Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [43] [44] [45] [46] [47] [48] [49] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

QUẠ ĂN DƯA BẮT CÒ DÃI NẮNG


Tục ngữ Việt Nam có câu: “Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng”. Nghĩa bóng được một số cuốn Từ điển giải thích như sau:  

-“Từ điển tiếng Việt” (Ban biên soạn chuyên từ điển New Era): “Câu này nói đến lối xử kiện không công bằng của một số quan lại ngày xưa: kẻ có tội thì không phạt, lại phạt oan uổng người vô tội.”

-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân) “Ý nói: bắt người vô tội chịu hình phạt thay người có tội.”

-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung-Vũ Thuý Anh-Vũ Quang Hào): “ x.Quýt làm cam chịu.” Câu “Quýt làm cam chịu” được sách này giải thích:“Kẻ gây lầm lỗi để người khác gần gũi phải oan uổng, gánh chịu hậu quả. [Chó đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn; Ốc làm chẳng nên thì sên phải chịu; Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng]

-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Quạ muốn ăn dưa nhưng lại bắt cò phải dãi nắng (để kiếm dưa về cho mình). Hay dùng với ẩn ý: nh. Kẻ ăn  rươi, người chịu bão. Câu “Kẻ ăn rươi người chịu bão” được Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương giải thích: “Kẻ muốn ăn rươi nhưng lại bắt người khác phải dầm mưa bão để vớt về cho mình. Hay dùng với ẩn ý: nh. Ngồi mát ăn bát vàng.”

Một số người khác hiểu là áp bức, bất công.

Vấn đề đặt ra, nếu nghĩa bóng của câu tục ngữ như trên, nghĩa đen được hiểu như thế nào? Với các câu “Quýt làm cam chịu”; “Chó đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn”; Ốc làm chẳng nên thì sên phải chịu”…thủ phạm và kẻ gánh chịu hậu quả đều cùng dòng giống (cam và quýt; chó đen và chó trắng; ốc và ốc sên), tập tính, ăn uống…giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn, bị oan uổng, tai bay vạ gió. Đàng này, quạ và cò là hai giống khác nhau, môi trường kiếm ăn cũng không hề liên quan đến nhau. Trong thực tế làm gì có chuyện con “Quạ muốn ăn dưa nhưng lại bắt cò phải dãi nắng (để kiếm dưa về cho mình)”? Vậy, tại sao lại có chuyện “Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng”?

Theo tôi, câu tục ngữ có nghĩa đen như sau:

Quạ là giống chim thông minh, đa thực. Chúng biết sử dụng một số “công cụ” để kiếm thức ăn, nước uống. Ngoài gà con, chim non, trứng, các loại xác chết...chúng còn rất thích ăn hoa quả…Vào mùa mít rừng chín, chúng khoét vỏ, chui đầu vào mổ ăn, con nào con nấy đầu trọc lóc do bị nhựa mít “vặt” hết lông. Đặc biệt, quạ rất thích ăn dưa hấu. Thời tiết nắng nóng, đàn quạ “phàm ăn tục uống” thường “giải” cơn đói, cơn khát bằng cách sà xuống những ruộng dưa... Thế nên xưa kia, nông dân phải đuổi quạ, chim, thú... bằng cách làm hình nộm đội nón lá, mặc áo tơi, tay cầm chiếc gậy một đầu phất phơ mảnh ni lông đứng “canh” dưa (Câu thành ngữ “Bù nhìn giữ dưa” hay “Như thằng trơi dưa” chính là nói đến hình nộm này).

Tục ngữ có câu “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”. Dưa hấu là cây trồng xứ nhiệt đới, ưa ánh sáng mạnh, chịu hạn tốt, không chịu được úng. Năm nào ít nắng, nhiều mưa, thiếu ánh sáng, dưa dễ nhiễm bệnh, trái non rụng nhiều, năng suất giảm. Đặc biệt, nếu thời kỳ quả chín mà gặp mưa nhiều, dưa hấu sẽ rất nhạt. Bởi vậy, trời càng nắng nóng, độ đường trong dưa càng cao thì lũ quạ càng được chén những quả dưa ngọt lành. Trong khi đó, cò không ăn được dưa. Thức ăn của loài chim này là tôm tép, cá con, côn trùng…thường chỉ sẵn có ở môi trường nước nổi. Mưa nhiều, tôm tép “văng mình”, bơi lội tung tăng mới là điều kiện kiếm ăn “lý tưởng” của cò. Không ăn được dưa, nhưng cò lại phải chịu đặc điểm thời tiết nắng nóng chang chang, đôi khi làm cạn nước, chết hết cá tôm, ảnh hưởng đến môi trường kiếm ăn. Rõ là “Quạ ăn dưa, bắt cò dãi nắng”! Dĩ nhiên, khác hẳn với“Quýt làm cam chịu”; “Chó đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn”; “Ốc làm chẳng nên thì sên phải chịu”… trong trường hợp này, con quạ hoàn toàn “vô can”!

Như vậy, câu tục ngữ “Quạ ăn dưa, bắt cò dãi nắng” ý nói: cùng một điều kiện, hoàn cảnh nhưng kẻ thì được hưởng lợi, người lại gánh chịu hậu quả. Ví dụ: thời tiết nắng nóng, hạn hán, dân kinh doanh du lịch biển thì “hốt bạc”, trong khi đó nhà nông lại “lãnh đủ”. Nếu hiểu “Câu này nói đến lối xử kiện không công bằng của một số quan lại ngày xưa: kẻ có tội thì không phạt, lại phạt oan uổng người vô tội.” thì hình thức của câu tục ngữ phải là (ví dụ): “Quạ ăn dưa, cò sập bẫy” (Giả sử: Quạ ăn, phá dưa xong bay đi. Hôm sau chủ ruộng đặt bẫy, chẳng may cò lớ ngớ bước vào ruộng dưa...thế là “dính”).

 Đồng nghĩa với “Quạ ăn dưa, bắt cò dãi nắng” là câu “Kẻ ăn rươi, người chịu bão”. Tuy nhiên, “Kẻ ăn rươi, người chịu bão” hoàn toàn không phải như cách giải thích của Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương.

HOÀNG TUẤN CÔNG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

MỖI CÂU TỤC NGỮ
MỘT NỬA LỜI KHUYÊN


Liệu hai câu tục ngữ
Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn?
Để giải đáp được câu hỏi đó, có lẽ trước hết tôi phải cùng các em tìm hiểu ngữ nghĩa của từng câu. Đọc qua, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra là cấu trúc kết hợp trong hai câu là khá rõ ràng, tường minh (không qua một cấu trúc ẩn dụ). Không thầy đố mày làm nên (hoặc Không thầy đố mầy làm nên) là một phát ngôn khẳng định rõ ràng, dứt khoát về vai trò của người thầy dạy. Đã đi học là phải có hai đối tượng: người dạy (thầy (cô) giáo) và người học (học sinh). Người thầy có sứ mệnh truyền thụ các kiến thức cho học trò theo một chương trình cần tuân thủ trong SGK. Và dù có sách trong tay, học sinh chúng ta vẫn rất cần sự chỉ bảo, hướng dẫn, uốn nắn của các thầy để các em có thể tiếp cận và tiếp thu tri thức một cách tốt nhất. Đó chính là phương pháp, là kĩ năng học sao cho tốt.

Phương pháp tốt giúp cho các em không “học một biết một” mà làm sao phải “học một biết mười” (hoặc hơn thế nữa). Thầy đâu chỉ thực hiện chức năng “cầm tay chỉ việc” mà phải chỉ ra đường hướng, cách thức, kĩ năng... Cũng giống như Khổng Tử ngày xưa đem những câu chuyện của cố nhân để rút ra những bài học luân lí rất sâu sắc nhằm răn dạy học trò. Hay như nhà bác học A. Einstein thường tâm sự: “Tôi muốn các bạn biết khái quát vấn đề dựa trên sự tưởng tượng. Tri thức là cần nhưng chính sự tưởng tượng mới làm cho mọi tri thức có giá trị”. Như vậy, thầy giáo là người đứng trên ta một bậc về tầm hiểu biết tri thức khoa học, đạo lí làm người và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Tôn sư trọng đạo luôn là bài học đạo lí và cũng là nét đẹp nhân văn truyền thống của dân tộc ta: Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy (ca dao).

Còn câu Học thầy không tày học bạn (hoặc Học thầy chẳng tày học bạn), có nghĩa là học thầy không bằng học bạn. Học bạn quan trọng đến thế ư? Bạn ở đây là bạn bè, những người cùng trang lứa, cùng vào vai người đi học, cùng nhiều hoàn cảnh và điều kiện khác nữa. Xuất phát điểm như nhau nhưng trong cuộc đua tri thức lại có thể không giống nhau. Người tiếp thu nhanh, người tiếp thu chậm. Người giỏi môn này, người trội hơn môn kia. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tư chất (có năng khiếu, sáng dạ hay không sáng dạ), sự chăm chỉ (cần cù bù thông minh), hoàn cảnh cá nhân (thuận lợi hay không thuận lợi, về vật chất chẳng hạn)... Vậy là có khi trong một lớp học nào đó, sẽ có “người cao người thấp”, xếp hạng bao giờ cũng có người đứng đầu, người “đội sổ”. Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li. Bởi xứ theo lẽ thường, học trò đi học, thua kém thầy là chuyện đương nhiên. Nhưng kém một bạn nào đó dễ làm cho ta cảm thấy tự ái, thậm chí rất ngượng ngùng, xấu hổ: Cũng cơm, cũng gạo, cũng thầy/ Mà sao em kém thế này, em ơi! (ca dao).

Lòng tự trọng và cả tính hiếu thắng lành mạnh đã thành động lực thôi thúc nhiều học sinh cố gắng học hỏi để vượt lên không chịu cảnh “thua chị kém em”. Muốn thế, chúng ta phải biết tận dụng ngay những gì bạn bè đang có bằng cách theo dõi và học hỏi với tinh thần cầu thị. Đừng có ngại, hay sĩ diện hão (Đến mình mà phải di hỏi con bé ấy hay sao?). Hãy biết vượt qua trạng thái tâm lí mặc cảm, thiếu tự tin các bạn nhé. Bởi nếu không, chính chúng ta sẽ bỏ qua cơ hội học hỏi và để cho người khác vượt lên ta một cách “ngon lành” đấy.

Bác Hồ từng căn dặn: “Học ở trường, học ở trong sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân”. Vậy thì, học ở trường chính là học từ thầy cô, còn học lẫn nhau chính là học từ bạn bè đấy. Có những kinh nghiệm quý báu mà chỉ qua bạn bè mới có được: Bạn như ta mà lại không phải là ta. Điều đó làm cho việc học của chúng ta đa dạng đa chiều hơn, lượng kiến thức của chúng ta được thu lượm, sàng lọc, kiểm chứng và vững vàng hơn. Đó cũng chính là một cách học tối ưu. Một tai nghe thầy, một tai nghe bạn/ Về nhà mẹ giảng, thế là thành... mười tai. Hai câu tục ngữ Không thầy đó mày làm nên và Học thầy không tày học bạn là hai lời khuyên chí lí, hai bài học có giá trị bổ sung cho nhau để đưa ta tới chân trời tri thức một cách hiệu quả nhất.

Trong kho tàng thành ngữ tục ngữ dân gian, cũng không hiếm gì các cặp tục ngữ tương tự. Quả thực, lúc đầu mới đọc, ta cứ ngỡ chúng làm nên nghịch lí mâu thuẫn. Chẳng hạn: Giọt máu đào hơn ao nước lã (Ý nói tình anh em, máu mủ ruột già là cao cả, rất hệ trọng) với Bán anh em xa mua láng giềng gần (Phải quan hệ với hàng xóm láng giềng sao cho phải, bởi trong nhiều hoàn cảnh, do anh em xa xôi cách trở không có điều kiện giúp đỡ, chính những người láng giềng tốt bụng kia lại vô cùng hữu ích vào những khi tắt lửa tối đèn). Đây là hai câu tục ngữ nằm trong hai bối cảnh khác nhau về cách ứng xử tình huống mà mỗi người nên xử lí sao cho hợp lẽ.

Hay là hai câu Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân và Quần áo đẹp không làm nên con người, lại thể hiện hai quan niệm liên quan đến cùng về một hiện tượng (quần áo, trang phục). Một câu nói về cách tận dụng trang phục để làm tăng vẻ đẹp hình thể, còn câu kia nói về một quan niệm giá trị thẩm mĩ trong cuộc đời (cốt lõi bản chất mới là cái quyết định). Chúng vẫn hoàn toàn đúng nếu chúng ta xét trong từng hoàn cảnh phát ngôn./.

PGS.TS Phạm Văn Tình
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

MẶT NGHỆT NHƯ NGỔNG


Có kẻ quen thói tháu cáy đồ của người khác bị bắt quả tang, hắn giả vờ “nghệt ra như ngỗng...” rồi lắp bắp: “Xin lỗi, tôi cầm nhầm”.

Người vùng đồng bằng Bắc Bộ có một câu ví (xin trích câu nói của cổ nhân, chúng tôi xin lỗi nếu làm phiền quý vị) “Mặt nghệt như ngỗng...”.

Phải là người nuôi ngỗng và phải là người tinh tế mới biết được tại sao khi ngỗng ... nó lại “nghệt” ra đến mức được đưa vào ví von như thế.

Dẫn câu nói này để vận vào một trường hợp, khi có kẻ quen thói tháu cáy đồ của người khác bị bắt quả tang, hắn giả vờ “nghệt ra như ngỗng...” rồi lắp bắp: “Xin lỗi, tôi cầm nhầm”.

Nếu không bị bắt quả tang, cầm về nhà rồi hoặc mang ra nơi tiêu thụ đồ ăn cắp rồi, hắn chẳng bao giờ quay lại xin lỗi vì cầm nhầm.

Nói thế có thể bạn đọc cho là “vơ đũa cả nắm” vì trong đời ai chẳng có lúc cầm nhầm.

Xin khẳng định là người viết không “vơ đũa cả nắm” vì câu trên đã dùng từ “quen thói”, nếu có người sơ ý mà trót cầm nhầm thì không bao giờ “quen thói” cả.

Thời hiện đại, chuyện “cầm nhầm” đã được “@ hoá”, không cứ phải là “cầm” trong tay đút vào túi mới là “cầm nhầm” mà có khi chỉ là “Copy and paste” - nói theo ngôn ngữ Công nghệ Thông tin - nghĩa là sao chép từ chỗ này “dán” vào chỗ khác nhưng không trích dẫn nguồn sao chép.

Nếu chỉ sao chép vài từ hay vài dòng mà quên dẫn nguồn thì có thể thông cảm, có thể xem đó là “cầm nhầm”, còn nếu hàng chục dòng hay cả trang giấy thì không thể gọi là “sơ suất” được.

Cũng vì thời hiện đại nên một số người “tai to mặt nhớn” mới nghĩ ra nhiều chiêu độc lạ, vừa chống lưng cho kẻ “tháu cáy”, vừa để biện minh cho “nhóm lợi ích tháu cáy” của mình, đó là “lỗi đánh máy”, “lỗi soạn thảo văn bản”, “lỗi phông chữ”,…

Gần đây một vị bên khoa học xã hội, nghe nói cũng khá “to”, khá “nhớn” mới sáng tạo ra “chiêu” mới.

Đó là việc vị ấy khẳng định người sao chép công trình của người khác vào luận án tiến sĩ của mình chỉ là do “kỹ thuật trích dẫn” chứ không phải là “tháu cáy”.

Có phải do gần đây theo dự thảo chương trình môn học mới sắp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, truyện “Chí Phèo” của Nam Cao không còn là tác phẩm bắt buộc phải dạy nên không ít “Chí Phèo” thở phào nhẹ nhõm, cứ việc tung hê những phát ngôn ngô nghê trước bàn dân thiên hạ mà không sợ người đời cho là “học theo anh Chí”?

Trên thế giới, tham khảo trong từ điển trực tuyến Merriam-Webster, người ta đã có một định nghĩa chuẩn về “tháu cáy” (mà một số người quen nói là “đạo văn”).

Theo đó, đạo văn (plagiarize) là hành động (lược dịch từ Merriam-Webster):

- Ăn cắp và chuyển đổi (ý tưởng hay từ/cụm từ của người khác) như là của riêng mình;

- Sử dụng (sản phẩm của người khác) mà không xác nhận (trích dẫn) nguồn tham khảo;…

- Sao chép rất nhiều từ hoặc ý tưởng từ một nguồn khiến những thứ sao chép trở nên rất có ý nghĩa với công trình của bạn, dù bạn có xác nhận (trích dẫn) hay không;

Nói cách khác, đạo văn là một hành động gian lận. Nó liên quan đến cả hai khía cạnh: ăn cắp sức lao động của người khác và nói dối về sự ăn cắp đó sau này.

(Nguyên văn: Plagiarize means:

- To steal and pass off (the ideas or words of another) as one’s own;

- To use (another’s production) without crediting the source;…

- Copying so many words or ideas from a source that it makes up the majority of your work, whether you give credit or not.

In other words, plagiarism is an act of fraud. It involves both stealing someone else’s work and lying about it afterward). [1]

Như vậy, “sử dụng sản phẩm của một ai đó mà không công bố nguồn” tức là “ăn cắp”, tức là “tháu cáy”.

Nếu có ai đó bao che cho hiện tượng mà cả thế giới gọi là “ăn cắp” này thì có thể khẳng định chắc chắn người đó là đồng loã với kẻ ăn cắp.

Để tránh “đạo văn”, việc trích dẫn tài liệu tham khảo là bắt buộc và phải tuân theo những quy tắc đã được quy định trong các văn bản mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành. [2]

Việc trích dẫn đầy đủ tài liệu tham khảo giúp người đọc thấy được tác giả đã có sự tôn trọng đối với sản phẩm trí tuệ của người khác.

Đó cũng chính là lòng tự trọng cần thiết của người trí thức dù sống tại bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào trên hành tinh này.

Nói đến thông lệ quốc tế, đành phải nhắc lại một lần nữa:

“Sao chép rất nhiều từ hoặc ý tưởng từ một nguồn khiến những thứ sao chép trở nên rất có ý nghĩa với công trình của bạn, dù bạn có xác nhận (trích dẫn) hay không” cũng gọi là “đạo văn”.

Việc sáng tạo ra cụm từ “kỹ thuật trích dẫn” hình như chỉ có trong khoa học xã hội vì giới khoa học tự nhiên, nhất là trong các ngành công nghiệp như Điện tử, Chế tạo máy, Xây dựng, Giao thông,… đã nói đến kỹ thuật là không được có sơ suất, là phải chính xác đến phần mười, phần trăm milimet.

Nói thế nhưng vừa qua, có một cụm từ mới lại được dư luận thích thú bàn luận, ấy là chuyện có người “nâng đỡ không trong sáng” một cô gái ở Thanh Hoá.

Khối người dựa vào đó mà nêu câu hỏi “Thế nào là nâng đỡ không trong sáng”?

Câu hỏi ấy làm dậy sóng mạng xã hội, được không ít người trả lời, tựu trung lại có hai nhóm ý kiến:

Thứ nhất “không trong sáng nghĩa là trong dâm”;

Thứ hai “không trong sáng nghĩa là trong tối”.

Về nhóm ý kiến thứ nhất, xin nói ngay có một từ mắc lỗi chính tả, đây là lỗi mà không ít người gán cho người miền Bắc, chẳng hạn trên một trang mạng người ta viết thế này:

“Chữ r thì đương nhiên phải phát âm là “rờ” rồi, nhưng hầu hết người miền Bắc phát âm là “dờ”.

Thế nên “người miền Bắc” mới viết “râm” thành “dâm”!

Nhân nói về  “rờ” thành “dờ”, cũng xin “mua dìu qua mắt ráo sư” về ngôn ngữ chút xíu:

Phát âm “rờ” thành “dờ” có lẽ chưa phải là đặc sản miền Bắc, tại Hà Nội, vừa qua có nơi còn phát âm “bờ” thành “tờ”.

Đó là chuyện có ông thuộc diện “sĩ”, học vị mới là “bác sĩ” (BS) được cấp trên “tự động” biến thành “tiến sĩ” (TS) ở một bệnh viện giữa lòng thủ đô.

Lý giải cho việc phụ âm “bờ” (B) biến thành “tờ (T), ông Hoàng Minh Hiền, Trưởng phòng tổ chức Sở Y tế Hà Nội cho biết:

“Ngày 17/4/2017, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Quyết định số 476/QĐ-SYT về việc kiện toàn Ban chủ nhiệm các chuyên khoa đầu ngành năm 2017.

Do sơ xuất trong việc soạn thảo và rà soát, tại danh sách kèm theo quyết định phòng nghiệp vụ Y sở Y tế đã in nhầm BS Hà Huy Thắng là TS Hà Huy Thắng.

Ngày 9/8/2017, phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế Hà Nội đã có tờ trình đính chính lại sai sót trên từ TS Hà Huy Thắng thành BS Hà Huy Thắng”. [4]

Lý do “sơ suất trong việc soạn thảo và rà soát” được vận dụng như là liều thuốc vạn năng nhằm biện minh cho bất kỳ “sơ suất” nào trong công tác quản lý.

Cứ tạm chấp nhận đây là “sơ suất” của phòng Nghiệp vụ (sở Y tế Hà Nội) nhưng người ta không thể hiểu vì sao sau gần 4 tháng (từ 17/4/2017 đến 9/8/2017) người được nhầm “bờ” thành “tờ” ấy không có ý kiến gì với cấp trên, đến mức cấp trên phải chủ động sửa “tờ” thành “bờ”?

Có lẽ cũng nên công bằng một tí bởi ông “tờ sĩ” ấy không “tháu cáy” cái gì, việc “bé cái nhầm” là của trên Sở chứ không phải do ông “soạn thảo”.

Có điều khi cầm quyết định mà không biết mình bị “nhầm” từ “bờ sĩ” thành “tờ sĩ” thì kể cũng hơi lạ nhất là khi ông lại là Giám đốc một bệnh viện!

Xã hội ngày nay có hai loại “thày” được cả xã hội “săm soi” là “thày giáo” và “thày thuốc”, khi là “thày” mà nhận vơ cái không phải của mình thì thua cả Chí Phèo bởi Chí Phèo không được học, không phải là “sĩ”.

Hai câu chuyện nêu trên diễn biến theo chiều hướng trái ngược nhau, một chuyện là trên bao che cho sự “đạo văn” của dưới, chuyện còn lại là dưới nhận vơ “văn đạo” của trên.

Xem ra, dẫu người đời có nặng lời thế nào đi nữa thì các “mo quan”cũng chẳng hề hấn gì, các vụ mà thiên hạ đồn thổi là “đạo văn” ở Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và nhiều nơi khác hình như để hơi lâu nên… hoá bùn cả rồi.

Trong trào lưu “mặt mo” của không ít người mong một đêm biến thành là “sĩ”, chuyện bỏ tiền mua bằng tiến sĩ của các “trường ma” như Đại học Nam Thái Bình Dương (Hoa Kỳ) hay chui vào lò ấp để sau vài năm thành “tiến sĩ” không phải là hiếm.

Hiếm là ở chỗ không bỏ tiền, cũng không chui vào “lò ấp tiến sĩ” mà lại nhận vơ mình là tiến sĩ chỉ vì ở trên “đánh máy nhầm”, thế thì danh dự để đâu, liêm sỉ để đâu?

Và còn điều này, cố bảo vệ hành động “đạo văn” của người khác có nên xưng danh là “thày giáo”?

XUÂN DƯƠNG

Tài liệu tham khảo:[1]http://www.plagiarism.org/article/what-is-plagiarism
[2]http://www.vnulib.edu.vn/wp-content/uploads/Trich-dan-tai-lieu-theo-BGD.pdf
[3]http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Nghe-thuat-chep-sach-cua-Tien-si-trong-lo-ap-tien-si-post181969.gd
[4]http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Loi-danh-may-phong-nham-Giam-doc-benh-vien-than-Ha-Noi-la-Tien-si-post183077.gd
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

KẺ ĂN RƯƠI
NGƯỜI CHỊU BÃO


Tục ngữ có câu “Kẻ ăn rươi, người chịu bão”.Câu này thuộc loại khá phổ thông. Các nhà biên soạn từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam giải thích:

-”Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam”(1)(Vũ Dung-Vũ Thuý Anh-Vũ Quang Hào): “Kẻ ăn rươi, người chịu bão (bão: đau bụng bão, đau bụng gió) xem. Kẻ ăn ốc người đổ vỏ: [Kẻ ăn mắm, người khát nước]. Người không được hưởng lại phải gánh hậu quả tai hại do người được hưởng gây ra.”

-”Từ điển tiếng Việt”(2) (Ban biên soạn chuyên từ điển New Era) cũng chú giải: “bão: đau bụng” và hướng dẫn xem giải thích “Kẻ ăn ốc, người đổ vỏ”.

-”Thành ngữ tục ngữ lược giải”(3) (Nguyễn Trần Trụ) giải thích rõ hơn:“Hằng năm đến tháng 9 tháng 10, những ngày dở trời ở các ruộng nước chua mặn miền bể có giống rươi ăn lên mặt đất. Người ta hợt về làm thức ăn. Cũng mùa này dở trời, người ta hay đau bụng, đau bão (gọi là đau bụng gió). Thành ra kẻ được ăn rươi, mà kẻ phải chịu đau bụng. Ý nói kẻ chẳng được ăn gì mà bị hoạ lây.”

- “Tục-ngữ lược giải” (4) (Lê Văn Hoè): “Kẻ ăn rươi người chịu bão: Hàng năm cứ đến tháng chín tháng mười, trong những ngày dở trời thì các mặt nước chua mặn miền bể hay có giống rươi ăn trên mặt đất. Người ta hớt rươi về làm thức ăn. Mùa rươi là mùa trở trời, người ta thường bị đau bụng đau bão (đau bụng gió). Thành ra kẻ thì được ăn rươi, mà kẻ thì phải chịu đau bụng. Câu này ý nói kẻ được ăn, người chẳng được ăn gì thì lại bị hại lây”.

Như vậy, theo các (1), (2), (3) (4), đã dẫn, câu tục ngữ được diễn giải và hiểu: “Kẻ ăn rươi, người đau bụng”.

-”Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam”(4) (GS Nguyễn Lân): “Kẻ ăn rươi, người chịu bão (Mùa rươi là mùa hay có bão) như câu “Kẻ ăn ốc người đổ vỏ” Lời phàn nàn là phải chịu hậu quả một việc làm đem lại quyền lợi cho người khác hưởng”.

-”Từ điển tục ngữ Việt” Nguyễn Đức Dương diễn giải: “Kẻ muốn ăn rươi nhưng lại bắt người khác phải dầm mưa bão để vớt về cho mình. Hay dùng với ẩn ý: nh. Ngồi mát ăn bát vàng”.

-Bách khoa tri thức (bachkhoatrithuc.vn): “Phản ánh một tình trạng bất công trong xã hội: Người này thì được nhàn nhã sung sướng, trong khi người khác lại phải đương đầu với khó khăn, nguy hiểm mà lại chẳng được gì”.

Vậy thực hư thế nào?

Con rươi tên chữ là “thổ hà” 土蝦 (tôm đất), lại có tên “hoà trùng” 禾虫 (sâu lúa) sinh sản tự nhiên ở vùng đồng sác, nơi thuỷ triều lên xuống. Rươi rất nhạy cảm với thời tiết. Tháng Tư, tháng Năm và tháng Chín, tháng Mười thời tiết chuyển mùa, mỗi khi trên bầu trời trong xanh có đám mây che lừng lững, rươi lại đùn lên lớp lớp. Người xưa gọi bóng mây ấy là “bóng rươi”. Cho nên, dân gian mới có câu đố về rươi:

“Mình thì bằng cái tí ti
Người đi dưới đất, bóng đi trên trời.”

         Ngày được rươi, dân đồng sác tưng bừng niềm vui đi vớt của trời. Vớt được rươi lên, hoặc mua rươi về nấu ăn xong, nửa ngày, hoặc một ngày sau đó mới có mưa bão, gọi là “bão rươi” hoặc “mưa lấp lỗ rươi”. (Không ai đi “dầm mưa bão để vớt rươi” như cách giải thích của Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương). “Mưa rươi” hay “bão rươi” đều là hiện tượng thời tiết bất thường, dễ gây bệnh thời khí cho người mẫn cảm: ho hen, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, nhức mỏi mình mẩy... Khổ nhất là những người bị bệnh hen, lên cơn “rược” tưởng có thể tắc thở mà chết đi được! Bão rươi không lớn, nhưng cũng có thể bất ngờ lật thuyền mảng cũ nát của ngư dân nghèo. Thế nên dân gian cũng có câu đố về rươi: “Mỗi năm một bận ra chơi, Làm cho lở đất, long trời mới nghe!”. Lại có câu ca:

“Con ơi nhớ lấy lời cha,
Mùng năm tháng chín thật là bão rươi.
Bao giờ hai mươi tháng mười,
Thì con đi lộng về khơi mặc lòng.”

Chỉ ít dân đồng sác và mấy xã lân cận, những người “ưa rươi” là được ăn rươi, ăn được rươi. Thế nhưng cả tỉnh, cả huyện, thậm chí người lênh đênh chài lưới tận khơi xa cũng phải chịu chung cảnh thời tiết mưa bão bất thường ấy.

Nghĩa đen của “Kẻ ăn rươi người chịu bão” là thế.

Như vậy, “bão” đây là gió bão thật. Có chăng được hiểu thêm nghĩa bóng là những cơn đau đầu nhức óc, ho hen của người bị bệnh thời khí. Còn chứng đau bão có thể bị bất cứ lúc nào, không hề liên quan đến “cữ rươi”. Kiểu đau bụng bão dân gian trị bằng cách cho con bệnh nằm sấp xuống giường rồi nắm lấy 3 điểm ở phần thắt lưng, nhổ lên nghe cái “sật” ba tiếng khắc khỏi, gọi là “nhổ bão” (“bão” ở đây vốn từ chữ “bạo” 暴, theo nghĩa Từ điển Hán Việt của Trần Văn Chánh giảng “To và mạnh, mạnh và gấp, chợt đến, đến bất ngờ, đột ngột”, ở đây chỉ đau mạnh mà đột ngột của “đau bụng bão”), không liên quan gì đến “Kẻ ăn rươi, người chịu bão”.

Tuy nhiên, tại sao con rươi lại được đưa vào câu tục ngữ làm điển hình cho nỗi ấm ức của kẻ vô tình phải “chịu trận” trong khi chẳng được hưởng chút lợi lộc nào?
Rươi là món đặc sản, mỗi năm mới được thưởng thức một vài lần. Với những người “ưa rươi” thì khoái vô cùng! Gia vị món rươi không thể thiếu vỏ quýt khô. Đến nỗi dân gian có câu: “Trời sinh rươi trời sinh vỏ quýt”. Rươi xào, rươi đồ, rươi rán.... kẹp với bánh đa vừng, lạ miệng, ăn đến no mà không chán. Rươi nổi danh từ ngàn năm trước. Đời vua Trần Nhân tông, Hành khiển Lê Tòng Giáo có mối bất hoà với Hàn lâm phụng chỉ Đinh Củng Viên. Hễ có dịp là hai người lại tìm cách xỏ nhau. Có lần vua dụ: “Củng Viên là sĩ nhân, ngươi là trung quan, sao lại bất hoà đến thế? Ngươi làm lưu thủ Thiên Trường, dùng con rươi, quả quýt đi lại, đưa tặng lẫn nhau thì có việc gì?” (Đại Việt Sử ký toàn thư).

Dùng rươi để giao hảo, mới thấy món rươi khoái khẩu, hấp dẫn biết chừng nào!
Như vậy, câu tục ngữ “Kẻ ăn rươi, người chịu bão”: cùng điều kiện hoàn cảnh, kẻ được hưởng lợi, người lại chịu hậu quả. Trường hợp này, những “kẻ ăn rươi” hoàn toàn không có lỗi. Câu tục ngữ đang xét đồng nghĩa với câu “Quạ ăn dưa, bắt cò dãi nắng” mà chúng tôi đã có dịp nói đến. Tuy nhiên, “Kẻ ăn rươi, người chịu bão” không đồng nghĩa với câu “Kẻ ăn ốc, người đổ vỏ” (kẻ không được hưởng lợi phải gánh chịu hậu quả trực tiếp do kẻ hưởng lợi gây ra) mà các cuốn từ điển (1), (2), (3) (4) đã dẫn; càng không thể đồng nghĩa với câu”Ngồi mát ăn bát vàng” (ngồi không hưởng lợi lộc, sung sướng do người khác mang đến) như Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương giải thích. Và dĩ nhiên cũng chẳng có chuyện “phản ánh một tình trạng bất công trong xã hội” như “Bách khoa tri thức” giảng giải.

HOÀNG TUẤN CÔNG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

MỘT NGÔI SAO
HAY KHÔNG CÓ SAO?


Tục ngữ Việt Nam dự đoán thời tiết có một câu rất lạ: “Một ngôi sao, một ao nước”.

Sách “Tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Chu Xuân Diên-Lương Văn Đang-Phương Tri-NXBKhoa học xã hội-1975) ghi nhận câu tục ngữ này nhưng không giải thích, vì mục đích của sách chỉ là sưu tầm, tập hợp. Bởi vậy chúng ta không biết câu tục ngữ được nhóm tác giả hiểu như thế nào.

Các cuốn “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung-Vũ Thuý Anh-Vũ Quang Hào-NXB Văn hoá-2000); “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Cừ-NXB Văn học-2012) “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân-NXB Văn hoá thông tin tái bản nhiều lần) không thấy ghi nhận.

Sách “Từ điển tục ngữ Việt”-Nguyễn Đức Dương-NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh-2010, ghi nhận và giải thích như sau:

“Một ngôi sao một ao nước-Mỗi một ngôi sao hiện ra trên bầu trời đêm hôm trước (là điềm ngày mai trời sẽ trút xuống mặt đất) một ao đầy nước mưa.”

    Thật kỳ lạ! Sao lại có chuyện ngược đời như vậy?

Theo kinh nghiệm dân gian, quy luật thời tiết đêm hôm trước bầu trời đầy sao là dấu hiệu ngày mai trời sẽ nắng:

-Tục ngữ Việt: Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa;

-Tục ngữ dân tộc Thái: “Trời sắp nắng sao tỏ, trời sắp mưa sao mờ ". (Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam-Nhóm Vũ Dung)

- Tục ngữ dân tộc Tày: “Nhiều sao trời nắng, sấm chớp trời sắp mưa-Lai đao lẻ đét, vạ miẻp ái phân (Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày-NXB Văn hoá dân tộc-1996)

Vậy, “Một ngôi sao một ao nước” được hiểu như thế nào? Theo chúng tôi không thể giải thích. Vì hình thức đúng của câu tục ngữ đang xét vốn là: “Một sao, ao nước.” “Một sao” nghĩa là không có ngôi sao nào. Vì “một” 沒nghĩa Hán Việt là không có, chìm mất, ẩn mất:

-Hán Việt tự điển-Thiều Chửu): “Một沒 ① Chìm đắm, bị nước tràn ngập gọi là một. ② Chết, mất rồi, có khi viết là 歿. ③ Hết, như một thế 沒世 hết đời.④ Không có, chế người không biết chữ gọi là một tự bi 沒字碑, ý nói trong lòng không có một chữ nào. ⑤ Mất tích, như mai một 埋沒 vùi mất, dẫn một 泯沒 tan mất, v.v.”

- Từ điển Hán Việt -Trần Văn Chánh, lược trích: “Một 沒: Không, không có (một hữu 沒有) ① Chìm, lặn: một nhập thuỷ trung 沒入水中 Chìm xuống dưới nước;...③ Ẩn, mất: (xuất một 出沒 ẩn hiện.”

Nghĩa của “một” trong Hán văn là như vậy. Thế nhưng trong ngôn ngữ hàng ngày, hoặc câu kết hợp Hán + Nôm, người ta có dùng “một” với nghĩa là không có, ẩn giấu, chìm lấp, mất  không ? Thưa là có:

- “Đại Nam quấc âm tự  vị”-Huình Tịnh Paulus Của : “Một 歿. Chết, mất: (...) “Làm tờ một hạ: làm giấy khai về sự bị ăn trộm, ăn cướp, cho làng làm chứng”.

- Việt Nam tự điển - Hội Khai Trí Tiến Đức: “Một 沒 mất (không dùng một mình) một tích, mai một. Một thú: mất thú: đi chơi không có bạn thật là một thú”.

Như vậy: từ “một” trong câu tục ngữ “Một sao, ao nước” được hiểu: Nếu sao đêm bị mây đen che lấp hết thì ngày mai mưa to, ao chuôm đầy nước. Do người sưu tầm (hoặc chính do Nhà ngữ học, Nhà biên soạn từ điển) không rõ câu tục ngữ “Một sao, ao nước” là gì nên hiểu “một” (tính từ), thành “một” (số từ) và thêm ngôi cho “sao” : “Một ngôi sao, một ao nước”. Thế nhưng, câu tục ngữ chẳng những không dễ hiểu hơn mà càng trở nên bế tắc. Có lẽ bởi vậy mà nhiều nhà biên soạn Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam đã né tránh thu nhận, giải thích. Riêng Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương đã tự tin đưa vào “Từ điển tục ngữ Việt” câu tục ngữ “thất bản” này và cố gắng giải thích theo cách hiểu của riêng mình, bất chấp quy luật của đất trời.

Hoàng Tuấn Công
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

MÈO ĐẾN NHÀ THÌ KHÓ
CHÓ ĐẾN NHÀ THÌ SANG


Đến giờ tôi vẫn nhớ câu ngạn ngữ mà bố tôi hay nói từ hồi tôi còn nhỏ: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”. Tôi hỏi lại, vì sao như vậy?

Bố tôi chỉ giải thích: “Đình làng mình thờ chó đá, nhân gian thường tôn kính gọi chúng là Thần Khuyển hay Linh Khuyển”. Khi lớn lên tôi mới dần hiểu được câu đó, dù chưa cặn kẽ, khi được học sinh vật và các môn khoa học có liên quan.
1.
Chó là một trong 12 con giáp và nằm trong “lục súc” - 6 loài vật nuôi ở nhà: ngựa, bò, dê, gà, chó, lợn. Chó được nuôi để giữ nhà hoặc làm thú chơi. Trong các từ Hán Việt chó được gọi là “cẩu” hoặc “khuyển”. Chó còn được gọi là “cầy”, vì trông giống con cầy. Tất cả những con chó dù xinh đẹp, thanh lịch hay dũng mãnh đều có một tổ tiên chung - giống chó sói hoang dã. Theo các nhà sinh học, những chú chó nhà đầu tiên được thuần hoá từ chó sói cách đây 14.000 năm, kể từ đó con người đã nhân giống, lai tạo và cho ra đời hàng nghìn giống chó để thích nghi với điều kiện khí hậu từng vùng. Các giống chó có thể rất khác nhau về hình dáng, kích thước, màu sắc và tính cách nhưng có điểm chung: đều có 321 chiếc xương và 42 chiếc răng vĩnh viễn, giống như chó sói.

Chó là loài vật rất trung thành. Sói vốn sống thành bầy nên chúng có một mối liên kết đặc biệt với những cá thể bên cạnh mình. Tập tính này được loài chó giữ lại, thay vì trung thành với bầy thì chó lại trung thành với người nuôi chúng. Ông Stephen Zawistowski, cố vấn khoa học của Hội chống ngược đãi động vật Hoa Kỳ, cho biết, khi được nuôi thì chó sẽ coi chủ nhân như một thành viên trong bầy đàn của mình.

Trong các con vật bốn chân thì loài chó có một trí nhớ rất tốt, thuộc loại thông minh nhất. Dù đi đâu xa lâu ngày vẫn nhớ nhà - “lạc nhà theo chó, lạc ngõ theo trâu”, nên người ta mới dạy chúng trở thành chó nghiệp vụ, chó dẫn đường. Khoa học chứng minh, chó có thể hiểu được cảm xúc của con người. Trước đây, những câu chuyện kể về một chú chó hiểu cảm xúc của chủ nhân thường được coi là không có giá trị khoa học. Nhưng theo một nghiên cứu mới nhất, các chuyên gia tâm lý của đại học Lincoln (Anh) và đại học Sao Paulo (Brazil) đã chứng minh rằng, loài chó thực sự có thể hiểu được cảm xúc của con người.

Cụ thể, những nhà khoa học này đã phát hiện chó có thể phân tích được những thông tin thính giác và thị giác mà chúng nhận được khi tiếp xúc với con người và những cá thể khác. Thậm chí chúng cũng có khả năng phân biệt đâu là trạng thái cảm xúc tiêu cực, tích cực. Đội ngũ nghiên cứu đã thử nghiệm đối với 17 chú chó trưởng thành khác nhau, cho chúng tiếp nhận những thông tin về trạng thái cảm xúc theo hai cách là thính giác và thị giác.

Trong quá trình thí nghiệm, những chú khuyển này được các nhà nghiên cứu cho nhìn thấy những hình ảnh biểu hiện cảm xúc của con người, đi kèm với đó là những đoạn âm thanh mô tả cảm xúc của con người tương ứng với tấm hình đó. Đôi khi, đoạn âm thanh biểu hiện cảm xúc trái ngược với hình ảnh các đối tượng thí nghiệm đang nhìn thấy. Những chú chó này chưa hề trải qua bất kỳ việc huấn luyện nào liên quan đến cảm xúc trước đó nên kết quả thu được đạt đến độ chân thật và tự nhiên nhất. Những âm thanh thí nghiệm là tiếng Bồ Đào Nha, thứ ngôn ngữ vốn xa lạ với loài chó để chúng không dựa trên những ký ức có sẵn với tiếng Anh. Kết quả, những chú chó luôn có sự tập trung mỗi khi âm thanh chúng nghe được có mô tả cảm xúc khớp với tấm hình chúng đang theo dõi và chúng còn có biểu hiện khi nhận được cảm xúc tích cực thì chúng thè lưỡi một cách rất thích thú, khi tiếp nhận thông tin tiêu cực như giận dữ, thì chúng gầm gừ theo cách đề phòng. Nếu thông tin hình ảnh và âm thanh không khớp nhau thì chúng sẽ sủa mấy tiếng để phản ứng.

Mèo không nằm trong số “lục súc”, nhưng vì có khả năng bắt chuột tốt nên nhà nào cũng nuôi và một câu hỏi hay đặt ra, chó hay mèo thông minh hơn? Câu hỏi đó đã có kết quả. Tháng 12/2017, lần đầu tiên, các nhà khoa học đã công bố một nghiên cứu về kích thước bộ não hai loài này và còn tính toán được số lượng nơron trong vỏ não của chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, số nơron trung bình trong vỏ não của mèo chỉ bằng phân nửa số lượng trung bình trong vỏ não của chó. Chó có khoảng 530 triệu nơron trong vỏ não mèo chỉ có khoảng 250 triệu. Trong khi ở người, vỏ não có khoảng 16 tỉ nơron.

Tiến sĩ Suzana Herculano-Houzel, Phó giáo sư Tâm lý học và Sinh học trường Đại học Vanderbilt, Mỹ cho biết: “Chó có khả năng sinh học để làm những việc phức tạp và linh hoạt hơn trong đời sống so với mèo”. Celia Haddon, một nhà hành vi học chuyên về loài mèo, lý giải nguyên nhân mèo có ít nơron hơn chó vì “mèo thường ít tương tác xã hội hơn”. Chó thì ngược lại, vì tổ tiên của chó là sói, loài vốn đi săn theo bầy đàn nên phát triển những hành vi phức tạp hơn để hợp tác với nhau. Đây cũng là nguyên nhân khiến chó rất thân thiện và có thể dễ dàng hợp tác với con người. Mèo không có những hành vi như vậy, vì chúng chỉ săn mồi một mình và cũng thường sống một mình”, Haddon cho biết thêm.

Đặc biệt bộ phận thính giác và khứu giác của chó rất nhạy cảm: Chó thường nằm nghiêng tai xuống đất và nhận biết tiếng động từ xa, nên cất tiếng sủa để tự vệ và cảnh báo cho chủ. Mũi chó rất thính có thể đánh hơi và phân biệt mùi khá chuẩn.

Trong một nghiện cứu gần đây, cho thấy, chó Becgie Đức nằm trong danh sách những loài chó thông minh nhất thế giới. Chúng trở nên vượt trội hơn, khi có thể phát hiện được ung thư với độ chính xác lên tới 100%. Cụ thể, Isabelle Fromantin, Chủ nhiệm một dự án mang tên Kdog cho biết, chỉ với 6 tháng luyện tập, một cặp Becgie Đức đã có thể nhận ra người nào đang mắc phải ung thu vú.

Các chuyên gia thực hiện thí nghiệm trên 31 bệnh nhân ung thư. Những người này quấn một lớp băng gạc tại vùng ngực bị ung thư, sau đó đưa lại cho các chuyên gia. Số băng gạc này được sử dụng làm công cụ để huấn luyện 2 chú chó, nhằm luyện cho chúng khả năng phân biệt được băng của bệnh nhân ung thư và người bình thường. Sau 6 tháng, chúng thực hiện bài kiểm tra trên 31 bệnh nhân bị ung thư khác. Mỗi băng gạc của bệnh nhân được ghép với 3 tấm băng bình thường. Kết quả, chỉ sau 2 lần thử, chúng có thể phân biệt chính xác 100% đâu là băng của người bị ung thư. Nghiên cứu hiện đang thử nghiệm. Bước tiếp theo, các chuyên gia sẽ thử nghiệm trên nhiều bệnh nhân hơn, với nhiều giống chó khác nhau. Nếu thành công, đó sẽ là một phương pháp xét nghiệm ung thư cực kỳ rẻ tiền, hiệu quả cao, lại không có hại cho sức khoẻ.

Nói tới sự thông minh của chó, không thể không nói tới chó Phú Quốc (Phu Quoc Ridgeback). Đây là loài chó bản địa duy nhất tại đảo Phú Quốc, Kiên Giang và được xếp vào một trong những loài hiếm nhất thế giới và rất thông minh, dễ dạy và trung thành với chủ. Chó có màu nâu xám, bụng thon, lông trên lưng có hình xoắn, lông vàng xám có các đường kẻ nhạt chạy dọc thân. Đặc điểm chỉ 3 loài chó trên thế giới có được, đó là chó lông xoáy Thái Lan, chó săn sư tử Nam Phi và chó Phú Quốc của Việt Nam. Tính đến nay, chỉ có khoảng hơn 800 chó Phú Quốc được đăng ký trên toàn thế giới.

Tháng 10/2015, Catherine Lane, một người phụ nữ 42 tuổi quốc tịch Anh trở nên nổi tiếng. Vì cô là người châu Âu đầu tiên sở hữu và nhân giống thành công chó Phú Quốc. Lane sang Việt Nam, chọn được 2 chú chó Phú Quốc đen mang về nước. Sau một thời gian chăm bẵm, cặp chó đã cho ra đời 4 chó con: 3 cái, 1 đực, và chúng được đặt mua với mức giá 10.000 bảng Anh/con (khoảng hơn 300 triệu VNĐ theo tỷ giá lúc đó).
2.
Chó là loài đi bằng đầu ngón chân và có các bàn chân đặc trưng, năm ngón ở chân trước và bốn ngón ở chân sau. Đôi khi có trường hợp chó nhà có năm ngón ở chân trước, chân sau, móng thứ năm gọi là “móng huyền” hay còn gọi là “chó huyền đề”. Huyền đề được cho là vết tích còn lại của ngón chân cái.

Nhân gian thường hay nói tới các chú chó đặc biệt: “Lưỡng câu cẩu” là con chó có hai huyền đề, thông thường thì ở hai chân sau hoặc hai chân trước; “Tứ quý cẩu” là cả bốn chân chó đều phải có huyền đề và được được xếp hạng “đệ ngũ cẩu tướng”, nên nhân gian mới có câu “chó khôn tứ túc huyền đề”; “Lục hợp cẩu” là con có hai huyền đề ở mỗi chân sau và một huyền đề ở mỗi chân trước, tổng cộng là sáu cái; “Bát long cẩu” là mỗi chân có hai huyền đề, tổng cộng tám cái. Con này được xếp hạng “đệ tứ cẩu tướng”. Theo nhân gian, trong các loại huyền đề thì tốt nhất là “Bát long”, kế đến là “Tứ quý”, sau nữa là “Lục hợp” và cuối cùng là “Lưỡng câu”. “Dù ai buôn bán trăm nghề/Chẳng bằng nuôi chó huyền đề bốn chân”. Nếu nuôi được chó này, gia chủ sẽ phát phú quý rất nhanh.

Trong văn hoá tâm linh của một số dân tộc, chó là con vật thân thiết gắn bó thuỷ chung với người chủ nói riêng và con người nói chung, những đức tính của chó được tôn vinh, nên có nơi chó được thờ cúng tại các đền thờ, miếu mạo. Tục thờ chó khá phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới.

Chuẩn bị đón Tết năm Tuất, tôi lượn qua các cửa hàng bán đồ phong thuỷ, thấy rất nhiều loại tượng chó phong thuỷ mang chất liệu khác nhau. Ngoài chất liệu bằng đá cổ truyền, những tượng chó phong thuỷ còn được làm từ bột đá cao cấp để phù hợp với xu thế hiện đại và mẫu mã đẹp mang lại nhiều phúc khí. Có tượng chó làm bằng đá thạch anh, rất đắt tiền.

Tượng chó phong thuỷ có ý nghĩa gì trong đời sống? Trong quan niệm của người Phương Đông, chó là con vật có thể đem đến những điều may mắn, thuận lợi và nhiều niềm vui nên mới xuất hiện ngạn ngữ: “Mèo đến nhà thì khó/ Chó đến nhà thì sang”. Điều này bắt nguồn từ những câu chuyện về con chó ở thời nhà Lý. Lý Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (974), ở quê ông có con chó đẻ ra con mầu trắng, có đốm lông vàng thành hình chữ “Vương” trên lưng. Đó là điềm báo năm Tuất sinh người làm vua và Lý Công Uẩn sau này lên ngôi Rồng...

Thêm nữa, năm Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long đã có một con chó bụng chửa từ núi Ba Tiêu, châu Bắc Giang, bơi qua sông Cái, rồi lên ở trên núi Nùng (vườn Bách Thảo, Hà Nội), đẻ được một chó con, đến năm Nhâm Tuất, hai chó đều hoá đá, nơi này sau dựng “Chính điện đài” và lập bên điện ngôi đền thờ chó mẹ và chó con. Triều đại sau, đền thờ Cẩu Nhi được dời ra ngoài Hoàng thành, dựng trên một gò đất trong hồ Trúc Bạch.

Nhân dân đã sáng tạo ra câu ngạn ngữ, dựa trên những đúc kết trong quá trình thuần hoá, nuôi dưỡng chó, mèo và sự tích Cẩu Nhi nhằm nói lên sự thịnh vượng cho một triều đại mới. Hơn nữa, trong quá trình nuôi người ta phát hiện chó rất trung thành với chủ, chủ nhà no, đói đều không bỏ đi, bảo vệ chủ đến nơi đến chốn, thậm chí khi chủ chết, chó còn nhịn đói canh mộ - “khuyển mã chí tình”.

Ngược với chó, mèo khi có ăn thì ở lại, không có ăn bỏ đi, sẵn sàng bỏ đi khi thích - “mèo già hoá cáo” là thế. Chính việc bỏ đi của mèo, thể hiện sự mất của và người ta quan niệm mèo đến là mang điều xui, sự nghèo hèn.

Nhưng theo các nhà nghiên cứu phong thuỷ: Trường khí có ảnh hưởng tới con người và động vật. Khi còn sống đều cả người và động vật đều có một vòng trường sinh học, tức tổ hợp các hạt điện sinh học âm bao quanh cơ thể. Sóng sinh học và dòng điện sinh học lan truyền trong không gian. Con người và vật đều có khả năng phát và thu sóng sinh học. Sóng sinh học có thể tương tác với nhau hoặc giao thoa. Nhờ có vòng trường sinh học và sóng điện sinh học phát và thu mà con người và động vật có được cái gọi là linh cảm, giao cảm.

Chó và mèo đều là loài động vật có mối linh cảm tốt, đặc biệt là chó có thể biết trước được điều xấu xảy ra với chủ mình. Có không ít trường hợp, khi chủ đi ra ngoài, chó linh cảm thấy điều xấu đã cắn gấu quần giữ chủ lại, hoặc cứu chủ thoát khỏi hiểm nguy. Hơn nữa, chó còn linh cảm thấy nguồn sóng lạ, sóng xấu để xua đuổi, cảnh báo nên nhân gian có câu: “khắc khoải như chó cắn ma”. Giữa người và chó cũng có sự xung đột giữa hai nguồn sóng sinh học, vì vậy, có người đi qua chó không cắn, nhưng có người chó cắn rất dữ.

Ngược lại, khả năng linh cảm của mèo lại hay báo những tin xấu như, thấy người chết là mèo tìm đến, vực dậy người chết... Hiện tượng xác chết bật dậy sau khi bị mèo đen nhảy qua còn gọi là “quỷ nhập tràng”. Theo các nhà sinh học, phong thuỷ học: Mèo đen là loài vật có dương khí rất mạnh. Còn người chết thì lại thiếu khí dương. Khi mèo tới gần xác chết, khí dương rất mạnh của con mèo có thể khiến xác chết kinh động, từ đó phản ứng sẽ xẩy ra. Chính những điều này khiến người ta quan niệm khác nhau về điềm lành và dữ ở chó và mèo. Còn khoa học đã có những xác nhận về trường trái đất, nút bức xạ... Qua quan sát người ta nhận thấy, giống mèo rất thích các khu vực có bức xạ hay trường khí xấu. Ngược lại, con chó lại thích các khu vực có bức xạ, trường khí tốt. Bởi vậy, những nơi mèo nằm thường có trường khí xấu, chó hay nằm thì ngược lại. Vì thế, chó hay mèo đến nhà, nguyên nhân là do sự quyến rũ của trường khí, bức xạ nào đó vừa phát sinh trong khu vực mình ở.
3.
Tất cả những yếu tố may, rủi trên là sự đúc kết, trải nghiệm của ông bà, tổ tiên, dòng tộc, các thế hệ lịch sử truyền lại, có cơ sở thực tế. Không phủ nhận những kinh nghiệm đúc kết ấy, nhưng dựa vào đó mong chờ vận may, hoặc lo lắng sự rủi ro mơ hồ nào đó xảy ra mà xa rời thực tại thì thật là sai lầm. Cả chó và mèo đã, đang là bạn tốt của con người. Nhưng động vật vẫn chỉ là động vật: Bộ não của chó có 530 triệu nơron, mèo chỉ có khoảng 250 triệu, con người có khoảng 16 tỉ nơron kia mà. Với con người, chỉ có lao động chân chính mới tạo ra của cải và mọi cơ hội vươn lên, tức vận may cho chính mình.

Khoa học vẫn đang tìm cách lý giải về sự thông minh của chó, có những lý giải rất thuyết phục, có những điều chưa thật sáng tỏ, vì thế việc nghiên cứu về chó vẫn còn tiếp tục. Biết đâu tới năm Tuất sau nữa lại có bao điều mới mẻ.

Theo VnReview
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

LỬA GẦN RƠM
KHÔNG TRÈM CŨNG TRỤA


Nếu chọn lấy một thành ngữ, liên quan đến lửa mà phản ánh được phẩm chất tốt đẹp của người Việt, tôi xin chọn câu tiêu biểu: “Tối lửa tắt đèn”.

Nghĩa là lúc gian nan, nguy cấp, hoạn nạn, thiếu trước hụt sau, túng thiếu, khó khăn thì những người thân thuộc, bà con láng giềng luôn thể hiện tấm lòng đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.

Bản thân từ lửa mang nhiều sắc thái khác nhau, chẳng hạn, lửa tình - chỉ ham muốn tột cùng, yêu đương cuồng nhiệt đang bùng lên ngùn ngụt như ngọn lửa. Bài phú cổ có câu: “Nghìn dặm xui nên gặp gỡ, hương duyên đun với lửa tình/ Trăm năm tính cuộc vun tròn, trâm nghĩa sánh cùng quạt ước”.

Sở dĩ gọi “lửa tình” bởi bắt đầu từ điển tích nghe ra cũng buồn cười lắm. Rằng, anh chàng nọ hẹn cô nọ ở chùa nọ nhưng đến nơi lại ngủ quên mất. Chết thật.

Khi đến theo lời hẹn, nhìn thấy tình lang đang ngáy khò khò, giận lắm, cô nàng bèn lấy vòng ngọc ném vào người rồi bỏ về. Tỉnh dậy, anh chàng bẽ bàng quá, uất quá, đột nhiên… trái tim phát ra lửa cháy cả chùa!

Tình tiết này xem ra rất xi-nê-ma! “Lửa tâm càng dập càng nồng/ Trách người đen bạc ra lòng trăng hoa” (Truyện Kiều). Lửa tâm tức lửa lòng, theo sách thuốc ngày xưa thì tâm (tim) thuộc về hoả, hễ khi tức giận thì lửa tâm nổi lên, hiểu theo nghĩa rộng là giận dữ, phẫn uất.

“Vàng thì thử lửa, thử than/ Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời” (ca dao), “thử lửa” ở đây lại là hiểu theo nghĩa dùng ngọn lửa cụ thể để xem xét phẩm chất của vàng.

Thành ngữ cũng có câu: “Lửa thử vàng gian nan thử sức” - trải qua thử thách cam go mới biết kẻ đó mới đáng mặt anh hùng. Kẻ đó đó mà vỗ ngực xưng anh hùng ư? “Anh hùng là anh hùng rơm/ Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng”.

Mồi lửa là nối lửa, làm cho lửa cháy qua vật khác. Nhà thơ Nguyễn Bao viết: “Những bữa cơm đèn/ Dậy từ mờ tối/ Gọi nhau xin lửa qua rào…” - tức là xin mồi lửa.

Không chỉ “thử lửa” lắm kẻ còn cả gan “chơi với lửa”. Sống ở trên đời, chẳng ai thích ngao du với những kẻ “Gắp lửa bỏ tay người” - tức bịa đặt, vu khống, chẳng khác gì kẻ “Ngậm máu phun người/ Vu oan giá hoạ/ Nói đứng dựng ngược”.

Còn có nhiều trạng thái tâm lý liên quan đến lửa: “Nóng như lửa” là nóng giận quá xá, có lẽ do cảm thấy vẫn nhẹ hều nên còn câu: “Nóng như bà chằn lửa”.

Từ năm 1895, ông Huỳnh Tịnh Paulus Của có ghi nhận “tiếng mới” thuở ấy vừa du nhập vào lời ăn tiếng nói: “làm lửa”- nay chẳng hể thấy ai sử dụng, tự nó đã đào thải, cụm từ này được giải thích: “Lãnh việc chụm lửa dưới tàu khói”.

Tương tự, “Một lần nhúm bếp lửa một lần khó”, mấy ai còn nhớ đến nghĩa bóng: “Nhen nhúm, gầy dựng cho ra sự nghiệp, cho thành đôi bạn thì là rất khó”.

Không những thế, ngày nay, chẳng thấy ai dùng từ “lửa trơi” nữa. Dấu vết ấy, còn lưu lại trong Văn tế tướng sĩ trận vong của Nguyễn Văn Thành (1758-1817): “Hồn tráng sĩ biết bao miền minh mạc, mịt mù gió lốc, thổi dấu tha hương;/ Mặt chinh phu khôn vẽ nét gian nan, lấp loé lửa trơi soi chừng cổ độ”.

Hầu hết các bản trên internet đều chép thành “lửa trời”, không đúng với văn bản đã ghi nhận, chẳng hạn Văn đàn bảo giám (1934). Nhà nghiên cứu Long Điền giải thích là dịch từ tiếng “lân hoả”: “Theo mê tín thường tin rằng vong hồn người như cái ma trơi, nghĩa rộng, “lửa trơi” là chỉ vong hồn”.

Thành ngữ: “Lửa cháy còn đổ thêm dầu”, Lửa đã đỏ còn bỏ thêm rơm là thấy người ta đằng đằng sát khí đang tức giận, oán hờn, căm thù lại kích động, gièm siểm nói khích cho tăng thêm cấp độ.

Lâu nay, ai cũng từng nghe: “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, chỉ sự vụng trộm của trai gái, nào ngờ, ở Nam bộ có dị bản thật hay: “Lửa gần rơm không trèm cũng trụa”. Trèm trụa là chỉ hình thức cháy nham nhở; cháy trèm/cháy trẹm/cháy trèm trụa là cháy sém, cháy lem nhem. Còn “bén” là một khi lửa và rơm chạm, sát, dính tới thì lửa bùng lên là cái chắc.

Trong tiếng Việt, có bao nhiêu từ từ lữa (dấu ngã)? Việt Nam tự điển (1931) giải thích lữa là nhiều lần, lâu ngày: “Chơi với nhau đã lữa mà còn không tính nhau”.

Bên cạnh đó, còn có thêm “lần lữa” là lần khân, chần chừ, kéo dài thời gian để trì hoãn một việc gì: “Năm năm tháng tháng ngày ngày/ Lần lần lữa lữa rày rày mai mai”.

LÊ MINH QUỐC
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CAO CHẠY XA BAY


Trong tiếng Việt, hiện có những thành ngữ được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày mà thoạt nghe qua, nghĩa lại hết sức… ngược đời.

Có thể kể ra một vài thành ngữ: cao chạy xa bay, con ông cháu cha, đầu gươm mũi súng, hương lạnh khói tàn, im hơi lặng tiếng, nhường cơm sẻ áo, sẩy đàn tan nghé, tối lửa tắt đèn, ruồi bu kiến đậu, mũi chỉ đường kim, hòn tên mũi đạn, mò cua bắt ốc, chăn êm nệm ấm...

Lâu nay có nhiều người thắc mắc rằng đó là những thành ngữ “ngược đời”. Vậy nó “ngược đời” như thế nào?

Đơn cử một ví dụ: “cao chạy xa bay”, là thành ngữ được sử dụng với tần suất cao, thì sự phi hiện thực của nó là rõ ràng nhất.

Có người băn khoăn: “Cao hay xa? - Xin giữ âm xa chạy cao bay thì đúng hơn. Vì xa thì chạy và cao phải bay, chứ cao chạy xa bay làm sao được. Câu này dịch ở cao phi viễn tẩu” (Vũ Văn Kính).

Học giả Đào Duy Anh cũng cho rằng “xa chạy cao bay” chỉ con thú chạy cho xa để khỏi bị săn, con chim bay cho cao để khỏi bị bắn; nghĩa bóng là trốn đi xa. Ngược lại, cũng có ý kiến nếu thay bằng “xa chạy cao bay” thì tác dụng tu từ sẽ bị giảm.
Vậy nghĩa của các thành ngữ nói chung được hình thành như thế nào?

Các thành ngữ thường có cấu trúc sóng đôi, cùng tồn tại bổ sung cho nhau, tạo nên một nghĩa chung, nên ý nghĩa của các thành ngữ nói chung không phụ thuộc vào thứ tự sắp xếp của các cặp từ, có đảo vị trí các cặp từ thì ý nghĩa chung của chúng vẫn không thay đổi.

Đặc điểm cơ bản nhất của thành ngữ là nghĩa của chúng được hình thành theo quy luật biểu trưng, không lệ thuộc vào nghĩa của từng thành tố cấu tạo mà đó là nghĩa khái quát, nghĩa bóng do tất cả các thành tố tạo nên, nếu tách các thành tố ra khỏi tổ hợp thì nghĩa bóng sẽ bị mất, chỉ còn nghĩa đen mà thôi.

Thực tế nhiều người không hề biết đến nghĩa đen của các thành ngữ mà họ vẫn sử dụng rất chính xác, là bởi vì họ nắm vững được nghĩa biểu trưng.

Ví như thành ngữ “mạt cưa mướp đắng”, không phải ai cũng biết các nghĩa đen từ các điển tích xưa của nó “người bán cám trộn lẫn mạt cưa giả làm cám, người bán dưa lấy mướp đắng giả làm dưa”.

Nhưng chỉ cần nắm được nghĩa biểu trưng “lừa đảo, bịp bợm” thì đã có thể sử dụng thành ngữ trên mà không sợ sai.

Các hình ảnh, khái niệm hiện hữu bề mặt của thành ngữ chỉ là nghĩa đen. Để tìm hiểu thành ngữ, chúng ta cần phải nhận thức cho được cái nghĩa biểu trưng của thành ngữ ẩn tàng đằng sau các hình ảnh bề mặt kia, đó chính là linh hồn, là cốt lõi của thành ngữ, đặc biệt là thành ngữ “ngược đời”.

Và khi đã quan niệm như trên, quả nhiên không còn một thành ngữ nào được xem là lối nói “ngược đời” nữa.

ĐỖ THÀNH DƯƠNG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

THẲNG RUỘT NGỰA


Khi nói về tính tình của một con người bộc trực, thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, không lắt léo, không giấu diếm giữ kín những điều suy nghĩ, những tâm tư riêng của mình, dân gian ta hay dùng thành ngữ “thẳng ruột ngựa” hoặc “thẳng như ruột ngựa” để diễn tả.

Nhưng sao lại nói “thẳng như ruột ngựa” mà không nói “thẳng như ruột bò”, “thẳng như ruột trâu” hay “thẳng như ruột lợn”... ? Ruột ngựa mà thẳng thì chúng ăn uống, tiêu hoá thế nào?

Thành ngữ “thẳng (như) ruột ngựa” được hình thành nhờ vào sự quan sát con vật nuôi quen thuộc, dùng để kéo xe thồ, chở, dùng làm phương tiện chiến đấu cho các hiệp sĩ, các đội quân (đội kỵ binh) ngày xưa. Ngựa là con vật ăn cỏ như trâu bò, nhưng bộ máy tiêu hoá của ngựa lại khác rất xa với trâu bò. Dạ dày ngựa thuộc loại dạ dày đơn, không tiêu hoá được nhiều chất xơ cứng. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng, cũng dài và rất lớn. Đoạn này là một ống dài tới một mét, thẳng và to với đường kính 15-25cm. Quá trình tiêu hoá chủ yếu diễn ra ở đây chứ không phải ở dạ dày. Có lẽ dựa vào cơ sở giải phẫu nội tạng của ngựa và căn cứ vào những điều thu nhận được bằng quan sát trực quan mà trong nhận thức của người Việt, ruột ngựa được xem là một đối chứng về tính chất thẳng, trái với cong queo, ngoằn ngoèo vốn là đặc điểm của ruột các con vật nói chung. Thoạt đầu phép so sánh “thẳng (như) ruột ngựa” chắc là chỉ miêu tả tính chất hình thể, vật thể mà con người có thể thấy được, quan sát được. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, ruột hay bụng, lòng, dạ, đều có ý nghĩa biểu trưng cho tình cảm, tâm tư, suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta thấy còn có các câu, như: ruột đau như cắt, bầm gan tím ruột, nóng gan nóng ruột, (đau) đứt từng khúc ruột, ruột để ngoài da…

Chính nhờ vào tính biểu trưng của ruột theo quan niệm của người Việt mà thành ngữ “thẳng (như) ruột ngựa” được “cấp” thêm một nét nghĩa mới. Thành ngữ này được chuyển từ ý nghĩa miêu tả đặc điểm, tính chất cụ thể bề ngoài trực quan đến ý nghĩa biểu thị tính tình con người hoặc tính chất hình tượng thuộc phạm vi tinh thần. Trong sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ “thẳng như (ruột) ngựa” thường được dùng để chỉ sự bộc trực ngay thẳng, thật thà của tính cách con người. Trong cách đối xử, người có tính thẳng ruột ngựa được xem là người hiền lành, không có ác tâm, không lắt léo, không tính toán vòng vo, không so đo hơn thiệt. Ví dụ:

“Anh Phan có tính thật thà, thẳng như ruột ngựa, cứ nghĩ gì nói nấy. Nhiều lúc làm bà con cười nôn ruột” (Tổng tập văn học Việt Nam).

“Triều đình và các quan ta có lẽ không biết cái thâm ý ấy, cứ thẳng ruột ngựa mà đối xử” (Chu Thiên, Bóng nước hồ Gươm).

Trong nhiều trường hợp, thành ngữ thẳng ruột ngựa được dùng để chỉ tính chất mộc mạc, dung dị và chân phương. Thí dụ:

“Nếu thơ Thái và thơ Mường bay bướm thì thơ Mèo thẳng ruột ngựa, không bóng gió” (Báo Văn Nghệ)

Vậy là, theo đánh giá của người đời, đặc tính thẳng ruột ngựa được xem là tốt, tích cực, đáng yêu, dễ cảm thông. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là những gì trái với tính chất thẳng ruột ngựa đều xấu, đều tiêu cực. Thực ra, người Việt trong nhiều cảnh huống, nhiều trường hợp chỉ dùng thành ngữ “thẳng ruột ngựa” để xác định tính của của con người, tính chất sự vật đối lập với sự kín đáo, tế nhị, bóng bẩy, hoa lá và những tính chất đa dạng khác trong cuộc sống.

Đôi khi người ta dùng thành ngữ thẳng (như) ruột ngựa đồng nghĩa với thành ngữ “ruột để ngoài da” với dụng ý chê trách sự phơi bày dễ dãi, sự bộc bạch tất cả mọi điều nghĩ suy, cũng như mọi tâm tư nguyện vọng sâu kín của mình cho người khác biết một cách không cần thiết. Thí dụ: “Bà cứ cái lối nói thẳng ruột ngựa như thế thì con cháu có ngày vạ lây đó”, “Đến nhà cô ấy, cậu nhớ cẩn thận khi nói năng. Chứ vẫn cái tính thẳng ruột ngựa như mọi lần là không ổn đâu”... Dẫu vậy, những con người có tính tình thẳng ruột ngựa vẫn được coi là người chân thật, mộc mạc, ngay thẳng và hành vi bộc bạch, giãi bày ý nghĩ tình cảm theo lối thẳng ruột ngựa có thể gây ra những điều phiền toái nào đó, nhưng cũng có thể thông cảm và thể tất được. Chính những người nói năng “thẳng ruột ngựa”, nghĩ gì nói nấy lại dễ gây được thiện cảm (bởi sự bộc trực đáng yêu), còn hơn là ai đó thích “con cà con kê”, thích diễn giải dài dòng, “vòng vo tam quốc”.

PGS-TS Phạm Văn Tình
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

ĐÓI GIỖ CHA,
NO BA NGÀY TẾT


Tục ngữ Việt Nam có câu: “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Cái ý “No ba ngày Tết” thì hầu như ai cũng hiểu. Tuy nhiên vấn đề khó hiểu và gây tranh cãi tại sao lại“đói giỗ cha” hoặc “đói ngày giỗ cha”?

Mục “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (Báo Lao Động Chủ nhật-2012) bài “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết” của PGS.TS Phạm Văn Tình (Viện từ điển học và bác khoa thư Việt Nam) nêu tình huống cụ thể ông từng gặp:

“Thưa thầy, lớp chúng em vẫn tranh luận với nhau về ý nghĩa của câu tục ngữ đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết. Tranh luận nhiều nhưng mỗi người một ý. Em có đem câu này về nhà hỏi bố mẹ thì bố em cũng chịu. Bố em còn bảo: “Ông nội của con mất đã lâu, giỗ nhiều lần rồi nhưng con cái chưa phải chịu đói bao giờ cả”. Đây có phải là một câu nói cho vui không ạ?”. Đó là lời của bạn Trần Thu Thảo - lớp trưởng lớp Văn (2008-2011), Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội - hỏi tôi (nhân một sinh hoạt khoa học cuối năm có mời tôi làm báo cáo viên chính).

Không riêng gì bạn Trần Thu Thảo, thú thực, bản thân tôi nhiều lúc cũng không rõ nguyên do từ đâu dẫn đến câu tục ngữ này. Hầu hết các sách sưu tầm văn hoá dân gian chỉ thống kê chứ chưa giải thích kỹ câu đó (trừ một số câu khá đặc biệt). Đầu năm 2010, khi cuốn “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2010) xuất bản, tôi vội vã tra ngay. Mục từ này được giải thích như sau: “Hay bị đói là vào dịp giỗ cha (vì đâu còn lúc nào mà nghĩ tới chuyện ăn trong khi đang mải lo chuyện cúng giỗ); hay được ăn no là vào ba ngày Tết (vì đó là một thông lệ vốn có tự ngàn xưa)”. Cách cắt nghĩa như vậy cũng thật chưa rõ ý.”

Thực ra cách giải thích của Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương mà PGS.TS Phạm Văn Tình dẫn đã được “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung-Vũ Thuý Anh-Vũ Quang Hào-tái bản lần thứ 4-NXB Văn hoá-2000) đưa ra trước đó 15 năm: “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết:Một phong tục của dân khi xưa...Những ngày giỗ bố mẹ, con cái phải làm cỗ mời bà con họ hàng. Người kéo đến ăn thường đông hơn số người được mời. Người lớn lại đem theo cả trẻ con. Có những người khách không mời mà đến. Bởi vậy, chủ nhà có khi phải nhịn miệng mà thết khách cho vui lòng khách. Trong ba ngày tết, dù nghèo đói, nhà nào cũng cố phải có cỗ bàn, bánh trái, nhất là bánh chưng. Tới nhà nào chủ nhà cũng mời ăn.”

Như vậy, theo ý PGS.TS Phạm Văn Tình, Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương giải thích đúng, nhưng “chưa thật rõ ý”. Để “rõ ý” hơn, PGS.TS Phạm Văn Tình đã làm cuộc “điền dã”, đi “hỏi các cụ cao niên ở nhiều nơi tôi qua (Đông Cứu, Gia Lương, Hà Bắc; Yên Xá, Ý Yên, Nam Định; Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ, Thái Bình...)...thì biết rõ một điều: Phong tục cúng giỗ ngày xưa (ở một số vùng Việt Nam) khá khắt khe. Giỗ song thân phụ mẫu là giỗ trọng (nhất là ba năm đầu, chưa hết tang). Vào ngày giỗ, con cháu phải theo tang chế (mặc đồ tang, con gái đội khăn xô, con trai đội nùn rơm, chống gậy), đứng trước bàn thờ cha (mẹ) từ sáng sớm. Con trai trưởng phải thường xuyên túc trực, theo dõi đèn nhang và cung kính đáp lễ mỗi khi có khách vào thắp hương tưởng nhớ người quá cố. Việc tiếp đón, mời cơm khách do người nhà gia chủ lo liệu, các con (nhất là con trai) phải nghiêm chỉnh thực hiện nghi lễ bên bàn thờ cho đến khi người khách cuối cùng (đến chia sẻ, ăn uống) chào ra về.

Tất tả chuẩn bị từ mấy ngày trước, lại phải tập trung lo lắng cho ngày chính giỗ, nên hầu như con cái  nhà có đám ít được ăn uống chu đáo. Đấy là chưa nói, còn một số nơi bắt con cái phải nhập phép “tịnh cốc” (không được ăn mặn hay các loại ngũ cốc, chỉ uống nước lã đun sôi) để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ trong ngày này. Nhiều người con, cha mẹ mới mất, vì vẫn còn nhớ thương sầu thảm, cũng chẳng có bụng dạ nào mà ăn uống cả. Vậy thì dù là ngày giỗ cha, có mâm cao cỗ đầy thật đấy, nhưng chuyện họ phải mang bụng đói trong ngày này là điều có thực và cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.”

Cách khảo sát, lý giải của PGS.TS Phạm Văn Tình công phu, cặn kẽ hơn cả “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” của Nhóm Vũ Dung. Tuy nhiên theo tôi, ý dân gian trong câu tục ngữ đang xét nói chuyện “đói” (do thiếu đói, không có gì để ăn), chứ không nói chuyện “đói” trong khi mâm cao cỗ đầy mà không có thời gian để ăn như cách lý giải của PGS. TS Phạm Văn Tình và Nhóm Vũ Dung. Càng không phải “hay đói là vào dịp giỗ cha” như Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương giảng giải. Vì chẳng có ở đâu phong tục làm giỗ cha lại theo quy luật như thế. Giỗ cha là dịp lễ trọng (Trâu bò được ngày phá đỗ, con cháu được bữa giỗ ông - tục ngữ). Nếu “đói vì mải lo chuyện cúng giỗ” thì cúng xong cũng phải được ăn chứ? Tục ngữ có câu “Trước cúng cha sau va vô miệng” cơ mà? (Chữ va [không phải và] có tính chất hài hước, ý chỉ con cháu ăn uống thực sự sau khi cúng giỗ).  Giả sử có nhịn miệng đãi khách thì chủ ngồi tiếp, khách ăn ba, chủ nhà ít nhất cũng phải ăn một mới phải phép. Nếu nhịn hoàn toàn, ngồi nhìn khách ăn, khách nào dám gắp? Nếu là bận bịu, kể cả trong lúc “tang gia bối rối” chuyện đói có chăng cũng chỉ tạm thời mà thôi!

Theo tôi, câu tục ngữ “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết” được hiểu như sau: Ngày giỗ cha rất quan trọng, nhưng không dứt khoát phải cỗ bàn thịnh soạn. Gặp năm mùa màng thất bát, đói kém, chiến tranh, loạn lạc... thì ngày giỗ cha có khi chỉ có nén hương, chén nước, bát cơm, quả trứng gọi là “cúng cáo”, nhớ ngày kỵ. Như thế không có gì là trái đạo lý. Bởi tín ngưỡng thờ cúng của người Việt không câu nệ mâm cao cỗ đầy, “Bắt thiếu giỗ, không ai bắt cỗ lưng”. (Các cụ có thể “chước” đi cho). Thế nhưng ba ngày Tết lại là chuyện khác. Người ta có thể túng thiếu, quanh năm nhịn đói, nhịn thèm, nhưng ba ngày Tết cũng phải chạy vạy bằng được để ít nhất không được ăn ngon cũng phải ăn no, hoặc có gì đó khác ngày thường. (Có câu “Giàu hay nghèo, ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà”, hay “Đói cho chết, ngày Tết cũng phải no”). Ngày Tết được ăn ngon, ăn no, mặc đẹp, vui vẻ, nhàn hạ thì hy vọng cả năm cũng sẽ được như vậy. Bởi thế, Tết đến người ta không chỉ ăn cho no bụng mà còn ăn để lấy may cả năm. Trong câu tục ngữ “Đói giỗ cha no ba ngày Tết” dân gian đưa ra ngày rất quan trọng (giỗ cha) để so sánh, khẳng định một ngày khác còn quan trọng hơn nhiều: Tết là ngày quan trọng nhất trong tất cả những dịp lễ quan trọng trong năm; Có thể bị đói vào ngày giỗ cha nhưng ba ngày Tết dứt khoát phải được no. Tết không chỉ ý nghĩa với người sống mà còn với cả ông bà, tổ tiên. Kẻ ăn mày đến ngày giỗ cha có khi không có gì để cúng, nhưng Tết đến cũng phải cố tìm cách có được bữa tươm tất, no bụng. Không ai muốn (và không thể) “khất” được cái Tết. Không thể nhịn đói nằm co khi cả đất trời, thiên hạ đều náo nức đón Tết, vui Xuân. Đó chính là sự đặc biệt của cái Tết, đặc biệt hơn tất cả những ngày đặc biệt trong năm. Nếu hiểu “đói ngày giỗ cha” vì “mải lo chuyện cúng giỗ” hoặc phải làm phép “tịnh cốc” , “nhịn miệng đãi khách”, số “người kéo đến ăn thường đông hơn số người được mời”  nên bị đói, sẽ sai bản chất vấn đề và không ăn nhập với ý nghĩa của “no ba ngày Tết”.

Ta còn gặp cách nói “đói giỗ cha” của dân gian trong câu “Cha chết không lo bằng gái to trong nhà”. Thực tế “cha chết” là đại tang, việc lớn lắm! (Có câu “Khóc như cha chết” cơ mà!) Thế mà dân gian lại đem so sánh và cho rằng không bằng chuyện “gái to trong nhà”. “Gái to” là gì? Là gái lớn, gái đã đến tuổi lấy chồng. Thủ pháp này cũng nhằm gửi đến một thông điệp, kinh nghiệm: có con gái lớn đến tuổi lập gia đình là nỗi lo lắng lớn, (ví như lo quá lứa lỡ thì, lo chẳng may “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, chửa hoang, tai tiếng, làng phạt vạ...) Sẽ là việc làm khá hài hước nếu chúng ta thắc mắc và cố đi tìm nguyên nhân tại sao, ở đâu lại có phong tục coi thường việc “cha chết” như vậy. Hay câu “Đau mắt không bắt giắt răng”. Đau mắt, mắt nhặm, kèm nhèm rất khó chịu! Thế nên dân gian chọn ngay “kiểu đau” này đặt trong mối tương quan, so sánh với “giắt răng” để nhấn mạnh: Đau mắt đã khó chịu rồi, giắt răng còn khó chịu hơn! (thức ăn hoặc dị vật giắt vào răng tuy không đau nhưng khó chịu vô cùng!) Hoặc câu“Lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, cách nói này cũng là nhằm nhấn mạnh để mọi người ghi nhớ Rằm tháng Giêng rất quan trọng.

Có thể nói “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết” (hay “Cha chết không lo bằng gái to trong nhà”; “Đau mắt không bằng giắt răng”; “Lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng”) là những câu tục ngữ mà ý nghĩa, thông điệp chính của nó nằm ở vế thứ hai của câu chứ không phải ở vế đầu. Bởi vậy không nên băn khuăn, cố đi tìm nghĩa đen và cách lý giải nội dung vế đầu (chỉ đóng vai trò là thủ pháp nghệ thuật là chính).

“Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”! Hàng ngàn năm qua, bất kể “thanh bình yên vui hay chiến tranh khốn khổ”... mỗi năm một lần, cái Tết cổ truyền Việt Nam vẫn đến rạo rực, tươi mới như mùa Xuân đất trời, thắp sáng niềm hy vọng vào ngày mai trong lòng muôn người, muôn nhà...bất kể sang giàu hay nghèo khó...

HOÀNG TUẤN CÔNG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (999 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [43] [44] [45] [46] [47] [48] [49] ... ›Trang sau »Trang cuối