Hôm qua bố đi họp về Để nguyên quần áo nằm lê lên giường Mẹ nhìn thấy thế thương thương Buông màn ủ ấm bố nằm ngủ ngon Chợt mẹ nhìn thấy dấu son In hình trên áo vẫn tròn hình môi
Thở dài mẹ những ngậm ngùi Công dung ngôn hạnh thì thôi ích gì Ngày xưa khốn khó trăm bề Gian lao vất vả không hề thở than
Bây giờ bố được làm quan Tiền nhiều sinh chuyện trái ngang bên ngoài Xấu chàng thì sẽ hổ ai Nên mẹ im lặng chẳng nài hé răng
Mẹ đem tấm áo tẩy xăng Ngày mai lại trắng bố mang trên mình Bố cười giữa chốn cung đình Lại cao giọng giảng về tình thuỷ chung
Bố ơi bố có biết không Mỗi lần giặt aó quặn lòng mẹ đau
Hôm qua bố đi họp về Để nguyên quần áo nằm lê lên giường Mẹ nhìn thấy thế thương thương Buông màn ủ ấm bố nằm ngủ ngon Chợt mẹ nhìn thấy dấu son In hình trên áo vẫn tròn hình môi
Thở dài mẹ những ngậm ngùi Công dung ngôn hạnh thì thôi ích gì Ngày xưa khốn khó trăm bề Gian lao vất vả không hề thở than
Bây giờ bố được làm quan Tiền nhiều sinh chuyện trái ngang bên ngoài Xấu chàng thì sẽ hổ ai Nên mẹ im lặng chẳng nài hé răng
Mẹ đem tấm áo tẩy xăng Ngày mai lại trắng bố mang trên mình Bố cười giữa chốn cung đình Lại cao giọng giảng về tình thuỷ chung
Bố ơi bố có biết không Mỗi lần giặt aó quặn lòng mẹ đau ...
Bài thơ khép bởi hai câu Mà sắc như kiếm chém đầu Sở khanh ...
Trương Sỏi thi phú nức danh Gắng lên anh nhé để thành "Tú Xương" ...
Cảm tạ Thầy Huỳnh đã ghé thăm Ban lời vàng ngọc sáng trăng rằm Soi tỏ tâm tư người muốn gửi Hiểu tường ý nguyện của muôn năm
Lịch sử độc tôn một Tú Xương Về sau bao thế hệ văn chương Tú Mỡ rồi thì là Tú Sụn Thảy cùng học tập để noi gương ............................
- Chào anh Nam Cao - Kính Cụ Ngô Tất Tố, thưa! hôm nay Cụ thong thả thế ạ. - Thì cũng phải bớt chút thời gian thăm nhau chứ, cứ bận bịu mãi mất hết bạn bè à - Vâng Cụ dạy chí phải, ngạn ngữ có câu: ba năm không gặp là mất bạn. Vãn bối thật có lỗi quá, lẽ ra phải đến thỉnh an Cụ mới phải. - Anh câu nệ làm gì, tuổi trẻ phải dành nhiều thời gian làm việc chứ. - Thưa Cụ, vãn bối xin được chỉ giáo - Tôi sang bày tỏ với anh nỗi niềm trăn trở bấy nay, cuộc sống của dân chúng bây giờ vẫn còn nhiều cảnh chị Dậu quá mà cánh nhà văn hậu thé không ai nhòm ngó ghi chép lại là sao? - Thưa Cụ đó cũng là nỗi trăn trở của vãn bối, cuộc sống hiện đại nhờ có công nghệ thẩm mỹ và thời trang không còn phụ nữ nào chịu cảnh khổ như Thị Nở vì kém dung nhan nhưng Chí Phèo thì lại nảy sinh hằng hà vô số. Chí Phèo thời nay không phải rạch mặt ăn vạ Bá Kiến nhưng lai dùng trí tuệ và quyền chức bòn rút ngân khố quốc gia khiến dân chúng lầm than lâm vào cảnh chị Dậu Cụ ạ. - Thế anh không nhắc lũ nhà văn hậu duệ làm bổn phận của mình à? - Thưa Cụ thời mình khác thời nay khác, cái tâm của nhà văn thì vẫn đau đáu nỗi đau nhân thế nhưng mà muốn nói cũng không nói được Cụ ạ. - Thế là sao? - Luật bất thành văn Cụ ạ, như ông Hữu Loan ấy chỉ vì viết bài thơ Màu tím hoa sim mà khốn khổ cả đời phải đi đạp đá nuôi thân, rồi ông Quang Dũng viết về đoàn quân Tây tiến bi hùng mà cuối đời cũng lăn lộn trong khốn khó, đến như ông Văn Cao đa tài mà cũng không tránh khỏi thị phi về tư tưởng đấy Cụ ạ. - Thế lũ văn nhân làm cái gì hở. - Thưa Cụ, những ai thức thời thì thì cứ nhảy vào lĩnh vực giá- lương - tiền tìm kiếm danh vọng còn những ai tâm huyết thì chôn chặt nỗi đau đời vì nói ở đâu? ai cho nói? nói để xả nỗi giải tỏa không theo đường lối thì mang vạ vào thân ngay. Như con ông nhà thơ họ Cù đang ngồi bóc lịch mà xám hối đấy Cụ ạ. - Hóa ra thế, thật là phúc cho cả ta và anh sinh ra ở cái thời được quyền nói. Nếu như chúng ta sinh ra ở thời nay thì chả ai biết Chị Dậu , Chí Phèo ra sao. - Đó cũng là niềm an ủi cho kiếp nhà văn chúng ta Cụ ạ. chả mấy khi Cụ lại chơi hôm nay có đám giỗ ở làng Vũ Đại xin mời Cụ nán lại nhâm nhi với vãn bối ly rượu nhạt. - Cám ơn anh tôi phải về vì có hẹn với Cụ Tam Nguyên rồi, Cụ ấy mới câu được mấy con cá rô ao nhà mời tôi đến nhắm rượu ngâm thơ. - Vâng kính Cụ lại nhà - Chào anh, à mà anh nhắc lũ văn nhân cứ ghi lại để có dịp thì công bố nhé. - Xin lĩnh ý Cụ./. ......................