Trang trong tổng số 14 trang (131 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Truyền trao đuốc tuệ (Tuệ Thiền): Tham khảo (tiếp theo)

* (…) Dần dà trong quá trình tiến hoá trong thế giới tế vi xuất hiện đu-khơ – là khối năng lượng tâm thần kết đông dưới dạng các trường xoắn có thể bảo toàn vĩnh cửu trong mình một khối lượng thông tin to lớn. Nhiều đu-khơ tạo thành giữa chúng những mối liên hệ thông tin và tạo ra Không gian thông tin toàn thể, tức Cõi kia (…).

(…) Liệu con người trong thế giới vật thể có thể sống thiếu Cõi kia không? Sau khi tạo bộ gen và nhờ đó tiến hành quá trình tái tạo con người (sinh đẻ đứa trẻ) trên Trái đất, đu-khơ giữ lại cho mình chức năng tư duy chủ yếu. Trong quan niệm tôn giáo, khi đứa bé chào đời đu-khơ nhập vào đứa trẻ và ấn định những năng lực tư duy chủ yếu của con người. Nghĩa là, chúng ta suy nghĩ chủ yếu nhờ vào đu-khơ sống ở thế giới tế vi. Nhờ năng lượng thế giới vật thể (ăn uống) não người có khả năng vặn các trường xoắn của thế giới tế vi và như vậy hỗ trợ đu-khơ trong quá trình tư duy. Ngoài ra, não còn tạo các trường xoắn phụ hình thành đu-sa (sinh trường) ở dạng các thể thanh bai và các thể khác hỗ trợ cơ thể người hoạt động. Sau khi xác thân chết, nhiều bộ phận tạo thành đu-sa (các thể thanh bai) cũng bị phá huỷ, còn lại đu-khơ thì bay về Cõi kia và tiếp tục sống ở thế giới tế vi để rồi lúc nào đó lại bước vào kiếp mới. Vậy là con người, sau khi được tạo ra trong thế giới vật thể nhờ các “nỗ lực” của thế giới tế vi, là sự kết hợp các hình thái sự sống ở thế giới vật thể và thế giới tế vi.

Mọi ngưòi đều biết rõ khái niệm karma (nghiệp), tức là các “vết tích” của các tiền kiếp để lại trong đu-khơ. Giai đoạn trần thế ở thế giới vật thể, đu-khơ có thể hoàn thiện mà cũng có thể thoái hoá. (…) Chính con người khác biệt với con vật ở chỗ: bộ máy tư duy của con người có nhiệm vụ hoàn thiện đu-khơ (đưa vào đó nhiều thông tin xây dựng) và bằng cách đó, hoàn thiện hình thái sự sống ở thế giới tế vi. Nói cách khác, là đứa con thể xác của sự sống nơi thế giới tế vi, con người có sứ mệnh thông qua thế giới vật thể thúc đẩy sự tiến bộ nơi thế giới tế vi. Con người được tạo ra cũng là bởi lẽ đó. (…).

(…) Sự sống và cái chết thay đổi luôn là để nhanh chóng thay con người độc ác, ích kỉ và hám danh bằng một người khác với hi vọng, sau khi con người ở Cõi kia bị thần linh “trừng phạt” sẽ đầu thai tái sinh trở thành người tốt hơn, thiện hơn. Vì vậy có lẽ huyền thoại về địa ngục và thiên đường có cơ sở.

(Erơnơ Munđasep-nhà bác học lớn quốc tế. Chúng ta thoát thai từ đâu; Hoàng Giang dịch).
---

* Trí óc vận hành trong cái manh mún, từng phần, chia chẻ. Nó tự chuyên môn hoá. Nó không bao giờ là cái toàn thể, cái mà nó muốn nắm giữ, muốn hiểu biết nhưng vô hiệu. Vì chính bản chất của nó, nên tư tưởng luôn luôn không toàn vẹn, cảm thức cũng thế; tư tưởng, phản ứng của kí ức chỉ có thể vận hành trong cái đã biết, hoặc lí giải từ kiến thức. Trí óc là sản phẩm của sự chuyên môn hoá. Nó không thể vượt lên trên chính nó. Nó chia chẻ và tự chuyên môn hoá thành nhà khoa học, nghệ sĩ, giáo sĩ, luật gia, kĩ thuật gia, nông gia… Nó hoạt động bằng cách phóng chiếu lên giai cấp xã hội, đặc quyền, quyền hành, uy thế của nó. Sự vận hành não bộ và giai cấp xã hội liên kết với nhau chặt chẽ, vì trí óc là một cơ quan tự bảo vệ. Chính từ nhu cầu này mà những yếu tố đối nghịch và chống trái của xã hội phát sinh. Nhà chuyên môn thì không có khả năng nhìn được toàn diện.

(…) Năng khiếu và thiên tư hiển nhiên là nguy hại, vì củng cố tính vị ngã; vì mang tính chia chẻ vụn vặt nên nuôi dưỡng xung đột. Năng khiếu chỉ có giá trị trong sự nhìn thấu toàn diện đời sống, sự nhìn thấu này nằm trong lĩnh vực của tâm chứ không phải của trí óc. Năng khiếu với sự vận hành của nó nằm trong giới hạn của trí óc, do đó năng khiếu trở nên nhẫn tâm, lãnh đạm đối với tiến trình toàn thể của đời sống. Năng khiếu gây ra lòng kiêu hãnh, ham muốn, và sự thành tựu của nó trở thành ưu tiên hàng đầu, nó đưa đến thù ghét, vô trật tự, đau khổ; nó chỉ có giá trị nếu nhận thức được toàn thể sự sống. (…).


(…) Trí óc vận hành bằng cách tự chuyên môn hoá với sự chia chẻ manh mún, với những hoạt động cô lập lại nó trong địa hạt giới hạn của thời gian. Trí óc không có khả năng nhìn thấy toàn thể sự sống; dù có được giáo hoá đến đâu, trí óc cũng chỉ là một phần chứ không phải là toàn thể. Chỉ có tâm mới thấy được cái toàn thể, và phạm vi của tâm bao trùm luôn trí óc; trí óc dù có làm gì đi nữa cũng không thể chứa đựng được tâm.

Để nhìn thấy toàn thể, trí óc phải ở trong trạng thái buông xả. Buông xả hoặc phủ nhận không phải là đối nghịch của khẳng định; những cái đối nghịch đều liên kết với nhau. Sự phủ nhận không có cái đối nghịch. Để có được cái nhìn toàn thể, trí óc phải ở trong trạng thái phủ nhận tuyệt đối; nó không được can thiệp vào bằng cách lượng giá, biện bạch, kết án và tự vệ. Trí óc phải im lặng mà không bị ép buộc; ép buộc sẽ làm cho trí óc chết cứng, chỉ có khả năng mô phỏng và tuỳ hợp. Chính trong trạng thái phủ nhận mà trí óc tĩnh lặng không lựa chọn. Chỉ chính lúc đó cái nhìn toàn thể mới phát sinh. Lúc đó tâm hoàn toàn tỉnh thức, và trạng thái này không gồm có người quan sát cũng như vật bị quan sát, mà chỉ có ánh sáng, chỉ có sáng suốt. Sự đối kháng và xung đột giữa người tư duy và tư tưởng kết thúc.

(Jiddu Krishnamurti-danh nhân giác ngộ không theo tôn giáo nào cả, được Liên Hiệp Quốc tôn vinh. Bút hoa (The Krishnamurti’s notebook); Ẩn Hạc dịch).
---

NHẬN THỨC VÀ THỰC TẠI

Nhận thức là tâm ngôn
Cũng gọi là tâm hành
Diêu động mờ tâm trí
Làm sao thấy toàn chân?

Thực tại ví con voi
Nhận thức như gã mù
Quờ quạng theo “nhị tướng” (*)
Tưởng voi giống… quạt mo…!

Khi ý thức dừng lại
Ý căn thôi nói năng
Thức chuyển thành diệu trí
Thực tại tức Chân Tâm.
-
(*):Nhãn quan nhị nguyên luôn luôn bị khuôn
định theo tinh thần quy ngã, theo sự hạn chế
tất yếu của kinh nghiệm-kiến thức, theo bộ não
bị ảnh hưởng bởi tâm lí bất bình thường.

(Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn; Thivien net)
-----------------------

Ảnh đại diện

Truyền trao đuốc tuệ (Tuệ Thiền): Tham khảo (tiếp theo)

* Cho tới đây chúng ta chỉ mới nói cái tác dụng bóp méo của dồn ép; còn một phương diện nữa mà ta phải đề cập đến không đưa đến bóp méo, nhưng biến một kinh nghiệm thành phi thực bằng tác động của não. (…).
Tiến trình tác động óc não này được nối kết với tính chất mơ hồ của ngôn ngữ. Ngay khi tôi bày tỏ một cái gì bằng một chữ, một sự vong thân xảy ra, và trọn cả cái kinh nghiệm đã bị cái chữ ấy thay thế. Trọn cái kinh nghiệm chỉ thực sự hiện hữu vào cái giây phút nó được biểu thị bằng ngôn ngữ. Cái tiến trình thông thường của tác động óc não toả rộng và mãnh liệt trong văn hoá hiện đại hơn bất cứ lúc nào trước đây trong lịch sử. Chính vì càng ngày người ta càng đề cao kiến thức trí năng (…).

(Erich Fromm-nhà phân tâm học. Thiền và phân tâm học (nhiều tác giả); Như Hạnh dịch).
---

* Dĩ nhiên chúng ta phải sử dụng các ngôn từ khi một điều gì đó được truyền đạt từ người này sang người khác, nhưng các ngôn từ chỉ là sự nêu trỏ suông chứ không phải là chính sự thực. Như kinh bảo, chúng ta phải dùng đến ngọn đèn ngôn từ để đi vào trong cái chân lí nội tại của kinh nghiệm vượt khỏi ngôn từ và tư tưởng. Nhưng quả thực là hoàn toàn khờ dại khi tưởng ra rằng ngọn đèn ấy là mọi sự.

(Daisetz Teitaro Suzuki-thiền sư học giả. Nghiên cứu Kinh Lăng Già; Thích Chơn Thiện & Trần Tuấn Mẫn dịch).
---

* Một vài năm trước đây, một thí nghiệm với các con mèo con đã được các nhà khoa học tại Trường y khoa Harward thực hiện. Ngay từ khi sinh ra, người ta đã nuôi một số mèo trong một khu vực sơn bằng các vạch kẻ ngang; tất cả các tác nhân kích thích thị giác trong môi trường của chúng đều nằm ngang. Một nhóm khác được nuôi trong một khu vực với các vạch kẻ sọc thẳng, và đó là tất cả những gì mà chúng có thể nhìn thấy. Khi những con mèo này lớn lên, trở thành những con mèo già khôn ngoan; còn những con mèo chỉ tiếp xúc với những vạch ngang thì chỉ nhìn thấy thế giới nằm ngang, ví dụ như chúng va đụng vào những chân đồ đạc như thể những cái chân này không có ở đó. Những con mèo được nuôi dưỡng trong thế giới thẳng đứng cũng gặp vấn đề tương tự với thế giới ngang. Lẽ đương nhiên những điều này không có gì liên quan đến hệ thống lòng tin ở những con mèo này. Khi người ta nghiên cứu trí não của chúng, một nhóm mèo sẽ không có sự nối kết liên thần kinh để nhìn thấy thế giới ngang, còn nhóm kia cũng không có sự nối kết liên thần kinh để nhìn thấy thế giới thẳng đứng. Sự trải nghiệm giác quan ban đầu của những chú mèo này và cách thức chúng hiểu sự trải nghiệm đó theo nhận thức của chúng ngay từ những ngày đầu mới sinh khi thị lực của chúng phát triển, đã thực sự hình thành sự phân tách hệ thần kinh của chúng. Rốt cục, những chú mèo này chỉ nhận biết được những gì mà người ta đã tạo ra cho chúng và chúng nhận biết được lập tức.

Một số nhà tâm lí học đã có thuật ngữ rất thú vị về hiện tượng này - họ gọi nó là “sự cam kết nhận thức sớm”. Sớm là vì chúng ta tiến hành việc này ngay từ giai đoạn đầu cuộc sống của chúng. Nhận thức là vì nó ảnh hưởng đến sự phân tách hệ thần kinh mà chúng ta nhận ra hay nhận biết về thế giới. Và sự cam kết là vì nó cam kết với chúng ta một thực tế nhất định. Một số nhà khoa học có thể nói với bạn rằng ngay lúc này hệ thần kinh bạn đang sử dụng sẽ tiếp nhận dưới một phần tỉ của các tác nhân kích thích hiện hữu. Các tác nhân kích thích mà hệ thần kinh của bạn tiếp nhận được là những tác nhân tăng cường sự vận động, ý tưởng, cách hiểu của bạn về những gì mà bạn nghĩ là tồn tại ngoài kia. Nếu bạn đã có cam kết với thực tế thì những thứ mà tồn tại bên ngoài khung cam kết sẽ bị hệ thần kinh của bạn loại ra, hệ thần kinh mà bạn sử dụng để tạo ra sự quan sát. Tuỳ thuộc vào loại cơ quan thụ cảm mà bạn có, tuỳ thuộc vào loại hình các sự quan sát mà bạn muốn tạo ra và các câu hỏi mà bạn tự hỏi khi bạn tạo ra những quan sát này, tuỳ thuộc vào tất cả những điều đó, bạn tiếp nhận một phần giới hạn nhất định của thực tế. Rốt cục, hệ thần kinh của con người chỉ có thể tiếp nhận bước sóng ánh sáng từ 400 đến 750 nanomet. Và nếu chúng ta ngẫu nhiên đồng ý với các quan sát từ các giác quan của chúng ta và sự lí giải cho những quan sát này, thì chúng ta đã tạo ra một khuôn khổ cho những lí giải mà chúng ta thống nhất.

Chúng tôi gọi phương pháp này là “khoa học”. Chúng tôi thường coi khoa học như là một phương pháp khám phá sự thật khi mà trên thực tế, khoa học - như cách nó được kết cấu và hoạt động cho đến nay - thực sự cũng chẳng phải là một phương pháp để khám phá sự thật. Nói đúng hơn, nó là một phương pháp khám phá khung khái niệm hiện tại của chúng ta về những gì chúng ta cho là sự thật. (…).

(Deepak Chopra-tiến sĩ y học. Vật lí lượng tử và ý thức (Trí tuệ nổi trội); Vũ Thị Hồng Việt dịch).
---

* Nền vật lí này bây giờ đã thấy vũ trụ là một mạng lưới với những liên quan vật chất và tâm linh chằng chịt, mà các phần tử chỉ được định nghĩa trong mối tương quan với cái toàn thể.

(…) Ngày nay vật lí hiện đại đã phát triển một thái độ rất khác. Nhà vật lí đã nhìn nhận rằng, tất cả lí thuyết của họ về hiện tượng tự nhiên, kể cả những quy luật mà họ mô tả, tất cả đều do đầu óc con người sáng tạo ra; tất cả là tính chất của hình dung của chính chúng ta về thực tại, chứ không phải bản thân thực tại.

(…) Trong vật lí lượng tử, người quan sát và vật bị quan sát không thể chia cắt, nhưng hai cái đó tiếp tục bị phân biệt. Còn trong đạo học, trong sự thiền định sâu xa thì sự phân biệt giữa người quan sát và vật bị quan sát hoàn toàn xoá nhoà, trong đó người và vật hoà nhập làm một.

(…) Sự thay đổi thế giới quan đang diễn ra sẽ chứa đựng một sự thay đổi sâu sắc về giá trị; thực tế là sự thay đổi từ tâm can - từ ý định ngự trị và điều khiển thiên nhiên đến một thái độ hợp tác và bất bạo động.

(Fritjof Capra-giáo sư tiến sĩ vật lí. Đạo của vật lí; Nguyễn Tường Bách dịch).
---

(Mời đọc tiếp ở phần dưới)

Ảnh đại diện

Tỉnh thức (Tuệ Thiền): Thực hành thiền định chánh niệm

THỰC HÀNH THIỀN ĐỊNH ĐƠN GIẢN

(Ngồi hoặc nằm thư giãn;
sống trong hoàn cảnh nào cũng thực hành được)

Hít vào thở ra, đếm: “một”
Hít vào thở ra, đếm: “hai”
Cứ thế, đến “mười” rồi nghỉ
Vài giây sau, lại bắt đầu

Hít vào thở ra, đếm: “một”
Hít vào thở ra, đếm: “hai”
Cứ thế, đến “mười” rồi nghỉ
Nếu thích, làm lại từ đầu...

Tâm Định Tuệ năm, mười phút
Để bớt nghiệp chướng khổ đau
Năng lượng Thiện Lành chung góp
Cho đời - kiếp này, kiếp sau.
--
(Phỏng theo phương pháp thiền định “quán sổ tức” của Phật giáo).
-------
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Đường Về Minh Triết & toàn bộ bổ sung; Thivien net; Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn).
-------
“Thiền không còn bị nhìn với sự nghi ngờ, đạo học đã được coi trọng, ngay cả trong cộng đồng khoa học”.
(Đạo của vật lí; Fritjof Capra - giáo sư vật lí ở nhiều đại học danh tiếng Anh, Mĩ; Nguyễn Tường Bách biên dịch; nxb Trẻ, 1999).
-------
(Nguồn: TT LBB (https //quangduc com/p1243a73923/tam-vo-lau-hoc)
------------------------

16 ĐỀ MỤC QUÁN NIỆM HƠI THỞ (Theo Kinh Satipaṭṭhāna-sutta)

(Trích trong bài viết “Pháp quán niệm hơi thở theo bài kinh Tứ niệm xứ” của Thầy Thích Giác Chinh; Chuabuuchau com). (Tứ niệm xứ: bốn chỗ để an trú tâm niệm).
--

(“… Chú tâm và duy trì chánh niệm, tỉnh giác về hơi thở một cách liên tục với quyết tâm làm cho hơi thở, thân, và tâm trở nên an tịnh, có mặt trong lúc thực tập…”. Thích Giác Chinh).

THÂN NIỆM XỨ:

1. Thở vào một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi dài.

2. Thở vào một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi ngắn.

3. Ta đang thở vào và có ý thức về toàn thân ta. Ta đang thở ra và có ý thức về toàn thân ta. Người ấy thực tập như thế.

4. Ta đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho toàn thân an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

THỌ NIỆM XỨ:

5. Ta đang thở vào và cảm thấy mừng vui. Ta đang thở ra và cảm thấy mừng vui. Người ấy thực tập như thế.

6. Ta đang thở vào và cảm thấy an lạc. Ta đang thở ra và cảm thấy an lạc. Người ấy thực tập như thế.

7. Ta đang thở vào và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Ta đang thở ra và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Người ấy thực tập như thế.

8. Ta đang thở vào và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

TÂM NIỆM XỨ:

9. Ta đang thở vào và có ý thức về tâm ý ta. Ta đang thở ra và có ý thức về tâm ý ta. Người ấy thực tập như thế.

10. Ta đang thở vào và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Ta đang thở ra và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Người ấy thực tập như thế.

11. Ta đang thở vào và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Ta đang thở ra và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Người ấy thực tập như thế.

12. Ta đang thở vào và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Ta đang thở ra và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Người ấy thực tập như thế.

PHÁP NIỆM XỨ:

13. Ta đang thở vào và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

14. Ta đang thở vào và quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

15. Ta đang thở vào và quán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

16. Ta đang thở vào và quán chiếu về sự buông bỏ. Ta đang thở ra và quán chiếu về sự buông bỏ. Người ấy thực tập như thế.
---

* Ở đề mục 15, “bản chất” là “bản thể”. Theo tôi, mỗi đề mục mình có thể thực tập bao lâu tuỳ ý; có thể nhiều phút, có thể nhiều giờ, có thể nhiều ngày, có thể nhiều tháng. Có thể chọn một đề mục, hoặc chọn vài đề mục cho thời gian thực tập. (Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn).
---------------------------

Ảnh đại diện

Gặp lại vầng trăng (Tuệ Thiền): Tham khảo thêm

Vài trích đoạn thú vị trong tác phẩm danh tiếng
“SỰ SỐNG SAU CÁI CHẾT – GÁNH NẶNG CHỨNG MINH” (Deepak Chopra – tiến sĩ y học, nhà nghiên cứu tâm linh vĩ đại; dịch giả: Trần Quang Hưng)

* Tác phẩm này được nhiều người ca ngợi; trong đó có: Elisabet Sahtouris (tiến sĩ triết học, nhà sinh học tiến hoá), T. Byram Karasu (giáo sư tiến sĩ y học), Russell Targ (nhà vật lí), Arvin Sharma (giáo sư tôn giáo so sánh), Richard Gere (diễn viên, nhà từ thiện), Ariana Huffington (tổng biên tập Huffington Post), Gary E. Schwartz (giáo sư tiến sĩ triết học), Dean Radin (tiến sĩ, nhà khoa học đầu ngành, viện Khoa học tinh thần), Victor Chan (giám đốc sáng lập Trung tâm Đạt Lai Lạt Ma vì hoà bình và giáo dục), Đức Cha J. Francis Stroud (Trung tâm tâm linh S. J. De Mello, đại học tổng hợp Fordham)…

Đức Cha J. Francis Stroud nói rằng: “Tôi mong mọi người – dù quý ông hay quý bà, dù là người Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo… hay vô thần – hãy đọc cuốn sách phi phàm này. Trí óc và linh hồn bạn sẽ được nâng cao và soi sáng”.
------------------

“(…) Vũ trụ mà tôi và bạn thể nghiệm bây giờ, với cây cối, nhà máy, con người, nhà cửa, xe cộ, hành tinh và các thiên hà, chính là ý thức biểu hiện ở một tần số đặc biệt nào đó. Đâu đó trong thời-không, có những bình diện khác nhau đồng thời tồn tại. (…). Các bình diện tồn tại khác nhau tương ứng với các tần số ý thức khác nhau. Thế giới vật chất chỉ là biểu hiện của một tần số nhất định. (…).

Thế kỉ 20, khoa học phương Tây tìm hiểu ra rằng, mọi vật thể rắn thực ra đều được tạo nên bởi những rung động vô hình. (…). Nói một cách khác, vật thể rắn có rung động đậm đặc, hoặc rung động ở bình diện thấp. Vật thể khí có rung động loãng, ở bình diện cao hơn.
Cũng đúng như các bình diện khác nhau của vật chất, tinh thần cũng có những bình diện khác nhau. (…).
--
Suốt cuộc đời, nhục thể cung cấp cho linh hồn cái vỏ; nó cho linh hồn sự hiện diện được định vị trong thế giới vật chất. Vì nhục thể rữa nát khi chết, linh hồn rời đi nhập vào giới siêu hình tương ứng với tồn tại của nó ở bình diện vật chất, vào tần số tương ứng với cuộc sống cũ của nó nhất. (…).

Quá trình biến đổi sau cái chết không phải là sự di chuyển đến một nơi chốn khác hoặc thời gian khác; nó chỉ là sự thay đổi về chất sự chú tâm của chúng ta. Bạn chỉ có thể nhìn thấy những gì rung động tương ứng với bạn. (…).

Khi những tri giác thông thường trở nên mờ nhạt, thì những tri giác tinh tế lại trở nên thính nhạy hơn. Chúng ta vẫn nhìn và nghe được sau khi chết, nhưng lúc đó đối tượng không còn là vật chất nữa. Chúng bao gồm bất kể cái gì ta muốn thấy trong cõi siêu hình: nào thiên cảnh (cảnh vật thế giới chư thiên), thiên âm (âm thanh ở thế giới chư thiên), nào quần tiên (chúng sinh các cõi trời), nào hào quang chói lọi. (…). (Lời người đọc: Các chữ trong ngoặc đơn ở đoạn này do người đọc thêm cho rõ nghĩa).
(...).
Những khao khát bất thành hoặc không được phép, trở nên tiêu cực. Một ham muốn hưởng thụ khiến hồn khó siêu thoát. (…).

Các bậc thánh nhân và hiền nhân có đặc quyền hiện diện đi đó đây tự do trong các cõi siêu hình, mà không bị hạn chế bởi các ham muốn. (…).
--
Nghiệp quấn quanh linh hồn như sợi chỉ cuộn quanh cái suốt. (…).
Trong quá trình ngủ sâu của linh hồn giữa các lần đầu thai, mọi kí ức về những sự kiện đã qua trong nhục thể được nén vào linh hồn, tạo nên phần mềm nghiệp cho sự sống tương lai. (…).
Mọi thứ giống như chiếc kén bao bọc linh hồn đang thiếp ngủ. Khi thức giấc, nó lìa bỏ cái vỏ bọc dần tan biến này. Trong chuyến chu du siêu hình, các linh hồn gặp gỡ những linh hồn khác có cùng rung động ở cấp tiến hoá tương tự. Bạn có thể gặp vài linh hồn đã từng chạm trán trong thế giới vật chất nếu như họ ở cùng tần số với bạn. (…).

Trong cõi siêu hình, linh hồn có thể thăm những bình diện có rung động thấp hơn của nó nếu muốn, nhưng chỉ có thể đến được bình diện cao hơn thông qua tiến hoá (…).

Tuỳ theo trình độ ý thức mà bạn có thể xây dựng nên thiên đường, địa ngục và nơi đày đoạ ăn năn của riêng mình, để vươn tới trong cõi trần cũng như những cõi siêu hình.Trong thế giới vật chất nếu bạn muốn xây nhà tất phải chọn gạch, đặt viên nọ lên viên kia. Trong thế giới siêu hình, bạn chỉ cần hình dung ra ngôi nhà mong muốn, nó sẽ hiện lên như là ngôi nhà hiện thực và vững chắc trong thế giới vật chất. (…).
--
Ham muốn vẫn là mấu chốt sau khi chết. Tiến hoá thực sự là quá trình thực hiện ham muốn. Trong thế giới siêu hình, bạn thực hiện và làm cho những ham muốn còn lại từ sự sống vật chất vừa rời bỏ, trở nên tinh tế hơn. Bạn cũng làm cho những hiểu biết và kinh nghiệm từ thế giới vật chất trở nên tinh tế hơn. (…). Ở đây linh hồn cũng tích luỹ năng lượng cho những ham muốn cao hơn, tiến hoá hơn của mình, để có thể thực hiện chúng ở trong lần viếng thăm tiếp theo đến bình diện vật chất, khi nó có một cơ thể mới. (…).
--
Bằng việc phát triển khả năng chứng kiến (tâm trí mình), nhận thức được tình thế (tâm thức) của mình, bạn có thể gây ảnh hưởng lên các kiếp sống mà bạn sắp đầu thai. Bạn còn có thể tăng tốc quá trình trả nghiệp báo. Tương tự như vậy, bạn có thể gọt giũa kĩ xảo và phát triển tài năng trong cõi siêu hình. (Điều này giải thích hiện tượng tại sao các nhạc sĩ và nghệ sĩ vĩ đại có thể biểu lộ thiên tài vào tuổi ấu thơ, thường là trước khi lên ba; bẩm sinh có tài không phải ngẫu nhiên đâu). (…). (Lời người đọc: Trong đoạn này, các chữ “tâm trí mình”, “tâm thức” trong ngoặc đơn do người đọc - dựa vào nội dung trong tác phẩm - thêm cho rõ nghĩa).
--
Bất kể chuyện xảy ra lúc chết, tôi tin rằng nó xứng đáng được gọi là phép mầu. Mà phép mầu, trớ trêu thay, chính là ở chỗ chúng ta không chết. Sự dừng lại của cơ thể là ảo ảnh, và giống như nhà ảo thuật vén lên một bức màn, linh hồn khám phá ra điều gì nằm ở bên kia. (…).
--
Những người nghi ngờ khả năng tâm linh đặc dị, làm ngơ trước vô số những nghiên cứu cho thấy ý nghĩ thông thường có thể thực sự tác động đến thế giới. Điều này đặc biệt quan trọng nếu tâm trí là trường. (…).

Ở đây chúng ta có thêm một chứng minh là tất cả chúng ta được kết nối với nhau trong cùng một trường ý thức. Các đặc tính của trường này vận hành lúc này và ở đây:

Trường hoạt động như một tổng thể.
Nó liên kết các sự kiện cách xa ngay tức thời.
Nó nhớ mọi sự kiện.
Nó tồn tại ngoài thời gian và không gian.
Nó sáng tạo toàn vẹn bên trong mình.
Sáng tạo của nó lớn lên và mở rộng theo hướng tiến hoá.
Nó là ý thức.
(…)
Trường ý thức là cơ sở của mọi hiện tượng trong tự nhiên, bởi vì khe hở tồn tại giữa mọi electron, mọi ý nghĩ, mọi khoảnh khắc thời gian. Khe hở là điểm khống chế, sự tĩnh lặng ở tâm của sáng tạo, nơi vũ trụ liên kết mọi sự kiện. (…).
Chúng ta cần nhớ nguồn gốc chung của mình. Tinh thần con người suy thoái khi chúng ta hạn chế mình trong một kiếp người và giam trong một thể xác. Trước hết chúng ta là tâm trí và tinh thần (…)”.
--------------------------

* Mời đọc 2 bài thơ:

HẢI ĐẢO TÂM LINH

Hải đảo ở trong ta
Đã có tự muôn đời
Lâu rồi ta quên lãng…
Phiền não tận trùng khơi

Hải đảo ở trong ta
Kho báu của vĩnh hằng…
Ngây thơ ôm bọt sóng
Ta nửa đời đi hoang

Ôi hải đảo tâm linh!
Ta tỉnh thức quay về
Dừng tâm là thấy bến
Thôi rong ruổi si mê

Ôi hải đảo tâm linh!
Như mùa xuân thanh bình
Như tình thương của mẹ...
Lãng tử về chốn xưa.

(Đường về minh triết; Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn;
nxb Văn nghệ, 2007; Thivien net)
--

GỬI BẠN

1.
(Ngày bạn về cõi sáng)

Mỏi gối chồn chân đời lãng tử
Chừ về yên nghỉ chốn thân thương...
Một mai cao hứng vân du nữa
(Nước vẫn “vĩnh hằng” “sau” giọt sương).

2.
(Hỗ trợ khát vọng ngộ nhập nguồn Tâm Vô Ngã)

Tâm Minh Triết xót xa cõi khổ
Những thân yêu quằn quại trăm đường
Họ trông ngóng Thiền Tâm hỗ trợ
Năng lượng Nguồn Vô Ngã-Yêu Thương

Như bà mẹ thương con gặp nạn
Bị tù đày giữa chốn vô minh
Bà vứt bỏ tham sân si mạn
Quên cái “tôi” để cứu con mình

Khi Tình Thương chiếu vào cuộc sống
Khát vọng về Vô Ngã bừng lên
Cái “tôi” quên mình trên thập giá
Cứu muôn loài - sáng cảnh thần tiên

Tâm Minh Triết biết dừng vọng tưởng
Rõ cội nguồn Hạnh Phúc-Yêu Thương
Chân-Thiện-Mĩ Vĩnh Hằng hiển lộ
Tuỳ duyên cứu khổ giữa vô thường.

(Tuệ Thiền Lê Bá Bôn; Thivien net)
-------

* Trích trong Thiền Luận, quyển thượng (Thiền sư học giả Daisetz Teitaro Suzuki; dịch giả: Trúc Thiên):

“THIỀN, cốt yếu nhất, là nghệ thuật KIẾN CHIẾU VÀO THỂ TÁNH của chúng ta; nó chỉ con đường từ triền phược đến giải thoát. (…) Ta có thể nói Thiền khai phóng tất cả năng lực nội tại và tự nhiên tích tập trong mỗi người chúng ta; nguồn năng lực ấy, trong hoàn cảnh thường, bị co rút lại, và vặn tréo đi, đến không vùng thoát đâu được.

Thật vậy, thân thể ta có thể ví như một cục “pin” điện, trong ấy tiềm phục một NĂNG LỰC huyền bí. (…) Tôi muốn nói TỰ DO là vậy, mở thông tất cả nguồn kích động đầy SÁNG TẠO và TỪ HOÀ ấp ủ trong con tim chúng ta. Ta thường quáng mắt không biết mình đang làm chủ cả một KHO TÀNG VÔ TẬN, gồm đủ năng khiếu cần để SỐNG VUI, và THƯƠNG YÊU lẫn nhau.
(…)
Nói một cách khác, GIÁC NGỘ là tuyệt lí của vũ trụ, là yếu lí của Phật tánh; vậy, Chứng Đạo tức tự chứng ở trong ta cái THỰC TẠI TỐI THƯỢNG ấy của vũ trụ hằng thường BẤT DIỆT.
(…)
Khi nói đến Chứng Đạo hoặc Giác Ngộ, tự nhiên ta dễ liên tưởng đến khía cạnh nhận thức và quên mất động lực phi thường của Ý CHÍ tác động ở bên sau, mà cũng chính là ĐỘNG LỰC CẤU TẠO NÊN CỐT CÁCH CỦA MỘT CÁ NHÂN.
(…)
Vô minh là bỏ nhà ra đi, và Giác Ngộ là trở về. Suốt thời gian phiêu bạt, ta nếm đủ mùi khổ đau cay đắng, nên cõi trần ta sống đây chắc không có gì đáng thèm khát quá vậy. Tuy nhiên, Giác Ngộ đến là chấm dứt tất cả, tưởng như một lần nữa ta trở về ngồi yên trong nhà ta, ở đó bổn lai là tự do và yên tịnh. (…).

Dầu sao rốt cùng Ý CHÍ cũng thành tựu trong việc TỰ TRI TỰ GIÁC, và trở về ngôi nhà cũ. Niềm YÊN VUI trong Giác Ngộ đích thực là niềm yên vui của một đứa con hoang yên ổn trở về nhà”.
-------

* “Tôi là gì?” là một nghi vấn dò vào TỰ TÁNH CỦA THỰC TẠI, căn cơ của mọi sự vật chủ quan và khách quan. (...) Một khi đã xác định rõ điều đó, vấn đề sau khi chết sẽ không còn quấy nhiễu ta nữa (...).

(...) Pháp giới đó, về một mặt, khác với thế gian giới vốn là thế giới của tương đối và cá biệt này; nhưng mặt khác, PHÁP GIỚI CŨNG LÀ THẾ GIAN GIỚI.
Pháp giới không phải là một cái chân không, được lấp đầy bằng những cái trừu tượng rỗng tuếch, mà là cái dày đặc của những thực tại cá biệt cụ thể (...).

Dù rằng Pháp giới tràn ngập thiên hình vạn trạng, nhưng rất có trật tự.

(...) Trong Pháp giới, hết thảy mọi sự vật cá biệt giao thiệp nhau, nhưng mỗi sự vật vẫn duy trì trọn vẹn cá biệt tính trong tự thân.

(...) Hết thảy các nhạc cụ trong hết thảy các toà lầu các diễn thuyết vô số giáo pháp trong một tiết tấu hoà nhã (...); hoặc thuyết sự trang nghiêm các cõi Phật (...).

(...) Và TRONG CÁC THẾ GIỚI NÀY có vô số Bồ tát đang đi hay ngồi, đang làm các công việc (...), đang hỏi han, đang giải đáp, đang hồi hướng phước báo cho giác ngộ, hoặc đang lễ bái vì hết thảy chúng sinh”.

(Thiền luận III; D. T. Suzuki; Tuệ Sỹ dịch).
(“Bồ tát” là một trong các từ chỉ các chúng sinh đã có mức độ giác ngộ cao hoặc thấp, có nguyện hạnh giúp đỡ các chúng sinh khác trong bể khổ luân hồi, và có thể còn đang tiếp tục công trình tu học. Bồ tát có thể theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo nào. Bồ tát giác ngộ viên mãn thì gọi là Phật; “Phật” hoặc “Bụt” có nghĩa là “đấng Giác ngộ”).
---------------------------------

* Bài sưu tầm có 7 phần; ước mong hỗ trợ bạn đọc thêm cảm hứng trở về CHÂN-THIỆN-MĨ.
Nhiều lời, nhưng có thể tóm tắt lại trong một lời ngắn gọn của ngài Jiddu Krishnamurti: “CHÂN LÍ ở trong cái ĐANG LÀ. Đó là vẻ đẹp của Chân Lí”. Đó cũng chính là trải nghiệm Giác Ngộ; và tiếp tục hành thâm.
---------------------------------

* (Hầu hết thơ - và bài viết, bài sưu tầm dưới các bài thơ của tác giả (Tuệ Thiền) - đã được đăng trên 04 trang mạng Phật giáo: Daophatngaynay com, Quangduc com, Hoavouu com, Thuvienhoasen org; và trên một số trang mạng khác).

Ảnh đại diện

Ngày xuân em về (Tuệ Thiền): Suy ngẫm

TÌM NGƯỜI HẠNH PHÚC

(Truyện ngắn chính luận)

Cô gái đẹp và dịu hiền ấy có tuổi thiếu niên thật ảm đạm. Cha mẹ cô rất giàu có nhưng lại chia tay nhau lúc cô ở vào tuổi mười lăm. Từ ấy cô sống trong sự yêu thương của người cha. Cha cô muốn rằng sau này cô có đời sống lứa đôi may mắn hơn ông. Ông thường nói với cô về điều đó.

Một hôm cô thưa với người cha rằng:

- Thưa cha, con chỉ lấy chồng khi nào gặp được một người đàn ông thật hiểu thế nào là hạnh phúc, và người ấy phải đang sống trong hạnh phúc. Vì chỉ người nào biết sống hạnh phúc đích thực mới có khả năng giúp người khác sống hạnh phúc.

Cô nói tiếp:

- Qua kinh nghiệm sống ở gia đình chúng ta, con đã hiểu rằng tiền tài, danh vọng, sắc đẹp, sức khoẻ, tình cảm, học vấn không phải là những điều kiện quyết định hạnh phúc cuộc sống. Nhưng con cũng không biết đâu là chân lí, không biết điều gì đem lại hạnh phúc. Vì thế con phải chờ đợi…

Vừa thương con, lại vừa muốn học hỏi minh triết ở trường đời, người cha khăn gói đi tìm chàng rể tương lai.

Sau khi tiêu tốn nhiều tiền bạc và thời gian, ông đã gặp được một người đúng như mơ ước của con ông. Đó là một giáo viên còn trẻ, goá vợ, cha một bé gái mười tuổi. Bà con chòm xóm và bạn bè đồng nghiệp khẳng định với ông rằng chàng là một người hạnh phúc, thiết tha mến yêu cuộc sống, mến thương con và mọi người.

Chàng nói với ông:

- Muốn có hạnh phúc đích thực, theo cháu, trước hết chúng ta phải luôn nhớ rằng mọi sự đều vô thường. Có như vậy, chúng ta mới can đảm, bình thản và sáng suốt giáp mặt, ứng xử với mọi biến động của dòng đời… Điều cần thiết nữa là, chúng ta phải biết ý thức trọn vẹn về nội tâm, về bản ngã của mình để lương tri và trí tuệ tâm linh luôn tỉnh sáng. Như vậy sẽ sống với năng lượng tinh thần tự do, trong sạch. Tinh thần đó luôn mang tính chất an vui, nhân hậu và đầy cảm hứng sáng tạo… Có đủ hai điều này, chúng ta sẽ sống trọn vẹn những năm tháng có ý nghĩa cho mình, cho đời.

Ông thấy cảm mến chàng. Ông bày tỏ ước muốn với chàng, nhưng chàng từ chối. Lí do là chàng sợ con gái của mình phải gặp những đau buồn vì cảnh “mẹ ghẻ con chồng”.

Ông ra về, buồn rầu kể lại cho con gái nghe về chàng giáo viên trường làng nọ. Cô gái an ủi ông:

- Mình phải vui mừng khi biết trên đời này có những người giàu trí tuệ như vậy, cha ạ. Giờ thì con hiểu rằng, chỉ với tâm linh trong sáng mới có an vui và tình thương đích thực… Con hi vọng là sẽ có nhiều người khác như thầy ấy.

Người cha lại khăn gói ra đi. Qua một thời gian dài trèo đèo lội suối lên chợ xuống đồng, ông mỏi gối trở lại quê nhà.

Cô gái săn sóc người cha khả kính. Nàng dịu hiền hỏi ông:

- Chuyến viễn du này, cha có gặp được người nào thông đạt những giá trị làm người, biết sống hạnh phúc không, thưa cha?

- Có… có… một thầy.

- Thưa cha, thầy ấy có bị ràng buộc gì về vợ con hay tình ái không?

- Không. Thầy ấy đang hướng đến mặt vĩnh hằng bất diệt trong cuộc sống.

Cô gái lộ vẻ vui mừng. Nhưng nàng e thẹn, không nói gì thêm. Nàng nhìn cha dò hỏi. Người cha xoa đầu con gái, nói nhỏ với nàng:

- Đó là… một thầy… tu.

(Tạp chí Tài Hoa Trẻ, 15/12/1998).

(Trích trong Đường Về Minh Triết; nxb Văn Nghệ, 2007; Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn).
---------------------------

Ảnh đại diện

Nỗi đau (Tuệ Thiền): Nỗi đau

CÁI LƯỠI CÂU
(Truyện ngắn)

Bạn tôi làm ở một xí nghiệp nọ, gặp tôi anh than thở:

- Tớ chán cái xí nghiệp nổi tiếng này quá, cậu ạ. Nhà báo nào đó thổi phồng thành tích của nó hết cỡ. Trong khi ấy, bao nhiêu thối tha lại không đụng đến một chữ!... Càng nổi tiếng, công nhân càng khổ!

Dù ở ngành giáo dục nhưng tôi cũng không lạ gì vấn đề này. Ung nhọt đang mọc khắp cơ thể xã hội… Tôi vỗ vai bạn, khích lệ:

- Hãy đấu tranh! Có tổ chức công đoàn mà.

Bạn tôi nhếch mép nhìn tôi.Một lúc sau anh ấy nói:

- Khi người ta có quan hệ thân thiết với cậu, đối xử tốt với cậu, dù cậu không thật biết lòng dạ người ta như thế nào, cậu vẫn có thiện cảm với người ta chứ?

Tôi nghĩ bạn tôi đã chuyển đề tài, vội nói:

- Dĩ nhiên là có. Ai lại không vậy.

- Đã có thiện cảm, cậu có nỡ làm người ta đau lòng, buồn lòng không?

Tôi dè dặt không trả lời. Bạn tôi trầm giọng:

- Trở lại vấn đề ở xí nghiệp tớ. Tớ đang suy nghĩ nát óc để tìm một biện pháp hữu hiệu nhưng vẫn chưa ra. Phải làm sao loại trừ cái lưỡi câu.

Tôi ngạc nhiên:

- Cái lưỡi câu?

- Vâng. Đó là những cái bắt tay quá thân thiện, những chầu cà phê, những buổi nhậu, những cuộc thăm viếng, những ưu đãi mà ban giám đốc dành cho ban chấp hành công đoàn. Với cái lưỡi câu đó, kẻ tham mồi chạy đâu cho thoát!

Tôi giật mình, chợt thấy sợ những cái lưỡi câu đang hiện ra chỗ này chỗ nọ…

(Báo Giáo dục-Thời đại, 07/09/2002).
(Đường về minh triết; nxb Văn nghệ, 2007; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn).
--------------------

Ảnh đại diện

Thiền (Tuệ Thiền): Tâm tình nghi vấn (nghi tình)

TÂM TÌNH NGHI VẤN (nghi tình):

- Đại Ứng quốc sư nói: Chỉ có một câu mà thiền gia nên ra sức công phu và tìm thấy giải đáp chung quyết là “Bổn lai diện mục của ta là gì?”.

- Thiền sư Không Cốc Long nói rằng, thiền giả đừng quên mang vào mình cái tư tưởng này: “Tâm này còn tạo tác khi thân này còn tồn tại trong hiện hữu như huyễn của nó, nhưng nó sẽ an trú nơi đâu khi xác thân này ra tro bụi?”. Để thấy cái Một của vạn pháp rốt ráo ở đâu, người học phải phản quan tự chiếu và đặt nghi tình vào vấn đề để quyết định nơi chốn của nó là đâu.

- Thiền sư Lâm Tế giảng giải: “Chính vì tâm người mãi đuổi tìm mọi vật không biết kềm hãm lại ở đâu, vì vậy tổ sư dạy rằng: các người điên rồ mang đầu đi tìm đầu. Theo lời dạy, các người hãy hồi quang phản chiếu, không tìm cầu đâu khác, các người sẽ thấy ra rằng tâm mình cùng với Phật và Tổ không khác. Đến chỗ vô sự như thế mới gọi là đắc pháp”.

- Những điểm đặc sắc mà tôi muốn ghi nhận nơi trường hợp của Huệ Khả là: ngài là người học thức; không hài lòng với sách vở mà muốn nắm bắt cái gì đó ở nội tâm; hết sức nhiệt thành kiếm tìm chân lí sâu xa để an ổn tâm mình; sẵn sàng hi sinh tất cả cho mục đích ấy; trải qua nhiều năm cần khổ để định rõ cái gọi là tâm, vì cố nhiên, theo truyền thống, ngài nghĩ rằng có một cái “tâm” ở giữa lòng hiện hữu của mình, và khi mà bắt được tâm này thì nguyện vọng sẽ thành tựu.
(…) Tâm, Phật tính hay Vô thức là gì mà lúc nào cũng bị che dấu sau những thiên sai vạn biệt, mà chúng ta cảm thấy nó ở ngay trong lòng mình? (D.T.Suzuki).

- “Ngộ là thước đo của Thiền” như một tôn túc đã nói. Ngộ không phải là một trạng thái an tĩnh không thôi; nó không phải là sự thanh thản mà là một kinh nghiệm nội tâm không có dấu vết của tri thức; phải là sự thức tỉnh nào đó phát khởi từ lãnh vực đối đãi của tâm lí, một sự trở chiều với hình thái bình thường của kinh nghiệm vốn là đặc tính đời sống thường nhật của chúng ta. Thuật ngữ của Đại thừa gọi đó là Chuyển y (Paravritti), quay trở lại hay lật ngược ra cái cơ sở tâm ý, ở đây toàn bộ kiến trúc tâm thức trải qua một cuộc đổi thay toàn diện. Điều kì diệu là một cái thấy của Ngộ (satori) có thể gây ra một lần tái tạo như thế trong cái nhìn của tâm linh. Nhưng các kí lục của Thiền minh chứng điều này có thực. Do đó sự phát khởi của Bát-nhã ba-la-mật, một biệt danh của Ngộ, là tinh yếu của Thiền. (Lời của Thiền sư học giả Daisetz Teitaro Suzuki).

(Thiền luận II; D. T. Suzuki; Tuệ Sỹ dịch).
--

Thiền sư Lâm Tế nói:
"Các Đại đức, ba cõi bất an như ngôi nhà rực lửa. Đây không phải là nơi dừng nghỉ lâu dài của các ngài. Con quỷ vô thường dữ tợn đến từng khoảnh khắc, chẳng lựa sang hèn, già trẻ. Nếu các ngài muốn cùng Phật và Tổ không khác, đừng săn đuổi bên ngoài. Ánh sáng thanh tịnh trên một niệm tâm của các ngài, chính là Pháp thân Phật ngay trong mình đó. Ánh sáng vô phân biệt trên một niệm tâm của các ngài, chính là Báo thân Phật ngay trong mình đó. Ánh sáng vô sai biệt trên một niệm tâm của các ngài, chính là Hoá thân Phật ngay trong mình đó. Ba thân này không gì khác hơn là kẻ đang nghe pháp của ta ngay trước mặt các ngài bây giờ đó. Chỉ cần đừng dong ruổi bên ngoài thì có công dụng ấy.
(...)
Cổ nhân nói: "Thân nương tựa nghĩa mà lập, quốc độ nương tựa thể mà luận". Vậy Pháp tánh thân và Pháp tánh độ rõ ràng là những phản ánh của Ánh sáng (bản hữu). (...) Kẻ ấy là cội nguồn của hết thảy chư Phật và là quê nhà của các đạo lưu khắp nơi. Cái sắc thân tứ đại của các ngài không biết nói pháp và nghe pháp (...); chính là cái sờ sờ trước mắt các ngài đấy; cái đó không có hình dạng (...)".

(Thiền luận III, D. T. Suzuki; Tuệ Sỹ dịch).
------------

THI-KỆ TRỰC NGỘ TÁNH KHÔNG
(Tánh Không: Tánh Viên Giác, Tâm Không, Tâm vô ngã, bản thể vô tướng của vũ trụ, trường tiềm năng, Như Lai tạng, cội nguồn thực tính Chân-Thiện-Mĩ, Niết bàn, Phật tính, tri giác như thực, Chân Không-diệu hữu, định-tuệ bất nhị).
(KHÔNG có nghĩa là: hiện tiền trạng thái tâm trí đã chấm dứt vọng tưởng vô minh-kiến chấp, hiện tiền tri kiến như thực, thực tại như thực).

1.
Trên nghìn đỉnh núi một gian nhà
Một nửa cho mây một nửa ta
Đêm rồi gió thổi mây đi mất
Tính lại sao nhàn bằng lão gia.

(Thiền sư Quy Tông; sư trụ trì tại một thảo am cô tịch trên Lư Sơn. Theo Thiền Luận-quyển trung; thiền sư học giả Daisetz Teitaro Suzuki; thượng toạ Tuệ Sỹ dịch).
-----

2.
Mưa tạnh mây quang nắng bừng lên
Núi non như vẽ vời vợi xanh
Tu Bồ Đề ngồi hang, không biết
Hoa trời như mưa đất rung rinh.

(Thiền sư Tuyết Đậu; theo sách đã dẫn. “Không biết” mang tâm ấn của Thiền, đừng hiểu theo nghĩa “không biết” thông thường).

(Cùng chỉ điểm chỗ sơ ngộ chánh giác, tức minh tâm kiến tánh, ngài Huệ Khả nói “Rõ ràng thường biết”, còn ngài Bồ Đề Đạt Ma thì nói “Không biết”. Cần quán tâm để thấy chỗ này, và tiếp tục hành thâm “định tuệ bất nhị”).
-----

3.
Lão Bàng không cần gì trong thế gian
Tất cả đều Không, một chỗ ngồi cũng Không
Cái Không rốt ráo ngự trị trong nhà ông
Không tất cả vì không tài sản

Khi mặt trời lên ông đi trong Không
Khi mặt trời lặn ông ngủ trong Không
Ngồi trong Không ca một bài ca Không
Vài bài ca Không vang dội trong Không

Đừng kinh ngạc vì cái Không rất Không
Vì Không là chỗ ngồi của chư Phật
Người thế gian không hiểu được Không
Nhưng Không là kho tàng chân thật
Nếu bảo là không có Không
Tức là huỷ báng chư Phật.

(Thiền sư cư sĩ Bàng Uẩn; theo sách đã dẫn. Xin đừng hiểu “không tài sản” theo nghĩa thông thường; đó là cái thấy của trạng thái tâm vô ngã, không chấp về ngã sở).
-----

4.
Ba chục năm nay tìm Kiếm Khách
Bao hồi lá rụng với cành trơ
Một lần từ thấy hoa đào đó
Cho đến ngày nay hết cả ngờ.

(Thiền sư Linh Vân; theo sách đã dẫn. "Kiếm Khách" ở đây là Trí Bát Nhã).
-----

5.
Thánh đế rỗng thênh
Làm sao biết trúng

Đối trẫm là ai
Lại bảo chẳng biết

Nhơn đây đêm sang sông
Há khỏi sanh gai góc

Người cả nước mời chẳng trở về
Muôn đời ngàn đời nhớ nhau rỗng

Thôi nhớ nhau
Gió mát khắp nơi nào có tột.

(Thiền sư Tuyết Đậu. Trích trong Bích Nham Lục; thiền sư Thích Thanh Từ dịch và giảng).
--
(Công án: Lương Võ Đế hỏi Đại sư Đạt Ma: Thế nào là Thánh đế đệ nhất nghĩa? Đạt Ma đáp: Rỗng thênh không Thánh. Vua hỏi: Đối trẫm là ai? Đạt Ma đáp: Chẳng biết. Vua không khế hội. Đạt Ma bèn sang sông đến Nguỵ. Sau vua đem việc này hỏi Hoà thượng Chí Công. Chí Công tâu: Đây là Quan Âm Đại sĩ truyền tâm ấn Phật. Vua hối hận sai sứ đi thỉnh trở lại. Chí Công tâu: Chẳng những bệ hạ sai sứ đi thỉnh chẳng được, dù người trong cả nước đi thỉnh y cũng chẳng trở lại).
--
(Bích Nham Lục và một số sách Thiền kể lại rằng, ngài Bồ Đề Đạt Ma đến nước Nguỵ, ẩn cư nơi cô tịch, “diện bích” chín năm. Sau đó truyền tâm ấn cho ngài Huệ Khả, rồi “lẻ dép về Tây bặt dấu luôn”. Ngài được tôn vinh là Sơ tổ Thiền tông.
Bài kệ nổi tiếng của Ngài: “Bất lập văn tự / Giáo ngoại biệt truyền / Trực chỉ nhân tâm / Kiến tánh thành Phật”).
------

Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn sưu tầm.
--
Và xin góp thêm vài lời sau đây:

“Khi đức Phật dạy về Khổ thánh đế, Ngài nói đến năm uẩn. Ngài muốn cho chúng ta BIẾT và THẤY năm uẩn. Thế giới loài người của chúng ta là sự hiện hữu của năm uẩn. Và trừ khi chúng ta BIẾT và THẤY được năm uẩn này, nếu không thì chúng ta không thể hiểu rõ lời dạy của đức Phật”.
(Biết và Thấy; thiền sư Pa-auk Sayadaw-thiền sư Phật giáo Nguyên thuỷ; dịch giả: Pháp Thông).

Được như vậy, chúng ta sẽ biết “Quán tâm nơi tâm”, theo kinh điển PG nguyên thuỷ. Rồi sẽ nhận ra “thiền ngôn” độc đáo của các thiền sư đốn giáo Nam tông (PG Đại thừa Bắc truyền); vọng thức vọng tưởng không còn có chỗ nắm bắt. Rồi sẽ nhận ra: “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là Thiền, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống. Và tiếp tục hành thâm: Sống với Ánh sáng Tự tánh Viên Giác (không tịch-linh tri), mang năng lượng đại thừa thiện ích vô biên. (Không tịch là tâm rỗng không-tĩnh lặng, linh tri là tự tri-đang là-nhận biết-thấy nghe-cảm nhận một cách linh hoạt).

------------------------------

LỜI “TRỰC CHỈ NHÂN TÂM” (“QUÁN TÂM NƠI TÂM”) CỦA NGÀI JIDDU KRISHNAMURTI

"(...) Ngài có thấy sự kiện thực tế đó, không phải ý tưởng mà cái thực tế là: ngài chính là tính nết của ngài, cơn giận của ngài, lòng ganh tị của ngài, sự ghen tuông của ngài, lòng hận thù của ngài, sự bất an của ngài, sự bấn loạn của ngài... - rằng ngài là thế đó? Đừng chỉ biết nó bằng lời hay đồng ý miệng - vì như vậy chúng ta sẽ không hiểu nhau - MÀ THỰC SỰ THẤY SỰ KIỆN NÀY VÀ TRỤ LẠI VỚI NÓ. Được không? Khi ngài trụ lại với nó, như thế ngụ nghĩa gì? CHÚ TÂM - đúng không? Không có động thái nào trốn khỏi nó. Chỉ trụ lại với nó. (...). Lúc đó không có xung đột, lúc đó ngài phá vỡ được lối mòn của trí não. (...) Ngay lúc mình nhìn thấy được sự kiện này thì MỌI VIỆC SẼ HOÀN TOÀN KHÁC HẲN. (...).
--
(...) Có điều gì lạ thường hiện hữu ở đây rồi, mà vì nó - nếu như nó hiện hữu - mình phải HIẾN CẢ TÂM TRÍ, CẢ TẤM LÒNG để gìn giữ. Ngài có thấy vậy không thưa ngài?
(...) Tôi đang hỏi, Panditji, liệu có điều gì đó trường tồn, không bị bó buộc bởi thời gian, sự tiến hoá và các thứ. Nó phải hết sức linh thiêng. Và nếu nó hiện hữu, mình phải dâng hiến cả đời mình cho nó - không phải bằng học thuyết hay tri thức, mà bằng sức truyền cảm của nó, chiều sâu của nó, vẻ đẹp của nó, sức mạnh vô song của nó. (...).
--
(...) Ngài chưa từng NƯƠNG VÀO CÁI TOÀN THỂ, TUÂN THEO CÁI ĐANG LÀ. (...) Chúng ta chưa hề trụ ở đó. Chúng ta luôn luôn di chuyển, dịch chuyển. Đúng không? Tôi là thế này, tôi sẽ là thế kia - đó là sự lánh xa khỏi cái đang là.
--
(...) Mọi thời gian nằm trong cái bây giờ, ngay phút giây này. Đây thực sự là điều phi thường nhất: nhìn ra rằng tương lai, quá khứ là cái bây giờ. Đó có phải là một sự kiện, không phải ý tưởng về sự kiện? (...).
Đó có thể là điều phi thường nhất, nếu ngài tìm hiểu sâu vào. Đó có thể là BẢN THỂ CỦA LÒNG TRẮC ẨN. Đó có thể là BẢN THỂ CỦA SỰ THÔNG MINH LẠ THƯỜNG không thể tả. Ngài không thể nói mọi thời gian là bây giờ nếu đó không phải là một thực tế. (...).
Tôi thấy rằng nếu hôm này tôi tham lam, hôm nay ganh tị, ngày mai tôi sẽ tiếp tục tham lam và ganh tị, trừ phi có gì đó xảy ra bây giờ. Vậy tôi có thể thay đổi, biến đổi ngay bây giờ?

Có một vận động không thuộc thời gian (tâm lí) xảy ra nếu như có một biến đổi căn cơ. Ngài thấy chứ thưa ngài? Hai triệu rưỡi năm về trước chúng ta là người man rợ, bây giờ chúng ta vẫn man rợ: muốn có quyền lực, địa vị, giết chóc lẫn nhau, ganh tị so sánh, và mọi thứ. Ngài đã đặt ra thách đố cho tôi: mọi thời gian là bây giờ. Tôi không có lối thoát, tôi không có cửa thoát khỏi sự kiện chính yếu này. Tôi tự nói: Trời ơi, nếu bây giờ mình không thay đổi, ngày mai cũng sẽ như vậy. Vậy có thể nào tôi biến đổi ngay bây giờ không? Tôi nói rằng có đấy.

(...) Đừng hỏi cách nào, thưa ngài. Ngay lúc ngài hỏi cách nào, ngài đã ở trong tiến trình thời gian rồi. (...) NGÀI LÀ CÁI NGÀI ĐANG LÀ BÂY GIỜ.
--
(...) Có một trật tự khác thường trong vũ trụ. Lỗ đen là một phần của trật tự đó. Bất cứ khi nào con người bước vào là hắn gây hỗn loạn. Vậy tôi hỏi, có thể nào tôi, với vị thế một con người nhưng đồng thời cũng là toàn thể nhân loại, tạo ra được trật tự trong chính mình trước tiên? TRẬT TỰ NGỤ NGHĨA LÀ VÔ TƯ LỢI”.
------
(Danh nhân giác ngộ Jiddu Krishnamurti - người không theo tôn giáo nào cả, được Liên Hiệp Quốc, được nhiều danh nhân tôn giáo và xã hội tôn vinh.
Trích trong Lời Cuối Bình Yên của nhà biên dịch Mộc Nhiên).
-------------------------

THAM KHẢO THÊM:

* "... Nếu các bạn xem xét kĩ ắt các bạn sẽ thấy rằng, những gì biểu hiện cũng đều có cơ sở từ những khái niệm tinh thần (...).
Khi mình thấy những gì hiện bày trên thế giới, mình hiểu rằng thực ra chẳng phải nguyên do ở hai tiến trình ngoại cảnh và nội tại; mà thuần chỉ có một tiến trình hợp nhất, thuần chỉ có một vận hành toàn thể, tổng hợp: là sự vận hành nội tại thị hiện ra làm ngoại cảnh, rồi ngoại cảnh đối đãi lại với nội tại. (...).

Sau khi nhìn thấy tất cả những gì hiện tiền đây, chẳng phải bằng suy luận, mà bằng nhận thấy thật sự, thì các bạn có thể tự chuyển hoá mình một cách dễ dàng, một cách hoát nhiên như không”.
(Giải thoát tri kiến; dịch giả?; danh nhân giác ngộ Jiddu Krishnamurti).

* “Bất động (vô niệm) chính là toàn thể mọi chuyển động, là bản thể mọi hành động, sinh động mà không hình bóng, tư tưởng; kẻ tạo ra hình bóng thì không có cách nào định lượng được sự bất động đó”.
(Bút hoa-The Krishnamurti’s notebook; dịch giả: Ẩn Hạc).

* “Gọi là Thượng Đế hay Chân Lí đều như nhau. Chân Lí là giải thoát tâm trí khỏi mọi gánh nặng của trí nhớ (mang tính chất tâm lí quy ngã)”.
(Krishnamurti ở Carmel; một phỏng vấn; dịch giả?).

* “Trong các môn tu học của đạo Phật, tập thiền là trước hết. Nếu tâm không an thiền tĩnh lự, hành giả sẽ không biết làm sao để đương đầu với giờ phút nghiêm trọng có thể hiện đến. Muốn tìm hạt châu dưới nước, đừng làm cho nước chao động; sóng nổi lên thì khó mà mò ra hạt châu. Hãy làm cho dòng nước thiền định lắng trong, hạt châu của tâm linh sẽ phát hiện. Vì vậy kinh Viên Giác có nói: “Trí tuệ vô ngại và thanh tịnh do định mà có”; và kinh Pháp Hoa nói: “Ở nơi vắng vẻ tu nhiếp tâm mình, an trụ bất động như núi Tu di”.

Như vậy chúng ta biết rằng con đường chắc chắn sẽ siêu phàm, vượt thánh tất nhờ duyên của định. Và người xưa, ngồi mà đi, đứng mà chết, thảy đều do định lực. Một đời đôn đáo, còn sợ chậm, huống lại chần chờ thì lấy gì mà địch với nghiệp? Người xưa nói: “Nếu không thành đạt sức mạnh của thiền định để đủ sức phá huỷ cõi chết, thì sẽ phải trở lại cõi đời này với đôi mắt mù và với công trình dang dở”.

Các thiện hữu thân mến, xin hãy đọc đi đọc lại những lời này, để rồi (nhờ định lực), lợi mình và lợi người, cùng thành chánh giác”.

(Toạ thiền nghi; tác giả: khuyết danh. Trích trong Thiền luận-quyển trung; D. T. Suzuki; dịch giả: Tuệ Sỹ).

(Sách (Thiền luận II) cũng nhấn mạnh về: “Tồn tâm nhất xứ”, “Nhập lưu vong sở”, “Thiền sư an toạ đối diện với chính mình và thế giới” – trải nghiệm của một thiền sư (có thể là vô danh ẩn sĩ) thật sự có mức độ chứng ngộ chân lí Thiền, không chỉ dừng lại ở giá trị nhân văn tâm linh).

* “Giác ngộ không phải là một công việc riêng tư chẳng can dự gì đến khối lớn cộng đồng; điểm tựa của nó được đặt ngay trong lòng vũ trụ. (…) Cái được gọi là “thiện căn” chỉ có giá chừng nào nó làm lợi ích cho tất cả thế gian. Nếu không thể phụng sự cho toàn thể môi trường gồm những thân thuộc mà mình đứng trong đó – nghĩa là, nếu cái nhìn tâm linh của mình mà không trải ra đến bờ cõi xa xôi nhất thì “thiện đức” của y không phải là “thiện đức” thứ thiệt, và chẳng có cái lối chứa nhóm nào như vậy mà lại có thể làm trỗi dậy ước vọng giác ngộ (tức Bồ-đề tâm)”.
(Thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki) - (Thiền Luận - quyển hạ, luận IV; D.T.Suzuki; dịch giả: Tuệ Sỹ).
---

* (Mời đọc thêm các sưu tầm về minh triết tâm linh-cuộc sống, trong danh mục dưới bài thơ Thay Lời Cảm Tạ Bậc Minh Sư Vĩ Đại - tác giả: Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn).
-----------------------------------------

Ảnh đại diện

Ánh tâm xuân (Tuệ Thiền): "Như là hiền triết... " (tiếp theo)

17.
“Sự sống, về bản chất là ý thức, là vĩnh hằng, và không có đối lập. Không có cái chết, chỉ có những biến dạng của các hình thái sự sống, biểu hiện ý thức thế này hoặc thế khác”.

(Eckhart Tolle, tác giả của The power of now-quyền năng của hiện tại).
***

18.
“Mọi sinh vật được tạo hoá sinh ra không phải một cách tình cờ, mà đều có ý định, có mục đích do “Ý Thức Vũ Trụ”. Ý thức có trước, kế hoạch sáng thế có sau, tất cả đều bắt nguồn từ năng lượng”.

(Đoàn Xuân Mượu-giáo sư tiến sĩ, nguyên là viện trưởng Viện văcxin Quốc gia, viện trưởng Viện Pasteur Đà Lạt...; Dantri com vn).
***

19.
“Con người gồm 7 phần, gồm thể xác, năng lượng, cảm xúc và 4 cơ thể tâm thần; trong đó chỉ có thể xác là hữu hình, được y học chính thống giảng dạy (đây là năng lượng đặc) (...). (...) Khi mất đi thì phần năng lượng đặc mất, các phần năng lượng khác vẫn tồn tại. (...).

(...) Vì vậy về phương diện xã hội, nếu quảng đại quần chúng hiểu biết cơ sở khoa học của sự huyền bí, thì không còn chỗ nương thân cho mê tín dị đoan đang lan tràn rộng rãi như hiện nay”.

(Đoàn Xuân Mượu-nguyên viện trưởng Viện Pasteur Đà Lạt...; Dantri com vn).
--
“Động lực chủ hướng ở chúng sinh chính là cái “tôi” -  là ý chí còn trong trạng thái vô minh. Động lực chủ hướng (ý chí), tri giác, cảm xúc, trường tiềm năng, đó là những thành tố quan trọng của sự sống. Vì chúng tồn tại nên sự sống tồn tại mãi; ở chúng sinh là các hình thể khác nhau của nghiệp - do năng lượng của động lực chủ hướng tạo nên”. (Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn).
***

20.
“Gọi là Thượng Đế hay chân lí đều như nhau. Chân lí là giải thoát tâm trí khỏi mọi gánh nặng của trí nhớ tâm lí”. (Trí nhớ tâm lí tức là cái “tôi”, là thời gian tâm lí).

(Jiddu Krishnamurti; phỏng vấn của Rom Landau. Danh nhân giác ngộ J. Krishnamurti là người không theo tôn giáo nào cả; được Liên Hiệp Quốc, được nhiều danh nhân tôn giáo và xã hội tôn vinh).
--
(Chân lí mà ngài Krishnamurti  nói đến ở đây là chân lí tuyệt đối, là trí tuệ vũ trụ, là tình thương phổ quát của bản thể, là ý thức sáng tạo của tinh thần vô ngã).
***

21.
“Giác động niệm là chấm dứt động niệm, đó mới thực là thiền”.

(Lửa giác ngộ; J. Krishnamurti; Đào Hữu Nghĩa dịch).
--
(Kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ nói rằng: Quán tâm nơi (trên) tâm thì Niết-bàn hiện tiền).
--
(Kinh Viên Giác cũng nói: Tri huyễn tức li (lìa), li huyễn tức giác).
***

22.
"(...) Người ta còn gọi dopamine như một hoóc-môn hạnh phúc, bởi chúng tạo ra động lực phát triển trí não, sự chú ý và thậm chí điều chỉnh chuyển động của cơ thể, (...) tạo ra cảm giác vui vẻ và lạc quan, thúc đẩy hành vi của bạn.(...).
Sản lượng dopamine sẽ tăng đến 64% nếu bạn thực hiện thiền định trong một giờ”.

(Những cách làm tăng hormone dopamine một cách tự nhiên để bạn luôn lạc quan vui vẻ; Kênh 14 vn).
--
(Đọc trong bài “Trầm cảm” ở trang Wikipedia; mục “lối sống” & mục “các biến thể”:
“Trong các nghiên cứu quan sát, việc cai thuốc lá có lợi ích cho trầm cảm tương đương hoặc lớn hơn so với việc dùng thuốc chữa trầm cảm”.
“Các chương trình thực hành tỉnh giác/chánh niệm cũng dường như là đầy hứa hẹn trong giới trẻ”. (Gọi là thiền chánh niệm).
***

23.
“Thiền không còn bị nhìn với sự nghi ngờ, đạo học đã được coi trọng, ngay cả trong cộng đồng khoa học”.

(Đạo của vật lí; Fritjof Capra-giáo sư vật lí ở nhiều đại học danh tiếng Anh, Mĩ; Nguyễn Tường Bách dịch).
***

24.
“Bản ngã (cái “tôi”) - một ảo tưởng - là kết quả của bộ não bị quy định, bị chương trình hoá”.

(Tương lai nhân loại; David Bohm-nhà khoa học, giáo sư tiến sĩ vật lí). (Ngài David Bohm có cuộc đối thoại với ngài Jiddu Krishnamurti trong “Chấm dứt thời gian”-dịch giả: Đào Hữu Nghĩa. (Đọc Lửa Giác Ngộ - Fire in the mind - của Krishnamurti, một tác phẩm rất giá trị về Thiền, tôi chọn bản dịch của Đào Hữu Nghĩa).
--
(Thiền luận (D. T. Suzuki) chỉ ra rằng: Cái “tôi” là ý chí ở trạng thái vô minh, điên đảo, phiền não. Vô minh là bỏ nhà ra đi; giác ngộ chân tâm-vô ngã là trở về).
***

25.
“Các nhà khoa học cũng đang quay lại và hướng sự tập trung vào việc tìm hiểu cách thức suy nghĩ và trạng thái của chúng ta, chúng thực sự ảnh hưởng đến lực từ trường bên trong và xung quanh chúng ta. (...). Khoa học có sự liên kết với bản chất tâm linh của nhân loại sẽ có thể bỏ xa khoa học công nghệ của quá khứ, trong việc đóng góp vào sự phồn vinh của nhân loại”.

(Trí tuệ nổi trội; Karen Nesbitt Shanor-nhà sinh học; Vũ Thị Hồng Việt dịch).
--
(“Hồi hướng công đức cho bao cõi khổ: / Ánh sáng Chân Tâm - năng lượng thiện lành”. Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn; Thivien net - có nhiều sưu tầm về minh triết tâm linh-cuộc sống dưới nhiều bài thơ của tác giả).
***

26.
"(Thầy Đaram nói) Năng lượng linh hồn là năng lượng ở ngoài electron và ngoài proton. Nhưng tâm năng mạnh mẽ vô cùng(...). Tâm ý tiêu cực (xấu ác) có thể thu hút các đối tượng phá phách của vũ trụ, tác động lên thiên nhiên. Bởi vậy, cùng với xung đột và chiến tranh, khá thường xuyên xảy ra động đất, rơi thiên thạch...”.

(Chúng ta thoát thai từ đâu; Erơnơ Munđasép-nhà bác học Nga; Hoàng Giang dịch).
***

27.
“Krishnamurti: (Thế giới) tự nhiên vốn thuộc cái tâm vũ trụ (...).
David Bohm: Bởi vì thức tâm cũng khởi lên từ nền tảng, nên hoạt động (tuệ giác) này ảnh hưởng toàn nhân loại cũng từ nền tảng.
Krishnamurti: Vâng”.

(Chấm dứt thời gian; J. Krishnamurti-danh nhân giác ngộ & D. Bohm-nhà khoa học; Đào Hữu Nghĩa dịch).
***

28.
“Muốn chuyển hoá thế giới, chuyển hoá sự khốn khổ, chiến tranh, nạn thất nghiệp, nạn đói, sự phân chia giai cấp và tất cả sự hỗn loạn khắp nơi, thì chúng ta phải chuyển hoá chính bản thân mình”.

(Tự do đầu tiên và cuối cùng; J. Krishnamurti; Phạm Công Thiện dịch).
***

29.
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình”.

(Đường về minh triết-có bổ sung; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn; Thuvienhoasen org).
--
"Sinh-mệnh-Tuệ-Giác-đại-thừa lắng nghe Tâm Không-nhất thể-hải triều âm-cái đang là". (TT LBB).
***

30.
“Bạn là năng lượng. (...). Suy nghĩ “sinh ra” năng lượng. (...).
Bạn là một thỏi nam châm sống. Bạn hút vào - theo đúng nghĩa đen của từ này - người, vật, ý tưởng và các tình huống có tần số năng lượng rung động và cộng hưởng như của bạn, về phía mình. (...). Nếu chúng ta tập trung chú ý (tập trung tâm ý) vào điều gì đó (tiêu cực xấu ác, hoặc tích cực thiện lành), thì vũ trụ sẽ gửi lại cho chúng ta chính điều đó, nhưng nhiều hơn”.

(Người nam châm - bí mật của luật hấp dẫn; Jack Canfiel & D. D. Watkins; Thu Huyền & Thanh Minh dịch).
***

31.
Tâm tình nghi vấn (nghi tình):

“Đại Ứng quốc sư nói: Chỉ có một câu mà thiền gia nên ra sức công phu và tìm thấy giải đáp chung quyết là “Bổn lai diện mục của ta là gì?”.
(...)
Thiền sư Không Cốc Long nói rằng, thiền giả đừng quên mang vào mình cái tư tưởng này: “Tâm này còn tạo tác khi thân này còn tồn tại trong hiện hữu như huyễn của nó, nhưng nó sẽ an trú nơi đâu khi xác chết này ra tro bụi?”. Để thấy cái Một của vạn pháp rốt ráo ở đâu, người học phải phản quan tự chiếu và đặt nghi tình vào vấn đề để quyết định nơi chốn của nó là đâu.
(...)
Thiền sư Lâm Tế giảng giải: “Chính vì tâm người mãi đuổi tìm mọi vật không biết kềm hãm lại ở đâu, vì vậy tổ sư dạy rằng: các người điên rồ mang đầu đi tìm đầu. Theo lời dạy, các người hãy hồi quang phản chiếu, không tìm cầu đâu khác, các người sẽ thấy ra rằng tâm mình cùng với Phật và Tổ không khác. Đến chỗ vô sự như thế mới gọi là đắc pháp”.

(Thiền luận II; D. T. Suzuki; Tuệ Sỹ dịch).
***

32.
“Tuyên ngôn Venise của UNESCO nói: “Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu. Sự gặp gỡ chắc chắn xảy ra đó sẽ đem lại cho nhân loại một nền văn minh mới”.

(Báo Giác ngộ số 15/1991).
--
“Trí thức đích thực, hiền triết đích thực là những nhân cách có ý thức trách nhiệm, có năng lực phản biện xã hội (phản biện về những vấn đề xã hội-cuộc sống)”. (Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn).
***

33.
“Mặc dù các trường phái đạo học phương Đông khác nhau về nhiều chi tiết, nhưng tất cả đều nhấn mạnh đến tính nhất thể của vũ trụ, đó là điểm trung tâm của mọi giáo pháp. (...) Sự tỉnh giác này - có khi gọi là giác ngộ - không phải chỉ là một tiến trình hiểu biết, mà là một kinh nghiệm tự nếm trải, kinh nghiệm này chiếm toàn bộ thân tâm hành giả và vì thế có tính chất tôn giáo”.

(Đạo của vật lí; Fritjof Capra-giáo sư vật lí ở nhiều đại học danh tiếng Anh, Mĩ; Nguyễn Tường Bách dịch).
***

34.
“Truyền thống đạo học thực ra có mặt trong mọi tôn giáo, và các yếu tố huyền bí cũng có mặt trong các trường phái triết học phương Tây”.

(Đạo của vật lí; Fritjof Capra-giáo sư vật lí; Nguyễn Tường Bách dịch).
***

(Một số sưu tầm trích trong “Những may mắn lớn nhất đời tôi” - Tuệ Thiền Lê Bá Bôn; Daophatngaynay com).
----------------------------------------------------

Ảnh đại diện

Gặp lại vầng trăng (Tuệ Thiền): Một số trích đoạn về khoa học-tâm linh-thiền định (tiếp theo)

PHẦN F.-

“Nếu ngài thấy rằng Ý THỨC CỦA MÌNH ĐƯỢC CHIA SẺ bởi tất cả con người khác sống trên trái đất này, lúc đó toàn bộ cách sống của ngài sẽ đổi khác. (…) MUỐN CHUYỂN HOÁ THẾ GIỚI, chuyển hoá sự khốn khổ, chiến tranh, nạn thất nghiệp, nạn đói, sự phân chia giai cấp và tất cả sự hỗn loạn khắp nơi thì chúng ta phải CHUYỂN HOÁ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH”.
(Danh nhân giác ngộ Jiddu Krishnamurti, người không theo tôn giáo nào cả, được Liên Hiệp Quốc tôn vinh) – (Tự Do Đầu Tiên Và Cuối Cùng; Jiddu Krishnamurti; Phạm Công Thiện dịch).
***

“Có một ví dụ khác về khoa học là hiện tượng rối lượng tử (Quantum Entanglement). Đây là một hiệu ứng trong vật lý lượng tử mà hai hạt vật chất ở cách xa nhau nhưng có một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Trạng thái của một hạt vật chất sẽ có ảnh hưởng ngay lập tức tới trạng thái của hạt kia thông qua hiện tượng liên đới lượng tử này. Trong tôn giáo, đây là một niềm tin đã được biết đến từ rất lâu: Một chiếc lá rung có thể lay động đến một ngôi sao, hay một LỜI NGUYỆN CẦU có thể vọng vang đến hàng ngàn ngôi sao trong vũ trụ.”
(Tôn giáo và khoa học đều cần thiết trong cuộc sống; giáo sư tiến sĩ Vinh Q. Nguyen, Đại học Coe College, bang Iowa, Mỹ; https //tiasang com vn).
***

"BẢN NGÃ (cái “tôi”) - một ảo tưởng - là kết quả của bộ não bị quy định, bị chương trình hoá.
(…) Việc nghiên cứu về bộ não và hệ thần kinh đã xác minh cho lời tuyên bố của J. Krishnamurti rằng, cái nhìn sâu sắc có thể thay đổi tế bào não”. (Tương lai nhân loại; nhà vật lí D. Bohm). (Vì thế Krishnamurti thường nhắc nhở về sự quán tâm tự tri trong thiền).
***

"Cùng với sự GIÁC NGỘ và NIẾT BÀN trong thế mật thiết liên hệ đến thể tánh Phật, còn có một khái niệm khác, dầu không trực tiếp gắn liền đến nhân cách của Phật, nhưng ý nghĩa thì trọng đại vô cùng đối với sự hưng khởi của Phật giáo. Khái niệm ấy, trong lịch sử chính thống của Phật giáo, hiển nhiên từng tác động hữu hiệu nhất song song với giáo lý Giác ngộ và Niết bàn. Tôi muốn nói đến giáo lý VÔ NGÃ - a atman - giáo lý phủ nhận thực thể của CÁI TÔI trong sinh hoạt tâm linh của chúng ta. Trong khi quan niệm thần ngã chế ngự tâm thức dân Ấn, thật không có lời tuyên bố nào táo bạo hơn khi Phật dạy rằng cái tôi là nguồn gốc của vô minh và sinh tử luân hồi. Tựu trung, khám phá lý DUYÊN SANH, pratitya samutpada- (thường được coi là cơ bản của pháp Phật), tức phát giác ra tên mưu sĩ xảo quyệt hoạt động bên sau tất cả nỗi ưu tư của tâm thần ta".
(Trích trong Thiền Luận-quyển thượng; D. T. Suzuki; Trúc Thiên dịch).
***

“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.

“Tự tri” là quán chiếu tâm thức, là biết rõ tâm trí. “Tỉnh thức” là tâm không vọng tưởng. “Vô ngã” là tâm thái hoà bình, an lạc, yêu thương, thiện ích, tự do tự tại, diệu dụng, bất sinh bất diệt, tịch tri, tịch chiếu.

Viên mãn “TỰ TRI-TỈNH THỨC-VÔ NGÔ rất khó, nhưng chỉ có hướng đến đó mới xây dựng được mẫu số chung cho nhân cách, cho ý nghĩa cuộc sống. Chỉ có hướng đến đó mới tạo nên tiếng nói chung cho hoà bình, công bằng, nhân ái - thật sự biết tôn trọng nhau giữa người với người.

“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình”.

(Trích trong Đường Về Minh Triết; Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn; NXB Văn Nghệ, 2007; Thivien net-có phần “thảo luận” dưới một số bài thơ của tác giả).
***

(Để rõ hơn về tình trạng vô minh của trí não, xin nêu một phát biểu trong Vật Lí Lượng Tử Và Ý Thức (tác phẩm Trí Tuệ Nổi Trội). Phát biểu của ngài Deepak Chopra, tiến sĩ y khoa, từng giảng dạy ở Đại học Boston (Mĩ):

“(...) Một số nhà tâm lí học đã có thuật ngữ rất thú vị về hiện tượng này - họ gọi nó là “sự cam kết nhận thức sớm”. Sớm là vì chúng ta tiến hành việc này ngay từ giai đoạn đầu cuộc sống của chúng. Nhận thức là vì nó ảnh hưởng đến sự phân tách hệ thần kinh mà chúng ta nhận ra hay nhận biết về thế giới. Và sự cam kết là vì nó cam kết với chúng ta một thực tế nhất định.

Một số nhà khoa học có thể nói với bạn rằng ngay lúc này hệ thần kinh bạn đang sử dụng sẽ tiếp nhận dưới một phần tỉ của các tác nhân kích thích hiện hữu. Các tác nhân kích thích mà hệ thần kinh của bạn tiếp nhận được là những tác nhân tăng cường sự vận động, ý tưởng, cách hiểu của bạn về những gì mà bạn nghĩ là tồn tại ngoài kia. Nếu bạn đã có cam kết với thực tế thì những thứ mà tồn tại bên ngoài khung cam kết sẽ bị hệ thần kinh của bạn loại ra, hệ thần kinh mà bạn sử dụng để tạo ra sự quan sát. Tuỳ thuộc vào loại cơ quan thụ cảm mà bạn có, tuỳ thuộc vào loại hình các sự quan sát mà bạn muốn tạo ra và các câu hỏi mà bạn tự hỏi khi bạn tạo ra những quan sát này, tuỳ thuộc vào tất cả những điều đó, bạn tiếp nhận một phần giới hạn nhất định của thực tế.

Rốt cục, hệ thần kinh của con người chỉ có thể tiếp nhận bước sóng ánh sáng từ 400 đến 750 nanomet. Và nếu chúng ta ngẫu nhiên đồng ý với các quan sát từ các giác quan của chúng ta và sự lí giải cho những quan sát này, thì chúng ta đã tạo ra một khuôn khổ cho những lí giải mà chúng ta thống nhất.

Chúng tôi gọi phương pháp này là “khoa học”. Chúng tôi thường coi khoa học như là một phương pháp khám phá sự thật khi mà trên thực tế, khoa học - như cách nó được kết cấu và hoạt động cho đến nay - thực sự cũng chẳng phải là một phương pháp để khám phá sự thật. Nói đúng hơn, nó là một phương pháp khám phá khung khái niệm hiện tại của chúng ta về những gì chúng ta cho là sự thật. (…)”.
***

“(…) Kết luận được rút ra từ thí nghiệm này là hết sức đặc biệt: con lắc Foucault điều chỉnh hành trạng của nó không phải theo môi trường tại chỗ của nó, mà là theo các thiên hà xa xôi nhất, nghĩa là theo toàn vũ trụ, bởi vì hầu hết khối lượng nhìn thấy của vũ trụ không phải nằm trong các ngôi sao ở gần mà trong các thiên hà xa xôi. Nói cách khác, cái được chuẩn bị xảy ra ở Trái đất đã được quyết định trong khoảng vô tận của vũ trụ, nghĩa là cái đang xảy ra trên hành tinh nhỏ bé của chúng ta phụ thuộc vào tổng thể các cấu trúc của vũ trụ.
(...)
Cũng giống như thí nghiệm EPR đã xác lập điều đó đối với thế giới nội nguyên tử, thí nghiệm con lắc Foucault buộc chúng ta phải chấp nhận rằng trong thế giới vĩ mô có tồn tại một mối tương tác có bản chất hoàn toàn khác với những tương tác mà vật lí hiện nay đã mô tả; tương tác này không làm xuất hiện lực và cũng như không có sự trao đổi năng lượng, nhưng nó gắn kết toàn bộ vũ trụ với nhau. MỖI BỘ PHẬN ĐỀU MANG TRONG NÓ TÍNH TỔNG THỂ và mỗi một bộ phận đều phụ thuộc vào những bộ phận còn lại.

(…) Sự phụ thuộc lẫn nhau của các hiện tượng = trách nhiệm toàn vũ trụ. Một phương trình thật cân bằng.
(…) William Blake đã diễn tả một cách hoàn hảo tính tổng thể của vũ trụ bằng các câu thơ sau:
“Trong hạt cát ta thấy cả vũ trụ
Trong đoá hoa dại ta thấy cả thiên đường
Nắm cái vô hạn trong lòng bàn tay
Và sự vĩnh hằng trong khoảnh khắc”.
(Trịnh Xuân Thuận-nhà vật lí thiên văn. “Cái vô hạn trong lòng bàn tay”; đồng tác giả: Mathieu Ricard; Phạm Văn Thiều & Ngô Vũ dịch).
***

“NGỘ là một hình thái của tri giác, một thứ TRI GIÁC NỘI TẠI, PHÁT HIỆN TRONG PHẦN SÂU THẲM NHẤT CỦA Ý THỨC. Đó là ý nghĩa của đặc tính TỰ TRI; tức là SỰ THỰC TỐI HẬU. Cho nên người ta thường bảo rằng Thiền giống như uống nước, nóng hay lạnh tự người uống biết lấy”. (Thiền sư cư sĩ Daisetz Teitaro Suzuki. Thiền Luận - quyển trung, luận I; dịch giả: Tuệ Sỹ).
***

(Trích trong Đạo Của Vật Lí (Fritjof Capra; giáo sư vật lí ở các đại học danh tiếng Anh, Mĩ; dịch giả: Nguyễn Tường Bách; nxb Trẻ, 1999):

“Các đóng góp của Heisenberg (Nobel vật lí 1932) trong thuyết lượng tử mà tôi sẽ nói đến nhiều trong tác phẩm này, sẽ cho thấy rõ là ý niệm cổ điển về tính khách quan trong khoa học sẽ không còn được duy trì lâu hơn nữa, và vì thế mà vật lí hiện đại cũng đang xét lại huyền thoại của một nền khoa học siêu giá trị.

(…) Từ cái nhìn này, mối liên hệ giữa vật lí và đạo học không những rất thú vị mà còn hết sức quan trọng. Nó chỉ ra rằng, kết quả của nền vật lí hiện đại đã mở ra hai con đường khác nhau để nhà khoa học đi theo. Chúng có thể đưa ta - dùng những từ cực đoan - đến với đức Phật hay trái bom, và điều này đặt ra cho mỗi nhà khoa học quyết định chọn lấy con đường.

(…) Hơn thế nữa, bây giờ tôi thấy có cơ sở vững hơn nhiều với những luận điểm của mình, vì sự song hành giữa đạo học phương Đông không những chỉ xuất hiện trong vật lí mà cả trong sinh học, tâm lí học và các ngành khoa học khác.

(…) Đối với tôi lúc nào cũng rõ, và tôi đã nói trong Đạo Của Vật Lí, rằng sự tương đồng theo cách tôi thấy giữa vật lí và đạo học phương Đông cũng có thể rút ra từ các truyền thống đạo học phương Tây”).
***

Phát biểu của giáo sư viện sĩ Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng Viện Vật lý, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người về Khoa học và Tâm linh:

“Tạo hoá đã ban cho vũ trụ chúng ta các dạng tương tác một cách tối ưu bao gồm tương tác mạnh, tương tác yếu, tương tác điện từ và tương tác hấρ dẫn. Đó là các loại tương tác cơ bản nhất tạo nên bức tranh của cả vũ trụ chúng ta.

Bất kỳ một loại tương tác nào, một hiện tượng nào dù ρhức tạp đến mấy, từ vi mô đến vĩ mô cũng đều bắt nguồn từ các loại tương tác đó. Một hướng nghiên cứu có tính thời sự nhất hiện nay là xây dựng Lí thuyết thống nhất, tức là tìm một cơ cấu thiết kế chung gắn kết các loại tương tác với nhau trên cùng một nền tảng, và phương hướng được xem là có nhiều triển vọng nhất để xâу dựng Lí thuyết thống nhất nói trên chính là Lí thuуết Dây.

Điều đặc biệt là trong lí thuуết Dây nhất thiết phải có các trường “Vong”. Các trường “Vong” này giữ vai trò then chốt trong cơ cấu của lí thuуết, chi phối các cơ chế tương tác nhưng không hề xuất hiện một cách tường minh trong thực tế.”

(http //kienthuckhoahoc org/kham-pha-kh/khoa-hoc-ly-giai-tam-linh-nhu-the-nao-ni3?fbclid=IwAR1wyGrtmvy6ibMEFTbevKBrz37uZCBiOdZXu8imBqeLQ6S3NTPl9vmy7L0).

(Trường “vong” còn được gọi là hồn hay linh hồn; một số nhà khoa học gọi là “trường ý thức”).
***

“Tâm linh là gì?
Dù có ý thức rõ ràng hay không, chúng ta đều hiểu “tâm” như nguồn gốc phát sinh, như người đạo diễn ẩn diện (ẩn mặt), như nguyên lý động lực học của tư duy, tình cảm, ý chí, ham muốn… (tóm lại) của mọi hoạt động hay đời sống tinh thần. (…).
“Linh” hay linh thiêng là tác dụng hay hiệu lực “vật chất” lên cuộc sống của con người hay tồn tại của vật thể. (…).
Tâm Linh là cái Tâm phiếm hình nhưng lại có hiệu ứng Linh. Như vậy trong tiếng Việt ta xưa nay vẫn có một từ hoàn toàn tương ứng với cả nội hàm, cả ngoại diên của tâm linh, đó là “thần”. (…) “Thần” ứng dụng cả cho người, cả cho vật, cả lúc sống, cả lúc chết (…).

(…) Nhiều danh nhân thuộc đủ bộ môn học thuật đã nhìn ra cái bi kịch của nhân loại thế kỉ XX, và nguyên nhân của nó lại đang được kéo dài sang thế kỉ XXI, và đã mường tượng, đã tìm ra, đã khẳng định lối thoát ra khỏi cơn khủng hoảng toàn cầu, sinh lộ cho tồn vong nhân loại. Hãy nhớ lại câu nói: “Khoa học của thế kỷ XXI phải là KHOA HỌC TÂM LINH, nếu không sẽ không làm gì còn khoa học nữa” (André Malraux).”
(Tinh Tiến; Vấn đề tiềm năng con người; Chungta com).
***

E.Mun-đa-sep (Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu”) viết: “Thế giới vi tế tức thế giới năng lượng tâm thần (thế giới tần số siêu cao) phải có sự chuyển đổi qua lại, và có mối quan hệ tương hỗ với thế giới vật thể theo kiểu năng lượng sóng chuyển sang dạng vật chất và ngược lại. Nói một cách khác, phải có vật chất hoá ý nghĩ và phi vật chất hoá vật thể thành ý nghĩ. Các nhà vật lí thường nhấn mạnh ý nghĩ có tính vật chất, và hình như điều đó đúng.” (...).

Ông viết tiếp: “Trước mắt, nền văn minh của chúng ta còn chưa biết sử dụng năng lượng vũ trụ. Mà năng lượng đó lại rất to lớn. Một số nhà vật lí học hiện đại cho rằng, một mét khối Tuyệt đối có tiềm lực năng lượng bằng công suất 40.000 tỉ quả bom hạt nhân.(…) Mà chỉ có con người mới nắm được năng lượng này, bởi con người chính là tiểu vũ trụ của đại vũ trụ. (…) Để nắm được năng lượng vũ trụ, người Lê-mu-ri đã sử dụng các phương pháp vốn có ở Cõi kia. Cơ sở của các phương pháp đó (thời nay nghe thật lạ tai) là các khái niệm giản đơn: “THIỆN” và “YÊU THƯƠNG”.
***

“Trên phương diện thực hành tâm linh, niềm tin vào Thượng Đế, đối với một số người, có thể tạo ra một số tình cảm thân thiện với người sáng tạo ra chúng ta và kích thích chúng ta nuôi dưỡng tình yêu và lòng vị tha, để thể hiện lòng biết ơn của mình và để tham gia vào tình yêu của Thượng Đế đối với mọi chúng sinh. Theo một số người khác, sự hiểu biết sâu sắc về sự phụ thuộc lẫn nhau và về các quy luật nhân quả, cũng như mong muốn đạt đến Giác ngộ để có thể giúp đỡ người khác hiệu quả hơn, là những nguồn cảm hứng mạnh mẽ để phát triển tình yêu và lòng trắc ẩn.”
(Mathieu Ricard - tiến sĩ sinh học, tu sĩ Phật giáo. “Cái vô hạn trong lòng bàn tay”; đồng tác giả: Trịnh Xuân Thuận; dịch giả: Phạm Văn Thiều, Ngô Vũ).
***

“Thiền, cốt yếu nhất là nghệ thuật KIẾN CHIẾU VÀO THỂ TÁNH của chúng ta; nó chỉ con đường từ triền phược đến giải thoát. (…) Bấy giờ, ta nhận ra ý nghĩa cuộc sống, ta biết rằng đó không phải là một nỗ lực mù quáng, mà cũng không phải là trường thao diễn những bạo lực vô tri; nhưng dầu không thấu hiểu được những ý nghĩa tối hậu của kiếp người, VẪN CÓ CÁI GÌ ĐÓ khiến ta vui không cùng để mà sống, và qua mọi cuộc thăng trầm ta vẫn thảnh thơi mà an thân lập mệnh, không thắc mắc, không hoài nghi, không bi quan yếm thế”.
(Thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki) - (Thiền Luận - quyển thượng, luận I; D.T.Suzuki; dịch giả: Trúc Thiên).
***

"(...) Tâm không sao bước vào một CHIỀU KHÔNG GIAN hoàn toàn mới khác nếu còn có bóng đen của kỉ niệm (mang tính tâm lí-cái “tôi”). Bởi “cái kia” vốn phi thời gian. Cái chiều không gian kia vốn vĩnh hằng, và tâm trí muốn thâm nhập vào đó phải không có yếu tố thời gian (tâm lí). Tôi nghĩ điều này hợp lẽ và hợp logic.”
(Lửa giác ngộ; J. Krishnamurti; Đào Hữu Nghĩa dịch).
***,

“Một ngày nào đó của thiên niên kỉ thứ 3, con người sẽ hỏi đâu là sự khám phá quan trọng nhất của thế kỉ 20 đối với nền văn minh Tây phương, khi ấy câu trả lời không phải là sự khám phá ra năng lượng nguyên tử, cũng không phải là sự khám phá ra những vũ trụ song đối, mà chính là sự khám phá về trạng thái tự do tối thượng của BẢN THỂ con người”. (Question de Albin Michel số 77/1989; Nguyễn Thế Đăng dịch).
------------------------------

* (Mời đọc thêm các phần “thảo luận” được giới thiệu dưới bài Thay Lời Cảm Tạ Bậc Minh Sư Vĩ Đại (Tuệ Thiền) trong Thi Viện).
* (Mời đọc thêm SỰ SỐNG SAU CÁI CHẾT-GÁNH NẶNG CHỨNG MINH ở dưới)
----------------------------------------------

Ảnh đại diện

Gặp lại vầng trăng (Tuệ Thiền): Một số trích đoạn về khoa học-tâm linh-thiền định (tiếp theo)

PHẦN E.-

(Trích trong: Sự Sống Sau Cái Chết-gánh nặng chứng minh; tiến sĩ y học-nhà nghiên cứu tâm linh Deepak Chopra; dịch giả Trần Quang Hưng):

“Các bình diện tồn tại khác nhau tương ứng với các tần số ý thức khác nhau. Thế giới vật chất chỉ là biểu hiện của một tần số nhất định. (Vài chục năm sau tôi mê mẩn khi được biết các nhà vật lí cho rằng có một âm thanh nền của vũ trụ, rất đặc biệt, kêu như nốt nhạc Si giáng, mặc dù nó rung ở tần số thấp hơn mức tai người nghe được hàng triệu lần).

(…) Yoga sử dụng các khoảng thời gian kéo dài trong trạng thái tĩnh lặng sâu sắc (định-samadhi) để đưa các rung động phúc lạc vi diệu lên bề mặt của tâm trí, khiến người ta lĩnh hội được âm “o o” của vũ trụ hiện diện trong mọi thể nghiệm”.
***

“Đồng hoá với tâm trí mình, bạn sẽ bị nhốt vào chiếc cũi thời gian, nghĩa là bị cưỡng bách phải sống chỉ bằng kí ức và dự tưởng. (…) Hiện tại vĩnh hằng là không gian để toàn bộ cuộc sống của bạn mở ra, là yếu tố duy nhất luôn thường hằng. Cuộc sống là ngay bây giờ. (…) Nó là điểm duy nhất để bạn bước vào lãnh địa phi thời gian và vô tướng của Bản thể hiện tiền”. (Eckhart Tolle - nhà đạo học).
***

“Bất kể chuyện gì xảy ra lúc chết, tôi tin rằng nó xứng đáng được gọi là phép mầu, mà phép mầu, trớ trêu thay, chính là ở chỗ chúng ta không chết. Sự dừng lại của cơ thể là ảo ảnh, và giống như nhà ảo thuật vén lên một bức màn, linh hồn khám phá ra điều gì nằm ở bên kia”. (D. Chopra).
***

(Đọc trong Chấm Dứt Thời Gian, một đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và nhà khoa học David Bohm. Bản dịch của dịch giả Đào Hữu Nghĩa)):

David Bohm: Phải ông nói rằng NỘI DUNG TÂM LÍ NÀY LÀ MỘT CẤU TRÚC VẬT LÍ nào đó nằm trong não? Nhằm mục đích để cho nội dung tâm lí này tồn tại, não qua bao nhiêu năm đã thực hiện thật nhiều NHỮNG KẾT NỐI CỦA TẾ BÀO NÃO hầu cấu tạo nội dung này?
Krishnamurti: Chính xác, chính xác.
David Bohm: Và rồi một ánh chớp của TUỆ GIÁC (tri giác thuần khiết, trực tiếp) SOI THẤY tất cả mọi điều ấy, và tất cả không còn cần thiết nữa. Do đó, tất cả mọi điều ấy bắt đầu tan biến. Và khi đã TAN BIẾN thì không còn có nội dung (tâm lí) nữa. Bấy giờ, bất cứ não làm việc gì cũng đều khác hết.

Krishnamurti: Hãy đi xa hơn. Bấy giờ, có sự trống không hoàn toàn.
David Bohm: Đúng. Trống không nội dung. Nhưng khi ông nói trống không hoàn toàn, phải ý ông muốn nói trống không tất cả NỘI DUNG TÂM LÍ (vị ngã-cái “tôi”) này?
Krishnamurti: Đúng thế. Và sự trống không đó có một năng lượng khủng khiếp. CÁI KHÔNG ĐÓ LÀ NĂNG LƯỢNG”.
(…)
“Có nghĩa rằng THƯỢNG ĐẾ (Trí tuệ vũ trụ) chỉ hoạt động nếu NÃO TỊCH LẶNG, nếu não không còn mắc kẹt trong thời gian (thời gian tâm lí-tức là cái Tôi tâm lí)”.
***

LỜI “TRỰC CHỈ NHÂN TÂM” (“QUÁN TÂM NƠI TÂM”) CỦA NGÀI JIDDU KRISHNAMURTI:

"(...) Ngài có thấy sự kiện thực tế đó, không phải ý tưởng mà cái thực tế là: ngài chính là tính nết của ngài, cơn giận của ngài, lòng ganh tị của ngài, sự ghen tuông của ngài, lòng hận thù của ngài, sự bất an của ngài, sự bấn loạn của ngài... - rằng ngài là thế đó? Đừng chỉ biết nó bằng lời hay đồng ý miệng - vì như vậy chúng ta sẽ không hiểu nhau - MÀ THỰC SỰ THẤY SỰ KIỆN NÀY VÀ TRỤ LẠI VỚI NÓ. Được không? Khi ngài trụ lại với nó, như thế ngụ nghĩa gì? CHÚ TÂM - đúng không? Không có động thái nào trốn khỏi nó. Chỉ trụ lại với nó. (...). Lúc đó không có xung đột, lúc đó ngài phá vỡ được lối mòn của trí não. (...) Ngay lúc mình nhìn thấy được sự kiện này thì MỌI VIỆC SẼ HOÀN TOÀN KHÁC HẲN. (...).

(...) Có điều gì lạ thường hiện hữu ở đây rồi, mà vì nó - nếu như nó hiện hữu - mình phải HIẾN CẢ TÂM TRÍ, CẢ TẤM LÒNG để gìn giữ. Ngài có thấy vậy không thưa ngài?
(...) Tôi đang hỏi, Panditji, liệu có điều gì đó trường tồn, không bị bó buộc bởi thời gian, sự tiến hoá và các thứ. Nó phải hết sức linh thiêng. Và nếu nó hiện hữu, mình phải dâng hiến cả đời mình cho nó - không phải bằng học thuyết hay tri thức, mà bằng sức truyền cảm của nó, chiều sâu của nó, vẻ đẹp của nó, sức mạnh vô song của nó. (...).

(...) Ngài chưa từng NƯƠNG VÀO CÁI TOÀN THỂ, TUÂN THEO CÁI ĐANG LÀ. (...) Chúng ta chưa hề trụ ở đó. Chúng ta luôn luôn di chuyển, dịch chuyển. Đúng không? Tôi là thế này, tôi sẽ là thế kia - đó là sự lánh xa khỏi cái đang là.

(...) Mọi thời gian nằm trong cái bây giờ, ngay phút giây này. Đây thực sự là điều phi thường nhất: nhìn ra rằng tương lai, quá khứ là cái bây giờ. Đó có phải là một sự kiện, không phải ý tưởng về sự kiện? (...).
Đó có thể là điều phi thường nhất, nếu ngài tìm hiểu sâu vào. Đó có thể là BẢN THỂ CỦA LÒNG TRẮC ẨN. Đó có thể là BẢN THỂ CỦA SỰ THÔNG MINH LẠ THƯỜNG không thể tả. Ngài không thể nói mọi thời gian là bây giờ nếu đó không phải là một thực tế. (...).
Tôi thấy rằng nếu hôm này tôi tham lam, hôm nay ganh tị, ngày mai tôi sẽ tiếp tục tham lam và ganh tị, trừ phi có gì đó xảy ra bây giờ. Vậy tôi có thể thay đổi, biến đổi ngay bây giờ?

Có một vận động không thuộc thời gian (tâm lí) xảy ra nếu như có một biến đổi căn cơ. Ngài thấy chứ thưa ngài? Hai triệu rưỡi năm về trước chúng ta là người man rợ, bây giờ chúng ta vẫn man rợ: muốn có quyền lực, địa vị, giết chóc lẫn nhau, ganh tị so sánh, và mọi thứ. Ngài đã đặt ra thách đố cho tôi: mọi thời gian là bây giờ. Tôi không có lối thoát, tôi không có cửa thoát khỏi sự kiện chính yếu này. Tôi tự nói: Trời ơi, nếu bây giờ mình không thay đổi, ngày mai cũng sẽ như vậy. Vậy có thể nào tôi biến đổi ngay bây giờ không? Tôi nói rằng có đấy.

(...) Đừng hỏi cách nào, thưa ngài. Ngay lúc ngài hỏi cách nào, ngài đã ở trong tiến trình thời gian rồi. (...) NGÀI LÀ CÁI NGÀI ĐANG LÀ BÂY GIỜ.

(...) Có một trật tự khác thường trong vũ trụ. Lỗ đen là một phần của trật tự đó. Bất cứ khi nào con người bước vào là hắn gây hỗn loạn. Vậy tôi hỏi, có thể nào tôi, với vị thế một con người nhưng đồng thời cũng là toàn thể nhân loại, tạo ra được trật tự trong chính mình trước tiên? TRẬT TỰ NGỤ NGHĨA LÀ VÔ TƯ LỢI”.

(Danh nhân giác ngộ Jiddu Krishnamurti - người không theo tôn giáo nào cả, được Liên Hiệp Quốc, được nhiều danh nhân tôn giáo và xã hội tôn vinh.
Trích trong Lời Cuối Bình Yên của nhà biên dịch Mộc Nhiên).
***

“Chân Lí ở trong cái đang là. Đó là vẻ đẹp của Chân Lí”. (Jiddu Krishnamurti).
***

“Thấy và nghe tách biệt hay chỉ là một? (...) ví dụ câu hỏi này (...). Vấn đề là, liệu bạn có thể thấy, tức là, tri giác và nghe câu hỏi cùng một lúc không? (..). Tự thân thấy nghe là thiền. (..).
Chắc bạn thấy, quan sát không chỉ bằng giác quan mà trong sự quan sát còn có lòng từ, còn có tình thương. (...).
Trong não có sự hoạt động hỗn loạn và mâu thuẫn lớn lao. Tình yêu, lòng từ không phải thế. Cho nên dứt khoát phải có một cái gì đó BÊN NGOÀI NÃO.
(...) Liệu não - tôi xin hỏi - có thể nào tịch lặng để cho cái động của niệm, cái động của tư tưởng hoàn toàn chấm dứt ngay trong phút giây hay khoảnh khắc đó không? Hay não cứ làm xàm mãi?”

(Lửa giác ngộ; J. Krishnamurti; Đào Hữu Nghĩa dịch).
---

(Mời đọc phần dưới)

Trang trong tổng số 14 trang (131 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: