Bài văn chiêu hồn đã mô tả cảnh khổ đau của mọi hạng người trong xã hội từ những kẻ quyền thế cao sang đến người xó chợ đầu đường. Tất cả mọi người không ai có thể khước từ cái chết. Tuy “mỗi người một nghiệp khác nhau” nhưng cầu Nại Hà thì không ai có thể không bước qua, chỉ là “kẻ trước người sau mà thôi!

Cầu Nại Hà là gì? Tại nơi nào? Theo sách Phật, cầu Nại Hà ở về phía Đông của Thập Điện (tức mười tầng Địa Ngục), những người nghèo hèn và chết yểu (chết trẻ) đều phải đi qua cầu này để vào đường đầu thai sinh vào kiếp khác. Nại Hà là tên con sông ở Địa Ngục có ba cái thác nhỏ, linh hồn các tội nhân khi đến đây phải hỏi xem nơi nào có thể lội qua được để khỏi trầm luân nên gọi là Nại Hà.

Con người khi sống trong xã hội thì có phân biệt cao thấp sang hèn nhưng khi chết thì đều bình đẳng! Nhất là chết mà trở thành cô hồn:
Thương thay thập loại chúng sinh
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người!
Hương lửa đã không nơi nương tựa
Hồn mồ côi lần lữa bấy niên
Còn chi ai khá ai hèn
Còn chi mà nói kẻ hiền người ngủ
Cụ Nguyễn Du đã tả cảnh bi thương từ dương gian đến âm phủ: từ tiết đầu thu ảm đạm, thê lương của cõi dương chuyển sang cảnh “trường dạ tối tăm” bi thiết của cõi âm... để nêu ra các loại chúng sanh với những nghiệp cảnh khác nhau nhưng tựu trung đều bi thảm giống nhaụ Nói là “thập loại” nhưng bài văn đã kể ra cả thảy 16 nghiệp cảnh. Chữ “mười” ở đây không phải là số đếm thông thường mà là tiếng tượng trưng cho sự rộng khắp, toàn vẹn như trong cách nói “mười phân vẹn mười”, “nhân vô thập toàn”...

Các loại chúng sinh được nhắc đến trong văn tế là:
1. Những kẻ “tính đường kiêu hãnh” tham danh vọng mà quên mạng sống.
2. Những kẻ giàu sang sống trong “màn loan trướng huệ” tự kiêu, tự mãn về nhan sắc...
3. Những kẻ làm quan to “mũ cao áo rộng” cầm ngọn bút sinh sát trong taỵ..
4. Những tướng sĩ “bài binh bố trận” “đemmình vào cướp ấn nguyên nhung” phơi thây trăm họ để dành công cho bản thân mình...
5. Những kẻ tính đường tr6i phú bôn ba lìa bỏ quê nhà để mong được giàu sang...
6. Những kẻ “rắp cầu chữ quý”
7. Những kẻ vào sông ra bể, trong sóng gío hiểm nguỵ..
8. Những kẻ thương buôn đường xa
9. Những kẻ phải đi lính
10. Những kẻ sa cơ thất thế rơi vào “buôn nguyệt bán hoa”
11. Những người hành khất “sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan”
12. Những kẻ mắc vòng tù ngục oan khiên
13. Những kẻ hữu sinh vô dưỡng
14. Những trẻ sơ sinh mất mẹ cha
15. Những kẻ chết vì các loại nạn tai: thuỷ, hoả, ác thú...
16. Những kẻ vô tự tức không con cái, thân thuộc

Nêu ra cảnh khổ của cõi âm Nguyễn Du muốn cảnh giác cõi dương là nơi mà cuộc tranh dành lợi danh, tiền của thường rất gắt gao và hung hãn... Tác giả nhắc cho mọi người thấy rõ rằng:
Sống thời tiền chảy bạc ròng
Thác không đem được một đồng nào đi
Và cuối cùng kêu gọi các loại cô hồn hãy khôn ngoan lắng nghe kinh để nương nhờ ph6ep Phật mà thoát khổ. Lấy Phật làm lòng thì tự nhiên siêu thoát trong luân hồi. Văn tế Thập loại Chúng sinh là một lời cảnh báo cho thế gian đáng cho mọi người suy gẫm... trong ngày Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi khổ hình Địa Ngục để báo hiếu.

Nguyễn Châu