22.50
Thể thơ: Thơ mới sáu chữ
Thời kỳ: Hiện đại
66 bài trả lời: 1 bản dịch, 64 thảo luận, 1 bình luận
4 người thích

Đăng bởi Kim Diệu Hương vào 16/07/2007 21:29, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Kim Diệu Hương vào 02/12/2007 13:02

Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 7 trang (66 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7]

Ảnh đại diện

VIỆT AN

Cảm nhận từ: Việt An [Bạn đọc]  18.09.14@02:07
"Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nắm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau"
---
Bài thơ viết theo cách nhìn của người đứng ngoài cuộc choảng nhau. Người đang choảng nhau, nhất là choảng nhau vì lợi ích, chức quyền, thì chẳng dễ gì nghe theo.

Một khi đã là địch thủ
Choảng nhau sứt trán mẻ đầu
Thì đến khi về với đất
Vẫn giành, tranh huyệt nông sâu!


NGUỒN:
http://thanhvan2812.blogt...&disp=single#c3188547

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Anh Tuấn 123 và Trần Hồng Hạnh thảo luận

anhtuan123 [Blogger]  18.09.14@11:07

T.V. đọc bài của Đỗ Trọng Khơi có viết về người lính "Cụ Hồ" đâu? tg bài thơ cũng không nói đến, chúng ta chỉ còn có thể suy luận, mà suy luận chưa chắc trúng, chỉ còn tinh thần chung của bài thơ cho ta ý nghĩa nhân đạo- nó nói với người sống "hãy trân trọng, quý mến, yêu thương nhau- đừng có mà ...nện nhau, không ra cái thể thống người gì cả " , đơn giản vậy thôi...

tranthihonghanh [Blogger]  18.09.14@13:00
Chú Anh Nông.
Cháu thấy bài thơ của chú được nhắc đến nên cháu gửi đường link cho chú để chú vui chứ cháu đâu có nói có cuộc tranh luận nào. Vì cháu đơn giản nghĩ một bài thơ của mình không phải rao bán hay mời mọc, tặng nhau mà được độc giả tự đọc và cảm thấy ...thích thì hẳn tác giả sẽ vui lắm.
Cháu nghĩ bài thơ như vầng trăng khuyết, Mỗi người đọc tùy theo tâm trạng và cảm xúc sẽ nhin nhận theo các cách khác nhau, Người già thấy như miếng cau, Trẻ con thấy tựa cánh diều, người thì thấy như con thuyền, như cái liềm gặt mùa... Dù có thể những cảm nhận không đúng với những gì tác giả muốn gửi gắm nhưng điều quan trọng nhất là người đọc thấy thích và yêu mến bài thơ ấy một cách chân thành.
Chú Thanh vân không bình bài thơ như bình giảng văn học mà chú "Cảm tác", gửi gắm những suy nghĩ tâm tưởng của mình đến bạn bè, bà con xóm lá và cháu đồng cảm với " cảm tác" của chú TV ở những suy tưởng của chú ấy.
Lời bình của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi không phải " cảm tác" thế nên luôn phải tuân thủ những " quy định" về tác giả, tác phẩm, về tư tưởng, tính xây dựng, tính tuyên truyền nên vì thế khô khan và áp đặt.
Cháu chúc chú Anh Nông vui vẻ. Có nhiều bài thơ được mọi người yêu thích

NGUỒN:
http://thanhvan2812.blogt..._tac_n_t_c_m_tac#comments

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Việt An thảo luận tại trang Đôi bờ sông Gianh

Cảm nhận từ: Việt An [Bạn đọc]  18.09.14@02:07


"Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nắm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau"
---
Bài thơ viết theo cách nhìn của người đứng ngoài cuộc choảng nhau. Người đang choảng nhau, nhất là choảng nhau vì lợi ích, chức quyền, thì chẳng dễ gì nghe theo.

Một khi đã là địch thủ
Choảng nhau sứt trán mẻ đầu
Thì đến khi về với đất
Vẫn giành, tranh huyệt nông sâu!
VIỆT AN
Phản hồi từ: Việt An [Bạn đọc]  18.09.14@12:26
"Đây là một bài thơ viết về tinh thần và tình cảm chiến trận qua hình ảnh ngôi mộ của hai chàng lính trẻ. Rõ là trong cảnh làng xã, phố phường thời bình hẳn không thể có trường hợp “hai chàng từng là địch thủ” với cuộc tỷ thí “choảng nhau có lúc mẻ đầu”, để rồi dẫn đến “xanh hai nấm đất” mà tình thơ lại thanh thoát, hóa linh trong màn khói hương đầy tinh thần hóa giải như vậy được.
Thêm lần nữa khẳng định: Cảm tác là một thi phẩm viết về trường hợp mất mát sinh mệnh con người trong chiến tranh. Và sau cuộc chiến, tư tưởng, tình cảm con người thật giầu tính nhân bản, ân nghĩa. Làn khói hương “thi thoảng thăm nhau” kia đã trổ lên một đài hương, một cây cầu mang sứ mệnh lịch sử, có tác dụng hóa giải hận thù"
----
Đọc đoạn văn trên, thấy tác giả nhắm mắt mà bình. Một sự gán ghép đến nực cười. Bình lấy được. Bình hỏng cả thơ. Thế mới gọi là bình thơ chứ!
Đã là 2 chàng lính ở 2 chiến tuyến, khi chết có nằm chung nghĩa trang đâu? Thế mà vẫn "khói hương thi thoảng thăm nhau". Mà kể cả khi họ có nằm cạnh nhau, thì bài thơ này cũng không phải để viết về họ. Ấy thế mà tác giả bài bình còn "nâng cấp" thành chuyện "hóa giải hận thù" mang đầy màu sắc tuyên giáo. Sợ thật! Ở đây chưa nói đến chuyện tác giả bài bình thẩm thơ theo kiểu 1+1 = 2. Đọc thấy ngô nghê đến lạ lùng. Tác giả viết: "Rõ là trong cảnh làng xã, phố phường thời bình hẳn không thể có trường hợp “hai chàng từng là địch thủ” với cuộc tỷ thí “choảng nhau có lúc mẻ đầu”. Viết như thế, thì đi tán chuyện "ấm sứt vòi" lại vui hơn.

Bài thơ không liên quan gì đến chiến tranh.Thông điệp bài thơ đưa ra giản dị, nhưng chất chứa trong đó là giá trị nhân văn về lẽ sống, về tình người. Cuộc đời ngắn ngủi. Mọi thứ trần tục sẽ là phù du. hãy biết sống tốt với nhau....

NGUỒN:
http://thanhvan2812.blogt..._tac_n_t_c_m_tac#comments

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

TS. Đỗ Thị Thu Huyền thảo luận

BÀN VỀ C ẢM TÁC(TRÍCH)

Thơ anh nhiều những bộc trực rất đời, rất lính như chính con người anh. Cảm giác sẻ chia ấy ta bắt gặp ở mức độ sửng sốt hơn khi đến với Cảm tác:
Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau
Đây là một trong những bài thơ hay nhất đời thơ Nguyễn Anh Nông. Nó hay không phải vì viết về những vấn đề mang tầm nhân loại hay gửi gắm những thông điệp lớn lao. Nó hay vì sự bình dị mà tinh tế, vì sự ám ảnh bởi những hình ảnh thơ mang lại cho người đọc. Ngôn từ đan xen giữa sự màu mè “hai chàng” và sự quê kệch “choảng nhau” nhưng cái dư âm đến từ hình ảnh “bây giờ xanh hai nấm đất” - sự ra đi khi tuổi đời còn thanh xuân, khi những chín chắn chưa tới, vậy mà “khói hương thi thoảng thăm nhau”. Hai nấm đất, khói hương để nói đến con người. Bài thơ không cần phải đại ngôn về sự tha thứ, bao dung... mà tình người vẫn lan tỏa một cách mạnh mẽ nhất, xúc động nhất.
(NHỮNG GIỌT THƠ TÍCH TỤ NƠI THƯỢNG NGUỒN THI CẢM)
                            Tiến sĩ Đỗ Thị Thu Huyền
NGUỒN: http://phongdiep.net/defa...tion=article&ID=18407

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Nhà văn Phùng Văn Khai thảo luận

PHÙNG VĂN KHAI BÀN VỀ CẢM TÁC(trích)

Nguyễn Anh Nông mang hồn vía của một thi sĩ từng trải những đớn đau mất mát tột cùng trong đời sống. Cũng có lúc anh ngoa ngôn phóng dụ nhưng sự thật dưới mặt đất vẫn luôn cám dỗ anh hơn. Anh đến với thơ tự nhiên và thảng thốt. Anh có nhiều câu thơ, bài thơ khỏe khoắn và vạm vỡ nhưng những đột khởi khiến người đọc sửng sốt thán phục lại là những bài thơ ngắn, thậm chí là cực ngắn:
- Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng  thăm nhau.
                          (Cảm tác)
THƠ NGAY Ở TRÁI TIM MÌNH(TRÍCH)
PHÙNG VĂN KHAI
NGUỒN: THANH HOÁ
http://www.baothanhhoa.vn...-tho-ngay-o-trai-tim-minh

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bài đăng tại Quân đội nhân dân

Cảm tác
QĐND - Thứ năm, 11/09/2014 | 18:59 GMT+7
QĐND –

Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau.
NGUYỄN ANH NÔNG
Lời bình của Đỗ Trọng Khơi
Cần khẳng định ngay đây là trường hợp thơ nói về tình người trong cõi chết và là cái chết của hai “chàng” - trẻ tuổi. Khi còn sống họ từng “choảng nhau”, không chỉ một trận: “Choảng nhau có lúc mẻ đầu”, hai từ “có lúc” đã chỉ ra cuộc chiến giữa họ là có lúc thế này, thế kia, khi nặng lúc nhẹ. Xác định rõ cái lý của “sự” vậy sẽ góp phần khai mở sâu hơn phần “hồn” của thơ, phần “linh” của cái chết - ngôi mộ.
Tới đây câu hỏi được đặt ra, lý do gì khiến “hai chàng” phải choảng nhau nhiều lần, cũng đồng nghĩa trải quãng thời gian không ngắn, và vì sao họ chết trẻ? Một hoàn cảnh, như là cảnh “chiến tranh” lấp ló hiện dần ra. Thực vậy. Đây là một bài thơ viết về tinh thần và tình cảm chiến trận qua hình ảnh ngôi mộ của hai chàng lính trẻ. Rõ là trong cảnh làng xã, phố phường thời bình hẳn không thể có trường hợp “hai chàng từng là địch thủ” với cuộc tỷ thí “choảng nhau có lúc mẻ đầu”, để rồi dẫn đến “xanh hai nấm đất” mà tình thơ lại thanh thoát, hóa linh trong màn khói hương đầy tinh thần hóa giải như vậy được.
Thêm lần nữa khẳng định: Cảm tác là một thi phẩm viết về trường hợp mất mát sinh mệnh con người trong chiến tranh. Và sau cuộc chiến, tư tưởng, tình cảm con người thật giầu tính nhân bản, ân nghĩa. Làn khói hương “thi thoảng thăm nhau” kia đã trổ lên một đài hương, một cây cầu mang sứ mệnh lịch sử, có tác dụng hóa giải hận thù, chỉ là làn “hương khói” vô vi mà hữu linh, siêu nghiệm. Và sự “thi thoảng” qua lại với nhau, còn gợi lên hành động e dè, ngập ngừng, chưa thường xuyên, chưa thỏa đáng. Cuộc sống vốn hữu tình, hữu linh, cần nhiều hơn tình đồng cảm, sẻ chia thấu đáo, đầy đủ hơn.
Thơ viết với giọng kể, như câu kể việc ở dạng thô giản mà tư tưởng, tình cảm bài thơ lại được nâng lên như một sứ mệnh của điều linh, có tác dụng hóa giải hận thù, hòa hợp con người, khép lại quá khứ, mở ra tương lai tươi sáng.

NGUỒN: BÀI ĐĂNG TẠI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
http://www.qdnd.vn/qdndsi...i-tri/cam-tac/321192.html

Chưa có đánh giá nào
Trả lời

Trang trong tổng số 7 trang (66 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7]