Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [49] [50] [51] [52] [53] [54] [55] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Cám ơn

Hôm nay được em chúc kiểu Tây
Tháng hơn được chúc lối Tầu đây
Ngày vui cũng phải đi vay mượn
Bố mẹ Rồng Tiên chẳng chọn ngày !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Lai lịch kẹo Cu Đơ

Giữa là mật trộn lạc
Hai bên kẹp bánh đa
Thằng cu đi bán dạo
Cho những người lại qua

Tên Pháp vời bé lại
Ê Toi ! Moi mua... đơ (1)
Bánh cu đơ từ đó
Có tên gọi đến giờ

Kẻ mua, bán đều chết
Quân cướp nước không còn
Một cái tên dân dã
Cùng thời gian trường tồn .

    Hương Sơn-Hà Tĩnh
           26/11/2010

(1)  Thằng Pháp gọi bé đến để mua cái bánh kẹp 2 bánh đa 2 bên.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Biển hiệu

Biển hiệu ở Lào, Thái
Thuần chữ của nước mình
Không như ở xứ Việt
Chèn Tây Tầu  cho…kinh

Thế nào là yêu nước
Thế nào là văn minh
Đâu tự tôn dân tộc
Đâu vọng ngoại bằng mình ?

        Lào 30/11/2010
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Thái Thanh Tâm đã viết:
Lai lịch kẹo Cu Đơ

Giữa là mật trộn lạc
Hai bên kẹp bánh đa
Thằng cu đi bán dạo
Cho những người lại qua

Tên Pháp vời bé lại
Ê Toi ! Moi mua... đơ (1)
Bánh cu đơ từ đó
Có tên gọi đến giờ

Kẻ mua, bán đều chết
Quân cướp nước không còn
Một cái tên dân dã
Cùng thời gian trường tồn .

    Hương Sơn-Hà Tĩnh
           26/11/2010

(1)  Thằng Pháp gọi bé đến để mua cái bánh kẹp 2 bánh đa 2 bên.
Kẹo Cu Đơ có nguồn gốc từ xóm Thịnh Bình, xã Sơn Thịnh (Thịnh Xá cũ), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh do gia đình ông Chắt Vy (ông Cu Hai) nấu. Ông bà Chắt Vy nay đã mất, ông bà có một người con gái và hai người con trai. Ông bà Chắt Vy truyền nghề nấu kẹo cho người con gái đầu tên là Cầm. Bà Cầm sau đó vào ở cùng con trai tên là Sơn trong Đà Nẵng.

Mật mía được bỏ vào chảo ( chuyên dùng), sau khi đun sôi chảy, cần thêm một số phụ gia như gừng, bột mạch nha để bánh được mềm hơn sau khi tráng và một nguyên liệu rất quan trong đó là lạc nhân ( đậu phộng hạt). Lạc được bỏ vào chảo mật đang sôi, với nhiệt độ nhất định, lạc sẽ giòn tan và rất thơm trong miếng bánh cu đơ. Sau khi mọi thứ đã vừa độ, người làm bành sẽ dùng những miếng bánh tráng cắt sẵn theo hình tròn, đổ hỗn hợp kẹo lên và ốp hai mẩu bánh tráng lại với nhau. Sau khi đã hoàn thành công đoạn chế biến cu đơ, người ta thường xếp chồng lên nhau khoảng 5 đến 10 cặp bánh gói vào giấy báo và đựng vào túi nilon để bánh được giòn lâu và không bị ẩm.

Kẹo Cu Đơ được nấu từ lạc và mật mía, lúc đầu mật được bỏ vào chảo đun sôi chảy ra thành khuôn và thêm một số phụ gia như gừng, bột mạch nha và lạc vừng(đậu phộng). Sau đó tất cả được đổ ra bánh đa nướng (bánh tráng) và ốp hai mẩu bánh tráng lại với nhau thay cho miếng giấy lót dưới kẹo lạc mà mỗi lần ăn phải bóc bằng tay, vừa sạch sẽ, lại đỡ mất công bóc giấy mà ăn vẫn giòn, ngon, hợp khẩu vị. Một loại nấu non (mềm hơn), múc vào bát con (đọi) và dùng thìa để xúc ăn gọi là "kẹo đọi", chủ yếu bán tại nhà. Loại kẹo này thường được thưởng thức cùng với nước chè xanh.

Giai thoại về cái tên "kẹo Cu Đơ" được truyền miệng đến nay. Hồi trước có trường Thiếu sinh quân ở xã Sơn Hòa, cách nhà ông Chắt Vy (ông Cu Hai) khoảng 2 km, học sinh thường rủ nhau ra nhà ông Cu Hai ăn kẹo lạc. "Hai" trong tiếng Pháp (deux) đọc là "Đơ", nên sau đó quen gọi chệch đi từ "kẹo ông Cu Hai" thành "Kẹo Cu Đơ".

Đến nay, rất nhiều nơi ở trong vùng Nghệ Tĩnh sản xuất loại kẹo này, nhưng kẹo của cơ sở sản xuất của người cháu ông Cu Đơ tại xóm Thịnh Lộc, xã Sơn Thịnh được coi là ngon và mang tính đặc trưng hơn cả.
St
Ước gì em được bác Thái Thanh Tâm viết một bài thơ về lai lịch của cái gọi là THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Bá Chiểu

@ Thái Thanh Tâm
@ Hà Anh
Chiểu có kỷ niệm vui về kẹo cu đơ xin kể (nhưng nếu thô quá thì nói để Chiểu delete nhé)
Hôm ở ga Vinh, có cô bán kẹo cu đơ vui tính lắm mời Chiểu và Thịnh- anh bạn chủ café Phố Đỏ ở Vinh:
- Hai anh mua kẹo đi để ngấm bài thơ đẹp về kẹo cu đơ trên cả mức tuyệt vời.
- Thơ gì? Chiểu hỏi với sự háo hức của người yêu thơ đến mức đi đến tận cùng với thơ. Cô bán kẹo nói- Anh ni người Vinh sẽ đọc cho anh biết
Nhưng khổ, Thịnh nói là người Vinh nhưng sống nhiều năm quá ở Hà Nội nên lớ ngớ.
Về đến café Phố Đỏ vừa uống café vừa ăn kẹo mà Thinh nghĩ mãi chưa ra.
Cô nhân viên của Thịnh nói- Hai anh bị lừa rồi, câu thơ ấy kinh lắm, không đọc được đâu
Thịnh với tư cách ông chủ khuyến khích cứ đọc đi em ơi, đọc đi anh ghi thêm điểm tăng lương cho em.
Rào trước đón sau mãi cô ta mới chịu đọc một áng thơ về kẹo cu đơ hay nhất mọi thời đại:

Chưa ăn chưa biết cu đơ
Ăn rồi mới biết nó đờ cu ra!

Một bữa cười vui vẻ, không chỉ cho bàn Chiểu với Thịnh mà với nhiều bàn xung quanh.
Em xinh thế như không là sự thật
Cho anh tin Hà Nội chính thiên đường
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

haanh8354 đã viết:
Thái Thanh Tâm đã viết:
Lai lịch kẹo Cu Đơ

Giữa là mật trộn lạc
Hai bên kẹp bánh đa
Thằng cu đi bán dạo
Cho những người lại qua

Tên Pháp vời bé lại
Ê Toi ! Moi mua... đơ (1)
Bánh cu đơ từ đó
Có tên gọi đến giờ

Kẻ mua, bán đều chết
Quân cướp nước không còn
Một cái tên dân dã
Cùng thời gian trường tồn .

    Hương Sơn-Hà Tĩnh
           26/11/2010

(1)  Thằng Pháp gọi bé đến để mua cái bánh kẹp 2 bánh đa 2 bên.
Kẹo Cu Đơ có nguồn gốc từ xóm Thịnh Bình, xã Sơn Thịnh (Thịnh Xá cũ), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh do gia đình ông Chắt Vy (ông Cu Hai) nấu. Ông bà Chắt Vy nay đã mất, ông bà có một người con gái và hai người con trai. Ông bà Chắt Vy truyền nghề nấu kẹo cho người con gái đầu tên là Cầm. Bà Cầm sau đó vào ở cùng con trai tên là Sơn trong Đà Nẵng.

Mật mía được bỏ vào chảo ( chuyên dùng), sau khi đun sôi chảy, cần thêm một số phụ gia như gừng, bột mạch nha để bánh được mềm hơn sau khi tráng và một nguyên liệu rất quan trong đó là lạc nhân ( đậu phộng hạt). Lạc được bỏ vào chảo mật đang sôi, với nhiệt độ nhất định, lạc sẽ giòn tan và rất thơm trong miếng bánh cu đơ. Sau khi mọi thứ đã vừa độ, người làm bành sẽ dùng những miếng bánh tráng cắt sẵn theo hình tròn, đổ hỗn hợp kẹo lên và ốp hai mẩu bánh tráng lại với nhau. Sau khi đã hoàn thành công đoạn chế biến cu đơ, người ta thường xếp chồng lên nhau khoảng 5 đến 10 cặp bánh gói vào giấy báo và đựng vào túi nilon để bánh được giòn lâu và không bị ẩm.

Kẹo Cu Đơ được nấu từ lạc và mật mía, lúc đầu mật được bỏ vào chảo đun sôi chảy ra thành khuôn và thêm một số phụ gia như gừng, bột mạch nha và lạc vừng(đậu phộng). Sau đó tất cả được đổ ra bánh đa nướng (bánh tráng) và ốp hai mẩu bánh tráng lại với nhau thay cho miếng giấy lót dưới kẹo lạc mà mỗi lần ăn phải bóc bằng tay, vừa sạch sẽ, lại đỡ mất công bóc giấy mà ăn vẫn giòn, ngon, hợp khẩu vị. Một loại nấu non (mềm hơn), múc vào bát con (đọi) và dùng thìa để xúc ăn gọi là "kẹo đọi", chủ yếu bán tại nhà. Loại kẹo này thường được thưởng thức cùng với nước chè xanh.

Giai thoại về cái tên "kẹo Cu Đơ" được truyền miệng đến nay. Hồi trước có trường Thiếu sinh quân ở xã Sơn Hòa, cách nhà ông Chắt Vy (ông Cu Hai) khoảng 2 km, học sinh thường rủ nhau ra nhà ông Cu Hai ăn kẹo lạc. "Hai" trong tiếng Pháp (deux) đọc là "Đơ", nên sau đó quen gọi chệch đi từ "kẹo ông Cu Hai" thành "Kẹo Cu Đơ".

Đến nay, rất nhiều nơi ở trong vùng Nghệ Tĩnh sản xuất loại kẹo này, nhưng kẹo của cơ sở sản xuất của người cháu ông Cu Đơ tại xóm Thịnh Lộc, xã Sơn Thịnh được coi là ngon và mang tính đặc trưng hơn cả.
St
Ước gì em được bác Thái Thanh Tâm viết một bài thơ về lai lịch của cái gọi là THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Hà Anh kho sách rộng
Mình vài chữ qua loa
Mình mà ở cạnh cậu
Suốt ngày sẽ  mở... ra.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Phạm Bá Chiểu đã viết:
@ Thái Thanh Tâm
@ Hà Anh
Chiểu có kỷ niệm vui về kẹo cu đơ xin kể (nhưng nếu thô quá thì nói để Chiểu delete nhé)
Hôm ở ga Vinh, có cô bán kẹo cu đơ vui tính lắm mời Chiểu và Thịnh- anh bạn chủ café Phố Đỏ ở Vinh:
- Hai anh mua kẹo đi để ngấm bài thơ đẹp về kẹo cu đơ trên cả mức tuyệt vời.
- Thơ gì? Chiểu hỏi với sự háo hức của người yêu thơ đến mức đi đến tận cùng với thơ. Cô bán kẹo nói- Anh ni người Vinh sẽ đọc cho anh biết
Nhưng khổ, Thịnh nói là người Vinh nhưng sống nhiều năm quá ở Hà Nội nên lớ ngớ.
Về đến café Phố Đỏ vừa uống café vừa ăn kẹo mà Thinh nghĩ mãi chưa ra.
Cô nhân viên của Thịnh nói- Hai anh bị lừa rồi, câu thơ ấy kinh lắm, không đọc được đâu
Thịnh với tư cách ông chủ khuyến khích cứ đọc đi em ơi, đọc đi anh ghi thêm điểm tăng lương cho em.
Rào trước đón sau mãi cô ta mới chịu đọc một áng thơ về kẹo cu đơ hay nhất mọi thời đại:

Chưa ăn chưa biết cu đơ
Ăn rồi mới biết nó đờ cu ra!

Một bữa cười vui vẻ, không chỉ cho bàn Chiểu với Thịnh mà với nhiều bàn xung quanh.
Tiếng Tây đã chế biến
Trộn lẫn với tiếng Ta
Trộn đi rồi trộn lại
Mãi cũng phải đờ... ra.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

haanh8354 đã viết:
Thái Thanh Tâm đã viết:
Lai lịch kẹo Cu Đơ

Giữa là mật trộn lạc
Hai bên kẹp bánh đa
Thằng cu đi bán dạo
Cho những người lại qua

Tên Pháp vời bé lại
Ê Toi ! Moi mua... đơ (1)
Bánh cu đơ từ đó
Có tên gọi đến giờ

Kẻ mua, bán đều chết
Quân cướp nước không còn
Một cái tên dân dã
Cùng thời gian trường tồn .

    Hương Sơn-Hà Tĩnh
           26/11/2010

(1)  Thằng Pháp gọi bé đến để mua cái bánh kẹp 2 bánh đa 2 bên.
Kẹo Cu Đơ có nguồn gốc từ xóm Thịnh Bình, xã Sơn Thịnh (Thịnh Xá cũ), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh do gia đình ông Chắt Vy (ông Cu Hai) nấu. Ông bà Chắt Vy nay đã mất, ông bà có một người con gái và hai người con trai. Ông bà Chắt Vy truyền nghề nấu kẹo cho người con gái đầu tên là Cầm. Bà Cầm sau đó vào ở cùng con trai tên là Sơn trong Đà Nẵng.

Mật mía được bỏ vào chảo ( chuyên dùng), sau khi đun sôi chảy, cần thêm một số phụ gia như gừng, bột mạch nha để bánh được mềm hơn sau khi tráng và một nguyên liệu rất quan trong đó là lạc nhân ( đậu phộng hạt). Lạc được bỏ vào chảo mật đang sôi, với nhiệt độ nhất định, lạc sẽ giòn tan và rất thơm trong miếng bánh cu đơ. Sau khi mọi thứ đã vừa độ, người làm bành sẽ dùng những miếng bánh tráng cắt sẵn theo hình tròn, đổ hỗn hợp kẹo lên và ốp hai mẩu bánh tráng lại với nhau. Sau khi đã hoàn thành công đoạn chế biến cu đơ, người ta thường xếp chồng lên nhau khoảng 5 đến 10 cặp bánh gói vào giấy báo và đựng vào túi nilon để bánh được giòn lâu và không bị ẩm.

Kẹo Cu Đơ được nấu từ lạc và mật mía, lúc đầu mật được bỏ vào chảo đun sôi chảy ra thành khuôn và thêm một số phụ gia như gừng, bột mạch nha và lạc vừng(đậu phộng). Sau đó tất cả được đổ ra bánh đa nướng (bánh tráng) và ốp hai mẩu bánh tráng lại với nhau thay cho miếng giấy lót dưới kẹo lạc mà mỗi lần ăn phải bóc bằng tay, vừa sạch sẽ, lại đỡ mất công bóc giấy mà ăn vẫn giòn, ngon, hợp khẩu vị. Một loại nấu non (mềm hơn), múc vào bát con (đọi) và dùng thìa để xúc ăn gọi là "kẹo đọi", chủ yếu bán tại nhà. Loại kẹo này thường được thưởng thức cùng với nước chè xanh.

Giai thoại về cái tên "kẹo Cu Đơ" được truyền miệng đến nay. Hồi trước có trường Thiếu sinh quân ở xã Sơn Hòa, cách nhà ông Chắt Vy (ông Cu Hai) khoảng 2 km, học sinh thường rủ nhau ra nhà ông Cu Hai ăn kẹo lạc. "Hai" trong tiếng Pháp (deux) đọc là "Đơ", nên sau đó quen gọi chệch đi từ "kẹo ông Cu Hai" thành "Kẹo Cu Đơ".

Đến nay, rất nhiều nơi ở trong vùng Nghệ Tĩnh sản xuất loại kẹo này, nhưng kẹo của cơ sở sản xuất của người cháu ông Cu Đơ tại xóm Thịnh Lộc, xã Sơn Thịnh được coi là ngon và mang tính đặc trưng hơn cả.
St
Ước gì em được bác Thái Thanh Tâm viết một bài thơ về lai lịch của cái gọi là THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Đăng bài về chứng khoán theo yêu cầu của Hà Anh:


               Chứng khoán (1)


 Thiên hạ đua nhau chơi chứng khoán
 Thong manh như tớ há ngồi yên
 Mua sách tìm thầy học cơ bản
 Phen ni tớ chắc kiếm bộn tiền

 Hăng hái chen chân đi đấu giá
 Tìm sàn chúng khoán để bán mua
 Viết lệnh đưa vào giục hối hả
               Nào “mua là thắng bán là thua”…

 Đấu giá bốn lần đều thắng cả
 Kiếm mấy ngày, bằng chục năm lương
 Chứng khoán thế này, ôi ngon quá  !
 Cứ mua là thắng, dễ lạ thường

 Ngõ dưới phố trên sôi sùng sục
 Chứng khoán râm ran khắp mọi nhà
 Bán nọ vay kia thi nhau “múc”
 Cứ như là tẩu hỏa nhập ma

 Càng múc càng đẩy cao vn in dex
 Mấy bữa lên một một bẩy mươi (2)
 Ai không mua thành “gà” ngờ nghệch
 Chốn chốn nơi nơi rộn tiếng cười

 Thế rồi kẻ lãi thi nhau bán
 Chỉ số vni xuống dốc không phanh
               Bảng trắng bên mua, nhìn quá ngán
               Chồng kia chê vợ chẳng chạy nhanh

 Lãi chút xíu nay đâm lõm nặng
 Xóa sạch công lao bấy năm trời
 Trước vui vẻ nay thành câm lặng
 Chứng khoán hành khó nói nên lời

 Cay cú lại đổ tiền vào gỡ
 Nhưng: mua chứng xuống, bán chứng lên
 Chẳng khác nào như ma ăn cỗ
 Mười rủi một hên vẫn bảo hên

 Sòng Chứng triệu người luôn say tỉnh
 Được công khai móc túi lẫn nhau
 Niu Tơn mang phép màu ra tính
               Thấy một lũ rồ, bọ lủi mau

               Chợ Chứng ngày nay siêu hiện đại (3)
 Ngồi nhà nhấp chuột bán mua ngay
 Tham dự để thể thao cái não
 Cho ngày nhanh hết, tháng nhanh bay...

      Hà Nội-2008

(1) Chứng khoán thế giới có từ thế kỷ 15 tại Anh quốc. Chứng khoán Việt Nam bắt đầu lên sàn ngày 20/7/2000
(2) Ngày 12/3/2007 – Chỉ số Vni in dex lên cao  nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam (tính đến lúc tác giả sáng tác bài này): 1170 điểm.
(3) Niu tơn-nhà bác học Anh đã tham gia chơi chứng khoán. Ông đã dùng công thức toán học để đánh chứng khoán. Nhưng đều bị thất bại.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Thị trường trứng khoán
Bắt đầu có
khi nuôi gà công nghiệp.
Trại giao trứng gà
cho công nhân đi bán

Công nhân mải chơi
Buộc người ta phải khoán
Giao định mức hàng ngày
Bán trứng khoán ra đời từ ngày ấy

Do có nhiều người
viết sai chính tả!
Nên ngày nay
có thị trường chứng khoán!

( Em bịa chuyện cho vui thôi bác ạ! Em cảm ơn bác đã viết bài thơ về thị trường chứng khoán!
Về nguồn gốc của từ cụm từ thị trường chứng khoán, thú thực với bác là em không biết đâu, hi hi...)
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

THẤY Ở HAI BÊN CỬA KHẨU
THÁI – LÀO

Cách nhau vài chục mét
Một bên lặng lẽ im lìm
Một bên ồn aò sôi động
Hàng hóa đủ loại chất chồng
Bên này bên kia cửa khẩu
Đâu nghèo giầu và bởi tại đâu ?

   Cửa khẩu Viêng Chăn-Noong Khai
        28/11/2010
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [49] [50] [51] [52] [53] [54] [55] ... ›Trang sau »Trang cuối