không có biên giới. Chẳng phải PTT Vũ Đức Đam muốn chúng ta đào tạo ra những “công dân toàn cầu” sao? Mọi thành tựu của ai, dân tộc nào rồi cũng đều phải đóng góp chung vào di sản nhân loại. Có điều mảnh đất nào ươm mầm và chăm tốt cho tài năng, sáng tạo, để nó không bị chết mòn. Như Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn đã lựa chọn ấy! Chẳng lẽ phải mang chiếc đàn piano danh giá của anh về Việt Nam chấp nhận đàn gảy tai trâu?!

Tôi, tài hèn phận mỏng, cho đến giờ đành chấp nhận quẩn quanh với cái “ao nhà” tắm chung với vịt, với đỉa, chứ nếu có đủ điều kiện, đủ năng lực, xin nói thật, có bị chửi là “đồ phản bội” thì cũng quyết bỏ “ao nhà” mà sang tắm “ao người” một phen cho thoả chí bình sinh!

Và còn lại một nhà vô địch kia… Bây giờ em đã phải trở về nhà lập nghiệp… Và tôi chỉ lo,… khi em không được trang bị những kiến thức mà các em sinh viên ở “ao nhà” buộc phải học ấy, liệu em sẽ làm được gì?

Chắc chắn báo chí sẽ săn tìm em để phóng vấn phỏng véo về tình yêu đất nước quê hương, về đạo lí thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn, xin em đừng trả lời bằng câu ca dao này nhé: “Ta về ta tắm ao ta./ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”!

Câu ca dao ấy không phải tự an ủi thì cũng là biểu hiện của thói đạo đức giả!

CHU MỘNG LONG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

NHŨN NHƯ CON CHI CHI


“Nhũn như con chi chi” là câu thành ngữ hay được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, ý để chỉ những người có thường nhún nhường thái quá hoặc hay sợ sệt trước những người khác, không có chính kiến, lập trường bản thân.

Tuy nhiên, việc con chi chi là con gì, chúng có thật sự tồn tại không hay chỉ là sản phẩm của văn hoá dân gian như thuồng luồng, hà bá thì vẫn gây nhiều tranh cãi.

Chuyên gia lý giải

Theo PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, câu thành ngữ trên dùng để chỉ những người có thái độ lép vế, bị động hay quá e dè người khác. Ngoài ra, con chi chi có thể là 1 loài cá nhỏ, có thân mềm và vô cùng yếu đuối, thậm chí, chỉ cần vớt lên bờ để 1 lúc là chúng tự tan ra hết.

Điều này có vẻ khá phù hợp với lời ăn tiếng nói, cách ví von so sánh của ông cha ta ngày xưa khi thường xuyên sử dụng hình ảnh các loài vật để phản ánh sự vật, sự việc, ví dụ như: Mồm mép tép nhảy, đông như kiến cỏ, ngựa quen đường cũ....

Nếu nói vậy, chi chi là 1 loài cá có thật. Tuy nhiên, nhiều luồng ý kiến không đồng tình với quan điểm trên.

TS. Nguyễn Kim Sơn, một chuyên gia về cá, thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật cho biết, hiện nay không tìm thấy loài cá nào có tên là chi chi hay có những đặc điểm giống như mô tả trên. Cũng theo đó, TS Kim Sơn chia sẻ thêm:

“Tôi đã đi khắp nơi, tìm hiểu về đủ loài cá mà chưa từng nghe ai nói hoặc gặp ở đâu loài cá này. Tìm hiểu qua sách vở cũng không thấy, nên khả năng đó là một loài cá là vô cùng thấp”.

Trên thực tế, ở những vùng ven biển cửa sông Việt Nam, có tồn tài 1 loại cá thân mềm, dài khoảng 20-30cm, thân hình trong suốt; khi bị bắt lên bờ cùng thường nhũn ra và hay được người dân đem đi nấu canh. Nhưng đó các nhà khoa học, đó là cá khoai chứ không phải là chi chi.

Giả thiết thứ 2, cũng theo TS. Kim Sơn, chi chi cũng có thể là quân bài chi chi trong bộ chắn vì đây là 1 con rất yếu và con bài nào khác cũng có thể đè được. Tuy nhiên, cũng không có nhiều ý kiến tán đồng với giả thiết này.

Theo như GS. Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong dân gian Việt Nam có rất nhiều sinh vật chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của người dân, việc bóc tách và cố tìm chính xác đó là con gì thực sự rất khó. Và chi chi cũng rất có thể chỉ là 1 sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú.

“Rất có thể chi chi là một loài cụ thể nào đó, người ta sẽ tìm ra, hoặc cũng không bao giờ tìm ra đó là loài gì. Dù có thế thì câu nói “nhũn như con chi chi” vẫn được người ta vận dụng và vẫn hiểu nghĩa của nó là gì.

Dù nó là một hình ảnh xấu mà người xưa không tiện nói ra, dùng bằng tư “chi chi” hay nó là một con cá có thật thì điều này cũng thể hiện những tài năng nhất định trong cách sử dụng ngôn ngữ của người xưa. Việc lý giải đến tận cùng xem đó là loại vật chất gì trong khi nó chỉ có trong tưởng tượng, thì đương nhiên sẽ thất bại”, GS Ngô Đức Thịnh chia sẻ.

Trí Thức Trẻ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

NHŨN NHƯ CON CHI CHI


“Nhũn như con chi chi” là câu thành ngữ hay được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, ý để chỉ những người có thường nhún nhường thái quá hoặc hay sợ sệt trước những người khác, không có chính kiến, lập trường bản thân.

Tuy nhiên, việc con chi chi là con gì, chúng có thật sự tồn tại không hay chỉ là sản phẩm của văn hoá dân gian như thuồng luồng, hà bá thì vẫn gây nhiều tranh cãi.

Chuyên gia lý giải

Theo PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, câu thành ngữ trên dùng để chỉ những người có thái độ lép vế, bị động hay quá e dè người khác. Ngoài ra, con chi chi có thể là 1 loài cá nhỏ, có thân mềm và vô cùng yếu đuối, thậm chí, chỉ cần vớt lên bờ để 1 lúc là chúng tự tan ra hết.

Điều này có vẻ khá phù hợp với lời ăn tiếng nói, cách ví von so sánh của ông cha ta ngày xưa khi thường xuyên sử dụng hình ảnh các loài vật để phản ánh sự vật, sự việc, ví dụ như: Mồm mép tép nhảy, đông như kiến cỏ, ngựa quen đường cũ....

Nếu nói vậy, chi chi là 1 loài cá có thật. Tuy nhiên, nhiều luồng ý kiến không đồng tình với quan điểm trên.

TS. Nguyễn Kim Sơn, một chuyên gia về cá, thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật cho biết, hiện nay không tìm thấy loài cá nào có tên là chi chi hay có những đặc điểm giống như mô tả trên. Cũng theo đó, TS Kim Sơn chia sẻ thêm:

“Tôi đã đi khắp nơi, tìm hiểu về đủ loài cá mà chưa từng nghe ai nói hoặc gặp ở đâu loài cá này. Tìm hiểu qua sách vở cũng không thấy, nên khả năng đó là một loài cá là vô cùng thấp”.

Trên thực tế, ở những vùng ven biển cửa sông Việt Nam, có tồn tài 1 loại cá thân mềm, dài khoảng 20-30cm, thân hình trong suốt; khi bị bắt lên bờ cùng thường nhũn ra và hay được người dân đem đi nấu canh. Nhưng đó các nhà khoa học, đó là cá khoai chứ không phải là chi chi.

Giả thiết thứ 2, cũng theo TS. Kim Sơn, chi chi cũng có thể là quân bài chi chi trong bộ chắn vì đây là 1 con rất yếu và con bài nào khác cũng có thể đè được. Tuy nhiên, cũng không có nhiều ý kiến tán đồng với giả thiết này.

Theo như GS. Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong dân gian Việt Nam có rất nhiều sinh vật chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của người dân, việc bóc tách và cố tìm chính xác đó là con gì thực sự rất khó. Và chi chi cũng rất có thể chỉ là 1 sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú.

“Rất có thể chi chi là một loài cụ thể nào đó, người ta sẽ tìm ra, hoặc cũng không bao giờ tìm ra đó là loài gì. Dù có thế thì câu nói “nhũn như con chi chi” vẫn được người ta vận dụng và vẫn hiểu nghĩa của nó là gì.

Dù nó là một hình ảnh xấu mà người xưa không tiện nói ra, dùng bằng tư “chi chi” hay nó là một con cá có thật thì điều này cũng thể hiện những tài năng nhất định trong cách sử dụng ngôn ngữ của người xưa. Việc lý giải đến tận cùng xem đó là loại vật chất gì trong khi nó chỉ có trong tưởng tượng, thì đương nhiên sẽ thất bại”, GS Ngô Đức Thịnh chia sẻ.

Trí Thức Trẻ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

ĐỒNG CAM CỘNG KHỔ
(同甘共苦)


Người bạn điện thoại cho tôi, hỏi bác cái này “đồng cam cộng khổ”, chữ “cam” và “khổ” nghĩa là gì? Con tôi học lớp 12 nói cô giáo dạy văn giảng “cam” là ngọt và “khổ” là đắng, có nghĩa là chia ngọt sẻ bùi, sướng khổ có nhau. Tôi thì lại nghĩ “cam” là cam chịu, còn “khổ” là khổ sở, “đồng cam cộng khổ” là cùng cam chịu khi khổ sở, nói lên sự đồng lòng luôn có nhau khi gặp hoàn cảnh khó khăn.

Đây là một câu thành ngữ thỉnh thoảng có nghe, với nghĩa được giảng là chia ngọt sẻ bùi, sướng khổ có nhau như cô giáo dạy của con người bạn đã giảng. Những quyển từ điển chẳng hạn như Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giải thích đồng cam cộng khổ: vui sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu, trong mọi hoàn cảnh đều có bên nhau. Hoặc như quyển Từ điển từ Hán-Việt do Lại Cao Nguyên chủ biên (NXB Khoa Học Xã Hội-2007) giải nghĩa đồng cam cộng khổ (同甘共苦): Chia ngọt sẻ bùi, sướng khổ có nhau. Quyển Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung-Vũ Thuỳ Anh-Vũ Quang Hào giải nghĩa rõ hơn về từ ngữ đồng cam cộng khổ: (cam: vị ngọt, khổ: vị đắng). Vui sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu, trong mọi hoàn cảnh đều có nhau.

Theo quyển từ điển Thành ngữ điển cố Trung Quốc do GS. Lê Huy Tiêu biên dịch (NXB Khoa Học Xã Hội-1993), giải nghĩa Đồng cam cộng khổ có nguồn gốc từ Hoài Nam Tử (thiên Binh Lược Huấn) “Tướng lãnh phải đồng cam khổ với binh lính, cùng chịu đói chịu lạnh với họ, có thế binh sĩ mới có thể hết lòng vì mình. Đời sau đổi đồng cam khổ thành đồng cam cộng khổ”.

Qua cách giải nghĩa của những quyển từ điển bên trên nhận thấy đa số giải nghĩa nguyên câu là vui sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu, chia ngọt sẻ bùi, nghĩa là chữ “cam” và “khổ” có ý nghĩa trái ngược (ngọt-đắng).

Nhưng tôi cũng chú ý đến giải thích của quyển từ điển Thành ngữ điển cố Trung Quốc do GS. Lê Huy Tiêu biên dịch. Theo quyển từ điển này thì Đồng cam cộng khổ có nguồn gốc từ Hoài Nam Tử (thiên Binh Lược Huấn) “Tướng lãnh phải đồng cam khổ với binh lính, cùng chịu đói chịu lạnh với họ, có thế binh sĩ mới có thể hết lòng vì mình. Đời sau đổi đồng cam khổ thành đồng cam cộng khổ”. Cách giải thích này ghi nhận đồng cam khổhay đồng cam cộng khổ có nguồn gốc từ Hoài Nam Tử (thiên Binh Lực) với ý nghĩa  “Tướng lãnh phải đồng cam khổ với binh lính, Cùng chịu đói chịu lạnh với họ, như vậy chỉ nói cùng (cam) chịu đói chịu lạnh (khổ), chứ không nhắc đến ý nghĩa của “cam” là ngọt bùi, vui sướng.

Tôi thử tra tiếp hai chữ “cam” và “khổ” xem chữ “cam” với ý nghĩa là ngọt có khác với chữ “cam” với nghĩa là cam chịu không? và chữ “khổ” có ý nghĩa làđắng có khác với chữ “khổ” với nghĩa là khổ sở, khốn khổ không? Theo Từ điển Hán-Việt của Thiều Chửu thì chữ “cam” (甘) có 6 nghĩa, nghĩa 1. là ngọt, nghĩa 3. là cam làm, cam chịu. Chữ “khổ” (苦) cũng có 6 nghĩa, nghĩa 1. làđắng, nghĩa 2. là khốn khổ, tân khổ. Như vậy nếu xét về “mặt chữ” thì “cam” có nghĩa là ngọt và cam chịu là một chữ, và “khổ” có nghĩa là đắng và khốn khổ cũng là một chữ.

Như vậy nếu hiểu theo người bạn của tôi “Đồng cam cộng khổ”, với nghĩa “cam” là cam chịu, và “khổ” là khổ sở, và với ý nghĩa là cùng cam chịu khi khổ sở, nói lên sự đồng lòng luôn có nhau khi gặp hoàn cảnh khó khăn, như bạn nói, thì cũng hoàn toàn đúng, cách hiểu này tương tự như cách giải thích trong quyển từ điển Thành ngữ điển cố Trung Quốc do GS. Lê Huy Tiêu biên dịch, không hề sai về mặt chữ và nghĩa.Tuy nhiên nghĩa của câu thành ngữ đồng cam cộng khổ thường được hiểu là chia ngọt sẻ bùi, sướng khổ có nhau, với “cam” là ngọt và “khổ” là đắng, như nhiều quyển từ điển đã giải thích. Hai chữ đối lập “cam” và “khổ” ngọt và đắng, tượng trưng ngọt-bùi, sướng-khổ, là những cách ví von thường thấy trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.

Bạn nào có cao kiến xin cho biết thêm với.

Phạm Ngọc Hiệp
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

ĐÈO HEO HÚT GIÓ


Người ta hay dùng thành ngữ “Đèo heo hút gió” để nói về một nơi hoang vu, vắng vẻ, ít người qua lại, điều này thì đã rõ, tất cả các từ điển về thành ngữ, tục ngữ xưa nay đều giải thích như thế. Chẳng hạn Từ điển Thành ngữ Tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (NXB Văn Học-2010), ghi: đèo heo hút gió,Nói những nơi rừng núi xa xôi, hẻo lánh. Hay Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào (NXB Văn Hoá - Thông Tin-1998): Đèo heo hút gió, Nơi rừng núi hoang vu, xa xôi, vắng vẻ. Những quyển từ điển này chỉ giải thích ý của thành ngữ, chứ không đi sâu vào giải thích từ nguyên.

Tôi thử xem những ý tứ gì trong thành ngữ “Đèo heo hút gió” để cho ta hiểu, hay để những từ điển giải thích là “Nơi rừng núi hoang vu, xa xôi, vắng vẻ”.Trước hết đây là một thành ngữ gồm bốn từ, khá thông dụng trong thành ngữ Việt Nam, chẳng hạn như “Mưa thuận gió hoà”, “Quạ tha diều mổ”, “Giấy trắng mực đen”, “Con dại cái mang”, “Bỏ mồi bắt bóng”... và còn rất nhiều nữa. Những đặc trưng của thành ngữ này là “ý nghĩa đi từng cặp từ”, đối nhau, bổ túc nghĩa cho nhau, như “Mưa thuận (thì) gió hoà”, “Quạ tha (lại bị) diều mổ”, “Giấy trắng (thì có) mực đen”, “Con dại (thì) cái (phải) mang”, “Bỏ mồi (để) bắt bóng”... Nếu thành ngữ “Đèo heo hút gió” mà phân tích như thế sẽ ra sao? “Đèo heo - hút gió”, “Đèo heo” có nghĩa là gì? để “dẫn tới” “hút gió”? “Đèo” có phải là “ngọn đèo (núi)” hay không? Hình như khi ta hiểu cả thành ngữ “Đèo heo hút gió” là “Nơi rừng núi hoang vu, xa xôi, vắng vẻ”, có vẻ như ta đã bị ảnh hưởng của hai từ “heo hút” (chữ thứ nhì và thứ ba trong thành ngữ), có nghĩa là nơi xa xôi, vắng vẻ. Như vậy thành ngữ này khi đọc phải ngắt quãng “Đèo heo hút - gió”, chứ không phải là “Đèo heo - hút gió” nữa. Nếu đọc “Đèo heo hút - gió”, nghe như một bài Haiku của Nhật vậy... Như bài thơ “Trên cành khô - cánh quạ đậu - chiều thu”, hoặc “Trong thinh lặng - tiếng một con ếch nhảy xuống ao - tõm”...

Quyển Từ điển Thành ngữ Việt Nam của Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (NXB Văn Hoá - Thông Tin-1994), đi sâu vào chi tiết hơn, giải thích: Đèo heo hút gió, Nơi rừng núi hoang vắng, ít người qua lại, hoặc nơi xa xôi cách trở, ở các vùng miền nói chung. (heo: gió; hút: luồng xoáy gió). Việt Nam Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Hanoi-1931) giải thích từ Heo.Gió lạnh mùa thu. Heo may. Gió tây-bắc. Như vậy ta có thể hiểu theo cách giải thích của Từ điển của nhóm Nguyễn Như Ý, Đèo heo: đèo gió, hút gió: luồng gió xoáy, Đèo heo hút gió, Đèo gió có luồng gió xoáy.

Trong tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư số 4(12) tháng 7-2011, có bài ĐÈO HEO HÚT GIÓ HAY ĐÈO NEO HÚT GIÓ? Của tác giả Đỗ Thị Thu Hương (ThS Ngôn ngữ học, Trường đại học Sư phạm Hà Nội). Trong bài viết có đoạn: “Trong Tiếng Việt tinh nghĩa, tác giả Trịnh Mạnh đã giải thích thành ngữ này như sau:  “Chinh là “đèo neo hút gió” bị nói chệch đi. Ngày trước, đường quốc lộ đi từ Thăng Long lên ải Nam Quan phải đi qua đèo Neo (một đèo gần thị xã Bắc Giang bây giờ). Tiễn người đi sứ sang Trung Quốc, bạn bè dù thân thiết cũng chỉ đi tiễn đến đèo Neo, đặt rượu tiễn hành rồi quay về. Người đi sứ phải đi vào đoạn đường rừng hoang vắng để lên cửa ải”.

Trong bài viết có nói tác giả Trịnh Mạnh đã cất công đến tận đèo Neo, nằm ở huyện Yên Dũng tĩnh Bắc Giang. Bây giờ tuy không còn hoang vu hiểm trở như xưa, nhưng vẫn còn là một nơi vắng vẻ, ít người qua lại, và từ “đèo Neo hút gió” đã chuyển thành “đèo heo hút gió”. Đây cũng là một cách giải thích nguồn gốc của thành ngữ.

Trong hai cách giải thích như trên thì “trật tự” thông thường của thành ngữ “Đèo heo hút gió” đã được “phục hồi”, nghĩa là thành ngữ bốn từ (chữ) này được chia làm hai vế “Đèo heo” và “hút gió”.

Qua những lý giải trên, như trong từ điển của nhóm Nguyễn Như Ý, và bài viết của tác giả Đỗ Thị Thu Hương, ý nghĩa nguồn gốc của thành ngữ “Đèo heo hút gió” đã khác nhau, nhưng từ “Đèo” vẫn được hiểu là “ngọn đèo”. Nhưng trong quyển Việt Nam Tự điển của Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ (NXB Khai Trí Saigon-1970), trong phần phụ lục, giải thích tục ngữ, thành ngữ, đã giải thích thành ngữ “Đèo heo hút gió” như sau: thng. Tức Đìu hiu hắt gió, trên núi cao vắng vẻ, lúc nào cũng có gió. Tuy nghĩa tổng quát của thành ngữ vẫn có nói tới “núi cao vắng vẻ”, nhưng khi chuyển “Đèo heo hút gió” thành “Đìu hiu hắt gió”, thì ta có hai vế “Đèo heo - Đìu hiu”, và “hút gió - hắt gió”. “Đìu hiu” là tính từ, Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) giải thích là “vắng vẻ và buồn bã”, ở đây đã mất hẳn ý nghĩa của từ “Đèo” có nghĩa là “ngọn đèo” (ở vùng núi).

Một thành ngữ chỉ gồm có bốn chữ “Đèo heo hút gió”, nghĩa tổng quát ai cũng hiểu như nhau, nhưng khi đi vào phân tích từ nguyên, thì mỗi nơi lại giải thích mỗi khác, thật thú vị.

Phạm Ngọc Hiệp
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [45] [46] [47] [48] [49] [50] [51] ... ›Trang sau »Trang cuối