22.50
Thể thơ: Thơ mới sáu chữ
Thời kỳ: Hiện đại
66 bài trả lời: 1 bản dịch, 64 thảo luận, 1 bình luận
4 người thích

Đăng bởi Kim Diệu Hương vào 16/07/2007 21:29, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Kim Diệu Hương vào 02/12/2007 13:02

Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thoảng thăm nhau

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 7 trang (66 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Lời Bình: của nhà thơ Trần Mạnh Hảo

Đọc bài thơ này, tôi cứ ngồi ngẩn ra, không thể đọc tiếp được nữa vì có bao điều từ bài thơ truyền vào làm cổ họng tôi, tim tôi ứa nghẹn xúc cảm, tràn ngập suy tư, mê man nỗi niềm sống chết phận người.   
   Tục ngữ bảo:" Đánh nhau chia gạo, mời nhau ăn cơm",tôi xin mượn tinh thần câu tục ngữ này để nói về bài thơ rất hay trên của Nguyễn Anh Nông" Đánh nhau khi sống, mời nhau khi chết". Cái chết kia chợt nhân đạo quá chừng,có một nén hương cắm mộ này mà khói cũng chia phần cho cả nấm mộ" địch thủ" kia, mà chia phần "thi thoảng" vì khói còn bẽn lẽn làm quen, làm thân.Khói còn thay người ngường ngượng ,ân hận vì lúc sống từng choảng nhau mẻ đầu."Khói hương" hay chính hình ảnh hai linh hồn kia xám hối, chìa khói sang nhau như cố ý làm một sợi lạt hư vô buộc hai nấm đất vào nhau cho bớt lạnh, bớt cô đơn? Khói hương thi thoảng thăm nhau là câu diệu bút nâng hiệu quả bài thơ lên cõi vô bờ. Về nghĩa thực,đúng là khi thắp hương ở phần mộ này thì bao nhiêu khói bay sang phần mộ kia gần hết. Thành ra thắp hương cho một người mà hương toả cả hai. Có khi hai nhà đến thắp hương cùng lúc, hoặc nhân thắp cho mộ này, tiện tay, người sống cũng thắp tràn sang mộ bên một nén cho bên kia đỡ tuổi. Nhưng nghĩa bóng của bài thơ, câu thơ đã vượt qua cây hương mà thấm vào phận người,thấm vào cả tạo hoá, vào nỗi thiện ác, ghét thương.
  Thơ chúng ta, giá mà trong lúc nhập đồng, làm được thiên chức" khói hương" kia để " Thi thoảng thăm nhau" như một an ủi, một dìu dắt, một ân sủng, một sự làm lành vĩnh cửu giữa sống và chết, giữa tuyệt vọng và hy vọng, giữa bất hạnh và hạnh phúc? Bài thơ "Cảm Tác" trên của Nguyễn Anh Nông có thể đứng đàng hoàng trong bất cứ truyển tập thơ sang trọng dù chọn khắt khe, chọn theo tiêu chuẩn "Vip" cỡ nào cũng vẫn giữ được cái hay riêng của nó mà không một bóng đa đề nào có thể che phủ.Thơ lấy chất mà đánh bạt lượng, lấy chỉ một cái hay đích thực, hay cỡ các mét( mai tre: bậc thầy) mà đánh bại 99 cái dở là vậy đó./.

( Trích trong bài “Mây bay đi thơ đậu lại” của Trần Mạnh Hảo in báo Văn nghệ trẻ, 6/5/2001 và báo Quân Đội nhân dân cuối tuần, 20/1/2002

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Lâm Chiêu Đồng dịch sang chữ Hán

CẢM TÁC

Nam nhi phùng địch thủ
Quá khứ đả thương đầu
Hiện tiền song thảo mộ
Hương hoả vãng lai thân.


Người dịch: Lâm Chiêu Đồng
Nguồn:
http://kimdieuhuong.vnweblogs.com/post/1117/31111
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch Đỗ Đức Nậm sang chữ Hán

CẢM TÁC
Lưỡng nam nhi phùng địch thủ
Quá khứ đả thương đầu
Hiện tiền lưỡng thảo mộ
Hương hoả vãng lai qua (quá)


Người dich: Đỗ Đức Nậm
Nguồn:
http://kimdieuhuong.vnweblogs.com/post/1117/30535

Dịch giả Đỗ Đức Nậm là biên kịch phim xưởng phim Khoa học, Điện ảnh Quân đôi, bị bệnh hiểm nghèo(ung thư)mất  tháng 4 năm 2007
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Nga sang tiếng Anh

WRITING WITH INSPIRATION

Two men used to be the enemies,
Fighting each other until their heads were injured.
Now their graves turned green with grass,
Smoke of their joss-sticks visited each other, at times…

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Việt Duy sang tiếng Pháp

Deux hommes étaient des adversaires
Ils ont été habituées de se combattre
Maintenant tous les deux se trouvent sous les tombes (morts depuis longtemps)
La fumée d’encens leur rend visite parfois.


Việt Duy, Newvietart.com
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phạm Văn Linh

Two men were competitors
They used to fight each other (broken head)
Now both ones lied under the graves (dead for a long time)
Incense smoke sometimes visits each other.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Cảm tác đến từ " Cảm tác"

Thơ Nguyễn Anh Nông giàu suy tưởng và triết luận.Thường, những bài này anh viết ngắn, chỉ bốn câu hoặc hơn chút ít. Ngắn, nhưng trong đó bao giờ cũng chứa đựng điều anh chiêm nghiệm. " Cảm tác" là một ví vụ:
" Hai chàng từng là địch thủ
Choảng nhau có lúc mẻ đầu
Bây giờ xanh hai nấm đất
Khói hương thi thiảng thăm nhau"
Từ cuộc sống, có biết bao điều có thể chiêm nghiệm. " Cảm tác" cũng bắt nguồn từ sự hiển hiện: sống ghét nhau, chết lại trở về cát bụi, trở về với " tính bản thiện" của con người. Để mô tả tận cùng cái ghét, Nguyễn Anh Nông " để cho" hai kẻ " từng là địch thủ" " choảng nhau mẻ đầu". Đấu đá, bon chen cũng chỉ đến thế là cùng. Ấy vậy mà khi chết, họ lại " khói hương thi thoảng thăm nhau".
Việc khói hương gần gũi, quấn quýt do ngẫu nhiên đưa lại mà thành. Do gió. Nhưng ở đây gió đã nói tiếng linh hồn, tiếng chon người. Chộp bắt được cái ngẫu nhiên để biến thành cái rất Người không dễ, nhất là biến chuyển một cách tự nhiên, không khiên cưỡng.
Gặp Nguyễn Anh Nông, bạn bè quý vẫn đùa: " Khói hương thi thoảng thăm nhau, nhé!. Người viết bài này từ tứ thơ của anh đã cảm tác nên cả một câu chuyện dài...

THI NGUYỄN
( Bài viết của thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền)
Địa chỉ: Lương Khánh Thiện, Hoàng Mai, Hà Nội

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Đõ Trọng Khơi - bình thơ

...Niềm thanh thản, tin yêu của con người dành cho nhau, trong thơ Nguyễn Anh Nông có khi còn được đẩy sâu, tương hợp và hoá giải tới tận vùng tâm linh, siêu nghiệm: “Bây giờ xanh hai nấm đất/ Khói hương thi thoảng thăm nhau…” ( Cảm tác).


( Trích trong bài viết: Đá và hoa- một bông thơ dâng tặng)
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Lời bình của Nguyễn Hưng Hải

Cùng nỗi nhớ thẳm sâu, tri ân với đồng đội, tình thương yêu con người thánh thiện, thơ Nguyễn Anh Nông thủ thỉ như một lời tâm sự. Giọng thơ đôn hậu, trữ tình đã và đang vươn tới thế sự cho tôi và chúng ta nhiều liên tưởng. Trước hết là những tháng năm không “ yên ổn” ở rừng, dù trong trạng thái nhiều yên ổn thì vẫn cứ bắt gặp ngổn ngang tâm sự, nỗi niềm: “ Hai chàng từng là địch thủ/ Choảng nhau có lúc mẻ đầu/ Bây giờ xanh hai nấm đất/ Khói hương thi thoảng thăm nhau”( Cảm tác).


( Trích trong bài viết: Tìm lõi " trầm" trong " Những tháng năm ở rừng" của Nguyễn Anh Nông; bài viết của nhà thơ Nguyễn Hưng Hải)
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Cảm nhận

NGUYỄN ĐỨC ĐÁT (VŨNG TÀU)

http://nddat.vnweblogs.com/
Bài thơ ngắn mà nói lên được cái tình đối với người bạn thân thiết, giờ bạn đã đi vào cõi vĩnh hằng. Bài thơ được chuyển ngữ thuận lợi, có thể đăng trên báo Hoa ngữ và báo tiếng Anh được đấy.


Viết bởi Nguyễn Đức Đát 20 Sep 2007, 01:23
Nguồn:
http://www.vnweblogs.com/...=1117&categoryId=6412
Chưa có đánh giá nào
Trả lời

Trang trong tổng số 7 trang (66 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối