Trang trong tổng số 14 trang (131 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đọc kinh “Trí tuệ siêu việt” (Tuệ Thiền): Giác ngộ tâm thức

Tâm Kinh Bát Nhã trong bài thi-kệ này là bản dịch của ngài Huyền Trang, bản dịch đã được nhiều thế hệ thiền-sư-chứng-đạo tin dùng. Thầy Tuệ Sỹ có dịch ra tiếng Việt.
---
Thực hành giác ngộ tối thượng theo Tâm Kinh (Bát Nhã Tâm Kinh, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh – bản dịch của ngài Huyền Trang), có thể lắng nghe và thầm niệm câu chân ngôn “Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha” để thêm định lực khơi tỏ ánh sáng “chiếu kiến” (soi thấy, thấy biết như thực, tri giác tịch lặng-thuần khiết). (TT LBB)
-------------------

GIÁC NGỘ TÂM THỨC
(Trích trong Lửa Giác Ngộ; danh nhân giác ngộ Jiddu Krishnamurti; dịch giả Đào Hữu Nghĩa)

- “Thức”, theo tôi, không chỉ là tồn tại đơn thuần thôi đâu mà bao gồm cả hỗn loạn trong đó nữa. Tất cả những nguy hại, những phiền não và âu lo, tất cả mọi sợ hãi, khoái lạc, đau khổ, yêu đương, thù hận...  cùng mọi tổn thương tâm lí mà ta đã thu nhận - tất cả mọi điều đó đều hàm chứa trong từ “thức”.
- Thức là toàn bộ nội dung của cuộc sống ta, của đời ta.
- Liệu ta có thể giác tri toàn bộ nội dung này của cuộc sống ta không?

- Chắc bạn thấy, theo tôi, thức là cuộc sống không chỉ của tôi, của bạn, của ông X..., mà còn là cuộc sống của cây cỏ và muông thú nữa; thức bao gồm tất cả, toàn thể muôn vật.
- Thức của bạn là thức của nhân loại.
- Sâu bọ, chim chóc, muông thú, cây cỏ... - toàn bộ thiên nhiên tạo vật đều phải kinh qua vô vàn hình thái hỗn loạn đảo điên. Tôi dùng từ hỗn loạn đảo điên trong nghĩa bất an, lo âu.

- Chắc bạn thấy, tôi muốn khám phá liệu có một tâm thái, một vận động nào vượt lên trên thức không.
- Như tôi đã nói, khi tư tưởng tự đồng hoá hay chập dính vào các giác quan, lúc đó, cảm giác biến thành cái “tôi”.
- Có thứ tình yêu (tình thương) nào mà tánh không thuộc thức không?
- Khi bạn quan sát bằng tất cả giác quan của bạn thì không còn đồng nhất vào một giác quan đặc biệt nào nữa. Đúng chứ?
- Tôi hỏi liệu bạn có thể nhìn một vật bằng tất cả giác quan tỉnh thức của mình không?
- Liệu có thể quan sát bằng tất cả các giác quan của bạn, tức là, trong trạng thái quan sát ấy không khởi một động niệm? Khi tư tưởng còn động, là có một giác quan đặc biệt nào đó vào cuộc.

- Hãy tìm hiểu sâu và xa hơn vụ việc, vì con người vốn có tính hiếu kì tự nhiên muốn khám phá: Liệu có chiều không gian nào hoàn toàn khác với chiều không gian của thức như ta biết, mà không phải là sản phẩm của tư tưởng. Đúng không?
- Ảo tưởng là do tư tưởng tạo ra.
(Pupil Jayakar: Vâng. Vậy là tự thân giác quan có khả năng thoát khỏi ảo tưởng).
Điều đó chỉ có thể được khi giác tri toàn cả tính chất của tư tưởng. Bấy giờ, giác quan mới không sản sinh cái cấu trúc tâm lí như là “tôi”. Tất cả chỉ có thế.

- Tôi đang dùng tôi như một ví dụ điển hình của con người. Thức của tôi đang trong thế hỗn loạn vô trật tự. Tôi giác tri điều đó. Tôi giác tri mọi vật đang động đậy nhung nhúc bất tận trong thức của tôi: giận, ghen, thù, hận, chiếm, chấp, chế... Tôi muốn lập lại trật tự trong thức tôi vì tôi thấy sự cần thiết của trật tự. Trật tự có nghĩa là hài hoà. Vấn đề là: có thể lập lại trật tự không?

- Vâng, tự thân giác quan không hư hoại. Khi giác quan không đồng nhất vào với tư tưởng để thành lập cái “tôi” - về mặt tâm lí - bấy giờ các giác quan ấy hoạt động một cách bình thường, tự nhiên, lành mạnh. Các giác quan lành mạnh ấy sẽ mang lại một chiều không gian khác chứ?
- Do đó, tôi muốn hỏi: có thể phủ nhận hoàn toàn triệt để trọn vẹn cái vô trật tự không?
-----

- (Ví dụ) Tôi đã hoang phí năng lượng để phân tích, trấn áp, xung đột với cơn giận. Nhưng khi tôi thấy cơn giận đó là tôi, khi tôi thấy rằng tôi được làm bằng những phản ứng - sợ, giận và v.v... - năng lượng mới được tập trung; năng lượng không còn bị hoang phí nữa. Với năng lượng đó, chính là chú tâm, tôi thu nhiếp cái phản ứng được gọi là sợ hãi. Tôi không động đậy xa lìa cái sợ hãi bởi vì tôi là cái đó. Bấy giờ, bởi vì tôi đã dồn hết năng lượng vào đó, cái sự kiện được gọi là sợ ấy biến mất.
(...)
(Người hỏi: Nhưng thưa ông, ai đứng ra quan sát?).
Không có "ai" quan sát. Chỉ có hành động quan sát.
(...)
Ta có thể thảo luận một sự kiện (tâm lí) không? Ta có thể cầm giữ, thu nhiếp bất cứ vật (sự kiện tâm lí) gì trong trí não ta một phút hay ngay cả một vài giây không? Ta có thể thu nhiếp bất cứ vật gì không? (Ví dụ) Tôi yêu thương, tôi có thể ngồi lại cùng tình tự đó, cái đẹp đó, sự trong sáng do tình yêu mang lại không? Liệu tôi có thể thu giữ nó, chỉ giữ (thu nhiếp) thôi, không nói tình yêu là gì và không là gì? Chỉ cực kì đơn giản thu giữ, thu nhiếp tựa cái cốc chứa nước không?
(...)
Tuệ giác là tri giác tức thì điều gì đó. Ta vốn có cái giác ấy.
--------------------

Ảnh đại diện

Đọc kinh “Trí tuệ siêu việt” (Tuệ Thiền): Góp lời về Thiền Giác Ngộ

GÓP LỜI VỀ THIỀN GIÁC NGỘ (*)
Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
---
1) Kinh luận Đại thừa đốn giáo và công án Thiền là ngọn đèn soi rọi tự tâm. Đọc chỉ để hiểu và thực hành tạo thiện nghiệp là đọc bằng trí hữu sư (trí vọng tưởng). Đọc để thấy biết và tỏ ngộ tự tâm là đọc bằng trí vô sư, bằng năng lực dò tìm tự tâm, bằng khát vọng tiếp xúc chân lí sự sống. Biết đọc bằng trí vô sư là có tác dụng tự ấn chứng; là đọc để thấy tâm – như soi gương để thấy mặt.

2) Trí hữu sư là tâm ngôn tâm hành; là trí hiểu về, nghĩ về, nhận thức về, diễn đạt về điều gì đó (tức là vọng tưởng). Trí vô sư là năng lực nghe và thấy vọng tưởng về đạo về đời, là tấm gương trí năng. Trí vô sư hiện tiền do có khát vọng giác ngộ tự tâm tự tánh; do có khát vọng giác ngộ sự sống vĩnh hằng.

3) Tánh Không là tâm Không, là trường tiềm năng, là “trường của trường”. Từ tánh Không sinh khởi vọng niệm là tạo tác thế giới (“tam giới duy tâm”). (Theo một số nhà khoa học hiện đại, hạt quark chỉ là cấu trúc tâm thức).

4) Thượng Đế là chân lí tối thượng. Chân lí tối thượng là ánh sáng của tâm vô niệm trùm khắp, là giải thoát tâm trí khỏi những nghĩ tưởng của kiến chấp vô minh.

5) Vọng tưởng vô minh là tâm nói năng tạo tác (tâm ngôn tâm hành) mà không có ánh sáng tự thấy tự biết. “Chứng ngộ” là cách nói chỉ sự hiện tiền ánh sáng vô ngôn vô tác ở tự tâm. “Kiến tánh khởi tu” là chú tâm thụ động nghe trạng thái biết-vô niệm (tức là “trưởng dưỡng thánh thai”). Viên giác là ánh sáng thấy biết vô niệm soi sáng niệm khởi tuỳ duyên.

6) Ngã chấp là tâm nói năng tạo tác (tâm ngôn tâm hành) trong trạng thái vô minh. Vô ngã là ánh sáng vô ngôn vô tác hiện tiền ở tâm.

7) Sống là niệm (nhớ-nghĩ). Vọng niệm là sống với vọng tưởng luân hồi vô minh. Thấy biết-vô niệm là sống với chân niệm tỏ ngộ “bổn lai diện mục” (sự sống vĩnh hằng). “Thấy biết-vô niệm sáng giữa muôn lời” là sống với Viên Giác bất sinh bất diệt.

8) Chú tâm tỉnh giác vô niệm là thể nhập sự sống vĩnh hằng, là “một nghe nghìn ngộ”.

9) Nghe vọng tưởng (những nói năng về đạo về đời trong tâm) tỏ rõ, vọng tưởng im lặng, thấy-nghe vô niệm hiện tiền. Đó là “kiến tánh khởi tu”, là đốn ngộ Phật tính (tánh giác, tánh Không, tâm phi thời gian, tâm bất sinh bất diệt).

10) Tánh Không là trường tiềm năng; ánh sáng tri giác vô niệm hiện tiền là ngộ nhập tánh Không (tâm Không, “bổn lai vô nhất vật”).

11) Nghe cái thấy một cách thụ động là “quán Không bất chứng”.

12) Thấy rõ vọng tưởng thì tự tâm có sự chuyển y, vọng tưởng im bặt, tánh Không hiện tiền. Đó là “Bồ tát độ tất cả chúng sinh vào vô dư niết bàn mà không có chúng sinh được độ”.

13) Tâm ngôn tâm hành trong trạng thái vô minh là tâm sinh tử luân hồi. Ánh sáng thấy biết vô niệm hiện tiền là tâm phi thời gian, là tâm bất sinh bất diệt, là tuệ giác tối thượng.

14) Quán tâm vô niệm là công đức vô lượng với Đạo, với vũ trụ; là phước đức vô biên, là cực lạc thiên đường.

15) Chú tâm thụ động nghe vọng tưởng là đại từ bi, là tự do tự tại; là hành động mang năng lượng ý giáo cực kì quan trọng đối với thế giới, vũ trụ.

16) Chấp ngã là trạng thái tâm (ý chí, báo thân) tự mê theo vọng tưởng. Tự tri tỉnh thức là vô tưởng, là vô niệm, là vô ngã, là chân ngã, là tâm thấy tâm, là gương sáng thấy gương sáng.

17) “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. (Đường Về Minh Triết-có bổ sung, có bảng mục lục ở cuối file; TT LBB; Thuvienhoasen org).

18) Thấy biết vô niệm hiện tiền là tâm giải thoát kiến chấp và phiền não, là thiện mĩ hiện tiền, là tâm thái hoà bình hiện tiền.

19) “Tri huyễn tức li” là thấy nghe tỏ rõ vọng tưởng thì tướng vọng tưởng tự lìa; “li huyễn tức giác” là tướng vọng tưởng tự lìa thì tánh Viên Giác hiện tiền (tức là thấy biết-vô niệm hiện tiền).

20) Thấy biết vô niệm hiện tiền thì khởi niệm khởi nghĩ tuỳ duyên gọi là chánh trí, chơn thức.

21) Vô niệm hiện tiền với ánh sáng thấy biết (tri giác nội tại) thanh tịnh, đó là tâm phi thời gian, là sự sống bất sinh bất diệt.

22) Tri giác (thấy biết) vô niệm hiện tiền là gương sáng thấy gương sáng, là mở mắt tâm. Vô niệm là thể, vọng niệm là dụng; bản thể chiếu sáng thì có diệu dụng minh triết, có sáng tạo bất khả tư nghì.

23) Sự chuyển y (đột chuyển) tâm thức gắn liền với sự chuyển hoá não, tạo ra phẩm chất mới cho nhãn quan tinh thần. Chuyển y xuất sinh đốn ngộ.

24) Lời giảng nhằm giúp người nghe hiểu về lí đạo lí thiền, lời đó chỉ có “phẩm chất giảng sư” (vì “hiểu về” khác với “thấy biết trực tiếp”). Lời chỉ thẳng nhằm giúp người nghe (đã từng dò tìm tự tâm) tự thấy lại tâm mình (không suy nghĩ, đốn kiến), lời đó mang “phẩm chất thiền sư” đích thực. Ví dụ: “Vô niệm, niệm tức chánh”, đây là lời nói mang “phẩm chất thiền sư” đích thực, giúp người nghe trực ngộ và tự ấn chứng (vì không thể suy nghĩ để hiểu câu nói này).

25) Ý chí là báo thân, là sinh mệnh cá thể. Ý chí hướng về và đồng hoá với lục trần, là trạng thái ngã chấp vọng tưởng. Ý chí tự tri tự ngộ, thấy nghe-vô niệm hiện tiền, là trạng thái vô ngã (vô ngã là chân ngã).

26) Người “đốn ngộ tiệm tu” (“kiến tánh khởi tu”) là đã hiện tiền Phật tính (tánh giác). Pháp thân Phật là tâm vô niệm hiện tiền với ánh sáng thanh tịnh; hoá thân Phật là khởi niệm tuỳ duyên; báo thân Phật là tuệ nhãn vừa thấy tâm vô niệm, vừa thấy niệm khởi; đó là “tam thân nhất thể”. Nếu tự tâm không hiện tiền ánh sáng vô niệm thì nhãn quan tinh thần bị che mờ và si mê theo niệm khởi, gọi là chúng sinh vô minh.

27) Cái thấy vô niệm là hiện hữu thường hằng, là chân ngã, là ông chủ minh triết. Cái thấy vô niệm là nhãn quan tinh thần vô trụ vô trước, là nhân cách tự-do-tinh-thần.

28)”Chiếu kiến ngũ uẩn” là soi thấy năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) như thấy rõ vật trong lòng bàn tay; năm uẩn là cấu trúc của vọng tưởng.

29)”Chiếu kiến ngũ uẩn giai Không” là soi thấy ngũ uẩn (giáp mặt ngũ uẩn, “quán tâm nơi tâm”) thì tánh Không hiện tiền - tức là ánh sáng vô niệm vô ngôn hiện tiền.

30) Thấy rõ niệm khởi thì vô niệm hiện tiền, đó là “sắc tức thị Không”; từ ánh sáng vô niệm khởi niệm tuỳ duyên, đó là “Không tức thị sắc”.

31)”Cái thấy như tưởng” là kiến chấp theo cái khuôn kiến thức-kinh nghiệm, là tâm ngôn tâm hành, là vọng tưởng. “Cái thấy như thực” là thấy biết vô niệm, là tri kiến giải thoát, là Phật tri kiến.

32) Tự tri toàn diện là Phật thấy Phật.

33) Kiến chiếu cái Không là tâm thấy tâm.

34)”Giữa vầng trăng một niệm vô ngôn” là “tri kiến vô kiến tự tức niết bàn”.

35) Soi thấy ngũ uẩn thì vô niệm hiện tiền với ánh sáng thanh tịnh.

36) Chú tâm thụ động nghe cái thấy biết vô niệm là “trưởng dưỡng thánh thai”.

37) Nghe cái thấy là “phản văn văn tự tánh”.

38) “Con đường trước tiếng nghìn thánh không truyền” là “giữa vầng trăng một niệm vô ngôn”. Đó là tự tri tự ngộ với khát vọng chân lí, với khát vọng giải thoát sinh tử, với trí vô sư.

39) Tâm tu hành là tâm tạo tác điều thiện tương đối để cải thiện nghiệp. Tâm vô tu vô sở đắc là tâm vô niệm vô tác, là tâm đốn ngộ (sơ ngộ).

40) Ánh sáng vô niệm hiện tiền là nhất niệm sinh động, là chân niệm, là “niệm chân như vô nhị tướng”.

41) Tri giác (thấy biết) vô niệm hiện tiền là vô ngã, vô ngôn, vô kiến chấp, vô tác, vô tướng, vô thủ đắc, vô hành, vô thủ, vô chấp, vô trụ, vô tu, vô chứng, vô vi. Thấy biết vô niệm là tâm Không; là tuệ nhãn của sự sống vĩnh hằng. Mắt tỏ sáng thì tuỳ duyên khởi niệm tạo tác.

42) Thấy nghe vô niệm là tri giác giác ngộ, tỉnh thức; là giải thoát phiền não vô minh.

43) Cái thấy của tâm hiện hữu ở mắt. Mắt thấy vật nhưng không tự thấy mắt; nhưng cái thấy của tâm thì vừa thấy vật (ngoại cảnh và nội tâm), vừa tự thấy chính mình. Cái thấy đó chính là chân ngã.

44) Tâm là ánh sáng tinh thần (năng lượng tinh thần) vô biên và vĩnh hằng. Bản thể của tâm là tánh Không.

45) Nên biết nương theo ngọn đèn ngôn từ giác ngộ để thấy (ngộ) tự tâm tự tánh, chứ đừng đeo bám ngôn từ để suy diễn về tự tâm tự tánh. “Nương theo ngón tay kinh giáo để thấy mặt trăng Viên Giác”.

46) Ngã chấp là con dao trong tâm. Thấy nghe tỏ rõ vọng tưởng (tâm ngôn tâm hành) thì vọng tưởng dừng lại-im lặng, vô niệm vô ngã (viên giác) hiện tiền. Đó là “buông dao xuống liền thành Phật”.

47) Muốn ngộ chân tâm phải thấy nghe vọng tâm. Muốn ngộ Phật tâm phải thấy nghe chúng sinh tâm. Muốn ngộ vô niệm (tánh Không) phải thấy nghe vọng niệm. Muốn ngộ tâm vô sở đắc phải thấy nghe tâm thủ đắc. Muốn ngộ tri kiến Phật phải thấy nghe tri kiến chúng sinh. Muốn ngộ “bờ kia” phải thấy nghe “bờ này”. Thấy nghe (tri giác nội tại) là giác. Thấy nghe tỏ rõ tâm phàm phu thì tâm Phật hiện tiền (“phàm phu tức Phật”); thấy nghe tỏ rõ tâm phiền não thì Viên Giác hiện tiền (“phiền não tức bồ đề”). Soi thấy ngũ uẩn thì tánh Không hiện tiền (“chiếu kiến ngũ uẩn giai Không”)… Nói tóm lại, biết thấy nghe mọi nói năng trong tâm (tâm ngôn) thì ánh sáng vô ngôn vô niệm hiện tiền (Viên Giác hiện tiền).

48) Giác ngộ không khó; điều rất khó là thật sự có khát vọng giác ngộ, thật sự thao thức tìm kiếm Ông Chủ minh triết (vô lượng diệu dụng từ bi) của sự sống vĩnh hằng.

49) Muốn ngộ nhập Viên Giác (tâm phi thời gian, tâm bất sinh bất diệt, tâm linh vĩnh hằng) phải có khát vọng giác ngộ vì mình, vì Đại Đạo, vì thiện ích cho tất cả chúng sinh; phải thao thức dò tìm tìm kiếm ở chính mình. Khi nội tâm có chút tỉnh sáng thì phải biết thấy-nghe tâm niệm dò tìm tìm kiếm. Giây phút thấy-nghe tỏ rõ tâm niệm kiếm tìm thì tâm linh có sự đột chuyển, vọng niệm dừng lại, Viên Giác hiện tiền; đó là sơ ngộ… Không nhiệt tình tìm kiếm thì không bao giờ giác ngộ đích thực; nhưng còn tìm kiếm, còn tạo tác ở tâm vô minh thì không thể giác ngộ.

50) Mọi phương tiện tu tập thăng hoa trí tuệ tâm linh, nếu muốn giác ngộ đích thực thì phải hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”. Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
-----
(*): Tựa cũ: Thiền Ngôn.
https //thuvienhoasen org/a22395/gop-loi-ve-thien-giac-ngo.
---------------------------------
(Mời đọc tiếp ở phần dưới)

Ảnh đại diện

Xuân về từ ánh sáng trời cao (Tuệ Thiền): Trí tuệ tâm linh

Đọc trong Lửa Giác Ngộ của ngài Jiddu Krishnamurti; dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại, 2010.
Những chữ trong ngoặc đơn và chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa.
------
(...)
Krishnamurti: (...) Tâm không sao bước vào một chiều không gian hoàn toàn mới khác nếu còn có bóng đen của kỉ niệm (mang tính tâm lí). Bởi “CÁI KIA” VỐN PHI THỜI GIAN. Cái chiều không gian kia vốn vĩnh hằng, và tâm trí muốn thâm nhập vào đó phải không có yếu tố thời gian (tâm lí). Tôi nghĩ điều này hợp lẽ và hợp logic.
Pupul Jayakar: Nhưng cuộc sống không mang tính logic cũng không hợp lẽ.
Krishnamurti: Tất nhiên là không. Muốn thấu hiểu cái VĨNH HẰNG – mà không qua thời gian – tâm trí phải thoát khỏi mọi sự được tích tập góp nhặt về mặt tâm lí, tức thời gian. Muốn thế, tất phải chấm dứt thôi.
Pupul Jayakar: Vậy là không có việc thâm nhập khám phá sự chấm dứt?
Krishnamurti: Ồ, có chứ.
Pupul Jayakar: Khám phá sự chấm dứt như thế nào?
Krishnamurti: Chấm dứt cái gì – chấm dứt sự tiếp nối liên tục của một tư tưởng, một xu hướng, một dục vọng đặc biệt nào đó, chính các chất liệu này tiếp sức sống cho sự liên tục. Sinh và tử - trong khoảng cách mênh mông này là SỰ LIÊN TỤC TIẾP NỐI SÂU XA như dòng sông. Lưu lượng nước làm cho dòng sông trở nên tuyệt vời – như sông Hằng, sông Rhine, sông Amazone và ta không thấy được vẻ đẹp của dòng sông. Như bạn thấy đó, ta chỉ sống trên bề mặt nông cạn của dòng đời mênh mông. Ta không thấy cái đẹp của nó vì ta mãi mãi sống trên bề mặt. Và chấm dứt là CHẤM DỨT CÁI BỀ MẶT NÔNG CẠN NÀY. (Trang 122-123).
(...)
Krishnamurti: Bà đã nói hai điều: THỨC, consciousness của Krishnamurti và sự chấm dứt của thân xác. Thân xác sẽ chấm dứt bởi tai nạn, bệnh tật. Điều đó là hiển nhiên. Thế còn thức của người đó là gì?
Pupul Jayakar: Mênh mông vô tận, tràn ngập thương yêu.
Krishnamurti: Nhưng tôi không gọi đó là thức.
Pupul Jayakar: Tôi dùng từ “thức” để kết hợp với thân xác của Krishnamurti. Tôi không nghĩ ra từ nào khác. Có thể gọi là “TÂM của Krishnamurti”. (Trang 123).
(...)
Krishnamurti: Và tôi thấy điều này. Tôi CẢM NHẬN được nó. Với tôi, đây là một TÂM THÁI DIỆU KÌ hơn cả. Qua bạn, qua sự tiếp xúc của tôi với bạn, tôi CẢM NHẬN CÁI MÊNH MÔNG ấy. Và toàn bộ sức mạnh trong tôi thôi thúc tôi nói tôi phải nắm lấy nó. Và bạn có nó – tất nhiên, không phải bạn, Pupul, có nó. Nó có đó, ở đó. Nó không phải của bạn hay của tôi. Nó ở đó, có đó.
Pupul Jayakar: Nhưng nó có đó bởi vì có ông.
Krishnamurti: Nó có đó không phải bởi có tôi. Nó ở đó. (Trang 125).
(...)
Pupul Jayakar: Phải chăng ý ông muốn nói: HÃY TỰ MÌNH LÀ ÁNH SÁNG CHO MÌNH, tức là, tiếp xúc cái đó mà không có người...
Krishnamurti: Không phải “tiếp xúc” mà là GIÁC VÀ SỐNG; nó có đó để bạn vươn tới nắm lấy. Để vươn tới và tiếp nhận cái đó, TƯ TƯỞNG HAY THỨC, (trong trạng thái vô minh) như ta biết, PHẢI CHẤM DỨT, bởi vì tư tưởng (trong trạng thái vô minh) thực sự là kẻ thù của cái đó. Tư tưởng là kẻ thù của lòng từ, quá rõ rồi, đúng không? Và để đốt lên ngọn lửa TỪ BI VĨ ĐẠI ấy không đòi hỏi phải hi sinh lớn lao cái này cái nọ chi cả, mà là một TRÍ TUỆ TỈNH THỨC để thấy động niệm. Và GIÁC ĐỘNG NIỆM LÀ CHẤM DỨT ĐỘNG NIỆM, đó mới thực là THIỀN. (Trang 127-128).
(...)
Pupul Jayakar: Ông có nghĩ là có thể học được điều gì đó trong trí não để giáp mặt với cái chết sau cùng không?
Krishnamurti: Có gì trong đó mà học, Pupul? Không có gì để học cả.
Pupul Jayakar: Trí não phải tiếp nhận mà không động đậy (bởi cái tôi).
Krishnamurti: Vâng.
Pupul Jayakar: Trí não phải tiếp nhận một phát biểu như thế mà BẤT ĐỘNG (vô niệm-vô ngã). Và có lẽ như thế mà khi cái chết sau cùng đến thì cũng sẽ có một sự bất động như thế.
Krishnamurti: Vâng, đúng thế đấy. Thế nên, CÁI CHẾT MỚI ĐẸP VÀ ĐẦY SỨC SỐNG một cách phi thường. (Trang 130).
(...)
Krishnamurti: Hiện tại là cái “bây giờ”, cái hiện tiền. Cái hiện tiền chứa toàn bộ vận động của thời gian tư tưởng.
Pupul Jayakar: Vâng.
Krishnamurti: Đó là toàn bộ cấu trúc. Nếu cấu trúc của thời gian (tâm lí quy ngã) và tư tưởng (trong trạng thái vô minh-phiền não-xung đột) chấm dứt, CÁI HIỆN TIỀN mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Cái “bây giờ” bấy giờ là KHÔNG. Và cái KHÔNG (trường tiềm năng, tánh Không) thì dung chứa mọi cái có. (...). (Trang 256).
(...)
Krishnamurti: (...) Tôi tin rằng trong truyền thuyết cổ đại của Do Thái giáo người ta chỉ có thể nói về THƯỢNG ĐẾ - hay tên gọi gì cũng được – như thế này: “I am”-Tôi là-Tat tvam asi bằng Phạn ngữ. (Trang 264).
(...)
-------------------------

Tham khảo thêm:

* “Schrodinger, tác giả của phương trình cơ bản trong Thuyết lượng tử đã phát biểu: “Muôn đời và mãi mãi chỉ có bây giờ... HIỆN TẠI là cái duy nhất không có kết thúc”. (Theo giáo sư-viện sĩ Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng Viện Vật lí, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người về Khoa học và Tâm linh. Bài phỏng vấn “Khoa học lí giải Tâm linh như thế nào?”; Khoahoc tv).
--

* “Triết gia Descartes nói một câu thâm sâu: “Tôi suy tưởng, vì vậy tôi hiện hữu.” Câu này rất đúng với trí thức, nhưng đối với thiền nó lại hoàn toàn sai. Trong thiền, ta càng suy nghĩ bao nhiêu, ta càng xa chân thân bấy nhiêu. Nếu ta lệ thuộc vào “cái tôi suy tưởng” ta sẽ không thể kinh nghiệm được sự thức tỉnh. Khi ta nói “tôi hiện hữu”, ta bắt buộc phải đẩy Chúa ra ngoài thành một đối tượng. Nhưng bản thể của Chúa là “Ta Là” (I Am) trong trạng thái “ĐANG LÀ” ở mọi nơi và trong HIỆN TẠI”. (Thiền Kitô Giáo; Đỗ Trân Duy; Daminhvn net).
--

* “Tột trước cùng sau cứu cánh trở về NIỆM HIỆN TIỀN”. (Kinh Lăng Già Tâm Ấn; phần Tổng Luận của nhà sớ giải; hoà thượng Thích Thanh Từ dịch).
--

* “Khái niệm “CHỈ LÀ MỘT” (nhất thể) không thuộc độc quyền của thiền; nhiều tôn giáo, triết học khác cũng giảng chung giáo lí ấy”.

(Thiền luận I; D. T. Suzuki-thiền sư học giả; Trúc Thiên dịch).
--

* “Vậy Ngài nói: “Nước Thiên Chúa thì giống như cái gì? Ta sẽ lấy gì mà so sánh? Thì cũng in như hạt cải người nọ lấy vứt vào vườn mình: nó lớn lên và thành một cây và chim trời nương náu nơi cành nó”.
(...).
“Nước Thiên Chúa không đến một cách nhãn tiền, người ta sẽ không nói được: “Này ở đây” hay: “Ở đó”, vì này Nước Thiên Chúa ở trong các ông”.

(Kinh Thánh; Tân Ước; Tin Mừng theo Thánh Luca).
--

* "Linh tánh loài người vốn một ngọn đèn của Đức Giê-hô-va (Đức Chúa Trời), dò thấu các nơi bí ẩn trong lòng".

(Theo Kinh Thánh Cựu Ước).
--

* “Sự sống, về bản chất là ý thức, là vĩnh hằng, và không có đối lập. Không có cái chết, chỉ có những biến dạng của các hình thái sự sống, biểu hiện ý thức thế này hoặc thế khác”.

(Eckhart Tolle, tác giả của The power of now-quyền năng của hiện tại).
--

* “Mọi sinh vật được tạo hoá sinh ra không phải một cách tình cờ, mà đều có ý định, có mục đích do “Ý Thức Vũ Trụ”. Ý thức có trước, kế hoạch sáng thế có sau, tất cả đều bắt nguồn từ năng lượng”.

(Đoàn Xuân Mượu-giáo sư tiến sĩ, nguyên là viện trưởng Viện văcxin Quốc gia, viện trưởng Viện Pasteur Đà Lạt...; Dantri com vn).
--

* “Con người gồm 7 phần, gồm thể xác, năng lượng, cảm xúc và 4 cơ thể tâm thần; trong đó chỉ có thể xác là hữu hình, được y học chính thống giảng dạy (đây là năng lượng đặc) (...). (...) Khi mất đi thì phần năng lượng đặc mất, các phần năng lượng khác vẫn tồn tại. (...).

(...) Vì vậy về phương diện xã hội, nếu quảng đại quần chúng hiểu biết cơ sở khoa học của sự huyền bí, thì không còn chỗ nương thân cho mê tín dị đoan đang lan tràn rộng rãi như hiện nay”.

(Đoàn Xuân Mượu-nguyên viện trưởng Viện Pasteur Đà Lạt...; Dantri com vn).
--

* “Gọi là Thượng Đế hay chân lí đều như nhau. Chân lí là giải thoát tâm trí khỏi mọi gánh nặng của trí nhớ tâm lí”. (Trí nhớ tâm lí tức là cái “tôi”, là thời gian tâm lí).

(Jiddu Krishnamurti; phỏng vấn của Rom Landau. Danh nhân giác ngộ J. Krishnamurti là người không theo tôn giáo nào cả; được Liên Hiệp Quốc, được nhiều danh nhân tôn giáo và xã hội tôn vinh).

(Chân lí mà ngài Krishnamurti nói đến ở đây là chân lí tuyệt đối, là trí tuệ vũ trụ, là tình thương phổ quát của bản thể, là ý thức sáng tạo của tinh thần vô ngã).
--

* “Giác động niệm là chấm dứt động niệm, đó mới thực là thiền”.

(Lửa giác ngộ; J. Krishnamurti; Đào Hữu Nghĩa dịch).

(Kinh Viên Giác nói: Tri huyễn tức li (lìa), li huyễn tức giác.

Kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ cũng nói: Quán tâm nơi (trên) tâm thì Niết bàn hiện tiền).
--

* "(...) Người ta còn gọi dopamine như một hoóc-môn hạnh phúc, bởi chúng tạo ra động lực phát triển trí não, sự chú ý và thậm chí điều chỉnh chuyển động của cơ thể, (...) tạo ra cảm giác vui vẻ và lạc quan, thúc đẩy hành vi của bạn.(...).
Sản lượng dopamine sẽ tăng đến 64% nếu bạn thực hiện thiền định trong một giờ”.

(Những cách làm tăng hormone dopamine một cách tự nhiên để bạn luôn lạc quan vui vẻ; Kênh 14 vn).
--

* “Thiền không còn bị nhìn với sự nghi ngờ, đạo học đã được coi trọng, ngay cả trong cộng đồng khoa học”.

(Đạo của vật lí; Fritjof Capra-giáo sư vật lí ở nhiều đại học danh tiếng Anh, Mĩ; Nguyễn Tường Bách dịch).
--

* “Bản ngã (cái “tôi”) - một ảo tưởng - là kết quả của bộ não bị quy định, bị chương trình hoá”.

(Tương lai nhân loại; David Bohm-nhà khoa học, giáo sư tiến sĩ vật lí). (Ngài David Bohm có cuộc đối thoại với ngài Jiddu Krishnamurti trong “Chấm dứt thời gian”-dịch giả: Đào Hữu Nghĩa. (Đọc sách của Krishnamurti, tôi chọn bản dịch của Đào Hữu Nghĩa).

(Thiền luận (D. T. Suzuki) chỉ ra rằng: Cái “tôi” là ý chí ở trạng thái vô minh, điên đảo, phiền não. Vô minh là bỏ nhà ra đi; giác ngộ chân tâm-vô ngã là trở về).
--

* “Các nhà khoa học cũng đang quay lại và hướng sự tập trung vào việc tìm hiểu cách thức suy nghĩ và trạng thái của chúng ta, chúng thực sự ảnh hưởng đến lực từ trường bên trong và xung quanh chúng ta. (...). Khoa học có sự liên kết với bản chất tâm linh của nhân loại sẽ có thể bỏ xa khoa học công nghệ của quá khứ, trong việc đóng góp vào sự phồn vinh của nhân loại”.

(Trí tuệ nổi trội; Karen Nesbitt Shanor-nhà sinh học; Vũ Thị Hồng Việt dịch).

(“Hồi hướng công đức cho bao cõi khổ: / Ánh sáng Chân Tâm - năng lượng thiện lành”. Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn; Thivien net - có nhiều sưu tầm về minh triết tâm linh-cuộc sống dưới nhiều bài thơ của tác giả, danh mục dưới bài thơ “Thay lời cảm tạ bậc minh sư vĩ đại”).
--

* "(Thầy Đaram nói) Năng lượng linh hồn là năng lượng ở ngoài electron và ngoài proton. Nhưng tâm năng mạnh mẽ vô cùng(...). Tâm ý tiêu cực (xấu ác) có thể thu hút các đối tượng phá phách của vũ trụ, tác động lên thiên nhiên. Bởi vậy, cùng với xung đột và chiến tranh, khá thường xuyên xảy ra động đất, rơi thiên thạch...”.

(Chúng ta thoát thai từ đâu; Erơnơ Munđasép-nhà bác học Nga; Hoàng Giang dịch).
--

* “Krishnamurti: (Thế giới) tự nhiên vốn thuộc cái tâm vũ trụ (...).
David Bohm: Bởi vì thức tâm cũng khởi lên từ nền tảng, nên hoạt động (tuệ giác) này ảnh hưởng toàn nhân loại cũng từ nền tảng.
Krishnamurti: Vâng”.

(Chấm dứt thời gian; J. Krishnamurti & D. Bohm; Đào Hữu Nghĩa dịch).
--

* “Muốn chuyển hoá thế giới, chuyển hoá sự khốn khổ, chiến tranh, nạn thất nghiệp, nạn đói, sự phân chia giai cấp và tất cả sự hỗn loạn khắp nơi, thì chúng ta phải chuyển hoá chính bản thân mình”.

(Tự do đầu tiên và cuối cùng; J. Krishnamurti; Phạm Công Thiện dịch).
--

* “Bạn là năng lượng. (...). Suy nghĩ “sinh ra” năng lượng. (...).
Bạn là một thỏi nam châm sống. Bạn hút vào - theo đúng nghĩa đen của từ này - người, vật, ý tưởng và các tình huống có tần số năng lượng rung động và cộng hưởng như của bạn, về phía mình. (...). Nếu chúng ta tập trung chú ý (tập trung tâm ý) vào điều gì đó (tiêu cực xấu ác, hoặc tích cực thiện lành), thì vũ trụ sẽ gửi lại cho chúng ta chính điều đó, nhưng nhiều hơn”.

(Người nam châm - bí mật của luật hấp dẫn; Jack Canfiel & D.D. Watkins; Thu Huyền & Thanh Minh dịch).

(Người đọc, dựa vào sách, có thêm vài chữ trong ngoặc đơn cho rõ nghĩa).
--

* Tâm tình nghi vấn (nghi tình):

“- Đại Ứng quốc sư nói: Chỉ có một câu mà thiền gia nên ra sức công phu và tìm thấy giải đáp chung quyết là “Bổn lai diện mục của ta là gì?”.

- Thiền sư Không Cốc Long nói rằng, thiền giả đừng quên mang vào mình cái tư tưởng này: “Tâm này còn tạo tác khi thân này còn tồn tại trong hiện hữu như huyễn của nó, nhưng nó sẽ an trú nơi đâu khi xác chết này ra tro bụi?”. Để thấy cái Một của vạn pháp rốt ráo ở đâu, người học phải phản quan tự chiếu và đặt nghi tình vào vấn đề để quyết định nơi chốn của nó là đâu.

- Thiền sư Lâm Tế giảng giải: “Chính vì tâm người mãi đuổi tìm mọi vật không biết kềm hãm lại ở đâu, vì vậy tổ sư dạy rằng: các người điên rồ mang đầu đi tìm đầu. Theo lời dạy, các người hãy hồi quang phản chiếu, không tìm cầu đâu khác, các người sẽ thấy ra rằng tâm mình cùng với Phật và Tổ không khác. Đến chỗ vô sự như thế mới gọi là đắc pháp”.

(Thiền luận II; D. T. Suzuki; Tuệ Sỹ dịch).
--

* “Hiện thực Thiền lí trong mỗi động tác sinh hoạt, (...) một đời người có lẽ không thấm vào đâu, vì tương truyền cả đến Phật Thích Ca, ngài Di Lặc... vẫn còn đang hồi tu tập”.

(Thiền Luận I; D. T. Suzuki, Trúc Thiên dịch).
--

* “Tôi là gì?” là một nghi vấn dò vào tự tánh của thực tại, căn cơ của mọi sự vật chủ quan và khách quan. (...) Một khi đã xác định rõ điều đó, vấn đề sau khi chết sẽ không còn quấy nhiễu ta nữa (...).

(...) Pháp giới đó, về một mặt, khác với thế gian giới vốn là thế giới của tương đối và cá biệt này, nhưng mặt khác Pháp giới cũng là Thế gian giới.
Pháp giới không phải là một cái chân không được lấp đầy bằng những cái trừu tượng rỗng tuếch, mà là cái dầy đặc của những thực tại cá biệt cụ thể (...).

Dù rằng Pháp giới tràn ngập thiên hình vạn trạng, nhưng rất có trật tự.

(...) Trong Pháp giới, hết thảy mọi sự vật cá biệt giao thiệp nhau, nhưng mỗi sự vật vẫn duy trì trọn vẹn cá biệt tính trong tự thân.

(...) Hết thảy các nhạc cụ trong hết thảy các toà lầu các diễn thuyết vô số giáo pháp trong một tiết tấu hoà nhã (...); hoặc thuyết sự trang nghiêm các cõi Phật (...).

(...) Và trong các thế giới này có vô số Bồ tát đang đi hay ngồi, đang làm các công việc (...), đang hỏi han, đang giải đáp, đang hồi hướng phước báo cho giác ngộ, hoặc đang lễ bái vì hết thảy chúng sinh”.

(Thiền luận III; D. T. Suzuki; Tuệ Sỹ dịch).
--

* “Tuyên ngôn Venise của UNESCO nói: “Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu. Sự gặp gỡ chắc chắn xảy ra đó sẽ đem lại cho nhân loại một nền văn minh mới”.

(Báo Giác ngộ số 15/1991).

--
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là MINH SƯ vĩ đại nhất của chính mình. (Đường Về Minh Triết; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn).
--

* Khi tuệ giác (tức là trí bát-nhã) hiện tiền (hiện hữu), thì dù tuệ lực còn yếu kém, vẫn thấy rõ điểm khác biệt cơ bản giữa cái biết của tuệ giác và cái biết của thức (thức là cái biết của trí thế gian). Rất quan trọng trong sự nghiệp Thiền là thấy rõ điểm khác biệt này một cách cụ thể, chứ không phải qua suy luận, học hỏi; sau đó tìm đọc kinh luận để tự ấn chứng (đối chiếu trực tiếp). (Tuệ Thiền Lê Bá Bôn).
----------------------------

Ảnh đại diện

Nương tựa Bồ tát (Tuệ Thiền): Tham khảo

* Người có tinh thần tôn giáo chân chính (có thể không theo tôn giáo nào) là người tin và hiểu rằng, tâm linh tức là “sự sống” của năng lượng tinh thần; nó tồn tại khi cơ thể còn sống và khi cơ thể không còn. Tâm linh là “chủ nhân” cuộc sống mỗi người; nó gieo nhân và gặt quả cho dòng sinh mệnh quá khứ, kiếp này và mai sau. Nó vận hành trong đại luật nhân quả của vũ trụ, tương tác lẫn nhau. Chân-Thiện-Mĩ của tinh thần tôn giáo là “Tự Tri-Tỉnh Thức-Vô Ngã” (mẫu số chung). Mỗi cá thể tâm linh hướng thiện-hướng thượng là minh sư vĩ đại nhất của chính mình; các “bậc thầy” khác chỉ góp phần hỗ trợ. (Tuệ Thiền Lê Bá Bôn).
------

* Tâm tính tạo số mệnh - Sự sống vốn vĩnh hằng - Kiếp người quý và ngắn - Yêu thương là thiên đường - Tự Tri là thiên chức - Chân Thiện Mĩ trong ta. (Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn sưu tầm).
------

* Người đã tạo điều xấu ác,
Không nên tiếp tục tạo thêm;
Đừng ước muốn điều xấu ác,
Chứa xấu ác sẽ gặp khổ.

Người đã tạo điều thiện lành,
Thì nên tiếp tục tạo thêm;
Hãy ước muốn điều thiện lành,
Chứa thiện lành gặp an vui.

(Theo Kinh Pháp Cú).
------

* Nguyễn Chung Tú (nguyên hiệu phó trường đại học Hùng Vương, giáo sư tiến sĩ vật lí) nói: “Có thể nói rằng GIEN NGHIỆP là cái do mỗi người tự tạo cho mình. Khi một người chết đi, thân thể vật lí của người ấy tan hoại, nhưng cái nghiệp ấy vẫn tiếp tục di truyền qua nhiều đời sống của người ấy”.
Ông nhắc lại lời một học giả khác rằng: “TÂM TÍNH LÀ ĐỊNH MỆNH” - một câu nói rất quan trọng. (Nguyệt san Giác Ngộ số 17 năm 1997).
*****

* Mời đọc thêm phần “thảo luận” dưới bài thơ Trì Danh “Quán Thế Âm Bồ-Tát”.

Ảnh đại diện

Em tập ngồi thiền (Tuệ Thiền): Tham khảo

- Bồ-tát Quán Thế Âm có truyền bá một câu chân ngôn mang thần lực cứu khổ cứu nạn, giảm nghiệp chướng tham-sân-si và trợ lực giác ngộ là: Án Ma Ni Bát Di Hồng (Om Ma Ni Pad Mé Hum). (Ngài là một vị Phật thời quá khứ xa xưa đang hành Bồ-tát đạo; nhiều người dù không theo đạo Phật vẫn có lòng chánh tín ở Ngài).
---
- Thí nghiệm của M. Emoto cho thấy, khi dán 2 mẩu giấy mang tên người có tính cách tốt-xấu khác nhau vào 2 chai nước, thì cấu trúc và chất lượng nước cũng biến đổi khác nhau. Thí nghiệm này giúp hiểu rõ hơn thần lực của các danh hiệu thánh nhân, các chân ngôn… (Báo Giáo Dục & Thời Đại Chủ Nhật số 47 năm 2006).

- Hai tác giả John Spencer (tiến sĩ y học) và Karen Nesbitt Shanor (tiến sĩ sinh học) viết trong tác phẩm Trí Tuệ Nổi Trội: “Một nghiên cứu xuất sắc đánh giá vai trò của sự cầu nguyện (cho người khác) trong việc chữa bệnh do bác sĩ chuyên khoa tim Randolph Byrd tiến hành đã khích lệ rất nhiều các nghiên cứu sau đó. (…) Các nhóm tôn giáo khác nhau được cử đến để cầu nguyện cho các bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện (bệnh nhân không biết). (…) Các bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện ở một số khu vực so sánh với những người trong nhóm không cầu nguyện: Họ dùng thuốc kháng sinh ít hơn năm lần; họ ít bị mắc chứng phù ở phổi hơn ba lần; không ai trong số họ cần đến ống thở (…); và có rất ít bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện bị chết.” (Trí Tuệ Nổi Trội; Karen Nesbitt Shanor; dịch giả: Vũ Thị Hồng Việt).

- A. Einsten có phát biểu đáng lưu ý: Khoa học mà không có tôn giáo thì khập khiễng; tôn giáo mà không có khoa học thì mờ ảo. (Theo giáo sư-viện sĩ Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng Viện Vật lí, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người về Khoa học và Tâm linh. Bài phỏng vấn “Khoa học lí giải Tâm linh như thế nào?”; Khoahoc tv).
---
- Theo các kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ, thời Đức Phật còn tại thế, Ngài không đặt ra điều luật ăn chay trường cho cả tu sĩ và cư sĩ, mà chỉ khuyên dạy diệt trừ tham ái (bao hàm tham ăn).

-Theo Thiền Luận (D.T.Suzuki), ngày xưa có các vị Bồ-tát tu hành trong nghịch cảnh như làm kĩ nữ, bán cá ở chợ, mò tôm để sinh nhai… Vì thế, dù còn phải sống trong nghịch cảnh, chúng sinh cũng có thể tu tập hướng thiện hướng thượng tâm linh, chuyển hoá nghiệp.

- Hành thâm “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát” chính là “phản văn văn tự tánh - xoay cái nghe nghe tự tánh”; cũng chính là “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”... Kinh Pháp Hoa nói: “Diệu âm quán thế âm / Phạm âm hải triều âm / Thắng bỉ thế gian âm / Thị cố tu thường niệm.”
---
- “Gọi là Thượng Đế hay Chân Lí (chân lí tuyệt đối) đều như nhau. Chân Lí là giải thoát tâm trí khỏi mọi gánh nặng của trí nhớ (trí nhớ tâm lí).” (Krishnamurti Ở Carmel. Trích phỏng vấn danh nhân giác ngộ J. Krishnamurti-người không theo tôn giáo nào cả).
---
- “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình. (Đường Về Minh Triết; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn).
---
- Đọc trong Chấm Dứt Thời Gian, một đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và ngài David Bohm. Ngài Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ được Liên Hiệp Quốc tôn vinh. Ngài David Bohm là một nhà khoa học lớn, giáo sư tiến sĩ vật lí.
Bản dịch của dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại xuất bản năm 2010.
Những chữ trong ngoặc đơn và những chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa:

David Bohm: Chắc ông thấy, ta phải làm rõ, bởi vì ông nói rằng thế giới tự nhiên là sự sáng tạo của cái TÂM VŨ TRỤ, tuy thế tự nhiên vẫn có thực tại riêng.
Krishnamurti: Mọi điều đó hiểu được.
David Bohm: Nhưng hầu như toàn thể tự nhiên đều do cái tâm vũ trụ tạo.
Krishnamurti: Tự nhiên vốn thuộc cái tâm vũ trụ. Tôi thử tìm cách chấm dứt cái tâm cá biệt; bấy giờ chỉ còn có TÂM, tâm vũ trụ đúng chứ? (Trang 38-39).
(...)
Krishnamurti: Vâng. Trong trật tự vũ trụ có vô trật tự, vô trật tự ấy có liên quan đến con người.
David Bohm: Không phải vô trật tự ở bình diện vũ trụ.
Krishnamurti: Không phải. Ở bình diện thấp hơn nhiều.
David Bohm: Vô trật tự, hỗn loạn ở bình diện con người.
Krishnamurti: Và tại sao con người đã sống trong tình trạng này từ khởi thuỷ?
David Bohm: Bởi vì con người còn VÔ MINH-ignorant, chưa thấy ra sự thật.
Krishnamurti: Nhưng con người vốn thuộc vào cái toàn thể, cái nguyên vẹn, nhưng trong một góc hẹp, con người tồn tại và sống trong hỗn loạn, vô trật tự. Còn cái TRÍ THÔNG MINH TỈNH THỨC MÊNH MÔNG này thì không. (Trang 41).
(...)
Krishnamurti: Bởi vì “X” (người giác ngộ) không “bằng lòng” với việc thuyết giảng và thảo luận suông. Cái mênh mông vô tận đó, chính là “X”, phải thực sự có hiệu quả, phải làm cái gì đó. (...).
David Bohm: Nhất thiết phải làm thế. Nhưng cái mênh mông vô tận ấy sẽ tác động hay thay đổi nhân loại cách nào? Khi ông nói thế, gợi ý người ta hiểu rằng có một hiệu quả siêu-cảm-giác lan toả khắp.
Krishnamurti: Đó là chỗ tôi đang nắm bắt đây. (...).
David Bohm: Vâng. Bởi vì thức tâm cũng khởi lên từ nền tảng, nên hoạt động này ẢNH HƯỞNG TOÀN NHÂN LOẠI cũng từ NỀN TẢNG.
Krishnamurti: Vâng. (Trang 228-229).
(...)
Krishnamurti: Từ cái cá biệt riêng tư, cần thiết phải đi đến cái chung, cái phổ biến, rồi từ cái phổ biến vẫn tiếp tục vào sâu hơn nữa và có lẽ, có cái tánh thuần khiết được gọi là TỪ BI, TÌNH YÊU và TRÍ TUỆ. Nhưng điều đó có nghĩa rằng bạn phải đặt hết trí, tâm và toàn bộ tự thể của bạn vào công cuộc TRA XÉT, KHÁM PHÁ này. (...). (Trang 369-370).
---
HƠI THỞ MINH TRIẾT
(Bài thực hành)

Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Vọng tâm vọng tưởng dần xa

Toạ thiền hoặc không toạ thiền
Miễn sao ngồi thật an nhiên
Thở đều, hơi dài và nhẹ
Vơi bao nghiệp chướng ưu phiền

An định: dễ thấy cái “tôi”
Cái khuôn tâm não tháo lơi
Tự tri là gốc minh triết
Tỉnh thức vô ngã chiếu soi

Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Trí tuệ tâm linh thăng hoa

Y học có nhiều chứng minh
Công năng của hơi-thở-thiền
Nhân điện điều hoà cơ thể
Năng lượng vũ trụ diệu huyền

Vật lí có nhiều chứng minh
Tâm năng của hơi-thở-thiền
Lan toả duyên lành vô tận
Thiện ích khắp nẻo chúng sinh

Thở vào, lắng nghe hơi vào
Thở ra, lắng nghe hơi ra
Dần dần biết nghe vọng tưởng
Chân Tâm cực lạc khai hoa…

(Đường Về Minh Triết-có bổ sung)
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)
-----------------
* Mời đọc thêm các thảo luận dưới 4 bài thơ Dấn Thân, Khi Lòng An Định, Ánh Sáng Trong Ta, Trà Thiền (tác giả Tuệ Thiền).
--------------------

THỰC HÀNH THIỀN ĐỊNH ĐƠN GIẢN

(Ngồi hoặc nằm thư giãn; sống trong hoàn cảnh nào cũng thực hành được)

Hít vào thở ra, đếm: "một"
Hít vào thở ra, đếm: "hai"
Cứ thế, đến "mười" rồi nghỉ
Vài giây sau, lại bắt đầu

Hít vào thở ra, đếm: "một"
Hít vào thở ra, đếm: "hai"
Cứ thế, đến "mười" rồi nghỉ
Nếu thích, làm lại từ đầu...

Tâm Định Tuệ năm, mười phút
Để bớt nghiệp chướng khổ đau
Năng lượng Thiện Lành chung góp
Cho đời - kiếp này, kiếp sau.
--

(Phỏng theo phương pháp thiền định "quán sổ tức" của Phật giáo).
30/7/2022
Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn
-------------------------------

Ảnh đại diện

Câu kinh thắp sáng cuộc đời (Tuệ Thiền): Tâm linh

Người có tinh thần tôn giáo chân chính (có thể không theo tôn giáo nào) là người tin và hiểu rằng, tâm linh tức là “sự sống” của năng lượng tinh thần; nó tồn tại khi cơ thể còn sống và khi cơ thể không còn. Tâm linh là “chủ nhân” cuộc sống mỗi người; nó gieo nhân và gặt quả cho dòng sinh mệnh quá khứ, kiếp này và mai sau. Nó vận hành trong đại luật nhân quả của vũ trụ, tương tác lẫn nhau. Chân-Thiện-Mĩ của tinh thần tôn giáo là “Tự Tri-Tỉnh Thức-Vô Ngã” (mẫu số chung). Mỗi cá thể tâm linh hướng thiện-hướng thượng là minh sư vĩ đại nhất của chính mình; các “bậc thầy” khác chỉ góp phần hỗ trợ. (Tuệ Thiền Lê Bá Bôn).
-----------------------------------------------------
SINH-MỆNH-TUỆ-GIÁC-ĐẠI-THỪA LẮNG NGHE
Tâm xuất hiện cái “tôi” vọng tưởng, lắng nghe tâm ngôn vọng tưởng;
Tâm khởi chánh tư duy, lắng nghe tâm ngôn chánh tư duy;
Tâm đối diện với sự việc, lắng nghe tâm thái đối cảnh;
Tâm-Vô-Ngôn (vô niệm) hiện tiền, lắng nghe Tâm Không.
Thường tỉnh giác lắng nghe với tâm thái tự tại-từ bi-vô tác-vô cầu.
***
“Tri huyễn tức li, li huyễn tức giác”. (Kinh Viên Giác).
“Phản văn văn tự tánh” - (Xoay cái nghe nghe tự tánh). (Kinh Lăng Nghiêm).
***
* “Sinh-mệnh-Tuệ-Giác-đại-thừa lắng nghe” chính là “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”.
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình. (Đường Về Minh Triết-có bổ sung; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn)

* Tâm Không: Tánh Không, chân lí tuyệt đối, Thượng Đế, bản thể vũ trụ, Viên Giác, trường tiềm năng, trường trí tuệ, pháp thân, pháp giới, Chân-Thiện-Mĩ.
---------------
MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN THAM KHẢO:
* (Trích trong: Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thông giảng giải; cư sĩ Lê Sỹ Minh Tùng; Thuvienhoasen org)

“Tôi không quán âm thanh đối tượng mà tôi quán cái tâm năng quán của mình, khiến cho chúng sinh khổ não trong mười phương quán âm thanh như vậy thì được giải thoát”.

Quán âm thanh đối tượng bên ngoài thì âm thanh này không phải là diệu âm. Chỉ có âm thanh phát xuất từ tấm lòng của chính mình thì mới là diệu âm. Diệu Âm tức là Quán Thế Âm, là Hải Triều Âm, là tiếng Pháp tự nói trong lòng của mình. Chúng sinh tự nghe rồi huân tập mà tu lấy để sửa lại cho tâm được thanh tịnh. Tránh điều ác nghĩ điều lành cho đến khi không còn tránh ác phục thiện thì đạt được vô tác diệu lực, tức là tự nó có thanh tịnh, nghĩa là có giải thoát. (…)”.
-----

* (Trích trong: Kinh Pháp Hoa - phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn; hoà thượng Thích Thanh Từ giảng; Thuongchieu net)

“Diệu Âm, Quán Thế Âm
Phạm Âm, Hải Triều Âm
Tiếng hơn thế gian kia
Cho nên phải thường niệm”.

Diệu Âm là tiếng nhiệm mầu, Quán Thế Âm là quán tiếng của thế gian. Phạm Âm là tiếng thanh tịnh. Hải Triều Âm là tiếng sóng biển nó vang không dừng.
Vậy tiếng gì là tiếng nhiệm mầu, tiếng thanh tịnh, tiếng hải triều? Đó là tiếng không lời ở nơi mình, nghĩa là vượt khỏi căn và trần này, không còn mắc kẹt nơi căn, không còn mắc kẹt nơi trần thì mới nghe được tiếng đó. Cho nên ở đây thường niệm luôn luôn, nhớ chỗ đó không quên, được như vậy đó là không theo tiếng mà mất mình”.
-----

* (Trích trong: Tưởng niệm Daisetz Teitaro Suzuki; bài: Thiền và Từ Bi - giáo sư Masao Abe; dịch giả Hạnh Viên)

“(…) Vô vị chân nhân” của Lâm Tế chẳng qua là chủ thể tuyệt đối này. (…) Cho nên Lâm Tế nói về “Nhân” này: “Nó là kẻ năng động nhất ngoại trừ nó không có gốc rễ, cũng không có thân cành. Có thể các ông cố nắm bắt nó, nhưng nó không ngưng tụ lại; có thể các ông cố xua nó đi, nhưng nó không tan ra. Càng cố đạt nó các ông càng xa nó. Khi không muốn đạt nó nữa, thì kìa, nó ở ngay trước các ông. Tiếng gọi siêu giác quan của nó vang dội trong tai các ông”. (…)”.
-----

* (Trích trong Bút Hoa (nhật kí); thiền sư Jiddu Krishnamurti, dịch giả Ẩn Hạc. Ngài Jiddu Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ, không theo tôn giáo nào cả; được Liên Hợp Quốc tôn vinh; được rất nhiều người với đủ mọi thành phần xã hội ngưỡng mộ, trong đó có ngài Đạt Lai Lạt Ma & nhà khoa học danh tiếng-giáo sư tiến sĩ vật lí David Bohm).

“Chứng nghiệm về bản thể là đỉnh cao của cường lực, của nhạy cảm. Đây là vẻ đẹp vượt trên ngôn ngữ và cảm thức.

(…) Nó theo chúng tôi chí đến giờ đi ngủ và duy trì thành tiếng rì rào suốt đêm. Điều này không thuộc phạm vi kinh nghiệm, nó chỉ ở đó một cách giản dị, bằng một sức mạnh dữ dội, một phép lành.

(…) Tâm trong tính toàn thể bao trùm cả trí óc, tư tưởng của nó, cảm thức của nó, đang rỗng rang; và từ cái rỗng rang đó, năng lực càng lúc càng thâm sâu, lan rộng, vô lượng. Bởi vì mọi so sánh, mọi lượng giá đều xuất xứ từ tư tưởng tức là thời gian, “Bờ bên kia” là tâm phi thời gian, là hơi thở của chân chất an nhiên và của cái bao la vô tận. Ngôn từ không phải là thực tại; chúng chỉ là một phương tiện truyền thông chứ không phải là cái chân chất an nhiên, cái vô lượng vô biên. Cái trống rỗng là cái một mình”.
-----

* (Trích trong: Vài dòng giới thiệu về chữ OM Phạn ngữ; tiến sĩ Huệ Dân; Daitangkinhvietnam org)

“Chữ OM (AUM) là một phiên âm tiết hay phiên âm vần của những âm thanh được kết lại từ những chữ: A, U, M trong Phạn ngữ, và cũng là một âm thanh có một không hai trên đời, bởi vì Âm Thanh Vần này bao gồm tất cả sự cấu tạo của Vũ Trụ và thường dùng trong các câu Thần chú của đạo Phật, đạo Hinđu, đạo Giai Na, đạo Sikh, đạo Bà La Môn.

Ý nghĩa chính xác của chữ Om, chưa có tài liệu nào khẳng định một cách xác thực về nguồn gốc của nó, nhưng người ta nghĩ rằng, đây là một chữ mà áo nghĩa của nó chắc chắn có liên quan đến việc tín ngưỡng thuộc về thần linh, Thượng Đế, đấng tạo hoá… trong tôn giáo Ấn Độ.

Theo những văn bản ghi chép đầu tiên của kinh Vệ Đà, thì nội dung và ý nghĩa của chữ Om hay Aum được xem như là biểu hiện đầu tiên của Brahman qua sự kết hợp của những hiện tượng hình thành trong vũ trụ. Bởi vì những cơ bản trong chiêm tinh học của Hindu có khái niệm rằng: Tất cả những hiện tượng hình thành trong vũ trụ đều bắt nguồn từ những rung động của “Om” (hay “Aum”).

(…)
OM là ý nghĩa căn để của chữ Brahman, là âm thanh rung động sâu sắc có sức thâm nhập đồng nhất, mà vũ trụ lực của chính nó là tâm thức nằm trong bản thể của tất cả vạn vật.

Chữ OM đã trở thành một trong các biểu tượng quan trọng của phái Du già. Khi nó thoát ly thuật thần bí và ma lực của các thực hành hiến tế, hay thoát khỏi các lối suy luận triết lý của tư tưởng trước đây, thì nó biến thành một phương tiện thiết yếu trong sự thực hành thiền định. Một phương thức tâm lý để cứu trợ.
(…)
Những ý nghĩa khác của chữ AUM trong Phật học: OM có nghĩa là Quy mệnh. OM tượng trưng cho thân các vị Phật trong các câu thần chú. OM đóng cánh cửa luân hồi. OM thanh tịnh hoá bản thân. OM là lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật. OM là Trí tuệ thanh thản, an bình. Om cũng là thân, khẩu, ý.
(…)
Chữ AUM có 100 ý nghĩa khác nhau và là một từ tối cao và từ tạo được mọi điều. Nếu bạn đang hành thiền trong im lặng sâu sắc, bạn có thể nghe những âm thanh trong AUM. Đó là những âm thanh nguyên thuỷ của vũ trụ”.
-----

* (Trích trong: Sự Sống Sau Cái Chết-gánh nặng chứng minh; tiến sĩ y học-nhà nghiên cứu tâm linh Deepak Chopra; dịch giả Trần Quang Hưng)

“Các bình diện tồn tại khác nhau tương ứng với các tần số ý thức khác nhau. Thế giới vật chất chỉ là biểu hiện của một tần số nhất định. (Vài chục năm sau tôi mê mẩn khi được biết các nhà vật lí cho rằng có một âm thanh nền của vũ trụ, rất đặc biệt, kêu như nốt nhạc Si giáng, mặc dù nó rung ở tần số thấp hơn mức tai người nghe được hàng triệu lần).
(…)
Yoga sử dụng các khoảng thời gian kéo dài trong trạng thái tĩnh lặng sâu sắc (định-samadhi) để đưa các rung động phúc lạc vi diệu lên bề mặt của tâm trí, khiến người ta lĩnh hội được âm “o o” của vũ trụ hiện diện trong mọi thể nghiệm”.
-----

* (Trích trong: Lửa Giác Ngộ; danh nhân giác ngộ Jiddu Krishnamurti; dịch giả Đào Hữu Nghĩa)

“(…) Não không còn nhai đi nhai lại, không còn tiếp diễn, nếu bạn thấy chỗ tôi muốn nói. Não tịch lặng.
(…) Khi não thực sự lắng nghe và tịch lặng, không do bất kì động cơ nào, bấy giờ mới có tuệ giác. Tôi không cần giải thích đủ cách về sự hạn chế của tư tưởng. Nó là thế.

(…)
Khi não tuyệt đối tịch lặng thì không có tiếng động tạo ra bởi từ ngữ. Đó mới là lắng nghe sự thực. (…).
Não khi nó động nó tạo tiếng ồn. Trở lại vấn đề âm thanh, vì vấn đề này hết sức thú vị. Âm thanh là gì? Âm - thuần âm - chỉ có thể tồn tại khi có không gian và sự tịch lặng; khác đi thì chỉ là sự ồn ào náo động.

(…)
Giác đòi hỏi một tâm thái tuyệt dứt quá khứ. Giác là phi thời gian. Thế đấy. Tôi tri giác hay giác. Trí não tôi đầy nghẹt định kiến, kiến thức, kết luận, tin tưởng, tín điều và tôi nhìn hiện tại qua các cái đó. Và hiện tại đó được cải biên bởi thách thức - tôi có thể thay đổi vài tin tưởng nhưng tôi vẫn ở trong cùng một phạm vi. Hiện tại được cải biên và do đó, tương lai là sự cải biên.

(…)
Tôi đã nói: Giác nghĩa là không có người giác. Hãy thấy nghĩa lí hàm súc trong đó. Giác giả hay người giác là quá khứ và vị lai. Còn giác là bây giờ, hiện tại. Cho nên, giác là phi thời gian, như hành động là phi thời gian vậy.

(…)
Bạn có thấy điều gì diễn ra ngay bây giờ không? Nghe không thuộc thời gian. Nếu tôi nghe, cái nghe đó là bây giờ. Thưa ông, ông hiểu chứ?

(…)
Nhưng hãy nhận rõ điều gì đã diễn ra trước khi ta khám phá. Trí não đã tự gạt bỏ hết mọi khái niệm, mọi lí thuyết, mọi hi vọng, dục vọng. Ngay bây giờ trí não đang sống trong một trạng thái sáng suốt. Đúng chứ? Trong trạng thái đó, bạn mới có thể khám phá không thông qua ngôn từ. Đó là chỗ tôi muốn đề cập.

(…)
Bạn không thể hiểu chân lí bởi vì bạn muốn hiểu nó thông qua tiến trình tri thức: bằng tranh luận, lí luận, bằng một tiến trình phản ứng, sử dụng triền miên tới lui những từ ngữ. (…).

(…)
(Người hỏi:… Nhưng làm sao khám phá mà không từ? Chắc ông thấy, tâm thái này, theo tôi, là chấm dứt khám phá, chứ không phải bắt đầu công cuộc khám phá).
Đúng đấy, nếu là chấm dứt khám phá thì bạn có dừng ở đấy không? Não - nó có thấy điều ấy không? Nếu thấy, thế là dứt, là hết. Bạn theo kịp chứ?

(…)
Đừng phản ứng mà hãy lắng nghe sự kiện rằng não bộ bạn là một mạng lưới gồm những từ và từ, và rằng bạn không thể thấy bất cứ cái mới nào nếu bạn còn luôn luôn dùng từ, từ, từ. (…).
Khi bạn nhìn mà không có từ, thực sự chứ không phải bằng lí thuyết, biến cố gì diễn ra? (Từ là kí hiệu, là biểu tượng, là kiến thức và tất cả mọi cái đó).

(…)
Thế giới là tôi, thế giới là cái “tôi”, cái ngã, thế giới là những cái “tôi” khác. Cái ngã đó là tôi. Vậy sự cố gì diễn ra khi có trạng thái ấy, có thực sự chứ không phải nói năng suông? Trước hết, có một năng lượng khủng khiếp, một năng lượng giải thoát - không phải thứ năng lượng tạo ra bởi tư tưởng, không phải thứ năng lượng xuất sinh từ kiến thức, mà là một thứ năng lượng hoàn toàn khác, bấy giờ đứng ra hành động. Năng lượng đó là lòng từ, năng lượng đó là tình yêu. Bấy giờ tình yêu và lòng từ là trí tuệ - trí tuệ đó đứng ra hành động.

(…)
Tôi thấy rằng toàn bộ sự động đậy là để bảo tồn cái tôi vật lí và tâm lí. Đó là một sự kiện. Phải chăng đó là phá hoại “trí”, phá hoại “não”? (…).
Vậy thưa ông, vấn đề đặt ra là: ngưng dứt động đậy, chấm dứt động đậy chứ không phải chấm dứt tri kiến thức. Thực sự đó mới là vấn đề.
-----

* (Trích trong: Chấm Dứt Thời Gian - một đối thoại của ngài Jiddu Krishnamurti và nhà khoa học; dịch giả Đào Hữu Nghĩa)

David Bohm (nhà vật lí danh tiếng): (…). Nhưng cái mênh mông vô tận ấy sẽ tác động hay thay đổi nhân loại cách nào? Khi ông nói thế, gợi ý người ta hiểu rằng có một hiệu quả siêu-cảm-giác lan toả khắp.

Krishnamurti: Đó là chỗ tôi đang nắm bắt đây. (...).

David Bohm: Vâng. Bởi vì thức tâm cũng khởi lên từ nền tảng, nên hoạt động này ảnh hưởng toàn nhân loại cũng từ nền tảng.

Krishnamurti: Vâng.

(...)
Krishnamurti: (...) “X” nói, có lẽ chỉ cần có mười người được trang bị bằng tuệ giác này là có thể làm thay đổi xã hội, không phải tổ chức lại hệ thống chính trị này, khác. Công cuộc thay đổi đó hoàn toàn khác hẳn và đặt nền tảng trên trí tuệ và từ bi.

(…)
Krishnamurti: (…). Nhưng để đánh lệch hướng đi vào chỗ huỷ diệt của con người, ai đó phải biết lắng nghe. Đúng chứ? Ai đó, người nào đó - mười người nào đó cũng được - phải biết lắng nghe.

David Bohm: Vâng.

Krishnamurti: Lắng nghe tiếng gọi của cõi mênh mông vô tận đó.

David Bohm: Vậy là cái mênh mông vô tận có thể làm lệch hướng đi của con người. Cá nhân không thể làm được việc đó.

(...)
Krishnamurti: Tôi muốn thảo luận với bạn và có lẽ cả Narayan (hiệu trưởng trường Rishi Valley) xem điều gì đang diễn ra nơi bộ não nhân loại. Ta có một nền văn minh mở mang, tiến bộ rất cao nhưng đồng thời cũng rất dã man, tàn ác với tính vị kỉ được nguỵ trang dưới mọi lớp áo tinh thần, tôn giáo. Tận sâu trong nội tâm cũng có tính vị kỉ khủng khiếp đó. Não bộ con người đã tiến hoá liên tục qua nhiều ngàn năm để đi đến giai đoạn chia rẽ huỷ diệt này mà tất cả chúng ta đều biết. Vì thế tôi tự hỏi phải chăng não bộ người, không phải não bộ đặc biệt riêng tư nào cả, mà là não bộ loài người, đang hư hỏng, sa đoạ? Phải chăng não đang ở trong tình trạng suy đồi một cách chậm và chắc? Hay liệu trong một đời người ta, ta có thể mang lại trong não một sự đổi mới toàn diện - một cuộc đổi mới toàn vẹn, triệt để, bất nhiễm? Tôi đã tự hỏi mọi điều ấy và tôi muốn thảo luận.

Tôi nghĩ não bộ nhân loại không phải là não bộ của cá nhân nào, nó không phải của tôi hay bất kì của ai khác. Đó là não bộ của nhân loại đã tiến hoá qua nhiều nghìn năm. Và trong cuộc tiến hoá đó, não đã tích luỹ một lượng lớn khủng khiếp kinh nghiệm, kiến thức và những hành động tàn ác, hung bạo và thô bỉ của tính vị kỉ hay ích kỉ. Có thể nào cởi bỏ tất cả mọi thứ ấy và đổi khác không? Bởi vì rõ ràng não đang vận hành trong những mô hình. Dù đó là mô hình tôn giáo, khoa học, kinh doanh... hay mô hình gia đình thì não vẫn luôn luôn vận hành trong cái vòng luẩn quẩn nhỏ nhen cạn cợt. Các vòng luẩn quẩn ấy va chạm nhau, mâu thuẩn dường như không có chỗ dứt. Vậy cái gì, yếu tố nào sẽ đứng ra phá vỡ việc hình thành các mô hình này mà không rơi vào mô hình mới khác, mà phá vỡ toàn bộ hệ thống mô hình, dù là đau khổ hay khoái lạc? Tóm lại, não đã chịu nhiều cú sốc, nhiều thách thức và áp lực. Và nếu nó không đủ khả năng để tự đổi mới hay tự trẻ hoá lại thì có rất ít hi vọng. Bạn hiểu chứ?

(…)
Krishnamurti: Hãy đi xa hơn. Bấy giờ, có sự trống không hoàn toàn.

David Bohm: Đúng. Trống không nội dung. Nhưng khi ông nói trống không hoàn toàn, phải ý ông muốn nói trống không tất cả nội dung tâm lí này?

Krishnamurti: Đúng thế. Và sự trống không đó có một năng lượng khủng khiếp. Cái Không đó là năng lượng”.
-----------------------------------

Ảnh đại diện

Nhớ ánh mắt Thầy (Tuệ Thiền): Nhớ ánh mắt Thầy

ÁNH MẮT THẦY
(Tưởng nhớ Thiền sư Thích Thanh Từ)

Tuệ Thiền Lê Bá Bôn

1.

Danh nhân khoa học Albert Einstein nói rằng: Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôi suy nghĩ thêm: Cuộc sống mà thiếu tinh thần tôn giáo hướng thiện-hướng thượng thì khập khiễng. Như vậy với tôi, giá trị trong tôn giáo vô cùng quan trọng. Và khi đã biết quý trọng giá trị giác ngộ của tôn giáo, tất nhiên phải biết quý trọng ân đức của các thiện tri thức.

Trên con đường sự nghiệp giác ngộ, ai cũng có nhân duyên gặp nhiều thiện tri thức. Có những thiện tri thức là đồng loại của mình. Có những thiện tri thức là năng lực siêu hình. Cũng có thể là những trang kinh, trang sách, câu thơ, bài báo. Cũng có thể là ánh mắt, là thái độ của một nhân cách siêu việt… Và trong một thời điểm nào đó, cảm xúc của hành giả giác ngộ đột nhiên trỗi mạnh khi chợt nhớ đến một thiện tri thức nào đó trong chặng đời đã qua.

Với tôi, lúc này đây tôi đang nhớ đến một vị thiền sư; vì tôi đang là kẻ sơ cơ chiêm nghiệm Chân Tâm bất sinh bất diệt, cái thực tại mà thiền sư Lâm Tế gọi là “vô vị chân nhân”.

2.

Khi viết tưởng niệm về thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki, giáo sĩ Thomas Merton (Kitô giáo) đã viết: “Đối với tôi, dường như ông là hiện thân của tất cả những phẩm chất kì cùng của một con người siêu việt trong truyền thống Á Đông cổ đại, Lão giáo, Khổng giáo và Phật giáo. Hay hơn thế, gặp ông người ta có cảm giác gặp “vô vị chân nhân” mà Trang Tử và các thiền sư từng nói. Và dĩ nhiên đây là người mà ta thật sự muốn gặp mặt. Còn ai khác nữa? Trong lúc gặp gỡ Suzuki và uống với ông một chén trà, tôi có cảm tưởng mình đang đối mặt với người đó. Nó giống như cuối cùng người ta đang trở về nhà mình…”.

Nói không ngoa, tôi cũng có cái cảm tưởng như vị giáo sĩ khi tôi được ngồi uống trà với thiền sư Thích Thanh Từ vào buổi sáng mồng 3 Tết Canh Ngọ (1990) ở thiền viện Thường Chiếu. Năm ấy, có lẽ thầy đã tuổi bảy mươi.

3.

Tôi vào chỗ tiếp khách của thầy.

Sau khi mời tôi ngồi, thầy im lặng nhìn tôi một lúc rồi hỏi:

- Chú làm nghề gì?

- Dạ, giáo viên.

- Nghe lương giáo viên ít lắm, chú có đủ sống không?

- Dạ, con… tri túc ạ.

Nghe tôi nói vậy, thầy cười thật từ bi và thân thiện. Các vị khách khác cũng cười vui với cái “tri túc” của tôi. Thế là bắt đầu có sự thân mật của buổi đàm đạo thưa hỏi… Trừ những lúc cần trả lời, còn thì thầy thường im lặng nghe mọi người nói. Cái nhìn của thầy như bắt nguồn từ cõi tâm mầu nhiệm siêu việt, lan toả hơi ấm ban vui cứu khổ.

Sau khi uống xong bình trà, thầy hỏi tôi về những sách thiền mà tôi đã đọc. Thầy nói sẽ tìm cho tôi vài tác phẩm của thầy.

Thầy chống gậy đi vào phòng riêng. Tôi lặng nhìn nhân dáng đã già của thầy. Ánh mắt và nhân dáng ấy có sức mạnh từ hoà thấm sâu vào lòng tôi cho đến bây giờ.

Tôi được thầy cho ba quyển sách thiền: Thiền Đốn Ngộ, Nguồn Thiền, Chơn Tâm Trực Thuyết. Hai quyển đầu do thầy dịch, quyển sau do thầy Thích Đắc Pháp dịch. Sách đã cũ; tự in và sử dụng trong các thiền viện do thầy hướng dẫn tu hành…

Tôi ra về, lòng vô vàn lưu luyến chốn thân thương.

4.

Nhiều năm sau đó, sau khi thầy đã lên thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt, có một lúc nhớ thầy tôi đã viết một bài thơ. Bài thơ này sau tôi đưa vào tập Đường Về Minh Triết, được nhà xuất bản Văn Nghệ xuất bản năm 2007.

ÁNH MẮT THẦY

Con nhớ buổi lên thăm cảnh Bụt
Thầy cho con mấy quyển sách Thiền
Phút im lặng... hơn nghìn lời dạy
Ánh mắt thầy, con mãi không quên

Những ánh mắt phàm trần yêu-ghét
Nửa đời thêm gánh nặng lao đao
Loay hoay mãi giữa vòng kiềm toả
Khuôn mặt đầy mệt mỏi hằn sâu!

Ánh mắt thầy nới bao trói buộc
Rọi cho con vào cửa Tâm Kinh
Từ ấy, dù còn mang nghiệp chướng
Vẫn kính yêu vô hạn đời mình.

5.

Nhân duyên của tôi được gần gũi thầy rất ít…

Sau lần được gặp thầy dịp Tết Canh Ngọ (1990), tôi thường suy nghĩ về giá trị của thân giáo – một hình thức giáo dục thầm lặng của một nhân cách chân chính, thật sự biết yêu thương con người. Nhớ ánh mắt và nhân dáng của thầy hôm ấy, tôi thường nhắc nhở mình sống tử tế hơn với mọi người, đàng hoàng hơn với công việc. Cũng từ ấy, mái ấm tinh thần trong tôi vững chãi hơn – chỗ an trú cho sự nghiệp hướng thiện-hướng thượng tâm linh…

Nay lời ít lòng nhiều, tôi xin thành kính bày tỏ đôi lời tri ân với vị thầy thân thương.

2014
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)
---

- Tuyển tập Nói Lời Tri Ân; Thầy Thích Giác Nhường chủ biên; nxb Hội Nhà Văn, 2015.
----------------------------------------------

Ảnh đại diện

Sóng tình yêu (Tuệ Thiền): Góp Vần Thơ Xả Stress Cuộc Tình

GÓP VẦN THƠ XẢ STRESS CUỘC TÌNH
(Chùm thơ trích trong Đường Về Minh Triết;
Nxb Văn Nghệ, 2007; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn)


1.
KỂ TỪ CÓ ĐÔI TA
Ađam gặp Êva
Cuộc đời thành oan nghiệt!
Kể từ có đôi ta
Xin… như là hiền triết

Cứ như là hiền triết
Để anh còn tiếng thơ
Cứ như là hiền triết
Để em còn ước mơ
Cứ như là hiền triết
Để con không bơ vơ.
--
(Ađam, Êva: 2 nhân vật
nam & nữ trong Kinh Thánh).
---
2.
KHÔNG ĐỀ
Chất chứa những cằn nhằn
Hồn lô nhô sỏi đá!...
Chút lặng thầm hỉ xả
Sỏi đá dậy hồn thơ…
---
3.
CỨU RỖI
Nhận ở cửa Thiền ước mơ chân phúc
Đem lí sắc-không cứu rỗi uyên ương
Thêm hỉ xả cho cõi trần bớt tục
Cho Thị Mầu thành Bồ tát Tình Thương.
--
(Phật tính: Tâm Viên Giác, Tâm Xuân vĩnh hằng).
---
4.
ĐAU BUỒN CỦA CHỊ
Hồn phong kiến vấn vương
Chị thâm quầng ánh mắt
Cái thằng-cu-tông-đường
Vào giấc mơ nát ruột!
---
5.
TÌNH YÊU
Quá oi nồng danh lợi
Trái tim sẽ cằn khô
Vì tình yêu cũng như hoa cỏ
Chỉ đọng sắc màu trong minh triết hồn thơ.
---
6.
BÀI TOÁN CUỘC ĐỜI
Đáp số là Hạnh Phúc, ai cũng biết
Nhưng bài toán cuộc đời nát óc những tài hoa!
(Bao Nguyễn Du sợ hồng trần oan nghiệt
Khuyên tình yêu về nương bóng cà sa)...
Anh may mắn giải được bài toán khó
Đã biết đem hữu hạn chứa Vô Cùng
Lóng vị Thiền từ sắc màu trần tục
Giữa vô thường, lấp lánh Tâm Xuân.
---
7.
TÌNH YÊU CÚC VÀNG
Ánh mắt em mang mùa xuân đến sớm
Trái tim tôi Thượng Đế cấy tình yêu
Tôi trân trọng - thôi gian tham trái cấm
Để sắc hương đọng mãi giữa vô cùng…

Đã si dại tìm tình trong dục lạc
Bao ghét ghen đóng bít cửa thiên đường!
(Thượng-Đế-trong-ta muôn đời có mặt
Khi cõi lòng biết tỉnh thức-yêu thương)

Những cay đắng giờ hoá thân minh triết
Tôi yêu em như yêu nét cúc vàng
Quên rét mướt, gọi mùa xuân đến sớm
Sắc dịu hiền cứu rỗi trái đất đau.
---
8.
SAY ĐẮM
Thuở đắm say em
Nặng ánh mắt tình nên quá tải
Chiếc thuyền đời chao đảo
Bến hạnh phúc xa tít cõi sương mù

Thời đắm say danh lợi
Gai lửa đầy lối đi
Hồn rát bỏng quẩn quanh ngõ cụt
Bãi chiến trường giữa trái tim si…

Chân phúc đến: vui trong Chánh Đạo
Tâm Xuân Bất Diệt gọi tôi về
Lòng-say-đắm neo thuyền bến giác
Vỡ chén phong trần - tỉnh cơn mê.
---
9.
CHỦ NHẬT NHIỆM MẦU
Tạm quên máy móc chen nhau
An vui thiền định - nhiệm mầu cõi xuân
Ngày mai trở lại công trường
Đem hồn xuân mới góp thương cho đời.
-----
Mời đọc thêm:
HƠI THỞ MINH TRIẾT
(Bài thực hành)

Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Vọng tâm vọng tưởng dần xa

Toạ thiền hoặc không toạ thiền
Miễn sao ngồi thật an nhiên
Thở đều, hơi dài và nhẹ
Vơi bao nghiệp chướng ưu phiền

An định: dễ thấy cái “tôi”
Cái khuôn tâm não tháo lơi
Tự tri là gốc minh triết
Tỉnh thức vô ngã chiếu soi

Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Trí tuệ tâm linh thăng hoa

Y học có nhiều chứng minh
Công năng của hơi-thở-thiền
Nhân điện điều hoà cơ thể
Năng lượng vũ trụ diệu huyền

Vật lí có nhiều chứng minh
Tâm năng của hơi-thở-thiền
Lan toả duyên lành vô tận
Thiện ích khắp nẻo chúng sinh

Thở vào, lắng nghe hơi vào
Thở ra, lắng nghe hơi ra
Dần dần biết nghe vọng tưởng
Chân Tâm cực lạc khai hoa… (*)

2012
--
(*): “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình. (ĐVMT).
--
* Xin giới thiệu bảng danh mục ở phần "thảo luận" dưới bài thơ "Thay lời cảm tạ bậc minh sư vĩ đại" (Tuệ Thiền Lê Bá Bôn - thivien net).
------------

Ảnh đại diện

Văn ơi! (Tuệ Thiền): Nỗi đau còn đó...

NỖI ĐAU CÒN ĐÓ…
(Chùm thơ trong Đường Về Minh Triết;
Tuệ Thiền Lê Bá Bôn; NXB Văn Nghệ, 2007).

1.
BUỒN CÙNG TAHER MADRASSWALLA
Cọc cạch nhọc nhằn vòng quanh thế giới
Ông muốn trao thông điệp hoà bình...
Nhưng trải qua mấy nghìn năm
Cái bản năng quyền lực
Đã ngấm sâu vào hành tinh
Và bom đạn bất nhân đang đi tìm
Niềm vui lấn lướt!
Và UNESCO còn mập mờ lúng túng
Giữa “con” và “người”!

(T. Madrasswalla là một người Ấn Độ; UNESCO là Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hoá quốc tế).
---
2.
NGHE HOẠ MI HÓT
Hoạ mi ơi
Nghe sao mà thánh thót!
Ta đang thất nghiệp vì không quen đút lót
Chim hót nhẹ thênh
Ta nặng trĩu nỗi buồn

Hoạ mi ơi
Nghe sao mà vui thế!
Ta đang đau tấm thân đời nổi ghẻ
Xảo quyệt, tham ô, trí thức rởm lúc nhúc trong từng nứt nẻ
Chim đang xuân
Ta còn hạ oi nồng

Hoạ mi ơi
Ta yêu, yêu lắm
Mà lòng ta chưa một với tình em!
---
3.
NỖI BUỒN LẤM ĐẤT
Trút hơi thở sau một ngày kiệt lực
Bác nông dân chưa kịp giã từ con
Vết nứt nẻ trên tay bùn chân lấm
Nhìn lũ chúng tôi, thầm lặng tủi hờn

Lũ chúng tôi những hình nhân trí thức
Lánh ruộng đồng và coi rẻ nông dân
Bưng bát cơm - quên tâm hồn đất nước
Lòng đen ngòm danh lợi kẻ vong ân!...

Nhìn mặt bác, nỗi buồn tôi lấm đất
Thói tự hào bật khóc trước quê hương
Tôi quỳ xuống hôn cuộc đời chất phác
Nhớ những đắng cay - nhớ những bát cơm…
---
4.
ĐAU BUỒN CỦA CHỊ
Hồn phong kiến vấn vương
Chị thâm quầng ánh mắt
Cái thằng-cu-tông-đường
Vào giấc mơ nát ruột!
---
5.
NGHĨA TRANG QUÊ TÔI
Thuở ngô khoai vai kề vai thân thiện
Nay lô nhô lớn bé nghèo giàu
Mồ mả bỗng nhiên thành giai cấp
Đã chết rồi cũng chẳng được thương nhau!
---
6.
LI HÔN
Trái tim hoá thạch đã trừ nhau
Tuổi thơ dồn cộng nỗi buồn đau
Nhân hoài điên đảo: trần thêm tục
Cha mẹ chia…, lòng con ở đâu?!
---
7.
TAN VỠ
Lọ hoa sững sờ
Chén li tức tối
Lũ trẻ nhà thút thít…
Chín chẳng làm mười, tan nát nhau!
---
8.
ỐC BIỂN
Điểm xuyết hoa văn hồn cát trắng
Lặng lẽ quên mình giữa cuộc vui
Tay ngà thiếu nữ tung nát vỏ
Ruột ứa buồn đau của đất trời!
---
9.
NHÀNH HOA BỂ KHỔ
(Nhớ câu thơ của một thiền sư:
Trong ba nghìn cõi ấy / Nơi đâu chẳng là nhà)

Cái ung thư đang giày vò thân chị
Nó di căn trên khắp nẻo tâm hồn
Bà con, bạn bè ngày đêm thăm viếng
Chị vẫn nằm giữa hiu hắt cô đơn!
Cảm thương chị, sư cô trao tuệ quán
Kể chị nghe chuyện Bồ tát xả thân
Giảng chị nghe về luân hồi, Phật tính
Về từ bi, vô ngã, cõi bình an…
Rồi ánh xuân cũng ghé vào bể khổ
Góc giường thiền thầm lặng một nhành hoa
Giữa cơn đau, sáng niềm-tin-Bồ-tát:
Vạn nẻo tâm linh đâu cũng quê nhà.
---
10.
NHỮNG CHIẾC THÙNG TỪ THIỆN
Chất chứa lỗi lầm của tất cả chúng sinh
Trời đất quặn lên cơn đau lũ lụt
Nước mắt phố làng chảy xuôi chảy ngược
Những chiếc thùng từ thiện đến an ủi sẻ chia…
Tận đáy lòng từ bi
Có lời sám hối
Trong bàn tay thân ái
In hằn thao thức về sự công bằng…
Những chiếc thùng từ thiện-nhân văn
Chắt chiu chân tình hiếu nghĩa.
---
11.
TRẦM TƯ HY MÃ
(Gửi người bạn nhà giáo)

Thời thực dụng, thế tình đầy khom cúi
Chỉ trầm tư Hy Mã cứu nhau thôi
Chắn bão táp những mái đầu thơ dại
Để nghìn sau còn gặp gỡ Con Người.
---
12.
TÂM ĐỐI XỨNG
Một bên là Thượng Đế
Một bên là cuộc đời
Biết làm tâm đối xứng:
Tỉnh Thức giữa An Vui.

(Thượng Đế là Chân Lí Tối Thượng,
là Bản Thể Vũ Trụ, là Viên Giác).
-------------

Ảnh đại diện

Biết tri túc - biết cảm ơn đời (Tuệ Thiền): 08 bài thơ mới thêm vào trang thơ

- 01 bài thi-kệ: Hơi Thở Minh Triết (2012).
- 07 bài thơ: Gửi bạn (2020), Tiễn bạn (2020), Truyền trao đuốc tuệ (2014), Chùm thơ vô đề (2021), Thiền (2021), Ánh tâm xuân (28/7/2021), Thương (1990).

Trang trong tổng số 14 trang (131 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: